Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Tue, 23 Jul 2019 06:39:24 +0000 vi hourly 1 Đái tháo đường ở trẻ em https://omron-yte.com.vn/18342-dai-thao-duong-o-tre-em/ Fri, 21 Jun 2013 03:18:40 +0000 https://omron-yte.com.vn/18342-dai-thao-duong-o-tre-em/ Tiểu đường (đái tháo đường) là một tình trạng bệnh lý do sự rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hooc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể khiến lượng đường trong máu luôn cao, người bệnh đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm, luôn cảm thấy khát nước. Tiểu đường đang có xu hướng trẻ hóa và có thể gặp ở trẻ em. Gọi là bệnh tiểu đường ở trẻ em.

Hiểu hơn về bệnh tiểu đường ở trẻ em

Cơ thể chúng ta cần thực phẩm để cung cấp  năng lượng cho hoạt động hàng ngày.

Hiểu hơn về bệnh tiểu đường ở trẻ em 1

Tinh bột trong thực phẩm được chuyển hóa thành glucose, biến đổi thành năng lượng chính mà cơ thể chúng ta sử dụng. Quá trình chuyển hóa này xảy ra trong ruột và trong gan của chúng ta.

Hiểu hơn về bệnh tiểu đường ở trẻ em 2

Insulin và nhiều enzym khác nữa, xúc tác cho quá trình chuyển hóa thức ăn trong cơ thể. Các ennzym này do các cơ quan khác nhau trong cơ thể sản xuất ra.  Insulin chủ yếu do tuyến tụy tiết ra mà cụ thể là do các tế bào của đảo tụy .

Hiểu hơn về bệnh tiểu đường ở trẻ em 3

Khi  đủ insulin, Glucose có trong máu mới được chuyển hóa thành năng lượng để cung cấp cho các hoạt động của cơ thể. Vai trò chính của insulin là giúp di chuyển các chất dinh dưỡng trong cơ thể, đặc biệt là đường vào các tế bào của các mô trong cơ thể. Khi lượng đường trong máu tăng lên, các tuyến tụy để tăng tiết insulin nhiều hơn.

Tuy nhiên, khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm vào các tế bào beta, đặc biệt các tế bào sản xuất insulin. Trong thời gian dài liên tục từ vài tháng tới một năm, các tế bào beta ngừng hoạt động, chỉ còn một lượng ít tế bào beta, tuyến tụy không thể sản xuất tất cả các insulin mà cơ thể cần dẫn tới bệnh tiểu đường.

Các loại bệnh tiểu đường

Có hai loại chính của bệnh tiểu đường: típ 1 và típ 2. Trẻ em và thanh thiếu niên thường mắc tiểu đường típ 1, hay còn được gọi là “bệnh tiểu đường vị thành niên”. Bệnh tiểu đường típ 1 xảy ra khi các tế bào tiểu đảo trong tuyến tụy bị không hoạt động tốt, sản xuất  không đủ insulin cung cấp cho cơ thể.

Bệnh tiểu đường ở trẻ em – Nguyên nhân không hề đơn giản?

Bởi nguyên nhân gây “ không đủ insulin” ở trẻ lại xuất phát từ những yếu tố khó có thể kiểm soát được:

  • Một phần đó là do các gen đứa trẻ nhận được từ cha mẹ.
  • Có trẻ bị mắc bệnh do nhiễm trùng gây ra do virut.
  • Một số trường hợp, khi bị nhiễm khuẩn, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ chống lại vi khuẩn. Thay vì  chỉ  chống lại vi khuẩn, hệ thống miễn dịch đồng thời chống lại cả các tế bào sản xuất insulin trong đảo tụy. Khiến cho chức năng sản xuất insulin của tụy không còn đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể.
Bệnh tiểu đường ở trẻ em - Nguyên nhân không hề đơn giản? 1

Tiểu đường típ 1 thường xảy ra ở độ tuổi 5 -12, nhưng có một số trẻ mắc bệnh tiểu đường từ rất sớm.

Bệnh tiểu đường típ 2 thường gây ra bởi tình trạng thừa cân. Trước kia, hầu như tất cả các bệnh nhân tiểu đường loại II đều là người lớn. Ngày nay, không chỉ có người lớn mà nhiều trẻ đang mắc căn bệnh này.  Hoạt động quá ít và ăn quá nhiều thức ăn giàu calo  hoặc ăn đồ ăn nhanh  dễ dàng cho trẻ em để tăng cân.

Trẻ em thừa cân, béo phì, hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường loại II, có nguy cơ cao phát triển bệnh tiểu đường loại II. Giữ cân nặng phù hợp, chế độ ăn đủ dinh dưỡng,  hợp  lý, cân đối các thành phần và hoạt động hàng ngày có thể giúp  kiềm chế hoặc thậm chí ngăn ngừa căn bệnh này.

Ngăn ngừa bệnh tiểu đường cho trẻ

Các mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau để đẩy lùi nguy cơ bệnh tiểu đường cho trẻ:

  • Ăn nhiều loại trái cây tươi và rau quả, các loại hạt, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt và các loại ngũ cốc và thực phẩm từ sữa ít chất béo. Uống nước thường xuyên.
  • Cung cấp nhiều chất xơ, nó có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu của bạn.
  • Tránh ăn thức ăn nhanh và thức ăn làm sẵn hoặc đóng hộp.
  • Hạn chế thức ăn có đường và đồ uống để tránh thêm calo gây tăng cân.
  • Luyện tập thể dục đều đặn mỗi ngày từ 30 phút đến 1 giờ mỗi ngày.

Tiểu đường là một bệnh điều trị không phải là đơn giản, dù là tiểu đường típ 1 hay là típ 2. Điều quan trọng là bản thân người mắc bệnh, hiểu về bệnh, ý thức được những điều cần làm. Nhưng là trẻ nhỏ, thì việc tuân thủ chế độ điều trị càng khó khăn. Các cha mẹ cần tìm hiểu đầy đủ các thông tin về bệnh, để có kế hoạch chăm sóc cho trẻ chu đáo.  Trẻ nhỏ, cha mẹ phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn của trẻ. Đối với trẻ đã nhận thức được về bệnh, cần động viên các trẻ, giải thích, giúp trẻ hòa đồng với bạn bè.

Cũng không phải là quá khó đối với bệnh tiểu đường. Khi đã hiểu và thích nghi với chế độ sinh hoạt của người mắc bệnh tiểu đường, trẻ sẽ thấy tiểu đường  không có gì là đáng sợ.

Dưới đây là một số chia sẻ của các bé mắc bệnh tiểu đường và đã thích nghi với căn bệnh này:

Con đã thường hay cáu gắt và đôi khi thấy việc mình mắc tiểu đường thật là bất hạnh. Nhưng sau đó, khi đã quen được với chế độ sinh hoạt, chế độ ăn uống để quản lý tiểu đường, con không còn cảm giác tự ti như trước nữa.  ( Lan -13 tuổi)

Con đã căm ghét mỗi khi phải đến bệnh viện để điều trị tiểu đường vì con phải bỏ lỡ nhưng bữa tiệc sinh nhật của bạn bè, những chuyến đi chơi cùng lớp. Nhưng bây giờ con nhận ra rằng nếu không có các bác sĩ trong bệnh việc xem bệnh cho con, thì con sẽ còn phải bỏ lỡ rất nhiều điều nữa”.  (  Ngọc-14 tuổi)

Nguyễn Huyền

]]>
Bệnh tiểu đường ở trẻ em https://omron-yte.com.vn/17613-benh-tieu-duong-o-tre-em/ Thu, 28 Mar 2013 09:52:57 +0000 http://demo.omron-yte.com.vn/?p=17613 Bệnh tiểu đường không chỉ xảy ra đối với những người già, người mang thai, những người ít vận động… mà ngay cả trẻ em cũng có thể mắc bệnh tiểu đường bao gồm cả tuyp 1 và tuyp 2. Bệnh tiểu đường loại 1 chiếm 5 đến 10% tất cả các trường hợp chẩn đoán mắc tiểu đường, nhưng là tình trạng phổ biến của bệnh tiểu đường ở trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 10 tuổi.

Bệnh tiểu đường loại 2 và tiền tiểu đường, một hình thức đầu của loại 2, cũng có thể xảy ra ở trẻ em. Trẻ em thừa cân đáng kể có thể phát triển loại 2 hoặc tiền tiểu đường trong thời thơ ấu.

Bệnh tiểu đường ở trẻ em 1

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Các nguyên nhân thực tế của tình trạng bệnh tiểu đường ở cả trẻ em và người lớn ít được biết đến. Tuy nhiên, có một số cơ sở khoa học suy đoán rằng bệnh tiểu đường trẻ em xảy ra do di truyền thông qua sự tác động của các yếu tố môi trường như chế độ ăn uống hoặc tập thể dục. Đa số trẻ em mắc tiểu đường loại 1, trong lịch sử gia đình không có người mắc bệnh tiểu đường

Triệu chứng bệnh tiểu đường

Các triệu chứng chính  của bệnh tiểu đường ở trẻ em cũng tương tự như đối với người lớn. những triệu chứng ban đầu phổ biến là khát nước, mệt mỏi, giảm cân, có cảm giác đói, đi tiểu thường xuyên. Khát và đi tiểu nhiều là dấu hiệu đầu tiên của lượng đường trong máu cao (tăng đường huyết) của bệnh tiểu đường. Một số trẻ em phải dậy vào giữa đêm để đi đến phòng tắm (tiểu đêm). Trẻ em thậm chí có thể bắt đầu làm ướt giường (đái dầm). Mất đường thông qua nước tiểu, cùng với mất nước và không có khả năng sử dụng lượng đường trong máu, có thể dẫn đến giảm cân mặc dù khiến trẻ cảm thấy đói và gia tăng sự ngon miệng. Khi các triệu chứng phát triển, trẻ em thường cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, và yếu. Sau đó dần dần xuất hiện các triệu chứng điển hình bao gồm đau bụng, đau đầu, rối loạn hành vi… Ngoài các triệu chứng khác ở trên, nôn mửa là một triệu chứng cho thấy mức độ đường trong máu cao, đang gây nguy hiểm – một tình trạng nhiễm ceton-acid.

Nhiễm ceton-acid là một tình trạng nghiêm trọng. Nó có thể dẫn đến bất tỉnh và tử vong. May mắn thay, dịch truyền tĩnh mạch và insulin có thể cải thiện tình hình. Một khi trẻ đã được chẩn đoán với bệnh tiểu đường và các cha mẹ có các công cụ và hỗ trợ mà họ cần để quản lý các rối loạn cho trẻ, bệnh tiểu đường nhiễm ceton-acid là hoàn toàn có thể tránh được.

Điều trị bệnh tiểu đường

Điều trị bệnh tiểu đường 1

Hầu hết các trẻ em mắc bệnh tiểu đường cần điều trị insulin . Trẻ sẽ cần một chế độ cung cấp insulin do bác sĩ chỉ định tùy theo tình trạng bệnh. Hiện tại, hầu hết trẻ em sử dụng các chế độ liều dùng insulin thường xuyên hàng ngày có tác dụng nhanh vào ban ngày và insulin tác dụng chậm vào ban đêm. Trẻ em rất nhỏ thường không cần tiêm vào ban đêm, nhưng sẽ cần một khi chúng lớn lên. Cũng như điều trị insulin, kiểm soát đường huyết tốt và tránh hạ đường huyết đột ngột là điều cực kỳ quan trọng để phòng biến chứng của tiểu đường đối với cơ thể và sức khỏe trẻ em.

Cha mẹ trẻ cần tìm hiểu làm thế nào để quản lý tiêm insulin. Insulin thường được tiêm vào da trên bụng hoặc đùi. Biết cách xử trí nếu trẻ bị tụt đường huyết, chắc chắn rằng luôn luôn mang theo glucose và biết cách đo lượng đường trong máu trẻ cũng như dạy trẻ đo khi trẻ đủ tuổi hiểu biết về hành vi này. Bên cạnh đó, cha mẹ trẻ cần dạy con cách tiêm và tự quản lý insulin của mình ngay khi trẻ đủ tuổi. Theo khuyến cáo 9 tuổi là độ tuổi phù hợp để trẻ nhận biết và học cách làm điều này. Nếu trẻ bị ốm vì bất kỳ lý do nào cần điều trị phải báo cho bác sĩ ngay lập tức. Ngoài ra, liên hệ với nhà trường và bạn bè của trẻ chú ý hơn nếu trẻ có các triệu chứng hạ đường huyết

Về chế độ ăn uống, hiện các khuyến nghị cho trẻ em mắc bệnh tiểu đường là ăn ba bữa ăn một ngày . Điều quan trọng là cung cấp cho trẻ một chế độ ăn uống lành mạnh và cân đối với lượng chất xơ và carbohydrate cao . Tuy nhiên, cần phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ để lên kế hoạch dinh dưỡng phù hợp cho trẻ.

Điều trị bệnh tiểu đường 2 Điều trị bệnh tiểu đường 3
Hoạt động thể chất là rất quan trọng cho trẻ em bị bệnh tiểu đường, vì vậy cần giúp trẻ cố gắng tạo thói quen tập thể dục mỗi ngày. Hoạt động thể chất làm giảm lượng đường trong máu, do đó, nếu trẻ có tiêm insulin. cần những hoạt động nhẹ nhàng với cường độ thấp hơn.

Kiểm tra biến chứng của bệnh tiểu đường thường xuyên cho đến khi trẻ 9 tuổi và sau độ tuổi đó hãy duy trì kiểm tra này hàng năm

Thu Cúc

]]>
Chẩn đoán và điều trị bệnh tiểu đường ở trẻ em https://omron-yte.com.vn/13256-chan-doan-va-dieu-tri-benh-tieu-duong-o-tre-em/ Tue, 15 May 2012 04:00:43 +0000 https://omron-yte.com.vn/13256-chan-doan-va-dieu-tri-benh-tieu-duong-o-tre-em/ Đái tháo đường trẻ em (hay còn được gọi là bệnh tiểu đường trẻ em) là một bệnh nội tiết không phổ biến như người trưởng thành. Khoảng 90% tiểu đường trẻ em là týp 1, số còn lại là ĐTĐ týp 2, thường gặp ở trẻ bị thừa cân và béo phì hoặc trong hội chứng gây béo khác như HC Prader-Willi, Laurence – Moonbiedl…

Chẩn đoán và điều trị bệnh tiểu đường ở trẻ em 1

Bệnh tiểu đường ở trẻ em. Ảnh minh họa

Nguyên nhân tiểu đường trẻ em thường do yếu tố di truyền và quá trình viêm tự miễn phá huỷ cấu trúc tế bào bêta tụy làm giảm sản xuất insulin, gây tăng đường huyết (ĐH) mạn tính. Vì vậy, liệu pháp điều trị thay thế insulin là bắt buộc và ngay sau khi xác định chẩn đoán ĐTĐ càng sớm càng tốt. tiểu đường trẻ em không được uống các loại thuốc Đông y hoặc các bài thuốc cổ truyền của người lớn, nếu không điều trị tiêm insulin trẻ sẽ bị biến chứng mù loà, suy thận hoặc nhiễm toan ceton dẫn đến tử vong.

Chẩn đoán tiểu đường

Chẩn đoán tiểu đường trẻ em gồm 4 giai đoạn:

– Giai đoạn chẩn đoán sớm chưa có biểu hiện lâm sàng: Chính vì chưa có biểu hiện lâm sàng, nên bệnh chỉ được phát hiện khi được khám và làm các xét nghiệm. Trong kết quả xét nghiệm nhận thấy có sự thay đổi về miễn dịch, tìm thấy kháng thể kháng tế bào tiểu đảo như ICA (Islet Cell Antibodies). Khi nhiều kháng thể có mặt như: GAD (Glutamic Acid Decarboxylase), IAA (Insulin Autoantibodies), nguy cơ ĐTĐ > 70% vào 5 năm tới. Các Marker gen làm tăng nguy cơ là HLA DR3-DQ A1*0501-DQB1* 0201, HLA DR4-DQ A1*0301-DQB1*0302 và HbA1C tăng trong máu thì nguy cơ từ 40-60% ĐTĐ xảy ra và trong khoảng 5-7 năm tới.

– Giai đoạn bị bệnh đái tháo đường: Đây là giai đoạn đã có những triệu chứng, với hai đặc điểm lâm sàng là:

Khởi phát đột ngột và cấp tính: đái nhiều, uống nhiều, mất nước, rối loạn nhịp thở Kussmaul, nhiễm toan ceton và hôn mê.

Khởi phát từ từ: với triệu chứng, đái nhiều, uống nhiều, ăn nhiều và gầy sút cân trong vài tuần hoặc vài tháng. Kèm theo các triệu chứng khác như: đái dầm dai dẳng, đau bụng, nôn, nhiễm trùng sinh dục và da tái diễn, mệt mỏi, giảm tập trung khi học.

Cần đưa trẻ đi làm xét nghiệm glucose máu và niệu để phát hiện bệnh tiểu đường trẻ em khi có đái nhiều, uống nhiều và gầy sút cân.

– Giai đoạn thuyên giảm một phần “Tuần trăng mật”: Bệnh nhân không cần dùng insulin ngoại sinh vì glucose máu, HbA1C bình thường, nhu cầu insulin thấp

– Giai đoạn đái tháo đường vĩnh viễn, toàn bộ tế bào bêta bị phá hủy, thiếu insulin toàn bộ: đái nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, giảm cân, mệt mỏi, thị lực giảm, mất nước và có thể đái đường nhiễm toan ceton. Đặc điểm ít gặp trẻ dưới 1 tuổi, tuổi mắc bệnh tăng dần và tuổi thường bị ĐTĐ khi dậy thì 10-14 tuổi.

Điều trị

Tổn thương đáy mắt do bệnh tiểu đường

Mục đích cần đạt được khi điều trị insulin ở trẻ em là đảm bảo ĐH ổn định trong giới hạn cho phép từ 4-7mmol/l vào ban ngày và 4-9mmol/l vào ban đêm. HbA1C

Chế độ ăn

Chế độ ăn của trẻ bị ĐTĐ không kiểm soát chặt chẽ như người lớn, vì cơ thể trẻ đang phát triển cần ăn đủ chất, đảm bảo phát triển, tăng trưởng trong giai đoạn dậy thì và vị thành niên, nhưng phải kiểm soát glucose máu ổn định.

]]>
Lưu ý với bệnh đái tháo đường ở trẻ em https://omron-yte.com.vn/13262-luu-y-voi-benh-dai-thao-duong-o-tre-em/ Tue, 15 May 2012 04:00:43 +0000 https://omron-yte.com.vn/13262-luu-y-voi-benh-dai-thao-duong-o-tre-em/ Trẻ béo phì có nguy cơ mắc đái tháo đường rất cao và thường khi phát hiện, bệnh nhân đã chuyển sang type 2

Bất kỳ độ tuổi nào cũng đều có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường hay còn gọi là tiểu đường. Với trẻ em bị béo phì, nguy cơ mắc bệnh rất cao và thường khi phát hiện, bệnh nhân đã chuyển sang type 2.

Đái tháo đường ở trẻ em và những điều cần chú ý

Phạm Thị Vy là một trong những bệnh nhi mắc bệnh đái tháo đường type 2 đang được điều trị tại khoa Thận – nội tiết – bệnh viện Nhi đồng 1 – TPHCM. Đây là trường hợp mắc bệnh do béo phì. Vy mới 13 tuổi nhưng cân nặng gần 60kg. Mẹ của em rất bất ngờ khi nhận được kết quả.

Chị Trần Thị Liễu – mẹ bệnh nhi đái tháo đường, cho biết: “Triệu chứng ban đầu của cháu là uống nước nhiều, đi tiểu nhiều, khi khám bác sĩ và xét nghiệm bị tiểu đường. Do lượng đường rất cao nên cần ở lại bệnh viện điều trị. Gia đình rất lo lắng vì cháu còn đi học.”

Hiện nay bệnh viện Nhi đồng 1 đang điều trị 74 bệnh nhi bị bệnh đái tháo đường. Từ đầu năm đến nay bệnh viện tiếp nhận 14 trường hợp trẻ em bị đái tháo đường, trong đó 2 bệnh nhi đã chuyển sang type 2.

Biểu hiện ban đầu ở trẻ em và người lớn đều giống nhau: uống nhiều, tiểu nhiều, sụt cân, cảm giác đói bụng, đôi khi là những triệu chứng khác như mệt mỏi, học lực sa sút, giảm sự tập trung.

Trẻ em lứa tuổi từ 6 -12 có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường rất cao.

Bác sĩ Nguyễn Phương Khanh – Khoa Thận, Nội tiết bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM, cho biết: “Tiểu đường trẻ em thường là tiểu đường type 1 do thiếu insulin trong cơ thể nên phần lớn sử dụng 1 loại insulin bên ngoài đưa vào cơ thể. Còn bé mắc bệnh đái tháo đường type 2 thì dùng thuốc như người lớn”.

Các bác sĩ khuyến cáo, bố mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề dinh dưỡng và việc tập thể dục của trẻ. Một khi trẻ có nguy cơ béo phì thì nên đến bác sĩ để kiểm tra các triệu chứng của bệnh đái tháo đường, nếu không sẽ dẫn đến những biến chứng khó lường.

Tác giả : Hải Yến – O2TV

]]>
Dấu hiệu nhận biết tiểu đường, đái tháo đường ở trẻ em https://omron-yte.com.vn/13265-dau-hieu-nhan-biet-dai-thao-duong-o-tre-em/ Tue, 15 May 2012 04:00:43 +0000 https://omron-yte.com.vn/13265-dau-hieu-nhan-biet-dai-thao-duong-o-tre-em/ Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hoá hydrat carbon với đặc trưng đường máu tăng cao mạn tính do giảm bài tiết insulin hoặc giảm chức năng hoạt động của insulin hoặc cả hai.

Đái tháo đường ở trẻ em liên quan đến yếu tố di truyền và viêm tự miễn tiểu đảo Langerhans. Đái tháo đường ở trẻ em chủ yêú là phụ thuộc insulin (typ 1) và liệu thay thế tiêm insulin là cần thiết để duy trì cuộc sống cho trẻ

Chúng ta có thể nhận biết một cách dễ dàng trong đa số trường hợp đái tháo đường ở trẻ em là khởi phát đột ngột và cấp tính với các triệu chứng : đái nhiều, uống nhiều, ăn nhiều và gầy sút cân. Nhưng có nhiều khi những trẻ nhỏ không thể tự nhân biết rằng chúng có uống nhiều và tiểu nhiều hay không. Chúng ta có thể nhận biết điều đó bằng cách quan sát xem trẻ có hay phải dậy đi tiểu ban đêm so với bình thường hay không. Nếu có chứng tỏ là trẻ đã có biểu hiện của tiểu nhiều. Nhiều trẻ phải đi khám bệnh vì dấu hiệu gầy sút cân trong một thời gian ngắn. Đó là một biểu hiện rất hay gặp ở trẻ mắc bệnh đái tháo đường mà chúng ta cần phải lưu tâm để nhận biết sớm bởi vì nếu trong điều kiện phát triển bình thường thì trẻ phải tăng cân

Dấu hiệu nhận biết tiểu đường, đái tháo đường ở trẻ em 1

Một số trường hợp không phát hiện sớm do không có các triệu chứng đặc hiệu cũng như gia đình không biết cách nhận biết, trẻ bị bệnh có thể phải đi khám bệnh vì giảm thị lực hoặc chậm lớn, chậm dậy thì và khi đó mới phát hiện ra bệnh đái tháo đường.

Để chẩn đoán chính xác trẻ có bị bệnh đái tháo đườn hay không thì quan trọng nhất là phải xét nghiệm đường máu (ít nhất từ 2 lần trở lên) với tiêu chuẩn là :

–    đường máu khi đói ≥ 7,0 mmol/l

–    hoặc đường máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l.

Liệu pháp điều trị insulin vẫn là tối ưu nhất cho các trường hợp trẻ em bị mắc đái tháo đường typ 1. Tuy nhiên, không thể tự mua inslin mà tiêm cho trẻ, sẽ rất nguy hiểm, việc chỉ định liều lượng, hướng dẫn cách tiêm cũng như cách kiểm tra đường máu phải có sự hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa. Đặc biệt khi tiêm insulin cho trẻ tại nhà cần có máu kiểm tra đường huyết tại nhà, tốt nhất là hàng tuần nên kiểm tra đường máu 4 mẫu trong 1 ngày (thường là cuối tuần).

Ngoài ra cần đinh kỳ kiểm tra các xét nghiệm HbA1c, chức ngăng thận và soi đáy mắt để phát hiện sớm các biến chứng của bệnh đái tháo đường.

Một điểm cần lưu ý về chế độ ăn của trẻ bịmắc bệnh đái tháo đường đó là không nên ăn kiêng nhưu người lớn mà cần ăn đầy đủ chất vì trẻ đang ở trong giai đoạn phát triển.

Xem thêm :

]]>
Bệnh tiểu đường ở trẻ em – Nguyên nhân và triệu chứng https://omron-yte.com.vn/10958-benh-tieu-duong-o-tre-em-nguyen-nhan-va-trieu-chung/ Fri, 18 Nov 2011 09:45:25 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=10958 Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng chỉ có người lớn mới mắc bệnh tiểu đường nhưng trên thực tế thì đã có rất nhiều trẻ bị căn bệnh nguy hiểm này. Vậy làm thế nào để phòng tránh và nếu bị tiểu đường, trẻ cần được chăm sóc như thế nào?…

Bệnh tiểu đường ở trẻ em - Nguyên nhân và triệu chứng 1

Tiểu đường tuýp 1 là loại tiểu đường thường gặp ở trẻ em, chiếm 90  95% trẻ dưới 16 tuổi. Đó là lý do tại sao tuyến tuỵ không thể sản sinh insulin.

Tiểu đường tuýp 1 được phân loại giống như một bệnh tự động miễn dịch, điều đó có nghĩa là hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tấn công vào chính mô hoặc một trong những tổ chức tế bào của cơ thể. Khi mắc tiểu đường tuýp 1 thì insulin – sản sinh tế bào ở các tuyến tuỵ bị phá huỷ.

1. Bệnh tiểu đường có phổ biến không?

Bệnh tiểu đường ở trẻ không phổ biến lắm, nhưng có rất nhiều thay đổi rõ rệt về số lượng trẻ mắc bệnh gia tăng trên thế giới:

Ở Anh và Wales: 17/100.000 trẻ mắc tiểu đường mỗi năm.

Ở Scotland con số này là: 25/100.000 trẻ.

Ở Finland: 43/100.000 trẻ.

Ở Nhật: 3/100.000 trẻ.

30 năm qua số lượng các trường hợp mắc tiểu đường ở trẻ đã tăng gấp 3 lần. Ở Châu Âu và Mĩ, tiểu đường tuýp 2 đã từng thấy lần đầu ở những người trẻ.

Đó có thể là một phần lý do xu hướng gia tăng trẻ béo phì trong xã hội của chúng ta. Nhưng bệnh béo phì cũng không thể giải thích được hoàn toàn số lượng mắc tiểu đường tuýp 1 ở trẻ ngày càng cao.

2. Lý do gì khiến nhiều trẻ em lại mắc bệnh tiểu đường?

Cũng như những người trưởng thành, lý do mắc tiểu đường ở trẻ nhỏ không được biết đến một cách cặn kẽ. Nó có thể liên quan đến gen và môi trường sống.

Phần lớn trẻ đều có khả năng mắc tiểu đường tuýp 1, không phụ thuộc vào việc trẻ đó được sinh ra trong một gia đình có tiền sử mắc bệnh tiểu đường.

3. Bệnh tiểu đường có những triệu chứng gì?

Triệu chứng chính ở trẻ em cũng tương tự như người lớn. Chúng có dấu hiệu xuất hiện trong một vài tuần như:

+ Khát nưới.
+ Mệt mỏi.

+ Giảm cân.

+ Thường xuyên đi tiểu.

Ngoài ra chúng còn có các triệu chứng khác đối với trẻ như:

+ Đau bụng.

+ Đau đầu

+  Có vấn đề về hành vi cư xử khác thường.

Thỉnh thoảng bệnh tiểu đường nhiễm axit xuất hiện trước khi bệnh tiểu đường được chẩn đoán, mặc dù điều này ít xảy ra ở Mỹ do có hiểu biết tốt về các triệu chứng của bệnh.
Các bác sĩ cũng nên cân nhắc kỹ lưỡng khả năng mắc bệnh tiểu đường ở bất kỳ trẻ nào mà không hề liên quan đến tiền sử bệnh tật của gia đình hoặc đau bụng trong một vài tuần.

Nếu bệnh tiểu đường được chẩn đoán, những đứa con của bạn cần phải tham khảo những điều đặc biệt về tiểu đường của trẻ em.

4. Tiểu đường được chữa trị như thế nào cho trẻ?

Việc chăm sóc bệnh tiểu đường ở trẻ thông thường được điều trị bởi bệnh viện hơn là bác sĩ đa khoa của họ.

Hầu hết trẻ em mắc tiểu đường cần được điều trị insulin, cần được cung cấp insulin hằng ngày (tác dụng nhanh và chậm) và tăng lượng insulin theo tuổi.

Thường trong những năm đầu sau khi chẩn đoán bị bệnh, con bạn có thể chỉ cần một lượng nhỏ insulin. Đây được coi là thời kỳ đầu tiên của bệnh.

Cũng như điều trị insulin, điều chỉnh lượng đường glucose tốt và tránh “hypos” (giảm lượng đường trong máu) là rất quan trọng. Vì có nhiều loại bệnh tiểu đường phức tạp tăng thêm cùng với bệnh tiểu đường đang mắc phải trong thời gian dài mắc bệnh.

5. Cha mẹ có thể làm gì giúp con của mình?

Chung sống với bệnh tiểu đường thực chất là một cuộc chiến về mặt tâm lý, đặt các gia đình trong tình trạng căng thẳng. Vậy nên, phải có những điều trị đúng đắn, tích cực. Điều này có thể từ bác sĩ đa khoa của gia đình bạn, bệnh viện hoặc sự giúp đỡ của xã hội.

Sự hiểu biết tất cả những điều khác nhau về bệnh tiểu đường và việc điều trị đòi hỏi kiên nhẫn sẽ là rất khó nhưng điều này sẽ có lợi cho con bạn và cuộc sống gia đình bạn.

Những cách sau giúp bạn hiểu biết thêm về bệnh tiểu đường:

  • Học cách tiêm insulin như thế nào. Insulin thường được tiêm ở bụng hoặc bắp đùi.
  • Nhận biết các triệu chứng về glucose trong máu thấp(hạ đường huyết), bệnh tiểu đường nhiễm axit và biết cách khắc phục nó.
  • Đảm bảo rằng đường glucose luôn luôn có sẵn trong nhà.
  • Luôn đo mức độ glucose trong máu và dạy cho con bạn biết phải làm gì ngay khi chúng đã lớn.
  • Dạy cho con bạn cách tiêm insulin như thế nào.
  • Gặp bác sĩ thường xuyên để kiểm tra tình trạng bệnh và đặc biệt nếu con bạn bị ốm vì bất cứ lí do gì – để được điều trị và có những hướng thay đổi thích hợp.
  • Thông báo cho nhà trường và bạn bè con bạn về các triệu chứng của hạ đường huyết và cách họ phải làm gì khi gặp trường hợp đó.
  • Tiếp xúc với những người bị mắc tiểu đường xung quanh để có sự giúp đỡ hơn.

6. Chế độ ăn kiêng như thế nào

Các chuyên gia dinh dưỡng là nhân vật không thể thiếu trong quá trình điều trị. Nhưng quan trọng hơn, cha mẹ phải giúp con mình thực hiện được chế độ ăn dinh dưỡng cân bằng tốt cho sức khoẻ, đặc biệt là nhiều chất xơ và carbohydrates, hạn chế ăn bánh kẹo ngọt.

Giúp con bạn có những hiểu biết về phản ứng của cơ thể trong việc ăn uống, tiếp nhận insulin và ăn đồ ngọt điều độ ở mức có thể – được kèm thèo bởi liều lượng insulin phải tiêm.

7. Hoạt động thể lực như thế nào?

Hoạt động thân thể rất quan trọng đối với trẻ bị mắc tiểu đường, vì vậy hãy khuyên con bạn phải tập thể dục hàng ngày.

Hoạt động thân thể sẽ làm giảm lượng đường trong máu, vậy nên nếu con bạn phải tiêm insulin thì liều lượng cần được giảm xuống. Tốt nhất là cho chúng ăn bánh mỳ, nước hoa quả hoặc thức ăn cung cấp carbohydrates khác trước khi tập.

8. Điều trị trong bao lâu?

Một người bị mắc tiểu đường từ nhỏ sẽ sống với chế độ ăn kiêng và uống thuốc lâu hơn một người mắc tiểu đường khi trưởng thành.

Bệnh tiểu đường chữa rất lâu và có độ rủi ro cao như những biến chứng ảnh hưởng đến mắt và tính khí con người.

Điều này thường bắt đầu sau khi dậy thì nhưng thường có liên quan đến cuộc sống sau này.

Thường xuyên kiểm tra những biến chứng ở giai đoạn sau bắt đầu khi trẻ được 9 tuổi. Từ đó kiểm tra thường xuyên hàng năm.

Minh Anh
Theo MSN

]]>
Phòng ngừa tiểu đường ở trẻ em như thế nào? https://omron-yte.com.vn/10953-phong-ngua-tieu-duong-o-tre-em-nhu-the-nao/ Fri, 18 Nov 2011 09:40:37 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=10953 Ths.BS Đào Thị Yến Phi – Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế TP.HCM đã nói : Tiểu đường có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Ở trẻ em độ tuổi thường gặp nhất là tuổi bắt đầu đi học (5-7) và tuổi dậy thì (11-13). Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp phát hiện tiểu đường ngay từ giai đoạn sơ sinh (0,3%) hoặc trẻ dưới 2 tuổi (8%). Khi bị bệnh tiểu đường thì trẻ em thường gầy mòn dù ăn uống được, tiểu nhiều; nếu bị nặng sẽ xuất hiện rối loạn tri giác, suy hô hấp, hôn mê, co giật, nhiễm trùng…

Phòng ngừa tiểu đường ở trẻ em như thế nào? 1

Trẻ bị tiểu đường do những nguyên nhân gì?

– Tiểu đường ở trẻ em đa phần là tiểu đường type 1. Các yếu tố thuận lợi của tiểu đường type 1 ở trẻ em là di truyền từ cha mẹ, stress làm gia tăng các nội tiết tố liên quan đến đường huyết, nhiễm vi sinh vật (vi trùng, siêu vi, ký sinh trùng – trong môi trường, trong thực phẩm, trong một thời kỳ mắc bệnh nào đó), một số kháng thể có trong thức ăn và thuốc. Các loại thuốc được xem là có liên quan đến tiểu đường bao gồm: Acid Nicotinic, Cortisone, Interferon, thuốc điều trị AIDS, ung thư, thuốc diệt chuột…

Một vài nghiên cứu còn đề cập đến yếu tố BSA (Bovin Serum Albumin) có trong sữa bò có thể tạo kháng thể chống lại tế bào beta của tuyến tụy gây thiếu insulin. Vì vậy cũng có khuyến cáo cho rằng ở trẻ dưới 12 tháng tuổi không nên cho dùng sữa tươi (sữa bò nguyên chất) mà cần dùng các sữa công thức đã được chế biến.

Bà mẹ đã mắc bệnh tiểu đường có nên mang thai?

– Vẫn mang thai bình thường. Ngay cả những bà mẹ không hề bị tiểu đường nhưng con cũng có thể bị tiểu đường. Tỉ lệ di truyền bệnh tiểu đường từ cha mẹ sang con chỉ khoảng 10-20%, thậm chí nếu bé có gen tiểu đường nhưng ăn uống và vận động hợp lý thì có khi cũng không hình thành tiểu đường.

Trẻ béo phì có dễ bị tiểu đường?

– Tiểu đường type 2 thường gặp ở người lớn trên 40 tuổi, ít gặp ở trẻ em, và thường xuất hiện trên cơ địa béo phì. Tuy nhiên, béo phì không phải là nguyên nhân gây tiểu đường, chỉ là yếu tố thúc đẩy đến tiểu đường trên một cá thể mang yếu tố di truyền mà thôi.

Quà vặt và thức ăn nhanh ngày càng phổ biến, cách nào để trẻ tự tuân thủ chế độ ăn của người tiểu đường?

– Ăn vặt, ăn ngọt không phải là nguyên nhân trực tiếp gây tiểu đường, mà chỉ làm gia tăng nguy cơ tiểu đường thông qua béo phì mà thôi. Do đó, cần có kế hoạch kiểm soát cân nặng, không để trẻ tăng cân quá nhanh. Qua khỏi giai đoạn dưới sáu tháng tuổi, cần để trẻ tăng cân chậm lại, 200-300g mỗi tháng là mức trung bình. Chế độ ăn cần đầy đủ các nhóm thực phẩm bột, đạm, rau, béo một cách cân đối. Ăn nhiều rau quả tươi, uống đủ nước, không ăn nhiều chất béo và chất bột.

Ở trẻ, các biến chứng tiểu đường có khác với người lớn tuổi?

– Tiểu đường chỉ được xác định bằng cách thử đường huyết. Vì vậy muốn tầm soát cần thử máu định kỳ (chứ không phải tìm đường trong nước tiểu, vì khi đã có đường trong nước tiểu thì thường là tổn thương đã nặng, khó điều trị để phục hồi). Dùng thuốc ngay khi phát hiện bệnh và duy trì điều trị lâu dài, có khi phải dùng insulin thay thế suốt đời. Kèm theo thuốc là chế độ dinh dưỡng phù hợp và vận động tích cực. Cần chú ý ngay từ khi tuổi còn rất nhỏ cũng phải tập cho trẻ thói quen vận động thường xuyên, tốt nhất là cho trẻ theo đuổi một môn thể thao nào đó ít nhất một giờ/ngày.

Biến chứng của tiểu đường không khác nhau giữa người trẻ và người lớn tuổi, tuy nhiên với trẻ em thường chỉ thấy xuất hiện biến chứng ở trẻ lớn (trên 10 tuổi) do tiểu đường đã tiến triển nhiều năm.

Các sai lầm thường thấy khi tự điều trị?

– Tiểu đường có khi phải dùng thuốc cả đời, vì vậy việc tự điều trị có thể làm gián đoạn việc điều trị đúng mức, làm bệnh tiến triển nhanh hơn, dễ có biến chứng hơn. Đến nay chưa có loại thuốc dân gian nào được xác định là thay thế được insulin trong điều trị tiểu đường type 1 ở trẻ em.

Nếu dùng thuốc đúng chỉ định và tuân thủ đúng việc theo dõi khi điều trị, người bệnh có thể chung sống lâu dài và hòa bình với căn bệnh mãn tính này.

Theo Tuổi Trẻ

]]>