Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Tue, 21 Dec 2021 07:35:12 +0000 vi hourly 1 Viêm mũi dị ứng là gì? Các biện pháp cải thiện bệnh hiệu quả https://omron-yte.com.vn/24971-trieu-chung-va-cach-chua-benh-viem-mui/ https://omron-yte.com.vn/24971-trieu-chung-va-cach-chua-benh-viem-mui/#respond Mon, 11 Oct 2021 17:11:53 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=24971 Viêm mũi dị ứng là bệnh lý thường gặp ở nước ta, nhất là thời điểm giao mùa. Bệnh gây các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Vậy làm thế nào để cải thiện và phòng ngừa bệnh hiệu quả? Bạn đọc hãy tìm hiểu cùng chúng tôi qua bài viết dưới đây.

Viêm mũi dị ứng là gì?

Viêm mũi dị ứng là tình trạng niêm mạc mũi bị viêm và kích thích do các tác nhân dị ứng như phấn hoa, khói bụi, lông động vật, khói thuốc, hóa chất,… Theo Học viện dị ứng, hen suyễn và miễn dịch học Hoa Kỳ (AAAAI), có khoảng 10 – 30% dân số thế giới mắc chứng viêm mũi dị ứng.

Viêm mũi dị ứng là gì? 1
Viêm mũi dị ứng là căn bệnh phổ biến hiện nay

Bệnh viêm mũi dị ứng thường được chia thành các thể là:

  • Viêm mũi dị ứng theo mùa (thể bệnh có chu kỳ): còn được gọi là viêm mũi dị ứng thời tiết, xảy ra vào một khoảng thời gian nhất định trong năm, thường là thời điểm giao mùa hoặc khi thay đổi thời tiết.
  • Viêm mũi dị ứng quanh năm (thể bệnh không có chu kỳ): là tình trạng mũi bị viêm và kích ứng khi gặp phải các yếu tố dị ứng ở bất kỳ thời điểm nào trong năm.

Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý phổ biến hiện nay, nhất là khi biến đổi khí hậu và tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên tồi tệ hơn, gây ra sự mất cân bằng dị ứng. Sự mất cân bằng này kết hợp với cơ địa nhạy cảm và việc tiếp xúc với tác nhân dị ứng (dị nguyên) là nguyên nhân gây nên bệnh viêm mũi dị ứng.

Khi tiếp xúc với dị nguyên, cơ thể giải phóng ra chất trung gian hóa học có tên là Histamin để chống lại tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, chất này lại chính là nguyên nhân làm xuất hiện các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng. Một số nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng thường gặp là:

  • Tác nhân dị ứng ở trong nhà: bụi bẩn, lông thú cưng, lông vải quần áo, nước hoa, xà phòng, hóa chất giặt rửa, nấm mốc,…
  • Yếu tố dị ứng trong không khí: phấn hoa, khói bụi, không khí lạnh, khói thuốc,…
  • Yếu tố dị ứng qua đường tiêu hóa: hải sản, trứng, sữa,…
  • Yếu tố dị ứng liên quan đến nghề nghiệp: hóa chất, khói bụi ô nhiễm trong các nhà máy, bụi phấn ở trường học, bụi gỗ trong xưởng mộc,…
Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng 1
Tiếp xúc với yếu tố dị ứng là nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng

Triệu chứng điển hình khi bị viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng theo chu kỳ xảy ra chủ yếu vào đầu mùa lạnh hoặc mùa có khí hậu nóng ẩm, tỷ lệ mắc bệnh phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Khi bị bệnh, người bệnh thường có biểu hiện triệu chứng như thấy ngứa mũi, hắt hơi liên tục; cay mắt, đỏ mắt và chảy nhiều nước mắt; dịch nước mũi nhiều và trong như nước lã; thường xuyên có cảm giác ngứa ở vùng vòm họng; hắt hơi nhiều hơn vào lúc sáng sớm và giảm dần vào buổi tối,… Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn có thể kèm theo khóc nhiều do khó chịu, chán ăn và khó ngủ do nghẹt mũi.

Đối với bệnh viêm mũi dị ứng không theo chu kỳ, các triệu chứng tương tự như thể bệnh có chu kỳ nhưng khác biệt ở chỗ bệnh không phụ thuộc vào thời tiết và không xuất hiện theo mùa. Tình trạng viêm mũi không xảy ra đột ngột mà thường chỉ có dấu hiệu hắt hơi, nghẹt mũi tăng dần và kéo dài hơn mỗi khi tiếp xúc với dị nguyên.

Triệu chứng điển hình khi bị viêm mũi dị ứng 1
Triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu

Các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng thường kéo dài vài ngày đến vài tuần rồi tự khỏi. Tuy nhiên, nếu bệnh kéo dài quá lâu và không được điều trị thì có khả năng cao chuyển sang giai đoạn mãn tính và dễ dẫn đến nhiều biến chứng như viêm xoang hoặc Polyp mũi, gây khó khăn cho việc điều trị.

Phân biệt viêm mũi thông thường với viêm mũi dị ứng

Để phân biệt viêm mũi dị ứng với viêm mũi thông thường (viêm mũi không do dị ứng), người ta thường dựa vào đặc điểm như sau:

☛ Viêm mũi dị ứng: thường xuất hiện ở những người có tiền sử dị ứng với thức ăn, thuốc, lông động vật,… Cơ chế gây bệnh là do phản ứng quá mức của cơ thể đối với dị nguyên, làm giải phóng lượng lớn Histamin và gây nên các phản ứng quá mẫn.

Nguyên nhân gây bệnh là các tác nhân dị ứng bên ngoài môi trường hay do cơ địa dị ứng của từng người. Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện nhanh và đột ngột với các dấu hiệu điển hình như sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa ngáy và chảy nhiều dịch trong ở 2 bên mũi.

Phân biệt viêm mũi thông thường với viêm mũi dị ứng 1
Viêm mũi dị ứng thường xuất hiện ở những người có tiền sử dị ứng

☛ Viêm mũi thông thường thường xuất hiện ở bệnh nhân có tiền sử viêm mũi do nhiễm khuẩn và bị lây bệnh qua đường hô hấp. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do nhiễm khuẩn (virus, vi khuẩn,…) hoặc không do nhiễm khuẩn (khi xảy ra sự mất cân bằng giữa hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm).

Khi bị bệnh, bệnh nhân thường có biểu hiện mệt mỏi, rã rời toàn thân kèm theo sốt và ớn lạnh. Các triệu chứng khác của bệnh thường không xuất hiện đột ngột như bệnh viêm mũi dị ứng: hắt hơi ít hơn nhưng lại nghẹt mũi nhiều hơn, dịch nước mũi thường có dạng dịch nhầy hoặc dịch mủ.

Người bệnh nên chú ý từng dấu hiệu của cơ thể để có thể phân biệt chính xác bệnh và xử trí đúng cách.

Các phương pháp điều trị bệnh viêm mũi dị ứng

Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh

Nếu như chưa tìm được chính xác nguyên nhân gây bệnh thì bạn nên hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên bằng các biện pháp dưới đây:

  • Giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, khô thoáng, tránh ẩm mốc.
  • Không nên nuôi chó mèo trong nhà; diệt chuột, gián và các loại côn trùng khác thường xuyên.
  • Thay chăn ga, gối đệm định kỳ để hạn chế sự phát triển của các loại nấm mốc và ký sinh trùng.
  • Không nên sử dụng các đồ nhồi bông, thảm và nệm ghế vì đây là những nơi rất dễ tích trữ bụi bẩn.
  • Hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn, môi trường ô nhiễm, khi đi ra ngoài nên đeo khẩu trang.
  • Hạn chế sử dụng hoa tươi trong nhà nếu bạn có tiền sử dị ứng với phấn hoa.
  • Tạo môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, lành mạnh và không khói thuốc.
  • Không ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, sữa, trứng,…
  • Vệ sinh mũi sạch sẽ bằng nước muối sinh lý sau khi đi ra ngoài trời.
Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh 1
Luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài để hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây bệnh

Một số mẹo dân gian chữa viêm mũi hiệu quả

Từ xa xưa, ông cha ta đã biết cách dùng các bài thuốc dân gian có tác dụng khu phong, trừ hàn, giúp thông mũi và cải thiện bệnh viêm mũi dị ứng hiệu quả. Tùy từng triệu chứng khác nhau mà có bài thuốc tương ứng như sau:

☛ Bài thuốc 1: đối với trường hợp bệnh nhân bị chảy nước mũi trong, hắt hơi và nghẹt mũi nhiều, tăng lên khi thay đổi thời tiết thì sử dụng bài thuốc dân gian sau:

Chuẩn bị: thịt bò 100g; tỏi tươi 60g; gạo tẻ 60g; rau thơm và gia vị vừa đủ tùy khẩu vị.

Thực hiện:

  • Rửa sạch toàn bộ nguyên liệu; thịt bò thái miếng; rau thơm thái nhỏ; tỏi bóc vỏ đập dập.
  • Gạo tẻ cho vào nồi cùng lượng nước vừa đủ nấu thành cháo. Cho tiếp thịt bò và tỏi đun sôi 1 lúc là được.
  • Thêm rau thơm và gia vị tùy khẩu vị.
  • Đổ ra bát và ăn nóng ngay trong ngày.

☛ Bài thuốc 2: trường hợp bệnh nhân có triệu chứng nghẹt mũi, hắt hơi, sổ mũi kèm đau đầu, đau cổ vai gáy thì áp dụng bài thuốc dưới đây:

Nguyên liệu: đầu cá chép (2 cái); các vị thuốc Tân di 12g, Bạch chỉ 12g, Sinh khương 15g, Tế tân 3g.

Thực hiện:

  • Rửa sạch đầu cá chép, bỏ mang cá đi; cho Tân di vào túi vải; rửa sạch Tế tân và Bạch chỉ; Sinh khương đem thái chỉ.
  • Cho tất cả nguyên liệu vào nồi với lượng nước vừa đủ và ninh kỹ trong vòng 2 giờ.
  • Thêm gia vị vừa đủ và dùng luôn như một món canh trong bữa cơm.

☛ Bài thuốc 3: đối với bệnh nhân bị nghẹt mũi, khô mũi, hắt hơi và chảy nước mũi nhiều kèm theo tình trạng miệng khô, hay khát nước, người gầy và thường nóng sốt vào buổi chiều tối thì nên dùng bài thuốc:

Nguyên liệu: ếch 2 con (khoảng 150g) và các vị thuốc Bắc: Tây dương sâm 15g, Bách bộ 30g, Ma hoàng 3g.

Thực hiện:

  • Ếch làm sạch, bỏ nội tạng; các vị thuốc rửa sạch bằng nước.
  • Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, hầm kỹ trong vòng 2 giờ.
  • Thêm gia vị và chia nhỏ thành nhiều lần dùng trong ngày.
Một số mẹo dân gian chữa viêm mũi hiệu quả 1
Các bài thuốc dân gian có tác dụng khu phong, trừ hàn và cải thiện bệnh viêm mũi dị ứng hiệu quả

Sử dụng các loại thuốc Tây y

Bác sĩ chuyên môn sẽ căn cứ vào tình trạng của bệnh nhân để kê đơn thuốc điều trị. Các thuốc dùng trong điều trị viêm mũi dị ứng chủ yếu là thuốc làm giảm triệu chứng nên chỉ có công dụng khống chế bệnh trong một khoảng thời gian. Dưới đây là các thuốc Tây y thường được sử dụng trong điều trị bệnh viêm mũi dị ứng là:

☛ Thuốc kháng Histamin

Thuốc kháng Histamin hoạt động dựa trên cơ chế gắn vào thụ thể H2 và làm cơ thể giảm sản xuất Histamin – chất hóa học gây ra các phản ứng dị ứng. Một số loại thuốc kháng Histamin không kê đơn (OTC) thường được sử dụng là: Fexofenadine, Loratadine, Desloratadine, Diphenhydramin,…

Thuốc kháng Histamin thế hệ 2 thường được dùng để điều trị triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng ở giai đoạn nhẹ. Trong đó, thuốc Cetirizine có thể dùng được cho trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên. Hai thuốc LoratadinFexofenadine được chấp thuận dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Thuốc Azelastine (một loại thuốc kháng Histamin dạng xịt) có thể sử dụng cho trẻ từ 5 tuổi trở lên, còn thuốc dạng xịt Olopatadine chỉ được sử dụng cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên vì độ an toàn chưa được đảm bảo trên trẻ nhỏ.

☛ Thuốc chống nghẹt mũi

Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc chống nghẹt mũi trong thời gian ngắn (không quá 3 ngày) để làm giảm tình trạng nghẹt mũi và giảm áp lực xoang. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc kéo dài, các triệu chứng của bệnh không những không được cải thiện mà còn trở nên trầm trọng hơn. Một số loại thuốc chống nghẹt mũi không kê đơn OTC thường được sử dụng là Oxymetazoline, Pseudoephedrine, Phenylephrine, Cetirizine kết hợp với Pseudoephedrine,…

Sử dụng các loại thuốc Tây y 1
Sử dụng các loại thuốc chống nghẹt mũi để làm giảm triêu chứng của bệnh

Nếu bạn đang gặp phải vấn đề sức khỏe khác như nhịp tim bất thường, bệnh tim, tiền sử đột quỵ, rối loạn giấc ngủ, lo lắng, huyết áp cao, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định sử dụng thuốc.

☛ Thuốc chống dị ứng Glucocorticoid

Thuốc chống dị ứng Glucocorticoid dạng xịt thường đem lại hiệu quả hơn so với thuốc kháng Histamin. Thuốc được chỉ định cho các trường hợp thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân dị ứng. Người bệnh nên sử dụng thuốc từ 2 ngày trước, tiếp tục dùng trong thời gian tiếp xúc và sau 2 ngày sau khi tiếp xúc với dị nguyên. Các thuốc được FDA phê duyệt dùng được cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên là Triamcinolone acetonide, Fluticasone Furoate, Mometasone Furoate.

Sử dụng các loại thuốc Tây y 2
Thuốc chống dị ứng Glucocorticoid dạng xịt

Liệu pháp miễn dịch

Biện pháp này thường được áp dụng nếu như biết chính xác tác nhân gây dị ứng. Bác sĩ sẽ đưa một lượng dị nguyên với số lượng tăng dần vào cơ thể người bệnh (cơ chế tương tự như việc tiêm Vac – xin) để tạo kháng thể bao vây, làm thay đổi cách đáp ứng của cơ thể với các yếu tố gây dị ứng.

Một liệu pháp miễn dịch thường có 2 giai đoạn: trong giai đoạn đầu, người bệnh sẽ đến gặp bác sĩ chuyên khoa dị ứng để tiêm 1 – 3 lần/tuần trong khoảng từ 3 – 6 tháng. Tiếp theo là giai đoạn duy trì, người bệnh sẽ được tiêm 2 – 4 tuần/lần trong suốt 3 – 5 năm. Sau hơn 1 năm thực hiện liệu pháp, các triệu chứng dị ứng sẽ giảm dần và có thể biến mất hoàn toàn.

Điều trị phẫu thuật

Đối với trường hợp bệnh nhân viêm mũi dị ứng có thoái hóa cuốn mũi, polyp hoặc một số yếu tố giải phẫu thuận lợi cho bệnh như lệch vách ngăn, gai vách ngăn, phẫu thuật can thiệp có thể được chỉ định để loại bỏ các yếu tố này.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng

☛ Bảo vệ mũi khỏi tác nhân dị ứng: trong không khí luôn có rất nhiều tác nhân xấu, gây kích ứng niêm mạc như bụi bẩn, phấn hoa, vi khuẩn, nấm mốc, khói thuốc lá,… Bạn nên hạn chế sự xâm nhập của các tác nhân này bằng cách sử dụng khẩu trang hoạt tính mỗi khi đi ra ngoài hoặc khi phải làm việc trong môi trường độc hại.

☛ Vệ sinh tai – mũi – họng thường xuyên bằng nước muối sinh lý: đường hô hấp trên luôn là vị trí thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Vì vậy, bạn cần vệ sinh vùng tai – mũi – họng hàng ngày bằng cách đánh răng ít nhất 2 lần/ngày; dùng nước muối sinh lý để súc họng và vệ sinh mũi, tai mỗi ngày.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng 1
Vệ sinh tai – mũi – họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý có thể giúp bạn phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng

☛ Bổ sung nước đầy đủ: Nước có công dụng làm loãng chất nhầy, giúp dịch tiết ở mũi lỏng hơn và thoát ra ngoài dễ dàng hơn, tránh ứ đọng lâu trong mũi và gây viêm nhiễm.

☛ Giữ ấm cơ thể: vào mùa lạnh, bạn nên chú ý giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, ngực và mũi bằng cách mặc đủ ấm, quàng khăn ở cổ, chân đi tất,… Hạn chế tắm nước lạnh và thức khuya, dậy sớm vì đây là khoảng thời gian dễ bị cảm lạnh và khiến bệnh viêm mũi dị ứng trở nặng hơn.

☛ Tránh hít phải luồng không khí khô, lạnh thường xuyên: vì không khí khô, lạnh có thể khiến niêm mạc mũi bị khô rát và tổn thương. Bạn có thể làm ấm vùng mũi vào buổi sáng bằng cách thực hiện động tác dùng 2 bàn tay chụp lại 2 bên vùng cánh mũi và miệng, tay xoa đều và hít ra thở vào đều đặn, duy trì động tác chừng vài phút.

Viêm mũi dị ứng là căn bệnh phổ biến, không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Do đó, khi mắc bệnh, người bệnh cần tuân thủ điều trị, cách ly dị nguyên và phối hợp sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ. Như vậy, bệnh mới có thể được cải thiện một cách nhanh nhất.

Tài liệu tham khảo: 

  • https://www.healthline.com/health/allergic-rhinitis
  • https://suckhoedoisong.vn/doi-pho-viem-mui-di-ung-hieu-qua-169188908.htm
  • https://suckhoedoisong.vn/troi-lanh-viem-mui-di-ung-de-tai-phat-169151141.htm
  • https://suckhoedoisong.vn/chuyen-mua-can-phong-ngua-viem-mui-di-ung-169167767.htm
  • https://suckhoedoisong.vn/viem-mui-di-ung-nguyen-nhan-dieu-tri-cach-phan-biet-va-phong-tranh-16921102622175263.htm
]]>
https://omron-yte.com.vn/24971-trieu-chung-va-cach-chua-benh-viem-mui/feed/ 0
Cách chẩn đoán và điều trị viêm mũi dị ứng https://omron-yte.com.vn/25114-cach-chan-doan-va-dieu-tri-viem-mui-di-ung/ https://omron-yte.com.vn/25114-cach-chan-doan-va-dieu-tri-viem-mui-di-ung/#respond Tue, 18 Aug 2020 07:33:12 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=25114 Cách chẩn đoán và điều trị viêm mũi dị ứng 1

Cảm giác ngạt mũi, chảy nước mũi do viêm mũi dị ứng gây ra thật khó chịu! Nó khiến cho chúng ta không còn sự tập trung và sức khỏe ổn định để làm việc và sinh hoạt. Chính vì vậy, bài viết dưới đây của Omron Y tế với chủ đề “Cách chẩn đoán và điều trị viêm mũi dị ứng” sẽ giúp bạn tìm ra những biện pháp chữa viêm mũi dị ứng thật hiệu quả.

Tổng quan về bệnh viêm mũi dị ứng

Niêm mạc mũi quá nhạy cảm với tác nhân gây bệnh (dị nguyên) nên chỉ cần niêm mạc mũi tiếp xúc trực tiếp với dị nguyên là có phản ứng quá mẫn tại niêm mạc mũi và biểu hiện các triệu chứng dị ứng xoang mũi.

Viêm mũi dị ứng đang là căn bệnh phổ biến bởi nền khí hậu thay đổi thất thường cùng với sự ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ngoài ra còn rất nhiều tác nhân như lông vật nuôi, phấn hoa, một số loại hóa chất, thực phẩm gây dị ứng. Theo số liệu thống kê thì tỷ lệ người mắc các bệnh dị ứng đường hô hấp chiếm từ 10-15% dân số thế giới và tỷ lệ này đang ngày một gia tăng.

Thường thì bệnh nhân viêm mũi dị ứng không có tiến triển xấu mà chỉ dừng lại quanh những triệu chứng lâm sàng như: chảy nước mũi, ngứa mũi, hắt hơi, tắc mũi nhưng nếu không được điều trị thì nhiễm trùng có thể gây ra viêm mũi, viêm xoang, tai, hay họng cấp, hơn nữa là có thể tiến triển thành polyp mũi, xoang về sau.

Các xét nghiệm chẩn đoán viêm mũi dị ứng

Để chẩn đoán viêm mũi dị ứng bạn cần phải đến các phòng khám tai mũi họng, hoặc thậm chí là bệnh viện để gặp bác sỹ chuyên khoa hô hấp. Có một số cách chẩn đoán như sau:

Khai thác tiền sử dị ứng

Khai thác tiền sử dị ứng 1

Đây là phương pháp rất quan trọng dễ tiến hành và là phương pháp đầu tiên trong chẩn đoán dị ứng giúp định hướng đến một loại hoặc một nhóm dị nguyên là nguyên nhân gây bệnh. Mục đích của khai thác tiền sử dị ứng nhằm xác định: yếu tố dị nguyên gây bệnh, yếu tố di truyền, tiền sử bản thân.

Triệu chứng của viêm mũi dị ứng là thường xuyên bị ngứa mũi, nhảy mũi,

Ngoài ra, để chẩn đoán viêm mũi dị ứng đồng thời nguyên nhân gây dị ứng thì cần làm nhiều xét nghiệm khác nữa như: các xét nghiệm về da (test lẩy da, rạch da), dùng dị nguyên kích thích trực tiếp, các phương pháp xét nghiệm gián hay trực tiếp định lượng kháng thể dị ứng…

Khám lâm sàng

Các triệu chứng cơ năng: hắt hơi thành tràng kéo dài, chảy nước mũi trong, ngạt mũi xảy ra khi nào (điều kiện xuất hiện rải rác hay liên tục), chảy mũi thường xuất hiện vào buổi sáng.

Triệu chứng thực thể:

  • Tình trạng niêm mạc: mầu sắc nhợt, phù nề.
  • Tình trạng cuốn mũi: có thể là thoái hóa, quá phát. Khả năng co hồi khi đặt thuốc co mạch, dịch mũi lúc đầu trong sau đục dần.
  • Có thể có polyp hay cuốn mũi giữa thoái hóa như dạng polyp.

Các xét nghiệm chẩn đoán

Các biểu hiện thường gặp ở người viêm mũi dị ứng như: Thường xuyên bị ngứa mũi, nháy mũi, chảy mũi nhất là vào buổi sáng. Khi thăm khám những bệnh nhân viêm mũi dị ứng ta thường thấy tháp mũi bị sung huyết, sàn mũi nhiều nhầy trong, niêm mạc mũi nhợt nhạt, cuốn mũi phù nề, có ánh tím.

Ngoài ra, để chẩn đoán xác định viêm mũi dị ứng đồng thời tìm ra nguyên nhân gây dị ứng thì cần làm nhiều xét nghiệm khác nữa như: các xét nghiệm về da (test lẩy da, rạch da), dùng dị nguyên kích thích trực tiếp, các phương pháp xét nghiệm gián hay trực tiếp định lượng kháng thể dị ứng…

Xét nghiệm tế bào dịch mũi tìm bạch cầu Eosinophil (Eo)

Kết qủa được coi là dương tính khi tỉ lệ bạch cầu Eo >1%.

Xét nghiệm phát hiện kháng thể dị ứng IgE: với dị nguyên bụi nhà trong huyết thanh bệnh nhân bằng phản ứng phân hủy Mastocyte theo phương pháp Ishimova-LM.

Định lượng trực tiếp kháng thể IgE: toàn phần huyết thanh bằng kỹ thuật miễn dịch đánh dấu ELISA (Enzyme Linked Immuno Sorbent Assay).

  • Nồng độ IgE toàn phần tính theo đơn vị UI hoặc ng/ml (1UI = 2,4ng/ml IgE)
  • Âm tính(-) < 10 UI
  • Nghi ngờ (±): 10-100 UI
  • Dương tính(+)  > 100 UI

Bạch cầu Eo máu ngoại vi:

  • Đếm công thức bạch cầu máu ngoại vi.
  • Kết quả được coi là tăng khi tỉ lệ Bạch cầu Eo >3,5 %.

Các test da: là phương pháp phát hiện sự mẫn cảm của cơ thể bằng cách đa dị nguyên qua da và sau đó đánh giá kích thước và đặc điểm của sần phù và phản ứng viêm tại chỗ. Dị nguyên cho kết quả dương tính trong test da có thể coi là nguyên nhân gây bệnh khi kết hợp với khai thác tiền sử dị ứng có kết quả phù hợp. Nếu không có kết qủa phù hợp này và kết quả test da còn nghi ngờ thì phải tiến hành test kích thích.

Các xét nghiệm chẩn đoán 1

Các xét nghiệm này chỉ được tiến hành ở ngoài giai đoạn cấp của bệnh và trước đó bệnh nhân không được dùng thuốc ức chế viêm dị ứng. Mục đích của thử nghiệm này để phát hiện kháng thể dị ứng với bụi nhà, nấm mốc, phấn hoa, thuốc, hóa chất, lông vũ, lông súc vật, huyết thanh.

Các xét nghiệm da chỉ được tiến hành trong thời kỳ lui bệnh và có hai phương pháp: Trực tiếp và truyền mẫn cảm thụ động. Trực tiếp là phương pháp đưa dị nguyên vào cơ thể qua da còn phương pháp truyền mẫn cảm thụ động là tiêm huyết thanh của người bệnh vào da người khác sau đó tiêm dị nguyên nghiên cứu vào ngay chỗ đã tiêm huyết thanh.

Dị nguyên cho kết quả dương tính trong xét nghiệm da có thể coi là nguyên nhân gây bệnh khi kết hợp với khai thác tiền sử dị ứng có kết quả phù hợp. Nếu không có kết quả phù hợp này và kết quả xét nghiệm da còn nghi ngờ thì phải tiến hành test kích thích.

Các xét nghiệm da không những cho kết quả về mức độ mẫn cảm mà còn phát hiện tính mẫn cảm cá thể và là chỗ dựa để quyết định liều dị nguyên cho việc điều trị giảm mẫn cảm đặc hiệu.

Test kích thích: là khả năng chẩn đoán sinh học các phản ứng dị ứng cơ sở của nó là tái tạo lại phản ứng này bằng cách đưa dị nguyên nghi ngờ vào cơ thể nhằm tạo lại bệnh cảnh lâm sàng như thật nếu phản ứng dương tính xảy ra.

Có nhiêu loại test kích thích khác nhau như: Test nhỏ mũi, Test nóng, Test lạnh … Test nhỏ mũi được áp dụng để phát hiện dị nguyên gây viêm mũi dị ứng. Đây là phương pháp không gây nguy hiểm cho người bệnh. Nhỏ một giọt dị nguyên vào một bên mũi. Phản ứng dương tính khi ngứa mũi hắt hơi, ngạt mũi chảy nước mũi.

Vậy ngay khi thấy xuất hiện những triệu chứng nêu trên, người bệnh nên đến khám tại bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa khám và đưa ra chẩn đoán chính xác. Việc chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ giúp tránh được những ảnh hưởng mà bệnh đem lại, tập trung làm việc và học tập…

Cách điều trị viêm mũi dị ứng

Tránh các tác nhân gây kích thích và kiểm soát môi trường sống

Tránh các tác nhân gây kích thích và kiểm soát môi trường sống 1

  • Phấn hoa và nấm mốc: Với những người dị ứng với phấn cỏ, bệnh sẽ xuất hiện vào đầu mùa hè, với các trường hợp nhạy cảm với phấn hoa, bệnh sẽ xuất hiện vào mùa xuân, nhiều người bệnh có thể diễn biến quanh năm và nặng lên vào một mùa cao điểm.
  • Chất gây dị ứng trong nhà, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tạo không gian thoáng mát để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh phát triển.
  • Lông chó, mèo… cũng là tác nhân gây viêm mũi dị ứng mà bạn nên tránh xa
  • Sử dụng khẩu trang khi tiếp xúc ở môi trường bụi bẩn, hóa chất nơi làm việc
  • Tránh tiếp xúc với khói, nước hoa, khói thuốc lá những nơi thay đổi nhanh chóng về nhiệt độ và ô nhiễm môi trường
  • Tránh stress, tránh các chất kích thích và giảm sử dụng thuốc aspirin.
  • Cẩn thận khi thời tiết thay đổi, điều tiết độ ẩm và độ ấm để phòng ngừa viêm đường hô hấp.
  • Giữ vệ sinh mũi, thường xuyên dùng nước ấm hoặc nước muối sinh lý để rửa mũi: Rửa mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý chính là giải pháp đơn giản giúp bạn chống lại tình trạng nghẹt mũi có liên quan đến viêm mũi dị ứng. Nước muối giúp làm loãng dịch nhầy, tạo điều kiện cho việc loại bỏ chất nhầy trong khoang mũi được dễ dàng hơn. Với đặc tính sát khuẩn mạnh, nước muối còn giúp tiêu diệt vi khuẩn, giảm hiện tượng sưng viêm ở niêm mạc mũi. Ngoài ra, việc rửa mũi với nước muối sinh lý còn giúp làm sạch niêm mạc mũi, loại bỏ các yếu tố dị nguyên như phấn hoa hay bụi bẩn ra khỏi mũi của bạn.
  • Đeo khẩu trang mỗi khi ra đường

Sử dụng thuốc

Tuy nhiên trong thực tế, đa số bệnh nhân không thể kiểm soát được các tác nhân gây dị ứng, vì vậy sử dụng thuốc thường là phương pháp được lựa chọn nhiều nhất.

Các thuốc được chỉ định:

  • Thuốc kháng histamine: là những thuốc ức chế việc giải phóng hoặc tổng hợp các chất hóa học trung gian gây phản ứng dị ứng
  • Thuốc thông mũi: dạng nhỏ, xịt,
  • Thuốc corticorid: dùng cho đợt cấp và nghiêm trọng
  • Sử dụng các bài thuốc, vị thuốc đông y như ” thương nhỉ tử tán “, ” Tân di tị uyên”….

Liệu pháp miễn dịch

Khi 2 biện pháp trên thất bại thì người ta mới xem xét đến phương pháp thứ 3 là thay đổi miễn dịch (miễn dịch liệu pháp – immunotherapy).

Đây là phương pháp cho chủ thể dị ứng hấp thụ với liều tăng dần dị nguyên nhằm đạt được giảm mẫn cảm, tức là giảm các triệu chứng khi phơi nhiễm tự nhiên trở lại với chính dị nguyên đó. Liệu pháp miễn dịch là phương pháp duy nhất điều trị tận gốc căn nguyên gây dị ứng.

Điều trị phẫu thuật

Viêm mũi dị ứng điều trị bằng biện pháp phẫu thuật chỉ định cho những trường hợp bị viêm mũi dị ứng có polyp, thoái hóa cuốn mũi, một số yếu tố thuận lợi về cấu trúc giải phẫu như lệch vách ngăn, gai vách ngăn.

Ngoài ra, mặc dù viêm mũi dị ứng thường được điều trị nội khoa, nhưng trong một số trường hợp người ta cần đến phẫu thuật. Đó là khi cần giải quyết bệnh tích ở những bệnh nhân viêm mũi dị ứng tiến triển tạo nhiều polyp (thường gọi là thịt dư), hoặc niêm mạc cuốn mũi thoái hoá quá mức gây nghẹt mũi nhiều không thể phục hồi dù đã uống thuốc tích cực.

Theo Omron-yte.com.vn

]]>
https://omron-yte.com.vn/25114-cach-chan-doan-va-dieu-tri-viem-mui-di-ung/feed/ 0
Rượu tỏi – bài thuốc quý giúp trị viêm mũi dị ứng từ dân gian https://omron-yte.com.vn/22592-ruou-toi-chua-viem-mui-di-ung/ Mon, 13 Apr 2015 07:13:40 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=22592 Tỏi là một loại phụ gia quen thuộc trong bữa ăn của các gia đình Việt. Nhưng cách chế biến và công dụng của rượu tỏi – một bài thuốc có tác dụng trị viêm mũi dị ứng hiệu quả ra sao thì có lẽ không phải ai cũng biết. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Rượu tỏi – bài thuốc quý giúp trị viêm mũi dị ứng từ dân gian 1

Công dụng của tỏi

Mùi hương quyến rũ của tỏi phi, vị ngọt ngọt cay cay của tỏi nướng có gợi nhớ cho bạn những món ăn hấp dẫn nào không? Một bát bún nghi ngút khói, thêm một thìa dấm tỏi, một chút ớt ngon, thưởng thức trong những ngày đầu đông se lạnh thì thật tuyệt vời!

Tuy nhiên, tỏi không chỉ góp phần làm phong phú nền ẩm thực, mà còn là một trợ thủ đắc lực trong việc phòng và điều trị một số bệnh lý, trong đó có viêm mũi dị ứng. Lý do là vì trong thành phần của tỏi có chứa một chất kháng sinh tự nhiên là allixin, có khả năng chống lại các virus gây bệnh. Bên cạnh đó tinh dầu tỏi có công dụng sát trùng, chống viêm nhiễm.

Tỏi còn có tác dụng làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày, hạn chế nguy cơ nghẽn động mạch và giảm thiểu nồng độ cholesterol. Ngoài ra, tỏi còn có thể tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển của các loại nấm và vi khuẩn gây bệnh khác. Một số cách thức chế biến và sử dụng tỏi như: ăn sống, dấm tỏi, xào nấu cùng món ăn… đều có thể đem lại tác dụng phòng và trị bệnh cho người bị viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên bạn cũng chỉ nên ăn 1-2 tép tỏi một ngày để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho mình.

Cách bào chế rượu tỏi chữa viêm mũi dị ứng

Để có được một hũ rượu tỏi đem lại lợi ích đối với sức khỏe, đặc biệt là bệnh viêm mũi dị ứng, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

  • 40 g tỏi khô
  • 100 ml rượu vodka (hoặc rượu trắng) 45 độ
  • Một hũ thủy tinh có nắp đậy kín

Cách làm: Tỏi khô bóc vỏ, xay nhuyễn, sau đó rót rượu vào, đậy nắp bình thật kín. Khi mới ngâm rượu có màu trắng, sau đó dần dần chuyển sang màu nước trà đậm. Thỉnh thoảng lại lắc chai rượu. Đến ngày thứ 10 rượu đã có thể uống được.

Liều lượng: Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 40 giọt, tương đương một thìa cà phê. Bạn có thể pha rượu tỏi với một chút nước ấm cho dễ uống. Sáng dùng trước khi ăn, còn tối dùng trước đi ngủ. Thông thường chỉ sau khoảng 20 ngày bạn sẽ dùng hết một hũ rượu tỏi.

Vì vậy để ngày nào cũng có để dùng thì cứ sau 10 ngày bạn lại tiếp tục ngâm. Chỉ với một lượng nhỏ như vậy, nếu dùng liên tục và đều đặn, bạn sẽ giảm bớt và dần khỏi các triệu chứng của viêm mũi dị ứng, cũng như phòng tránh được một số bệnh khác, như cảm cúm chẳng hạn.

Có một cách khác để bạn có thể tận dụng lợi ích của tỏi. Đó là dùng tỏi giã ra rồi vắt lấy nước, trộn đều với dầu vừng nửa nọ, nửa kia. Dùng nước muối để vệ sinh mũi, lau sạch và dùng bông thấm thuốc này nhét vào mũi. Phương pháp này sẽ có tác động trực tiếp và hiệu quả đến bệnh viêm mũi dị ứng.

Tuy nhiên bài thuốc nào cũng có thể là con dao hai lưỡi nếu sử dụng không đúng cách và quá đà. Tỏi có thể làm loãng máu, vì vậy không nên lạm dụng mà chỉ nên dùng một cách vừa phải. Bên cạnh đó bệnh nhân viêm mũi dị ứng cũng có thể tham khảo một phương pháp nhanh chóng, an toàn và tiện dụng hơn rất nhiều đó là sử dụng sản phẩm máy xông khí dung của Omron. Các triệu chứng khó chịu như nghẹt mũi, sổ mũi… sẽ hoàn toàn được đẩy lùi và dần biến mất. Với chiếc máy hiện đại và thông minh này, viêm mũi dị ứng sẽ không còn là nỗi lo ám ảnh cuộc sống tươi đẹp của bạn bên gia đình.

 Theo Omron-yte.com.vn

]]>
Đông y và các cách trị viêm mũi dị ứng không dùng thuốc https://omron-yte.com.vn/22579-dong-y-va-nhung-cach-tri-benh-viem-mui-di-ung-khong-dung-thuoc/ Mon, 13 Apr 2015 01:13:39 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=22579 Từ ngàn xưa y học phương Đông đã tìm ra và sử dụng những phương cách đặc biệt nhằm điều trị và nâng cao sức khỏe cho con người. Với ưu điểm không dùng thuốc, các phương pháp này rất an toàn và thích hợp với những căn bệnh có tính chất khó dứt điểm, trong đó có bệnh viêm mũi dị ứng. Hãy cùng chúng tôi khám phá những tinh hoa đó qua bài viết sau.

Đông y và các cách trị viêm mũi dị ứng không dùng thuốc 1

Bấm huyệt chữa viêm mũi dị ứng

Một trong những thành tựu đặc sắc mà Đông y đã công hiến cho nhân loại đó chính là việc phát hiện ra các huyệt trên cơ thể con người. Trong chữa trị viêm mũi dị ứng, người ta thường tác động lên một số huyệt sau:

Huyệt nghinh hương

Huyệt nghinh hương nằm bên cạnh cánh mũi, cách cánh mũi khoảng 0,9 cm. Đây là huyệt có tác dụng đặc hiệu với các bệnh về mũi, có tác dụng thông tỷ khiếu, tán phong nhiệt, thanh hỏa khí, giúp chữa viêm mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi…

Huyệt ấn đường

Huyệt ấn đường nằm ở giao điểm đường thẳng nối hai đầu lông mày với đường chính trung (đi qua chính giữa mặt trước cơ thể), có tác dụng trừ phong nhiệt, định thần chí. Việc tác động vào huyệt này giúp chữa ngạt mũi, cảm mạo, nhức đầu…

Huyệt hợp cốc

Huyệt hợp cốc nằm tại hổ khẩu bàn tay (giữa ngón cái và ngón trỏ), có tác dụng dẫn khí đi lên đi xuống, chữa các bệnh cảm mạo, đau đầu, sốt cao, ngạt mũi, chảy nước mũi.

Cách day bấm huyệt: Dùng ngón tay cái bấm vào các huyệt vị với lực bấm đủ mạnh. Thời gian khoảng tử 1-3 phút, ngày 1-2 lần, đều đặn trong vòng 1 tuần tùy theo diễn biến của bệnh.

Bên cạnh bấm huyệt, châm cứu cũng là một phương pháp tác động lên những huyệt vị này rất hiệu quả đối với bệnh viêm mũi dị ứng. Về cứu thì có thể cứu các huyệt phế du, đại chùy và cao hoang…

Các bài tập dưỡng sinh

Một số động tác có công dụng nâng cao sức khỏe của hệ thống xoang mũi cũng là một giải pháp khác cho bạn lựa chọn:

Xoa xoang và mắt

Người bệnh ngồi trong tư thế đầu, vai, lưng giữ thẳng, hai chân bắt chéo, lòng bàn chân hướng lên trên. Người bệnh dùng hai ngón trỏ và giữa đặt vào bên trong phía dưới chân mày, dọc xuống má, đưa thẳng lên mũi và sang 2 phía chân mày và cứ thế tiếp tục. Động tác này thực hiện từ 10 đến 20 lần.

Xoa mũi

Vẫn tư thế ngồi trên, người bệnh dùng hai ngón trỏ và giữa đặt ở 2 bên cánh mũi ngoài, xoa từ trên xuống và từ dưới lên. Xoa nhiều lần cho ấm. Động tác này cũng thực hiện từ 10 đến 20 lần. Sau đó dùng tay vuốt mũi và bẻ mũi. Cuối cùng dùng ngón trỏ của bên tay phải áp vào cánh mũi bên trái, xoa mạnh từ 10 đến 20 lần, theo chiều hướng lên trên. Làm tương tự với bên còn lại.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cần chú ý tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, chẳng hạn như thực phẩm: sữa, chocolate, trứng, cá, tôm, cua. Thường xuyên luyện tập hít thở ngoài trời tăng cường sức khỏe, cũng như giữ gìn vệ sinh đường hô hấp.

Các biện pháp trên cần được thực hiện một cách đều đặn và bài bản thì mới đem lại hiệu quả mong muốn. Tuy nhiên trong thời đại bận rộn như ngày nay, rất ít ai có thể thực hiện đúng và đủ các phương pháp trên mỗi khi bị viêm mũi dị ứng.

Vì vậy mà sản phẩm máy xông khí dung Omron đã ra đời, với mục đích đem lại sự tiện nghi và hiệu quả nhanh nhất dành cho người bệnh. Bạn cũng có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng và độ an toàn của phương pháp chữa trị viêm mũi dị ứng cũng không dùng thuốc này. Chúc bạn luôn vui khỏe!

]]>
3 bài thuốc trị viêm mũi dị ứng hiệu quả trong Đông y https://omron-yte.com.vn/22569-chua-viem-mui-di-ung-theo-dong-y/ Sun, 12 Apr 2015 07:08:16 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=22569 Hiện nay bệnh viêm mũi dị ứng ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển do tình trạng ô nhiễm không khí dẫn đến sự xuất hiện các kháng nguyên lạ. Chữa trị bằng Đông y cũng là một phương pháp an toàn và hiệu quả mà bạn nên tham khảo qua bài viết sau.

3 bài thuốc trị viêm mũi dị ứng hiệu quả trong Đông y 1

Nguyên nhân gây bệnh

Viêm mũi dị ứng trong đông y được gọi là “tỵ cừu”. “Tỵ” có nghĩa là mũi, “cừu” có nghĩa là tắc, rỉ dịch, rỉ nước. Có 2 nguyên nhân chính gây bệnh như sau:

Tác nhân bên ngoài

Khói bụi đường, phấn hoa, hương liệu có mùi nồng đậm… rất dễ kích thích bệnh viêm mũi dị ứng khởi phát. Một tràng hắt xì hơi không kiểm soát có thể xuất hiện nếu như bạn tiếp xúc với các tác nhân này.

Mỹ phẩm, các loại thuốc điều trị bệnh, thậm chí là một số món ăn khoái khẩu… cũng tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh nếu bạn bị dị ứng cơ địa với chúng. Lông của một số loài vật nuôi trong nhà như chó, mèo, hoặc những chiếc lông vũ trắng muốt tuyệt đẹp của một chú chim nào đó cũng có thể khiến bạn khổ sở nếu chẳng may đã “kết thân” với viêm mũi dị ứng.

Nguyên do từ bên trong

Lý do sâu xa của mọi căn bệnh thường đến từ sự rối loạn công năng hoạt động của các tạng phủ trong cơ thể. Đối với bệnh viêm mũi dị ứng, bạn sẽ cần phải điều chỉnh và tăng cường chức năng của tỳ, phế và thận, vì sự suy yếu của chúng chính là nguyên nhân gây nên căn bệnh của bạn.

Biểu hiện lâm sàng của viêm mũi dị ứng

  • Ngứa mũi, có thể kèm theo ngứa mắt
  •  Ngứa tai, ngứa vòm họng
  • Nhảy mũi, hắt hơi, chảy nước mũi
  • Nghẹt mũi, có thể kèm với nhức đầu
  • Mệt mỏi, uể oải và khó chịu

Phương pháp điều trị dùng thuốc trong đông y

Về nguyên tắc điều trị thì phải đảm bảo kháng viêm, kháng khuẩn, chống phù nề và giảm đau. Thầy thuốc sẽ xem xét dựa trên các triệu chứng cụ thể mà phân thành các thể bệnh khác nhau để có cách điều trị thích hợp nhất. Chúng ta hãy tìm hiểu cách chữa trị viêm mũi dị ứng qua một số bài thuốc Đông y sau.

Bài 1

Nguyên liệu: Kim ngân hoa 12-16g, ké đầu ngựa 12g, bồ công anh 12g, lá dâu tằm 8-10g, rau diếp cá 10-12g, cúc tần 8-10g, mã đề 8-10g, cam thảo nam 8-10g, bạc hà 6-8g, kinh giới 8-10g.
Cách dùng: Nấu với 750 ml nước, sắc còn 300 ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Để nguội rồi uống thuốc.

Bài 2

Nguyên liệu: Kim ngân hoa 20g, bè cái tía 20g, tân di hoa 10g, ké đầu ngựa 10g

Cách dùng: Tất cả sắc với nước uống.

Bài 3

Nguyên liệu: Thương nhĩ tử, bạch chỉ đều 12g, tân di hoa 12 g, bạc hà 6g

Cách dùng: Với bài thuốc này thì có thể sử dụng dưới hai dạng. Dạng thứ nhất là sử dụng tại chỗ. Tất cả 4 vị trên rửa sạch, phơi khô, tán  nhuyễn, sau mỗi buổi trưa hoặc tối trước khi đi ngủ thì có thể dùng bông gòn y tế chấm vào bột thuốc và đặt lên trên mũi. Đối với trường hợp sắc uống thì mỗi ngày sắc 1 thang.

Các bài thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo, vì vậy khi có dấu hiệu của bệnh viêm mũi dị ứng người bệnh nên đến gặp các thầy thuốc để được chẩn đoán, bắt mạch, kê đơn và điều trị một cách hợp lý nhất.

 Theo Omron-yte.com.vn

]]>
Viêm mũi dị ứng và các bài thuốc chữa trị từ dân gian https://omron-yte.com.vn/22514-viem-mui-di-ung-va-cac-bai-thuoc-chua-tri-tu-dan-gian/ Sun, 12 Apr 2015 01:08:14 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=22514 Viêm mũi dị ứng là căn bệnh thường gặp và đem đến nhiều phiền toái cho bệnh nhân. Chữa trị theo nguyên tắc y học cổ truyền và các bài thuốc từ dân gian là một phương cách an toàn, hiệu quả cao và tấn công vào gốc rễ thực sự của bệnh.

Viêm mũi dị ứng và các bài thuốc chữa trị từ dân gian 1

 Nguyên nhân gây bệnh

Đông Y quan niệm rằng, khi phế khí hoặc nguyên khí của cơ thể bị suy yếu, các loại phong tà độc sẽ có cơ hội tấn công gây các bệnh về mũi. Một số tác nhân thường lợi dụng sơ hở này để xâm nhập vào cơ thể người bệnh, dẫn đến các triệu chứng của viêm mũi dụ ứng như:

Môi trường

Khói bụi, các hóa chất độc hại, phấn hoa… luôn là yếu tố dễ gây kích thích bệnh viêm mũi dị ứng khởi phát. Các mảnh nhỏ li ti từ các vật dụng quen thuộc trong nhà như chăn, gối, nệm… bay lơ lửng trong khí khi bị hít vào sẽ gây ngứa mũi và hắt xì hơi liên tục. Thậm chí thú cưng trong nhà cũng khiến bệnh nhân viêm mũi dị ứng phải khốn khổ vì lông của chúng.

Thời tiết

Sự biến đổi thất thường của thời tiết cũng góp phần không nhỏ vào việc bạn bị viêm mũi dị ứng và các bệnh đường hô hấp khác. Trời trở lạnh, không chú ý giữ ấm cơ thể, sức đề kháng kém…tạo môi trường thuận lợi cho bệnh viêm mũi dị ứng tấn công.

Thực phẩm

Một số thực phẩm có tính chất lạnh, béo như tôm, cua, sữa, trứng, đậu phộng… rất dễ gây dị ứng đối với nhiều người. Người có tiền sử bị viêm mũi dị ứng không nên ăn những món này, tránh cho bệnh tái phát và trở nặng.

Di truyền và thay đổi nội tiết

Yếu tố di truyền từ cha và mẹ cũng có thể khiến bạn bị viêm mũi dị ứng từ khi còn bé. Bên cạnh đó, sự thay đổi nội tiết cũng là một nguyên nhân khiến bạn mắc bệnh, chẳng hạn như bạn đang trong quá trình mang thai.

Trị viêm mũi dị ứng bằng các bài thuốc dân gian

Nguyên tắc chữa trị theo y học cố truyền đó là vừa tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh, vừa bồi bổ và tăng cường chức năng hoạt động của các tạng tỳ, thận, phế… kết hợp tán hàn, giải độc, khu phong.

Sử dụng các bài thuốc từ Đông y không chỉ có tác dụng chữa trị các triệu chứng của bệnh mà còn giúp tăng cường sinh lực một cách toàn diện, giúp tiêu diệt tận gốc các chứng bệnh liên quan. Sau đây là một số bài thuốc đã được nhiều người tin tưởng và áp dụng, được lưu truyền rộng rãi trong dân gian.

 Siro bèo cái

Thời điểm thu hoạch bèo cái tươi tốt nhất là vào mùa hạ. Lấy khoảng 250g, rửa sạch, bỏ rễ, vắt lấy nước. Nước bèo cái pha với siro để uống trong ngày

Nước mật gừng

Chọn từ 1-2 lạng bèo cái tươi, rửa sạch, đem giã nát cùng với gừng. Đem hỗn hợp hòa với nước lọc, chắt ra khoảng 150-200 ml nước cốt. Trộn đều với 20g mật ong rồi đun sôi. Cách sử dụng: ngày chia làm 3 lần, uống lúc đói. Dùng với nước ấm.

 Bột ké đầu ngựa

Chọn quả ké đầu ngựa hơi già một chút nhưng chưa ngả màu vàng. Đem sấy hoặc phơi khô, sao cho xém các gai nhỏ rồi tán thành bột mịn. Ngày uống 2 lần trước bữa ăn, liều lượng từ 6-12 với nước ấm. Theo một số tài liệu, uống ké đầu ngựa nên kiêng ăn thịt heo.

Muốn áp dụng các biện pháp trên một cách có hiệu quả thi đòi hỏi người bệnh phải hết sức kiên nhẫn. Tuy nhiên với thời đại công nghiệp hóa và hết sức bận rộn như ngày nay thì đó thực sự là một yêu cầu khó khăn đối với rất nhiều người.

Vì vậy bạn có thể tham khảo một cách chữa trị cũng rất an toàn, nhưng hết sức tiện lợi và tiết kiệm thời gian khác, đó là máy xông khí dung Omron của chúng tôi. Với thiết kế gọn nhẹ, thao tác dễ dàng và hiệu quả cao trong điều trị viêm mũi dị ứng, đây chính là một giải pháp tối ưu cho sức khỏe của bạn và cả gia đình.

Theo Omron-yte.com.vn

]]>
Viêm mũi dị ứng ở bà bầu: Có ảnh hưởng tới thai nhi? https://omron-yte.com.vn/22492-viem-mui-di-ung-o-ba-bau-co-anh-huong-toi-thai-nhi/ Sat, 11 Apr 2015 03:09:00 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=22492 Chỉ một cái hắt hơi sổ mũi, hoặc khác thường một chút dù nhỏ cũng khiến chị em đang trong thai kỳ lo lắng. Liệu viêm mũi dị ứng có gây ảnh hưởng tới thai nhi và sự phát triển sau này của bé hay không? Hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải đáp cho vấn đề được nhiều người quan tâm này.

Viêm mũi dị ứng ở bà bầu: Có ảnh hưởng tới thai nhi? 1

Nguyên nhân của bệnh viêm mũi dị ứng ở bà bầu

Hệ thống miễn dịch suy giảm khiến các bà bầu rất dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp, trong đó có viêm mũi dị ứng. Bên cạnh đó có hai nguyên nhân chính khiến các chị em luôn nằm trong “tầm ngắm” của căn bệnh này. Đó là:

Thời tiết

Sự thay đổi phức tạp và khó lường của thời tiết, đặc biệt là lúc giao mùa luôn khiến cho cơ thể cảm thấy mệt mỏi và khó chịu vì không kịp thích ứng. Với thể trạng yếu hơn bình thường, các bà bầu sẽ gặp rắc rối với cảm cúm, viêm mũi dị ứng, viêm họng…

Thay đổi nội tiết tố

Cơ thể bạn phải dần thay đổi và thích nghi để bé yêu lớn dần lên mỗi ngày. Tuy nhiên việc thay đổi nội tiết tố khiến cho sức đề kháng của niêm mạc mũi giảm, từ đó vi khuẩn dễ tấn công gây bệnh cho bà bầu hơn.

Bên cạnh đó, áp lực ổ bụng cũng thay đổi dẫn đến hiện tượng trào ngược, trong thời gian dài dễ gây viêm họng. Thêm vào đó, tình trạng ốm nghén, nôn cũng tạo điều kiện thuận lợi cho chứng viêm nhiễm đường hô hấp.

Triệu chứng

Nếu chẳng may bị viêm mũi dị ứng, bạn sẽ có các biểu hiện không mấy dễ chịu: Hắt hơi, chảy nước mũi trong, nghẹt mũi nên cảm nhận mùi và vị kém. Bên cạnh đó bà bầu bị viêm mũi dị ứng cũng có các dấu hiệu khác như đau đầu, ù tai, đau họng, có đờm kéo dài.

Chính vì các triệu chứng trên “hành hạ” nên chị em khó mà ngủ ngon được và có thể phải ngáy trong khi ngủ. Ngứa, đỏ, chảy nước mắt cũng khiến chị em khó tập trung trong công việc và cuộc sống hàng ngày.

Liệu viêm mũi dị ứng có gây ảnh hưởng đến thai nhi?

Băn khoăn lo lắng có lẽ là tâm lý chung của rất nhiều chị em phụ nữ trong thời điểm này. Tuy nhiên theo các chuyên gia, bạn không nên quá lo lắng. Nếu các triệu chứng của bệnh chỉ ở thể nhẹ thì sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Ngược lại nếu bạn có các biểu hiện như sốt cao, ho nặng, nhất là về đêm… thì bạn nên đến bệnh viện và các phòng khám chuyên khoa càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời, tránh xảy ra các biến chứng và hậu quả đáng tiếc. Không nên tự ý sử dụng thuốc tại nhà vì rất nhiều loại thuốc bán trên thị trường có thể gây nguy hiểm cho em bé của bạn như biến dạng thai nhi.

Việc phòng tránh và điều trị viêm mũi dị ứng thực ra cũng không quá phức tạp. Bạn chỉ cần giữ ấm cơ thể, tránh các tác nhân gây dị ứng như khói bụi, phấn hoa, một số loại thực phẩm dễ kích thích bệnh khởi phát.

Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi họng hàng ngày cũng là một sự lựa chọn an toàn và hợp lý. Làm thông thoáng đường thở, bảo vệ mũi khỏi các tác nhân gây bệnh chính là cách phòng và trị bệnh hiệu quả.

Bên cạnh đó bạn cũng có thể sử dụng máy xông khí dung Omron để nhanh chóng thổi bay các cơn nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng khó chịu mà tác dụng lại rất nhanh và an toàn với bà bầu. Điều quan trọng nhất là bạn hãy luôn giữ gìn và nâng cao sức đề kháng để có một thai kỳ khỏe mạnh!

Theo Omron-yte.com.vn

]]>
Phòng tránh viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ https://omron-yte.com.vn/22484-phong-tranh-viem-mui-di-ung-o-tre-nho/ Sat, 11 Apr 2015 02:59:16 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=22484 Với hệ thống miễn dịch còn non nớt, trẻ em rất dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp như viêm xoang, viêm mũi dị ứng… Muốn điều trị một cách dứt điểm các căn bệnh này không hề là chuyện dễ dàng. Vì vậy biết cách phòng tránh mới là “kế sách” thông minh nhất trên con đường bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho bé yêu.

Phòng tránh viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ 1

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ

Ngứa mũi là cảm giác đầu tiên của bé khi bị viêm mũi dị ứng. Bạn sẽ thấy con luôn lấy tay day day mũi, hoặc hắt xì hơi một tràng dài. Nước mũi trong và loãng thường chảy ra khiến bé hay lấy tay quẹt mũi, gây kích ứng tấy đỏ vùng hai bên má và phần dưới mũi.

Dịch trong mũi tiết ra nhiều khiến bé bị nghẹt mũi, dẫn đến khó thở. Vì vậy trẻ bị viêm mũi dị ứng thường phải thở một cách khó khăn bằng miệng. Nếu là trẻ sơ sinh sẽ có phản ứng bỏ bú và nôn trớ. Hai hốc mũi bé sẽ có xung huyết và ứ đọng nhiều dịch.

Đau họng, nặng đầu, chảy nước mắt… cũng là một số các biểu hiện khiến bé rất khó chịu. Tuy nhiên các triệu chứng trên sẽ thuyên giảm trong vòng từ 3-5 ngày, dịch mũi hết chảy và bé lại hít thở một cách dễ dàng.

Các biện pháp phòng tránh

Viêm mũi dị ứng rất khó điều trị dứt điểm, vì vậy để phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh có thể tham khảo một số biện pháp sau:

Giữ ấm cơ thể

Vào thời điểm giao mùa, trời trở lạnh, bố mẹ nên chú ý giữ ấm cơ thể cho bé, đặc biệt là vùng mũi, cổ và đôi chân. Vì khi các bộ phận này bị nhiễm lạnh, viêm mũi dị ứng và các bệnh đường hô hấp khác sẽ có cơ hội xâm nhập và gây bệnh cho trẻ.

Vệ sinh cá nhân thật tốt

Vệ sinh cá nhân thật tốt 1

Tập cho bé thói quen đánh răng và súc miệng trước và sau khi ngủ dậy không chỉ giúp con có một hàm răng khỏe đẹp mà còn hạn chế các vi khuẩn có hại tấn công vào đường hô hấp của bé. Sử dụng nước muối sinh lý là một biện pháp an toàn cho con yêu của bạn, đặc biệt nó cũng có thể dùng cho trẻ sơ sinh.

Hạn chế các tác nhân gây bệnh

Phấn hoa, khói bụi, nấm mốc, lông của các loài vật nuôi như chó, mèo… có thể khiến bé bị dị ứng và hắt xì hơi liên tục, kích thích bệnh viêm mũi dị ứng tái phát.

Chắc hẳn bạn không hề muốn điều này phải không nào? Vì vậy hãy hạn chế cho bé tiếp xúc với các tác nhân mà bạn nghĩ sẽ gây bệnh cho bé, cũng như vệ sinh nhà cửa định kỳ để tạo cho bé một môi trường trong lành, thoáng mát.

Chế độ dinh dưỡng

Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, tăng cường rau xanh và trái cây giàu vitamin C chính là phương pháp tăng sức đề kháng để bé có thể chống lại những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài, trong đó có bệnh viêm mũi dị ứng.
Bên cạnh đó, cần khuyến khích bé uống nhiều nước để giúp hệ thống hô hấp làm việc tốt hơn và tránh các thực phẩm lạnh, béo như thịt mỡ, tôm cua…

Theo Omron-yte.com.vn

]]>
Thực phẩm nào tốt cho người viêm mũi dị ứng? https://omron-yte.com.vn/22445-thuc-pham-nao-tot-cho-nguoi-viem-mui-di-ung/ Fri, 10 Apr 2015 09:49:08 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=22445 Trong quá trình điều trị bệnh viêm mũi dị ứng, nếu biết kết hợp khéo léo và khoa học giữa thuốc thang và dinh dưỡng thì bệnh nhân sẽ nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Bên cạnh đó một số loại thực phẩm còn giúp phòng tránh viêm mũi dị ứng tái phát rất hiệu quả.
Thực phẩm nào tốt cho người viêm mũi dị ứng? 1

Thực phẩm tốt cho người viêm mũi dị ứng

Bạn sẽ cảm thấy bất ngờ khi biết những thực phẩm quen thuộc và tươi ngon này lại là trợ thủ đắc lực hỗ trợ bạn giảm nhẹ các triệu chứng viêm mũi dị ứng:

Rau quả giàu vitamin C

Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chính là nguyên tắc chung trong việc phòng tránh mọi bệnh tật, trong đó có viêm mũi dị ứng. Ớt chuông, cà rốt, sơ ri, bưởi, khế… chính là những gợi ý hấp dẫn và ngon miệng cho bữa ăn của gia đình bạn.

Bên cạnh đó, một quả táo, một ly nước cam hay nước ép cà chua cũng là một sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn. Ba loại quả giàu chất oxy hóa này đã được các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng chúng giúp chống lại bệnh viêm mũi dị ứng và cả hen suyễn, vì vậy nên rất được khuyên dùng.

Thực phẩm có tính ấm

Gừng, tỏi, hành… chứa nhiều chất kháng sinh có tác dụng phòng chống viêm mũi dị ứng và viêm xoang. Bên cạnh đó một số món ăn có công dụng bổ phế âm như: gạo nếp, củ từ, táo tàu, nhãn, đường đỏ… cũng nên xuất hiện đều đặn trong thực đơn mỗi ngày của bạn.

Các cây gia vị có tinh dầu

Rau mùi, bạc hà, ngổ, rau thơm… là những cây rau sống quen thuộc trong các món ăn hàng ngày. Điểm xuyết sắc xanh, mùi thơm và vị cay nhẹ khiến các món ăn không chỉ thêm hấp dẫn mà còn có tác dụng tốt với bệnh viêm mũi dị ứng của bạn.

Các món ăn giàu omega-3

Cá hồi, cá nục, cá mòi… là các thực phẩm giàu chất béo omega-3 có tác dụng ngăn chặn các phản ứng sưng tấy trên đường hô hấp. Lẩu cá hồi hay sushi xứng đáng góp mặt vào danh sách những món ăn bổ dưỡng và tốt cho căn bệnh không mấy dễ ưa của bạn.

Kiêng cữ cũng là một cách phòng bệnh

Để tránh bệnh tái phát hoặc tăng nặng, người viêm mũi dị ứng không nên ăn một số thực phẩm sau:

Thức ăn có tính lạnh, béo và tanh

Thức ăn có tính lạnh, béo và tanh 1

Một số loại hải sản có tính lạnh hoặc rất dễ gây dị ứng như tôm, cua. Thịt mỡ béo ngậy cũng sẽ khiến cổ họng bạn không mấy dễ chịu. Nước lạnh cũng vậy, nó sẽ kích thích bạn hắt xì liên tục. Do vậy hãy tránh xa các loại thức ăn trên để phòng tránh bệnh viêm mũi tái phát hoặc trở nặng.

Sữa

Sữa và các chế phẩm từ sữa khiến các nhầy trong mũi tăng lên gây tắc mũi. Đồng thời sự ẩm ướt và không lưu thông khí trong rãnh xoang cũng là một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.

Đồ cay nóng

Ớt, tiêu… có thể khiến bạn bị ngứa mũi và hắt xì hơi liên tục. Thức uống có cồn cũng vậy, có thể làm mất nước trong cơ thể, khiến cho chất nhầy trong mũi đặc lại, sưng màng ở mũi và xoang. Bên cạnh đó đồ cay nóng cũng khiến axit dễ trào ngược lên cổ, gây ảnh hưởng đến tai, mũi và họng.

Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng

Một số loại quả như lê, dưa hấu hoặc các loại hạt có thể gây ngứa ở họng hoặc quanh miệng, kích thích bệnh viêm mũi dị ứng phát tác. Đậu phộng, đào hay cần tây cũng có thể khiến bạn bị dị ứng. Do vậy bạn nên tránh ăn các loại thực phẩm này.

Theo Omron-yte.com.vn

 

]]>
5 loài thảo mộc giúp trị bệnh viêm mũi dị ứng hiệu quả https://omron-yte.com.vn/22454-5-loai-thao-moc-giup-tri-benh-viem-mui-di-ung-hieu-qua/ Tue, 07 Apr 2015 03:03:48 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=22454 Thiên nhiên luôn ban tặng cho chúng ta nhiều tài nguyên quý giá, trong đó có các loài thảo mộc có công dụng chữa bệnh. Sau đây Omron-yte xin giới thiệu về một số thảo dược giúp điều trị bệnh viêm mũi dị ứng rất hiệu quả đã được lưu truyền và áp dụng rộng rãi trong dân gian.

5 loài thảo mộc giúp trị bệnh viêm mũi dị ứng hiệu quả 1

Cây hoa ” cứt lợn”

Đây là loại hoa có tên khoa học là Ageratum conyzoides, thuộc họ cúc (compositae), được gọi với cái tên dân dã là hoa “cứt lợn”. Theo các nghiên cứu khoa học, cây hoa này có chứa tinh dầu đặc, mùi thơm dễ chịu. Thí nghiệm trên động vật cho thấy tác dụng chống viêm, chống dị ứng với cả thể cấp và mãn tính.

Cách sử dụng cũng rất đơn giản: lấy 10 lá rửa thật sạch, đem ngâm với cồn 70 độ. Dùng bông thấm dung dịch thuốc, đặt vào bên mũi bị tổn thương. Cách này đã được rất nhiều người áp dụng và nhận thấy có hiệu quả rất tốt với bệnh viêm mũi dị ứng.

Cây đậu ván dại

Dựa trên nhiều nghiên cứu và kiểm nghiệm thực tế, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng tinh chất của rễ cây đậu ván dại có thể giúp cải thiện một cách đáng kể các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng. Biểu hiện chảy nước mũi ngưng sau 3-6 tuần điều trị, cảm giác ngứa và cay mắt cũng thuyên giảm.

Còn trong y học cổ truyền, cây đậu ván dại có công dụng tăng cường sinh lực và hệ thống miễn dịch, cũng như đem lại hiệu quả cao trong điều trị viêm mũi dị ứng.

Tỏi

Theo khoa học hiện đại, thành phần chính của tỏi là axilin – một chất kháng sinh có tác dụng sát khuẩn nhẹ. Còn trong Đông y, tỏi có vị cay, tính ôn, có thể thanh nhiệt, giải độc, chữa đầy hơi và tẩy uế. Bên cạnh đó tỏi cũng là một phụ gia không thể thiếu để tạo nên sự hấp dẫn và thơm ngon trong các món ăn của gia đình Việt.

Không chỉ góp phần cho ẩm thực thêm hương vị, tỏi còn có công dụng rất tốt đối với một số bệnh liên quan đến thời tiết như viêm mũi dị ứng, ho, cảm lạnh… Dùng dung dịch nước ép tỏi hoặc ăn tép tỏi nguyên chất cũng là một cách hiệu quả. Thử ngâm và nhâm nhi một chút rượu tỏi chắc chắn cũng giúp ích không nhỏ cho bạn trong việc phòng và trị viêm mũi dị ứng.

Cỏ the

Đây là loại cây thân mềm, ở ngọn có lông trắng mịn, thường được sử dụng để chữa bệnh trong dân gian dưới nhiều tên gọi khác nhau: địa hồ tiêu, cầu tử thảo… Trong cây cỏ the chứa một lượng lớn các chất kháng sinh giúp kháng viêm, tiêu sưng, nhanh lành vết thương.

Bên cạnh đó loại cỏ dại này cũng có thể đẩy lùi các triệu chứng như ho, nghẹt mũi, chảy dịch, ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây nên bệnh viêm mũi dị ứng. Sử dụng cỏ the còn thể giảm nhẹ một số bệnh lý như ho gà, đau dạ dày…

Cây giao

Dấu hiệu để nhận biết cây giao đó là thân cây chỉ gồm nhiều đốt tròn, đường kính ước lượng bằng chiếc đũa, màu xanh, mọc tua tủa ra các phía. Cây mọc hoang và có khi được dùng làm hàng rào ở vùng thôn quê.

Chữa trị bệnh viêm mũi dị ứng bằng cây giao tuy rất hiệu quả nhưng cần phải hết sức cẩn thận vì cây giao có chứa độc tính. Mủ cây nếu dính vào mắt có thể gây mù lòa. Ở dạng uống, nó thể gây ra cảm giác bỏng rát và dẫn đến đau bụng, bồn nôn, loét dạ dày.

Do vậy trong quá trình sử dụng các loại thảo dược trong phòng và trị bệnh cũng cần phải có sự đề phòng cũng như tuân thủ đúng liều lượng theo sự kê đơn của thầy thuốc. Bạn cũng có thể tham khảo thêm một cách hỗ trợ điều trị rất an toàn, tác dụng nhanh và trực tiếp, đó là sử dụng máy xông khí dung Omron đạt tiêu chuẩn của quốc tế của chúng tôi. Chúc bạn luôn vui khỏe!

Theo Omron-yte.com.vn

]]>