Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Fri, 27 Aug 2021 08:53:10 +0000 vi hourly 1 Cảnh giác với suy tim người bệnh tim mạch https://omron-yte.com.vn/13961-canh-giac-voi-suy-tim-nguoi-benh-tim-mach/ Thu, 21 Jun 2012 01:26:38 +0000 https://omron-yte.com.vn/13961-canh-giac-voi-suy-tim-nguoi-benh-tim-mach/ Suy tim thường hay gặp dưới các dấu hiệu như khó thở, khả năng gắng sức kém hơn bình thường. Dấu hiệu điển hình cần lưu ý là mệt mỏi, khó thở khi gắng sức hoặc khó thở về đêm, đau ngực, ho khan, đặc biệt là phù chân, gan to làm đau hạ sườn phải, tĩnh mạch ở cổ nổi lên, nổi vết tím ở môi, chân tay hoặc toàn thân.

Cảnh giác với suy tim người bệnh tim mạch 1

Suy tim là tình trạng cơ tim ngày càng yếu đi, không thể bơm đủ máu giàu ôxy đi nuôi các cơ quan trong cơ thể, không hút được máu đã thiếu ôxy về tim, nên máu bị ứ lại, gây tình trạng phù nề, mệt mỏi, khó thở.

Ở người trẻ, suy tim có thể do các dị tật tim bẩm sinh, hoặc hẹp hở van tim, hậu quả của bệnh viêm khớp do liên cầu khuẩn ở tuổi thiếu niên không được điều trị dự phòng thích hợp. Ở người lớn tuổi thường do các bệnh tim mạch mạn tính như: bệnh tăng huyết áp, bệnh mạch vành, xơ vữa mạch, bệnh huyết khối, rối loạn mỡ máu, rối loạn nhịp tim,…

Dấu hiệu hay gặp nhất ở người bị suy tim là khó thở. Lúc đầu chỉ khó thở khi hoạt động gắng sức, về sau khó thở xảy ra thường xuyên hơn kể cả lúc nghỉ ngơi, đặc biệt ở tư thế nằm nên người bệnh thường phải ngồi dậy để thở. Mệt mỏi, phù chi, tiểu đêm cũng là một trong những dấu hiệu quan trọng trong chẩn đoán. Một triệu chứng khó thấy hơn và không được chú ý nhiều trong suy tim là ho không có đờm kéo dài, ho tăng khi nằm ngủ.

Không kể đến hậu quả tử vong do đột tử mà nguyên nhân chính là suy tim, thì hậu quả lâu dài đối với người bệnh chính là sự suy giảm chất lượng cuộc sống. Người bệnh suy tim thường xuyên bị mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, đau tức ngực do thiếu ôxy; ho, phù, khó thở do ứ trệ tuần hoàn. Các triệu chứng này làm mọi hoạt động của người bệnh bị hạn chế và gây tâm lý hoang mang, bi quan về tình hình bệnh tật. Trong suy tim cấp, người bệnh có thể bị tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Suy tim khó chữa khỏi hoàn toàn, các phương pháp điều trị hiện nay nhằm giúp làm giảm các triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Suy tim có thể thoái triển, ổn định nếu điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa một cách tối ưu, một số người có thể trở lại hoạt động bình thường. Bởi thế, chẩn đoán kịp thời bệnh rất quan trọng, chẩn đoán đúng và sớm mới mong có được kết quả điều trị tốt nhất.

Theo Sức khỏe đời sống

]]>
Tập thể dục giúp tăng sức bền và ngăn ngừa suy tim. https://omron-yte.com.vn/13186-tap-the-duc-giup-tang-suc-ben-va-ngan-ngua-suy-tim/ Sun, 13 May 2012 01:21:51 +0000 https://omron-yte.com.vn/13186-tap-the-duc-giup-tang-suc-ben-va-ngan-ngua-suy-tim/ Một nghiên cứu mới đây xác nhận rằng, tập thể dục có thể giúp tăng cường sức bền, giảm viêm do quá trình lão hóa và ngăn ngừa suy tim.

Tập thể dục giúp tăng sức bền và ngăn ngừa suy tim. 1

Nghiên cứu này gồm 60 bệnh nhân suy tim và 60 người khỏe mạnh tham gia tập luyện aerobic dưới sự theo dõi trong vòng 4 tuần hoặc không tập luyện. 1/2 số đối tượng tham gia ≤ 55 tuổi và một nửa còn lại ≥ 65 tuổi.

Nhóm tập luyện thực hiện các bài tập 20 phút/ngày, 5 ngày/tuần. Nhóm này cũng tham gia một phần tập luyện theo nhóm trong 60 phút tập trung vào tăng sức bền cơ và hấp thụ ôxy.

Ở những bệnh nhân suy tim tham gia tập luyện, những người ≤ 55 tuổi tăng hấp thụ ôxy tối đa thêm 25% và mức tăng là 27% ở những người trên 65 tuổi.

Nghiên cứu cũng thấy rằng tập thể dục làm giảm lão hóa cơ ở bệnh nhân suy tim, cải thiện sức bền của cơ cũng như khả năng tập luyện nói chung, bất kể độ tuổi.

Được đăng trên tạp chí   Circulation   ngày 7/5, các kết quả này cho thấy tập thể dục có lợi cho cả những người già bị suy tim.

Minh Minh.CHITI

Theo An ninh Thủ Đô

]]>
Các phương pháp điều trị suy tim https://omron-yte.com.vn/12196-cac-phuong-phap-dieu-tri-suy-tim/ Tue, 21 Feb 2012 08:44:25 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=12196 Khi sức bóp của tim bị suy yếu hoăc tim dãn nở không đầy đủ dẫn tới tình trạng tim không tống đủ lượng máu để nuôi cơ thể được gọi là hiện tượng suy tim. Suy tim rất nguy hiểm, việc điều trị cần có sự kết hợp giữa y khoa và sự hợp tác của người bệnh trong chế độ ăn uống sinh hoạt. Các phương pháp điều trị cụ thể như sau:

Các phương pháp điều trị suy tim 1

Các phương pháp điều trị suy tim

1. Sử dụng thuốc : là phương thức bắt buộc cho các bệnh nhân như trình bày ở trên vì các thuốc này giúp cải thiện triệu chứng, tăng khả năng gắng sức, giảm nhập viện và kéo dài cuộc sống.

2. Cấy máy tạo nhịp-khử rung: là phương pháp áp dụng cho người có loạn nhịp và người có nguy cơ đột tử cao. Khi có loạn nhịp, máy sẽ phóng ra dòng điện đủ để xoá đi loạn nhịp giúp bệnh nhân không bị đột tử.

3. Tái đồng bộ tim: là phương pháp đặt điện cực vào buồng tim phải và xoang vành tim giúp tim kích thích đồng bộ, có tác dụng giảm triệu chứng, cải thiện chức năng tim và giảm tỉ lệ tử vong.

4. Phẩu thuật:

  • Phẩu thuật điều trị nguyên nhân như phẩu thuật thay van tim nếu bệnh van tim, phẩu thuật điều chỉnh tim bẩm sinh, phẩu thuật bắt cầu động mạch vành cho bệnh tim thiếu máu và nhồi máu cơ tim, phẩu thuật bóc cơ tim cho bệnh cơ tim phì đại…
  • Phẩu thuật ghép tim là biện pháp cuối cùng cho bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối.

Những điều cần lưu ý với người bị suy tim

1. Không được gắng sức nặng như lên dốc, leo cầu thang hoặc làm việc nặng, chơi thể thao đòi hỏi gắng sức nhiều như tennis, bóng đá…Bệnh nhân suy tim trong giai đoạn ổn định vẫn có thể đi máy bay.

2. Không được ăn mặn (nhiều muối hơn 2g/ngày).

3. Tránh các lo âu, căng thẳng kéo dài.

4. Tuân thủ điều trị suy tim do bác sĩ chỉ định. Không tự ý sử dụng toa thuốc hoặc bỏ điều trị bởi vì các bạn khỏe nhiều như bình thường là nhờ điều trị không có nghĩa là các bạn đã hết bệnh. Chi phí cho một lần nhập viện do không điều trị tương đương với điều trị thuốc liên tục trong một năm, chưa kể nguy hiểm tính mạng.

5. Trong thời gian điều trị nếu các bạn cảm thấy mệt hơn, phù nhiều hơn thì nên gặp lại bác sĩ của bạn ngay mà không chờ đến khi hết thuốc.

6. Nên cân nặng hằng ngày, đo huyết áp, theo dõi lượng nước tiểu hằng ngày để báo bác sĩ điều chỉnh thuốc.

Suy tim gây nguy hại gì?

1. Mất khả năng lao động, giảm chất lượng sống (không thoải mái trong sinh hoạt thường ngày).

2. Suy tim thường gây tốn kém sức lực và tài chánh cho bản thân và gia đình vì nhập viện nhiều lần. Bệnh nhân cần có thái độ lạc quan , tuân thủ điều trị để đem đến một dự hậu khả quan.

3. Tử vong cao: Một bệnh nhân khi được chẩn đoán suy tim thì có thể xãy ra đột tử bất kỳ lúc nào mà không thể dự báo trước được. Nếu điều trị đúng thì có thể giảm nguy cơ đột tử, giảm suy tim tiến triển và kéo dài tuổi thọ.

Làm thế nào để phòng ngừa suy tim?

1. Cần khám bác sĩ khi có viêm họng vì đây là nguyên nhân gây ra bệnh van tim do thấp tim ở trẻ em. Khi có đau khớp, sưng khớp cần đến bác sĩ để xác minh nguyên nhân đau khớp để điều trị tốt bệnh thấp khớp cấp.

2. Đối với các bệnh nhân có tim bẩm sinh, bệnh van tim nặng cần được can thiệp sớm để tránh suy tim sau này.

3. Đối với các bệnh nhân lớn tuổi có cao huyết áp, tiểu đường, thiếu máu cơ tim cần điều trị và theo dõi đều đặn để tránh tiến triển suy tim.

BS NGUYỄN HỮU TRÂM EM
Khoa Tim mạch BV Hoàn Mỹ

]]>
Khó thở – Dấu hiệu hay gặp nhất của người bệnh suy tim https://omron-yte.com.vn/11224-kho-tho-dau-hieu-hay-gap-nhat-cua-nguoi-benh-suy-tim/ Fri, 09 Dec 2011 01:28:53 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=11224 Các chuyên gia tim mạch đã nhận định, suy tim là con đường chung cuối cùng của hầu hết các bệnh tim mạch. Vì thế rất cần lưu y tới căn bệnh này.

Khó thở - Dấu hiệu hay gặp nhất của người bệnh suy tim 1
Dấu hiệu hay gặp nhất ở người bị suy tim là khó thở. Lúc đầu chỉ khó thở khi hoạt động gắng sức, về sau khó thở xảy ra thường xuyên hơn kể cả lúc nghỉ ngơi. Đặc biệt ở tư thế nằm dễ bị khó thở nên người bệnh thường phải ngồi dậy để thở.

Mệt mỏi, phù chi, tiểu đêm…cũng là một trong những dấu hiệu quan trọng trong chẩn đoán suy tim. Một triệu chứng khó thấy hơn và không được chú y nhiều trong suy tim là ho không có đờm kéo dài, ho tăng khi nằm ngủ.

Theo các chuyên gia tim mạch, có nhiều nguyên nhân dẫn tới suy tim. Ở người trẻ, suy tim có thể do các dị tật tim bẩm sinh, hoặc hẹp hở van tim, hậu quả của bệnh viêm khớp do liên cầu khuẩn ở tuổi thiếu niên không được điều trị dự phòng thích hợp… Ở người lớn tuổi thường do các bệnh tim mạch mãn tính như: bệnh tăng huyết áp, bệnh mạch vành, xơ vữa mạch, bệnh huyết khối, rối loạn mỡ máu, rối loạn nhịp tim…

Suy tim để lại những hậu quả nặng nề. Người bị suy tim thường bị suy giảm chất lượng cuộc sống, thường mệt mỏi, hoa mặt chóng mặt, đau tức ngực do thiếu oxy, ho, phù, khó thở do ứ trệ tuần hoàn.

Các triệu chứng này làm mọi hoạt động của người bệnh bị hạn chế và gây tâm lí hoang mang, bi quan về tình hình bệnh tật. Trong suy tim cấp người bệnh có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Người bệnh suy tim buộc phải dùng thuốc suốt đời. Vì thế người bệnh cần thường xuyên khám bệnh định kì và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Theo Lao động

]]>
Phân biệt nhồi máu cơ tim và suy tim https://omron-yte.com.vn/6768-phan-biet-nhoi-mau-co-tim-va-suy-tim/ Fri, 11 Mar 2011 17:45:06 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=6768 Công việc của tim là bơm, đẩy máu đi khắp cơ thể, hiểu nôm na là một máy bơm, hút và đẩy dịch.Tim đập không ngừng nghỉ dưới sự điều khiển của các dây thần kinh đặc biệt mà bắt đầu là một xung lực điện cho mỗi nhịp tim, làm cho tim co bóp.

Phân biệt nhồi máu cơ tim và suy tim 1

Tim được cấu tạo bởi một cơ duy nhất và cũng tự cung cấp máu, cung cấp năng lượng để duy trì nhịp đập.

Nhồi máu cơ tim là gì?

Nhồi máu cơ tim còn được gọi là cơn đau tim, đứng tim (MI). Nó xảy ra khi mạch máu đi tới tim bị nghẽn bất ngờ, gây ra tình trạng thiếu ôxy và làm chết phần này của tim.

Mức độ khốc liệt của nhồi máu cơ tim phụ thuộc vào việc một ống dẫn máu lớn nào đó bị khóa như thế nào và phần nào của cơ tim bị chết.

Nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim?

Phổ biến nhất là một cục máu đông từ đâu đó trôi tới và gây tắc mạch máu. Hiện tượng này thường gặp ở những người lớn tuổi, nam giới, hút thuốc, thừa cân hay có mỡ máu, huyết áp cao.

Suy tim là gì?

Suy tim là hiện tượng tim bị xung huyết và làm cho bắp tim yếu đi, không bơm máu mạnh như bình thường (tình trạng hút đẩy không nhịp nhàng) chứ không phải là ngừng đập hẳn.

Nguyên nhân gây suy tim?

Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng tới chức năng này của tim nhưng phổ biến nhất là sau một cơn nhồi máu cơ tim.

Bởi vì do một phần cơ tim bị chết đi, làm cho áp lực đẩy máu giảm và suy tim phát triển.

Các yếu tố phổ biến khác có thể dẫn tới suy tim là huyết áp cao, dùng nhiều rượu và các vấn đề về van tim.

Vậy hiện tượng tim ngừng đập là gì?

Tim ngừng đập là một hiện tượng xảy ra khi tâm thất bị rung khiến làm cho cơ tim ngưng hoạt động và nếu không được chữa trị ngay tức thì bằng máy khử rung thì sẽ khó tránh được tử vong.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng tim ngừng đập?

Bất cứ điều gì, chẳng hạn như một chấn thương đột ngột hay một căn bệnh mãn tính. Nhìn chung, danh sách này là vô tận, cho đến nay vẫn chưa thể hoàn thành.

(Theo Dantri/Dailymail)

]]>
Suy tim có thể dẫn đến tử vong https://omron-yte.com.vn/5162-suy-tim-co-the-dan-den-tu-vong/ Thu, 23 Dec 2010 04:51:26 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=5162 Suy tim xảy ra khi tim không thể bơm đủ lượng máu và dưỡng chất đi nuôi cơ thể. Mới đầu, suy tim chỉ dừng lại ở cảm giác khó thở nhẹ, khó thở khi gắng sức, sau rồi cả khi ngồi nghỉ không làm gì cả người bệnh vẫn cảm thấy khó thở. Thông thường, suy tim có thể được kiểm soát tốt nhờ sự can thiệp tái tưới máu mạch vành kịp thời nhưng nguy hiểm hơn ở giai đoạn suy tim mất bù, bệnh nhân phải đối diện với nguy cơ bị tử vong trong các trường hợp nặng.

Suy tim có thể dẫn đến tử vong 1
Khả năng bóp của tim bị suy giảm trong suy tim tâm thu và thể tích đổ đầy bị thiếu hụt trong suy tim tâm trương. Khi cơ thể không được cung cấp máu đầy đủ thì các cơ chế thần kinh thể dịch sẽ được hoạt hóa để tái phân bố máu cho phù hợp với hoạt động chức năng của các cơ quan. Có thể coi đây là một cơ chế bù trừ của cơ thể nhưng đến một lúc nào đó, triệu chứng suy tim trên lâm sàng sẽ nặng hơn lên trong quá trình tiến triển của bệnh.

Suy tim có thể dẫn đến tử vong

Suy tim là một hội chứng dễ gặp nhất là ở người có tuổi. Với những tiến bộ của y học, càng ngày càng có nhiều bệnh nhân nhồi máu cơ tim được cứu sống nhờ can thiệp tái tưới máu mạch vành nhưng phần lớn trong số họ đều rối loạn chức năng tâm thu ở những mức độ khác nhau và dần dần có thể dẫn đến suy tim.

Bệnh nhân suy tim thường tử vong trong những đợt suy tim mất bù nhất là những bệnh nhân suy tim nặng. Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác trực tiếp dẫn đến tử vong là rối loạn nhịp tim, suy chức năng của các cơ quan không được tưới máu đầy đủ như gan và thận. Những yếu tố có tính dự đoán tiên lượng nặng của bệnh nhân suy tim là rối loạn nhịp nhất, mức độ suy tim nhiều, phân số tống máu thấp, catecholamine máu cao, BNP (B type Natriuretic Peptide) cao, natri máu, cholesterol máu thấp và nhất là giãn thất trái. Bệnh nhân suy tim do suy chức năng tâm thu và chức năng tâm trương có tiên lượng xấu hơn những bệnh nhân chỉ suy đơn thuần một trong hai chức năng đó.

Theo SKDS

]]>
Nguyên nhân và dấu hiệu của suy tim https://omron-yte.com.vn/5156-nguyen-nhan-va-dau-hien-cua-suy-tim/ Thu, 23 Dec 2010 04:48:11 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=5156 Suy tim là một hội chứng lâm sàng xảy ra khi máu bơm ra từ tim không đủ nhu cầu cần chuyển hóa hàng ngày của cơ thể.  Dấu hiệu nhận biết suy tim phần lớn là bệnh nhân có dấu hiệu ứ máu phổi, biểu hiện thở ngắn hơi, hụt hơi, chẹn ngực và có những cơn khó thở về đêm.

Nguyên nhân và dấu hiệu của suy tim 1

Nguyên nhân gây suy tim

Suy tim trái do suy chức năng tâm thu thất trái: Suy tim do suy chức năng tâm thu thất trái chiếm khoảng 60-70% bệnh nhân suy tim. Nguyên nhân gây suy chức năng tâm thu thường gặp là suy mạch vành nhất là ở giai đoạn nặng hoặc bệnh nhân đã có tiền sử nhồi máu cơ tim hoặc động mạch vành bị hẹp không đủ khả năng cung cấp máu cho vùng cơ tim còn sống. Bên cạnh đó còn do các nguyên nhân khác là bệnh tim giãn, bệnh van tim, tăng huyết áp, cơ tim nhiễm độc, tim bẩm sinh.

Suy tim phải thường do hậu quả của rối loạn chức năng tâm thu thất trái. Cũng có thể do hậu quả hoặc tiến triển của nhồi máu cơ tim thất phải, tăng áp động mạch phổi, hở van ba lá mạn tính nặng hoặc loạn nhịp do thiểu sản thất phải. Rối loạn chức năng tâm trương thất trái thường là hậu quả của bệnh tăng huyết áp hoặc bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính do suy mạch vành. Một số nguyên nhân khác đó là bệnh cơ tim hạn chế, thâm nhiễm hoặc phì đại. Rối loạn chức năng tâm trương thất phải có thể do viêm màng ngoài tim co thắt hoặc ép tim. Suy tim cung lượng cao ít gặp hơn, thường do nhiễm độc giáp, rò động tĩnh mạch, bệnh Paget, phụ nữ có thai hoặc bệnh nhân thiếu máu nặng.

Dấu hiệu của suy tim

Có nhiều dấu hiệu và triệu chứng gợi ý suy tim trên lâm sàng. Phần lớn bệnh nhân có dấu hiệu ứ máu phổi thể hiện bằng các triệu chứng như thở ngắn hơi, hụt hơi, chẹn ngực và có những cơn khó thở kịch phát về đêm. Một số bệnh nhân có triệu chứng cung lượng tim thấp như mệt mỏi, giảm khả năng gắng sức, giảm tưới máu thận. Triệu chứng lâm sàng điển hình của suy tim phải là phù hai chi dưới, gan to, tĩnh mạch cổ nổi và bụng cổ trướng. Xin giới thiệu hệ thống phân loại mức độ suy tim của Hội tim mạch New York (NYHA) dựa trên những triệu chứng chức năng của người bệnh ở bảng dưới.

Khám lâm sàng cho những bệnh nhân suy tim mất bù thường thấy nhịp tim nhanh, tiếng thứ nhất mờ, có thể có tiếng thứ 3, thứ 4 hoặc nhịp ngựa phi. Có thể nghe thấy tiếng thổi tâm thu của hở van hai lá hoặc hở van ba lá, tiếng thứ hai tách đôi nghịch thường do mất đồng bộ về thời khoảng điện học hoặc cơ học của thất trái, có thể nghe thấy tiếng thứ 4 khi suy chức năng tâm trương thất trái. Nghe phổi có ran ẩm và huyết áp có thể cao. Mỏm tim có thể vẫn ở vị trí bình thường.

Xét nghiệm thường quy đối với bệnh nhân suy tim là điện tim, siêu âm tim, chụp Xquang tim phổi và định lượng natriuretic peptide B nếu có điều kiện.

Nguồn tin: Benhtimmach.com

]]>