Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Fri, 26 Apr 2024 08:45:51 +0000 vi hourly 1 Những dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch mà bạn cần lưu ý! https://omron-yte.com.vn/18799-trieu-chung-benh-tim/ Thu, 06 Jan 2022 03:34:04 +0000 https://omron-yte.com.vn/18799-trieu-chung-benh-tim/ Các bệnh lý tim mạch luôn được xếp vào nhóm nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Sở dĩ như vậy vì hầu hết dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đều diễn biến thầm lặng và khó nhận biết. Vì vậy, việc nhận biết sớm triệu chứng của nhóm bệnh này sẽ là điều kiện tiên quyết giúp bạn và người thân tránh được nguy hiểm.

Bệnh lý tim mạch là gì?

Bệnh tim mạch (tên Tiếng Anh là Cardiovascular Disease, viết tắt là CVD) là tên gọi chung cho các bệnh lý liên quan đến tim và mạch máu, cụ thể bao gồm:

☛ Các bệnh lý liên quan đến mạch máu: gây hẹp và tắc mạch máu như bệnh động mạch vành, xơ vữa động mạch vành, các bệnh động mạch ngoại biên, bệnh mạch máu não,… từ đó dẫn đến nguy cơ cao gây ra nhồi máu cơ tim, nhồi máu não.

☛ Nhóm bệnh lý liên quan đến tim: ảnh hưởng trực tiếp đến cơ, van tim hoặc rối loạn nhịp tim như bệnh hở van tim, bệnh thấp tim, bệnh cơ tim,…

Bệnh lý tim mạch là gì? 1
Bệnh lý tim mạch bao gồm những bệnh liên quan đến tim và mạch máu.

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ được chứng minh là làm tăng khả năng xuất hiện và tiến triển của bệnh lý tim mạch, điển hình như: hút thuốc lá, tăng lipid máu, béo phì, ít hoạt động thể lực, người bị bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, chế độ ăn uống không lành mạnh, uống nhiều rượu bia,… Ngoài ra, những người có người thân trong gia đình mắc bệnh tim mạch cũng thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao.

Nhìn chung, các bệnh lý tim mạch đều có dấu hiệu đặc trưng là cơn đau ở vùng ngực hoặc vùng tim. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh có thể có những biểu hiện có vẻ không liên quan gì đến tim mạch. Do đó mà nhiều người thường khó phát hiện, khiến cho việc điều trị trở nên chậm trễ và khó khăn hơn.

12 dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh tim mạch

Đau ngực

Đau ngực là một trong số những triệu chứng của bệnh tim mạch thường gặp nhất. Thuật ngữ này thường được dùng để chỉ cơn đau, tức ở vùng ngực, khiến cho người bệnh luôn có cảm giác bị một vật nặng đè lên ngực. Cơn đau có thể lan ra sau lưng, vùng cổ, vai và 2 bên cánh tay. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, cơn đau thắt ngực có thể kéo dài vài phút, vài giờ hoặc lặp lại hàng ngày.

Đau ngực 1
Đau ngực là triệu chứng điển hình của bệnh lý mạch vành

Trong số bệnh lý tim mạch, ngoài đau ngực do viêm gây ra, các cơn đau thắt ngực còn do sự tắc nghẽn mạch vành (mạch máu đi nuôi dưỡng cơ tim) gây nên tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim, nặng hơn có thể gây ra nhồi máu cơ tim.

Trên thực tế, có những trường hợp biểu hiện của các cơn đau thắt ngực thường nhẹ và bất chợt nên khó nhận biết và thường bị bỏ qua. Trong khi đó, các cơn đau thắt ngực lại rất dễ chuyển biến, gây nguy hiểm cho tính mạng.

Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của cơn đau thắt ngực, hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa tim mạch để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Cảm giác khó thở thường xuyên

Khó thở thường là triệu chứng điển hình của bệnh lý tim hoặc phổi. Suy tim và bệnh động mạch vành là 2 bệnh lý tim mạch thường gây khó thở và hụt hơi. Tim suy khiến ứ máu ở tiểu tuần hoàn, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động chức năng của các phế nang. Nếu hoạt động gắng sức, chất dịch ở trong mạch máu của tiểu tuần hoàn thoát ra ngoài đột ngột, tràn ra phế nang và gây khó thở.

Bệnh nhân suy tim thường bị khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi; khó thở đột ngột, tăng lên sau khi tập thể dục hoặc khi lao động nặng; khó thở nhiều hơn khi nằm xuống, phải ngồi dậy để thở và trở nặng hơn về đêm,…

Cảm giác khó thở thường xuyên 1
Suy tim khiến bệnh nhân khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi và nặng hơn về đêm

Cảm giác mệt mỏi hoặc kiệt sức

Người bị bệnh tim mạch thường có cảm giác mệt mỏi, kiệt sức nhiều lần trong ngày, thậm chí ngay cả khi mới ngủ dậy. Sở dĩ là như vậy vì tim hoạt động không hiệu quả nên không thể cung cấp đủ Oxy cho cơ thể, khiến bạn trở nên mệt mỏi và uể oải.

Cảm giác mệt mỏi hoặc kiệt sức 1
Bệnh tim mạch thường khiến người bệnh mệt mỏi kéo dài

Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp phải tình trạng rối loạn giấc ngủ và luôn cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày. Tình trạng này thường xuất phát từ nguyên nhân khó ngủ, mất ngủ hay chứng ngưng thở khi ngủ vào ban đêm. Cảm giác mệt mỏi hay buồn ngủ thường xuyên thường không đặc trưng cho các bệnh lý tim mạch và có thể gặp phải ở nhiều bệnh lý khác. Vì vậy, nếu như bạn có triệu chứng này, hãy liên hệ bác sĩ để được xét nghiệm và xác định nguyên nhân cụ thể.

Cơn đau ở vùng vai và tay trái

Xuất hiện các cơn đau ở vùng vai và tay trái khiến nhiều người lầm tưởng rằng mình mắc các bệnh về xương khớp. Tuy nhiên, bệnh lý mạch vành cũng có triệu chứng đau tương tự như vậy. Cụ thể, đau thường bắt đầu ở vùng ngực và lan ra cánh tay, lưng, cổ và 2 bên bả vai. Chình vì vậy, mà nhiều người thường chủ quan và không thăm khám tại cơ sở y tế cho đến khi các triệu chứng này thường xuyên xảy ra và trở nặng hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.

Ho dai dẳng và khò khè

Trong đa số các trường hợp, tình trạng ho kéo dài thường là do bệnh lý đường hô hấp, hiếm khi xuất phát từ nguyên nhân tim mạch. Tuy nhiên, nếu bạn có tiền sử bệnh tim mạch, hãy đặc biệt chú ý đến triệu chứng này, nhất là khi cơn ho dai dẳng, thường xuyên xuất hiện vào ban đêm hay khi nằm ngủ.

Ho dai dẳng và khò khè 1
Ho là một triệu chứng của bệnh suy tim mà người bệnh cần lưu ý

Trong số bệnh lý tim mạch gây ho thì suy tim là nguyên nhân chủ yếu. Suy tim làm giảm cung lượng tim, tức là làm giảm lượng máu đi nuôi cơ thể, khiến cho máu bị ứ lại ở phổi. Lượng dịch và máu trong lòng mạch thoát ra và tràn vào phế nang, khiến cho người bệnh ho thành cơn và kéo dài, ho tăng lên khi bệnh nhân nằm xuống.

Ho ra dịch nhầy màu trắng hoặc bọt hồng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm cho bệnh suy tim mà bạn cần chú ý.

Thường xuyên cảm thấy lo lắng, hay bị ngất xỉu đột ngột

Lo lắng, hồi hộp là những cảm xúc bình thường của con người, nhất là khi gặp phải tình huống gay go, kịch tính. Tuy nhiên, nếu như cảm giác này thường xuyên xuất hiện, ngay cả khi nghỉ ngơi thư giãn thì bạn nên lưu ý và thận trọng hơn vì rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tim mạch.

Thường xuyên cảm thấy lo lắng, hay bị ngất xỉu đột ngột 1
Lo lắng kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo trước bệnh lý tim mạch

Bên cạnh đó, khi đang trong trạng thái bình thường mà người bệnh ngất xỉu đột ngột cũng rất đáng lo ngại. Nguyên nhân của hiện tượng này là do lượng máu lên não không đủ, chỉ bằng 50% so với bình thường. Do tim hoạt động không hiệu quả dẫn đến không thể bơm đủ máu giàu Oxy lên não, khiến người bệnh hay bị hoa mắt, chóng mặt và nặng hơn là ngất xỉu đột ngột. Tuy nhiên, triệu chứng này lại dễ bị nhầm lẫn với vấn đề khác của hệ thần kinh. Sau khi ngất xỉu, người bệnh thường tỉnh lại nhanh, hạ huyết áp, vã mồ hôi, mạch nhỏ và yếu, loạn nhịp tim.

Nhịp tim nhanh, mạch không đều

Khi lo lắng hoặc vui mừng quá mức, tim có thể đập nhanh hơn bình thường. Tuy nhiên, nếu như tim vẫn đập nhanh trong vài giờ tiếp theo hoặc lặp lại nhiều lần trong ngày thì rất có thể bạn đã bị rối loạn nhịp tim. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do tim phải đập nhanh hơn để bù lại việc suy giảm chức năng bơm máu của tâm thất trái. Người bệnh có thể cảm giác rõ được nhịp tim đập nhanh như đánh trống ở lồng ngực.

Ngoài ra, nhịp tim nhanh cũng có thể là hệ quả của việc uống quá nhiều Cafein hoặc do ngủ không đủ giấc. Tuy nhiên, đôi khi đó lại là biểu hiện của bệnh lý tim mạch, điển hình là bệnh rung nhĩ. Do đó, hãy đi khám bác sĩ ngay nếu như đang gặp phải tình trạng này.

Vã mồ hôi

Đổ mồ hôi là hiện tượng sinh lý bình thường, có tác dụng điều hòa thân nhiệt cho cơ thể, nhất là sau khi vận động thể chất hay lao động nặng. Tuy nhiên, nếu như vã mồ hôi thường xuyên mà không rõ nguyên nhân, đặc biệt kèm theo triệu chứng khác như chóng mặt, buồn nôn, khó thở thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo trước bệnh lý tim mạch.

Người bị bệnh tim mạch thường vã mồ hôi là do việc bơm máu qua các động mạch bị tắc nghẽn, khiến cho tim phải dành nhiều năng lượng hơn để tống máu đi. Vì vậy, cơ thể sẽ đổ mồ hôi nhiều hơn để giảm nhiệt độ cơ thể trong quá trình gắng sức, khiến cho người bệnh bị vã mồ hôi lạnh.

Phù ở cẳng chân và bàn chân

Tình trạng sưng phù ở chi dưới là dấu hiệu điển hình cho thấy hoạt động bơm máu của tim không hiệu quả, đặc biệt là trong bệnh suy tim. Khi bị suy tim, cơ tim mất đi khả năng co bóp để tống máu đi các cơ quan khác và khả năng kéo máu về tim cũng giảm theo. Lúc này, máu sẽ bị ứ lại ở hệ tĩnh mạch ngoại biên, khiến cho dịch thoát ra các mô xung quanh và gây phù, nhất là ở 2 chi dưới.

Phù ở cẳng chân và bàn chân 1
Phù ở chi dưới là triệu chứng điển hình của bệnh suy tim phải

Ngoài ra, lượng máu đến thận cũng giảm nên quá trình lọc để đào thải nước tiểu cũng giảm theo, gây ứ nước và làm phù nặng thêm. Phù thường xuất hiện nhiều ở các chi dưới như bàn chân, mắt cá chân, cẳng chân nhưng đôi khi cũng có ở những cơ quan khác như mặt bị sưng, mí mắt bị trĩu nặng,… Ngoài nguyên nhân là bệnh suy tim, phù cũng có thể là do bệnh lý thận, suy gan, suy giãn tĩnh mạch chân, ăn nhiều muối, giảm thể tích tuần hoàn hoặc là do tác dụng phụ của một số loại thuốc.

Đau ở vùng thượng vị

Trên thực tế, phần lớn các trường hợp đau ở vùng thượng vị (đau dạ dày) không liên quan đến tim mạch. Tình trạng này phụ thuộc chủ yếu vào loại thực phẩm mà bạn đã ăn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người bị bệnh tim mạch có thể gặp phải triệu chứng khó chịu ở vùng thượng vị như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa,… Vì vậy, nếu như gặp phải những dấu hiệu này kết hợp với triệu chứng khác của bệnh tim, hãy liên hệ với trung tâm y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Chán ăn

Chán ăn có thể là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý. Nhưng bạn cũng nên lưu ý, đây cũng là dấu hiệu nhận biết của bệnh suy tim sung huyết. Khi bị bệnh, người bệnh luôn có cảm giác no, đó là do dịch ứ lại trong gan và hệ thống tiêu hóa, khiến cho bạn bị đầy bụng và không muốn ăn. Nếu tình trạng này kéo dài, người bệnh có thể bị mệt mỏi, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và thể chất.

Tiểu nhiều vào ban đêm

Suy tim gây tích nước ở nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó có thận. Điều này là nguyên nhân chính làm cho bạn đi tiểu nhiều vào ban đêm. Để hạn chế tình trạng này, người bệnh cần giảm lượng nước cung cấp cho cơ thể vào mỗi buổi tối.

Cần làm gì khi có dấu hiệu của bệnh tim mạch?

Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào như trên, người bệnh nên theo dõi cẩn thận sự thay đổi sức khỏe của cơ thể. Nếu những triệu chứng xuất hiện nhiều và tiến triển xấu đi, bạn nên thăm khám tại các cơ sở y tế gần nhất. Lúc này, người bệnh sẽ được thăm khám, chẩn đoán sơ bộ và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán chính xác bệnh lý đang mắc phải. Các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh lý tim mạch bao gồm:

  • Điện tâm đồ (ECG): nhằm ghi lại hoạt động điện của tim, tìm ra nguyên nhân của triệu chứng đau ngực, đánh trống ngực.
  • Siêu âm tim: nhằm kiểm tra cấu trúc và hoạt động của tim để có thể phát hiện sự bất thường trong cơ tim hoặc van tim.
  • Xét nghiệm Troponin T để chẩn đoán nhồi máu cơ tim.
  • Xét nghiệm máu để kiểm tra 4 chỉ số Triglycerid, Cholesterol toàn phần, LDL – Cholesterol, HDL – Cholesterol.
Cần làm gì khi có dấu hiệu của bệnh tim mạch? 1
Nếu có triệu chứng vừa đề cập trên, hãy liên hệ với bác sĩ

Bệnh lý tim mạch thường tiến triển nhanh và gây nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe người bệnh. Vì vậy, nếu như những triệu chứng của bệnh không được phát hiện sớm, bệnh có thể ảnh hưởng đến tính mạng và nguy cơ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Cách phòng ngừa bệnh tim mạch

Theo nghiên cứu, các nguyên nhân gây bệnh tim mạch hiện nay hoàn toàn có thể phòng tránh được, nếu như bạn duy trì một lối sống khoa học và lành mạnh. Cụ thể, để dự phòng bệnh tim mạch, bạn cần thực hiện theo một số nguyên tắc sau:

☛ Không hút thuốc lá: các chất độc hại trong thuốc lá là nguyên nhân làm tổn thương mạch máu và gây xơ vữa động mạch. Nicotin trong khói thuốc lá làm cho nhịp tim nhanh, huyết áp cao và tích tụ mỡ lại thành cục gây tắc nghẽn. Do đó, không hút thuốc lá chính là biện pháp hiệu quả để phòng ngừa bệnh lý tim mạch và các bệnh đường hô hấp khác.

☛ Tập luyện thể dục điều độ: thường xuyên tập luyện các bài tập thể lực hợp lý có thể giúp huyết áp được điều hòa và tim co bóp tốt hơn. Do đó, mỗi người hãy nên lựa chọn cho mình một bài tập thể dục phù hợp với sức khỏe như đi bộ, bơi, tập Yoga,…. và duy trì tập luyện đều đặn hàng ngày (ít nhất 5 ngày/tuần).

Cách phòng ngừa bệnh tim mạch 1
Tập thể dục thường xuyên là biện pháp hiệu quả phòng ngừa bệnh tim mạch

☛ Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học: hạn chế muối, bơ, sữa động vật, giảm đồ ăn chứa nhiều chất béo, các loại đồ ăn nhanh, giảm lượng tinh bột trong các bữa ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày các loại rau xanh, hoa quả và các loại hạt tốt cho tim mạch.

☛ Giữ mức cân nặng hợp lý: do béo phì là một trong số yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh tim mạch. Vì vậy, mỗi người nên cố gắng duy trì một mức cân nặng hợp lý bằng cách tập luyện thể lực thường xuyên và thực hiện một chế độ ăn hợp lý, khoa học.

☛ Giảm stress, áp lực: tình trạng căng thẳng là điều kiện bất lợi cho người mắc bệnh huyết áp và chính tình trạng này là yếu tố nguy cơ gây nên cơn nhồi máu cơ tim. Chính vì vậy, hãy luôn giữ cho cơ thể một trạng thái tốt nhất có thể bằng cách sống lạc quan và yêu đời hơn.

Cách phòng ngừa bệnh tim mạch 2
Ngồi thiền là biện pháp giảm stress hiệu quả

☛ Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ (6 tháng/lần) có thể giúp bạn phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh, từ đó mà việc điều trị cũng trở nên dễ dàng hơn và giảm được chi phí cho người bệnh.

Tìm hiểu thêm về dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch qua video sau đây:

Các dấu hiệu của bệnh tim mạch thường do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra và ở nhiều mức độ khác nhau. Nếu như bạn gặp phải các triệu chứng đã được đề cập như trên, hãy đến khám tại cơ sở y tế để được chẩn đoán và can thiệp kịp thời.

Tài liệu tham khảo:

  • https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000775.htm
  • https://hellobacsi.com/benh-tim-mach/benh-tim/dau-hieu-benh-tim/
  • https://suckhoedoisong.vn/9-dau-hieu-nghi-mac-benh-tim-169189486.htm
  • https://suckhoedoisong.vn/10-dau-hieu-canh-bao-benh-tim-169154447.htm
  • https://suckhoedoisong.vn/cac-dau-hieu-canh-bao-benh-tim-mach-169173535.htm
]]>
Tầm soát bệnh lý tim mạch – O2TV ngày 26/4/2013 https://omron-yte.com.vn/18074-tam-soat-benh-ly-tim-mach-o2tv-ngay-2642013/ Mon, 13 May 2013 09:59:23 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=18074

]]>
7 thủ phạm ít ngờ dẫn đến bệnh tim mạch https://omron-yte.com.vn/15966-7-thu-pham-it-ngo-dan-den-benh-tim-mach/ Sun, 06 Jan 2013 18:06:22 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=15966 Bệnh tim mạch là một trong số các bệnh nguy hiểm hàng đầu đối với sức khỏe của chúng ta. Bên cạnh các nguy cơ gây bệnh đã được biết đến từ trước như hút thuốc, uống rượu, thiếu vận động … thì còn 7 nguy cơ ít ngờ sau:

1. Ngủ sau nửa đêm

1. Ngủ sau nửa đêm 1

Những người có thói quen ngủ muộn thường phải chịu áp lực công việc lớn, làm các công việc ban đêm hoặc có thói quen ăn uống không lành mạnh (hay uống rượu, hút thuốc, thích ăn các thực phẩm có hàm lượng đường và chất béo cao). Những yếu tố này đều không có lợi đối với sức khoẻ tim mạch.

2. “Yêu” bừa bãi

Nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, nam giới đã kết hôn nếu làm chuyện đó bừa bãi sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng cao. Một trong những nguyên nhân là do những người này có cuộc sống gia đình không viên mãn, xuất hiện chứng trầm cảm, khiến nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng lên. Ngược lại, cuộc sống gia đình viên mãn, hạnh phúc sẽ rất có lợi cho sức khoẻ tim mạch của nam giới.

3. Ít uống nước trắng

Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng, về cơ bản, việc uống không đủ nước cũng gây nguy hại cho sức khoẻ tim mạch tương đương với việc hút thuốc, và thiếu vận động.

4. Mãn kinh sớm

4. Mãn kinh sớm 1

Theo các chuyên gia phụ khoa, tuổi mãn kinh ở phụ nữ trung bình là 51 tuổi. Hiện tượng mãn kinh đến sớm sẽ làm giảm nồng độ estrogen, chất có tác dụng bảo vệ sức khoẻ tim mạch.

5. Không tiêm phòng bệnh cúm

Vào mùa động, sức đề kháng giảm, cơ thể dễ mắc nhiều loại bệnh các chứng viêm nhiễm cũng dễ tăng theo. Tiêm phòng cảm cúm sẽ có tác dụng làm giảm khả năng phát tác của các bệnh tim mạch. Ngoài ra, do thời tiết mùa đông lạnh giá, động mạch thường co lại, làm huyết áp tăng lên, dễ gây bệnh tim mạch.

6. Không dùng biện pháp bảo vệ khi yêu

Theo kết quả nghiên cứu tại Canada, một loại vi khuẩn lây truyền qua đường yêu cũng có thể gây bệnh tim mạch ở cả nam và nữ. Loại vi khuẩn này sẽ khiến hệ miễn dịch bị suy yếu, gây các chứng viêm nhiễm, từ đó làm xơ cứng động mạch, gây ra bệnh tim mạch.

Ngày càng nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, các chứng viêm nhiễm trong cơ thể có thể gây bệnh tim mạch, cũng như các chứng bệnh ung thư.

7. Sống một mình

Thói quen sinh hoạt của người sống 1 mình không lành mạnh và điều độ, chế độ ăn thiếu dinh dưỡng càng làm cho những người sống 1 mình phải đối diện với nguy cơ tim mạch cao.

]]>
Cảnh giác với suy tim người bệnh tim mạch https://omron-yte.com.vn/13961-canh-giac-voi-suy-tim-nguoi-benh-tim-mach/ Thu, 21 Jun 2012 01:26:38 +0000 https://omron-yte.com.vn/13961-canh-giac-voi-suy-tim-nguoi-benh-tim-mach/ Suy tim thường hay gặp dưới các dấu hiệu như khó thở, khả năng gắng sức kém hơn bình thường. Dấu hiệu điển hình cần lưu ý là mệt mỏi, khó thở khi gắng sức hoặc khó thở về đêm, đau ngực, ho khan, đặc biệt là phù chân, gan to làm đau hạ sườn phải, tĩnh mạch ở cổ nổi lên, nổi vết tím ở môi, chân tay hoặc toàn thân.

Cảnh giác với suy tim người bệnh tim mạch 1

Suy tim là tình trạng cơ tim ngày càng yếu đi, không thể bơm đủ máu giàu ôxy đi nuôi các cơ quan trong cơ thể, không hút được máu đã thiếu ôxy về tim, nên máu bị ứ lại, gây tình trạng phù nề, mệt mỏi, khó thở.

Ở người trẻ, suy tim có thể do các dị tật tim bẩm sinh, hoặc hẹp hở van tim, hậu quả của bệnh viêm khớp do liên cầu khuẩn ở tuổi thiếu niên không được điều trị dự phòng thích hợp. Ở người lớn tuổi thường do các bệnh tim mạch mạn tính như: bệnh tăng huyết áp, bệnh mạch vành, xơ vữa mạch, bệnh huyết khối, rối loạn mỡ máu, rối loạn nhịp tim,…

Dấu hiệu hay gặp nhất ở người bị suy tim là khó thở. Lúc đầu chỉ khó thở khi hoạt động gắng sức, về sau khó thở xảy ra thường xuyên hơn kể cả lúc nghỉ ngơi, đặc biệt ở tư thế nằm nên người bệnh thường phải ngồi dậy để thở. Mệt mỏi, phù chi, tiểu đêm cũng là một trong những dấu hiệu quan trọng trong chẩn đoán. Một triệu chứng khó thấy hơn và không được chú ý nhiều trong suy tim là ho không có đờm kéo dài, ho tăng khi nằm ngủ.

Không kể đến hậu quả tử vong do đột tử mà nguyên nhân chính là suy tim, thì hậu quả lâu dài đối với người bệnh chính là sự suy giảm chất lượng cuộc sống. Người bệnh suy tim thường xuyên bị mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, đau tức ngực do thiếu ôxy; ho, phù, khó thở do ứ trệ tuần hoàn. Các triệu chứng này làm mọi hoạt động của người bệnh bị hạn chế và gây tâm lý hoang mang, bi quan về tình hình bệnh tật. Trong suy tim cấp, người bệnh có thể bị tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Suy tim khó chữa khỏi hoàn toàn, các phương pháp điều trị hiện nay nhằm giúp làm giảm các triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Suy tim có thể thoái triển, ổn định nếu điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa một cách tối ưu, một số người có thể trở lại hoạt động bình thường. Bởi thế, chẩn đoán kịp thời bệnh rất quan trọng, chẩn đoán đúng và sớm mới mong có được kết quả điều trị tốt nhất.

Theo Sức khỏe đời sống

]]>
Sống đơn thân làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch https://omron-yte.com.vn/13967-song-don-than-lam-tang-nguy-co-tu-vong-do-benh-tim-mach/ Thu, 21 Jun 2012 01:26:38 +0000 https://omron-yte.com.vn/13967-song-don-than-lam-tang-nguy-co-tu-vong-do-benh-tim-mach/ Người sống đơn thân có nguy cơ tử vong tăng so với những người sống cùng với những người khác.

Thạc sĩ, bác sĩ Jacob A. Udell thuộc Bệnh viện Brigham và Phụ nữ, Trường Y Harvard, Boston, Mỹ và đồng nghiệp đã xem xét một cơ sở dữ liệu gồm 8.594 người sống đơn thân để xem liệu sống đơn thân có làm tăng tỷ lệ tử vong và nguy cơ tim mạch không.

Kết quả là tỷ lệ tử vong trong 4 năm và tử vong do bệnh tim mạch của người sống đơn thân cao hơn so với ở những người sống cùng với người khác (tương ứng là 14,1% so với 11,1% và 8,6% so với 6,8%).

Sống đơn thân làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch 1

Tính theo tuổi, những người từ 45 đến 65 tuổi sống đơn thân có nguy cơ tử vong tăng so với người sống cùng với những người khác (7,7% so với 5,7%). Tuy nhiên, ở những người trên 80 tuổi thì việc sống đơn thân không làm tăng nguy cơ tử vong.

Q.Chi

Theo SD

]]>
Biến chứng thai kỳ và nguy cơ tim mạch sau này https://omron-yte.com.vn/13970-bien-chung-thai-ky-va-nguy-co-tim-mach-sau-nay/ Thu, 21 Jun 2012 01:26:38 +0000 https://omron-yte.com.vn/13970-bien-chung-thai-ky-va-nguy-co-tim-mach-sau-nay/ Tăng huyết áp và bệnh tiểu đường khi mang thai có liên quan với tăng nguy cơ bệnh tim mạch ở độ tuổi trung niên.

Theo một nghiên cứu được đăng trực tuyến trên tạp chí   Circulation   ngày 17/2 thì các biến chứng thai kỳ bao gồm tăng huyết áp và bệnh tiểu đường có thể xác định những phụ nữ tăng nguy cơ bệnh tim mạch (CVD) sau này.

Các nhà nghiên cứu thuộc Trường Đại học Bristol ở Anh đã xem xét 3.416 phụ nữ và phát hiện ra rằng tiểu đường thai nghén có liên quan với nồng độ glucose lúc đói và insulin, thậm chí sau khi hiệu chỉnh các yếu tố gây nhiễu tiềm ẩn. Rối loạn tăng huyết áp khi mang thai có liên quan với chỉ số khối cơ thể, vòng eo, huyết áp, lipid và insulin.

Biến chứng thai kỳ và nguy cơ tim mạch sau này 1

So với những phụ nữ không bị các biến chứng thai kỳ thì tỉ tỷ số chênh đối với tai biến tim mạch trong 10 năm sau là 1,31 đối với phụ nữ bị tiền sản giật và 1,26 đối với thai phụ bị tiểu đường thai nghén.

Các tác giả cho biết tăng huyết áp khi mang thai và tiểu đường thai nghén có mối liên quan độc lập với tăng nguy cơ CVD trong 10 năm. Tiền sản giật có thể là một dự báo tốt hơn về nguy cơ CVD sau này vì nó có liên quan với một loạt các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch.

Quỳnh Chi

Theo HD

]]>
“Chuyện yêu” ở người bị bệnh tim mạch https://omron-yte.com.vn/13973-chuyen-yeu-o-nguoi-bi-benh-tim-mach/ Thu, 21 Jun 2012 01:26:38 +0000 https://omron-yte.com.vn/13973-chuyen-yeu-o-nguoi-bi-benh-tim-mach/ Hàng nghìn bệnh nhân sống sót sau cơn đau tim đang quá lo lắng về việc có quan hệ “chăn gối” lại.

Các nhà nghiên cứu cho biết, hàng nghìn bệnh nhân sống sót sau cơn đau tim đang quá lo lắng về việc có quan hệ “chăn gối” lại vì họ sợ rằng “chuyện ấy” sẽ dẫn tới cơn đau tim khác.

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ tiến hành trên 1879 người cho thấy hơn 1/2 số nam giới và 2/3 số phữ nữ không nhận được tư vấn về chuyện quan hệ tình dục khi họ ra viện sau đợt điều trị đau tim.

Điều này khiến hơn 40% số bệnh nhân tim ngừng quan hệ tình dục trong 1 năm sau đó. Chỉ 2/5 số nam giới và 1/4 số phụ nữ trao đổi với bác sĩ về chuyện “quan hệ vợ chồng” trong 1 năm sau khi đau tim.

Các chuyên gia y tế khuyên bệnh nhân tim có thể quan hệ tình dục lại khi mà họ có thể thực hiện các hoạt động thể chất như bình thường (ví dụ như bệnh nhân tự đi lên xuống bậc cầu thang giữa 2 tầng nhà).

Họ cũng cho biết nguy cơ đau tim do quan hệ tình dục ở bệnh nhân tim là rất thấp, chỉ chiếm khoảng 1% tổng số ca đau tim.

Các kết quả nghiên cứu được đăng trên tờ   American Journal of Cardiology .

Ngọc Diệp

Theo Dailymail

]]>
Hút thuốc thụ động làm tổn thương chức năng tim https://omron-yte.com.vn/13286-hut-thuoc-thu-dong-lam-ton-thuong-chuc-nang-tim/ Sun, 20 May 2012 17:16:27 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=13286 Hít thở nồng độ thấp khói thuốc thụ động làm suy giảm chức năng mạch chỉ sau 30 phút phơi nhiễm.

Hút thuốc thụ động làm tổn thương chức năng tim 1

Một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng đối với những người không hút thuốc lá thì việc phơi nhiễm nồng độ thấp khói thuốc thụ động chỉ trong 30 phút có thể gây tổn thương đáng kể tới nội mạc mạch.

Các phát hiện này có ý nghĩa lớn về sức khỏe cộng đồng do dạng tổn thương này có liên quan với xơ vữa động mạch, có thể dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ.

Người dẫn đầu nghiên cứu, tiến sĩ Paul Frey, thuộc khoa tim mạch Bệnh viện đa khoa San Francisco nói: “Hít thở nồng độ thấp khói thuốc thụ động dường như làm suy giảm chức năng mạch chỉ sau 30 phút phơi nhiễm”.

Các tác giả đã sử dụng máy tạo khói để tạo nồng độ khói đặc hiệu và đánh giá tác động của nó ở 33 người khỏe mạnh không hút thuốc lá tuổi từ 18-40. Những người tham gia được chia theo mức độ phơi nhiễm khói thuốc thụ động.

Nhóm nghiên cứu thấy rằng mạch máu ở động mạch cách tay không giãn nở tốt ở những người bị phơi nhiễm khói thuốc thụ động. Nghiên cứu này được đăng trên tạp chí Journal of the American College of Cardiology.

Minh Thúy.CHITI

Theo ANTĐ

]]>
Đi làm xa dễ mắc bệnh tim và đái tháo đường https://omron-yte.com.vn/13168-di-lam-xa-de-mac-benh-tim-va-dai-thao-duong/ Fri, 11 May 2012 01:21:51 +0000 https://omron-yte.com.vn/13168-di-lam-xa-de-mac-benh-tim-va-dai-thao-duong/ Căng thẳng mệt mỏi khi di chuyển một quãng đường đi làm dài có thể gây nên tình trạng cao huyết áp và béo phì.

Đi làm xa dễ mắc bệnh tim và đái tháo đường 1

Đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy việc đi làm xa có liên quan đến bệnh tim mạch và đái tháo đường.

Các nhà khoa học thuộc Trường ĐH Y khoa Washington (St. Loius, Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu trên 4.200 người đi làm tại 2 thành phố của bang Texas. Những người tham gia nghiên cứu được kiểm tra khả năng gắng sức cũng như tầm soát bệnh tim mạch và đái tháo đường.

Ngoài ra, những thông tin về quãng đường đi làm của họ được tính toán dựa trên bản đồ cung cấp bởi hệ thống vệ tinh. Kết quả phân tích cho thấy những người đi làm xa trên 24km thì nguy cơ bị béo phì, cao huyết áp cao hơn những người có quãng đường đi làm ngắn (khoảng 8km). Theo các nhà nghiên cứu, việc ngồi lâu trên xe, ít vận động khi di chuyển trên quãng đường dài có thể là một trong những yếu tố gây ra mối liên quan này.

Minh Minh.CHITI

Theo Tuổi trẻ

]]>
Ít vận động làm tăng nguy cơ đau tim https://omron-yte.com.vn/12354-it-van-dong-lam-tang-nguy-co-dau-tim/ Sun, 11 Mar 2012 15:03:08 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=12354 Sống ít vận động, ngồi nhiều có thể khiến bệnh tật lũ lượt kéo đến tìm bạn. Đó là khẳng định của các nhà khoa học thuộc Viện Tim và tiểu đường Baker IDI (Úc), theo hãng tin ANI.

Ít vận động làm tăng nguy cơ đau tim 1

Khảo sát ở các tình nguyện viên, nhóm nghiên cứu nhận thấy hàm lượng đường glucose trong máu tăng cao ở các tình nguyện viên ngồi nhiều, ít vận động sau khi họ dùng bữa chứa nhiều calo. Tuy nhiên, những ai thường xuyên thực hiện các đợt vận động kéo dài 2 phút thì cơ thể kiểm soát tốt lượng đường và insulin trong máu, qua đó ngừa được bệnh tim và tiểu đường. “Khi ăn, lượng đường glucose trong máu tăng. Với hàm lượng glucose tăng thường xuyên, các tổn hại cho thành tĩnh mạch và động mạch dần dần tích tụ lại, từ đó khiến cơ thể dễ mắc bệnh tim”, chuyên gia David Dunstan thuộc viện trên lý giải.

Minh Thúy.CHITI

Theo Thanhnien

]]>