Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Tue, 23 Jul 2019 06:39:24 +0000 vi hourly 1 Kiểm soát đường huyết sau ăn ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 https://omron-yte.com.vn/14017-kiem-soat-duong-huyet-sau-an-o-benh-nhan-dai-thao-duong-type-2/ Sat, 23 Jun 2012 00:55:30 +0000 https://omron-yte.com.vn/14017-kiem-soat-duong-huyet-sau-an-o-benh-nhan-dai-thao-duong-type-2/ Tăng đường huyết sau ăn đóng vai trò hàng đầu trong biến chứng tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường.

Kiểm soát đường huyết sau ăn ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 1

Chỉ số đường huyết sau ăn tăng vọt là một trong những yếu tố nguy cơ tim mạch hàng đầu. Nhiều nghiên cứu khoa học khẳng định rằng, kiểm soát chỉ số đường huyết sau ăn bình thường và ổn định đã làm giảm một cách có ý nghĩa tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường. Hiện nay, đây là một trong những mục tiêu điều trị quan trọng đối với người bệnh đái tháo đường tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Mối liên hệ giữa đái tháo đường và các biến chứng tim mạch

Đái tháo đường týp 2 được định nghĩa bởi tình trạng tăng đường huyết mạn tính đã và đang là một trong những mối đe dọa chủ yếu đến sức khỏe con người ở thế kỷ 21. đái tháo đường là một nguy cơ chính của các bệnh tim mạch. Nguy cơ tử vong do nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân đái tháo đường cao gấp 2-10 lần so với người bình thường là một ví dụ minh chứng cho nhận xét nói trên.

Kiểm tra đường huyết.

Những yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành có thể điều chỉnh và thay đổi được đó là tăng huyết áp động mạch, rối loạn lipid máu với LDL-C tăng, HDLC giảm và nồng độ hemoglobine Alc (HbA1c). Với người bệnh đái tháo đường týp 2, những yếu tố nguy cơ này cần phải được kiểm soát hết sức chặt chẽ, nhất là đường huyết và/hoặc nồng độ HbA1c. Cần nhấn mạnh rằng, tần suất các biến chứng tim mạch do tổn thương vi mạch hay các mạch máu lớn đều liên quan đến sự cân bằng đường huyết và biến chứng tim mạch tăng lên rõ rệt ngay khi tỷ lệ HbA1c vượt quá 6%. Tỷ lệ nhồi máu cơ tim trong 10 năm giảm tới 15% nếu nồng độ HbA1c giảm 0,9%. Điều này chứng tỏ kiểm soát đường huyết là một mục tiêu đặc biệt quan trọng đối với bệnh nhân đái tháo đường. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Hội đái tháo đường Hoa Kỳ thì không nên sử dụng HbA1c như một chỉ số duy nhất để chứng tỏ sự ổn định về nồng độ đường huyết bệnh nhân, mà cần phải lưu ý đến lượng đường huyết sau ăn của người bệnh.

Tăng đường huyết sau ăn đóng vai trò hàng đầu trong biến chứng tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường

Chỉ chú ý điều chỉnh nồng độ đường huyết khi đói ở bệnh nhân đái tháo đường là chưa đủ. Người ta nhận thấy tỷ lệ mắc bệnh tim mạch ở người đái tháo đường týp 2 tương quan với lượng đường trong máu sau ăn và không liên quan với lượng đường huyết khi đói. Điều chỉnh nồng độ đường huyết khi đói hoặc HbA1c hoặc cả 2 mà không điều chỉnh đường huyết sau ăn sẽ không làm giảm được tỷ lệ mắc bệnh tim mạch ở người đái tháo đường. Ngược lại, kiểm soát chặt chẽ đường huyết trước và sau ăn cho phép làm giảm có ý nghĩa tỷ lệ mắc bệnh tim mạch.

Người ta nhận thấy rằng, tần suất nhồi máu cơ tim cao hơn 40% ở những bệnh nhân có nồng độ đường huyết sau ăn lớn hơn 10 mmol/l so với những bệnh nhân có nồng độ đường huyết sau ăn thấp hơn 8 mmol/l. Hàng loạt các nghiên cứu khoa học đã nhấn mạnh sự tương quan giữa mức độ tăng đường huyết sau ăn và nguy cơ tử vong tim mạch, độc lập với nồng độ đường huyết khi đói của bệnh nhân. Theo những nghiên cứu gần đây thì nguyên nhân của hiện tượng này là do những dao động tức thì của nồng độ đường huyết sau ăn, đã làm biến đổi sự giải phóng gốc tự do và biến đổi các sản phẩm tạo ra từ gốc tự do. Thêm vào đó, chức năng nội mạc của mạch máu cũng thay đổi và nồng độ ôxít nitơ (NO) bị biến loạn. Ngoài ra, tăng đường huyết sau ăn gây rối loạn hoạt động chức năng của các sợi collagen trong cấu trúc mạch máu và giảm thiểu khả năng giãn của các mạch máu trong cơ thể người bệnh.

Kiểm soát đường huyết sau ăn là điểm quyết định quan trọng trong điều trị

Hiện nay, phần lớn bệnh nhân đái tháo đường tử vong đều do các biến chứng liên quan đến xơ vữa động mạch. Trong số các yếu tố cơ bản thì tăng đường huyết mạn tính, thể hiện bằng nồng độ HbA1c giữ vị trí hàng đầu. Tuy nhiên, nhiều thử nghiệm điều trị có kiểm soát được tiến hành ngẫu nhiên trên số lượng lớn bệnh nhân đái tháo đường, đã đưa ra những kết luận quan trọng về hiệu quả điều chỉnh đường huyết sau ăn trong phòng ngừa tiên phát và thứ phát bệnh lý tim mạch. Vì thế, không nên quan niệm chỉ cần khống chế lượng đường huyết khi đói và/hoặc HbA1c của bệnh nhân ổn định là đạt mục tiêu điều trị. Bình thường hóa và ổn định đường huyết khi đói, nồng độ HbA1c, nồng độ đường huyết sau ăn cần phải tiến hành một cách hệ thống và đồng bộ ngay từ khi chẩn đoán xác định người bệnh bị đái tháo đường, hoặc rối loạn dung nạp glucose là những quan niệm mới trong kiểm soát và điều trị tích cực (traitement intensifié) bệnh đái tháo đường hiện nay.

Hiện nay, biện pháp hiệu quả phòng ngừa nguy cơ biến chứng tim mạch đối với người bệnh đái tháo đường týp 2 là quan niệm điều trị tích cực: tiếp cận chẩn đoán sớm, điều trị đồng bộ, nhằm bình thường hóa và ổn định đường huyết khi đói và đặc biệt là đường huyết sau ăn – một thái độ điều trị mà hiện nay đang rất cần được sự lưu ý đúng mức ngay cả đối với nhiều thầy thuốc chuyên khoa.

TS. Mạnh Cường

]]>
Thiếu ngủ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 https://omron-yte.com.vn/13558-thieu-ngu-lam-tang-nguy-co-mac-benh-tieu-duong-type-2/ Sat, 02 Jun 2012 02:47:04 +0000 https://omron-yte.com.vn/13558-thieu-ngu-lam-tang-nguy-co-mac-benh-tieu-duong-type-2/ Thiếu ngủ hay ngủ không đúng giờ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Thiếu ngủ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 1

Thiếu ngủ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2

Các nhà nghiên cứu của bệnh viện Brigham đã thực hiện thử nghiệm trên 21 người khỏe mạnh. Mọi sinh hoạt trong suốt 3 tuần của họ đều diễn ra trong phòng thử nghiệm. Mỗi ngày, họ chỉ ngủ 6 tiếng và thường là sẽ đi ngủ rất muộn.

Sau 3 tuần đó, kết quả xét nghiệm máu cho thấy khả năng điều chỉnh nồng độ đường trong máu của những người này trở nên suy yếu và đó chính là nguyên nhân dễ dẫn đến bệnh tiểu đường.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành xét nghiệm máu để đo nồng độ của các loại hoóc-môn bao gồm cả cortisol, insulin (liên quan đến sự căng thẳng đồng thời là loại hoóc-môn quan trọng qui định lượng đường trong máu) và leptin và ghrelin (liên quan đến chứng thèm ăn)

Các xét nghiệm cho thấy, giấc ngủ không đúng giờ làm giảm 32% số lượng insulin cơ thể tiết ra. Giảm nồng độ insulin chính là lời giải thích cho việc giấc ngủ bị gián đoạn hay thiếu ngủ có thể dẫn đến bệnh tiểu đường. Ngoài ra, việc mất cân bằng hoóc-môn insulin là nguyên nhân khiến gluco trong máu tăng cao.

Trên tờ tạp chí Science Translational Medicine số ra ngày 11/4 có viết: “Nồng độ glucose trong máu ở một số người đã cao hơn bình thường và đang ở mức sắp sửa bị bệnh tiểu đường”.

Qui định ngặt nghèo về lượng đường trong máu cũng liên quan đến trọng lượng dư thừa của cơ thể. Nếu thiếu ngủ cũng làm tăng hormone ghrelin gây cảm giác thèm ăn, đó cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ béo phì cũng như tiểu đường

Theo Dân trí

]]>
Can thiệp sớm lối sống giảm tàn phế ở người bệnh tiểu đường type 2 https://omron-yte.com.vn/12627-can-thiep-som-loi-song-giam-tan-phe-o-nguoi-benh-tieu-duong-type-2/ Fri, 30 Mar 2012 08:46:24 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=12627 Can thiệp lối sống tích cực có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ tàn phế ở bệnh nhân tiểu đường týp 2 bị thừa cân.

Can thiệp sớm lối sống giảm tàn phế ở người bệnh tiểu đường type 2 1

Các tác giả thuộc Trường Đại học Wake Forest đã xem xét số liệu của 5.016 người tham gia trong tổng số 5.145 bệnh nhân thừa cân hoặc béo phì bị tiểu đường (tuổi từ 45 đến 74) được chia ngẫu nhiên để can thiệp lối sống tích cực hoặc tham gia chương trình hỗ trợ và giáo dục về tiểu đường.

Tất cả các bệnh nhân được đánh giá hàng năm trong vòng 4 năm.

Các nhà nghiên cứu thấy rằng, trong số 2.514 người lớn ở nhóm can thiệp lối sống, 517 (20,6%) bị tàn phế nặng và 969 (38,5%) vẫn duy trì vận động tốt so với tỉ lệ tương ứng là 656 (26,2%) và 798 (31,9%) trong số 2.502 người ở nhóm can thiệp hỗ trợ.

So với nhóm hỗ trợ, nhóm can thiệp lối sống giảm 48% nguy cơ mất khả năng vận động.

Các tác giả viết giảm cân và cải thiện vóc dáng làm chậm khả năng giảm suy giảm vận động ở bệnh nhân thừa cân bị tiểu đường týp 2.

Nghiên cứu được đăng trên tạp chí New England Journal of Medicine.

TM.CHITI

Theo ANTĐ

]]>
Phân biệt bệnh tiểu đường type 1 và type 2 https://omron-yte.com.vn/12475-phan-biet-benh-tieu-duong-type-1-va-type-2/ Thu, 29 Mar 2012 08:39:48 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=12475 Bệnh tiểu đường có 2 loại chính là bệnh tiểu đường type 1 và bệnh tiểu đường type 2. Dựa vào một số triệu chứng người ta có thể phân biệt 2 dạng bệnh này.

Tiểu đường type 1

Còn gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin hay tiểu đường ở người trẻ. Trong bệnh tiểu đường type 1, là do cơ chế tự miễn, tức tuyến tụy bị tấn công và phá hủy bởi chính cơ thể, làm cho tuyến tụy không còn khả năng sản xuất insulin nữa.

Tiểu đường type 1 1

Kháng thể bất thường này được thành lập ngay trong cơ thể người bệnh tiểu đường type 1. Kháng thể này bản chất là protein trong máu, một phần trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Bệnh nhân bị tiểu đường type 1 muốn sống được cần phải chích insulin mỗi ngày.

Gen gây bệnh tiểu đường type 1 có nhiễm sắc thể số 11 giống nhau ( nhiễm sắc thể là nơi lưu trữ mọi thông tin di truyền bằng các nucleotic trong tế bào). Tiếp xúc, nhiễm một số virus như quai bị, Coxakies virus hay các độc chất trong môi trường có thể khởi phát đáp ứng kháng thể một cách bất thường, là nguyên nhân làm hư tổn tế bào tụy tiết insulin.

Tiểu đường type 1 có xu hướng xảy ra ở người trẻ, thường dưới 30 tuổi. Tuy nhiên ở bệnh nhân trẻ còn có dạng tiểu đường do cơ hội. Tiểu đường type 1 chiếm khoảng 10%, còn tiểu đường type 2 chiếm 90%.

Tiểu đường type 2

Tiểu đường type 2 1

Còn gọi là tiểu đường không phụ thuộc insulin hay tiểu đường ở người trưởng thành. Trong tiểu đường type 2, tụy người bệnh vẫn còn khả năng sản xuất insulin, nhưng không đủ.

Trong một số trường hợp,sau khi ăn tụy sản xuất một lượng insulin nhiều hơn bình thường. Đa số bệnh nhân tiểu đường type 2, tế bào cơ thể vẫn còn nhạy cảm với insulin ( đặc biệt là tế bào mỡ và tế bào cơ), lượng lớn insulin được sản xuất được tế bào nhận diện.

Tóm lại vấn đề tăng kháng insulin, sự phóng thích insulin từ tụy cũng có thể bị thiếu, gây ra tình trạng tăng glucose máu. Hầu hết tiểu đường type 2 xảy ra ở người trên 30 tuổi, và tỷ lệ tiểu đường tăng theo tuổi.

Yếu tố di truyền cũng đóng vai trò quan trọng trong bệnh tiểu đường type 2. Một số yếu tố khác như mập phì cũng là nguy cơ bị tiểu đường. Có mối liên quan trực tiếp giữa béo phì và tiểu đường type 2.

Tiểu đường có thể xảy ra thoáng qua trong quá trình thai kỳ

Sự thay đổi đáng kể về hormone trong quá trình mang thai thường làm tăng mức đường trong máu ở một số người. Trong trường hợp này người ta gọi là tiểu đường do thai kỳ. Tiểu đường do thai kỳ sẽ khỏi sau khi sanh. Tuy nhiên, có khoảng 40-50% phụ nữ tiểu đường do thai kỳ sẽ bị tiểu đường thật sự sau này.

Đặc biệt những người cần insulin trong suốt thai kỳ và những người này quá trọng. Ở bệnh nhân tiểu đường do thai kỳ cần phải làm test dung nạp glucose 6 tuần sau khi sanh nhằm xem sau này họ có thể bị tiểu đường hay không.

Tiểu đường cũng có thể do rối loạn các chất nội tiết tố khác như việc bài tiết quá nhiều hormon tăng trưởng ( bệnh to đầu chi) và hội chứng Cushing.

Trong bệnh to đầu chi là do u tuyến yên nằm ở đáy não sản xuất quá nhiều hormon tăng trưởng, đưa đến tăng đường huyết. Trong hội chứng Cushing, tuyến thượng thận sản xuất ra quá nhiều cortisol, làm khởi phát sự tăng đường huyết.

Nói tóm lại, một số loại thuốc có thể giúp kiểm soát đường huyết hay không che đậy bệnh tiểu đường tìm ẩn. Tiểu đường do thuốc thường gặp nhất khi dùng thuốc corticoid ( như prednisone ).

Ăn uống khi bị tiểu đường

Người bị tiểu đường thường phải kiêng ăn nhiều thứ, điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng bữa ăn hàng ngày. Những thông tin dưới đây giúp bạn ăn kiêng một cách dễ dàng.

Hạn chế dùng đường

Người bị tiểu đường nên hạn chế ăn đường, chỉ sử dụng trong ăn uống khi nấu các món như canh chua, pha nước chấm.

Nên dùng các loại thịt nạc

Các loại thịt như heo, bò, cá, gà, vịt… chỉ sử dụng phần nạc trong khi nấu ăn. Bạn cũngcó thể thay đổi các loại thịt này bằng lươn, chim, tép tươi, ếch, tàu hũ, trứng… để bữa ăn thêm phong phú. Khi chế biến thức ăn nên chọn dầu đậu phộng, dầu mè.

Ăn nhiều rau xanh

Rau xanh là thực phẩm cần thiết trong mỗi bữa ăn. Các loại rau như rau muống, bồ ngót, mồng tơi, rau dền, rau cải, cà tím, cà rốt, mướp, khổ qua, dưa leo, củ cải trắng, đậu bắp đều phù hợp với người tiểu đường.

Trái cây

Những loại trái cây có độ ngọt ít như: dưa hấu, dâu tây, dưa lê, quả bơ, đào, bưởi, cam, đu đủ, ổi, mận, táo, thanh long… đều có thể ép nước, làm sa lát ăn trước, trong, hoặc sau mỗi bữa ăn.

Bỏ các thói quen

Nên từ bỏ những thói quen bất lợi cho người bị tiểu đường như: thích ăn đồ ngọt, món xào, uống rượu, hút thuốc lá.

Tập thể dục

Với các hoạt động vừa phải hàng ngày như làm việc nhà, đi bộ, chạy xe đạp, bơi lội cũng giúp hỗ trợ đáng kể trong việc điều trị bệnh tiểu đường.

Theo Alo bác sỹ

]]>
Thịt đỏ chế biến quá kỹ làm gia tăng bệnh đái tháo đường týp 2 https://omron-yte.com.vn/12250-thit-do-che-bien-qua-ky-lam-gia-tang-benh-dai-thao-duong-typ-2/ Sun, 26 Feb 2012 22:07:13 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=12250 Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Chăm sóc bệnh đái tháo đường (PC) của Mỹ do các chuyên gia Đại học Y khoa Harvard thực hiện ở 166.188 phụ nữ Mỹ không mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), các nhà khoa học phát hiện thấy những người ăn trên 5 suất thịt đỏ chế biến quá kỹ mỗi tuần thì rủi ro mắc bệnh ĐTĐ týp 2 cao hơn nhóm chỉ ăn 1 suất mỗi tuần (mỗi suất ăn tương đường 75g).

Thịt đỏ chế biến quá kỹ làm gia tăng bệnh đái tháo đường týp 2 1

Cụ thể, trong nhóm này có 1.369 người phát triển bệnh ĐTĐ týp 2 trong giai đoạn nghiên cứu được thực hiện từ năm 1993 – 2007 và đây là nhóm ăn nhiều thịt đỏ chế biến kỹ, trong khi đó người ta lại không phát hiện thấy mối liên quan giữa bệnh ĐTĐ với các loại thịt đỏ chưa qua chế biến. Trong nghiên cứu nói trên, các nhà khoa học có tính đến các yếu tố khách quan như độ tuổi, trình độ học vấn, vùng miền, chủng tộc, thói quen hút thuốc lá, bệnh tăng huyết áp, cân nặng, tiền sử mắc bệnh cũng như thói quen bất lợi và nhiều vấn đề có liên quan khác.

Khắc Nam(Theo Reuters/HDN, 12/2011)

]]>