Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Fri, 19 Nov 2021 02:41:00 +0000 vi hourly 1 Viêm họng cấp: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tại nhà hiệu quả https://omron-yte.com.vn/5127-viem-hong-cap/ Wed, 17 Nov 2021 21:22:46 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=5127 Viêm họng cấp là bệnh lý đường hô hấp khá phổ biến, xảy ra quanh năm nhưng gặp nhiều nhất ở thời điểm giao mùa. Nguyên nhân chính gây bệnh là các loại virus, vi khuẩn xâm nhập và gây nên tình trạng viêm nhiễm, nuốt đau, sốt cao, rát họng,.. Vậy có những biện pháp điều trị bệnh hiệu quả nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất về căn bệnh này.

Tìm hiểu về bệnh viêm họng cấp

Họng bao gồm cổ họng và thanh quản. Bên trong họng chứa nhiều mạch máu, dây thanh âm, hạch amidan và các cơ hầu. Viêm họng cấp là tình trạng viêm nhiễm ở các tổ chức niêm mạc phía sau cổ họng. Đi kèm với tình trạng này là cảm giác đau, ngứa ngáy và nóng rát ở cổ họng. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường gặp nhất là thời điểm giao mùa hoặc mùa lạnh do nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Nếu điều trị đúng cách, triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm sau 1 tuần.

Bệnh viêm họng cấp tính được chia làm 2 loại chính:

☛ Viêm họng đỏ: chiếm phần lớn các trường hợp viêm họng cấp. Nguyên nhân gây ra thể bệnh này là do các loại virus hoặc vi khuẩn sống trong khoang miệng gây nên. Khi bị viêm họng đỏ, toàn bộ phần niêm mạc họng phía trong có màu đỏ tươi, sưng và phù nề.

☛ Viêm họng trắng: do liên cầu khuẩn nhóm A gây ra. Viêm họng trắng thường nguy hiểm hơn viêm họng đỏ do để lại những biến chứng nặng nề như thấp tim, viêm cầu thận,… Viêm họng trắng khiến niêm mạc họng và amidan xuất hiện các giả mạc màu trắng, làm cho người bệnh có cảm giác đau rát và khó chịu.

Tìm hiểu về bệnh viêm họng cấp 1
2 thể bệnh chính của viêm họng cấp

Bệnh viêm họng cấp có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em, trong đó chủ yếu là ở trẻ em do sức đề kháng kém hơn. Nhìn chung, đây là một căn bệnh không quá nghiêm trọng nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, nếu người bệnh không điều trị dứt điểm, tình trạng bội nhiễm có thể xảy ra và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Viêm họng cấp tính là do nguyên nhân nào?

Virus

Virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra viêm họng cấp (khoảng 90% trường hợp viêm họng cấp là do virus gây ra). Dưới đây là các bệnh do virus gây nên và thường gây ra tình trạng viêm họng:

  • Các bệnh cảm lạnh thông thường
  • Bệnh cúm
  • Tăng bạch cầu đơn nhân – một bệnh truyền nhiễm lây qua đường nước bọt
  • Bệnh sởi: gây ra triệu chứng phát ban và sốt
  • Bệnh quai bị: bệnh nhiễm trùng gây sưng tuyến nước bọt ở cổ
  • Bệnh thủy đậu: là một bệnh nhiễm trùng gây sốt, phát ban và ngứa ở ngoài da.

Nếu nguyên nhân gây ra viêm họng cấp là do virus thì bệnh nhân sẽ không đáp ứng với kháng sinh và chỉ cần điều trị giảm triệu chứng.

Virus 1
Virus là nguyên nhân chính gây viêm họng cấp

Nhiễm trùng do vi khuẩn

Nhiễm trùng do vi khuẩn cũng có thể là một trong số ít nguyên nhân gây ra viêm họng cấp, phổ biến nhất là tình trạng nhiễm trùng do liên cầu nhóm A gây ra. Ngoài ra, một số ít các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn cũng có thể gây ra viêm họng cấp là viêm Amidan, bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như bệnh lậu hay Chlamydia.

Dị ứng

Khi hệ thống miễn dịch phản ứng với các tác nhân dị ứng như phấn hoa, lông thú cưng, bụi bẩn,… nó sẽ tiết ra các hoạt chất gây ra các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi hoặc gây kích ứng cổ họng. Chất nhầy dư thừa ở mũi có thể xuống dưới cổ họng, hiện tượng này còn được gọi là chảy dịch mũi sau và khiến cổ họng sưng viêm, khó chịu.

Dị ứng 1
Tác nhân dị ứng thường khiến cổ họng khó chịu và ngứa ngáy

Một số nguyên nhân khác

☛ Không khí khô: môi trường không khí khô có thể khiến cổ họng bạn dễ bị khô ráp và ngứa ngáy. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra viêm nhiễm ở cổ họng và gây nên bệnh viêm họng cấp.

☛ Khói thuốc, hóa chất và các chất gây kích ứng khác: thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại có thể là nguyên nhân khiến bạn bị viêm họng mãn tính. Vì vậy, để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, hãy tạo cho mình một môi trường sống lành mạnh và không khói thuốc.

☛ Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD): là tình trạng acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Do dịch vị dạ dày có tính acid mạnh (pH từ 1 – 2) nên người bệnh luôn cảm giác nóng rát ở cổ họng và thực quản. Ngoài ra, bệnh còn có các triệu chứng khác kèm theo như ợ chua, khàn giọng, khó chịu,….

☛ Khối u: các khối u ung thư ở cổ họng, thanh quản hoặc lưỡi có thể khiến bạn đau họng. Khác với các nguyên nhân khác, viêm họng do khối u thường không biến mất sau vài ngày mà kéo dài dai dẳng và thường không đáp ứng với các điều trị thông thường.

Triệu chứng điển hình của viêm họng cấp

Triệu chứng điển hình của viêm họng cấp 1
Một số triệu chứng thường gặp của viêm họng cấp

Các triệu chứng của bệnh viêm họng cấp thường khởi phát đột ngột, cấp tính và dễ nhận biết hơn so với viêm họng mạn. Dưới đây là những triệu chứng của cả 2 loại viêm họng cấp là viêm họng đỏ và viêm họng trắng (viêm họng do liên cầu khuẩn) mà bạn cần phân biệt:

☛ Triệu chứng tại chỗ:

  • Viêm họng đỏ: ở niêm mạc họng có hiện tượng sung huyết và phù nề. Bên cạnh đó, Amidan có thể bị sưng viêm và tiết ra chất nhầy trong suốt. Bệnh cũng có thể gây sưng hạch ở vùng cổ hoặc sưng hạch hàm dưới khiến người bệnh cảm thấy đau nhức và khó chịu.
  • Viêm họng trắng: niêm mạc amidan có màu trắng và dần chuyển thành màu xám. Ở thành sau họng bắt đầu xuất hiện nhiều bựa trắng. Viêm họng trắng cũng khiến amidan và niêm mạc họng đỏ thẫm, sung huyết nhưng không có phù nề.

☛ Triệu chứng cơ năng:

  • Viêm họng đỏ: ở cổ họng luôn có cảm giác khô, nóng, sau đó chuyển thành đau rát. Đau tăng lên khi nói, ho và nuốt. Ngoài ra, người bị viêm họng cấp còn có thể bị ho khan, khàn tiếng, chảy nước mũi và nghẹt mũi.
  • Viêm họng trắng: toàn bộ vùng hầu họng đau nhức và có thể đau nhói lên tai.

☛ Triệu chứng toàn thân:

  • Viêm họng đỏ: sốt cao đột ngột (39 – 40 độ C), ớn lạnh đi kèm với triệu chứng ăn uống kém, khó chịu, mệt mỏi.
  • Viêm họng trắng: sốt nhưng ở mức độ nhẹ hơn so với viêm họng đỏ, thường từ 38 – 39 độ C cùng với triệu chứng khác như mệt mỏi, đau đầu và rét run.

Các triệu chứng của cả 2 loại viêm họng cấp đều diễn biến rầm rộ khiến cho thể trạng của bệnh nhân suy giảm nhanh chóng. Do đó, ngay từ những ngày đầu khởi phát bệnh, người bệnh nên chú ý bổ sung đầy đủ nước và chất dinh dưỡng nhằm tăng cướng sức đề kháng cho cơ thể và chống lại những tác nhân gây bệnh hiệu quả hơn.

Viêm họng cấp có nguy hiểm không?

Phần lớn các trường hợp bị viêm họng cấp đều đáp ứng tốt với điều trị, thời gian viêm họng chỉ kéo dài vài ngày. Nếu người bệnh có sức đề kháng tốt và chủ động trong điều trị thì các triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm nhanh và không để lại biến chứng.

Viêm họng cấp có nguy hiểm không? 1
Viêm họng cấp ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bạn

Tuy nhiên, nếu viêm họng cấp không được điều trị trong vòng từ 7 – 10 ngày thì rất dễ phát sinh biến chứng như viêm tai, viêm mũi, viêm amidan, viêm phế quản,… Nếu nguyên nhân gây bệnh là do liên cầu khuẩn nhóm A gây ra thì có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như thấp tim, viêm cầu thận, gây khó khăn cho việc điều trị và tốn kém chi phí cho bệnh nhân.

Nếu các triệu chứng của bệnh ngày càng trở nặng và không có dấu hiệu thuyên giảm, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Viêm họng cấp có lây không?

Cả 2 loại viêm họng do virus và vi khuẩn đều có thể lây truyền qua đường hô hấp. Do yếu tố gây bệnh có xu hướng ở mũi và họng nên khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, những giọt nước bọt li ti có thể được giải phóng ra và bắn vào không khí. Người bình thường có thể bị nhiễm bệnh nếu như:

  • Hít phải những giọt tiết này nếu như tiếp xúc gần với người bệnh.
  • Chạm vào đồ vật có những giọt tiết này rồi chạm lên mặt hoặc môi.
  • Ít khi gặp trường hợp bệnh lây nhiễm qua đường tiêu hóa khi ăn phải thức ăn hoặc rau sống chứa mầm bệnh.
Viêm họng cấp có lây không? 1
Tiếp xúc gần với người bị viêm họng cấp có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh
Để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm bệnh, bạn nên thường xuyên rửa tay với xà phòng và hạn chế tiếp xúc với người đang mắc bệnh.

Viêm họng cấp bao lâu thì khỏi?

Như đã đề cập ở trên, viêm họng cấp thường do nhiều nguyên nhân gây ra. Vì vậy mà thời gian phục hồi bệnh sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân, thể trạng bệnh của từng người và cách điều trị bệnh như thế nào.

Nếu nguyên nhân gây viêm họng cấp là do virus thì bệnh thường khỏi sau 5 – 7 ngày, người bệnh chỉ cần điều trị triệu chứng, nghỉ ngơi hợp lý và không cần dùng kháng sinh.

Viêm họng cấp do vi khuẩn thường kéo dài trên 1 tuần và cần sử dụng kháng sinh theo phác đồ điều trị, đồng thời tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không chủ động điều trị sớm như thấp tim, viêm cầu thận cấp, nhiễm trùng huyết,…

Bệnh viêm họng cấp rất dễ chuyển thành mãn tính nếu như không được phát hiện và điều trị sớm. Thể viêm họng mãn tính thường tái đi tái phát nhiều lần, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng sinh hoạt và công việc của người bệnh.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Viêm họng cấp thường không quá nguy hiểm và có xu hướng chuyển biến tích cực sau vài ngày điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu bệnh không cải thiện hoặc có những biểu hiện bất thường dưới đây, hãy liên hệ với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời:

  • Khó nuốt, khó nói, không ăn uống được
  • Xuất hiện máu trong đờm hoặc nước bọt
  • Đau họng kéo dài trên 1 tuần
  • Đau tai
  • Đau khớp
  • Sưng nề vùng cổ
  • Đau hoặc cứng cổ
Khi nào cần đi khám bác sĩ? 1
Nếu các triệu chứng không được cải thiện, người bệnh nên đi khám tại các cơ sở y tế

Các biện pháp chẩn đoán viêm họng cấp

Triệu chứng của bệnh viêm họng cấp khá đặc trưng và dễ nhận biết nên thường không cần các xét nghiệm cũng có thể chẩn đoán chính xác bệnh. Tuy nhiên, trong những trường hợp bệnh tiên lượng nặng thì xét nghiệm lại đóng vai trò quan trọng để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị hợp lý.

Các phương pháp thường dùng để chẩn đoán bệnh viêm họng cấp là:

☛ Khám lâm sàng: bác sĩ sẽ quan sát những triệu chứng thực thể kết hợp với khai thác tiền sử bệnh. Phương pháp này giúp bác sĩ chẩn đoán sơ bộ được đây có phải là bệnh viêm họng thể cấp tính hay không.

☛ Xét nghiệm công thức máu: chỉ số bạch cầu trong máu thường không tăng trong giai đoạn đầu nhưng bạch cầu đa nhân trung tính thường tăng ở giai đoạn bội nhiễm.

☛ Phết dịch họng nuôi cấy vi khuẩn: bác sĩ sẽ dùng một miếng gạc để lấy dịch cổ họng và nuôi cấy để xác định chính xác vi khuẩn gây bệnh, từ đó dựa vào kháng sinh đồ để điều trị hiệu quả hơn.

Các biện pháp chẩn đoán viêm họng cấp 1
Phương pháp phết dịch cổ họng nuôi cấy vi khuẩn

5 mẹo dân gian giúp cải thiện viêm họng cấp ngay tại nhà

Nước muối sinh lý chữa viêm họng cấp hiệu quả

Dùng nước muối sinh lý 0,9% để súc miệng hàng ngày là cách đơn giản nhất để làm dịu những cơn đau ở cổ họng. Do nước muối có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm và làm dịu niêm mạc. Bên cạnh đó, nước muối còn làm loãng dịch đờm ứ đọng ở cổ họng, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

Nước muối sinh lý chữa viêm họng cấp hiệu quả 1
Súc miệng thường xuyên bằng nước muối sinh lý có thể cải thiện triệu chứng viêm họng cấp

☛ Cách sử dụng nước muối sinh lý chữa viêm họng cấp như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 250 – 300mL nước ấm
  • Cho thêm khoảng ½ thìa cà phê muối biển
  • Khuấy đều đến khi muối tan hoàn toàn thì có thể dùng luôn để súc miệng
  • Dùng nước muối súc miệng thường xuyên (2 – 3 lần/ngày) để thu được hiệu quả cao nhất
Khi dùng nước muối súc miệng, bạn nên giữ cho nước muối ở trong khoang miệng 3 – 5 phút để có thể loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, virus gây bệnh.

Chữa viêm họng cấp bằng gừng tươi

Từ xa xưa, ông cha ta đã dùng gừng tươi để chữa các chứng viêm họng, ho, đau họng, khàn tiếng,… Theo Đông y, gừng tươi (sinh khương) có vị cay, tính ấm, có công dụng phát tán phong hàn, giảm ho, giảm đau và tăng sức đề kháng cho người bệnh.

Hiệu quả chữa bệnh của gừng tươi còn được chứng minh dựa trên cơ sở khoa học. Hợp chất Gingerol có khả năng chống viêm và ức chế hoạt động của virus RSV, một loại virus gây viêm họng và cảm lạnh. Bên cạnh đó, hợp chất Gingerol còn có tác dụng giảm đau tương tự với cơ chế của thuốc giảm đau thông thường.

Chữa viêm họng cấp bằng gừng tươi 1
Gừng tươi (Sinh khương)

☛ Sử dụng gừng tươi để chữa viêm họng cấp ngay tại nhà như sau:

  • Cách 1: ngậm vài lát gừng tươi ở vùng sát cổ họng để giảm ho, long đờm, giảm đau rát họng. Thực hiện nhiều lần trong ngày để đạt được hiệu quả cao nhất.
  • Cách 2: dùng 1 củ gừng tươi, rửa sạch rồi giã nát, trộn đều với muối I – ốt. Ngậm hỗn hợp này trong miệng đến khi không còn mùi vị thì nhả ra và súc miệng lại bằng nước ấm. Áp dụng liên tục trong vài ngày có thể cải thiện triệu chứng viêm họng rõ rệt.

Trị viêm họng cấp bằng bạc hà

Ngoài công dụng giúp hơi thở thơm tho, tinh dầu bạc hà pha loãng còn có công dụng làm tan đờm, chống viêm và kháng khuẩn hiệu quả. Vì vậy, loại thảo dược này rất phù hợp để chữa trị bệnh viêm họng cấp ngay tại nhà.

Theo y học hiện đại, tinh dầu Menthol trong bạc hà giúp làm mát niêm mạc họng, do đó làm giảm cảm giác ngứa ngáy và khó chịu. Ngoài ra, hợp chất Acid Rosmarinic còn có công dụng giảm dị ứng và hạn chế cơ trơn phế quản co thắt quá mức.

☛ Cách pha trà bạc hà trị viêm họng như sau:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá bạc hà tươi, rửa sạch để loại bỏ bùn đất
  • Cho lá bạc hà đã rửa sạch vào ấm và hãm với 250 – 300ml nước sôi
  • Chờ 15 phút và dùng luôn khi trà còn ấm
  • Dùng hàng ngày để cải thiện triệu chứng của bệnh hiệu quả
Thận trọng khi dùng bạc hà với phụ nữ có thai và trẻ nhỏ

Dùng quất chưng mật ong để chữa viêm họng

Theo Đông y, quất (tắc) có vị chua, tính ấm, có công dụng giải cảm, nhuận phế, tiêu đờm. Bên cạnh đó, trong quất còn có lượng lớn Vitamin C cao giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu diệt virus và vi khuẩn gây bệnh. Vị chua của tắc kết hợp với vị ngọt của mật ong có thể làm giảm nhanh cảm giác ngứa ngáy và ho do các bệnh đường hô hấp gây ra.

Dùng quất chưng mật ong để chữa viêm họng 1
Quất chưng mật ong trị viêm họng cấp hiệu quả

☛ Cách làm:

  • Chuẩn bị 3 – 5 quả tắc non và mật ong nguyên chất
  • Rửa sạch tắc, cắt đôi và cho vào bát, thêm 2 thìa mật ong vào cùng
  • Hấp cách thủy trong 15 – 20 phút
  • Để nguội và có thể dùng được luôn
  • Duy trì thực hiện nhiều ngày liên tiếp đến khi triệu chứng viêm họng thuyên giảm

Dùng lá tía tô trị viêm họng cấp

Trong lá tía tô có chứa nhiều khoáng chất, tinh dầu, protein,.. nên rất tốt cho hệ miễn dịch, giúp cơ thể tăng sức đề kháng để loại bỏ virus, vi khuẩn gây bệnh. Theo Đông y, tía tô có vị cay, tính ấm, công dụng kháng viêm và bổ phế rất tốt. Vì vậy mà từ xa xưa lá tía tô đã được dùng nhiều để cải thiện triệu chứng ho, đau rát họng.

☛ Cách làm cháo tía tô trị viêm họng:

  • Chuẩn bị một nắm lá tía tô, đem rửa sạch và để ráo nước
  • Nấu gạo thành cháo, thêm gia vị tùy khẩu vị từng người
  • Thái nhỏ tía tô cho vào bát, múc cháo nóng lên trên để lá tía tô thấm vào cháo
  • Dùng cháo ngay khi còn nóng, ăn cháo 1 -2 lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất

Tìm hiểu thêm về bệnh viêm họng cấp tại đây:

Viêm họng cấp là một trong những bệnh hô hấp thường gặp. Bệnh khởi phát đột ngột, tiến triển nhanh nhưng đa phần đều đáp ứng tốt với điều trị. Mặc dù là bệnh phổ biến nhưng viêm họng cấp có thể để lại nhiều biến chứng nếu chủ quan và không can thiệp điều trị kịp thời. Do đó, ngay khi phát hiện các dấu hiệu khác thường, bệnh nhân nên tìm gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất.

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.healthline.com/health/sore-throat
  • https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sore-throat/symptoms-causes/syc-20351635
  • https://suckhoedoisong.vn/viem-hong-cap-va-nhung-dieu-can-biet-169211001154622861.htm
  • https://suckhoedoisong.vn/12-meo-chua-viem-hong-don-gian-hieu-qua-tai-nha-ai-cung-de-dang-lam-duoc-169211025111850697.htm
]]>
Nhận biết triệu chứng bệnh viêm họng cấp https://omron-yte.com.vn/5133-nhan-biet-trieu-chung-benh-viem-hong-cap/ Sat, 28 Sep 2013 21:26:09 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=5133 Viêm họng cấp khá phổ biến và thường xảy ra đột ngột. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm dễ chuyển sang giai đoạn mạn tính và gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Dưới đây là một số triệu chứng, dấu hiệu của viêm họng cấp.

Nhận biết triệu chứng bệnh viêm họng cấp 1

Các dấu hiệu, triệu chứng của viêm họng cấp

Hầu hết các trường hợp bị viêm họng cấp đều có các biểu hiện chung như sốt, đau họng, ho, biểu hiện nhiễm khuẩn. Bệnh nhân thường bị sốt cao 39 – 40 độ C, rét run, thấy đau rát họng nhất là khi nuốt. Ho được biểu hiện ban đầu là ho khan rồi ho từng cơn, ho có đờm.

Ngoài ra, ở hầu hết các trường hợp viêm họng cấp, người bệnh đều có cảm giác môi bị khô, lưỡi bẩn, mạch nhanh, nét mặt bơ phờ mệt mỏi. Khi thăm khám thực tế thấy niêm mạc họng đỏ, amidan sưng to, đỏ, có thể thấy hạch góc hàm sưng đau.

Các trường hợp bị viêm họng cấp do hạch hầu và viêm họng vincent thì nổi bật là triệu chứng nhiễm độc toàn thân, sốt không cao nhưng mặt xanh tái, mệt mỏi, bơ phờ, nước tiểu ít, họng có giả mạc trắng.

Biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời

Nếu không được điều trị kịp thời, viêm họng cấp dễ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

Các biến chứng tại chỗ gây áp-xe hoặc viêm tấy quanh họng, viêm tấy quanh amidan, ở trẻ nhỏ có thể gây áp-xe thành họng.

Những biến chứng gần có thể gây ra viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa. Ngoài ra viêm họng còn lan xuống thanh quản gây viêm thanh quản hoặc viêm cả thanh, khí, phế quản hoặc viêm phổi.

Các biến chứng xa gây viêm cầu thận, viêm khớp, viêm màng ngoài tim…

Viêm họng không quá nguy hiểm nhưng gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt, để phòng ngừa bệnh chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Vệ sinh họng, răng, miệng hằng ngày bằng cách đánh răng sau mỗi bữa ăn, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Súc họng bằng nước muối loãng.
  • Thường xuyên đeo khẩu trang khi ra đường để tránh khói bụi. Tránh cho trẻ đến những nơi môi trường bị ô nhiễm.
  • Không nên uống nước quá lạnh, quá nóng. Bỏ thói quen ngậm kẹo hay ăn kem.
  • Giữ cho phòng ngủ cần thoáng mát nhưng không được có gió lùa. Nếu có điều hòa nhiệt độ thì nên giữ ở mức khoảng 28ºC.
  • Uống nhiều nước và thường xuyên hoạt động thể chất.
  • Khi mắc bệnh về răng, miệng, xoang, mũi cần điều trị dứt điểm, tránh lưu mầm bệnh dẫn đến dễ lây lan gây viêm họng.

Omron-yte.com.vn (Tổng hợp)

]]>
Điều trị bệnh viêm họng cấp tính https://omron-yte.com.vn/12513-dieu-tri-benh-viem-hong-cap-tinh/ Fri, 30 Mar 2012 09:38:46 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=12513 Điều trị bệnh viêm họng cấp, cần điều trị triệu chứng là chính. Bệnh nhân cần súc miệng họng thường xuyên. Khi có biến chứng, phải dùng kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Điều trị bệnh viêm họng cấp tính 1

Viêm họng cấp tính là loại bệnh khá phổ biến, thường xuất hiện với các bệnh viêm VA, viêm amiđan. Nguyên nhân có thể do vi khuẩn (phế cầu, liên cầu hoặc các vi khuẩn khác sẵn có ở họng) hay virus cúm, sởi…

Bệnh thường khởi phát đột ngột, người bệnh sốt cao 39-40 độ C, nuốt đau, rát họng. Lúc đầu, bệnh nhân thấy khô nóng trong họng, dần dần thành cảm giác đau rát, tăng lên khi nuốt, khi ho và khi nói. Người bệnh thấy đau lên tai và đau nhói khi nuốt. Các triệu chứng kèm theo là sụt sịt, tắc mũi và chảy nước mũi nhày, tiếng nói khàn nhẹ và ho khan. Hai amiđan viêm to, trên bề mặt amiđan có chất nhày trong, có khi có bựa trắng như nước cháo phủ trên bề mặt, hạch cổ bị sưng.

Bệnh thường diễn biến trong 3-4 ngày, nếu sức đề kháng tốt, bệnh sẽ lui dần, các triệu chứng trên sẽ mất đi rất nhanh. Nếu có bội nhiễm có thể, bệnh nhân có thể gặp các biến chứng như viêm tai, viêm mũi, viêm phế quản…

Về điều trị, chữa triệu chứng là chính. Cần dùng thuốc hạ sốt khi bệnh nhân sốt cao. Chống đau họng bằng cách súc họng hằng ngày bằng nước muối loãng. Trẻ em bôi họng bằng glyxerin borat 5%, nhỏ mũi bằng thuốc argyrol 1%. Dùng kháng sinh khi có biến chứng như viêm thận, viêm khớp, viêm phế quản, viêm tai giữa… Nếu bị viêm họng cấp tái phát nhiều lần kèm theo có anbumin trong nước tiểu, nên cắt amiđan.

Để dự phòng, nên nhỏ mũi bằng dầu gô-mê-non hoặc tỏi pha loãng khi xung quanh có nhiều người viêm họng.

TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, Sức Khỏe & Đời Sống

]]>
Chăm sóc khi trẻ bị viêm họng cấp https://omron-yte.com.vn/12521-cham-soc-khi-tre-bi-viem-hong-cap/ Wed, 28 Mar 2012 20:04:25 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=12521 Viêm họng cấp là loại bệnh chiếm tỷ lệ hàng đầu tại các phòng khám nhi khoa. Khi trẻ bị viêm họng cấp, cha mẹ cần biết cách chăm sóc để tránh bị biến chứng ảnh hưởng đến các bộ phận cơ thể khác.

Chăm sóc khi trẻ bị viêm họng cấp 1

Cần cho trẻ uống đúng thuốc, đủ liều, đúng thời gian, không được tự ý mua thuốc kháng sinh để tự điều trị.

Nhận biết viêm họng cấp

Về triệu chứng, viêm họng cấp thường khởi phát đột ngột, sốt cao 39 – 40°C, kèm theo nuốt đau, rát họng, khàn tiếng có thể kèm theo các triệu chứng khác như: Chảy nước mũi nhầy, tiếng nói khàn nhẹ và ho khan, trẻ mệt mỏi, môi khô, lưỡi bẩn. Đặc biệt hay có viêm tấy hạch vùng cổ, hạch góc hàm sưng, đau…

Với bé còn bú mẹ, viêm họng thường kèm theo bú ít hoặc bỏ bú, khó chịu và quấy khóc.
Với trẻ lớn hơn thường kêu đau vùng họng, chán ăn nên dễ làm cho cha mẹ nhầm tưởng rằng đó là những dấu hiệu khó chịu khi bé mọc răng…

Biến chứng và cách điều trị

Bệnh thường kéo dài từ 7 – 10 ngày là khỏi hẳn, nếu kéo dài hơn dễ gây nên các biến chứng, nhất là vào tuần thứ hai, thứ ba như: thấp khớp, thấp tim, viêm cầu thận cấp, bệnh viêm tấy quanh amiđan, viêm tai, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản,…

Ở trẻ em, khi bị viêm họng cấp, ngoài những biến chứng kể trên, nguy hiểm nhất có thể gây bệnh thấp tim, thấp khớp và viêm cầu thận ở trẻ em, do liên cầu trùng bê-ta tan máu nhóm A, từ viêm họng kích thích cơ thể sản xuất ra các chất kháng thể gây ảnh hưởng đến tim, khớp và cầu thận. Khi bị biến chứng viêm họng do liên cầu khuẩn, trẻ có các dấu hiệu sốt, đau họng, ho, tiếp đến là sưng, nóng các khớp, đặc biệt là sưng khớp gối, và chạy từ khớp này sang khớp khác. Sưng khớp và khớp di chuyển là một yếu tố quan trọng để nhận biết nguy cơ bị thấp tim. Và một biến chứng phổ biến nhất là chuyển từ viêm họng cấp tính trở thành viêm họng mãn tính, đây là cơ hội để bệnh tái đi tái lại nhiều lần.

Về điều trị, với em bé dưới 1 tuổi khi bị sốt, có thân nhiệt trên 38°C thì nên cần nhanh chóng được khám, tránh tự ý điều trị, vì trẻ em sốt cao rất dễ đưa đến co giật. Cần cho bé uống đúng thuốc, đủ liều, đúng thời gian, không được tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị vì điều trị không đúng sẽ để lại tình trạng kháng thuốc, làm cho điều trị sau này gặp nhiều khó khăn.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

  • Giúp bé vệ sinh họng, răng, miệng hàng ngày như: đánh răng, súc họng bằng nước muối loãng.
  • Tránh cho trẻ uống nước quá lạnh hoặc quá nóng.
  • Với phòng ngủ, cần thoáng mát, nếu có điều hòa nhiệt độ cần giữ ở mức khoảng 24 – 26°C. Nếu sử dụng quạt, nên cho trẻ nằm quạt tốc độ lớn trong thời gian ngắn giúp trẻ dễ ngủ, sau đó giảm dần cường độ, quạt phải luôn được quay thay đổi hướng gió.
  • Tập cho trẻ thói quen uống nhiều nước, tốt nhất là nước đun sôi để nguội, đánh răng sau mỗi bữa ăn, tập thể dục.
  • Tập thói quen rửa tay trước khi ăn và rửa tay sau khi đi vệ sinh.
  • Với trẻ nhỏ, nhất là trẻ nhỏ còn bú mẹ, cần thực hiện tốt chế độ nuôi dưỡng tốt, dinh dưỡng cân bằng, đủ dưỡng chất, uống vitamin A đầy đủ theo hướng dẫn, tắm nắng chống còi xương, suy dinh dưỡng.
  • Luôn giữ cho trẻ ấm áp, tránh gió lùa, tránh tập trung nơi đông người, tránh nơi môi trường bị ô nhiễm, đeo khẩu trang cho trẻ khi ra đường để tránh khói bụi.

Cho bé uống thuốc đúng cách

Đa số các bậc cha mẹ đều cảm thấy rất khó khăn và vất vả khi cho con nhỏ uống thuốc. Vài bí quyết nhỏ dưới đây có thể giúp bạn làm việc này đơn giản hơn:

  • Bạn nên cho bé uống thuốc cách xa bữa ăn nếu không muốn bé nôn sẽ ra hết cả phần thức ăn đó.
  • Chỉ cho bé uống thuốc khi thật sự cần thiết.
  • Báo với bác sĩ “khẩu vị” của bé (thích chua, ngọt, mùi dâu, táo…) để họ có thể cho bé những loại thuốc có mùi vị mà bé thích.
  • Cho bé uống thuốc từ từ, từng chút một. Nếu bé nôn ra thì cho uống lại liền sau đó. Đối với những bé còn ẵm ngửa thì cha mẹ nên cho uống thuốc bằng xilanh, bơm từng chút một để bé nuốt dần. Khi bé lớn hơn, có thể dụ bé bằng cách đút một muỗng thuốc kèm theo sau muỗng thức ăn mà bé thích.
  • Có bé rất thích bắt trước người lớn nên cha mẹ nên làm ra vẻ cùng uống thuốc với trẻ.
  • Hoan hô, tán thưởng bé sau mỗi muỗng thuốc uống vào thành công.
  • Không pha thuốc vào sữa, vào thức ăn để lừa bé. Tránh trường hợp bé sợ thuốc, sợ luôn thức ăn và sữa.
  • Những bé còn quá nhỏ chỉ có thể uống các loại thuốc ở dạng bột, siro hoặc viên sủi. Do đó cha mẹ nên tán nhuyễn thuốc trước khi cho bé uống, nếu không trẻ dễ bị sặc.
  • Với những bé khó nạp thuốc bằng đường uống (trẻ luôn nôn ra với bất kỳ loại thuốc nào) thì cha mẹ nên cho bác sĩ biết để tìm giải pháp khác như nhét vào hậu môn hoặc thuốc tiêm.

>> Đọc  tiếp: Bé bị viêm mũi họng, những thông tin cho mẹ!

Theo Cẩm nang mua sắm

]]>
Bệnh viêm họng cấp ở trẻ em https://omron-yte.com.vn/12518-benh-viem-hong-cap-o-tre-em/ Thu, 29 Mar 2012 09:51:55 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=12518 Viêm họng rất hay xảy ra vào mùa lạnh và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi trong đó không ngoại trừ trẻ em.  Viêm họng trở nên nguy hiểm với trẻ em khi không được phát hiện và điều trị sớm. Dưới đây là một số triệu chứng và hướng điều trị căn bệnh này.


Bệnh viêm họng cấp ở trẻ em 1

Triệu chứng:

Thời tiết lạnh, ẩm là nguyên nhân khiến liên cầu khuẩn phát triển, gây nên viêm họng, sau đó tiến triển thành viêm đường hô hấp trên. Viêm họng cấp thường khởi phát đột ngột, người bệnh sốt cao 39-40 độ C, kèm theo đó là nuốt đau, rát họng, khàn tiếng. Bệnh nhân càng thấy đau họng hơn khi ho, nói.

Các triệu chứng kèm theo là sụt sịt, tắc mũi và chảy nước mũi, tiếng nói khàn nhẹ và ho khan. Đồng thời người bệnh thấy đau lên tai và đau nhói khi nuốt.

Viêm họng cấp thường diễn biến trong 3-4 ngày, bệnh sẽ lui dần, các triệu chứng trên sẽ mất đi rất nhanh, sốt giảm dần, hiện tượng đau rát họng cũng không còn.

Biến chứng của viêm họng cấp:

Nếu viêm họng cấp bị bội nhiễm, bệnh nhân có thể gặp các biến chứng viêm tai, mũi, phế quản…

Ở trẻ em, khi bị viêm họng cấp, ngoài những biến chứng kể trên, nguy hiểm nhất là có thể gây bệnh thấp tim ở trẻ em. Liên cầu khuẩn gây viêm họng kích thích cơ thể sản xuất ra các kháng thể gây ảnh hưởng đến tim, khớp, thần kinh và gây nên bệnh thấp tim.

Biểu hiện của bệnh:

Trẻ bị sốt, đau họng, ho, tiếp đến là sưng, nóng các khớp, đặc biệt là sưng khớp gối, khớp khuỷu và chạy từ khớp này sang khớp khác. Sưng khớp và khớp di chuyển từ khớp này sang khớp khác là một yếu tố quan trọng để nhận biết nguy cơ bị thấp tim ở bệnh nhân.

Trẻ có biến chứng thấp tim cần được điều trị chu đáo, phải theo dõi điều trị hàng tháng bằng phương pháp tiêm chậm peniciline đến năm 21 hoặc 25 tuổi.

Điều trị viêm họng cấp:

Điều quan trọng nhất là phải nghỉ ngơi, giữ ấm. Giữ ấm cổ, ngực, gan bàn chân. Đồng thời nên uống nhiều vitamin C tăng sức đề kháng cho cơ thể. Khi bị viêm họng cấp, chủ yếu là chỉ điều trị triệu chứng. Bệnh nhân nên súc miệng thường xuyên bằng nước muối loãng và dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Hồng Hải Việt Báo

]]>
Bệnh viêm họng cấp – Không thể xem thường https://omron-yte.com.vn/12508-benh-viem-hong-cap-khong-the-xem-thuong/ Thu, 29 Mar 2012 09:36:26 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=12508 Viêm họng cấp là bệnh rất hay gặp vào mùa lạnh, ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh đặc biệt nguy hiểm với trẻ em vì nếu không được điều trị sớm, viêm họng cấp sẽ có nguy cơ biến chứng dẫn đến bệnh thấp tim.

Bệnh viêm họng cấp - Không thể xem thường 1

Nguyên nhân gây viêm họng cấp

Viêm họng cấp tính là loại bệnh khá phổ biến, thường xuất hiện với các bệnh viêm VA, viêm amidal. Nguyên nhân có thể do vi khuẩn (phế cầu, liên cầu hoặc các vi khuẩn khác sẵn có ở họng) hay virus cúm, sởi… Nguy hiểm hơn cả là liên cầu khuẩn nhóm A vì nó là thủ phạm gây nên biến chứng viêm họng dẫn đến thấp tim, viêm khớp, viêm thận là những bệnh khá nguy hiểm.

Ngoài các nguyên nhân đó phải kể đến các yếu tố nguy cơ như thay đổi thời tiết (gió mùa đông bắc), lạnh quá, ẩm quá, bụi, khói thuốc, rượu, hóa chất…

Các dấu hiệu

Theo Bác sĩ Lộc, viêm họng cấp thường khởi phát đột ngột, người bệnh sốt cao 39-40oC, kèm theo đó là nuốt đau, rát họng, khàn tiếng. Các triệu chứng kèm theo là sụt sịt, tắc mũi và chảy nước mũi nhầy, tiếng nói khàn nhẹ và ho khan, người bệnh thấy đau lên tai và đau nhói khi nuốt.

Viêm họng cấp do virus thường diễn biến trong 3 – 4 ngày, chỉ cần dùng thuốc điều trị triệu chứng giảm sốt, giảm ho thì bệnh sẽ lui dần. Nhưng nếu viêm họng do vi khuẩn thì dấu hiệu toàn thân sẽ nặng nề hơn, người bệnh sốt, mệt mỏi, môi khô, lưỡi bẩn, đặc biệt hay có viêm tấy hạch vùng cổ, hạch góc hàm sưng, đau… Việc điều trị phải dùng kháng sinh mới có hiệu quả.

Biến chứng của bệnh

Nếu viêm họng cấp bị bội nhiễm, bệnh nhân có thể gặp các biến chứng viêm tai, mũi, phế quản…

Ở trẻ em, khi bị viêm họng cấp, ngoài những biến chứng kể trên, nguy hiểm nhất là có thể gây bệnh thấp tim ở trẻ em. Liên cầu khuẩn gây viêm họng kích thích cơ thể sản xuất ra các kháng thể gây ảnh hưởng đến tim, khớp, thần kinh và gây nên bệnh thấp tim.

Khi bị biến chứng viêm họng do liên cầu khuẩn, trẻ có các dấu hiệu sốt, đau họng, ho, tiếp đến là sưng, nóng các khớp, đặc biệt là sưng khớp gối, khớp khuỷu và chạy từ khớp này sang khớp khác. Sưng khớp và khớp di chuyển là một yếu tố quan trọng để nhận biết nguy cơ bị thấp tim ở bệnh nhân.

Biến chứng thấp tim cần được điều trị chu đáo, phải theo dõi điều trị hàng tháng bằng phương pháp tiêm chậm peniciline đến năm 21 hoặc 25 tuổi.

Điều trị viêm họng cấp

  • Điều quan trọng nhất là phải nghỉ ngơi, giữ ấm cơ thể, nhất là cổ, ngực, gan bàn chân.
  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và nên tăng cường nhiều vitamin C tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Bệnh nhân nên súc miệng thường xuyên bằng nước muối loãng ấm hơn thân nhiệt vài độ (nhất là về mùa lạnh) để gây giãn mạch, tăng tuần hoàn tại chỗ. Nên pha sẵn nước muối mặn đựng vào chai, khi súc họng thì pha thêm nước nóng để có độ mặn và độ nóng cần thiết.

Khi súc họng cần lưu ý, trước tiên, cần súc sạch khoang miệng bằng nước muối đã pha rồi mới súc họng. Để súc họng, cần ngửa cổ ra sau đến mức tối đa. Khi nước muối chạm thành sau họng thì dùng hơi đẩy nước muối ra, sau khi đẩy hơi hết, đầu trở lại tư thế bình thường, nhổ nước cũ đi rồi lặp lại động tác trên 3 – 4 lần nữa với nước muối mới.

Quan trọng là phải nhớ súc họng trước và sau khi ngủ dậy rất có tác dụng trong việc phòng, điều trị bệnh viêm họng.

Hồng Hải

Theo Dân trí

Phòng ngừa viêm họng đỏ cấp tính

Cần vệ sinh răng miệng, họng, mũi thường xuyên và hàng ngày. Cần đánh răng sau khi ăn và trước, sau khi ngủ dậy làm sao tạo thành một thói quen, nhất là đối với trẻ em. Nên tắm bằng nước ấm, nhất là những người mắc bệnh viêm họng tái đi tái lại nhiều lần. Tắm xong cần lau người khô trước khi mặc quần áo sạch bất kể là mùa nào. Sau tắm không nên ngồi trước quạt hoặc trong phòng điều hoà lạnh (bất kể là mùa lạnh hay mùa nóng). Khi bị viêm họng cần đi khám ngay, tốt nhất là khám chuyên khoa tai mũi họng hoặc phòng khám đa khoa để nhanh chóng xác định bệnh và điều trị ngay từ những ngày đầu, không nên để bệnh xảy ra vài ba ngày mới đi khám bệnh.

Không nên tự chẩn đoán bệnh cho mình hoặc tự mua thuốc để điều trị vì làm như vậy không những bệnh không khỏi mà còn làm cho bệnh trầm trọng thêm, nhất là trẻ em bị viêm họng bởi vi khuẩn liên cầu nhóm A. Khi trẻ bị viêm họng và xác định hoặc nghi ngờ bị bệnh do liên cầu nhóm A (test nhanh phản ứng ASLO thấy dương tính) cần cho trẻ được khám bệnh ở chuyên khoa nhi để được điều trị và tư vấn tiêm phòng thấp đúng theo quy định nhằm ngăn ngừa bệnh thấp tim xảy ra.

]]>