Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Fri, 27 Aug 2021 08:52:56 +0000 vi hourly 1 Phòng bệnh tai mũi họng ở trẻ em trong mùa lạnh https://omron-yte.com.vn/6460-phong-benh-tai-mui-hong-o-tre-em-trong-mua-lanh/ Fri, 25 Feb 2011 10:13:47 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=6460 Mũi và họng luôn tiếp xúc với môi trường bên ngoài vì qua đường mũi họng, không khí bên ngoài đi đến phổi. Đồng thời với việc cung cấp oxy cho cơ thể qua phổi thì những tác nhân gây bệnh cũng theo vào cơ thể. Trẻ em dưới 3 tuổi có thể bị viêm mũi họng 1 năm 3 – 4 lần, thường vào những lúc thời tiết thay đổi đột ngột.

Phòng bệnh tai mũi họng ở trẻ em trong mùa lạnh 1

Nhiệt độ mấy ngày nay trở lạnh đột ngột khiến nhiều trẻ em, thậm chí cả người lớn không thích ứng và không phòng tránh kịp sẽ bị viêm tai mũi họng cấp.

Thông thường, trên 80% các trường hợp lúc đầu các bé chỉ bị viêm mũi họng do virút, sau đó vài ngày do cơ thể yếu sức đề kháng, các loại vi trùng khác có thể xâm nhập thêm làm bệnh trở nặng. Loại virút hay gặp nhất là Adenoidal pharyngeal Conjuntival, virút hợp bào hô hấp và vi khuẩn H.influenzae, phế cầu khuẩn.

Triệu chứng ban đầu, các bé thường bị: ho, sốt, nghẹt mũi một hoặc 2 bên, có thể có sốt cao (38 – 40o), quấy khóc, bỏ ăn… Các bé lớn đã biết nói có thể sẽ than đau họng, nghẹt mũi, ù tai, đau tai, nhức đầu…

Những ngày đầu mới bệnh thường là do virút vì vậy không cần uống kháng sinh, chủ yếu là vệ sinh mũi họng cho bé. Nếu sốt từ 38,5o, nên cho uống hạ sốt như: paracetamol. Nếu bé chỉ ấm đầu (37 – 38,5o) lau bằng nước ấm, uống nhiều nước và ăn nhiều hoa quả.

Nếu không bị bội nhiễm, bệnh sẽ tự khỏi trong vòng từ 5 – 10 ngày. Nếu bé sốt cao 3 ngày liên tục, phải đưa bé đi bệnh viện khám để loại trừ bệnh sốt xuất huyết và xác định chính xác bé bị nhiễm virút hay nhiễm trùng. Vì nhiễm trùng nếu không uống kháng sinh, bé sẽ không tự khỏi bệnh.

Trong trường hợp viêm mũi họng do vi khuẩn, cần dùng thêm kháng sinh như: amoxicilin, cloxacilin, các cephalosporin (cephalexin)… theo hướng dẫn của bác sĩ.

Để phòng bệnh trong những ngày thời tiết trở lạnh, nên cho bé mặc đồ ấm, chú ý giữ ấm phần cổ và chân. Nên xoa dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân và mang tất cho bé, xoa kỹ vùng huyệt dũng tuyền là chỗ lõm giữa 2 gò nổi của ngón chân cái và những ngón còn lại.

BS.CKII. NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY
Theo sức khỏe đời sống

]]>
Trời lạnh, phòng bệnh tai mũi họng ở trẻ em https://omron-yte.com.vn/4286-troi-lanh-phong-benh-tai-mui-hong-o-tre-em/ Mon, 15 Nov 2010 11:09:18 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=4286 Miền Bắc mấy ngày này thời tiết thay đổi đột ngột khiến nhiều trẻ em bị viêm mũi họng nhất là trẻ em dưới 3 tuổi. Thậm chí ngay cả đối với người lớn nếu không kịp thích ứng với môi trường cũng có thể bị viêm mũi họng cấp

Trời lạnh, phòng bệnh tai mũi họng ở trẻ em 1
Cho bé mặc đủ ấm trong những ngày trời lạnh.

Triệu chứng viêm mũi họng khi thời tiết thay đổi

Triệu chứng ban đầu bé thường bị ho, sốt, nghẹt mũi một hoặc 2 bên, có thể có sốt cao (38 – 40o), quấy khóc, bỏ ăn… Các bé lớn đã biết nói có thể sẽ than đau họng, nghẹt mũi, ù tai, đau tai, nhức đầu…Đa số lúc đầu các bé chỉ bị viêm mũi họng do virus, sau đó vài ngày cơ thể bé sẽ yếu dần, sức đề kháng giảm sút , các loại virus, vi trùng sẽ xâm nhập thêm làm bệnh trở nặng hơn. Loại virút hay gặp nhất là Adenoidal pharyngeal Conjuntival, virút hợp bào hô hấp và vi khuẩn H.influenzae, phế cầu khuẩn.

Loại virus này những ngày đầu chưa nghiêm trọng nên chỉ cần vệ sinh sạch sẽ mũi họng cho bé chưa cần cho bé uống kháng sinh. Trường hợp bé số từ 38 độ trở lên thì cho bé uống thuốc hạ sốt paracetamol. Nếu bé chỉ ấm đầu (37 – 38,5o) lau bằng nước ấm, uống nhiều nước và ăn nhiều hoa quả.

Nếu không bị bội nhiễm, bệnh sẽ tự khỏi trong vòng từ 5 – 10 ngày. Nếu bé sốt cao 3 ngày liên tục, phải đưa bé đi bệnh viện khám để loại trừ bệnh sốt xuất huyết và xác định chính xác bé bị nhiễm virút hay nhiễm trùng. Vì nhiễm trùng nếu không uống kháng sinh, bé sẽ không tự khỏi bệnh.

Trong trường hợp viêm mũi họng do vi khuẩn, cần dùng thêm kháng sinh như: amoxicilin, cloxacilin, các cephalosporin (cephalexin)… theo hướng dẫn của bác sĩ.

Để phòng bệnh viêm mũi họng trong thời tiết lạnh. Mẹ chắc chắn phải mặc đồ ấm cho con nhất là phần chân và cổ. Xoa thêm dầu vào lòng bàn chân và mang tất cho bé, đặc biệt nên xoa kỹ vùng lõm giữa 2 gò nổi của ngón chân cái và ngón chân còn lại.

BS.CKII. NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY

Xem thêm:

]]>
Trẻ viêm tai, viêm họng vì mẹ xịt rửa mũi không đúng cách https://omron-yte.com.vn/3193-tre-viem-tai-viem-hong-vi-me-xit-rua-mui-khong-dung-cach/ Tue, 28 Sep 2010 10:34:25 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=3193 Cách xịt mũi của mẹ bé Nam là xịt nước muối biển sâu vào hai bên mũi con nhưng xịt quá mạnh với một lượng nước muối lớn làm con sặc, nước muối tràn vào thanh quản.

Bé Nam 6 tháng tuổi, bị sụt sịt nhẹ, thỉnh thoảng có chảy nước mũi. Bác sỹ chỉ định chỉ cần rửa mũi cho cháu hàng ngày bằng dung dịch muối sinh lý hoặc xịt nước muối biển sâu. Nhưng chỉ vì mẹ bé xịt rửa không đúng cách mà bé Nam bị chuyển sang viêm tai, viêm họng.

Cách xịt mũi của mẹ bé Nam là xịt nước muối biển sâu vào hai bên mũi con nhưng xịt quá mạnh với một lượng nước muối lớn làm con sặc, nước muối tràn vào thanh quản. Nhiều lúc mẹ bé Nam tranh thủ lúc con ngủ để xịt mũi được dễ dàng vì bé thức thì hay cựa quậy. Theo các bác sỹ, vệ sinh mũi kiểu này rất nguy hiểm, không những làm cho trẻ sợ hãi lại rất dễ sặc vì trẻ hay khóc.

Nguyên nhân là vì giữa tai và mũi, họng đều thông nhau. Nếu xịt rửa một lượng lớn nước muối vào mũi trẻ mà không điều tiết tốt khi hút vào rất dễ gây sặc do nước muối tràn vào thanh quản  gây viêm họng, viêm tai.

Trẻ viêm tai, viêm họng vì mẹ xịt rửa mũi không đúng cách 1

Khi xịt rửa mũi cho con, cha mẹ cần bơm nước vào mũi theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, đó là cố gắng rửa mũi lúc trẻ thức, lúc trẻ mở miệng để màng hầu che kín giúp nước từ mũi không chảy vào họng. Xịt nước rửa mũi vào từng hốc mũi, dùng 2 ngón tay bóp day 2 cánh mũi cho nước mũi chảy ra. Làm như vậy 2-3 lần mới rửa sạch được niêm mạc trong hốc mũi. Nên làm ấm nước muối loãng rồi mới vệ sinh mũi cho trẻ.

Với trẻ lớn đã biết xì mũi, sau khi rửa mũi cho trẻ, cha mẹ hướng dẫn con dùng hơi xì mạnh ra ngoài. Với trẻ sơ sinh, cha mẹ dùng dụng cụ hút mũi đã tiệt trùng, hút thật nhẹ nhàng đưa rỉ mũi bẩn ra ngoài.

Động tác hút mũi hay xì mũi cho trẻ rất quan trọng. Vì nếu không hút dịch sau khi nhỏ mũi thì tác dụng vệ sinh, rửa mũi hầu như không còn.

Trẻ viêm tai, viêm họng vì mẹ xịt rửa mũi không đúng cách 2

Thời tiết đang chuyển gió nên trẻ nhỏ, rất là trẻ sơ sinh mẫn cảm rất dễ mắc các chứng đường hô hấp như đau họng, viêm mũi, chảy nước mũi… Vì vậy, cha mẹ có thể tạo thói quen cho con xúc họng với nước muối sinh lý hàng ngày đồng thời vệ sinh mũi cho trẻ. Tránh cho trẻ ra đường khi trời tối để đề phòng gió lạnh.

Điều quan trọng nhất cần ghi nhớ, nếu giữ được mũi sạch thì sẽ không bị viêm họng, viêm tai. Vì vậy, cha mẹ chú ý phòng cho trẻ để tránh trẻ bị nặng phải dùng đến kháng sinh dễ gây mẫn cảm, làm giảm sức đề kháng của cơ thể.

Tuy nhiên, phụ huynh lưu ý không quá lạm dụng muối biển với trẻ nhỏ. Chỉ sử dụng nếu thấy thật cần thiết. Vì nếu xịt rửa nhiều quá sẽ làm trẻ rát mũi, kích thích mũi, ảnh hưởng đến niêm mạc mũi rất khó chịu.

Cha mẹ có thể tự pha chế nước rửa mũi cho trẻ như sau: Lấy 100g muối ăn loại tinh khiết (hàm lượng NaCl khoảng 85 đến 90%) cho nước sạch đã đun sôi vừa đủ 1.000ml rồi đun sôi lại sẽ có dung dịch muối mẹ 9% NaCl. Lấy 100ml dung dịch muối mẹ cho nước sạch đã đun sôi vừa đủ 1.000ml rồi đun sôi lại 10 phút, ta sẽ có nước muối sinh lý làm nước rửa mũi (rửa mắt, rửa vết thương).

An Khánh
(Tổng hợp)
]]>
Khắc phục chứng ngạt mũi https://omron-yte.com.vn/1977-khac-phuc-chung-ngat-mui/ Sat, 31 Jul 2010 02:46:19 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=1977 Khi thời tiết thay đổi, trẻ em là đối tượng rất dễ bị ngạt mũi, cảm lạnh. Ngạt mũi chỉ là những dấu hiệu ban đầu, chưa hẳn là ốm để dùng thuốc nhưng nó lại mang đến 1 sự khó chịu vô cùng, gây khó thở không chỉ đối với trẻ em mà ngay cả đối với người lớn cũng vậy.

Khắc phục chứng ngạt mũi 1
Người thường xuyên có triệu chứng ngạt mũi khó thở khi thay đổi thời tiết càng phải để ý giữ ấm khi chuyển mùa. Đôi khi cả mùa đông lạnh không có vấn đề gì, nhưng lúc chuyển mùa lại dễ bắt đầu từ ngạt mũi mà chuyển sang ốm thực sự.

Theo GS Hoàng Bảo Châu, nguyên viện trưởng Viện Y học cổ truyền TW, ngạt là do hàn, hàn khiến các mạch co lại. Người bị ngạt mũi thường chảy nước mũi, có phù nề và chính sự phù nề gây ngạt. Cách chữa trị là phải làm cho ấm lên. Biện pháp đơn giản là day, ấn huyệt nghinh hương (huyệt ở 2 bên cánh mũi). Ngoài ra có thể dùng dầu, cao sao vàng bôi ở chóp mũi để làm ấm đường thở, ngậm một lát gừng mỏng.

Người bị dị ứng thời tiết là do vệ khí kém, vì thế dễ ngạt mũi, khó thở dù chỉ gặp vài hạt mưa hay bị chút gió lạnh. Nếu không kèm theo sốt thì không cần dùng thuốc, đôi khi chỉ một cốc bạc hà nóng cũng có tác dụng tốt.

Với trẻ em, không được dùng cao sao vàng mà chỉ day ấn huyệt, giữ ấm cổ và chân, cho ăn đồ ấm nóng, hạn chế cho ra đường, giữ bé trong phòng kín gió. Ở người lớn, khi vừa bị lạnh, nhất là khi vừa đi mưa về, nên lau rửa người bằng nước ấm, ngâm chân tay vào nước ấm để làm nóng người.

Để hạn chế chứng ngạt mũi, theo GS Trần Hữu Tuân, nguyên Viện trưởng Viện Tai mũi họng TW, nhất thiết phải giữ ấm chân và cổ, luôn mang dự phòng áo ấm vào thời điểm thời tiết chuyển mùa, lúc nóng lúc lạnh. Khi có triệu chứng ngạt mũi, nên dùng nước muối sinh lý nhỏ để làm sạch đường thở.

Ở trẻ em, nếu có mũi nhày đặc, nên dùng ống nhựa nhỏ (có bán ở các cơ sở y tế, hiệu thuốc) để hút. Nếu trẻ ngạt mũi có kèm theo sốt, biếng ăn, quấy khóc thì mới nên đưa đến viện (điều này để tránh việc lây bệnh từ bệnh viện, bởi nhiều trẻ chỉ ngạt mũi thông thường, nhưng đưa đến viện lại mắc thêm bệnh lây nhiễm nào đó). Nếu ngạt mũi thông thường, nên tự xử lý tại nhà và không được tự ý dùng bất cứ loại thuốc nào, trừ việc nhỏ nước muối sinh lý. Nếu trẻ ngạt mũi kèm theo có mùi hôi thối trong dịch mũi, cần nghĩ đến khả năng có dị vật đường thở, lúc này cần đưa đến bệnh viện gần nhất để soi và bác sĩ sẽ có cách xử lý thích hợp.

Theo các chuyên gia, ngạt mũi không phải là một bệnh, thường chỉ là triệu chứng phản ứng với thời tiết. Nhưng nếu không để tâm chú ý, ngạt mũi sẽ kéo dài gây mất ngủ, khó chịu. Trẻ ngạt mũi dễ quấy khóc, biếng ăn, sụt cân nếu ngạt mũi kéo dài. Khi ngạt mũi, trẻ buộc phải há miệng để thở, điều này dễ gây viêm phổi, cảm lạnh. Bắt đầu từ triệu chứng nhỏ, nếu quan tâm dập tắt bằng những cách đơn giản, thông thường thì sẽ hạn chế được sự tiến triển thành bệnh, tránh được việc dùng thuốc.

Một số trường hợp ngạt mũi là do có khối u. Do đó nếu triệu chứng ngạt mũi không phải bắt đầu bằng việc bị lạnh, sự khó thở tăng dần… thì cần nghĩ đến khả năng này và đi đến viện.

]]>
Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi ? https://omron-yte.com.vn/1963-tre-so-sinh-bi-ngat-mui/ Sat, 31 Jul 2010 01:57:12 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=1963 Hỏi:

Con tôi được 4 tháng 10 ngày tuổi, từ khi sinh ra lúc ngủ cháu hay thở khò khè, bây giờ đã đỡ hơn. Hồi hai tháng rưỡi cháu bị ngẹt mũi.

Tôi có cho cháu đi khám và đã đỡ, từ đó hằng ngày tôi vẫn nhỏ nước muối sinh lý đều đặn cho cháu nhưng cháu luôn có nước mũi khô, có khi bít kín lỗ mũi của cháu làm cháu không chịu bú.

Mấy hôm trước cháu bị sổ mũi một ngày là khỏi nhưng sau đó cháu lại bỏ bú mẹ. Chỉ khi nào ngủ cháu mới chịu bú chứ khi thức thì nhất định không bú nên cháu bú không được nhiều.

Cháu chơi vẫn ngoan, thỉnh thoảng khi bú tôi thấy tiếng thở như ngẹt mũi hay do đờm không biết. Tôi có dùng dụng cụ hút mũi hút thì không thấy có mũi. Tôi muốn hỏi BS tại sao con tôi không chịu bú và tôi lấy mũi hằng ngày cho cháu như vậy có ảnh hưởng tới mũi sau này của bé không?

 

Trả Lời: Khi bị nghẹt mũi thì cháu bé phải thở qua đường miệng, do đó khi nghẹt mũi thì cháu thường bỏ bú hoặc vừa mới ngậm miệng vào núm vú chưa kịp bú đã dứt ra khóc thét lên. Nguyên nhân là cháu cảm thấy bị nghẹt thở khi phải bú trong tình trạng nghẹt mũi.

Chị cũng nhận thấy nếu chị vệ sinh mũi thường xuyên giúp mũi thông thoáng thì cháu bú tốt hơn, nếu không vệ sinh thì khi nghẹt mũi cháu sẽ ngưng bú. Vì thế trường hợp con chị việc quan trọng là giữ cho mũi cháu được thông.

Mũi nghẹt là do có nhiều nước mũi dính trong mũi, trong trường hợp này chị chỉ cần nhỏ nước muối sinh lý cho cháu là đủ, sau đó bịt nhẹ từng bên mũi cho cháu thở bằng lỗ mũi còn lại để nước mũi chảy ra. Hút mũi cũng có thể thực hiện nhưng chị lưu ý hút nhẹ nhàng, không được chọc sâu ống hút vào mũi cháu, vì như thế sẽ gây phù nề niêm mạc mũi nhiều hơn, và hậu quả là nghẹt mũi vẫn kéo dài.

Tuy nhiên có khi nghẹt mũi mà không có nhiều nước mũi, đó là khi niêm mạc mũi bị sưng nề nhiều (do tổn thương cơ học: dùng ống hút mũi mạnh quá làm mũi bị tổn thương hoặc do bệnh lý: viêm mũi do siêu vi trùng hay viêm mũi do dị ứng chẳng hạn). Trong trường hợp này chi nên dẫn cháu đi khám BS hô hấp hay tai mũi họng, các BS sẽ kê cho chị một loại thuốc xịt mũi để làm giảm quá trình viêm phù nề ở trong mũi, thậm chí có thể dùng thuốc xịt co mạch mũi nếu cần – để đảm bảo mũi thông và lúc đó cháu lại bú được bình thường.

Chảy nước mũi và nghẹt mũi như con chị là rất thường gặp ở nhiều trẻ em khác vì niêm mạc mũi ở trẻ nhỏ rất nhạy cảm với thay đổi của môi trường nên rất dễ bị sung huyết , bị viêm và nghẹt. Vì thế chị không nên quá lo lắng làm gì. Việc nghẹt và chảy mũi này không liên quan đến chuyện hồi nhỏ có móc sạch mũi hay không.

ThS.BS LÊ KHẮC BẢO
Trung tâm chăm sóc hô hấp BV ĐHYD TP.HCM

Những điều không nên làm

– Dùng miệng để hút mũi trẻ, sẽ lây lan thêm mầm bệnh cho trẻ, chỉ sử dụng dụng cụ hút mũi và vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần dùng

– Tự ý dùng kháng sinh để trị nghẹt mũi

Trường hợp bé khò khè khó thở, bạn nên đưa bé đi khám ngay để bác sĩ giúp bạn tìm đúng nguyên nhân bệnh và tư vấn cách điều trị tốt nhất!

]]>
Chăm sóc mũi họng cho bé https://omron-yte.com.vn/1960-cham-soc-mui-hong-cho-be/ Fri, 30 Jul 2010 17:58:48 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=1960 Trẻ bị viêm mũi Họng có những biểu hiện gì? 1Trẻ bị viêm mũi Họng có những biểu hiện gì?

– Sốt: Thường sốt xuất hiện đột ngột và khá cao 39-40oC, trong 2-3 ngày.

– Trẻ bứt rứt, quấy khóc, kém ăn, đôi khi có Nôn ói, tiêu chảy.

– Ngạt mũi kèm theo chảy Nước mũi trong hoặc mũi nhầy mủ và ho.

Các biểu hiện kéo dài 5-7 ngày rồi thuyên giảm, nếu kéo dài trên 7 ngày phải đề phòng có những biến chứng của viêm mũi.

Các bước chăm sóc mũi họng cho bé:

a. Chuẩn bị:

Bạn mua 1 chai dịch truyền NaCl  0.9% (đây là dung dịch dùng để truyền tĩnh mạch nên rất an toàn cho cơ thể. Có thể dùng với số lần và liều lượng bất kỳ mà không hề gây ra 1 tác hại nào cho cơ thể), một ống tiêm loại 20cc (ml), một bịch gòn ráy tai nhỏ chuyên dành cho em bé .
Gỡ miếng bảo vệ trên nắp chai dịch truyền. Vệ sinh nắp chai dịch truyền bằng bông gòn tẩm cồn y tế. Cắm kim tiêm vào chỗ lõm của nắp chai dịch truyền. Treo chai dịch truyền lên. Lắp ống tiêm vào kim tiêm kéo piston xuống cho dịch truyền chảy vào bên trong ống tiêm khoảng 10cc. Lấy ống tiêm ra khỏi kim tiêm bơm dịch truyền vào chai nhỏ mũi và chai xịt mũi, vậy là mọi thứ đã sẵn sàng cho việc sử dụng.

b. Chăm sóc mũi:

Khi thấy bé bị hắc xì hơi hay sổ mũi thì phải tiến hành ngay việc nhỏ mũi và hút mũi để làm sạch phần bên ngoài của mũi và xịt phun sương mũi để làm sạch phần xoang sâu trong mũi. Việc làm này nhằm ngăn chặn nước mũi chảy xuống cổ gây viêm họng, xuống phổi gây viêm phế quản và viêm phổi. Cách làm như sau:
Thao tác nhỏ mũi và hút mũi: Đặt bé nằm đầu nghiêng sang 1 bên dùng chai nhỏ mũi
Ju-mi nhỏ từ 5-10 giọt nước muối vào lỗ mũi trên rồi đưa ống hút Ju-mi vào lỗ mũi bên dưới của bé, mẹ ngậm đầu hút và hút mạnh. Nước muối sẽ làm loãng nước mũi và dễ dàng được hút vào bầu chứa. Lặp lại vài lần 1 bên mũi sau đó đổi bên. Thực hiện lại các thao tác giống như bên mũi kia. Sau khi hút mũi đặt bé ở tư thế thẳng đứng dùng bình xịt mũi Ju-mi xịt vào mỗi bên mũi 2-3 lần lau sạch phần nước muối dư chảy ra. Bình xịt Ju-mi tạo ra các hạt nước muối nhỏ li ti và được hít sâu vào bên trong xoang có tác dụng vệ sinh xoang, làm sạch các hạt bụi bẩn hay hóa chất độc hại đang bám vào phần niêm mạc. Đây là nguyên lý của việc điều trị bằng máy xông khí dung nhưng đã được đơn giản hóa thành qui mô cá nhân và gia đình.
Bình thường hằng tuần cần kiểm tra mũi của bé 1 lần thật kỹ bằng đèn soi tai Ju-mi. Hoặc xem ngay khi bé có những dấu hiệu bất thường, khó chịu trong mũi. Xem thật kỹ phần niêm mạc mũi của bé xem có bị đỏ không. Niêm mạc đỏ (bình thường có màu hồng) là dấu hiệu đầu tiên cho thấy bé sắp hoặc đang bị viêm mũi. Nếu niêm mạc đỏ hoặc sau khi đi qua 1 đoạn đường nhiều khói bụi về ta cần phải rửa mũi, hút mũi và xịt mũi ngay. Với các bé từ 3 tuổi trở lên ta tập thành thói quen hàng ngày khi đi học hoặc đi chơi xa về dùng bình xịt mũi xịt 2-3 lần vào mỗi bên mũi cho bé rồi xì mũi ra. Việc này mất chưa đến 1 phút nhưng giúp bé phòng tránh được bệnh viêm mũi và các bệnh về hô hấp khác..
Khi thấy có rỉ mũi (cứt mũi) khô bên trong mũi ta nhỏ vài ba giọt nước muối sinh lý vào, nước muối sinh lý giúp làm mềm rỉ mũi và từ từ mũi sẽ đẩy ra. Khi rỉ mũi được đẩy ra gần bên ngoài thì dùng bông gòn xe lại để ngoáy mũi cho bé. Không nên lấy que gòn ngoáy mũi, làm cho bé sợ sẽ không hợp tác với chúng ta. Ngoài ra việc ngoáy mũi bằng que gòn dễ làm đau và gây tổn thương niêm mạc mũi của bé.
Trường hợp bé bị nghẹt mũi: Tiến hành nhỏ mũi, hút mũi giống như khi bé bị chảy mũi nước. Làm nhiều lần cho đến khi cả 2 bên mũi đều thông thoáng mới thôi. Mũi không thông làm cho bé ngủ không ngon giấc, hay khóc quấy làm cho mẹ và bé đều mệt mỏi, mất sức khiến bệnh lâu khỏi.
Những trường hợp bất thường khác hoặc bé chảy mũi, nghẹt mũi có kèm sốt, ho nữa thì cần đưa ngay đến bác sĩ để được tư vấn, chữa trị tốt nhất. Tuy nhiên trong quá trình điều trị bằng thuốc thì cần tiến hành song song việc rửa mũi, hút mũi và xịt mũi nhằm giúp cho việc điều trị được mau chóng thành công.

c. Chăm sóc răng, lợi, lưỡi, miệng và họng:

Hằng tuần chúng ta cần kiểm tra miệng, lưỡi, răng, lợi, họng cho bé 1 lần bằng đèn pin
Ju-mi. Xem kỹ răng, lợi, lưỡi, miệng và họng.
Nếu thấy lưỡi bé bẩn : Dùng que gòn thấm dung dịch rơ lưỡi để rơ lưỡi cho bé. Tuân thủ đúng theo hướng dẫn của sản phẩm dung dịch rơ lưỡi.
Nếu thấy có 1 trong các triệu chứng sau: Họng bị đỏ hoặc có  mủ, lợi sưng hoặc có mủ, lưỡi lở hoặc có mủ, môi lở hoặc có mủ thì cần đến ngay bác sĩ để được tư vấn chữa trị đúng cách.
Hằng ngày cần ngậm và khò nước muối sinh lý 0.9% để vệ sinh răng, miệng, lợi và họng giúp bệnh chóng khỏi hơn và phòng bệnh rất tốt. Cách làm như sau: Đối với bé lớn, ngậm nước muối sinh lý vào miệng nằm ngửa ra để nước muối thấm vào cổ càng sâu càng tốt. Ngậm từ 2 đến 3 phút thì nhả ra. Trước khi nhả cần khò 1 lượt để nước muối thấm sâu hơn xuống họng. Làm như vậy 2- 4 lần 1 ngày giúp cho bé vừa chắc răng vừa phòng các bệnh về răng, lợi, mũi, họng. (Với các bé còn nhỏ chưa biết cách ngậm và khò thì thôi).

]]>
Bảo vệ và chăm sóc mũi họng trong mùa đông. https://omron-yte.com.vn/462-bao-ve-va-cham-soc-mui-hong-trong-mua-dong/ Mon, 07 Jun 2010 03:31:47 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=462 Bệnh hô hấp tái phát nhiều lần gây nguy hiểm sức khỏe

Theo thống kê năm 2009, tỷ lệ người mắc các bệnh về đường hô hấp ngày càng gia tăng khi thời tiết thay đổi, môi trường bị ô nhiễm, khói bụi,… Ngoài ra, khi thời tiết giao mùa, bệnh càng gia tăng và trầm trọng hơn. Kết hợp với dịch cúm tác động càng làm cho tỷ lệ người mắc bệnh hô hấp tăng cao, đăc biệt là ở trẻ em và người cao tuổi. Đối với bệnh đường hô hấp chúng ta không nên chủ quan vì hô hấp tốt khí thở đưa vào cơ thể trong sạch sẽ giúp cho sự hoạt động hiệu quả của các cơ quan nội tạng, mang lại sức khỏe tốt.

Bệnh hô hấp tái phát nhiều lần gây nguy hiểm sức khỏe 1

Bệnh hô hấp nếu để tái phát nhiều lần sẽ gây những ảnh hưởng không tốt đến phổi như viêm phế quản, hen suyễn,…khiến cho quá trình điều trị kéo dài hơn, tốn kém hơn.

Xông khí dung là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả khi mắc các bệnh về hô hấp, được nhiều gia đình sử dụng. Máy xông khí dung đưa thuốc trực tiếp vào niêm mạc đường hô hấp, chuyển thuốc thành dạng sương mù, giúp thuốc đọng lại trên niêm mạc đường hô hấp, thấm sâu vào phế quản cho hiệu quả nhanh và giảm đi tối đa phản ứng phụ do thuốc uống gây nên.

Vào mùa bệnh, có rất nhiều người mắc bệnh nên bệnh viện thường quá tải và khi đó máy khí dung là một biện pháp chữa bệnh tại nhà là một lựa chọn hợp lý. Khi sử dụng máy khi dung tại nhà, bạn không còn lo sợ phải dùng chung thiết bị y tế với những bệnh nhân khác, đảm bảo vệ sinh, tránh lây nhiễm và không phải thường xuyên đến các cơ sở y tế.

Chú ý: Chỉ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc, uống thuốc khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Ngoài ra, máy khí dung còn có khả năng phòng các bệnh về đường hô hấp. Rất đơn giản chỉ cần xông dung dịch nước muối sinh lý hoặc nước biển sâu để giúp cho mũi họng tăng khả năng chống nhiễm bệnh, vì thế có thể ngăn ngừa các bệnh đường hô hấp như viêm xoang, ngạt mũi, xổ mũi…những bệnh phổ biến tại các vùng nhiệt đới.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại máy xung khí, nhưng máy xông khí dung OMRON NE-C28 và NE-C29 được nhiều gia đình lựa chọn sử dụng. Vì tính tiện lợi, đơn giản, dễ sử dụng, dễ bảo quản, có thể dùng trong gia đình để điều trị hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và các chứng viêm nhiễm đường hô hấp khác.

Bên cạnh đó, máy xông khí dung OMRON NE-C28 và NE-C29 sử dụng công nghệ van ảo nổi trội của Omron, an toàn, dễ vệ sinh. Bộ xông thuốc có thể hấp hoặc luộc, kích thước hạt khí nhỏ, 5 micromet, vào sâu tới phổi, phù hợp cho cả trẻ nhỏ, sử dụng nguồn điện sinh hoạt (220V).

 

]]>