Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Mon, 05 Jun 2023 01:26:55 +0000 vi hourly 1 Bệnh tiểu đường type 1 có lây truyền từ mẹ sang con? https://omron-yte.com.vn/12490-benh-tieu-duong-type-1-co-lay-truyen-tu-me-sang-con/ Thu, 29 Mar 2012 08:55:24 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=12490 Vợ tôi năm nay 22 tuổi mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 đã gần 4 năm và đang tiêm thuốc (Mixtar), đầu năm 2009 vợ tôi sinh hạ 1 cậu con trai nặng 3,6kg. Thưa các bác sỹ cho tôi hỏi bệnh tiểu đường ảnh hưởng gì đến mẹ sau khi sinh & với con về sự phát triển, trí tuệ của bé, có gây hoặc để lại di chứng cho bé không ? có phải thực hiện thoe phương pháp nào không ? tại Việt Nam đã có phương pháp chữa trị mới nào về bệnh tiểu đường chưa? (Hoàng Văn Vương)

Bệnh tiểu đường type 1 có lây truyền từ mẹ sang con? 1

Trả lời:

Bệnh Đái tháo đường là một bệnh tăng đường huyết mạn tính, do thiếu Insuline tương đối hay tuyệt đối, nếu không kiểm soát tôt, sau một thời gian tiến triển kéo dài có thể gây nhiều tai biến. Đái  tháo đường týp 1 hay còn gọi là đái tháo đường phụ thuộc Insulin, tỉ lệ mắc cao ở những gia đình có người bị đái tháo đường

Điều trị cho người mắc bệnh tiểu đường týp1 trong đó chế độ ăn cần đảm bảo trong thời gian đầu để bệnh nhân có thể trọng bình thường. Chế độ ăn cung cấp mỗi ngày 1800Kcal trong đó Glucide 50%, Lipide 25%, Protide 20%, riêng ở Việt nam tỉ lệ cung cấp Glucide có thể tới 60%. Có thể tăng cường nhiều chất xơ rau xanh, đảm bảo đủ vitamin và yếu tố vi lượng. Thuốc chủ yếu sử dụng là Insulin đường tiêm. Anh cũng nên điều trị và theo dõi bệnh của vợ một cách thường xuyên bởi bác sĩ chuyên khoa nội tiết.

Trẻ sinh ra ở những bà mẹ bị mắc bệnh tiểu đường thường có trọng lượng lớn, ngay sau đẻ trẻ có thể gặp một số những biến chứng như sang chấn do đẻ khó, hạ đường huyết, hạ canxi huyết…Con của những bà mẹ bị mắc bệnh tiểu đường thường có nhiều khả năng bị béo phì cũng như có nguy cơ bị mắc bệnh tiểu đường…Bạn có thể đưa bé đi khám chuyên khoa Nhi để có thể đánh giá tổng quát sức khoẻ của bé.

Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ

]]>
Biến chứng của bệnh tiểu đường type 1 https://omron-yte.com.vn/12485-bien-chung-cua-benh-tieu-duong-type-1/ Thu, 29 Mar 2012 08:50:25 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=12485 Bệnh tiểu đường type 1 có thể để lại  một số biến chứng nguy hiểm như hạ đường huyết, Nhiễm ketone máu, rối loạn cương dương , các biến chứng ở mắt và biến chứng ở chân…

Biến chứng của bệnh tiểu đường type 1 1

Đường huyết thấp còn được gọi là hạ đường huyết. Nó có thể xảy ra do tiêm quá nhiều insulin, tập thể dục quá nhiều, hoặc ăn quá ít thức ăn. Hạ đường huyết thường gặp ở bệnh nhân Đái tháo đường type 1 đang điều trị.

Triệu chứng thường xuất hiện khi lượng đường trong máu giảm dưới 70mg/dl .

Các triệu chứng bao gồm:

  • Nhức đầu
  • Đói
  • Căng thẳng
  • Run tay
  • Đổ mồ hôi
  • Yếu mệt
  • Nhìn mờ

Nếu những triệu chứng này xảy bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu.

Nếu đường huyết thấp, ăn uống những thức ăn chứa đường: nước trái cây, vài muỗng đường, một ly sữa  hoặc nước ngọt.

Sau khi các triệu chứng hết, bạn nên  ăn thêm thức ăn khác.
Nếu bị hạ đường huyết nặng hơn nên được điều trị tại bệnh viện

Cần chỉnh liều insulin thích hợp để tránh hạ đường huyết thường xuyên

Nhiễm ketone máu

Nếu đái tháo đường type 1 không được điều trị rất dễ xảy ra biến chứng hôn mê do nhiễm ceton acid

Khi không có đủ insulin để đưa glucose vào tế bào, glucose có thể tăng cao trong máu. Khi đó, cơ thể tìm các hình thức khác để tạo năng lượng và sử dụng chất béo như là một nguồn nhiên liệu. Mỡ sẽ bị phân hủy để tạo năng lượng và quá trình này sẽ tạo ra nhiều acetone acid , ketone tăng trong máu và nước tiểu. Gây ra nhiễm cetone acid ( ketoacidosis.)

Các triệu chứng cảnh báo nhiễm  cetone acid ,bao gồm:

  • Thở nhanh, sâu
  • Da và miệng khô
  • Bừng mặt
  • Hơi thở có mùi trái cây
  • Buồn nôn hay nôn mửa
  • Đau dạ dày

Nếu những triệu chứng này xảy ra, gọi cho bác sĩ hay đi đến phòng cấp cứu ngay lập tức. Nếu không được điều trị , tình trạng này sẽ dẫn đến hôn mê và thậm chí tử vong.

Các biến chứng Đái tháo đường type 1 khác

Biến chứng cấp:

Bao gồm:

  • Hạ đường huyết
  • Nhiễm cetone acid


Biến chứng lâu dài

Bao gồm:

  • Rối loạn cương dương
  • Biến chứng ở mắt: bệnh võng mạc do đái tháo đường, bong võng mạc, Glaucoma, và đuc thủy tinh thể.
  • Biến chứng ở chân
  • Nhiễm trùng của da,tiết niệu và sinh dục ở nữ
  • Bệnh thận (bệnh tiểu đường nephropathy)
  • Biến chứng thần kinh do đái tháo đường
  • Tai biến mạch máu não
  • Bệnh mạch máu, bao gồm thuyên tắc mạch và đột quị
]]>
Phân biệt bệnh tiểu đường type 1 và type 2 https://omron-yte.com.vn/12475-phan-biet-benh-tieu-duong-type-1-va-type-2/ Thu, 29 Mar 2012 08:39:48 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=12475 Bệnh tiểu đường có 2 loại chính là bệnh tiểu đường type 1 và bệnh tiểu đường type 2. Dựa vào một số triệu chứng người ta có thể phân biệt 2 dạng bệnh này.

Tiểu đường type 1

Còn gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin hay tiểu đường ở người trẻ. Trong bệnh tiểu đường type 1, là do cơ chế tự miễn, tức tuyến tụy bị tấn công và phá hủy bởi chính cơ thể, làm cho tuyến tụy không còn khả năng sản xuất insulin nữa.

Tiểu đường type 1 1

Kháng thể bất thường này được thành lập ngay trong cơ thể người bệnh tiểu đường type 1. Kháng thể này bản chất là protein trong máu, một phần trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Bệnh nhân bị tiểu đường type 1 muốn sống được cần phải chích insulin mỗi ngày.

Gen gây bệnh tiểu đường type 1 có nhiễm sắc thể số 11 giống nhau ( nhiễm sắc thể là nơi lưu trữ mọi thông tin di truyền bằng các nucleotic trong tế bào). Tiếp xúc, nhiễm một số virus như quai bị, Coxakies virus hay các độc chất trong môi trường có thể khởi phát đáp ứng kháng thể một cách bất thường, là nguyên nhân làm hư tổn tế bào tụy tiết insulin.

Tiểu đường type 1 có xu hướng xảy ra ở người trẻ, thường dưới 30 tuổi. Tuy nhiên ở bệnh nhân trẻ còn có dạng tiểu đường do cơ hội. Tiểu đường type 1 chiếm khoảng 10%, còn tiểu đường type 2 chiếm 90%.

Tiểu đường type 2

Tiểu đường type 2 1

Còn gọi là tiểu đường không phụ thuộc insulin hay tiểu đường ở người trưởng thành. Trong tiểu đường type 2, tụy người bệnh vẫn còn khả năng sản xuất insulin, nhưng không đủ.

Trong một số trường hợp,sau khi ăn tụy sản xuất một lượng insulin nhiều hơn bình thường. Đa số bệnh nhân tiểu đường type 2, tế bào cơ thể vẫn còn nhạy cảm với insulin ( đặc biệt là tế bào mỡ và tế bào cơ), lượng lớn insulin được sản xuất được tế bào nhận diện.

Tóm lại vấn đề tăng kháng insulin, sự phóng thích insulin từ tụy cũng có thể bị thiếu, gây ra tình trạng tăng glucose máu. Hầu hết tiểu đường type 2 xảy ra ở người trên 30 tuổi, và tỷ lệ tiểu đường tăng theo tuổi.

Yếu tố di truyền cũng đóng vai trò quan trọng trong bệnh tiểu đường type 2. Một số yếu tố khác như mập phì cũng là nguy cơ bị tiểu đường. Có mối liên quan trực tiếp giữa béo phì và tiểu đường type 2.

Tiểu đường có thể xảy ra thoáng qua trong quá trình thai kỳ

Sự thay đổi đáng kể về hormone trong quá trình mang thai thường làm tăng mức đường trong máu ở một số người. Trong trường hợp này người ta gọi là tiểu đường do thai kỳ. Tiểu đường do thai kỳ sẽ khỏi sau khi sanh. Tuy nhiên, có khoảng 40-50% phụ nữ tiểu đường do thai kỳ sẽ bị tiểu đường thật sự sau này.

Đặc biệt những người cần insulin trong suốt thai kỳ và những người này quá trọng. Ở bệnh nhân tiểu đường do thai kỳ cần phải làm test dung nạp glucose 6 tuần sau khi sanh nhằm xem sau này họ có thể bị tiểu đường hay không.

Tiểu đường cũng có thể do rối loạn các chất nội tiết tố khác như việc bài tiết quá nhiều hormon tăng trưởng ( bệnh to đầu chi) và hội chứng Cushing.

Trong bệnh to đầu chi là do u tuyến yên nằm ở đáy não sản xuất quá nhiều hormon tăng trưởng, đưa đến tăng đường huyết. Trong hội chứng Cushing, tuyến thượng thận sản xuất ra quá nhiều cortisol, làm khởi phát sự tăng đường huyết.

Nói tóm lại, một số loại thuốc có thể giúp kiểm soát đường huyết hay không che đậy bệnh tiểu đường tìm ẩn. Tiểu đường do thuốc thường gặp nhất khi dùng thuốc corticoid ( như prednisone ).

Ăn uống khi bị tiểu đường

Người bị tiểu đường thường phải kiêng ăn nhiều thứ, điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng bữa ăn hàng ngày. Những thông tin dưới đây giúp bạn ăn kiêng một cách dễ dàng.

Hạn chế dùng đường

Người bị tiểu đường nên hạn chế ăn đường, chỉ sử dụng trong ăn uống khi nấu các món như canh chua, pha nước chấm.

Nên dùng các loại thịt nạc

Các loại thịt như heo, bò, cá, gà, vịt… chỉ sử dụng phần nạc trong khi nấu ăn. Bạn cũngcó thể thay đổi các loại thịt này bằng lươn, chim, tép tươi, ếch, tàu hũ, trứng… để bữa ăn thêm phong phú. Khi chế biến thức ăn nên chọn dầu đậu phộng, dầu mè.

Ăn nhiều rau xanh

Rau xanh là thực phẩm cần thiết trong mỗi bữa ăn. Các loại rau như rau muống, bồ ngót, mồng tơi, rau dền, rau cải, cà tím, cà rốt, mướp, khổ qua, dưa leo, củ cải trắng, đậu bắp đều phù hợp với người tiểu đường.

Trái cây

Những loại trái cây có độ ngọt ít như: dưa hấu, dâu tây, dưa lê, quả bơ, đào, bưởi, cam, đu đủ, ổi, mận, táo, thanh long… đều có thể ép nước, làm sa lát ăn trước, trong, hoặc sau mỗi bữa ăn.

Bỏ các thói quen

Nên từ bỏ những thói quen bất lợi cho người bị tiểu đường như: thích ăn đồ ngọt, món xào, uống rượu, hút thuốc lá.

Tập thể dục

Với các hoạt động vừa phải hàng ngày như làm việc nhà, đi bộ, chạy xe đạp, bơi lội cũng giúp hỗ trợ đáng kể trong việc điều trị bệnh tiểu đường.

Theo Alo bác sỹ

]]>
Dấu hiệu nhận biết bệnh đái tháo đường type 1 https://omron-yte.com.vn/12470-dau-hieu-nhan-biet-benh-dai-thao-duong-type-1/ Thu, 29 Mar 2012 08:15:00 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=12470 Đái tháo đường type 1 là hiện tượng thiếu hụt insulin tuyệt đối làm tăng đường huyết và axit béo quá mức dẫn tới tăng áp lực thẩm thấu và tăng thể ceton trong máu.

Dấu hiệu nhận biết bệnh đái tháo đường type 1 1

Đặc điểm đái tháo đường type 1

  • Đái tháo đường type 1 thường xuất hiện ở trẻ em, ở tuổi vị thành niên tuy vậy người lớn cũng có thể bị.
  • Đái tháo đường type 1 thường xảy ra ở trẻ em
  • Biểu hiện rầm rộ bằng tăng đường máu, có đường trong nước tiểu gây đái nhiều, uống nhiều.
  • Cơ thể sử dụng đường không tốt nên phải huy động chất béo thay thế dẫn đến gầy sút và tích tụ thể ceton.
  • Phản ứng tự nhiên của cơ thể phải ăn nhiều để bù lượng đường mất qua nước tiểu.
  • Trước năm 1922 tất cả bệnh nhân mắc đái tháo đường type 1 đều chết sau vài tháng. Từ ngày con người biết chiết suất và tinh chế insulin từ tụy bò, lợn, tất cả bệnh nhân đều sống với điều kiện phải tiêm đều đặn insulin. Loại insulin, liều lượng, số lần tiêm (phụ thuộc vào số bữa ăn và hoạt động thể lực) do bác sĩ chuyên khoa lựa chọn và điều chỉnh.

Phân loai đái tháo đường type 1

Đái tháo đường type 1 do bệnh tự miễn dịch

Còn gọi là đái tháo đường phụ thuộc insulin, đái tháo đường type 1 hoặc đái tháo đường ở người trẻ do phá huỷ tế bào bêta tuyến tụy bởi chất trung gian miễn dịch. Sự phá huỷ này có thể nhanh hoặc chậm. Dạng phá hủy nhanh thường xảy ra ở trẻ em, nhưng cũng có khi gặp ở người lớn. Dạng phá huỷ chậm thông thường hay gặp ở người lớn gọi là đái tháo đường tự miễn dịch âm ỉ ở người lớn (LADA: Latent autoimmune diabetes in adults).

Nhiều bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em và trẻ vị thành niên biểu hiện nhiễm toan ceton là triệu chứng đầu tiên của bệnh. Nhưng cũng có người chỉ có tăng đường máu lúc đói vừa phải và bệnh nặng lên rất nhanh khi có nhiễm khuẩn hoặc stress. Thậm chí có người (thường là người lớn) vẫn còn đủ tế bào bêta sản xuất insulin nên không bị nhiễm toan ceton trong nhiều năm liền.

Đái tháo đường type 1 vô căn (không thấy căn nguyên tự miễn)

Một số thể đái tháo đường type 1 vẫn chưa biết rõ bệnh căn. Những bệnh nhân này có thiếu hụt tiết insulin thường xuyên và có khuynh hướng nhiễm toan ceton nhưng không thấy rõ bằng chứng bệnh lý tự miễn dịch. Người châu á và châu Phi thường mắc loại đái tháo đường type 1 vô căn này. Một dạng thức khác của đái tháo đường type 1 vô căn quan sát thấy ở châu Phi, châu á: những bệnh nhân đái tháo đường ở đây biểu hiện thiếu hụt insulin hoàn toàn theo từng thời kỳ.

]]>
Bệnh đái tháo đường type 1 và những điều cần biết https://omron-yte.com.vn/12462-benh-dai-thao-duong-type-1-va-nhung-dieu-can-biet/ Thu, 29 Mar 2012 07:53:36 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=12462 Bệnh đái tháo đường (bệnh tiểu đường) type 1 còn gọi là bệnh đái tháo đường phụ thuộc insulin hay bệnh đái tháo đường tự miễn, có nghĩa là cơ thể tiêu diệt các tế bào sản xuất insulin của chính mình. Nói cụ thể hơn, tuyến tụy sản xuất không đủ insulin (thiếu insulin tương đối hay tuyệt đối so với nhu cầu của cơ thể) hoặc do tế bào không sử dụng được insulin, làm tăng đường huyết và tiểu ra đường.

Bệnh đái tháo đường type 1 và những điều cần biết 1

Tế bào sản xuất insulin

Bệnh đái tháo đường type 1 là do cơ chế tự miễn, tức tuyến tuỵ bị tấn công và phá hủy bởi chính cơ thể, làm cho cơ quan này không còn khả năng sản xuất insulin nữa. Kháng thể bất thường này được thành lập ngay trong cơ thể người bệnh tiểu đường type 1, bản chất là protein trong máu, một phần trong hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Trong bệnh lý miễn dịch, cũng như ở bệnh nhân bị đái tháo đường type 1, hệ thống miễn dịch sản xuất ra kháng thể trực tiếp chống lại chính mô của người bệnh.

Gen gây bệnh đái tháo đường type 1 có nhiễm sắc thể (AND) số 11 giống nhau ( nhiễm sắc thể là nơi lưu trữ mọi thông tin di truyền bằng các nucleotic trong tế bào). Tiếp xúc, nhiễm một số virus như quai bị, Coxakies virus hay các độc chất trong môi trường có thể khởi phát đáp ứng kháng thể một cách bất thường, là nguyên nhân làm hư tổn tế bào tuỵ tiết ra insulin.

Đối tượng dễ mắc đái tháo đường type 1

Đái tháo đường type 1 có xu hướng xảy ra ở người trẻ, thường dưới 30 tuổi.

Đái tháo đường type 1 có di truyền?

đái tháo đường type 1 có thể truyền từ mẹ sang con. Đó là kết luận của một nghiên cứu trên chuột của Mỹ, đăng trên tạp chí Y khoa Tự nhiên tháng 4/2005.

Khi tiến hành nghiên cứu trên những con chuột biến đổi gene, nhóm nghiên cứu dưới sự chỉ huy của Giáo sư Ali Naji, Đại học Y Pennsylvania (Philadelphia), phát hiện ra rằng, chuột mẹ bị bệnh có thể truyền cho con các kháng thể tiêu diệt (kháng thể chống insulin), vẫn được coi là biểu hiện đặc trưng của bệnh.

Giáo sư Naji giải thích, ở giai đoạn đầu, nhiều bệnh nhân đái tháo đường không hề có triệu chứng gì, cũng không có biến chứng liên quan tới bệnh. Khi đó, nồng độ kháng thể chống insulin trong máu chính là dấu hiệu chỉ điểm quan trọng nhất. Sự truyền kháng thể này từ mẹ sang con cũng đồng nghĩa với truyền bệnh. Khi nhận được kháng thể này từ mẹ, chuột con sẽ bắt đầu tiêu diệt các tế bào sản xuất insulin của chính mình.

Ngày nay cả hai phái nam và nữ mắc bệnh đái tháo đường type 1 đều có thể sinh sản bình thường. Tuy nhiên nếu một trong hai người bị bệnh đái tháo đường nhóm này thì con cái mang bệnh cùng loại có tỷ lệ 1% (thường phát bệnh từ 5-12 tuổi).

Nếu cả hai cha mẹ đều mắc bệnh đái tháo đường type 1 thì con cái họ có khả năng mắc bệnh này với tỷ lệ khoảng 10%.

Nếu một trong hai người bị bệnh đái tháo đường type 2 (không phụ thuộc insulin) thì con cái bị bệnh tiểu đường với tỷ lệ 20%, thông thường phải 40-60 tuổi mới phát hiện bệnh.

]]>
Có thể chữa trị được bệnh tiểu đường tuýp 1? https://omron-yte.com.vn/11322-co-the-chua-tri-duoc-benh-tieu-duong-tuyp-1/ Wed, 14 Dec 2011 06:46:58 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=11322 Vợ tôi năm nay 21 tuổi , cô ấy mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 từ năm 18 tuổi , hiện đang tiêm thuốc ( Mixtar ) . Do ở xa Hà Nội lên việc khám định kỳ ( Bệnh Viện Nội Tiết ) ko được thường xuyên lên tôi đã mua 1 máy đo đường huyết cầm tay để đo tại nhà . chúng tôi lập gia đình với nhau năm 2008 – đầu 2009 vợ tôi sinh được một bé trai nặng 3,6kg ( dễ sinh ) . Thưa các bác sỹ cho tôi được hỏi bệnh tiểu đường ảnh hưởng gì tới mẹ & con ( hiện tại và lâu dài ) ? khả năng phát triển của bé ( trí lão , tâm thần , sức đề kháng – sự miễn dịch ) ? phải sử dụng biện pháp đặc biệt nào không ? đã có phương pháp chữa khỏi bệnh này chưa ? hiện nay ở Việt Nam phương pháp trị bệnh nào là tối ưu nhất ? Mong sớm nhận được hồi âm . Chân thành cảm ơn ! (Hoàng Văn Vương)

Có thể chữa trị được bệnh tiểu đường tuýp 1? 1

Trả lời:

Bênh Đái tháo đường là một bệnh tăng đường huyết mạn tính, do thiếu Insuline tương đối hay tuyệt đối, nếu không kiểm soát tôt, sau một thời gian tiến triển kéo dài có thể gây nhiều tai biến. Đái  tháo đường tuýp 1 hay còn gọi là đái tháo đường phụ thuộc Insulin, thường gặp ở người trẻ và tỉ lệ mắc cao ở những gia đình có người bị đái tháo đường.
Điều trị cho người mắc bệnh tiểu đường tuýp1 trong đó chế độ ăn cần đảm bảo trong thời gian đầu để bệnh nhân có thể trọng bình thường. Chế độ ăn cung cấp mỗi ngày 1800Kcal trong đó Glucide 50%, Lipide 25%, Protide 20%, riêng ở Việt nam tỉ lệ cung cấp Glucide có thể tới 60%. Cần tăng cường nhiều chất xơ rau xanh, đảm bảo đủ vitamin và yếu tố vi lượng. Thuốc chủ yếu sử dụng là Insulin đường tiêm. Anh cũng nên điều trị và theo dõi bệnh của vợ một cách thường xuyên bởi bác sĩ chuyên khoa nội tiết.

Trẻ sinh ra ở những bà mẹ bị mắc bệnh tiểu đường thường có trọng lượng lớn, ngay sau đẻ trẻ có thể gặp một số những biến chứng như sang chấn do đẻ khó, hạ đường huyết, hạ canxi huyết…Con của những bà mẹ bị mắc bệnh tiểu đường thường có nhiều khả năng bị béo phì cũng như có nguy cơ bị mắc bệnh tiểu đường…Bạn có thể đưa bé đi khám chuyên khoa Nhi để có thể đánh giá tổng quát sức khoẻ của bé.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Theo bác sỹ thuốc biệt dược

]]>