Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Wed, 29 Apr 2020 10:48:30 +0000 vi hourly 1 Bệnh tiểu đường và phương pháp chữa trị https://omron-yte.com.vn/20101-chua-benh-tieu-duong/ Thu, 17 Apr 2014 10:02:30 +0000 https://omron-yte.com.vn/20101-chua-benh-tieu-duong/ Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng bởi diễn biến lặng thầm và những biến chứng vô cùng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Tiểu đường làm suy giảm chất lượng cuộc sống người bệnh, người bệnh tiểu đường thường có các triệu chứng điển hình như uống nhiều nước, khát nước, tiểu nhiều, đói nhiều, lượng đường trong máu và nước tiểu tăng cao. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi trung niên và nam giới nhiều hơn nữ giới. Nhận biết sớm các triệu chứng và điều trị kết hợp với thăm khám định kỳ là điều vô cùng quan trọng.

Bệnh tiểu đường và phương pháp chữa trị 1

Nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường thường gặp dưới 2 dạng chính: tiểu đường typ1 và tiểu đường typ 2. Dạng tuýp 1 thường có xu hướng phát triển nhanh chóng, chỉ trong vòng 2 tuần và mức độ nghiêm trọng hơn trông thấy.

Còn ở tuýp 2, các triệu chứng bệnh tiểu đường hầu như rất nhẹ và ít nên hầu như người bệnh đều bỏ qua và không biết mình mang bệnh.

Các dấu hiệu chung của bệnh tiểu đường là người bệnh luôn cảm thấy khát nước, đi tiểu nhiều lần, đặc biệt vào ban đêm, người cảm thấy mệt mỏi, uể oải, giảm cân, bộ phận sinh dục bị ngứa hoặc bị nấm âm đạo tái phát nhiều lần.

Người bệnh tiểu đường tuýp 2 các triệu chứng có thể gặp nhiều hơn tiểu đường tuýp 1 là chuột rút, táo bón, mắt ngày càng mừ, da dễ bị nhiễm trùng, tái phát nhiều lần.

Người bệnh cũng nên hiểu rằng, không phải dấu hiệu nào của bệnh tiểu đường cũng xuất hiện cùng lúc, do đó, hãy cảnh giác nếu bạn có bất kỳ một dấu hiệu nào ở trên. Có thể xét nghiệm đường huyết tại nhà bằng các thiết bị đo đường huyết an toàn để theo dõi lượng đường huyết trước khi ăn, sau khi ăn của mình có nguy cơ bị bệnh không. Xem thêm về mức đo đường huyết tại: Mức đường huyết bình thường

Trên thực tế cũng có nhiều trường hợp nhầm lẫn bệnh tiểu đường với bệnh lý có triệu chứng tương tự. Cách tốt nhất để phát hiện kịp thời bệnh tiểu đường là xét nghiệm máu định kỳ.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Nguyên nhân chính gây bệnh tiểu đường chủ yếu do thiếu insulin, tiểu đường tuýp 1 do hàm lượng insulin trong cơ thể bị thiếu hụt, bệnh tiểu đường tuýp 2 do bài tiết không đủ nhu cầu của cơ thể. Hai nguyên nhân này sẽ gây ra hiện tượng đường thiếu hụt trong máu gây bệnh tiểu đường.

Các biện pháp chữa bệnh tiểu đường

Hiện nay, để việc chữa bệnh tiểu đường đạt hiệu quả, người bệnh cần kiên trì tuân thủ chế độ ăn uống, vận động cũng như phác đồ điều trị của bác sỹ. Dưới đây là một số lưu ý:

Điều trị bằng chế độ ăn uống

Điều trị bằng chế độ ăn uống 1

Người bệnh cần đảm bảo chế độ ăn đầy đủ chất đạm, béo, bột đường, vitamin, muối khoáng với số lượng hợp lý. Cụ thể như sau:

  • Giữ lịch các bữa ăn đúng giờ. Chỉ ăn thịt tối đa trong 2 bữa, các bữa còn lại nên bổ sung nhiều rau và các sản phẩm ngũ cốc.
  • Loại bỏ các thức ăn nhiều mỡ. Sẽ rất có lợi nếu ăn nhiều thức ăn có ít năng lượng như rau, nấm khô, dưa chuột…
  • Không được bỏ bữa, ngay cả khi không muốn ăn.
  • Làm mọi việc để gây cảm giác ngon miệng.
  • Ăn chậm, nhai kỹ.
  • Dù ngon miệng cũng không ăn quá nhiều.
  • Chế biến thức ăn dưới dạng luộc và nấu chín là chính, không rán, chiên, dùng mỡ động vật.
  • Khi cần phải ăn kiêng và hạn chế số lượng, cần phải giảm thức ăn một cách từ từ, theo thời gian. Không ăn kiêng một cách đột ngột sẽ có tác động xấu đến đường huyết. Khi đã đạt được mức yêu cầu cần duy trì chế độ ăn kiêng một cách kiên nhẫn, không được tăng, giảm tuỳ ý.
  • Tuân thủ nguyên tắc thức ăn đa dạng, nhiều thành phần, ăn đủ để có trọng lượng vừa phải, hạn chế ăn chất béo, đặc biệt là mỡ động vật, ăn một lượng vừa phải chất xơ, hạn chế ăn mặn, tránh rượu bia và thức uống có cồn.
  • Nên có bữa phụ trước khi đi ngủ, có thể chỉ cần một ly sữa hay một lát dưa hấu.

Điều trị bằng chế độ vận động

Theo khuyến cáo của Liên đoàn đái tháo đường thế giới, bệnh nhân đái tháo đường type 2 nên tập luyện tổng cộng 30 – 45 phút mỗi ngày, từ 3-5 ngày mỗi tuần hoặc 150 phút/tuần. Loại vận động dẻo dài như đi bộ, chạy, bơi, nhảy dây, đi xe đạp, nên đạt đủ cường độ nhằm làm tăng nhịp tim và tần số hô hấp. Khuyến khích tập luyện đối kháng 3 lần/tuần.

Khi đã xuất hiện biến chứng, biến chứng thần kinh ngoại biên và tự chủ, người bệnh nên vận động nhẹ nhàng, không mang vác vật nặng, nên bơi lội, đạp xe, chèo thuyền, tập luyện các động tác ngồi tại chỗ, vận động tay. Tránh các vận động chạy trên thảm, tập kéo dài, chạy bộ, tập luyện chân.

Khi xuất hiện các biến chứng bệnh thận, bệnh nhân tiểu đường nên hoạt động từ nhẹ đến vừa, tránh hoạt động cường độ cao.

Khi xuất hiện những biến chứng như bệnh võng mạc người bệnh nên chơi các môn thể thao ít tác động lên tim mạch như: bơi lội, đi bộ, bài tập dẻo dai nhẹ, đạp xe tại chỗ, bài tập sức bền. Tránh các hoạt động cần sức mạnh như cử tạ, chạy bộ, quần vợt, tập luyện dẻo dai mạnh.

Điều trị bằng thảo dược

Một số thảo dược rất tốt cho người bệnh tiểu đường điển hình như mướp đắng, nha đam, cây cà ri, cây húng quế, lá xoài… Người bệnh có thể kết hợp bổ sung các thảo được này trong chế độ ăn uống sẽ tốt trong quá trình điều trị.

Điều trị tiểu đường bằng thuốc

Trong bệnh tiểu đường typ 1, các tế bào beta tuyến tụy bị hủy hoại nên không tiết ra được insulin cho cơ thể. Lúc này bệnh nhân cần phải được điều trị bằng insulin.

Đối với bệnh tiểu đường tuýp 2, hiện tượng thiếu chất insulin do 3 bất thường giảm insulin, kháng insulin và tăng sản xuất glucose từ gan. Do đó việc chữa bệnh tiểu đường cần phải dùng các nhóm thuốc hạ đường huyết loại uống làm cho cơ thể tăng sản xuất chất insulin, làm giảm tình trạng kháng insulin, và ngăn ngừa hinẹ tượng hấp thụ carbohydrat ở ruột. Mọi chỉ định về dùng thuốc cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sỹ.

Phòng ngừa bệnh tiểu đường như thế nào?

Đường huyết là gì? Tăng giảm đường huyết có nguy hiểm không?

Kiểm tra đường huyết thường xuyên giúp phòng ngừa nguy cơ tiểu đường

Bệnh tiểu đường thực sự nguy hiểm vì khó phát hiện, vì vậy hãy chú ý phòng ngừa bệnh tiểu đường ngay khi nó chưa có cơ hội tấn công bạn:

Giảm cân tránh béo phì. Theo kết quả nhiều công trình nghiên cứu, bệnh tiểu đường sẽ phát triển chậm để dễ điều trị hơn nếu bệnh nhân giảm được 5-7% trọng lượng của cơ thể. Giảm cân và hoạt động thể thao thường xuyên cũng giúp cơ thể có khả năng sản xuất insulin cao hơn – nguyên nhân chính để không mắc bệnh tiểu đường.gười giảm được 5-7% trọng lượng cơ thể.

Có chế độ ăn uống phù hợp, chọn thực phẩm ít chất béo, đường và natri, thức uốc nên chọn những đồ uống ít calorie. Bạn hãy thay thế các thực phẩm làm từ gạo trắng bằng ngũ cốc hoặc gạo lứt, nếu điều kiện không cho phép, hãy cố gắng ăn ít các chất trên.

Bỏ thuốc lá và chất kích thích tạo cuộc sống lành mạnh phòng ngừa nguy cơ tiểu đường.

Kiểm tra huyết áp, cholesterol và máu thường xuyên. Bệnh nhân tiểu đường typ 2 thường bị cao huyết áp và lượng cholesterol cao. Vậy nên người bệnh nên duy trì huyết áp ở mức thấp hơn 130/80mmHg để ngăn ngừa các bệnh đi kèm bệnh tiểu đường. Ngoài ra, bạn cũng nên tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ 3-6 tháng 1 lần để phát hiện sớm bệnh tiểu đường và cả các bệnh khác, điều trị bệnh tiểu đường sớm bao giờ cũng tốt và dễ hơn.

]]>
Những dấu hiệu nguy hiểm của bệnh tiểu đường https://omron-yte.com.vn/20015-nhung-dau-hieu-nguy-hiem-cua-benh-tieu-duong/ Sat, 22 Mar 2014 04:06:17 +0000 https://omron-yte.com.vn/20015-nhung-dau-hieu-nguy-hiem-cua-benh-tieu-duong/ Tiểu đường được xem như “kẻ giết người thầm lặng” bởi nó gắn liền với nhiều biến chứng nguy hiểm ở các cơ quan như não, thần kinh, thận, mắt … Hãy thật sự cảnh giác nếu người bệnh hoặc thấy người thân bị bệnh có những dấu hiệu nguy hiểm như sau:

Những dấu hiệu nguy hiểm của bệnh tiểu đường 1

Cảnh giác với những dấu hiệu chóng mặt, vã mồ hôi đột ngột.

Những dấu hiệu bệnh tiểu đường là nguy hiểm

  • Đường huyết cao trên 15mmol/L. (Mức đường huyết bình thường là :  Trước bữa ăn: 5,0- 7,2mmol/l, sau bữa ăn 1-2 giờ: nhỏ hơn 10mmol/l, trước lúc đi ngủ: 6,0-8,3mmol/l)
  • Triệu chứng khát nước nhiều, đi tiểu nhiều tăng lên;
  • Đau chân khi đi lại;
  • Vã mồ hôi, run chân tay;
  • Đau bụng, nôn, buồn nôn;
  • Có các biểu hiện của biến chứng như lú lẫn, ý thức chậm chạp hoặc hôn mê, sốt kéo dài, tê chân tay, loét chân, đau ngực, khó thở, tiểu ít, phù, mờ mắt, liệt, ho kéo dài…

Ngoài ra cũng cần chú ý đến các biến chứng nặng có tính chất cấp cứu của những bệnh nhân tiểu đường để xử trí kịp thời như:

  • Hôn mê tăng thẩm thấu: Bệnh nhân tiểu đường đang điều trị có thêm các tình trạng làm mất nước như sốt, dùng thuốc lợi tiểu, uống ít nước do một lý do nào đó… hoặc dùng thuốc làm tăng đường huyết như steroid…
  • Bệnh nhân có biểu hiện khát nước tăng lên, ý thức chậm chạp, ngủ nhiều rồi đi dần vào hôn mê.
  • Hôn mê nhiễm toan-ceton: Bệnh nhân tiểu đường đang dùng insulin tự ý bỏ thuốc hoặc có thay đổi chế độ dùng thuốc như do nhầm lẫn, hay có thêm biểu hiện của bệnh nhiễm trùng, chấn thương. Biểu hiện của tình trạng cấp cứu là bệnh nhân tiểu nhiều, buồn nôn và nôn, đau bụng, ý thức chậm chạp dần rồi đi vào hôn mê.
  • Hôn mê hạ đường huyết: Đây là tình trạng bệnh nhân bị hạ đường huyết do uống thuốc hay tiêm thuốc insulin quá liều hoặc dùng thuốc đúng liều nhưng bệnh nhân bỏ ăn, ăn ít; hoạt động thể lực nhiều hơn ngày thường.
  • Triệu chứng xảy ra bao gồm ý thức chậm chạp, lú lẫn, vã mồ hôi, run chân tay, cảm giác đói dữ dội và nặng thì gây hôn mê.

Hướng xử lý trong trường hợp khẩn cấp

Khi thấy những dấu hiệu nguy hiểm ở trên, bệnh nhân cần được đưa ngay tới cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, không được tự ý chăm sóc bệnh tại nhà, tránh tuyệt đối những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

  • Khi nghi ngờ là hạ đường huyết ( các dấu hiệu hạ đường huyết ), cần gọi ngay xe cứu thương ngay lập tức.
  • Người bệnh nên được chuyển tới bệnh viện càng sớm càng tốt. Điều trị sốc cho bệnh nhân, theo dõi các dấu hiệu sinh tồn và đo ngay lượng đường huyết nếu được.
  • Nếu nạn nhân còn tỉnh có thể nhai nuốt, hãy cho ăn những thực phẩm chứa glucose (kẹo, nước ngọt,…).
  • Đừng cho nạn nhân bất tỉnh ăn đường, vì chúng có thể gây tắc nghẽn khí quản.
  • Một số nạn nhân sẽ mang theo thiết bị kiểm soát Insulin, nếu có, hãy để bệnh nhân tự xử lí.

Tương tự với trường hợp tăng đường huyết ( dấu hiệu tăng đường huyết ), bệnh nhân cần được đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, không được tự ý chăm sóc bệnh tại nhà để tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.

]]>
Phương pháp điều trị an toàn cho người bệnh tiểu đường https://omron-yte.com.vn/20011-phuong-phap-dieu-tri-benh-tieu-duong/ Sat, 22 Mar 2014 03:21:01 +0000 https://omron-yte.com.vn/20011-phuong-phap-dieu-tri-an-toan-cho-nguoi-benh-tieu-duong/ Bệnh tiểu đường là một căn bệnh mãn tính rất nguy hiểm bởi những hệ lụy đáng tiếc do căn bệnh này gây nên. Vậy nên ngoài phương pháp điều trị bằng thuốc, tiêm theo chỉ định của bác sỹ, một phần quyết định kết quả điều trị bệnh của người bị tiểu đường còn phụ thuộc vào cách tự chăm sóc bản thân từ lối sống của người bệnh. Dưới đây là một số lưu ý về cách tự chăm sóc bản thân trong điều trị bệnh tiểu đường.

Phương pháp điều trị an toàn cho người bệnh tiểu đường 1

Điều trị bệnh tiểu đường trước hết từ chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống rất quan trọng trong quá trình điều bệnh tiểu đường. Người bệnh cần nắm được những loại thực phẩm nào an toàn, thực phẩm nào không nên bổ sung để điều chỉnh thực đơn hàng ngày của mình. Cụ thể có thể tham khảo một số thông tin dưới đây:

Rau xanh là một trong những thực phẩm đầu tiên mà người bệnh tiểu đường nên nghĩ đến, đây là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong các bữa ăn gia đình, đặc biệt là cho người bệnh tiểu đường. Rau xanh là nguồn thực phẩm bổ dưỡng, giầu chất xơ, rất có lợi cho sức khoẻ. Việc bạn ăn rau nhiều hơn các thực phẩm khác đồng nghĩa với việc bạn giảm được tinh bột và đường, chất béo bão hòa. Dưới đây là một số thực phẩm an toàn đối với người bệnh tiểu đường:

Bông cải xanh. Bông cải xanh giầu chất xơ và chất chống oxy hóa. Nó cũng giàu crôm, có vai trò quan trọng trong kiểm soát đường huyết. Bệnh nhân bị tiểu đường nên bổ sung thêm bông cải xanh trong súp, món ăn mì ống và thịt hầm, hoặc xào với tỏi.

Bí ngô. Bí ngô giầu dinh dưỡng và tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Theo nhiều kết quả nghiên cứu, bí ngô có tác dụng phục hồi các tế bào trong tuyến tụy, và hoàn toàn có khả năng ngăn ngừa và chữa trị được bệnh tiểu đường.

Rau dền. Rau dền được khuyên dùng với người bệnh tiểu đường, rau dền rất giàu Magiê – là chất có vai trò chữa trị tiểu đường, cao huyết áp, táo bón.

Dưa chuột . Nước ép dưa chuột chứa loại hormone cần thiết tốt cho việc sản xuất insulin của tuyến tụy, có lợi cho bệnh nhân tiểu đường.

Đậu. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tác dụng của các loại đậu đỗ trong việc kiểm soát chỉ số đường huyết cũng như giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ ở những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Đậu vừa giầu chất xơ, giúp no lâu, giảm sự tiêu hóa thức ăn do đó giúp ổn định đường huyết sau khi ăn, và ổn định được lượng đường trong máu.

Măng tây. Măng tây có khả năng giữ lượng đường trong máu ở mức độ kiểm soát và tăng cường sản xuất insulin, hormone giúp cơ thể hấp thụ glucose.

Cà rốt. Lượng đường trong cà rốt được chuyển hóa chậm hơn so với các loại đường từ thực phẩm khác. Không chỉ vậy, cà rốt còn có tác dụng cung cấp beta-carotene giảm nguy cơ của bệnh tiểu đường và kiểm soát đường huyết tố.

Hành tây. Hành tây có tác dụng dự phòng sự tăng đường máu. Trên lâm sàng, những bệnh nhân được uống dịch ép hành tây đã giảm đường máu đáng kể. Bệnh nhân cần uống dịch ép hành tây, mỗi buổi sáng một thìa canh, uống liền trong 1-2 tháng sẽ có hiệu quả.

Mướp đắng. Mướp đắng xanh có chứa các hoạt chất charantin, glycosid steroid, có tác dụng hạ đường máu, làm chậm sự phát triển các bệnh về võng mạc và đục thủy tinh thể và làm tăng khả năng dung nạp glucose của người bệnh. Mướp đắng còn có tác dụng chống oxy hóa, loại bỏ gốc tự do – một trong những nguyên nhân gây đái tháo đường.

Những loại rau người bị bệnh tiểu đường cần phải tránh:

Khoai tây : có vị ngọt, béo và rất giàu tinh bột. Người bệnh tiểu đường không nên ăn khoai tây ở bất kỳ hình thức chế biến nào.

Khoai từ, khoai mỡ . Đều là những loại củ giàu tinh bột mọc dưới đất, không tốt cho lượng đường trong máu của người bệnh.

Củ dền . Củ dền cũng là một thực phẩm có hàm lượng đường cao. Người bệnh có thể hạn chế ăn củ dền ở mức độ không nhiều hơn 1 lần mỗi tuần.

Cà chua. Cà chua có a xít citric nhưng về cơ bản, chúng ngọt. Và lời khuyên cho bệnh nhân bị bệnh tiểu đường là tránh ăn cà chua sống trong món salad. Cà chua nấu thì cũng chỉ ăn ở mức tối thiểu.

Bắp ngô. Bắp ngô có vị ngọt và rất giàu tinh bột. Nếu bị tiểu đường, hãy cố gắng tránh ăn bắp dưới mọi hình thức.

Bắp chuối . Bắp chuối cũng giầu tinh bột và ngọt như quả chuối, cũng là thực phẩm người bệnh cần hạn chế

Khoai lang: Tuy có hàm lượng tinh bột ít hơn so với khoai tây, nhưng khoai lang lại có chỉ số đường huyết cao hơn. Khoai lang rất tốt trong điều kiện sức khỏe bình thường, nhưng đã mắc bệnh tiểu đường thì phải nói không với khoai lang.

Một số lưu ý khác trong quá trình điều trị

Trong chế độ ăn uống. Người bệnh nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày 4-6 bữa/ngày, không nên ăn quá nhiều trong một bữa. Nên ăn thêm bữa tối để tránh hạ đường huyết ban đêm, nhất là ở những bệnh nhân đang điều trị bằng insulin. Nói không với rượu bia vì rượu bia có thể ức chế tân tạo đường do đó dễ dẫn đến hạ đường huyết, nhất là khi bệnh nhân ăn ít hoặc không ăn. Nên ăn nhạt khi có tăng huyết áp. Nên ăn đúng bữa có thể ăn thêm 1 – 2 bữa phụ.

Một số lưu ý khác trong quá trình điều trị 1

Trong chế độ vận động. Bên cạnh cách trị bệnh tiểu đường bằng chế độ ăn uống thì người bệnh đồng thời phải thực hiện chế độ vận động hợp lý để kiểm soát tốt đường huyết và phòng ngừa sự xuất hiện của các biến chứng.

Thể dục liệu pháp là một trong những biện pháp điều trị hỗ trợ đối với bệnh nhân đái tháo đường; làm giảm cân nặng, nên luyện tập thường xuyên hàng ngày với các động tác nhẹ nhàng như đi bộ, tập bơi, tập dưỡng sinh, đạp xe… nên tập nhẹ nhàng vừa phải, không nên tập quá sức.

Thể dục liệu pháp có thể làm giảm được mỡ máu, hạn chế tăng huyết áp, cải thiện được tình trạng tim mạch và có tác dụng hỗ trợ cho việc ổn định đường máu.

]]>
Cảnh giác với hạ đường huyết ở người bệnh tiểu đường https://omron-yte.com.vn/19999-canh-giac-voi-ha-duong-huyet-o-nguoi-benh-tieu-duong/ Sat, 15 Mar 2014 04:25:23 +0000 https://omron-yte.com.vn/19999-canh-giac-voi-ha-duong-huyet-o-nguoi-benh-tieu-duong/ Bình thường đường huyết dao động từ mức 90-130mg/dl (trước bữa ăn), nhỏ hơn 180mg/dl (sau bữa ăn 1-2 giờ), 110-150mg/dl (trước lúc đi ngủ). Hạ đường huyết là tình trạng đường huyết hạ xuống thấp hơn so với mức bình thường. Đường huyết giảm khiến cơ thể thiếu năng lượng và gây nên tình trạng mệt lả, chóng mặt, đột quỵ và nhiều nguy cơ hại cho sức khỏe nếu không được phát hiện kịp thời. Nhận biết sớm các triệu chứng và cách xử lý hạ đường huyết như thế nào, mời bạn đọc cùng theo dõi qua bài viết dưới đây.

Cảnh giác với hạ đường huyết ở người bệnh tiểu đường 1

Các biểu hiện của người bị hạ đường huyết

Biểu hiện của từng trường hợp hạ đường huyết là không giống nhau, tùy theo từng mức độ. Người bệnh có những triệu chứng riêng cho từng mức độ hạ đường huyết:

Mức độ nhẹ: Người bệnh bị hạ đường huyết ở mức độ nhẹ sẽ cảm thấy đói cồn cào, xót ruột, đau bụng, xuất hiện cảm giác mệt mỏi, nhịp tim nhanh, run tay, đánh trống ngực và vã mồ hôi.

Mức độ trung bình: Có biểu hiện về thần kinh, người bệnh thấy cơ thể bạc nhược, giảm hoạt động trí tuệ, lú lẫn, thay đổi tính tình, dễ bị kích động, xuất hiện hiện tượng dị cả, nhìn một hóa hai, có các động tác bất thường, một số người bị rối loạn giấc ngủ.

Trường hợp nặng: Người bị hạ đường huyết trường hợp nặng có thể xuất hiện lú lẫn cấp tính, dễ bị kích động mạnh, có dấu hiệu liệt nửa người hoặc dấu hiệu thần kinh khu trú. Bệnh nhân có những cơn co giật, có thể bị ngắt quãng hoặc liên tục. Khi hôn mê sâu có rối loạn ý thức, có thể kèm theo tình trạng vật vã,các động tác bất thường, có những dấu hiệu đặc biệt như tăng trương lực cơ toàn thân, vã mồ hôi nhưng không có biểu hiện mất nước. Ngoài ra người bệnh còn có thể có phản xạ tăng, dấu hiệu mút tay, níu áo, đầu và mắt quay sang một bên, giãn đồng tử hoặc đồng tử dao động. Biểu hiện hội chứng vận mạch và tim là điện tim đồ có thể hiện thiếu máu cơ tim. Nguy hiểm hơn bệnh có thể tiến triển thành hôn mê kéo dài (phù não) hoặc di chứng tinh thần kinh vĩnh viễn (bệnh não sau cơn hạ đường huyết).

Hạ đường huyết xảy ra khi nào?

  • Ở người bệnh tiểu đường sau một bữa ăn chứa nhiều đường đơn.
  • Khi người bệnh bỏ lỡ một bữa ăn nhẹ, hay không bỏ ăn bữa ăn chính, ăn trễ hơn bình thường, chán ăn trong những ngày bệnh.
  • Người uống rượu mà không ăn thức ăn.
  • Tập thể dục quá mức, các tế bào sử dụng nhiều đường hơn bình thường từ đó dẫn tới hạ đường huyết.

Do đó, người bệnh tiểu đường cần đặc biệt chú ý trong chế độ dinh dưỡng cũng như vận động hợp lý.

Làm thế nào khi bị hạ đường huyết?

  • Sử dụng máy đo đường huyết hoặc các sản phẩm hỗ trợ kiểm tra đường huyết để biết chính xác mức đường huyết suy giảm
  • Đối với những bệnh nhân khi thấy có dấu hiệu hạ đường huyết thì cần nhanh chóng ăn nhẹ như cháo loãng, uống súp hoặc một cốc nước đường.
  • Nằm nghỉ ngơi yên tĩnh, khi tỉnh táo hơn thì nên ăn một bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Nếu hạ đường huyết do bệnh tiểu đường thì nên tuân theo lời chỉ dẫn của thầy thuốc trong việc dùng thuốc,tiêm … chế độ ăn uống hằng ngày, đặc biệt ăn đủ lượng cacbonhydrat, ăn thêm bữa phụ, ăn nhiều rau…
  • Nên tập thể dục thường xuyên và đúng bài bản.

Tóm lại, hạ đường huyết không thể chủ quan được đặc biệt với người bệnh tiểu đường. Người bệnh tuyệt đối không để bị đói quá lâu, không nên nhịn ăn mà hoạt động thể lực quá mức. Nhất thiết không được bỏ qua bữa sáng, đặc biệt là người già và trẻ em, những người có bệnh mãn tính, cơ thể yếu. Đối với bệnh nhân bị tiểu đường thì cần có chế độ tập luyện thể lực điều độ, mang sẵn kẹo gừng bên người để khi có dấu hiệu hạ đường huyết là sử dụng ngay. Khi tập luyện cũng nên mang theo kẹo gừng để phòng khi đường huyết xuống thấp. Và điều quan trọng nhất là luôn kiểm soát đường huyết chặt chẽ, tránh những biến chứng đang tiếc xảy ra.

Hiện nay, máy đo đường huyết Omron đang là sản phẩm uy tín được tin dùng, giúp đo đường huyết chính xác và người bệnh có thể tự đo ở nhà không cần tới trung tâm y tế chỉ cần sử dung theo đúng hướng dẫn. Chi tiết sản phẩm tại : Máy đo đường huyết Omron.

]]>
Kiểm soát đường huyết – Cách phát hiện sớm bệnh tiểu đường https://omron-yte.com.vn/19960-kiem-soat-duong-huyet-cach-phat-hien-som-benh-tieu-duong/ Tue, 11 Mar 2014 06:42:35 +0000 https://omron-yte.com.vn/19960-kiem-soat-duong-huyet-cach-phat-hien-som-benh-tieu-duong/ Nếu chỉ dựa vào các triệu chứng lâm sàng của bệnh tiểu đường (đái tháo đường) người ta rất khó phát hiện bệnh bởi các triệu chứng ở mỗi người bệnh là không giống nhau, đa phần có diễn biến âm thầm khó phát hiện. Khi đó, việc theo dõi, kiểm soát đường huyết thường xuyên là cách phát hiện bệnh sớm nhất. Dưới đây là một số phương pháp kiểm soát đường huyết cụ thể cho người bệnh.

Kiểm soát đường huyết - Cách phát hiện sớm bệnh tiểu đường 1

Những triệu chứng cơ bản của bệnh tiểu đường

  • Người cảm thấy mệt mỏi thường xuyên, hay bị tỉnh giấc giữa đêm
  • Tiểu nhiều, khát nước nhiều.
  • Nhanh đói, do glucose đọng lại trong các tế bào, vì vậy cơ thể của bạn không thể chuyển đổi được các thực phẩm nạp vào thành năng lượng, điều đó khiến bạn luôn có cảm giác đói.
  • Giảm cân không kiểm soát, không rõ lý do.
  • Vết thương lâu lành. Đặc biệt nếu không may bị nhiễm tùng, xước, thâm tím, nếu thấy vết thương khó lành hơn mức độ bình thường rất có thể đó là dấu hiêu bệnh tiểu đường. Đó là do các mạch máu bị hư hại bởi có quá nhiều glucose di chuyển trong các tĩnh mạch, động mạch. Nó khiến cho máu khó lưu thông đến các vùng khác nhau của cơ thể – một điều cần thiết để vá lành vết thương.
  • Mắc các bệnh về da, da có cảm giác ngứa, da bị khô hoặc tuần hoàn kém.
  • Mờ mắt.
  • Nhiễm nấm do tiểu đường khiến cơ thể rất nhậy cảm với các viêm nhiễm, phổ biến là nấm candida và các loại nấm khác.
  • Dễ bị cảm cúm và cảm lạnh do hệ thống miễn dịch bị suy yếu.
  • Ngứa ran hoặc đau bàn tay, bàn chân,

Chẩn đoán tiểu đường không hề đơn giản

Nếu chỉ dựa trên đặc tính môt thời của bệnh tiểu đường là người bệnh hay bị khát nước, gầy,sụt cân, hay đói … thì có lẽ đã bỏ qua nhiều trường hơp bị tiểu đường khác bởi các triệu chứng thật sự của bệnh tiểu đường rất mơ hồ, có người các triệu chứng rõ ràng, có người thì chỉ phát hiện ra bệnh qua vài lần thử đường máu.

Chưa kể đến, các triệu chứng tiểu đường cũng có các triệu chứng gần giống một số bệnh khác, đánh lạc hướng chữa bệnh như đau vai, đãng trí, mất ngủ, mệt mỏi … khiến nhiều bệnh nhân mất thời gian điều trị không đúng hướng. Do đó, nhiều trường hợp phát hiện bệnh quá trễ do chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng.

Các phương pháp kiểm soát đường huyết phát hiện sớm bệnh tiểu đường

Hiện nay, các phương pháp chính để kiểm soát đường huyết bao gồm: Thử đường trong nước tiểu, đo đường huyết và một số xét nghiệm chuyên môn. Qua mức đường huyết thay đổi, bạn có thể nắm rõ mình có thuộc nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hay không.

1. Thử đường trong nước tiểu

Đó là phương pháp đo lường lượng đường trong nước tiểu để phát hiện lượng đường cao trong máu. Người bệnh được tư vấn tiến hành xét nghiệm ngay cả khi không có dấu hiệu nghi ngờ. Thông thường, trong nước tiểu không có chất đường, thận chỉ bài tiết ra chất đường trong nước tiểu khi trong 24 giờ trước đó lượng đường trong máu cao hơn 180mg.

Thử đường trong nước tiểu là một phương pháp đơn giản, chi phí thấp và tiện lợi cho người bệnh nhưng không chính xác để định bệnh và không trung thực để theo dõi bệnh, ngoài trừ giá trị báo động cho người đã bị bệnh là đường huyết đã tăng cao, nếu như người bệnh không có phương pháp xét nghiệm nào khác. Và hạn chế của phương pháp này là không phát hiện ra bệnh nếu người bệnh có tăng đường huyết nhưng chỉ ở mức 160mg.

Đo đường huyết

Đường huyết là gì? Tăng giảm đường huyết có nguy hiểm không?

Đo đường huyết là phương pháp chủ yếu để phát hiện bệnh tiểu đường. Trị số bình thường của đường huyết dao động trong khoảng 80 – 110 mg. Nếu dùng theo đơn vị đo là mol (1 mol tương đương với 1.8 mg) thì các trường hợp có lượng đường trong máu cao hơn 120mg hoặc 65mol thì được gọi là đường máu cao. Ngày nay nhiều người đã sử dụng các loại máy đo đường huyết cá nhân để tự theo dõi đường huyết của mình, loại uy tín có thể kể đến như máy đo đường huyết Omron.

Cho đến nay, người ta thường đo đường huyết trong tĩnh mạch lúc đói. Tuy nhiên cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Kết quả chỉ phản ánh lượng đường trong máu vào thời điểm xét nghiệm. Vậy nên không thể khẳng định bệnh nhân bị tiểu đường khi chỉ căn cứ vào trị số đường huyết đo của ngày hôm nay.
  • Lượng đường trong máu lúc sáng sớm có thể tăng cao hơn bình thường.

Tóm lại, không thể dựa vào kết quả của một vài lần xét nghiệm để khẳng định, chẩn đoán người bị tiểu đường. Trong tiến trình theo dõi bệnh tiểu đường trên người đã bị bệnh cũng vậy. Không thể đánh giá diễn tiến của bệnh nếu chỉ dựa vào vài kết quả thử máu. Trường hợp nghi ngờ bệnh, nhiều thầy thuốc đặt nặng giá trị vào phương pháp đo đường huyết sau khi ăn. Với người không bị bệnh, cho dù có ăn ngọt bao nhiêu thì đường huyết vẫn trở về bình thường trong vòng 2 giờ sau bữa ăn còn người bệnh tiểu đường thì không như thế.

Xét nghiệm HbA1C

Bên cạnh 2 xét nghiệm nước tiểu và đo đường huyết để kiểm soát đường huyết, một số xét nghiệm đặc hiệu như HbA1C. Phương pháp này có độ chính xác cao hơn so với các phương pháp trên.

HbA1C là gì? Hb – viết tắt của từ hemoglobin là một trong những thành phần cấu tạo nên tế bào hồng cầu của máu, vận chuyển oxy trong máu. Chất này có đặc tính kết hợp tự nhiên với đường glucose một cách bền vững, khi đó gọi là HbA1c.

HbA1c chiếm phần lớn ở người lớn, nó đại diện cho tình trạng gắn kết của đường trên Hb hồng cầu. Sự hình thành HbA1c xảy ra chậm 0.05% trong ngày, và tồn tại suốt trong đời sống hồng cầu 120 ngày, thay đổi sớm nhất trong vòng 4 tuần lễ.

Khi tiến hành xét nghiệm HbA1c người bệnh sẽ được lấy 1 mẫu máu và được đo tại phòng xét nghiệm theo nhiều phương pháp khác nhau, kết quả được tính theo tỷ lệ % hemoglobin của máu qua đó các bác sỹ sẽ đánh giá được đường huyết của bạn trong thời gian qua.

Mức đường máu HbA1c

  • Tốt
  • Chấp nhận được 6,6 – 8%
  • Xấu > 8%
  • Người bình thường HbA1c = 4 – 6%

Nếu 2 lần xét nghiệm liên tiếp cách nhau 3 tháng mà HbA1c > 8% cần phải thay đổi cách thức điều trị.

Ý nghĩa của việc giảm HbA1c: Chỉ cần giảm 1% (ví dụ từ 8 xuống 7%) sẽ làm giảm được 35% nguy cơ mắc biến chứng mạch máu nhỏ như bệnh thận, bệnh võng mạc, bệnh thần kinh do bệnh tiểu đường (đái tháo đường).

]]>
Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh tiểu đường https://omron-yte.com.vn/19952-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-chua-benh-tieu-duong/ Fri, 07 Mar 2014 06:42:05 +0000 https://omron-yte.com.vn/19952-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-chua-benh-tieu-duong/ Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường, được biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao (trên 130 mg /dL), bệnh nhân hay bị khát nước, đi tiểu nhiều lần, người cảm thấy mệt mỏi, uể oải, giảm cân … Để việc chữa bệnh tiểu đường đạt hiệu quả, người bệnh cần được sử dụng thuốc kết hợp với chế độ ăn uống kiêng khem, luyện tập thân thể.

Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh tiểu đường 1

Nhận biết các triệu chứng bệnh tiểu đường

Người bệnh nên kiểm tra lượng đường huyết nếu thấy xuất hiện một trong số các triệu chứng sau:

  • Cảm thấy khát nước liên tục
  • Đi tiểu nhiều lần đặc biệt vào ban đêm rất hay phải dậy đi tiểu
  • Người hay mệt mỏi, uể oải
  • Giảm cân
  • Bộ phận sinh dục bị ngứa, hoặc bị nấm âm đạo tái phát nhiều lần
  • Chuột rút
  • Táo bón
  • Mắt ngày càng mờ
  • Da dễ bị nhiễm trùng, tái phát nhiều lần

Không phải các triệu chứng nào của bệnh tiểu đường cũng đều xuất hiện một lúc, một dấu hiệu đơn lẻ có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh khác nhau. Cách tốt nhất để phát hiện kịp thời bệnh tiểu đường là xét nghiệm máu định kỳ bằng các sản phẩm kiểm tra đường huyết đáng tin cậy.

Nguyên nhân chính của bệnh tiểu đường

Suy cho cùng, nguyên nhân chủ yếu của bệnh tiểu đường đều xuất phát từ thiếu insulin, tiểu đường tuýp 1 sẽ do chất insulin bị thiếu hụt, bệnh tiểu đường tuýp 2 do bài tiết không đủ nhu cầu của cơ thể. Hai nguyên nhân này sẽ gây ra hiện tượng đường thiếu hụt trong máu gây ra bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, một số yếu tố dưới đây cũng làm tăng nguy cơ bị tiểu đường:

  • Gen di truyền. Nếu trong gia đình, bố, mẹ mắc tiểu đường thì con cái sẽ có nguy cơ cao mắc phải loại bệnh này cao hơn so với những gia đình mà bố mẹ không mắc tiểu đường. Đặc biệt là người tiểu đường tuýp 1.
  • Béo phì, đặc biệt là những người bị béo bụng, có thân hình “trái táo”.
  • Ngủ không đủ giấc. Các nhà khoa học cho rằng thiếu ngủ làm rối loạn đồng hồ sinh học, vốn có nhiệm vụ điều chỉnh chu kỳ thức – ngủ tự nhiên của cơ thể, làm tăng hàm lượng hormone gây stress là cortisol và gây mất cân bằng glucose trong cơ thể.
  • Người bị buồng trứng đa nang. Tình trạng này có thể dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2, nhưng ít người nhận biết được nguy cơ đó do đa nang buồng trứng có liên quan đến tình trạng mất cân bằng insulin. Cùng với chức năng kiểm soát đường huyết, insulin cũng kích thích buồng trứng tạo ra nội tiết tố testosterone quá mức ở phụ nữ. Khi mức insulin bắt đầu tăng nhiều và gây tổn hại buồng trứng và tuyến tụy, người phụ nữ có thể mắc bệnh tiểu đường.
  • Ngáy ngủ. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, người hay ngáy ngủ nặng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng thêm 50%.
  • Người hay bỏ bữa sáng. Việc bỏ qua bữa ăn sáng có thể bị hạ đường huyết đột ngột, khiến họ thèm ăn món ngọt. Việc giải tỏa cơn thèm sẽ làm đường huyết tăng đột ngột và kích thích sản sinh insulin quá mức, gây ra bệnh.
  • Giờ giấc công việc thất thường, đặc biệt là những người thường xuyên đổi ca làm việc giữa ngày và đêm trong thời gian dài và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thể 2 tăng 50%. Lý do là những người có giờ giấc làm việc không ổn định dẫn đến rối loạn nhịp sinh học, gây ra bệnh.

Cách chữa và điều trị bệnh tiểu đường

Việc phát hiện và điều trị khoa học bệnh tiểu đường phải được tiến hành càng sớm càng tốt thì bệnh nhân càng có cơ hội thoát khỏi những biến chứng đặc biệt với những người mắc phải tiểu đường tuýp 2. Còn đối với những bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 1 hoàn toàn có khả năng giảm liều dùng Insulin mỗi ngày, thậm chí có cơ hội phục hồi tuyến tụy hoạt động trở lại. Dưới đây là một số phương pháp chữa trị cho bệnh nhân tiểu đường.

Cách chữa và điều trị bệnh tiểu đường 1

Sử dụng thuốc chữa trị bệnh tiểu đường

Đối với bệnh tiểu đường tuýp 1, vì các tế bào beta tuyến tụy bị hủy hoại nên không tiết ra insullin được, người bệnh cần được điều trị bằng insullin.

Đối với bệnh tiểu đường tuýp 2, hiện tượng thiếu chất insullin do ba bất thường : giảm tiết insullin, kháng insullin và tăng sản xuất glucose từ gan. Do đó việc chữa trị bệnh tiểu đừng phải dùng các nhóm thuốc hạ đường huyết loại uống :

  • Loại làm cho cơ thể sản xuất chất insullin : nhóm sulfonylurre sulfonylure (glibenclamid, glicazid, glimepirid) và nhóm glitinid (repaglinid, nateglinid).
  • Loại giảm tình trạng kháng insulin: dùng thuốc tiểu đường có nhóm biguanid (chỉ có metformin) và nhóm thiazolidinedion (TZD, gồm hai thuốc rosiglitazon – đã bị cấm – và pioglitazon).
  • Ngăn ngừa hiện tượng hấp thu carbohydrat ở ruột: có nhóm thuốc tiểu đường làm ức chế men alpha-glucosidase như acarbose, voglibose, miglitol.

Lưu ý : Việc sử dụng thuốc cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ dẫn của bác sỹ.

Sử dụng thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Khổ qua: Khổ qua còn được gọi là mướp đắng, khổ qua có tác dụng tốt với bệnh nhân tiểu đườ túyp 2. Người bệnh có thể uống 1 ly nước khổ qua mỗi ngày, hoặc rửa sạch ăn sống kết hợp với các món ăn chính hàng ngày. Như vậy sẽ có tác dụng giảm đáng kể lượng đường trong máu và phòng gừa các bệnh ung thư, tim mạch …

Nha đam . Hay còn gọi là lô hội giúp kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể. Nha đam có tác dụng khác như chữa bỏng, cao huyết áp, tính mát làm giải nhiệt cơ thể. Bạn nên dùng phần thịt nha đam trộn với nghệ, dùng trước các bữa ăn.

Cây cà ri. Dùng lá và hạt cà ri để làm thuốc cho người bệnh tiểu đường. Người bệnh có thể lấy 1 thìa cafe cari ngâm vào cốc nước, để qua đêm, lọc nước uống vào buổi sáng.

Cây húng quế . Có tác dụng kiểm soát bệnh tiểu đường, người bệnh có thể rửa sạch sau đó vò nát húng quế, đem luộc lên để qua đêm, có thể nhai húng quế hàng ngày.

Lá xoài. Có tác dụng hạ nhanh đường huyết cao, tuy nhiên không nên sử dụng nhiều vì chúng gây hạ đường huyết. Bệnh nhân bị tiểu đường lấy lá xoài, rửa sạch, đun sôi và lọc nước uống vào đầu bữa điểm tâm sáng.

Phòng ngừa bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường thật sự nguy hiểm vì các triệu chứng mơ hồ, khó phát hiện. Hãy chủ động phòng ngừa bệnh bắt đầu từ chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.

Dưới đây là một số lời khuyên phòng ngừa bệnh tiểu đường

  • Giảm cân, duy trì ở một mức cân nặng hợp lý.
  • Có chế độ ăn uống phù hợp. Ăn đa dạng, ăn thành nhiều bữa nhỏ, nên ăn các loại thịt bỏ da, ăn cá nhiều hơn ăn thịt, hạn chế các thực phẩm giầu chất béo, đường, natri. Người bệnh tiểu đường cũng không nên ăn mặn.
  • Bỏ thuốc lá và các chất kích thích.
  • Kiểm tra huyết áp, cholesterol và máu thường xuyên.
  • Có chế độ vận động hợp lý. Cố gắng tập thể dục 1 giờ mỗi ngày. Đi bộ đến mức có thể. Nếu bạn dành thời gian luyện tập khoảng 4 tiếng mỗi tuần, tức 35 phút mỗi ngày kết quả giảm được 80% nguy cơ tiểu đường.
  • Tạo cuộc sống tình cảm lành mạnh, tránh căng thẳng, stress.
  • Nên ngủ đủ 8 tiếng 1 ngày.
  • Chăm sóc bàn chân. Người bệnh nên tự học cách chăm sóc bàn chân cẩn thận và kiểm tra thường xuyên. Nếu thấy phát hiên bất cứ dấu hiệu nào bất thường như lở loét, sưng phồng, nhiễm trùng móng chân … cần điều trị ngay. Những vết lở loét này không được điều trị có thể dẫn tới cưa chân.

Tóm lại, để việc chữa trị bệnh tiểu đường đạt hiệu quả, bệnh nhân cần kết hợp sử dụng thuốc theo chỉ định kết hợp với chế độ ăn uống và phòng ngừa hợp lý. Tăng cường vận động tích cực và giữ ở một mức độ thường xuyên. Xem thêm một số lời khuyên bổ ích dành cho người bệnh tiểu đường

Nguồn : Tổng hợp

]]>
Lưu ý ăn uống với người bệnh đái tháo đường https://omron-yte.com.vn/19700-thuc-an-cho-nguoi-benh-dai-thao-duong/ Sat, 21 Dec 2013 08:12:01 +0000 https://omron-yte.com.vn/19700-thuc-an-cho-nguoi-benh-dai-thao-duong/ Ăn uống rất quan trọng với người bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều bệnh nhân có những thói quen xấu hoặc thiếu hiểu biết vô tình làm bệnh trở nên nặng hơn, tăng nguy cơ dẫn tới nhiều biến chứng không mong muốn. Dưới đây là một số lưu ý trong chế độ ăn uống cho bệnh nhân đái tháo đường, mời bạn đọc cùng quan tâm theo dõi.

Lưu ý ăn uống với người bệnh đái tháo đường 1

Đối với những thức ăn chứa tinh bột

Người bệnh đái tháo đường nên ăn các loại bánh mì không pha trộn với phụ gia như bánh mì đen, gạo lứt, khoai tây, khoai sọ…Lượng tinh bột đưa vào cơ thể người tiểu đường nên bằng khoảng 50-60% người thường. Nên sử dụng thường xuyên các loại ngũ cốc thô, chà xát ít vì lớp vỏ có chứa nhiều Vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Với các loại thức ăn này chủ yếu nên luộc, nướng hoặc hầm chứ không nên chiên xào.

Đối với những thức ăn là chất đạm

Người bệnh nên hạn chế tối đa các loại thịt hộp, pate, xúc xích …. thay vào đó là cá, trứng sữa, các sản phẩm chế biến từ sữa, đậu. Ưu tiên cá mòi và cá chích vì trong hai loại cá này có chứa chất béo có lợi cho việc chống lại bệnh tim mạch và ung thư. Ngoài ra, người bệnh đái tháo đường có thể ăn các loại thịt lợn, thịt bò đã lấy sạch mỡ. Tránh ăn da gà, da vịt bởi nó có chứa rất nhiều cholesterol. Cũng như thực phẩm chứa tinh bột, nên chọn cách chế biến là luộc, kho, nướng hơn là chiên.

Đối với chất béo

Với bệnh đái tháo đường, người bệnh hết sức chú ý hạn chế mỡ. Theo khuyến cáo, mỗi ngày lượng cholesterol đưa vào cơ thể  phải dưới 300mg và lượng mỡ bão hòa phải thay bằng các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu olive, dầu mè.

Đối với rau và trái cây

Theo lời khuyên từ các chuyên gia, bệnh nhân bị đái tháo đường nên ăn khoảng 400 g rau và trái cây tươi, rau quả tươi vừa có tác dụng chống lão hóa, vừa là thức ăn bổ sung vitamin, muối khoáng tốt nhất. Nên ăn cả xác hơn là ép lấy nước uống, chất xơ trong rau quả là thành phần quan trọng làm giảm đường, làm chậm hấp thu đường và đỡ tăng đường sau khi ăn. Tuy nhiên, người bệnh cũng nên hạn chế một số loại quả không tốt cho bệnh như nho, xoài, na, nhãn. …

Chất ngọt

Nhiều người khuyên rằng bệnh nhân bị đái tháo đường nên tránh chất ngọt càng xa càng tốt. Chất ngọt làm trầm trọng thêm quá trình bệnh lý và tăng các biến chứng nặng nề của bệnh. Vậy nên người bệnh nên hạn chế bánh kẹo, nước ngọt có ga, rượu … Có thể sử dụng các chất ngọt nhân tạo có thể thay đường trong nước uống như Aspartam và sacharine vừa giúp làm giảm lượng đường ăn vào mà vẫn giữ được ngon miệng.

Ăn uống rất quan trọng với sự tiến triển bệnh lý của bệnh nhân đái tháo đường. Người bệnh cần giữ vững thành phần và thời gian ăn kết hợp với chế độ thể dục thể thao thường xuyên. Chế độ ăn cần dựa trên từng bệnh nhân, phụ thuộc vào cân nặng, lượng đường trong máu, mức độ nặng nhẹ của bệnh. Người bệnh cần thăm khám và tham khảo ý kiến bác sỹ theo dõi và điều trị.

Dưới đây là thực đơn tham khảo cho người bệnh đái tháo đường trong 1 tuần:

  • Bữa sáng : Có thể dùng cà phê hay một ly sữa không đường kèm với 2 lát bánh mì nướng. Hoặc ½ chén các loại đậu rang đã xay thành bột.
  • Giữa buổi sáng :  Có thể ăn dặm với trái cây, kem các loại.
  • Bữa trưa : Cơm, ngũ cốc hay bánh mì kèm salad rau các loại, cà chua. Có thể đổi bữa với thịt gà, trứng luộc, cá. Nếu dùng nước uống nên sử dụng cà phê, sữa không đường, nước chanh hoặc bưởi ép.
  • Bữa tối : Chế biến các loại cá (cá ngừ, cá trích, cá hồi…) thành nhiều kiểu như luộc, nướng, hay ăn sống. Ăn bổ sung thêm trứng, rau luộc (không có lòng đỏ), tôm, cua.
  • Trước khi đi ngủ: Ăn một hũ sữa chua, hay uống một ly sữa không đường.

Omron-yte.com.vn (Tổng hợp)

]]>
5 dấu hiệu dễ nhận biết của tiểu đường, đái tháo đường https://omron-yte.com.vn/19697-dau-hieu-dai-thao-duong/ Fri, 20 Dec 2013 07:26:45 +0000 https://omron-yte.com.vn/19697-dau-hieu-dai-thao-duong/ Đái tháo đường được coi là một căn bệnh nguy hiểm bởi diễn biến âm thầm và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như mù lòa, nguy cơ bị bệnh tim hoặc đột quỵ. Sau đây là một số đặc điểm dễ nhận biết của bệnh đái tháo đường, mời bạn đọc cùng quan tâm theo dõi.

5 dấu hiệu dễ nhận biết của tiểu đường, đái tháo đường 1

Hay mệt mỏi, giảm cân không rõ lý do có thể là dấu hiệu sớm của đái tháo đường

5 dấu hiệu thường gặp của tiểu đường, đái tháo đường

1. Khát nước và đi tiểu thường xuyên. Khi lượng đường dư thừa tích tụ trong máu, theo áp lực, chất lỏng sẽ bị kéo ra từ các mô. Đây cùng chính là lý do bệnh nhân luôn cảm thấy khát nước. Bệnh nhân thường xuyên phải uống nước đồng thời cũng đi tiểu nhiều hơn bình thường. Triệu chứng này bị nhiều người bỏ qua vì nghĩ đây là dấu hiệu bình thường, để đến khi tình cờ trong một lần thăm khám mới biết mình bị bệnh.

2. Đói thường xuyên. Người bệnh đái tháo đường hay cảm thấy bị đói bởi nếu không có đủ insulin để vận chuyển đường vào các tế bào của cơ thể thì cơ bắp và các cơ quan trở nên cạn kiệt năng lượng. Cơ thể sẽ phản ứng lại với tình trạng này thông qua các cơn đói dữ dội.

3. Bị giảm cân. Mặc dù người bệnh đái tháo đường ăn nhiều hơn bình thường để làm giảm cơn đói nhưng trọng lượng cơ thể vẫn bị sút giảm. Đó là vì không có khả năng sử dụng glucose được cung cấp từ bên ngoài vào cơ thể nên cơ thể buộc phải sử dụng nhiên liệu thay thế được lưu trữ trong các cơ và chất béo. Chính vì thế, cơ thể người bệnh sẽ ngày càng sút cân và gầy đi.

4. Mệt mỏi. Cũng chính vì thiếu insulin, Gluocose không được vận chuyển vào trong tế bào dẫn đến đường huyết tăng đồng thời dẫn đến tình trạng thiếu năng lượng tế bào khiến cho cơ thể lúc nào cũng có cảm giác mệt mỏi.

5. Thường xuyên mắc các bệnh lở loét, nhiễm trùng. Một đặc điểm rất riêng ở người bệnh đái tháo đường đó là sự suy giảm khả năng chữa lành và chống lại nhiễm trùng của cơ thể. Nếu không may bị những vết thương hở thì những vết thương này rất khó lành lại hoặc đễ bị nhiễm trùng. Nguyên nhân chính là do lượng đường trong máu luôn ở mức cao, đã tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Cụ thể có những bệnh nhân đái tháo đường bị bệnh lý bàn chân, chân bị nhiễm trùng nhưng không thể chữa khỏi, cuối cùng bác sĩ phải chỉ định cắt đi phần chân bị nhiễm trùng.

Đái tháo đường rất nguy hiểm, nhiều bệnh nhân chỉ phát hiện ra bệnh khi có những biến chứng xuất hiện. Lúc đó việc điều trị sẽ rất khó khăn. Tốt hơn hết, để kiểm soát bệnh chúng ta nên chủ động kiểm soát đường huyết trong máu bằng cách theo dõi đường huyết thường xuyên, kiểm soát cân nặng, ăn nhiều rau xanh, tăng cường vận động tăng cường sức khỏe và kiểm tra sức khỏe thường xuyên.

Omron-yte.com.vn (Tổng hợp)

]]>
Tầm soát đái tháo đường ở người khỏe mạnh https://omron-yte.com.vn/19580-tam-soat-dai-thao-duong-o-nguoi-khoe-manh/ Thu, 19 Dec 2013 02:43:11 +0000 https://omron-yte.com.vn/19580-tam-soat-dai-thao-duong-o-nguoi-khoe-manh/ Đái tháo đường (hay còn gọi là tiểu đường) đang có diễn biến tăng mạnh. Diễn biến âm thầm, biến chứng nguy hiểm, đái tháo đường có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, đời sống của bệnh nhân và gia đình. Tầm soát để phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh là một việc làm hết sức cần thiết cho bản thân bạn và gia đình.

Những đối tượng nên được tầm soát thường xuyên

Đái tháo đường có diễn biến âm ỷ và thường khi có xuất hiện biến chứng thì người bệnh mới phát hiện ra mình mắc bệnh, thậm chí có những người lần đầu tiên chẩn đoán đái tháo đường thì đã mắc phải những biến chứng nặng nề của đái tháo đường.

Việc phát hiện sớm bệnh đái tháo đường có thể làm giảm bớt gánh nặng khi điều trị cũng như mức độ trầm trọng của bệnh và giúp phòng chống những biến chứng mãn tính khác của bệnh một cách có hiệu quả.

Những đối tượng nên được tầm soát thường xuyên 1

Đo đường huyết thường xuyên là cách đơn giản kiểm soát bệnh đái tháo đường

Theo khuyến cáo về việc tầm soát bệnh đái tháo đường, những người hơn 45 tuori, nhất là những người mập, béo phì nếu thử đường huyết có kết quả ở mức bình thường nên thử lại sau mỗi 3 năm.

Còn các trường hợp khác nên được thử đường huyết ở tuổi trẻ với tần suất cao hơn, bao gồm các trường hợp sau:

  • Những người làm công việc ít vận động hoặc những người ít vận động
  • Người trong gia đình có người thân bị bệnh đái tháo đường.
  • Người đã từng sinh con mà cân nặng lúc sinh của đứa trẻ lớn hơn 4 – 4,5 kg hoặc đã được chẩn đoán là đái tháo đường trong thai kỳ.
  • Người bị tăng huyết áp (tức là huyết áp lớn hơn hoặc bằng 135/85 mmHg).
  • Những người có chỉ số HDLc =250mg/dl (2.82mmol/l)
  • Người có hội chứng buồng chứng đa nang.
  • Người đã được chẩn đoán là rối loạn dung nạp glucose hoặc rối loạn đường huyết khi đói.
  • Người có tình trạng bệnh lý kết hợp với đề kháng insulin (như bệnh gai đen, buồng trứng đa nang).
  • Những người có tiền căn bị các bệnh về mạch máu.
  • Trên thực tế tầm soát bằng cách thử đường huyết đói sẽ kinh tế, dễ dàng thực hiện và tiện lợi.

Đái tháo đường có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, không ngoại trừ cả trẻ em. Thời gian gần đây, số lượng trẻ bị bệnh đái tháo đường típ 2 gia tăng rất cao đặc biệt là trẻ bị béo phì và trẻ thuộc sắc dân có nguy cơ cao bị đái tháo đường. Để kiểm soát bệnh tốt hơn,  những trẻ dưới đây nên được tầm soát thường xuyên:

  • Trẻ có người liên hệ trực hệ hoặc hàng thứ hai bị đái tháo đường
  • Trẻ thuộc sắc dân hoặc chủng tộc có nguy cơ cao bị đái tháo đường
  • Trẻ có dấu hiệu đề kháng insulin hoặc tình trạng bệnh kết hợp với đề kháng insulin  (Dấu gai đen, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid, buồng trứng đa mang)
  • Trẻ có mẹ có tiền căn đái tháo đường thai kì.

Máy đo đường huyết Omron – Kiểm soát đái tháo đường

Đối với đa số bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường, đường huyết an toàn trước khi ăn là 5,0 – 6,2mmol/l và nồng độ này sau khi ăn 2 giờ là 6 – 9mmol/l. Đường máu được giữ trong giới hạn an toàn sẽ hạn chế sự xuất hiện các biến chứng của bệnh, trong đó hay gặp nhất là biến chứng tim mạch.

Trên thực tế, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự cân bằng này, do đó việc khống chế đường huyết trong mức lý tưởng là khá khó khăn và cần được điều chỉnh liên tục thông qua chế độ ăn uống, thuốc điều trị. Muốn vậy, người bệnh cần phải nắm rõ được chỉ số đường huyết của mình thường xuyên bằng cách sử dụng máy đo đường huyết Omron hoặc các máy đo đường huyết uy tín.

Máy đo đường huyết Omron - Kiểm soát đái tháo đường 1

Đo đường huyết định kỳ để kiểm soát đái tháo đường cho bạn và gia đình

Việc theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên sẽ giúp người bệnh biết được thông tin chính xác về bệnh đái tháo đường của họ, phát  hiện ngay các trường hợp đường huyết quá cao hoặc quá thấp ( hạ đường huyết ), giúp đưa ra những quyết định quan trọng như cần phải ăn thêm trước khi tập thể dục thể thao, điều trị kịp thời hạ đường huyết hoặc thông báo ngay cho bác sĩ điều trị. Cho biết khi nào cần phải xin ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về cách điều chỉnh liều lượng insulin, thuốc viên hạ đường huyết, chế độ ăn… khi không kiểm soát được đường huyết trong thời gian khá dài. Vậy nên việc theo dõi đường huyết là một việc làm hết sức cần thiết với cả người khỏe mạnh lẫn người bệnh để kiểm soát sức khỏe của mình cũng như của gia đình mình.

]]>
Thức ăn cho người bị đái tháo đường https://omron-yte.com.vn/19432-thuc-an-cho-nguoi-bi-dai-thao-duong/ Wed, 11 Dec 2013 09:04:26 +0000 https://omron-yte.com.vn/19432-thuc-an-cho-nguoi-bi-dai-thao-duong/ Ăn uống với bệnh nhân đái tháo đường rất quan trọng, người bệnh nên tìm hiểu và nắm rõ những thực phẩm nào nên ăn, nên hạn chế và đặc biệt kiêng kỵ. Dưới đây là một số thông tin hữu ích về chế độ ăn uống cho người bệnh.

Thức ăn cho người bị đái tháo đường 1

Thực phẩm người bệnh đái tháo đường nên ăn

Người bệnh nên được uống đủ 8 ly nước mỗi ngày. Ngoài ra những thực phẩm dưới đây được cho là tốt với người bệnh đái tháo đường:

  • Cỏ cà ri. Cỏ có vị đắng nhẹ giúp làm giảm mức glucose trong máu.
  • Đậu bắp. Chất dịch trơn chảy ra khi bạn cắt đậu bắp giúp điều hòa đường huyết. Vì thế, hãy ngâm đậu bắp đã được cắt nhỏ trong một ly nước và uống nó vào lúc sáng sớm.
  • Bầu nậm. Một ly nước bầu nậm vào buổi sáng có thể giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn sử dụng liệu pháp bổ sung insulin.
  • Rau diếp. Loại rau này có nhiều chất xơ và rất ít đường.
  • Súp lơ. Như nhiều loại rau khác, súp lơ không ngọt. Nó cũng cung cấp cho cơ thể nhiều chất xơ.
Thực phẩm người bệnh đái tháo đường nên ăn 1

Súp lơ rất tốt cho người bệnh đái tháo đường

  • Bí ngô. Bí ngô cũng có chỉ số glycemic cao nên an toàn cho bệnh nhân tiểu đường.
  • Bông cải xanh. Bông cải xanh chứa nhiều chất xơ và chống ô xy hóa. Nó cũng là một nguồn cung cấp chromium, chất đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết.
  • Đậu tây. Dậu tây có chứa chất dinh dưỡng giúp kích thích việc sản xuất insulin trong cơ thể nên tốt cho người bệnh đái tháo đường.
  • Hạt lanh. Hạt lanh giàu protein, chất xơ và chất béo tốt đồng thời là nguồn magnesium giúp các tế bào sử dụng insulin, kiểm soát đường huyết.
  • Cà rốt.  Cà rốt chứa nhiều beta-carotene, một công cụ kiểm soát đường huyết hiệu quả nên cũng đucợ liệt kê trong danh sách các thực phẩm tốt cho người bệnh đái tháo đường.
  • Táo. Táo có chứa ít calorie và nhiều chất xơ. Đây là loại quả bệnh nhân tiểu đường được khuyến khích sử dụng.
  • Sữa. Là sự kết hợp của carbohydrate và protein giúp kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường cần đảm bảo rằng sữa đang dùng thuộc loại ít chất béo. Men bia và đậu xanh cũng rất tốt cho cơ thể. Các sản phẩm từ đậu nành như đậu hủ, sữa đậu nành, giá đậu nành là rất tốt cho người có biến chứng thần kinh từ bệnh tiểu đường.

Thực phẩm người bệnh đái tháo đường nên tránh

  • Các sản phẩm được tinh chế, bánh kẹo, xiro, mứt, đường trái cây, kem, bánh ngọt, socola, nước ngọt, sữa đặc và các thực phẩm chiên.
  • Các chất béo như bơ sữa, dầu thực vật hydro hóa.
  • Các đồ ăn nhanh, đồ đóng hộp có chứa chất bảo quản độc hại.
  • Thực phẩm được chế biến ở nhiệt độ cao như xào, chiên, đặc biệt là chiên giòn.
  • Hạn chế ăn cơm, mì xào, hủ tiếu, bánh canh, bánh mì, các loại khoai ( khoai lang, khoai mì…), bánh bích qui, trái cây ngọt, trứng.
  • Thuốc lá. Người bệnh không nên hút và nên tránh xa khói thuốc lá vì khói thuốc lá khiến cơ thể không có đủ oxi trong cơ thể để chuyển hóa glucose.

Những thực phẩm nên hạn chế

Những thực phẩm nên hạn chế 1

Thịt đỏ không tốt cho người bệnh đái tháo đường

  • Muối. Người bệnh nên hạn chế muối  và giảm đến mức tối thiểu lượng muối được tiêu thụ.
  • Giảm ăn các loại thịt đỏ, thịt gia cầm và trứng.
  • Giảm uống các chất kích thích như trà, caphe và rượu. Không nên uống trà và caphe nhiều hơn 2 cốc mỗi ngày. Bạn cũng có thể thử thay thế bằng trà xanh hoặc trà thảo dược.
  • Không nên uống rượu khi dạ dày bạn đang rỗng, rượu là thực phẩm có thể gây ra lượng đường trong máu thấp. Để thay thế đường trắng bạn có thể sử dụng mật ong hoặc đường tự nhiên.
  • Thay thế gạo trắng bằng gạo lứt, nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt, ví dụ như đậu nành,….
  • Thực phẩm ít chất béo có thể sử dụng như dâu Ô liu hay dầu đậu nành, đậu phộng.

Omron-yte.com.vn (Tổng hợp)

]]>