Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Sat, 20 Aug 2022 02:57:01 +0000 vi hourly 1 Làm gì khi trẻ bị viêm mũi họng? https://omron-yte.com.vn/11640-lam-gi-khi-tre-bi-viem-mui-hong/ Tue, 14 Jul 2020 00:45:37 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=11640 Nhiều bà mẹ rất băn khoăn khi cho con đi nhà trẻ, cứ vài ngày, vài tuần lại thấy con bị ốm (viêm mũi, họng) và phải nghỉ học. Đây có phải là do lây từ các bạn hay là do con mình sức đề kháng yếu… Thực ra đây cũng chính là quá trình thích nghi cần thiết.

Tại sao trẻ hay bị viêm mũi họng?

Mũi và hầu là đường không khí đi từ ngoài vào đến phổi, cung cấp ôxy cho cơ thể. Không khí hít vào đồng thời những tác nhân gây bệnh cũng vào theo. Trẻ dưới 3 tuổi có thể viêm mũi 4 – 6 lần trong một năm, tần số có thể tăng lên trong thời kỳ bé đi nhà trẻ, mẫu giáo sau đó giảm dần.

Chính vì vậy chúng ta không nên quá lo lắng khi thấy con đi trẻ vài ngày lại phải nghỉ vài ngày vì ho, sổ mũi. Đây cũng chính là quá trình thích nghi cần thiềt để cơ thể trẻ có đủ khả năng miễn dịch. Tuy nhiên viêm mũi sẽ trở thành bệnh lý khi tái phát quá nhiều lần hoặc đưa đến những biến chứng như viêm phổi, viêm tai…

Tại sao trẻ hay bị viêm mũi họng? 1

Viêm mũi ở trẻ em chủ yếu là do virut. Khởi đầu virut xâm nhập làm rối loạn hoạt động bình thường của mũi và làm suy yếu sự đề kháng tại chỗ, tạo thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, đưa đến sự bội nhiễm vi khuẩn. Cụ thể, bé bị viêm mũi họng do các nguyên nhân sau:

Nguyên nhân do môi trường sống

  • Thời tiết thay đổi thất thường sáng nắng tối mưa ẩm, nhiệt độ hạ thấp nhanh
  • Khói bụi ngoài môi trường, khói thuốc lá, thuốc lào
  • Trẻ mới đi học nhà trẻ, mẫu giáo… tiếp xúc với môi trường mới.
  • Trẻ mới cai sữa hoặc thay đổi chế độ ăn dặm cũng bị giảm sức đề kháng
  • Do lông vật nuôi trong nhà, môi trường sống ẩm mốc…

Nguyên nhân do virus, vi khuẩn, nấm

  • Virus: cúm, sởi, Adenovirus… là nhứng loại virus gây bệnh dễ xâm lấn vào cơ thể bé để gây bệnh
  • Vi khuẩn: phế cầu, tụ cầu, liên cầu… Trong đó, nguy hiểm nhất là liên cầu khuẩn nhóm A (S.pyogenes) rất dễ gây nên biến chứng: viêm khớp cấp (thấp tim tiến triển), viêm cầu thận cấp.

Trẻ bị viêm mũi họng có những biểu hiện gì?

Trẻ bị viêm mũi họng có những biểu hiện gì? 1

Đầu tiên trẻ bị viêm mũi họng gặp phải các biểu hiện như: hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, chán ăn, kèm theo các sốt hoặc sốt cao có thể lên đến 39 – 40 độ C, chảy nước mũi (nước mũi ban đầu loãng và trong, không màu không mùi, sau đó có thể đặc lại và bắt đầu chuyển sang màu xanh, có mùi tanh). Còn với những đứa trẻ lớn hơn sẽ cảm nhận được cơ thể bị nhức mỏi tay chân và cả người, cơ thể có cảm giác ớn lạnh, ho khan sau đó có đờm, ăn ngủ kém do khi mũi bị viêm sẽ sinh ra dịch chảy xuống họng khiến họng bị viêm họng, họng sưng đỏ… Trẻ bị viêm mũi họng nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi…

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà trẻ bị viêm mũi họng còn gặp phải một số biểu hiện sau:

  • Trường hợp viêm mũi họng cấp do virus sẽ có các biểu hiện như: chảy mũi, ho, tiêu chảy, ban dạng virus, viêm kết mạc…
  • Nếu trẻ có ít nhất một trong các dấu hiệu sau thì nên nghĩ đến viêm họng do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A: họng đỏ, amidan sưng và có chất xuất tiết trắng, sưng đau hạch cổ, sốt trên 38.5 độ C…

Các biểu hiện kéo dài 5-7 ngày rồi thuyên giảm, nếu kéo dài trên 7 ngày phải đề phòng có  những biến chứng của viêm mũi.

Các biến chứng có thể gây nguy hiểm

Theo số liệu nghiên cứu của các chuyên gia, có tới hơn 80% các trường hợp trẻ bị bệnh viêm mũi họng do virus gây nên. Khi nhiễm bệnh vài ngày sức đề kháng của trẻ yếu dần, đặc biệt là đối với những trẻ mắc các bệnh đường hô hấp mạn tính như hen phế quản, viêm VA thì có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm.

Trẻ sốt cao có thể dẫn đến co giật, đặc biệt thường gặp nhất là viêm tai giữa, trẻ sốt cao, trẻ lớn sẽ kêu đau trong tai, nghe kém, trẻ nhỏ hay dụi vào tai, nặng hơn là chảy mủ tai, viêm xoang hàm cấp ở trẻ lớn và viêm thanh quản cấp (tiếng khóc bị khàn, trẻ khó thở), viêm phế quản, viêm phổi (trẻ thở mệt, khò khè). Ngoài ra, trẻ còn có thể gặp phải một số các biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm cầu thận cấp
  • Viêm tim
  • Sốt cao có thể co giật
  • Nhiễm khuẩn huyết
  • Thấp khớp cấp

Xử trí khi trẻ bị viêm mũi họng

Xử trí khi trẻ bị viêm mũi họng 1

Vệ sinh mũi họng cho trẻ

Nếu trẻ bắt đầu có dấu hiệu bị ngạt mũi nhẹ, dịch mũi còn lỏng thì có thể lau mũi cho trẻ bằng khăn mềm và rửa mũi cho trẻ bằng dung dịch nước muối 0,9%, ngày 4 – 5 lần cho đến khi trẻ hết chảy nước mũi. Trường hợp dịch mũi đặc, có kèm nhiều rĩ mũi thì nên nhỏ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi, đợi một lúc cho nước muối ngấm vào, làm mềm rỉ mũi rồi có thể nhẹ nhàng dùng tay day day hai bên cánh mũi bé để rỉ mũi mềm và bong ra, dùng tắm bông hoặc khăn mềm lau đi.

Nếu dịch mũi của trẻ tiết ra quá nhiều và đặc, có thể cần dùng dụng cụ hút mũi để hút cho trẻ. Tuy nhiên, lưu ý không nên lạm dụng dụng cụ hút mũi vì cách này có thể tạo áp lực, gây tổn thương niêm mạc mũi. Tuyệt đối không được dùng miệng của người lớn trực tiếp hút mũi dãi cho trẻ vì không đảm bảo vệ sinh, thậm chí còn lây thêm vi khuẩn từ miệng sang cho trẻ.

Sau khi dùng khăn giấy mềm lau mũi, dãi thì vứt bỏ ngay. Không nên dùng khăn xô trở mặt khăn và dùng lại khăn cũ vì vi khuẩn/virus vẫn bám lại trên khăn. Lưu ý: khi trẻ bị viêm mũi họng có thể dùng nước muối sinh lý để rửa mũi, súc họng cho trẻ nhưng phải theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Với những trẻ lớn cần dạy trẻ biết cách hỉ mũi đúng (bịt một bên, hỉ mũi bên kia). Đặc biệt theo dõi sát để phát hiện sớm các biến chứng và điều trị kịp thời.

Đặc biệt chú ý khi trẻ đang bị viêm mũi bỗng nhiên thấy sốt cao phải đề phòng viêm tai để dùng kháng sinh toàn thân ngay. Nếu có chảy mủ tai phải được xử trí kịp thời bằng đặt dẫn lưu để tránh biến chứng thủng màng nhĩ.

Cách hạ sốt cho trẻ

Nếu trẻ sốt cao trên 38,5o C, cần hạ sốt bằng phương pháp lau mát và thuốc hạ sốt.

Dùng khăn bông cho vào nước ấm (bằng thân nhiệt của trẻ 37 – 40oC) vắt ráo, lau khắp người trẻ và xếp các khăn này để vào hai bên nách và bẹn, đổi khăn lần lượt đến khi nhiệt độ của trẻ dưới 38oC thì không cần lau mát mà cho trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng, nơi trẻ nằm phải thoáng, tránh gió mạnh, tránh quạt và vẫn phải theo dõi nhiệt độ cho trẻ thường xuyên. Dùng thuốc hạ sốt nhóm paracetamol. Ngoài ra cho trẻ uống nhiều nước vì sốt làm mất nước.

Khi nào cần đưa trẻ viêm mũi họng cấp đi viện?

Các bậc cha mẹ cần chú ý khi trẻ có 1 trong các biểu hiện sau thì cần mang con đi viện càng sớm càng tốt, tránh các biến chứng nặng nề:

  • Trẻ sốt cao liên tục, dùng thuốc hạ sốt và chườm ấm không hạ sốt.
  • Trẻ ho nhiều, nhịp thở nhanh, có biểu hiện khó thở
  • Trẻ có biểu hiện nôn nhiều, đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày.
  • Trẻ bắt đầu có chảy mủ ở tai.
  • Tất cả các triệu chứng bệnh của trẻ không tốt lên sau 2 ngày điều trị.

Chế độ ăn của trẻ bị viêm mũi họng

  • Cần bổ sung cho bé những loại thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm, dễ tiêu, dễ nuốt.
  • Cho trẻ ăn theo nhu cầu, nên chia nhiều bữa trong ngày và số lượng mỗi bữa nên ít hơn bình thường, không ép trẻ ăn hết phần thức ăn mà cha mẹ đã chuẩn bị.
  • Có thể dùng quất hấp mật ong, hoa hồng hấp đường, gừng, chanh cho trẻ uống để chữa ho theo phương pháp dân gian, chú ý vệ sinh khi chế biến.
  • Dùng thuốc hạ sốt và kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.

Phòng bệnh viêm mũi họng cho trẻ em

  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, ngực, gan bàn chân khi thời tiết lạnh.
  • Vệ sinh họng, miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng cho trẻ sau khi ăn, trước khi ngủ và sau khi ngủ dậy.
  • Bỏ thói quen cho tay lên miệng ngậm, cho tay vào ngoáy mũi vì đây là thói quen khiến trẻ dễ bị viêm mũi họng. Cha mẹ nên giúp trẻ tránh thói quen xấu này.
  • Tuân thủ chỉ định của bác sĩ để tránh bệnh tái phát nặng hơn:
  • Không tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh, không dùng lại đơn thuốc cũ của lần khám trước.
  • Không tự ý nhỏ các thuốc có thành phần co mạch kéo dài cho trẻ.
  • Đảm bảo môi trường sống trong lành, tránh khói bụi, ẩm mốc…
  • Hạn chế tối đa việc cho trẻ tiếp xúc với nguồn lây: người lớn hoặc trẻ em bị bệnh.

Lời khuyên của thầy thuốc

Viêm mũi họng trẻ em có nguyên nhân hàng đầu là do virut, do trẻ bị nhiễm lạnh. Vì vậy bệnh có xu hướng tăng lên khi thời tiết thay đổi. Do vậy, để phòng bệnh viêm mũi họng cho trẻ một cách hiệu quả nhất thì cha mẹ nên giữ ấm cho con mình khi thời tiết thay đổi, giữ ấm cho con khi trời lạnh, đặc biệt là vùng cổ ngực của con và thoáng mát cho cơ thể bé khi mùa hè nóng nực.

Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước bởi vì trẻ thường đổ mồ hôi nhiều, tránh uống nước đá, nước lạnh, tránh nơi có khói thuốc lá hoặc bụi bặm nhiều.

Không tự ý dùng thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định của thầy thuốc, vì có thể làm bệnh nặng hơn; tuyệt đối không dùng thuốc nhỏ mũi của người lớn cho trẻ em. Khi thấy viêm mũi kéo dài trên 7 ngày hoặc có triệu chứng nặng hơn như đau tai, khàn tiếng, khó thở phải kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Ngoài ra, cần giữ cho vùng mũi họng của trẻ tránh được những tác nhân từ môi trường như: Tạo thói quen đội mũ ,đeo khẩu trang cho trẻ khi ra ngoài, vệ sinh răng miệng, vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, tránh ăn các hàng quán lề đường, những nơi không đảm bảo vệ sinh.

Phòng bệnh sẽ hạn chế tối đa tình trạng viêm nhiễm vùng mũi họng cho trẻ. Tuy nhiên khi trẻ xuất hiện các triệu chứng của bệnh viêm mũi họng thì cha mẹ nên cho trẻ tới khám tại phòng khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để trẻ được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Bên cạnh việc cho trẻ uống thuốc trực tiếp, hiện nay nhiều bệnh viện đang áp dụng phương pháp xông mũi họng cho bệnh nhi để hỗ trợ điều trị các bệnh đường hô hấp trên như viêm mũi họng, viêm phế quản… Để hiểu hơn về ưu nhược điểm của phương pháp này,  phụ huynh có thể tham khảo bài viết  Có nên dùng máy xông khí dung cho trẻ? do BS Nguyễn Thị Ngọc Dinh – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương chia sẻ.

Theo Omron-yte.com.vn

]]>
Viêm mũi họng ở trẻ nhỏ – Phòng ngừa thế nào? https://omron-yte.com.vn/18060-viem-mui-hong-o-tre-nho-phong-ngua-the-nao/ Sun, 12 May 2013 15:20:07 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=18060 Thời điểm thời tiết chuyển mùa cũng là thời điểm bé rất dễ mắc các bệnh về mũi họng. Để phòng ngừa cho bé, các biện pháp chủ yếu là tăng sức đề kháng cho bé. Muốn vậy, các mẹ cần chú ý một số vấn đề sau:

Viêm mũi họng ở trẻ nhỏ - Phòng ngừa thế nào? 1

1. Áp dụng các biện pháp làm tăng sức đề kháng cho bé : Muốn vậy, các mẹ cần cho bé ăn uống đầy đủ chất bổ dưỡng, uống nhiều nước bởi các bé thường đổ mồ hôi nhiều, tránh cho bé uống nước đá, nước lạnh. Tránh cho bé lại gần nơi có nhiều khói thuốc lá hoặc bụi bặm nhiều.

2. Phòng các bệnh làm giảm sức đề kháng của bé: Tiêu chảy được liệt kê trong danh sách bệnh làm giảm sức đề kháng của bé. Để phòng ngừa tiêu chảy mẹ cần giữ vệ sinh cá nhân cho bé như rửa tay trước khi ăn và sau khi đi tiêu, vệ sinh thực phẩm bằng cách thực hiện ăn chín uống sôi, tránh ăn các thức ăn hàng quán lề đường, bụi bặm hoặc ở những nơi không đảm bảo vệ sinh.

3. Đưa bé thăm khám nếu bé bị ho kéo dài: Bởi ho có thể là dấu hiệu của một số bệnh trầm trọng hơn như viêm phế quản, viêm phổi, lao hoặc viêm xoang …

4. Cho bé ăn các thực phẩm giầu dinh dưỡng để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé. Một số thực phẩm giầu dinh dưỡng như sữa, thịt, cá, trứng, hoa quả…

5. Có các biện pháp áp dụng với trẻ lười ăn. Mẹ có thể cho bé ngồi ăn chung bữa và chung bàn với cả gia đình để khuyến khích trẻ ăn giỏi và nhanh như người lớn. Khi đó, bé sẽ tập trung ăn không vừa chơi vừa ăn hoặc vừa xem ti vi. Ngoài ra bạn cũng nên chú ý không nên cho trẻ ăn và uống các thực phẩm ngọt giữa các bữa ăn. Có thể cho bé ăn sữa chua hàng ngày giúp hệ tiêu hóa của trẻ ổn định hơn thay vì dùng men tiêu hóa.

]]>
Những dấu hiệu bé bị viêm mũi họng https://omron-yte.com.vn/18054-nhung-dau-hieu-be-bi-viem-mui-hong/ Sun, 12 May 2013 14:40:18 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=18054 Viêm mũi họng là một hiện tượng rất hay gặp ở trẻ nhỏ. Hàng ngày số lượng trẻ phải nhập viện thăm khám vì các bệnh lý liên quan đến tai mũi họng ngày càng tăng lên trong khi các triệu chứng của viêm mũi họng lại rất dễ bị nhầm lẫn với một số triệu chứng cảm sốt khác.

Những dấu hiệu bé bị viêm mũi họng 1

Những dấu hiệu nhận biết

Dấu hiệu đầu tiên nghi ngờ là viêm mũi họng ở bé đó là tình trạng bé bị sốt cao, có khi từ 39 – 40°C, bé bị ho húng hắng, ho từng cơn như co thắt kèm theo đó là tắc, ngạt mũi, chảy nước mũi cả hai bên làm trẻ phải há miệng để thở, thậm chí tiếng thở bị khò khè.

Dấu hiệu tiếp theo đó là tình trạng mệt mỏi ở trẻ, trẻ thường quấy khóc, kích động, bỏ ăn, bỏ bú vì tắc mũi. Một số trẻ còn bị nôn trớ và ỉa chảy, thậm chí có khi còn sốt cao, và trẻ còn lên cơn co giật.

Nếu xuất hiện tình trạng viêm mũi họng, khi hà miệng để quan sát thấy niêm mạc họng xung huyết đỏ, tăng tiết dịch nhầy bóng, nhưng không có mủ hoặc giả mạc.

Mỗi đợt viêm mũi họng kéo dài khoảng 2-4 ngày sau đó các triệu chứng giảm dần, trẻ có thể khỏi bệnh nhưng bệnh rất dễ tái phát, và khi tái phát nhiều lần có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm mủ tai giữa, viêm xoang cấp, viêm thanh quản cấp, mất nước do sốt cao, viêm xoang và có thể dẫn đến viêm màng não rất nguy hiểm.

Điều đặc biệt đáng lưu ý đó là, khi trẻ bị viêm họng do nhiễm liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A, các biến chứng nguy hiểm dễ xuất hiện đó là viêm cầu thận cấp, thấp tim. Các biến chứng này thường xuất hiện khoảng một tuần sau khi trẻ hết viêm họng, trẻ có thể tử vong hoặc gây nhiều di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe và thể lực của trẻ sau này.

>> Đọc thêm về bé bị viêm mũi họng

]]>
Phương pháp phòng ngừa viêm mũi họng cho trẻ? https://omron-yte.com.vn/15099-phuong-phap-phong-ngua-viem-mui-hong-cho-tre/ Sun, 09 Sep 2012 16:59:00 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=15099 Trẻ dễ bị viêm mũi họng do vệ sinh kém, sức đề kháng yếu nên hoặc có thể bị lây nhiễm từ bạn học cùng lớp. Ngoài ra mũi và họng là nơi tiếp xúc đầu tiên với không khí đi từ ngoài vào đến phổi để cung cấp ôxy cho cơ thể. Không khí hít vào đồng thời những tác nhân gây bệnh cũng vào theo. Theo các chuyên gia khuyến cáo, cha mẹ có t thể áp dụng phương pháp phòng ngừa viêm tai mũi họng cho trẻ như sau:

  • Vệ sinh tai mũi họng cho trẻ bằng nước muối: Nên vệ sinh mũi, họng bằng cách súc miệng nước muối hoặc xịt nước muối biển ba đến bốn lần mỗi ngày. Lưu ý, trẻ nhỏ dưới một tuổi, không nên dùng các loại nước muối dạng bình xịt có áp lực mạnh . Hãy dùng nước muối 0,9% cho trẻ lứa tuổi này.
  • Đeo khẩu trang cho trẻ khi ra đường, hạn chế tiếng ồn bên ngoài tác động hàng ngày vào tai trẻ…
  • Thường xuyên đưa trẻ đi khám bệnh tại các cơ sở y tế chuyên khoa để giúp sớm phát hiện những căn bệnh có liên quan đến tai-mũi-họng.
  • Để phòng bệnh trong những ngày thời tiết trở lạnh, nên cho bé mặc đồ ấm, chú ý giữ ấm phần cổ và chân. Nên xoa dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân và mang tất cho bé, xoa kỹ vùng huyệt dũng tuyền là chỗ lõm giữa 2 gò nổi của ngón chân cái và những ngón còn lại..

Bên cạnh đó, đối với những trẻ bị bệnh về tai-mũi-họng cần điều được trị dứt điểm. Cha mẹ không nên thấy trẻ đỡ là dừng thuốc. Điều này không chỉ gây tình trạng nhờn thuốc mà còn có thể để lại những biến chứng khôn lường. Hãy điều trị đủ liều thuốc, đủ thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ. Và quan trọng nhất là cần điều trị càng sớm càng tốt ngay khi có biểu hiện bất thường sẽ rút ngắn thời gian điều trị, hiệu quả điều trị và tránh được những biến chứng nguy hiểm.
Phương pháp phòng ngừa viêm mũi họng cho trẻ? 1

Hướng điều trị khi bé bị viêm mũi họng

Những ngày đầu mới bệnh thường là do virút vì vậy không cần uống kháng sinh, chủ yếu là vệ sinh mũi họng cho bé. Nếu sốt từ 38,5o, nên cho uống hạ sốt như: paracetamol. Nếu bé chỉ ấm đầu (37 – 38,5o) lau bằng nước ấm, uống nhiều nước và ăn nhiều hoa quả.

Nếu không bị bội nhiễm, bệnh sẽ tự khỏi trong vòng từ 5 – 10 ngày. Nếu bé sốt cao 3 ngày liên tục, phải đưa bé đi bệnh viện khám để loại trừ bệnh sốt xuất huyết và xác định chính xác bé bị nhiễm virút hay nhiễm trùng. Vì nhiễm trùng nếu không uống kháng sinh, bé sẽ không tự khỏi bệnh.

Trong trường hợp viêm mũi họng do vi khuẩn, cần dùng thêm kháng sinh như: amoxicilin, cloxacilin, các cephalosporin (cephalexin)… theo hướng dẫn của bác sĩ.
Để phòng bệnh trong những ngày thời tiết trở lạnh, nên cho bé mặc đồ ấm, chú ý giữ ấm phần cổ và chân. Nên xoa dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân và mang tất cho bé, xoa kỹ vùng huyệt dũng tuyền là chỗ lõm giữa 2 gò nổi của ngón chân cái và những ngón còn lại.

Bài viết có sự tham khảo từ BS.CKII. NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY
Theo Y tế gia đình

]]>
Bé bị viêm mũi họng thường xuyên, có nên nạo VA không? https://omron-yte.com.vn/13993-be-bi-viem-mui-hong-thuong-xuyen-co-nen-nao-va-khong/ Sat, 23 Jun 2012 03:32:46 +0000 https://omron-yte.com.vn/13993-be-bi-viem-mui-hong-thuong-xuyen-co-nen-nao-va-khong/ Hỏi : Con em bị viêm mũi họng thường xuyên, có nên nạo VA cho con không? Các mẹ giúp mình với.

Bé bị viêm mũi họng thường xuyên, có nên nạo VA không? 1

Trả lời :

VA thực ra là 1 tổ chức của cơ thể nằm ở vòm mũi họng để chống đỡ vi trùng từ ngoài xâm nhập vào theo đường mũi họng của các bé từ lúc mới sanh đến 3 tuổi. Sau 3 tuổi nếu không bị viêm nhiễm nhiều quá thì tổ chức VA sẽ teo dần đi và người lớn như chúng ta thì không còn tổ chức đó nữa. Bé nào bị viêm nhiễm nhiều quá VA sẽ lớn và bịt đường thông từ mũi họng lên tai (đường thông này gọi là vòi nhĩ giúp cân bằng áp suất tai ngoài = áp suất môi trường và tai giữa) làm cho áp suất tai giữa (áp suất âm) không cân bằng với áp suất bên ngoài gây viêm tai giữa.

Nạo VA và đặt ống thông tai là những thủ thuật trong tai mũi họng để điều trị bệnh viêm tai giữa tái đi tái lại nhiều lần.

Có nhiều bé viêm tai giữa chỉ cần điều trị kháng sinh đúng chỉ định là hết. Tuy nhiên có những bé sau khi khỏi xong lại dễ tái phát lại, hoặc có những bé điều trị lâu vẫn không khỏi. Có nhiều yếu tố gây ra điều này như cơ địa của bé, cách chăm sóc tai không đúng và một trong những nguyên nhân chính là do viêm VA.

Trước kia chưa có máy nội soi, hễ trẻ bị chảy mủ tai tái đi tái lại nhiều lần là có chỉ định nạo VA. Ngày nay trước khi nạo VA, bé được nội soi coi VA có lớn không, có che cửa mũi sau làm bé khó thở và viêm mũi kéo dài không ? hoặc có che lấp đường thông lên tai không ? Nếu VA thật sự gây ra những tác hại trên bé sẽ được chỉ định nạo VA, còn không bác sĩ sẽ không chỉ định. Vì vậy ngày nay nếu bác sĩ chỉ định nạo VA thì các mẹ cũng không nên lo lắng sợ chỉ định nhầm.

Còn đặt ống thông tai để dẫn lưu mủ và dịch trong tai giữa ra ngòai  tốt hơn. Nếu để dịch tự bung ra mang nhĩ bị thủng khó lành. Đặt ống dẫn lưu thì sau khi hết đặt ống thông màng nhĩ dễ lành lại hơn.

Tuy nhiên những thủ thuật này nên làm tại bệnh viện không nên làm ở các phòng mạch tư các mẹ nhé.

Bệnh viêm tai giữa của trẻ em phải điều trị đến nơi đến chốn , vì không những nó có thể ảnh hương đến thính giác của trẻ mà vì tai nằm gần não vì vậy cũng có thể có những biến chứng nặng vào não như viêm màng não ,áp xe não gây nguy hiểm tính mạng.

Tham khảo thêm bé bị viêm mũi họng

BS CKII Nguyễn Thị Bích Thủy (Phonak Việt Nam)

]]>
Trẻ bị viêm mũi họng có nên dùng kháng sinh không? https://omron-yte.com.vn/13990-tre-bi-viem-mui-hong-co-nen-dung-khang-sinh-khong/ Fri, 22 Jun 2012 03:32:46 +0000 https://omron-yte.com.vn/13990-tre-bi-viem-mui-hong-co-nen-dung-khang-sinh-khong/ Viêm mũi họng là bệnh rất hay gặp ở trẻ dưới 6 tuổi, đặc biệt là khi thay đổi thời tiết. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng cần kháng sinh, đôi khi chỉ cần dùng các thuốc điều trị triệu chứng bệnh lại nhanh khỏi.

Trẻ bị viêm mũi họng có nên dùng kháng sinh không? 1

Phó giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, tác nhân gây viêm mũi họng ở trẻ có thể do virus hoặc vi khuẩn. Trong đó chủ yếu là do virus với hơn 150 tuýp khác nhau.

Các bác sĩ hoàn toàn có thể dựa vào triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm để phân biệt bệnh do virus hay do vi khuẩn. Ví dụ với bệnh viêm họng – amidan cấp thì tác nhân gây bệnh do virus chiếm đến 70-80%, sau đó là liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A, phó giáo sư Dũng cho biết.

Nếu là do virus, người bệnh có thể có các biểu hiện như: viêm kết mạc, chảy mũi, ho, tiêu chảy, ban dạng virus… Còn nếu do vi khuẩn thì các triệu chứng thường gặp là: sốt trên 38,5 độ C, sưng đau hạch cổ, đau đầu, nốt xuất huyết ở vòm, đau bụng, khởi bệnh đột ngột (dưới 12 giờ), chất xuất tiết ở họng, amidan…

“Nếu là bệnh do virus thì không cần dùng kháng sinh. Thay vào đó, người bệnh chỉ cần dùng các thuốc có tác dụng điều trị triệu chứng. Chẳng hạn, nếu thấy ho thì dùng thuốc long đờm, giảm ho hoặc khi chảy mũi, tắc mũi thì dùng nước muối sinh lý, thuốc co mạch, kháng histamin. Nếu sốt và đau họng thì uống pracetamol và nghỉ ngơi, uống nhiều nước…”, phó giáo sư Dũng nói.

Tham khảo thêm bé bị viêm mũi họng

Nam Phương

]]>