Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Thu, 30 Sep 2021 07:08:25 +0000 vi hourly 1 Viêm mũi mãn tính: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị https://omron-yte.com.vn/18745-dieu-tri-viem-mui-man-tinh/ Fri, 23 Aug 2013 09:34:12 +0000 https://omron-yte.com.vn/18745-dieu-tri-viem-mui-man-tinh/ Viêm mũi mãn tính là bệnh đường hô hấp phổ biến với những triệu chứng bệnh kéo dài, tái phát nhiều lần, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn đầy đủ những thông tin về bệnh viêm mũi mãn tính để từ đó có phương hướng chăm sóc và phòng ngừa bệnh để bảo vệ tốt sức khỏe của bản thân và cả gia đình.

Tổng quan về viêm mũi mãn tính

Viêm mũi mãn tính là tình trạng niêm mạc bên trong mũi bị viêm trong một thời gian dài từ 4 tuần trở lên và có thể kéo dài nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. Đặc điểm này giúp phân biệt với tình trạng viêm mũi cấp tính chỉ kéo dài từ vài ngày đến bốn tuần.

Tổng quan về viêm mũi mãn tính 1
Viêm mũi mãn tính là tình trạng viêm mũi kéo dài từ 4 tuần trở lên

Viêm mũi mãn tính có thể chia làm 2 loại là:

  • Viêm mũi mãn tính quá phát: Tình trạng này thường xảy ra ở người lớn, chủ yếu do dị ứng, hoặc tiếp xúc thường xuyên với khói bụi, hóa chất độc hại…gây viêm nhiễm lớp niêm mạc trong khoang mũi.
  • Viêm mũi mãn tính xuất tiết: Thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ đã hoặc đang bị viêm amidan.

Trong một số trường hợp, viêm mũi mãn tính là do cơ địa của người bệnh gây ra và việc điều trị khỏi hoàn toàn là rất khó khăn. Tuy nhiên, việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn có thể phát hiện sớm và áp dụng phương pháp điều trị kịp thời, đúng cách, nhờ đó giúp giảm bớt được triệu chứng, tần suất bệnh tái phát cũng như ngăn ngừa bệnh trở nặng, phòng tránh những biến chứng nghiêm trọng do bệnh gây ra.

Nguyên nhân gây viêm mũi mãn tính

Viêm mũi mãn tính có thể do một số nguyên nhân gây nên, trong đó có thể phân thành 2 nhóm chính:

➤ Viêm mũi do dị ứng

Đa số trường hợp người bệnh viêm mũi mãn tính đều là do dị ứng, xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể bạn phản ứng quá mức với sự xuất hiện của chất gây dị ứng trong không khí. Khi chất gây dị ứng xâm nhập vào mũi, cơ thể sẽ tiết ra một chất hóa học gọi là histamine để chống lại các tác nhân này. Sự giải phóng histamin sẽ dẫn đến các triệu chứng viêm nhiễm, phù nề niêm mạc trong khoang mũi.

Các chất gây dị ứng phổ biến có thể dẫn đến viêm mũi mãn tính bao gồm:

  • Phấn hoa.
  • Bụi nhà.
  • Lông thú cưng.
  • Gián.
Nguyên nhân gây viêm mũi mãn tính 1
Nguyên nhân gây viêm mũi

➤ Viêm mũi không do dị ứng

Viêm mũi không do dị ứng là tình trạng viêm mũi mà nguyên nhân gây ra không liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể. Viêm mũi không dị ứng xảy ra khi các mạch máu bên trong mũi giãn nở dẫn đến tình trạng sưng tấy và bị tắc nghẽn. Nó thường gây ra bởi các vấn đề như:

  • Thay đổi thời tiết như không khí quá lạnh hoặc khô.
  • Do môi trường: Các hóa chất gây kích ứng hoặc ô nhiễm không khí như: nước hoa, chất tẩy rửa có mùi mạnh, khói bụi, khói thuốc lá,…
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc như: Thuốc giảm đau (Aspirin, Ibuprofen,..), thuốc chẹn beta, thuốc chống trầm cảm, thuốc tránh thai, lạm dụng thuốc xịt thông mũi.
  • Do hậu phẫu thuật: Những người từng phẫu thuật vẹo vách ngăn mũi, polyp mũi, phẫu thuật xoang,…
  • Do di truyền: Trong gia đình có người thân từng có tiền sử mắc viêm mũi mãn tính thì nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ tăng cao.
  • Một số vấn đề về sức khỏe khác: Trào ngược dạ dày – thực quản, hen suyễn hoặc viêm xoang mãn tính.
  • Thay đổi nội tiết tố liên quan đến mang thai, kinh nguyệt hoặc các bệnh tuyến giáp.
  • Căng thẳng.

Dấu hiệu nhận biết viêm mũi mạn tính

Bạn có thể nhận biết viêm mũi mãn tính qua một số dấu hiệu dưới đây:

  • Viêm mũi mãn tính quá phát: Người bệnh hay gặp phải nhất chính là cảm giác nghẹt mũi, đôi lúc có xuất tiết. Nguyên nhân bị nghẹt mũi trong trường hợp này không phải do chất nhầy tích tụ mà là do niêm mạc mũi bị sưng tấy.
  • Viêm mũi mãn tính xuất tiết: Có các triệu chứng như chảy nước mũi, hắt hơi, niêm mạc mũi bị phù nề, cuống mũi sưng to gây hẹp đường thở khiến người bệnh khó thở, ứ đọng nhiều dịch nhầy,…
Bên cạnh các triệu chứng trên, nhiều người bị viêm mũi dị ứng còn bị ngứa hoặc chảy nước mắt.
Dấu hiệu nhận biết viêm mũi mạn tính 1
Hắt hơi, chảy nước mũi là một trong những dấu hiệu của viêm mũi mãn tính

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Triệu chứng viêm mũi và cách điều trị

Viêm mũi mãn tính có nguy hiểm không?

Viêm mũi là một bệnh lý không gây nguy hiểm đến tính mạng và có thể điều trị. Tuy nhiên, nhiều người có tâm lý chủ quan do các triệu chứng nhẹ và thường không đặc hiệu nên không điều trị bệnh kịp thời hoặc điều trị không đúng cách, dẫn đến tình trạng viêm mũi mãn tính kéo dài gây ra nhiều biến chứng khác ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đặc biệt, viêm mũi mãn tính có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng sau:

  • Ngủ ngáy nhiều: Tình trạng nghẹt mũi kéo dài do ứ đọng dịch nhầy khiến người bệnh hít thở bằng mũi khó khăn, thở bằng miệng nên gây ra tình trạng ngáy ngủ. Trong trường hợp thở bằng miệng mà lượng oxy cung cấp cho não không đủ có thể gây hội chứng ngưng thở khi ngủ, nhồi máu não, nghiêm trọng hơn là đột tử.
  • Xuất hiện polyp mũi: Đây là một tình trạng nghiêm trọng do viêm mũi mãn tính gây ra. Khi polyp phát triển to, phì đại khiến người bệnh khó thở, nghiêm trọng hơn có thể gây ngạt thở, nguy hiểm đến tính mạng.
  • Nhiễm trùng tai giữa: Dịch nhầy trong mũi ứ đọng gây tắc nghẽn có thể ảnh hưởng đến tai giữa gây nên viêm nhiễm.
  • Hen suyễn: Các yếu tố gây bệnh viêm mũi mãn tính thường là các yếu tố gây khởi phát cơn hen. Chính vì vậy, bệnh nhân mắc viêm mũi mãn tính sẽ có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao hơn bình thường và nếu không điều trị tốt thì các cơn hen sẽ bùng phát nặng hơn, nhất là vào mùa đông.
  • Ung thư mũi: Viêm mũi mãn tính nếu để lâu không điều trị rất dễ biến chứng thành ác tính, tiến triển thành ung thư và rất khó để chữa trị.
Viêm mũi mãn tính có nguy hiểm không? 1
Viêm mũi mãn tính nếu không được điều trị có thể dẫn tới hen suyễn

Chẩn đoán viêm mũi mãn tính

Để chẩn đoán viêm mũi mãn tính, bác sĩ có thể hỏi về tiền sử dị ứng của bạn hoặc thực hiện các xét nghiệm dị ứng gọi là xét nghiệm kháng thể IgE đặc hiệu với chất gây dị ứng để chẩn đoán sơ bộ và tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Những người bị viêm mũi không dị ứng sẽ có kết quả xét nghiệm dị ứng trên da âm tính. Lúc này, tùy trường hợp mà bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán khác cho phù hợp.

Điều trị viêm mũi mãn tính như thế nào?

Điều trị viêm mũi mãn tính bao gồm kết hợp sử dụng thuốc và thay đổi lối sống. Trong một số trường hợp, bạn có thể cần phẫu thuật để giảm các triệu chứng của viêm mũi mãn tính.

Điều trị tại nhà

Các phương pháp điều trị viêm mũi tại nhà có thể áp dụng điều trị cả viêm mũi dị ứng và không dị ứng. Ưu điểm của những phương pháp này là giúp thông mũi, hỗ trợ thoát dịch và giảm đau nhanh chóng, đơn giản và không tốn kém nhiều chi phí.

✔ Vệ sinh mũi bằng nước muối

Vệ sinh mũi bằng nước muối là một trong những phương pháp điều trị viêm mũi mãn tính đơn giản và phổ biến nhất mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà. Nước muối có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, giúp giảm sưng và tắc nghẽn mô mũi, xoang. Không những thế, nước muối còn có khả năng rửa sạch vi khuẩn, các chất tiết đặc, chất gây kích ứng và các lớp vảy trong mũi và xoang.

Bạn có thể vệ sinh mũi bằng nước muối nhiều lần trong ngày. Để đạt hiệu quả cao hơn, bạn nên sử dụng kết hợp với các thiết bị rửa mũi.

Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ nên cho nước muối vào bình xịt nhỏ và nhỏ nhiều lần vào mũi trẻ. 

✔ Sử dụng máy tạo độ ẩm

Điều trị tại nhà 1
Máy tạo độ ẩm giúp làm lỏng chất nhày ứ đọng trong mũi

Việc sử dụng máy tạo độ ẩm không khí sẽ giúp mũi giữ được độ ẩm thích hợp, làm loãng dịch nhầy trong mũi giúp đẩy chất nhầy ra ngoài, nhờ đó bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn và cải thiện tình trạng bệnh.

Bạn cần đảm bảo thường xuyên vệ sinh máy tạo ẩm theo hướng dẫn của nhà sản xuất để tránh nhiễm vi khuẩn, nấm mốc.

✔ Uống nhiều nước

Nước lọc hay nước ép trái cây cũng hỗ trợ giảm viêm, chất dịch nhầy trong mũi loãng và dễ dàng thoát ra ngoài. Bên cạnh đó, bạn cần tránh sử dụng những chất kích thích như cà phê, thuốc lá, bia rượu,… trong quá trình điều trị.

✔ Xông mũi

Đối với người trưởng thành, để làm giảm triệu chứng viêm mũi, bạn có thể sử dụng phương pháp xông mũi bằng khí dung hoặc tinh dầu.

Tinh dầu dùng để xông mũi thường là những loại tinh dầu từ dược liệu có công dụng như kháng viêm, kháng khuẩn, làm loãng tiết dịch, cấp ẩm cho mũi, giảm đau, làm mềm vảy trong mũi. Bên cạnh đó, sử dụng tinh dầu để xông mũi còn giúp bạn thư giãn, thả lỏng và trấn an tinh thần. Một số loại tinh dầu có tính kháng viêm bạn nên chọn để xông mũi như: tinh dầu từ bạc hà, tràm, khuynh diệp hoặc là đinh hương,…

Phương pháp xông mũi không phù hợp đối với trẻ nhỏ. Thay vào đó, bạn có thể cho bé tắm nước ấm, hơi nước sẽ giúp trẻ dễ chịu hơn và đẩy lùi các triệu chứng khó chịu của bệnh.
Điều trị tại nhà 2
Xông hơi giúp làm giảm các triệu chứng viêm mũi

Điều trị bằng thuốc

Ngoài các biện pháp tại nhà ở trên, thuốc cũng có thể được sử dụng để điều trị và làm giảm các triệu chứng của viêm mũi mãn tính:

Một số loại thuốc thường được sử dụng:

  • Thuốc xịt mũi steroid (beclomethasone, flunisolide, budesonide,…): Steroid là chất chống viêm, chống dị ứng mạnh và có thể làm giảm hầu hết các triệu chứng liên quan như chảy nước mũi và ngứa mũi, nghẹt mũi, hắt hơi.
  • Steroid đường uống (prednisone , methylprednisolone và hydrocortisone): Nhóm thuốc này có hiệu quả cao ở những người bị viêm mũi do dị ứng, thường dùng để kiểm soát các vấn đề dị ứng trong thời gian ngắn. Chúng chỉ dành cho những trường hợp rất nặng không đáp ứng với điều trị thông thường bằng steroid và thuốc kháng histamine dùng cho mũi.
  • Thuốc kháng histamin (Diphenhydramine, Loratadine, Cetirizine,…) có thể giúp điều trị dị ứng, bao gồm thuốc uống và thuốc xịt mũi
  • Thuốc thông mũi uống không kê đơn (Pseudoephedrine hoặc Phenylephrine) hoặc xịt giúp thông mũi: Thuốc thông mũi tạm thời làm giảm sưng các mô xoang và mũi, dẫn đến cải thiện nhịp thở và giảm tắc nghẽn. Tuy nhiên không nên sử dụng những loại thuốc này quá ba ngày nếu không chúng có thể gây phản tác dụng, làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn.
  • Thuốc hỗ trợ điều trị viêm mũi mãn tính không do dị ứng như huốc giãn phế quản Atrovent.

Khi sử dụng thuốc điều trị viêm mũi, bạn cần tuân thủ theo đúng chỉ định và hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ chuyên môn. Tránh tự ý sử dụng thuốc, tăng giảm liều lượng thuốc hay ngừng thuốc đột ngột mà không có sự đồng ý của bác sĩ, việc này có thể khiến bạn gặp phải các tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng thuốc.

Việc dùng steroid đường uống hay dạng xịt đều cần phải được theo dõi và giảm dần liều bởi bác sĩ, vì sử dụng chúng lâu dài có thể có tác dụng phụ đáng kể.
Điều trị bằng thuốc 1
Viêm mũi mãn tính có thể được điều trị bằng các loại thuốc

Phẫu thuật

Nếu tình trạng viêm mũi mãn tính của bạn là do các vấn đề về giải phẫu của mũi và xoang như: cấu trúc mũi bị tổn thương, vẹo vách ngăn mũi hoặc xuất hiện polyp mũi, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật mũi để can thiệp chỉnh sửa. Phương pháp này được coi là lựa chọn cuối cùng khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn cần đến gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp nếu gặp phải trường hợp sau:

  • Khi bạn bị nghẹt mũi dai dẳng và triệu chứng bệnh không thuyên giảm sau khi tự điều trị tại nhà, sử dụng thuốc xịt thông mũi, thuốc kháng histamin không kê đơn.
  • Cơ thể bị sốt, đau dữ dội ở mặt hoặc xoang, nhiễm trùng xoang.

Các biện pháp phòng ngừa viêm mũi mãn tính

Cách tốt nhất để ngăn ngừa viêm mũi mãn tính là tránh các tác nhân gây dị ứng từ môi trường cũng như yếu tố nguy cơ khác. Để làm được điều này, bạn có thể áp dụng một số cách sau:

  • Đóng cửa sổ khi đến mùa phấn hoa. Đeo khẩu trang khi làm việc cắt cỏ, làm vườn hoặc dọn dẹp nhà cửa.
  • Mua máy lọc không khí giúp loại bỏ bụi bẩn cũng như vi khuẩn trong không khí. Để tránh không khí khô, bạn có thể dùng kèm máy tạo độ ẩm dạng phun sương.
  • Thay đổi bộ lọc hệ thống sưởi và điều hòa thường xuyên.
  • Vệ sinh môi trường và đồ dùng hàng ngày như gối, chăn, ga giường sạch sẽ thường xuyên.
  • Thường xuyên tắm và chải lông cho vật nuôi.
  • Tránh khói thuốc cũng như các chất kích thích từ rượu, bia, cà phê,…

Bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính thường không gây nguy hiểm đến tính mạng và không có khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên, bệnh có khả năng tái phát cao đặc biệt khi chuyển mùa và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Do vậy, bạn cần lưu ý tới các nguyên nhân để có biện pháp phòng ngừa và khi có biểu hiện của bệnh thì cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và có biện pháp điều trị tích cực từ sớm.

Tài liệu tham khảo

  • https://www.healthline.com/health/chronic-rhinitis#takeaway
  • https://www.medicinenet.com/chronic_rhinitis/article.htm?fbclid=IwAR2-0YbsxWV1d7bhV_X-y3ldtLHNfGaAqid4wf-O2o-LRJ6p7tUCad7TQ_8
  • https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/nonallergic-rhinitis/diagnosis-treatment/drc-20351235
]]>
Chữa viêm mũi mạn tính bằng xoa bóp https://omron-yte.com.vn/4951-chua-viem-mui-man-tinh-bang-xoa-bop/ Wed, 15 Dec 2010 20:41:28 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=4951 Viêm mũi mạn tính là một bệnh rất phổ biến ở nước ta. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị có thể gây nhiều chứng bệnh khác như hen phế quản, viêm phổi, viêm phế quản cấp và mạn tính…

 1

Bệnh viêm mũi mạn tính chia làm 3 dạng:

Giai đoạn xung huyết đơn thuần: Ngạt mũi liên tục cả đêm lẫn ngày, xuất tiết ít, khám niêm mạc mũi cuốn mũi to, đỏ, đôi khi tím.

Giai đoạn xuất tiết: Chảy nước mũi là dấu hiệu đặc trưng, nhầy hoặc mủ, chảy hàng tháng, ngạt mũi thường xuyên, giảm hoặc mất khứu giác. Niêm mạc mũi phù nề nhợt nhạt, cuốn mũi nề mọng. Sàn mũi và các khe có chất xuất tiết ứ đọng.

Giai đoạn quá phát: Niêm mạc cuốn dưới quá sản, tắc mũi liên tục, ngày càng tăng, người bệnh nói giọng mũi kín, thở bằng miệng nên thường kèm viêm họng mạn tính, giảm hoặc mất khứu giác, nước mũi chảy ít dần, cuốn mũi dưới quá phát gần sát vách ngăn, cứng sần sùi, màu xám nhạt.

Theo Đông y, viêm mũi mạn tính thuộc phạm vi chứng tỵ trất, do nhiều nguyên nhân gây nên như phế khí hư yếu, tỳ khí suy nhược… khiến cho hàn tà xâm nhập, gây trở ngại tỵ khiếu lạc mạch mà tạo thành bệnh. Đối với trường hợp viêm mũi mạn tính dạng xung huyết đơn thuần, Đông y có rất nhiều biện pháp như châm cứu bấm huyệt, thuốc uống, xông… trong đó xoa bóp bấm huyệt là một phương pháp đơn giản, người bệnh có thể tự thực hiện. Sau đây xin giới thiệu các huyệt vị cần day bấm để chữa viêm mũi:

Phương pháp xoa bóp bấm huyệt chữa viêm mũi mạn tính

  • Day bấm huyệt nghinh hương: Dùng đầu ngón tay giữa day bấm vào huyệt nghinh hương ở hai bên lỗ mũi trong 1 – 2 phút, khi thấy cay cay sống mũi là được.
  • Day bấm huyệt tỉ thông: Dùng đầu ngón trỏ day ấn huyệt tỉ thông trong 1 – 2 phút.
  • Day bấm huyệt ấn đường: Dùng ngón cái day ấn huyệt ấn đường trong 1 – 2 phút.
  • Dùng ngón trỏ và ngón cái ấn véo hai bên sống mũi (gần khóe mắt) khoảng 1 – 2 phút, cảm giác tại chỗ hơi đau là được.
  • Dùng gồ ngón tay cái day hai bên sống mũi tới huyệt nghinh hương, day đi day lại khoảng 1 phút, thấy ấm nóng tại chỗ là được.
  • Day ấn huyệt phong trì: Dùng ngón tay cái hai tay day ấn huyệt phong trì mỗi bên 1 – 2 phút.
  • Xát thái dương: Hai bàn tay đặt vào hai bên má, xát nhanh tới huyệt thái dương. Lặp lại trong 2 phút.
  • Véo huyệt hợp cốc: Dùng ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa nắm véo huyệt hợp cốc mỗi bên 5 – 10 lần.

Lưu ý:

– Tránh bị nhiễm lạnh, nên tiêm vaccin phòng bệnh cúm. Đeo khẩu trang khi ra ngoài trời và khi phải tiếp xúc với người bị ho hoặc hắt hơi. Tránh khói bụi và thuốc lá, cần có chế độ phòng hộ khi làm việc ở các nhà máy hóa chất.

– Nên ăn uống đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể, tránh dùng các chất kích thích, gia vị cay nóng.

– Điều trị sớm khi bị cảm cúm, viêm mũi,  xoang, vẹo vách ngăn mũi. Đối với trường hợp viêm mũi mạn tính dạng xuất tiết và quá phát cần kết hợp dùng thuốc theo y học hiện đại.

Xem thêm: Các phương pháp điều trị viêm mũi mạn tính

]]>
Làm gì khi bị điếc mũi vì viêm mũi mãn tính? https://omron-yte.com.vn/2544-lam-gi-khi-bi-diec-mui-vi-viem-mui-man-tinh/ Wed, 18 Aug 2010 02:41:22 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=2544 Con gái tôi không thể thở bằng mũi  ngửi hay là ngửi thấy bất cứ thứ gì vì cháu bị viêm mũi đã mấy năm nay. Cháu  nó rất khó chịu muốn được điều trị cho khỏi hẳn nhưng tôi hỏi một số chuyên gia  nói rằng không cần phải chữa. Vậy tôi phải làm gì?

Làm gì khi bị điếc mũi vì viêm mũi mãn tính? 1

Trả lời:

Dựa trên những biểu hiện của con gái bạn cho thấy cháu đã bị viêm mũi mãn. Cháu bị ngạt mũi và không ngửi thấy gì là do các dịch trong mũi đang bít kín đường hô hấp trên. Thuật ngữ y học gọi đây là viêm mũi mãn tính lâu năm với các triệu chứng xuất hiện không theo mùa.

Theo thống kê có khoảng 90% trường hợp viêm mũi là do dị ứng. Hệ miễn dịch đã quá nhạy cảm với các chất như bụi, gây bùng nổ các kháng thể mà bình thường sẽ chỉ sản sinh khi bị viêm nhiễm. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng kháng viêm và sưng nề tổ chức trong mũi, gây ra các triệu chứng điển hình như viêm họng, điếc mùi và hắt hơi hay đau đầu – đây là tình trạng con gái bạn đang phải chịu.

Bệnh rất phổ biến, khoảng 10% dân số bị dị ứng mũi mà thường xuất hiện từ lúc còn rất trẻ. Yếu tố di truyền cũng có liên quan khá mạnh.

Các tác nhân kích thích như mạt bụi nhà, nấm mốc, nước tiểu động vật nuôi, nước bọt hay lông của vật nuôi. Các loại thảm và khăn chải giường cũng là những môi trường trú ẩn của các tác nhân này. Vì thế việc kiểm soát môi trường sống rất cần thiết, giúp bệnh nhân không bị phát bệnh.

Chẩn đoán dựa trên việc trao đổi với bệnh nhân về tiền sử bệnh tật, ngoài ra còn có thể xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu sẽ giúp xác nhận chính xác có đúng bệnh nhân bị dị ứng không thông qua việc tìm kiếm nồng độ protein miễn dịch IgE trong máu có cao không.

Nếu nguyên nhân do dị ứng thì cần giảm tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng:

  • Không nuôi các vật nuôi gây dị ứng, thường xuyên hút bụi, vệ sinh, dọn dẹp nhà cửa; hạn chế dùng thảm, màn cửa, đồ nội thất bọc vải…
  • Có thể dùng một số loại thuốc có thể giúp – bao gồm cả thuốc kháng histamine uống hoặc xịt mũi, thuốc xịt steroid và các chế phẩm khác chặn phản ứng miễn dịch.
  • Ngoài ra có thể dùng liệu pháp desensitisation, tức là tiêm lượng nhỏ chất gây dị ứng vào cơ thể vào hàng tuần và trong một khoảng thời gian dài (tháng hoặc năm), với mục đích thay đổi cách thức phản ứng của hệ miễn dịch.

Đối với trường hợp của con gái bạn, do nguyên nhân thực sự chưa được xác định nên cách tốt nhất là thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bệnh không phát hoặc thử phương pháp desensitisation.

 

]]>