Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Fri, 27 Aug 2021 08:52:57 +0000 vi hourly 1 Cách ngăn chặn sốt virus cho trẻ trong mùa dịch https://omron-yte.com.vn/2114-cach-ngan-chan-sot-virus-trong-mua-dich/ Sun, 03 Jul 2016 23:55:26 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=2114

Theo thống kê trung bình mỗi ngày bệnh viện có khoảng 15 bệnh nhân nhi nằm viện do sốt virus, sốt phát ban, viêm phổi do virus… Sốt virus thường có 2 thể trạng: Sốt cao liên tục và sốt nhẹ. Nhiều gia đình thấy trẻ sốt nhẹ thường nghĩ là trẻ bị viêm họng và tự điều trị. Đấy là cách làm không hiệu quả. Bạn hãy thử lắng nghe những ý kiến của chuyên gia về chủ đề đang được quan tâm này.

Nên cho trẻ uống đủ nước

Khi trẻ bị sốt, cơ thể mệt mỏi, nên biếng ăn, các bậc cha mẹ thường chú ý ép trẻ ăn mà quên mất việc cung cấp nước cho trẻ.Vì vậy, bằng mọi cách gia đình phải cho cháu uống nước, những thứ nước mà cháu thích hoặc nước lọc, nhưng chú ý uống rải rác trong ngày chứ không nên uống no nước. Cùng với cung cấp nước nhiều hơn ngày bình thường nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, hoa quả và nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Sốt virus nhiệt độ tăng nhanh, có rất nhiều trẻ trước khi đi ngủ nhiệt độ hơi ấm, nhưng trong giấc ngủ trẻ đã sốt cao. Vì vậy, cần chú ý theo dõi nhiệt độ của trẻ cả trong giấc ngủ. Khi trẻ sốt, cần mở phòng, mặc quần áo thoáng, mát.

Cách ngăn chặn sốt virus trong mùa dịch
Cùng với cung cấp nước nhiều hơn ngày bình thường nên cho
trẻ ăn thức ăn lỏng, hoa quả và nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Hạn chế tối đa việc cần dùng kháng sinh

Khi trẻ sốt trên 38,5 độ, trẻ thường rét, chân tay lạnh, thế nhưng không nên ủ ấm cho trẻ, mà chỉ đi tất tay, chân. Đặc biệt, trẻ sốt cao, để hạ nhiệt kịp thời cần dùng nước ấm khoảng 37 độ chườm bằng khăn mềm, lật đi lật lại khăn. Lấy 5 khăn dúng nước ấm, chườm tại 5 vị trí là trán, 2 nách và 2 bên bẹn, tránh chườm lên ngực trẻ dễ viêm phổi.

Dùng khăn chườm được kết hợp với thuốc hạ sốt thông thường được khuyến cáo là paracethamol: 10 – 15mg/kg/lần. Nếu trẻ vẫn sốt thì dùng lại thuốc cách ít nhất 4 tiếng sau và tối đa 4 lần/ngày để tránh tổn thương gan cho trẻ.

Đối với trường hợp trẻ sốt cao quá mà bị co giật, chưa kịp đưa tới cơ sở y tế thì cần sơ cứu kịp thời bằng cách dùng vật hơi cứng như thìa, đũa bọc khăn mềm, sạch nhét vào giữa 2 hàm răng của trẻ, tránh nhét sâu, trẻ khó thở, kết hợp uống thuốc, chườm rồi đưa ngay tới cơ sở y tế.

Khi thấy trẻ tự nhiên sốt nhẹ, ho, sổ mũi, hắt hơi, phát ban, ăn trớ, các mẹ rất lo lắng và đã đến các hiệu thuốc rồi mua thuốc kháng sinh về tự uống. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, sốt virus nói chung không cần dùng kháng sinh. Một số chỉ định có dùng kháng sinh phải được các bác sĩ khám và có kết luận viêm, nhiễm và phải có đơn thuốc.

Cách tốt nhất để tránh dịch sốt virus không nên đưa trẻ ra ngoài trời từ 11 – 15h, không nên tắm lúc nóng quá, trẻ nhiều mồ hôi, trẻ không ngồi quạt mạnh khi có nhiều mồ hôi và tránh tiếp xúc nơi đông người, đặc biệt nơi đang có dịch bệnh. Ngoài ra, gia đình cần cho trẻ ăn uống đủ chất dinh dưỡng và uống nước đều đặn.

Kiểm tra nhiệt độ cơ thể bé thường xuyên

Không chỉ sốt virus mà còn có rất nhiều nguyên nhân khiến bé bị sốt như mọc răng, tiêm văcxin, hay bị viêm nhiễm… Do đó trong mỗi gia đình cần luôn có những loại thuốc cơ bản và dụng cụ y tế cần thiết để chăm sóc bé kịp thời. Đặc biệt là chiếc nhiệt kế giúp xác định độ sốt của bé, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời và đưa ra quyết định chỉ cần hạ sốt tại nhà hay phải đưa đi bác sĩ.

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại nhiệt kế, ngoài loại truyền thống là nhiệt kế thủy ngân thì còn xuất hiện thêm nhiệt kế điện tử. Sử dụng nhiệt kế thủy ngân có vẻ khó khăn hơn khi thời gian tối thiểu đặt cố định ở nách bé là 3 phút. Bên cạnh đó, việc sử dụng nhiệt kế thủy ngân cũng phải đặc biệt cẩn trọng, đề phòng nhiệt kế vỡ và thủy ngân bay hơi ra ngoài có thể gây ngộ độc. Nhiệt kế điện tử có giá bán đắt hơn chút nhưng lại dễ sử dụng và an toàn, đặc biệt đối với những bé hiếu động.

Và theo lời khuyên của bác sĩ, người tiêu dùng không nên tiếc rẻ mà mua những nhiệt kế không rõ nguồn gốc, vừa nhanh hỏng, lại không an toàn. Tốt nhất nên chọn mua các sản phẩm từ những hãng có uy tín trên thị trường, tiêu biểu là sản phẩm từ thương hiệu Omron. Tất cả các nguyên liệu, sản phẩm của Omron đều không có các hóa chất theo quy định “Hạn chế sử dụng chất độc hại RoHs của Liên minh Châu Âu”., Việc sử dụng một chiếc nhiệt kế điện tử Omron an toàn này sẽ giúp các bậc phụ huynh kiểm soát sức khỏe tốt hơn cho gia đình mình và góp phần ngăn chặn sốt virus cho trẻ khi mùa dịch đến!

]]>
Phân biệt và cách sử lý 2 chứng sốt virus và sốt xuất huyết https://omron-yte.com.vn/13312-phan-biet-va-cach-su-ly-2-chung-sot-virus-va-sot-xuat-huyet/ Mon, 21 May 2012 06:36:41 +0000 https://omron-yte.com.vn/13312-phan-biet-va-cach-su-ly-2-chung-sot-virus-va-sot-xuat-huyet/ Hỏi: Xin hỏi bác sĩ về triệu chứng của sốt virus và sốt xuất huyết khác nhau như thế nào ? Để điều trị 2 loại bệnh này ở nhà có thể uống thuốc hạ sốt và truyền nước được không ? Nếu không thì có thể dùng thuốc gì hay điều trị thế nào ở nhà ? Xin cảm ơn bác sĩ! (Phạm Văn Hiếu)

Phân biệt và cách sử lý 2 chứng sốt virus và sốt xuất huyết 1

Trả lời:

1. Sốt do nhiễm virus

Sốt cao: Đây là biểu hiện thường gặp ở những trường hợp sốt do virus, thường từ 38 đến 39 độ C, thậm chí 40-41 độ C. Trong cơn sốt, trẻ thường mệt mỏi và ít đáp ứng với các loại thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol… Khi hạ sốt, trẻ lại tỉnh táo, chơi bình thường.

Đau mình mẩy: Ở trẻ lớn thì đau cơ bắp nên trẻ thường kêu đau khắp mình, trẻ nhỏ có thể quấy khóc.

Đau đầu: Một số trẻ có thể đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo, không kích thích, vật vã.

Viêm long đường hô hấp: Các biểu hiện của viêm long đường hô hấp như ho, chảy nước mũi, hắt hơi, họng đỏ…

Rối loạn tiêu hóa: Thường xuất hiện sớm nếu nguyên nhân gây sốt do virus đường tiêu hóa, cũng có thể xuất hiện muộn hơn vài ngày sau khi sốt với đặc điểm là phân lỏng, không có máu, chất nhầy.

Viêm hạch: Các hạch vùng đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau có thể nhìn hoặc sờ thấy.

Phát ban: Thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi sốt, khi xuất hiện ban thì sẽ đỡ sốt.

Viêm kết mạc: Kết mạc có thể đỏ, có dử mắt, chảy nước mắt.

Nôn: Có thể trẻ nôn nhiều lần nhưng thường xuất hiện sau khi ăn.

Không có các biểu hiện nhiễm khuẩn.

Các triệu chứng trên thường xuất hiện rất rầm rộ và sau 3-5 ngày sẽ giảm dần rồi mất đi, trẻ trở lại khỏe mạnh.

Xử trí sốt do virus ở trẻ

Các bệnh do virus gây ra hầu hết chưa có thuốc đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng, đối với sốt virus ở trẻ em cũng vậy. Do đó, các biện pháp thường áp dụng là:

Hạ sốt: Thường dùng paracetamol liều 10 mg/kg, 6 giờ/lần.

Chườm mát: Lau mình trẻ bằng khăn mát, lau khô mồ hôi, để trẻ nằm nơi thoáng mát, mặc quần áo mỏng.

Chống co giật: Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ C thì nên dùng thuốc hạ sốt kèm theo thuốc chống co giật theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là những trẻ có tiền sử co giật khi sốt cao.

Bù nước và điện giải: Khi sốt cao có thể gây ra tình trạng mất nước, rốt loạn cân bằng điện giải trong cơ thể, nên dùng các thuốc có tác dụng bù lượng nước mất qua da và điện giải do sốt như oresol, cháo muối nấu loãng.

Chống bội nhiễm: Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, nhỏ mắt, mũi bằng natriclorid 0,9%, tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.

Dinh dưỡng: Cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu, giàu chất dinh dưỡng.

Vệ sinh: Vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ, tắm bằng nước ấm trong phòng kín.

Phải đưa trẻ đến khám ngay tại trung tâm y tế khi có các dấu hiệu sau: Trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, đặc biệt là trên 39 độ C mà dùng thuốc hạ sốt không đáp ứng; lơ mơ, li bì, ngủ nhiều, xuất hiện co giật, đau đầu liên tục, tăng dần; buồn nôn, nôn khan nhiều lần, sốt kéo dài trên 5 ngày.

Sốt virus dễ gây thành dịch nên khi trẻ bị nhiễm bệnh, cần cách ly và giữ ấm. Khi trẻ bị ốm, không nên cho đến trường. Một số bệnh do virus đã có văcxin như viêm não Nhật Bản, sởi, quai bị, rubella…

2. Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti.

Bệnh có hai thể (sốt dengue và sốt xuất huyết dengue), xảy ra ở tất cả các nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam bệnh xảy ra ở hầu hết các tỉnh, xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa.

Sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết:

  • Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh.
  • Thường gây ra dịch lớn với nhiều người mắc cùng lúc làm cho công tác điều trị hết sức khó khăn, có thể gây tử vong nhất là với trẻ em, gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội.

Biểu hiện của bệnh:

Thể bệnh nhẹ: (thường là thể sốt dengue, chủ yếu bị ở người lớn, khu vực thành thị, những nơi mật độ dân số cao, ít khi dẫn đến tử vong)

  • Sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C, kéo dài 2 – 7 ngày, khó hạ sốt.
  • Đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu.
  • Có thể có nổi mẩn, phát ban.

Thể bệnh nặng: (thường là thể sốt xuất huyết dengue, chủ yếu bị ở trẻ em với tỷ lệ tử vong khá cao (30 – 40%)

Bao gồm các dấu hiệu trên kèm theo một hoặc nhiều dấu hiệu sau:

  • Chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, ói ra máu, đi cầu phân đen (do bị xuất huyết nội tạng).
  • Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng (hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp), nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Cần làm gì khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết:

Đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế để khám, điều trị. Nếu bị nhẹ có thể chăm sóc tại nhà bằng cách:

  • Nằm nghỉ ngơi.
  • Cho uống nhiều nước, có thể cho uống dung dịch Oresol, nước trái cây càng tốt. Cho ăn nhẹ: cháo, súp, sữa.
  • Dùng thuốc hạ sốt (uống paracetamol hoặc đặt viên hạ sốt vào hậu môn, không dùng aspirin để hạ sốt), chườm mát.
  • Theo dõi liên tục, nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu xuất huyết nào hoặc diễn biến nặng hơn (li bì, bứt rứt, vật vã, chân tay lạnh, đau bụng, nôn nhiều) cần đưa ngay đến bệnh viện.

Khi bị một trong 2 triệu chứng trên, cần đi khám và có sự tư vấn điều trị kịp thời.

(Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ)

Theo: Thuocdongduoc

]]>
Xử trí thế nào khi bé sốt virus? https://omron-yte.com.vn/11514-xu-tri-the-nao-khi-be-sot-virus/ Sun, 25 Dec 2011 14:38:32 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=11514 Các bệnh do virus gây ra hầu hết chưa có thuốc đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng, đối với sốt virus ở bé cũng như người lớn.

Xử trí thế nào khi bé sốt virus? 1

Trước hết phải cặp nhiệt độ cho bé. Nhiệt kế phải được giữ trong nách ít nhất 3 phút, cánh tay của bé áp sát vào ngực. Hạ sốt cho bé khi nhiệt độ từ 38,5ºC trở lên, thường dùng paracetamol liều 10mg/kg cân nặng, 6 tiếng/1 lần.

Chườm mát cho bé bằng khăn mát, lau khô mồ hôi, để bé nằm nơi thoáng mát, mặc quần áo mỏng. Cởi quần áo, bỏ bớt chăn cho bé khi đang sốt cao. Dùng khăn mềm, sạch, nhúng nước ấm (1 cốc nước sôi và 3-3,5 cốc nước nguội) lau khắp mình bé cho tới khi thân nhiệt xuống 37ºC. Tuyệt đối không được chườm nước lạnh vì sẽ gây sốt cao thêm do cơ chế co mạch ngoại vi.

Nếu bé sốt cao 39-40ºC thì dùng thuốc hạ sốt kèm theo thuốc chống co giật theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là những bé có tiền sử co giật khi sốt cao. Nếu bé còn bú tiếp tục cho bú nhiều hơn bình thường và cho uống bù nước ORS (oresol) theo chỉ dẫn. Trường hợp bé không uống được thì dùng bông sạch chấm nước ORS vào môi, miệng bé liên tục để niêm mạc môi, miệng hấp thu nước, tránh thiếu nước và chất điện giải.

Vệ sinh sạch sẽ cho bé, nhỏ mắt, mũi bằng natriclorid 0,9%, tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp. Ngoài ra cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng, nên cho bé ăn loãng như cháo, súp, uống nhiều nước, nước lọc, nước hoa quả như cam, chanh… Vệ sinh cơ thể cho bé sạch sẽ, tắm bằng nước ấm trong phòng kín.

Phải đưa bé đến khám ngay tại cơ sở y tế khi có các dấu hiệu sau: khi bé sốt cao trên 38,5ºC, đặc biệt là trên 39ºC mà dùng thuốc hạ sốt không đáp ứng. Lơ mơ, li bì, ngủ nhiều, xuất hiện co giật, đau đầu liên tục và tăng dần, buồn nôn, nôn khan nhiều lần, sốt kéo dài trên 5 ngày.

Nhiệt kế điện tử Omron- Sự luôn là một trong những dòng nhiệt kế điện tử an toàn và tiện dụng đang được sử dụng khá rộng rãi ở các cơ sở y tế và các gia đình đặc biệt là những gia đình có trẻ nhỏ.

Xử trí thế nào khi bé sốt virus? 2

Nhiệt kế điện tử Omron là loại nhiệt kế điện tử rất tiện lợi và phổ biến. Sản phẩm có thiết kế gọn nhẹ, dễ dàng cất giữ trong tủ thuốc gia đình cũng như rất thuận tiện để mang theo đi du lịch, nhất là với những gia đình có trẻ nhỏ cần theo dõi nhiệt độ thường xuyên.

Theo Mẹ và bé

]]>
Bệnh sốt virus ở trẻ em – Bệnh không nên xem thường https://omron-yte.com.vn/10857-benh-sot-virus-o-tre-em-benh-khong-nen-xem-thuong/ Fri, 28 Oct 2011 09:10:45 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=10857 Nhiều người, đặc biệt là trẻ em khi bị sốt virus thường chủ quan và cho rằng sốt vài ngày sẽ khỏi mà không biết rằng, sốt virus có những biến chứng nguy hiểm khó lường.

Bệnh sốt virus ở trẻ em - Bệnh không nên xem thường 1

Nhiều người, đặc biệt là trẻ em khi bị sốt virus thường chủ quan và cho rằng sốt vài ngày sẽ khỏi mà không biết rằng, sốt virus có những biến chứng nguy hiểm khó lường.

TS Lê Thanh Hải – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương khuyến cáo, người bệnh khi nhiễm virus thường sốt cao, kèm theo ớn lạnh, đau nhức đầu, đau toàn thân, mệt mỏi, chán ăn, đôi khi có rối loạn tiêu hóa, viêm kết mạc… Với sốt do virus, nếu không phát hiện và điều trị sớm, người bệnh có thể bị viêm thanh quản, phế quản, viêm tai giữa, viêm phổi…

Người bị sốt virus thường khỏi bệnh trong 7 ngày, tuy nhiên nếu không phát hiện và điều trị sớm rất dễ bị biến chứng sang viêm phế quản phổi. Đây là biến chứng nặng thường gặp và bùng phát thành dịch với diễn biến phức tạp và nguy hiểm.

Người bệnh, nhất là trẻ em khi bị sốt cáo 39-40 độ C kèm theo mệt mỏi, đau cơ, đau họng, chán ăn, quấy khóc…nếu không được hạ sốt kịp thời, trẻ dễ bị co giật, có thể dẫn đến suy hô hấp, thiếu oxy não, làm suy giảm trí tuệ hoặc nặng hơn là để lại di chứng nặng nề về não.

Bệnh nhân nhiễm virus tuyệt đối không tự dùng kháng sinh, tự đi truyền dịch, lạm dụng các dụng cụ hút mũi, xông họng, vì xông họng kéo dài sẽ làm hỏng niêm mạc mũi, họng. Không nên uống liên tục thuốc hạ sốt mà cần chườm khăn ấm vào trán, mặt, cổ, bẹn, nách, lưng, bụng trẻ. Không dùng nước đá hoặc nước quá lạnh, quá nóng để lau cho trẻ. Khi trẻ nóng sốt nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát. Nếu trẻ bị co giật thì phải cởi bỏ quần áo, lau mát và sử dụng thuốc hạ sốt qua đường hậu môn. Cần đến ngay bệnh viện điều trị kịp thời, không để suy hô hấp nặng mới đi cấp cứu.
Do sốt virus không có thuốc đặc trị nên chỉ điều trị hỗ trợ bằng cách nâng cao thể trạng, chống các cơn co giật, sốc…hoặc điều trị các biến chứng nếu có. Bổ sung nước trái cây, dung dịch oresol, vệ sinh răng miệng, thân thể sạch sẽ.

Nguồn: Lao động

]]>
Miền Bắc: Tăng mạnh dịch sốt vi rút https://omron-yte.com.vn/10244-mien-bac-tang-manh-dich-sot-vi-rut/ Thu, 15 Sep 2011 08:11:13 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=10244 Hai tuần trở lại đây, thời tiết Hà Nội và các tỉnh phía Bắc thay đổi, sáng tối lạnh, ban ngày thì nóng bức là điều kiện lý tưởng cho vi rút phát triển khiến rất nhiều người bị các bệnh đường hô hấp, sốt vi rút, đặc biệt là ở trẻ em.

Miền Bắc: Tăng mạnh dịch sốt vi rút 1
Tại bệnh viện Nhi TƯ, khoa Nhi Bạch Mai, khoa Nhi bệnh viện quân y 103, rất đông bệnh nhi đến khám trong tình trạng sốt cao đùng đùng 39-40 độ C. Tại khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai, số trẻ đến khám tăng gấp rưỡi còn bệnh viện Nhi TƯ tiếp nhận trên 1.500 bệnh nhân tới khám mỗi ngày.

Sốt liên tục 4 – 5 ngày

Có mặt tại khoa Nhi BV quân y 103, chúng tôi chứng kiến nhiều em bé sốt cao đùng đùng được bố mẹ đưa vội tới viện khám. Em P.T.H (11 tuổi ở Mỗ Lao) sốt cao tới 40 độ C, cứ uống thuốc hạ sốt được 3 – 4 tiếng là lại sốt trở lại. Vào viện khám, theo dõi tại viện một ngày, em được cho về nhà với lời dặn: quan trọng nhất là theo dõi nhiệt độ, kiểm soát nhiệt độ kịp thời vì bé bị sốt vi rút. Trải qua 4 ngày sốt liên tục phải uống thuốc hạ sốt, oresol, đến ngày thứ 5, em mới đỡ hơn.

Em nhỏ T.A (9 tháng tuổi, Hà Đông) cũng nhập viện 103 sau cơn co giật vì sốt cao. Mẹ bé ôm con vào viện khóc nức nở, vì trưa hôm đó, thấy bé có biểu hiện bứt dứt, khó chịu đã định đưa con vào viện, đo nhiệt độ cho con mấy lần đều chỉ dừng lại ở 37,8 độ C. Chưa kịp đi viện, đang cho con bú thì bé lên cơn co giật. Vào viện, nhiệt độ thực của bé là 39,3 độ. Trải qua 2 ngày sốt cao liên tục, cứ 4 tiếng lại phải uống hạ sốt một lần, giờ tình trạng của bé mới đỡ hơn nhưng lại phát ban toàn thân và còn hâm hấp sốt.

“Không bao giờ nghĩ con mình lại rơi vào tình cảnh bị sốt cao co giật vì mình luôn rất chú ý đo nhiệt độ cho con. Không ngờ, khi vào viện, y tá xem kỹ thì kẹp nhiệt kế thủy ngân nhà mình bị hỏng, do đứt đoạn thủy ngân trên nhiệt kế, luôn dừng lại ở đúng nhiệt độ đó. Mình ân hận lắm, làm con phải khổ, vì nghe nói, trẻ đã bị sốt cao co giật một lần rồi sẽ rất hay tái lại. Chỉ tại mình, cứ nghĩ con sốt mọc răng thông thường vì bé chỉ sốt, không hề ho hắng, sổ mũi”, mẹ bé T.A nói.

Tại khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai, Phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi cho biết, số trẻ đến khám cao gấp rưỡi ngày thường. Do mấy ngày gần đây, biên độ nhiệt trong ngày thay đổi cao, trẻ chưa thích ứng kịp. Trẻ nhập viện trong thời gian này chủ yếu mắc các bệnh đường hô hấp, sốt vi-rút, đa phần nhẹ, chỉ có một số ít trẻ nặng hơn, bị biến chứng viêm phổi.

Kiểm soát tốt nhiệt độ của trẻ

TS Dũng khẳng định, khi trẻ bị sốt vi rút, việc quan trọng nhất là kiểm soát tốt nhiệt độ của trẻ bằng thuốc hạ sốt. Có nhiều trường hợp, vì không kiểm soát tốt nhiệt độ sốt nên trẻ bị sốt cao co giật.
Khi bị sốt vi rút trẻ thường bị sốt rất cao 39 – 40 độ C, dù uống thuốc hạ sốt thì cơn sốt cũng tái diễn nhanh chóng. Có những trẻ sau 2 – 3 tiếng uống thuốc hạ sốt đã bị sốt lại. Lúc này, cần cho trẻ tắm nước ấm (36 – 37 độ C), cho toàn thân trẻ ngập trong chậu nước ấm để giúp các lỗ chân lông mở ra, nhiệt độ thoát nhanh chóng ra ngoài. Hoặc có thể chườm ấm bằng khăn nhúng nước ấm đắp vào hai nách, cổ, bẹn của trẻ giúp hạ sốt nhanh. Sau tắm nước ấm thì lau khô người trẻ, mặc quần áo thoáng mát và phải tiếp tục chườm ấm cho bé để có thể duy trì nhiệt độ không sốt cao tới 4 tiếng mới tiếp tục được dùng thuốc.

Trẻ sốt vi-rút thường khỏi bệnh trong vòng 7 ngày. Đáng lưu ý là triệu chứng ban đầu của sốt vi-rút cũng khá giống với sốt xuất huyết, viêm não, viêm não Nhật Bản… Do vậy, thấy trẻ sốt cao đột ngột và kéo dài phải đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.

Nói về nhiệt kế đo cho trẻ, nhiệt kế bị hỏng không phản ánh đúng thân nhiệt như trường hợp bé T.A trên không phải là hiếm. Khá nhiều trường hợp em bé sốt cao hầm hập được bố mẹ đưa vội vào viện đã lên cơn co giật.

Vì thế, nhiệt kế khi đo cho con xong luôn phải để trong hộp, để lên cao để tránh rung đập có thể làm hỏng nhiệt kế. Ngoài ra, cha mẹ nên sử nhiệt kế thủy ngân truyền thống dùng đo ở nách vẫn phản ánh chính xác nhất thân nhiệt của bé. Các loại nhiệt kế hiện đại cũng phản ánh chính xác thân nhiệt người đo nhưng phải biết cách đo, nếu không sai số về nhiệt độ sẽ rất lớn.

TS Dũng khuyên các bà mẹ nên dùng nhiệt kế thủy ngân, kẹp nách đủ 3 phút rồi mới đọc nhiệt độ. Nếu bé không chịu cho kẹp lâu, có thể sử dụng nhiệt kế điện tử dùng kẹp nách (không nên đo ở miệng hay hậu môn), chỉ sau khoảng hơn 30 giây là đã đo xong, mà vẫn phản ánh đúng thân nhiệt. Nếu xác định chính xác bé sốt trên 38,5 độ C thì mới nên dùng thuốc hạ sốt theo đúng cân nặng.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, cha mẹ không cần quá lo lắng khi con mắc bệnh. Nếu thấy trẻ hắt hơi, sổ mũi nhiều thì cần chú ý làm sạch đường thở. Không nên lạm dụng các dụng cụ hút mũi, xông họng, đặc biệt không tự ý cho trẻ uống thuốc kháng sinh. Khi trẻ sốt vi-rút, không tự ý truyền dịch khi không có chỉ định của bác sĩ.

Hồng Hải

]]>
Cách phòng ngừa sốt do virut ở trẻ https://omron-yte.com.vn/6958-cach-phong-ngua-sot-do-virut-o-tre/ Mon, 21 Mar 2011 08:23:04 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=6958 Sốt virut là bệnh hay gặp ở trẻ, bệnh rất dễ lây qua đường hô hấp với triệu chứng điển hình là trẻ đột ngột sốt cao 39 – 40oC, kèm theo các triệu chứng khác như ho, chảy mũi, rối loạn tiêu hóa, nổi ban…

Cách phòng ngừa sốt do virut ở trẻ 1

Triệu chứng trẻ bị sốt virut

  • Sốt cao: Đây là biểu hiện thường gặp ở những trường hợp sốt do virut, thường từ 38-39oC, thậm chí 40-41oC. Trong cơn sốt trẻ thường mệt mỏi và ít đáp ứng với các loại thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol… Khi hạ sốt trẻ lại tỉnh táo, chơi bình thường; đau mình mẩy: ở trẻ lớn thì đau cơ bắp, trẻ thường kêu đau khắp mình, trẻ nhỏ có thể quấy khóc; đau đầu: một số trường hợp trẻ có thể đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo, không kích thích, vật vã.
  • Viêm long đường hô hấp: Các biểu hiện viêm long đường hô hấp như ho, chảy nước mũi, hắt hơi, họng có thể đỏ…
  • Rối loạn tiêu hóa: Thường xuất hiện sớm nếu nguyên nhân gây sốt do virut đường tiêu hóa, cũng có thể xuất hiện muộn hơn vài ngày sau khi sốt với đặc điểm là phân lỏng, không có máu, chất nhày.
  • Viêm hạch: Đặc biệt là các hạch vùng đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau có thể nhìn hoặc sờ thấy.
  • Phát ban: Thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi sốt, khi xuất hiện ban thì sẽ đỡ sốt.
  • Viêm kết mạc mắt: Kết mạc mắt có thể đỏ, có dử mắt, chảy nước mắt.
  • Nôn: Có thể trẻ nôn nhiều lần nhưng thường xuất hiện sau khi ăn.

Biện pháp chăm sóc trẻ bị sốt virut

Đối với các bệnh do virut gây ra hầu hết chưa có thuốc đặc hiệu, chủ yếu là điều trị chứng, đối với sốt virut ở trẻ em cũng vậy. Do đó các biện pháp thường áp dụng là:

  • Hạ sốt: Thường dùng paracetamol liều 10mg/kg, 6 giờ/1 lần.
  • Chườm mát cho trẻ bằng khăn mát, lau khô mồ hôi, để trẻ nằm nơi thoáng mát, mặc quần áo mỏng.
  • Chống co giật: Nếu trẻ sốt cao trên 38,5oC thì dùng thuốc hạ sốt kèm theo thuốc chống co giật theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là những trẻ có tiền sử co giật khi sốt cao.
  • Bù nước và điện giải: Khi sốt cao có thể gây ra tình trạng mất nước, rối loạn cân bằng điện giải trong cơ thể. Nên dùng các thuốc có tác dụng bù lượng nước mất qua da và điện giải do sốt như oresol, cháo muối nấu loãng.
  • Chống bội nhiễm: Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, nhỏ mắt, mũi bằng natriclorid 0,9%, tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.
  • Dinh dưỡng: Cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu, giàu chất dinh dưỡng.
  • Vệ sinh: Vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ, tắm bằng nước ấm trong phòng kín

Kiên trì hạ sốt và bù nước

Sốt do vi rút, trẻ sốt cao liên tục trong nhiều ngày, có những trẻ chỉ sốt về đêm, về chiều, rồi kèm theo các triệu chứng sổ mũi nhiều, họng đỏ gây kích thích khiến bé có tiếng ho, rồi có cảm giác bé nuốt vướng, nôn trớ…

Các chuyên gia y tế khuyến cáo: Kháng sinh không có hiệu quả điều trị sốt vi rút. Trẻ đã bị sốt cao liên tục trong nhiều ngày, cơ thể đã mệt mỏi nay lại uống thêm kháng sinh, sức đề kháng càng giảm. Có trẻ còn bị tác dụng phụ của kháng sinh gây đi ngoài… sức khỏe càng yếu, khiến sốt càng kéo dài. Vì thế, điều quan trọng là dùng thuốc hạ sốt và bổ sung thêm nước (nước trái cây, dung dịch oresol…). Lưu ý, nhiều trường hợp, trẻ mới dùng thuốc hạ sốt được 2 – 3 tiếng đã tái sốt lại thì không cho trẻ uống tiếp thuốc hạ sốt mà cần chườm khăn ấm vào bẹn, nách, trán… Nếu trẻ kèm theo triệu chứng sổ mũi nhiều thì cần rửa nước muối sinh lý hàng ngày giúp mũi thông thoáng.

Phải đưa trẻ đến khám ngay tại cơ sở y tế khi có các dấu hiệu sau:

– Sốt cao trên 38,5oC, đặc biệt là trên 39oC mà dùng thuốc hạ sốt không hiệu quả.

Lơ mơ, li bì, ngủ nhiều, xuất hiện co giật, đau đầu liên tục, tăng dần, buồn nôn, nôn khan nhiều lần, sốt kéo dài trên 5 ngày.

Để phòng bệnh trong thời điểm chuyển mùa, cần nâng cao sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, cho trẻ uống nhiều nước hàng ngày và chú ý mặc quần áo theo thời tiết. Vì thời điểm này, về đêm khuya và sáng sớm đã hơi se lạnh, trong khi buổi trưa lại nắng gay gắt, nên cần điều chỉnh quần áo cho trẻ thường xuyên, vừa phòng nguy cơ nhiễm lạnh, vừa phòng nguy cơ đổ mồ hôi cũng gây cảm lạnh cho bé.

Chú ý: Phải đưa trẻ đến khám ngay tại trung tâm y tế khi có các dấu hiệu sau: khi trẻ sốt cao trên 38,5oC, đặc biệt là trên 39oC mà dùng thuốc hạ sốt không đáp ứng. Lơ mơ, li bì, ngủ nhiều, xuất hiện co giật, đau đầu liên tục và tăng dần, buồn nôn, nôn khan nhiều lần, sốt kéo dài trên 5 ngày.

Sốt virut rất dễ gây thành dịch nên khi trẻ bị nhiễm bệnh cần cách ly với trẻ khác và giữ ấm cho trẻ. Không nên cho trẻ ốm đến trường vì dễ lây cho nhiều trẻ khác.

Trong số những loại bệnh do virut gây nên hiện đã có vaccin phòng bệnh như viêm não Nhật Bản, sởi, quai bị, Rubella, các bậc cha mẹ nên đưa con em đi tiêm chủng đúng lịch tại các cơ sở y tế.

Tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh tốt nhất hiện nay, không chỉ phòng cho bản thân trẻ tiêm mà còn tạo độ miễn dịch cho cả cộng đồng.

Theo Sức khỏe & Đời sống

]]>
Xử trí và phòng ngừa sốt do virut ở trẻ https://omron-yte.com.vn/5586-xu-tri-va-phong-ngua-sot-do-virut-o-tre-2/ Tue, 11 Jan 2011 07:28:32 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=5586 Sốt virus là một bệnh thường gặp ở trẻ em với triệu chứng thường gặp là trẻ sốt cao đột ngột từ 39-40 độ C, kèm theo là ho, chảy nước mũi, nổi ban và rối loạn tiêu hóa. Dưới đây là cách xử trí khi trẻ bị sốt virus.

Xử trí và phòng ngừa sốt do virut ở trẻ 1

Xử trí và phòng ngừa sốt do virut ở trẻ

Đối với các bệnh do virut gây ra hầu hết chưa có thuốc đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng, đối với sốt virut ở trẻ em cũng vậy. Do đó các biện pháp thường áp dụng là:

Cặp nhiệt độ: Đặt nhiệt kế ở nách hoặc hậu môn. Nhiệt kế phải được giữ trong nách ít nhất 3 phút, cánh tay của trẻ áp sát vào ngực. Nhiệt độ của trẻ sẽ là số ghi trên nhiệt kế cộng thêm 0,3 – 0,4 độ. Thí dụ nhiệt kế ghi 38oC thì thân nhiệt thực sự của trẻ là 38,4oC.

Hạ sốt: Bằng nhiều cách như uống thuốc, chườm mát cho trẻ bằng khăn mát, lau khô mồ hôi, để trẻ nằm nơi thoáng mát, mặc quần áo mỏng. Cởi quần áo, bỏ bớt chăn cho trẻ khi đang sốt cao. Lau bằng khăn ướt nước ấm. Tuyệt đối không được chườm nước lạnh vì sẽ gây sốt cao thêm do cơ chế co mạch ngoại vi.

Chống co giật: Nếu trẻ sốt cao trên 38,5oC thì dùng thuốc hạ sốt kèm theo thuốc chống co giật theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là những trẻ có tiền sử co giật khi sốt cao.

Bù nước và điện giải: Nếu trẻ còn bú tiếp tục cho bú nhiều hơn bình thường, và cho uống bù nước ORS (Oresol) theo chỉ dẫn. Trường hợp trẻ không uống được thì dùng bông sạch chấm nước trên vào môi, miệng bé liên tục để niêm mạc môi, miệng hấp thu nước, tránh thiếu nước và chất điện giải.

Chống bội nhiễm: Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, nhỏ mắt, mũi bằng natriclorid 0,9%, tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.

Dinh dưỡng: Cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng, nên cho trẻ ăn loãng như cháo, súp, uống nhiều nước, nước lọc, nước hoa quả như cam, chanh…

Phải đưa trẻ đến khám ngay tại trung tâm y tế khi có các dấu hiệu sau: Khi trẻ sốt cao trên 38,5oC, đặc biệt là trên 39oC mà dùng thuốc hạ sốt không đáp ứng. Lơ mơ, li bì, ngủ nhiều, xuất hiện co giật, đau đầu liên tục và tăng dần, buồn nôn, nôn khan nhiều lần, sốt kéo dài trên 5 ngày.

Sốt virut là bệnh dễ lây, nhất là trong gia đình và trường học. Do đó, người bị sốt virut nên hạn chế tiếp xúc với người khác, nhất là trẻ em. Khi trẻ bị sốt virut cần cho trẻ nghỉ học đến khi khỏi hẳn để tránh lây cho trẻ khác, cách ly với trẻ khác và giữ ấm cho trẻ. Những người xung quanh nên phòng bệnh bằng cách nhỏ nước muối, ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

]]>
Triệu chứng bệnh sốt virus ở trẻ em https://omron-yte.com.vn/5516-trieu-chung-benh-sot-virus-o-tre-em/ Sun, 09 Jan 2011 05:00:23 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=5516 Sốt virus là một căn bệnh đường hô hấp dễ lây, triệu chứng điển hình là trẻ bị sốt cao đột ngột kèm theo một số triệu chứng như ho, chảy mũi, rối loạn tiêu hóa, nổi ban ….Dưới đây là một số triệu chứng cụ thể về căn bệnh này. 

Triệu chứng bệnh sốt virus ở trẻ em 1

Triệu chứng trẻ bị sốt virut

  • Sốt cao: Đây là biểu hiện thường gặp ở những trường hợp sốt do virut, thường từ 38-39oC, thậm chí 40-41oC. Trong cơn sốt trẻ thường mệt mỏi và ít đáp ứng với các loại thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol… Khi hạ sốt trẻ lại tỉnh táo, chơi bình thường; đau mình mẩy: ở trẻ lớn thì đau cơ bắp, trẻ thường kêu đau khắp mình, trẻ nhỏ có thể quấy khóc; đau đầu: một số trường hợp trẻ có thể đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo, không kích thích, vật vã.
  • Viêm long đường hô hấp: Các biểu hiện viêm long đường hô hấp như ho, chảy nước mũi, hắt hơi, họng có thể đỏ…
  • Rối loạn tiêu hóa: Thường xuất hiện sớm nếu nguyên nhân gây sốt do virut đường tiêu hóa, cũng có thể xuất hiện muộn hơn vài ngày sau khi sốt với đặc điểm là phân lỏng, không có máu, chất nhày.
  • Viêm hạch: Đặc biệt là các hạch vùng đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau có thể nhìn hoặc sờ thấy.
  • Phát ban: Thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi sốt, khi xuất hiện ban thì sẽ đỡ sốt.
  • Viêm kết mạc mắt: Kết mạc mắt có thể đỏ, có dử mắt, chảy nước mắt.
  • Nôn: Có thể trẻ nôn nhiều lần nhưng thường xuất hiện sau khi ăn.

Diễn biến của sốt virut

Cơ thể trẻ em do chưa có sức đề kháng cao nên rất dễ bị nhiễm bệnh, trong những ngày hè, nhiều trẻ phải nhập viện do sốt virut là hiện tượng rất hay gặp tại khoa nhi các bệnh viện. Trong điều kiện bình thường cũng có những virut ký sinh trên đường hô hấp, tiêu hóa… khi gặp điều kiện thuận lợi chúng phát triển, xâm nhập cơ thể và gây bệnh.

Một số loại virut thường gây sốt như: Myxo virut, coxackie, entero virut, sởi, … Virut có thể lây từ người này sang người khác, đặc biệt là nhiễm virut qua đường hô hấp, tiêu hóa… có thể gây thành dịch. Một trong các triệu chứng nổi bật của tình trạng nhiễm virut là sốt cao. Trong thuật ngữ y học thường gọi là sốt virut. Các triệu chứng trên thường xuất hiện rất rầm rộ, sau 3-5 ngày sẽ giảm dần và mất đi, trẻ trở lại khỏe mạnh.

Các xét nghiệm cho thấy: Bạch cầu thường giảm hoặc bình thường. Huyết sắc tố bình thường. CRP < 6mg/ml. Một số trường hợp có thể phân lập virut từ dịch ngoáy họng hoặc máu. Sử dụng kỹ thuật PCR có thể giúp tìm virut trong dịch hầu họng, máu.

Theo vietbao

]]>
Cảnh giác với sốt virut ở trẻ https://omron-yte.com.vn/3048-canh-giac-voi-sot-virut-o-tre/ Fri, 17 Sep 2010 08:34:10 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=3048 Hiện đang là thời điểm chuyển từ mùa hè sang mùa thu, nhiệt độ trong ngày chênh nhau nhiều, khiến trẻ nhỏ mắc bệnh và nhập viện tăng, nhất là những trường hợp bệnh nhân bị suy hô hấp, viêm phổi, sốt virut… Tỷ lệ bệnh nhân đến khám tại các bệnh viện tăng nhanh: Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội khoảng 300 trẻ mỗi ngày, Thanh Nhàn 200 trẻ, Đức Giang 120, Bắc Thăng Long 160…Vì vậy, các phụ huynh cần chăm sóc trẻ để phòng tránh bệnh sốt virut trong thời tiết chuyển mùa.

Cảnh giác với sốt virut ở trẻ 1
Biểu hiện của trẻ sốt virut chủ yếu là nhiệt độ cơ thể tăng cao trên 38o C,sốt kéo dài… Ảnh: TL

Nhận biết các dấu hiệu khi trẻ bị sốt virut

Sốt cao: Đây là biểu hiện thường gặp ở những trường hợp sốt do virut, thường từ 38-39oC, thậm chí 40-41oC. Khi hạ sốt trẻ lại tỉnh táo, chơi bình thường; đau mình mẩy: ở trẻ lớn thì đau cơ bắp, trẻ thường kêu đau khắp mình, trẻ nhỏ có thể quấy khóc; đau đầu: một số trường hợp trẻ có thể đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo,…

Viêm long đường hô hấp: Các biểu hiện viêm long đường hô hấp như ho, chảy nước mũi, hắt hơi, họng có thể đỏ…

Rối loạn tiêu hóa: Thường xuất hiện sớm nếu nguyên nhân gây sốt do virut đường tiêu hóa, cũng có thể xuất hiện muộn hơn vài ngày sau khi sốt với đặc điểm là đại tiện lỏng, không có máu, chất nhày.

Viêm hạch: Đặc biệt là các hạch vùng đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau có thể nhìn hoặc sờ thấy.

Phát ban: Thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi sốt, khi xuất hiện ban thì sẽ đỡ sốt.

Viêm kết mạc mắt: Kết mạc mắt có thể đỏ, có dử mắt, chảy nước mắt.

Nôn: Có thể trẻ nôn nhiều lần nhưng thường xuất hiện sau khi ăn.

Kiên trì hạ sốt và bù nước

Sốt do vi rút, trẻ sốt cao liên tục trong nhiều ngày, có những trẻ chỉ sốt về đêm, về chiều, rồi kèm theo các triệu chứng sổ mũi nhiều, họng đỏ gây kích thích khiến bé có tiếng ho, rồi có cảm giác bé nuốt vướng, nôn trớ…

Các chuyên gia y tế khuyến cáo: Kháng sinh không có hiệu quả điều trị sốt vi rút. Trẻ đã bị sốt cao liên tục trong nhiều ngày, cơ thể đã mệt mỏi nay lại uống thêm kháng sinh, sức đề kháng càng giảm. Có trẻ còn bị tác dụng phụ của kháng sinh gây đi ngoài… sức khỏe càng yếu, khiến sốt càng kéo dài. Vì thế, điều quan trọng là dùng thuốc hạ sốt và bổ sung thêm nước (nước trái cây, dung dịch oresol…). Lưu ý, nhiều trường hợp, trẻ mới dùng thuốc hạ sốt được 2 – 3 tiếng đã tái sốt lại thì không cho trẻ uống tiếp thuốc hạ sốt mà cần chườm khăn ấm vào bẹn, nách, trán… Nếu trẻ kèm theo triệu chứng sổ mũi nhiều thì cần rửa nước muối sinh lý hàng ngày giúp mũi thông thoáng.

Phải đưa trẻ đến khám ngay tại cơ sở  y tế khi có các dấu hiệu sau:

– Sốt cao trên 38,5oC, đặc biệt là trên 39oC mà dùng thuốc hạ sốt không hiệu quả.

Lơ mơ, li bì, ngủ nhiều, xuất hiện co giật, đau đầu liên tục, tăng dần, buồn nôn, nôn khan nhiều lần, sốt kéo dài trên 5 ngày.

Để phòng bệnh trong thời điểm chuyển mùa, cần nâng cao sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, cho trẻ uống nhiều nước hàng ngày và chú ý mặc quần áo theo thời tiết. Vì thời điểm này, về đêm khuya và sáng sớm đã hơi se lạnh, trong khi buổi trưa lại nắng gay gắt, nên cần điều chỉnh quần áo cho trẻ thường xuyên, vừa phòng nguy cơ nhiễm lạnh, vừa phòng nguy cơ đổ mồ hôi cũng gây cảm lạnh cho bé.

Bác sĩ  Nguyễn Văn Tuấn

]]>
Sốt siêu vi là gì? Phòng ngừa và chữa trị thế nào? https://omron-yte.com.vn/2136-sot-sieu-vi-la-gi-phong-ngua-va-chua-tri-the-nao/ Thu, 05 Aug 2010 07:09:47 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=2136 Hỏi: Con tôi năm nay 3 tuổi, thường hay bị nóng sốt thất thường, cứ mỗi lần bị bệnh là sốt lên đến 39-40 độ , mỗi khi con tôi sốt cao như thế cho uống thuốc hạ sốt thì cơn sốt có giảm đi dần dần nhưng chỉ khoảng 3-4 giờ sau khi uống thuốc là sốt lại, kéo dài khoảng 3-4 ngày thì hết. Tôi có đưa cháu đi bác sĩ, chẩn đoán “sốt siêu vi”. Vậy “sốt siêu vi” là gì? Cách phòng ngừa và phương pháp chữa trị như thế nào?

Sốt siêu vi là gì? Phòng ngừa và chữa trị thế nào? 1

Trả lời: Chào bạn, sốt siêu vi là chẩn đoán thường thấy khi vài ngày đầu trẻ bị sốt mà chưa xác định chính xác trẻ mắc bệnh gì. Sốt siêu vi cũng có thể là sốt xuất huyết, cũng có thể là viêm hô hấp hay 1 số bệnh do siêu vi trùng khác. Do đó, thường bác sĩ hẹn bệnh nhân khám lại hay làm một số xét nghiệm để biết thêm chính xác bé bệnh gì và bệnh này thường sẽ tự khỏi trong vòng 5-7 ngày.

Sốt siêu vi là gì?

Sốt siêu vi hay còn được gọi là sốt virus là tình trạng sốt do nhiễm phải các loại virus khác nhau. Đây là một loại bệnh cấp tính, thường gặp ở trẻ em và người lớn tuổi do hệ miễn dịch yếu.

Có rất nhiều loại virus gây ra tình trạng sốt siêu vi, trong đó điển hình nhất là virus Rhinovirus, Adenovirus, Coronavirus, Enterovirus, Virus cúm,… Tùy theo loại virus bị nhiễm mà gây ra các bệnh khác nhau. Tuy nhiên, có thể do những loại virus khác nhau nhưng người bệnh lại có những biểu hiện giống nhau.

Sốt siêu vi thường gặp vào thời điểm giao mùa, bởi đây là thời điểm mà thời tiết thay đổi đột ngột tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển và gây bệnh. Bệnh thường kéo dài từ 7 – 10 ngày, thường không nguy hiểm, khi được điều trị tích cực bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Tuy nhiên, mọi người cũng không nên chủ quan, bởi vì bệnh diễn biến nhanh, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.

Nhận biết các dấu hiệu khi trẻ bị sốt siêu vi

Sốt siêu vi ở trẻ có triệu chứng khá giống với các bệnh cảm sốt thông thường và có sự tương đồng về biểu hiện trong giai đoạn ủ bệnh như:

  • Đau nhức, mệt mỏi và sốt
  • Sốt trong bệnh sốt siêu vi có thể biểu hiện nhẹ hoặc rất cao (từ 38-39°C hoặc có trường hợp lên tới 40°C), sốt có thể diễn ra với tần suất liên tục hoặc ngắt quãng
  • Ngoài ra, các triệu chứng kèm theo có thể là: viêm đỏ hầu họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho, đau đầu, đỏ mắt, đau khớp và có thể nổi cả ban ở da
  • Khi mới chớm bị sốt siêu vi, triệu chứng có thể không rõ ràng và dễ nhầm lẫn nên mẹ cần lưu ý khi chăm sóc trẻ.

Nhận biết các dấu hiệu khi trẻ bị sốt siêu vi 1

Ở giai đoạn phát triển của bệnh, bệnh có những dấu hiệu đặc trưng như:

  • Sốt cao: Đây là biểu hiện thường gặp ở những trường hợp sốt do virut, thường từ 38-39oC, thậm chí 40-41oC. Khi hạ sốt trẻ lại tỉnh táo, chơi bình thường; đau mình mẩy: ở trẻ lớn thì đau cơ bắp, trẻ thường kêu đau khắp mình, trẻ nhỏ có thể quấy khóc; đau đầu: một số trường hợp trẻ có thể đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo,…
  • Viêm long đường hô hấp: Các biểu hiện viêm long đường hô hấp như ho, chảy nước mũi, hắt hơi, họng có thể đỏ…
  • Rối loạn tiêu hóa: Thường xuất hiện sớm nếu nguyên nhân gây sốt do virut đường tiêu hóa, cũng có thể xuất hiện muộn hơn vài ngày sau khi sốt với đặc điểm là đại tiện lỏng, không có máu, chất nhày.
  • Viêm hạch: Đặc biệt là các hạch vùng đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau có thể nhìn hoặc sờ thấy.
  • Phát ban: Thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi sốt, khi xuất hiện ban thì sẽ đỡ sốt.
  • Viêm kết mạc mắt: Kết mạc mắt có thể đỏ, có dử mắt, chảy nước mắt.
  • Nôn: Có thể trẻ nôn nhiều lần nhưng thường xuất hiện sau khi ăn.

Đặc biệt cần lưu ý đến một số triệu chứng sốt siêu vi ở trẻ mà cần đưa tới các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị ngay đó là:

  • Sốt cao liên tục trên 2 ngày có kèm theo chân tay run rẩy bất thường
  • Nổi ban toàn thân
  • Đau bụng hay nôn ói
  • Đi ngoài thấy phân đen hoặc lẫn máu
  • Thường xuyên giật mình, hoảng hốt

Cách chăm sóc trẻ bị sốt siêu vi

Cách chăm sóc trẻ bị sốt siêu vi 1

Các bệnh do virus gây ra hầu hết chưa có thuốc đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng, đối với sốt virus ở trẻ em cũng vậy. Do đó, các biện pháp thường áp dụng là:

➤ Hạ sốt: Thường dùng paracetamol liều 10 mg/kg, 6 giờ/lần.

➤ Chườm mát: Lau mình trẻ bằng khăn mát, lau khô mồ hôi, để trẻ nằm nơi thoáng mát, mặc quần áo mỏng.

➤ Chống co giật: Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ C thì nên dùng thuốc hạ sốt kèm theo thuốc chống co giật theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là những trẻ có tiền sử co giật khi sốt cao.

➤ Bù nước và điện giải: Khi sốt cao có thể gây ra tình trạng mất nước, rốt loạn cân bằng điện giải trong cơ thể, nên dùng các thuốc có tác dụng bù lượng nước mất qua da và điện giải do sốt như oresol, cháo muối nấu loãng.

➤ Chống bội nhiễm: Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, nhỏ mắt, mũi bằng natriclorid 0,9%, tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.

➤ Dinh dưỡng: Nếu con trên 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé ăn thức ăn mềm và lỏng như súp, bột. Khi khỏe hơn, bạn có thể cho bé ăn các thức ăn đặc như rau quả nghiền hoặc cháo.

➤ Vệ sinh: Vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ, tắm bằng nước ấm trong phòng kín.

➤ Cung cấp đầy đủ nước: Bé sẽ mất nước khá nhiều do bị sốt, tiêu chảy, nôn mửa hoặc cảm lạnh. Nếu vẫn đang cho con bú, bạn nên để cho bé bú mẹ thường xuyên khi bé muốn.

➤ Rửa tay trước khi tiếp xúc với con: Hãy chắc chắn rằng mình đã rửa tay trước và sau khi chạm vào con. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa sự lây lan sang các thành viên khác trong gia đình.

➤ Chú ý đến không khí trong nhà: Đảm bảo không khí lưu thông trong nhà. Mở cửa sổ và cửa chính một số thời điểm trong ngày. Điều này giúp không khí trong nhà được lưu thông, làm loại bỏ vi khuẩn gây hại. Bạn cũng cần giữ cho ngôi nhà thông thoáng, khô ráo và sạch sẽ để ngăn chặn nấm mốc.

➤ Phải đưa trẻ đến khám ngay tại trung tâm y tế khi có các dấu hiệu sau: Trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, đặc biệt là trên 39 độ C mà dùng thuốc hạ sốt không đáp ứng; lơ mơ, li bì, ngủ nhiều, xuất hiện co giật, đau đầu liên tục, tăng dần; buồn nôn, nôn khan nhiều lần, sốt kéo dài trên 5 ngày.

Các biện pháp phòng ngừa sốt siêu vi

Mọi người đều biết rằng phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh, vậy làm sao để có thểphòng ngừa sốt siêu vi, đặc biệt là với trẻ em? Để phòng bệnh sốt siêu vi, mọi người cần làm các việc sau đây:

✔ Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi khoa học để nâng cao thể trạng và sức đề kháng cho cơ thể.

✔ Thường xuyên vệ sinh nhà cửa cũng như môi trường xung quanh cho sạch sẽ, thoáng mát, ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của các tác nhân gây bệnh.

✔ Mỗi người cần phải giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Với trẻ em cần hạn chế cho trẻ đưa đồ chơi, cho tay vào miệng.

✔ Mọi người, đặc biệt là trẻ em cần được tiêm phòng đầy đủ.

✔ Không nên tiếp xúc với người đang bị bệnh, không nên đến những nơi đông người khi đang có dịch bệnh tràn lan.

✔ Khi hắt hơi, ho, sổ mũi mọi người nên dùng khăn giấy hoặc dùng tay che miệng lại. Người lớn cũng cần hướng dẫn cho trẻ nhỏ thực hiện điều này.

Bất kỳ ai khi có biểu hiện sốt siêu vi đặc biệt là trẻ nhỏ cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Với những trường hợp bệnh nhẹ, bác sĩ có thể cho điều trị và theo dõi tại nhà, không nhất định phải nằm viện.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống

]]>