Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Tue, 23 Jul 2019 06:36:59 +0000 vi hourly 1 Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ như thế nào là đúng? https://omron-yte.com.vn/11611-dung-thuoc-ha-sot-cho-tre-nhu-the-nao-la-dung/ Thu, 29 Dec 2011 09:16:34 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=11611 Bạn biết gì về thuốc hạ sốt? Liều lượng, mùi vị, tác dụng phụ hay những biến chứng khó lường khi thiếu kiến thức về thuốc hạ sốt cho trẻ?. Giadinh.net.vn sẽ giúp bạn bớt gánh nặng mỗi khi nhiệt độ cơ thể trẻ tăng đột ngột.

Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ như thế nào là đúng? 1

Phần lớn, sốt là phản ứng của cơ thể để chống lại bệnh nhiễm trùng. Nhiều mẹ thường sử dụng các phương pháp để giúp trẻ hạ sốt như cởi bớt áo quần, lau mát bằng nước ấm và cho trẻ uống nhiều nước. Tuy vậy, trên thực tế, nhiều mẹ vẫn sử dụng những phương pháp cũng như quan niệm không đúng về hạ sốt sẽ vô tình làm tổn hại sức khỏe trẻ.

1001 quan niệm sai về hạ sốt

Chườm lạnh là một trong những cách được nhiều người lựa chọn với quan niệm giúp cơ thể đang sốt cao nhanh chóng hạ nhiệt do tiếp xúc với nước hay khăn lạnh. Tuy nhiên, khi áp dụng chườm lạnh, các mạch máu ngoài da sẽ bị co lại và làm hạn chế hoạt động thải nhiệt qua da. Phương pháp này hiện đang được khuyến cáo không sử dụng vì phản khoa học.

Ngoài ra, nhiều mẹ cố gắng sử dụng cách hạ sốt dân gian, tránh uống thuốc hạ sốt vì lo ngại tác dụng phụ. Đây cũng là một trong những quan niệm sai về thuốc hạ sốt. Theo thạc sĩ Phạm Minh Triết, bệnh viện Nhi Đồng 1: “Các trường hợp trẻ sốt từ 38,5 độ C (đo ở nách) được khuyến cáo nên cho bé uống thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp nhiệt độ chưa đến 38,5 độ C, bác sĩ vẫn khuyên dùng thuốc hạ sốt khi trẻ có triệu chứng bứt rứt, không chơi như lúc khỏe mạnh, trẻ tiền căn bị sốt cao do co giật”.

Cách chia liều thuốc rất quan trọng với bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào không chỉ ở trẻ. Theo các chuyên gia y tế thống kê có khoảng 27% trẻ sơ sinh uống thuốc hạ sốt quá liều. Việc sử dụng thuốc hạ sốt quá liều ở trẻ sẽ làm tổn thương gan và thận nghiêm trọng. Các tổn hại này âm thầm nên các mẹ khó đề phòng. Vì vậy, để tránh những điều đáng tiếc trên, các mẹ nên cho con uống thuốc hạ sốt với liều lượng chính xác theo cân nặng. Hoặc có thể chia liều theo tuổi (nếu bé không bị béo phì hoặc bị suy dinh dưỡng). Mọi thông tin đều có ghi trên vỏ các sản phẩm giúp trẻ hạ sốt nhanh chóng nếu trường hợp chưa đưa bé đến bệnh viện kịp.

Không chỉ dừng ở đó, nhiều người còn có quan niệm thuốc hạ sốt có thể gây hại thần kinh trẻ. Thạc sĩ Phạm Minh Triết chia sẻ: “Các trường hợp uống quá liều quy định sẽ bị tổn thương đến gan và các thương tổn liên quan đến thần kinh thường chỉ là hậu quả của các tổn thương này gây ra”. Ngoài việc dùng thuốc đúng liều lượng, các bậc phụ huynh cũng cần chú ý đến khoảng cách thời gian giữa các lần uống là 4 tiếng và dùng thuốc không quá 5 lần 1 ngày.

Bí quyết chọn thuốc hạ sốt hiệu quả

Theo số liệu khảo sát của báo Gia Đình và Xã hội, Bộ y tế, có khoảng 65% mẹ không hài lòng với thuốc hạ sốt đang sử dụng vì hiệu quả chưa như mong muốn. Và một trong những lý do để các bậc phụ huynh quan tâm là: vị thuốc, hiệu quả, có dụng cụ để đo lượng thuốc chính xác kèm theo. Trong đó có 64% các mẹ ưu tiên chọn vị thuốc hạ sốt dễ uống cho bé và 51% cho rằng hiệu quả của thuốc là lựa chọn hàng đầu. Nhưng chọn thuốc hạ sốt thế nào quả là điều không dễ khi thị trường hiện nay có muôn vàn thuốc hạ sốt được bày bán.

Theo Giadinh.net

]]>
Sốt có phải một biểu hiện nguy hiểm? https://omron-yte.com.vn/9730-sot-co-phai-mot-bieu-hien-nguy-hiem/ Thu, 11 Aug 2011 09:23:44 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=9730 Trước hết, sốt là phản ứng của cơ thể với một loại bệnh nào đó đang xuất hiện trong cơ thể nhưng hiếm khi sốt là dấu hiệu của một căn bệnh nguy hiểm hay để lại những biến chứng nặng nề.

Sốt có phải một biểu hiện nguy hiểm? 1
Các ông bố bà mẹ trẻ thường hay hoảng hốt và o sợ khi thấy con bị sốt cao. Vậy sốt có thực sự nguy hiểm và cần phải làm gì?

Thân nhiệt bao nhiêu là là sốt?

Theo các bác sỹ, chỉ khi nhiệt độ cơ thể trẻ vượt quá 38°C mới được gọi là sốt. Và chỉ khi trẻ sốt tới 38,5°C mới cần dùng đến các loại thuốc hạ sốt.

Có cần đưa trẻ đi khám ngay khi bị sốt?

Không. Có rất nhiều trường hợp trẻ tự hết sốt mà không cần phải điều trị bằng thuốc hạ sốt hay kháng sinh. Cũng có rất nhiều trường hợp trẻ sốt dai dẳng nhiều ngày. Với trường hợp này, các vị phụ huynh nên đưa con đến khám ở các cơ sở y tế để được làm các xét nghiệm máu. Các xét nghiệm máu cho phép các bác sỹ xác định chính xác trẻ có bị sốt xuất huyết hay chỉ là sốt do viêm họng, viêm mũi, viêm phế quản,…

Cần làm gì ở nhà ngay khi trẻ bị sốt?

Khi trẻ bị sốt, các bậc cha mẹ hoặc ông bà cần làm ngay những chỉ dẫn như sau trước khi quyết định có cần cho trẻ đến cơ sở khám bệnh hay không:

  • Đắp khăn có nước ấm lên trán, lên bẹn,… của trẻ
  • Không nên mặc quá kín cho trẻ. Cần mặc thoáng mát để trẻ bớt nóng
  • Giữ nhiệt độ trong phòng thoáng mát, không quá nóng hay quá lạnh
  • Có thể dùng thuốc hạ sốt cho trẻ tuy nhiên cần tuyệt đối tôn trọng liệu lượng.

Dung nhi
Theo Dân Trí

]]>
Nên làm gì khi trẻ bị sốt? https://omron-yte.com.vn/7090-nen-lam-gi-khi-tre-bi-sot/ Wed, 23 Mar 2011 03:51:26 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=7090 Sốt không phải là một bệnh nhưng nó biểu hiện của nhiều nguyên nhân khác nhau. Có nhiều nguyên nhân gây sốt ở trẻ, trong đó sốt do nhiễm trùng hoặc do một số bệnh tật khác cần đặc biệt lưu ý.

Nên làm gì khi trẻ bị sốt? 1

Sốt xảy ra khi cơ quan điều hòa nhiệt (hypothalamus) của cơ thể bị rối loạn làm tăng thân nhiệt lên cao hơn mức bình thường (37oC).

Một số nguyên nhân gây sốt ở trẻ

Một số nguyên nhân gây sốt ở trẻ không phải do bệnh lý như: trẻ chơi ngoài trời nắng, mặc quần áo quá chật hoặc mặc nhiều áo quần quá hoặc ở trong phòng kín quá, thiếu ánh sáng, thiếu thông gió. Trẻ sốt, thậm chí sốt cao thường là do hiện tượng nhiễm trùng (do vi khuẩn, virút hoặc do một số ký sinh trùng).

Trẻ thường hay bị nhiễm trùng đường hô hấp trên gây sốt, chảy mũi nước, ho, điển hình là bị viêm VA hoặc viêm thanh quản cấp gây sốt, khàn tiếng hay mất tiếng; hoặc khi bị viêm tai cũng làm cho trẻ sốt kèm theo đau trong tai làm cho trẻ rất khó chịu nên quấy khóc hoặc lấy tay gãi vào tai. Một số trẻ lớn hơn có thể bị viêm đường hô hấp lâu ngày điều trị không dứt điểm, gây viêm xoang cũng gây nên triệu chứng sốt. Viêm đường hô hấp trên nhiều khi cũng có thể sốt cao. Đối với đường hô hấp dưới, trẻ có thể mắc các bệnh như viêm phế quản, viêm phế quản phổi, viêm phổi. Các bệnh thuộc đường hô hấp dưới khi trẻ bị bệnh thường có sốt cao, thậm chí sốt rất cao và có thể gây co giật.
Bệnh tay, chân, miệng cũng là một bệnh gây cho trẻ sốt. Bệnh tay, chân, miệng có thể nhầm với một số bệnh như thủy đậu, bởi vì thủy đậu cũng làm cho trẻ sốt và có xuất hiện các nốt phỏng nhưng ở bệnh tay, chân, miệng ngoài các vị trí như miệng, mông thì thường có ở lòng bàn tay, lòng bàn chân. Trẻ cũng có thể mắc các bệnh sốt phát ban gây sốt (sởi, rubeol, sốt xuất huyết…), thậm chí sốt rất cao và có nguy cơ gây co giật.

Một số bệnh về đường tiết niệu như: viêm bàng quang cấp, viêm cầu thận cấp cũng làm cho trẻ bị sốt. Ở một số vùng có bệnh sốt rét lưu hành thì khi trẻ sốt cũng cần được quan tâm vì trẻ khi mắc bệnh sốt rét cũng gây sốt.

Bệnh về nhiễm trùng ở tim, gan, mật cũng có thể gây sốt, ví dụ như bệnh viêm nội tâm mạc bán cấp loét sùi (thường sốt nhẹ và dai dẳng).

Trẻ cũng có thể mắc một số bệnh nguy hiểm như viêm não hoặc nhiễm khuẩn huyết thì trẻ thường sốt cao, tình trạng rất nặng kèm theo nhiều triệu chứng đặc trưng khác.

Khi trẻ sốt nên làm gì?

Khi nghi ngờ trẻ bị sốt hoặc trẻ kêu bị sốt (trẻ lớn) thì cần lấy cặp nhiệt độ để cặp cho trẻ (lưu ý trước khi cặp nhiệt độ cho trẻ phải dùng tay vẩy cho cột thủy ngân trong cặp nhiệt độ về dưới 36oC). Nếu thấy trẻ sốt thì ngay tại gia đình cần chườm và lau nước ấm cho trẻ, tức là dùng khăn nhúng vào chậu nước ấm có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ trẻ đang sốt 2 độ. Nên chườm ở trán, lau nước ấm ở nách, bẹn cho trẻ. Không nên dùng nước lạnh hoặc nước đá để lau hoặc chườm cho trẻ.

Khi trẻ sốt không nên mặc quần áo chật quá, không mặc quần áo ấm. Cần cho trẻ nằm ở vị trí thoáng, mát, không nên cho trẻ nằm trong phòng máy lạnh có nhiệt độ phòng lạnh quá so với thân nhiệt của trẻ lúc đang sốt. Cũng không nên cho quạt xoáy vào người trẻ. Nên cho trẻ uống nhiều nước vì trẻ sốt sẽ gây mất nước, nhất là trẻ bị sốt cao. Nước cho trẻ uống tốt nhất là loại dung dịch 0RS. Đối với trẻ nên dùng loại có trọng lượng 5,63g/gói, dùng một gói pha vào một cốc đựng 200ml nước sôi để nguội cho trẻ uống dần, nhất là lúc trẻ khát đòi uống nước. Nếu không có 0RS, có thể dùng nước gạo rang pha vào nước đun sôi để nguội cho trẻ uống. Nếu trẻ còn bú mẹ hoặc uống sữa bò thì khi trẻ đói đòi bú hoặc đòi ăn thì vẫn cho trẻ bú và uống sữa bình thường, thậm chí còn tăng số lần cho trẻ bú hoặc uống sữa. Các loại cháo hầm với thịt vằm nhỏ cũng rất cần cho trẻ ăn khi bị sốt. Các loại súp như súp khoai tây, cà rốt cũng nên cho trẻ ăn khi trẻ sốt và đòi ăn. Nên cho trẻ uống thêm nước hoa quả tươi như: nước cam, chanh, xoài.

Nếu trẻ sốt cao trên 38oC, có thể cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt paracetamol với liều lượng trung bình là 10mg/kg cân nặng của trẻ, cứ sau 6 giờ nếu trẻ vẫn còn sốt có thể cho uống lại một liều như ban đầu. Khi trẻ sốt, đặc biệt là trẻ sốt cao thì cần cho trẻ đi khám ở cơ sở y tế gần nhất để đề phòng trẻ co giật, trẻ mắc bệnh nhiễm trùng nặng hoặc bệnh nguy hiểm khác.

Không nên tự mua thuốc kháng sinh cho trẻ uống khi chưa có đơn thuốc của bác sĩ khám bệnh cho trẻ, bởi vì kháng sinh dùng cho trẻ phải đúng chỉ định. Nếu tự mua kháng sinh để cho trẻ dùng có khi bệnh của trẻ không những không khỏi mà còn nặng thêm, thậm chí gây nguy hiểm cho trẻ.

TS. BÙI MAI HƯƠNG

]]>
Làm gì khi trẻ bị sốt? https://omron-yte.com.vn/5856-lam-gi-khi-tre-bi-sot/ Thu, 20 Jan 2011 06:27:05 +0000 https://omron-yte.com.vn/5856-lam-gi-khi-tre-bi-sot/ Trẻ mệt mỏi, sốt cao trên 37 độ, chán ăn, quấy khóc là các dấu hiệu khi trẻ bị sốt. Trẻ bị sốt có thể do mọc răng, nhiễm virus cúm, cảm nắng,  tiêm phòng..Mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân để chăm sóc trẻ đề phòng trẻ bị sốt cao co giật.

Làm gì khi trẻ bị sốt? 1

Dấu hiệu trẻ bị sốt và cách xử trí?

  • Người bé trở nên nóng hơn rất nhiều.
  • Trẻ quấy khóc, hay dễ nổi cáu, không chịu chơi
  • Mệt mỏi
  • Thở gấp
  • Giấc ngủ lơ mơ.

Khi bé có những biểu hiện như trên, các bậc cha mẹ cần nhanh chóng đo nhiệt độ cho trẻ. Khi cặp nhiệt độ thì nhiệt độ thân nhiệt cao trên 38,5o C mẹ cần hạ sốt cho trẻ. Có thể dùng nước ấm để lau cho trẻ nhưng cũng có thể làm trẻ run hoặc giật mình hoảng hốt. Vì vậy cũng không nên lau nước ấm toàn thân cho trẻ khi trẻ bị sốt mà chỉ cần lau ở một vài nơi như trán, nách… Việc dùng thuốc hạ sốt cho trẻ vẫn có nhiều quan điểm trái ngược nhưng nhiều chuyên gia cho rằng nên bắt đầu dùng thuốc hạ sốt cho trẻ khi nhiệt độ đo được ở nách trên 38,5oC. Thuốc hạ sốt thường được sử dụng là paracetamol với liều dùng theo chỉ dẫn và không quá 6 lần/24 giờ

Khi trẻ bị sốt thường mất nhiều nước (qua đường mồ hôi, hô hấp…) vì vậy điều quan trọng là phải động viên khuyến khích cho trẻ uống đủ nước, không cho trẻ ăn kiêng khi ốm. Một điều còn quan trọng hơn cả việc cố gắng tìm mọi cách hạ sốt cho trẻ thậm chí hơn cả thuốc hạ sốt là việc phải theo dõi chặt chẽ tình trạng sốt, cho trẻ nghỉ ngơi và cặp nhiệt độ thường xuyên.

Khi bé sốt vừa – dưới 39oC:

  • Hãy cởi bớt quần áo, cho bé mặc đồ mỏng và rộng để dễ thoát nhiệt.
  • Cho bé nằm ở nơi thoáng mát, giảm nhiệt trong phòng.
  • Cho bé uống nhiều nước.
  • Cho bé dùng thuốc hạ sốt có chứa hoạt chất Paracetamol. Hiện nay, có nhiều thuốc hạ sốt được đặc chế dạng siro để bé dễ uống và hấp thu. Các loại này cũng có xilanh bơm thuốc chuyên dụng tính theo cân nặng của trẻ. Với các chai dạng hỗn dịch thế này, cha mẹ cần bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng trực tiếp, và để ngoài tầm với của bé.
  • Lau mát cho trẻ bằng nước ấm.

Khi trẻ bị sốt cao hay sốt rất cao – trên 39oC:

  • Sử dụng các biện pháp hạ nhiệt như trên để hạ sốt tạm thời và nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế.
  • Khi bị sốt, nước và muối bị mất thông qua việc toát mồ hôi của bé. Năng lượng và các Vitamin tan trong nước cũng bị hao hụt.
  • Bạn hãy bù lại cho bé bằng cách cho uống nhiều nước, các loại nước ép trái cây giàu chất dinh dưỡng, hay uống các loại thuốc bổ đa sinh tố, trong đó cần nhất là Vitamin C và Vitamin nhóm B.
  • Trong thời gian sốt, bé thường bỏ ăn. Bạn nên cố gắng cho trẻ bú và ăn nhiều lần trong ngày để tránh mất nước và sụt cân.

Cần đưa trẻ đi khám tại bệnh viện, nếu:

Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ phải hiểu, để theo dõi và nhận biết được khi nào đưa trẻ đi khám… Trẻ cần được đưa ngay đến cơ sở y tế khi có ít nhất một trong số các dấu hiệu dưới đây:

Không uống được hoặc bỏ bú;

  • Trẻ bị nôn tất cả mọi thứ;
  • Có dấu hiệu co giật;
  • Trẻ buồn ngủ một cách khác thường hoặc li bì;
  • Trẻ bị khó thở;
  • Nổi ban bất thường trên người;
  • Đau đầu nhiều;
  • Trẻ có bị sốt sau khi đến vùng có sốt rét, sốt xuất huyết…

Điều này có ý nghĩa trong việc sớm có chẩn đoán tìm căn nguyên gây sốt đồng thời có các can thiệp điều trị kịp thời.

ThS. Nguyễn Thanh Lâm

]]>
10 Dấu hiệu trẻ bị sốt nguy hiểm https://omron-yte.com.vn/5851-sot-o-tre-em-khi-nao-la-nguy-hiem/ Tue, 18 Jan 2011 20:58:48 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=5851 Trẻ bị sốt là triệu chứng thường gặp ở trẻ. Tuy nhiên một số dấu hiệu sốt cao nguy hiểm mẹ cần phát hiện để đưa trẻ đến bác sỹ kịp thời bởi nếu chủ quan có thể gây ra những biến chứng đáng tiếc.

10 Dấu hiệu trẻ bị sốt nguy hiểm 1

Dưới đây là các dấu hiệu bệnh trẻ em mà các bà mẹ chớ nên coi nhẹ:

1. Bé dưới 2 tuổi sốt cao

Trẻ dưới 2 tuổi sốt cao có thể là do bị cảm sốt (chỉ có dấu hiệu sót và cơ thể mệt mỏi) hay viêm màng não, viêm não do mô cầu (kèm theo xuất hiện các ban giống như vết bầm tím hoặc đốm nhỏ hình sao). Mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt vì bệnh viêm màng não và viêm não do mô cầu rất nguy hiểm đến tính mạng, diễn biến nhanh và nặng.

Còn khi trẻ đã trên 2 tuổi, sốt là bệnh lý phổ biến nên bạn không cần quá lo lắng nếu thấy bé không mất nước và không có biểu hiện bất thường.

2. Sốt liên tục trong thời gian dài

Trẻ sốt trên 5 này bạn đã áo dụng nhiều phương pháp hạ sốt như dùng khăn mặt thấm nước ấm đắp lên trán, lau gan bàn tay, bàn chân, nách và bẹn, mặc quần áo thoáng mát mà nhiệt độ của con vẫn không hề giảm trong vòng 4-6 giờ, đây là lúc mẹ cần gọi ngay cho bác sĩ.

Vì có thể là biểu hiện của việc cơ thể bị nhiễm trùng quá nghiêm trọng khiến cơ thể bé phải vật lộn để chống chọi lại. Khi bé không có chiều hướng giảm hoặc kéo dài nhiều hơn 5 ngày thì đấy chính là hồi chuông báo động cho các mẹ

3. Trẻ sốt kèm theo cứng cổ, đau đầu hoặc phát ban

Khi trẻ sốt và kèm theo xuất hiện các ban giống như vết bầm tím hoặc đốm nhỏ hình sao cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh viêm màng não, viêm não do mô cầu. Bệnh này rất nguy hiểm đến tính mạng vì diễn biến nhanh và nặng.

]]>
Khi nào trẻ sốt thì được dùng kháng sinh? https://omron-yte.com.vn/5537-khi-nao-tre-sot-thi-duoc-dung-khang-sinh/ Sun, 09 Jan 2011 05:38:33 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=5537 Trẻ bị sốt lâu ngày khiến nhiều mẹ lo lắng. Nguyên nhân trẻ bị sốt thì có rất nhiều như sốt virut, sốt do nhiễm khuẩn, sốt do mắc phải một bệnh nào đó. Vậy khi nào trẻ bị sốt thì được dùng kháng sinh, và dùng loại kháng sinh nào? Dưới đây là một số kinh nghiệm cần biết khi trẻ bị sốt.

Khi nào trẻ sốt thì được dùng kháng sinh? 1

Khi nào trẻ sốt thì được dùng kháng sinh?

Chúng ta biết rằng kháng sinh là một chất mà ngay ở nồng độ thấp nhất cũng có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế vi khuẩn hoặc vi nấm (đối với kháng sinh chống vi nấm) và kháng sinh không có tác dụng đối với các loại virut. Như vậy, khi trẻ bị sốt mà nguyên nhân gây sốt không phải do vi khuẩn hoặc vi nấm thì không được dùng kháng sinh.

Khi trẻ bị sốt, bố mẹ của trẻ cũng nên nắm được một số nguy cơ cao làm cho trẻ có thể bị sốt mà không phải do nhiễm khuẩn như vừa đi ngoài nắng về hoặc mặc quần áo quá chật hoặc trẻ phải ở trong phòng kín, chật chội hoặc trẻ đang mọc răng hoặc do thay đổi thời tiết (chẳng hạn trẻ bị hen phế quản).

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên tìm hiểu xem xung quanh hàng xóm có trẻ nào cũng bị sốt tương tự như con mình hay không, nếu có thì có nhiều trẻ sốt hay không. Tất cả các thông tin này rất có lợi để cung cấp cho bác sĩ khám bệnh biết, giúp cho việc chẩn đoán chính xác và thuận lợi hơn.

Khi được xác định là trẻ sốt do căn nguyên gì thì bác sĩ khám bệnh sẽ có chỉ định dùng kháng sinh hay không. Như vậy, việc dùng kháng sinh cho trẻ nhất thiết phải được chỉ định của bác sĩ. Việc dùng thuốc kháng sinh phải đạt được 3 mục tiêu: hiệu quả, an toàn và hợp lý. Người nào không có những hiểu biết cơ bản về kháng sinh và không hiểu được mục tiêu dùng kháng sinh mà vẫn dùng thì lợi bất cập hại cho trẻ.

Trong vấn đề dùng kháng sinh, người nhà của trẻ cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ, không được tự động mua thuốc kháng sinh hoặc tự đổi thuốc, tự tăng hoặc giảm liều kháng sinh khi chưa có ý kiến của bác sĩ khám bệnh.

Tự giảm liều hoặc chưa đủ ngày tức là chưa đủ lượng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, có khi mới dùng 2 – 3 ngày thấy trẻ hết sốt cứ tưởng là trẻ khỏi và ngừng việc dùng thuốc nhưng thật ra vi khuẩn chưa bị tiêu diệt hết hoặc thuốc kháng sinh chỉ mới ức chế sự tác động của vi khuẩn mà thôi, khiến bệnh không những không khỏi mà có khi làm cho vi khuẩn kháng lại thuốc kháng sinh (nhờn thuốc). Nếu lần sau trẻ bị bệnh lại và cũng chính do loại vi khuẩn đó gây nên thì rất khó điều trị.

Hiện tượng nhờn thuốc kháng sinh cũng còn có nguyên nhân do dùng kháng sinh mạnh ngay từ đầu, ví dụ dùng thế hệ 2 hoặc thế hệ 3 của nhóm cephalosporin thì những lần mắc bệnh nhiễm khuẩn sau này sẽ khó điều trị. Nếu dùng quá liều kháng sinh sẽ gây ngộ độc thuốc rất nguy hiểm cho tính mạng của trẻ.

Ngoài ra, việc sử dụng kháng sinh cần có chỉ định của bác sĩ vì thuốc kháng sinh ngoài tác dụng chính diệt vi khuẩn thì chúng còn có khả năng gây tác dụng phụ, do đó bác sĩ sẽ có sự cân nhắc và căn dặn khi cho trẻ dùng kháng sinh. Việc này người nhà của trẻ nếu tự động mua thuốc cho trẻ dùng thì không biết để loại trừ các tác dụng phụ.

Trong việc chỉ định dùng kháng sinh cho trẻ, bác sĩ còn biết nên dùng loại kháng sinh gì phù hợp nhất với từng loại vi khuẩn, nếu dùng sai sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị. Trong một số trường hợp, mặc dù sự viêm nhiễm là do virut nhưng bác sĩ vẫn phải cho dùng kháng sinh bởi vì bác sĩ thấy có hiện tượng bội nhiễm vi khuẩn làm cho trẻ bệnh nặng thêm hoặc mắc thêm một số bệnh khác.

Kháng sinh nào dùng được cho trẻ?

Do đặc điểm sinh lý của trẻ là sự phát triển chưa đầy đủ, cho nên sinh lý của trẻ rất khác với sinh lý của người trưởng thành và vì vậy không thể gọi “trẻ em là người lớn thu nhỏ lại”.

Có một số kháng sinh không thể dùng cho trẻ em ở một độ tuổi nhất định. Kháng sinh cấm dùng cho trẻ em trong một số độ tuổi nhất định như là tetracyclin. Tetracyclin được khuyến cáo là làm hỏng men răng; chloramphenicol có thể gây suy tủy dẫn đến thiếu máu; kháng sinh thuộc nhóm fluoroqinolon (ciprofloxacin, norfloxacin,…) làm ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của sụn xương.

Vì vậy không được dùng tetracyclin cho trẻ dưới 12 tuổi; không dùng fluoroquinolon cho trẻ dưới 16 tuổi và chloramphenicol cho trẻ dưới 6 tháng tuổi (trẻ lớn hơn có thể dùng khi không có thuốc thay thế nhưng phải theo dõi về huyết học).

Theo việt báo

]]>