Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Tue, 21 Dec 2021 08:47:27 +0000 vi hourly 1 Trẻ bị viêm mũi – Cha mẹ cần biết điều gì? https://omron-yte.com.vn/19760-nhan-biet-tre-bi-viem-mui-bang-cach-nao/ Sun, 12 Dec 2021 09:17:58 +0000 https://omron-yte.com.vn/19760-nhan-biet-tre-bi-viem-mui-bang-cach-nao/ Viêm mũi là một bệnh lý đường hô hấp mà rất nhiều trẻ nhỏ gặp phải mỗi khi thời tiết chuyển mùa. Bệnh có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nếu không được xử trí, điều trị đúng cách. Để tìm hiểu rõ hơn về bệnh viêm mũi ở trẻ nhỏ, hãy cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây.

Tổng quan về viêm mũi ở trẻ

Viêm mũi là tình trạng lớp niêm mạc trong mũi bị viêm và sưng tấy. Trẻ nhỏ có cơ thể rất nhạy cảm, khả năng miễn dịch còn yếu là đối tượng rất dễ mắc phải tình trạng này. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 6 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ dưới 12 tháng tuổi.

Tổng quan về viêm mũi ở trẻ 1
Viêm mũi là bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ

Bệnh viêm mũi ở trẻ thường chia làm 2 nhóm:

  • Viêm mũi dị ứng: Là tình trạng viêm mũi xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng với các tác nhân gây kích thích trong môi trường.
  • Viêm mũi không do dị ứng (còn được gọi là viêm mũi vận mạch): Là tình trạng viêm mũi không phải do một dị ứng gây ra.

Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng viêm mũi lại gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho trẻ nhỏ, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Do đó, cha mẹ tuyệt đối không nên chủ quan mà cần chú ý đến các biểu hiện bất thường của trẻ để phát hiện bệnh sớm và kịp thời xử lý, ngăn ngừa bệnh trở nặng nhằm bảo vệ sức khỏe cho trẻ một cách tốt nhất.

Nguyên nhân thường gặp khiến trẻ bị viêm mũi

Một số nguyên nhân gây viêm mũi ở trẻ em có thể kể đến như:

  • Tiếp xúc với tác nhân dị ứng: Trẻ tiếp xúc với một số tác nhân như bụi, lông động vật, phấn hoa, nấm mốc, con gián,… sẽ rất dễ bị kích ứng, khiến niêm mạc mũi bị viêm nhiễm và tổn thương.
  • Tiếp xúc với yếu tố kích thích từ môi trường: Khói nhang, khói đốt, mùi nước hoa, khói thuốc lá, khói bụi công nghiệp, hóa chất,…
  • Thời tiết: Thời tiết chuyển mùa hoặc thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến cơ thể trẻ không kịp thích ứng sẽ gây ra các bệnh về đường hô hấp, trong đó có viêm mũi.
  • Di truyền: Viêm mũi dị ứng ở trẻ em cũng có thể do yếu tố di truyền. Nếu cha mẹ mắc bệnh thì trẻ sẽ có nguy cơ bị viêm mũi dị ứng cao hơn so với trẻ khác.
  • Bệnh đường hô hấp: Các bệnh viêm đường hô hấp như viêm amidan, viêm họng, viêm phế quản,… có thể gây kích thích niêm mạc mũi dẫn đến bệnh viêm mũi.

Ngoài ra, tình trạng viêm mũi còn có thể xảy ra khi trẻ ăn, đặc biệt là thức ăn cay và nóng, hoặc do sự thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt ở những bé gái dậy thì.

Nguyên nhân thường gặp khiến trẻ bị viêm mũi 1
Phấn hoa là nguyên nhân phổ biến gây viêm mũi dị ứng ở trẻ

Dấu hiệu nhận biết viêm mũi ở trẻ

Viêm mũi có thể gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy, việc nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh là cách tốt nhất để cha mẹ có biện pháp xử trí, điều trị kịp thời và ngăn ngừa bệnh diễn biến nặng.

Dưới đây là một số dấu hiệu của viêm mũi thường gặp ở trẻ nhỏ:

  • Ngứa mũi: Triệu chứng này thường xuất hiện đầu tiên, trẻ sẽ bị ngứa mũi từng cơn do tác nhân dị ứng gây nên.
  • Ngạt mũi, chảy nước mũi: Trẻ có triệu chứng ngạt mũi, chảy nước mũi trong hoặc mũi nhầy, thở khò khè, nhiều trường hợp nặng có thể gây khó thở, nghiêm trọng hơn có thể xuất hiện chứng ngưng thở.
  • Hắt hơi: Trẻ hắt hơi liên tục, đặc biệt vào sáng sớm do niêm mạc mũi bị kích thích.
  • Sốt: Trẻ có thể bị sốt đột ngột, thường dao động trên dưới 37,5 độ C. Trong trường hợp bội nhiễm, trẻ có thể sốt cao đến 39 – 40 độ C trong khoảng 2 – 3 ngày.
  • Đau họng, ho, chảy nước mắt, đau đầu, ù tai.

Ngoài ra, trẻ bị viêm mũi có thể có các biểu hiện khác như: bứt rứt, thường xuyên quấy khóc, bỏ ăn, mất ngủ về đêm, mệt mỏi, có thể kèm nôn ói hay tiêu chảy. Trường hợp nặng trẻ có thể bị chảy máu cam rất nguy hiểm.

Dấu hiệu nhận biết viêm mũi ở trẻ 1
Hắt hơi, sổ mũi là dấu hiệu thường thấy của viêm mũi ở trẻ

Trẻ bị viêm mũi có nguy hiểm không?

Viêm mũi không phải bệnh lý gây nguy hiểm lớn đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, với đối tượng trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh thì viêm mũi là một trong những bệnh viêm đường hô hấp nguy hiểm và khó điều trị dứt điểm nếu không được phát hiện sớm. Nguyên nhân là do cơ thể trẻ nhỏ còn non nớt, sức đề kháng yếu nên dễ bị kích ứng, dị ứng gây bệnh và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Đặc biệt, trẻ bị viêm mũi nếu không được can thiệp, điều trị đúng cách có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Bệnh chuyển sang mạn tính, kéo dài, tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ sau này.
  • Bệnh về đường hô hấp: Khi tình trạng viêm trở nên nặng, vùng niêm mạc mũi bị tổn thương sẽ rất dễ bị vi khuẩn, virus tấn công, gây viêm nhiễm đường hô hấp. Đây cũng là nguyên nhân gây các bệnh viêm họng, viêm thanh quản, viêm amidan, viêm xoang,… ở trẻ.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn: Đây là một bệnh mạn tính nguy hiểm chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Cơn hen suyễn cấp tính hay mạn tính nếu không được xử lý kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.
  • Tổn thương thị giác: Triệu chứng viêm mũi nặng có thể lan lên vùng mắt gây ra các triệu chứng ngứa mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt,… ở trẻ, nguy hiểm hơn là gây tổn thương vùng kết mạc.

Ngoài những biến chứng kể trên, các triệu chứng viêm mũi còn khiến trẻ luôn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, thường xuyên mất ngủ, quấy khóc, bỏ ăn, hay thức giấc về đêm,… Điều này gây nhiều ảnh hưởng xấu đến cuộc sống sinh hoạt, vui chơi, học tập của bé cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bé sau này.

Trẻ bị viêm mũi cần được điều trị như thế nào?

Điều trị viêm mũi ở trẻ nhằm mục tiêu kiểm soát các triệu chứng khó chịu của bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe bé. Tùy thuộc vào tình trạng viêm nhiễm, nguyên nhân gây bệnh, độ tuổi và cơ địa của trẻ nhỏ mà phương pháp điều trị cho mỗi trẻ sẽ khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp điều trị viêm mũi cho trẻ thường được áp dụng.

Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc 1
Dùng thuốc xịt mũi để làm giảm các triệu chứng của viêm mũi ở trẻ

Khi trẻ bị viêm mũi, bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ sử dụng một số loại thuốc điều trị như:

  • Thuốc kháng histamin: Đây là một loại thuốc phổ biến dùng trong điều trị dị ứng giúp giảm các triệu chứng ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi,… Một số thuốc kháng histamin hay được sử dụng như: Clorpheniramin, Fexofenadine,…
  • Thuốc chống viêm: Nhóm thuốc này thường ở dạng thuốc xịt, có tác dụng chống viêm, ức chế vi khuẩn ở niêm mạc mũi. Các thuốc này thường chỉ được chỉ định sử dụng trong thời gian ngắn, bao gồm: Rhinocort, Flixonase,  Pivalone,…
  • Thuốc kháng sinh: Được chỉ trong trường hợp viêm nhiễm nặng, có dấu hiệu nhiễm trùng do vi khuẩn. Một số kháng sinh hay dùng có thể kể đến như: Amoxicillin, Cefuroxim,…
Thuốc điều trị viêm mũi ở trẻ thường chỉ áp dụng với trẻ em trên 3 tuổi và có xuất hiện các triệu chứng cấp tính, nghiêm trọng vì tác dụng phụ của các loại thuốc kháng sinh, chống viêm, thuốc xịt, thuốc xông mũi rất dễ ảnh hưởng đến cơ thể non nớt của trẻ. 

Việc chỉ định dùng thuốc sẽ được bác sĩ cân nhắc tùy thuộc vào tình trạng bệnh, độ tuổi và cân nặng của trẻ. Cha mẹ không được tự ý mua thuốc cho trẻ sử dụng và cần tuân thủ nghiêm túc theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng, phác đồ và thời gian dùng thuốc để đạt hiệu quả điều trị tối ưu nhất, tránh các tác dụng không mong muốn của thuốc.

Các biện pháp chăm sóc trẻ tại nhà

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý thực hiện các biện pháp chăm sóc trẻ tại nhà để cải thiện triệu chứng, giúp trẻ dễ chịu và nhanh khỏi bệnh hơn. Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc trẻ bị viêm mũi tại nhà cha mẹ có thể tham khảo:

☛ Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý

Các biện pháp chăm sóc trẻ tại nhà 1
Mẹ nên rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý

Khi trẻ bị viêm mũi và có các dấu hiệu ngạt mũi, chảy nước mũi, cha mẹ cần rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý 0,9%, thực hiện 3 – 4 lần hàng ngày cho đến khi trẻ hết chảy nước mũi. Bạn nên sử dụng khăn mềm để lau sạch dịch mũi cho trẻ rồi vứt bỏ ngay sau khi sử dụng, tránh dùng giấy hoặc khăn cứng sẽ dễ khiến trẻ bị đau rát mũi.

Đối với trẻ nhỏ không tự xì mũi được hoặc dịch mũi quá nhiều, quá đặc, bạn có thể sử dụng dụng cụ hút mũi để làm thông thoáng đường thở cho trẻ. Bạn cần sử dụng dụng cụ hút mũi đúng cách và chỉ dùng khi thực sự cần thiết vì việc lạm dụng dụng cụ hút mũi có thể gây tổn thương niêm mạc mũi của trẻ.

Tuyệt đối không hút mũi trực tiếp cho trẻ bằng miệng vì điều này có thể khiến trẻ sơ sinh khó thở và vi khuẩn có thể lây lan từ miệng của người lớn vào đường hô hấp của trẻ khiến tình trạng viêm nặng hơn.

☛ Hạ sốt cho trẻ

Trẻ em bị viêm mũi có thể đi kèm với sốt. Nếu trẻ bị sốt cao trên 38,5 độ C, cha mẹ cần hạ sốt cho trẻ nhanh chóng bằng cách cho trẻ uống thuốc hạ sốt kết hợp với lau mát cơ thể. Cách thực hiện như sau:

  • Dùng khăn bông thấm nước ấm (khoảng 37 – 40 độ C), sau đó vắt ráo khăn, lau khắp người trẻ và xếp các khăn ấm này vào hai bên nách và bẹn của trẻ. Thường xuyên đổi khăn đến khi nhiệt độ cơ thể trẻ dưới 38 độ C thì không cần lau mát nữa.
  • Cho trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng và để trẻ nằm ngủ ở nơi thông thoáng, tránh gió mạnh, tránh quạt. Theo dõi nhiệt độ cho trẻ thường xuyên và cho trẻ uống bổ sung nước vì sốt dễ khiến cơ thể trẻ bị mất nước.
  • Dùng thuốc hạ sốt trong trường hợp cần thiết và tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, dược sĩ.

☛ Chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Các biện pháp chăm sóc trẻ tại nhà 2
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ để tăng cường sức đề kháng cơ thể

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị viêm mũi, cha mẹ cũng cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ. Một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp trẻ nâng cao sức đề kháng và ngăn ngừa tình trạng viêm mũi tái phát.

Cha mẹ cần bổ sung cho trẻ đầy đủ chất dinh dưỡng từ thịt, cá, trứng, đậu, rau củ quả,… để giúp trẻ nhanh hồi phục hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung cho trẻ các thực phẩm giàu vitamin C, E, khoáng chất (ổi, cam, dâu tây, cà chua, rau cải xanh, rau chân vịt,… ) giúp tăng cường miễn dịch cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường.

Bạn nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày và cho trẻ ăn theo nhu cầu để trẻ ăn được nhiều hơn.

☛ Cho trẻ uống nhiều nước hơn

Bổ sung đủ nước sẽ giúp làm lỏng chất nhầy trong mũi trẻ, giúp trẻ dễ xì mũi hơn, nhờ đó cải thiện các triệu chứng khó chịu cho trẻ. Bạn nên cho trẻ uống nhiều nước ấm hoặc có thể thay thế bằng các loại nước trái cây giúp trẻ dễ uống hơn.

Đối với trẻ sơ sinh, bạn nên bổ sung nước cho bé bằng cách cho bé bú sữa. Bạn nên cho trẻ bú nhiều lần trong một ngày để bé bú được nhiều sữa và hạn chế nôn trớ.

☛ Giữ trẻ tránh xa tác nhân gây dị ứng

Nếu nguyên nhân gây viêm mũi ở trẻ là do các tác nhân dị ứng, cha mẹ cần cách ly, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với dị nguyên đó bằng cách dọn dẹp vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, đặc biệt là phòng ngủ và nơi vui chơi của trẻ cũng như tránh cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá, thú nuôi trong nhà,…

Các biện pháp chăm sóc trẻ tại nhà 3
Dọn dẹp phòng ngủ của trẻ để hạn chế các tác nhân gây dị ứng

Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Trong trường hợp bệnh viêm mũi của trẻ tiến triển nặng kèm theo các biểu hiện dưới đây, cha mẹ cần kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa tai mũi họng để được thăm khám và xử lý kịp thời, tránh bệnh diễn tiến nặng thành các bệnh đường hô hấp khác và để không ảnh hưởng đến khả năng học tập, sinh hoạt của trẻ:

  • Tình trạng viêm mũi ở trẻ kéo dài trên 7 ngày.
  • Trẻ sốt cao trên 39 độ.
  • Có dấu hiệu ngạt thở, hốc mũi xung huyết và ứ đọng nhiều dịch, xuất hiện triệu chứng như đau tai, khàn tiếng, khó thở,…

Chăm sóc và phòng ngừa viêm mũi ở trẻ em

Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm mũi ở trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cần chủ động chăm sóc và phòng tránh bệnh cho con mình bằng các biện pháp dưới đây:

  • Giữ vệ sinh tai mũi họng cho trẻ: Vệ sinh hàng ngày bằng nước ấm hay nước muối sinh lý để loại bỏ gỉ mũi, chất nhầy, giúp ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp ở trẻ.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đủ chất dinh dưỡng cho trẻ để nâng cao sức đề kháng và ngăn ngừa bệnh tật.
  • Giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, đặc biệt là nơi trẻ ngủ và nơi chơi đùa.
  • Luôn giữ ấm cơ thể cho trẻ, đặc biệt vào thời điểm giao mùa, để trẻ không bị nhiễm lạnh, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp.
  • Hạn chế trẻ tiếp xúc với các tác nhân kích ứng như lông vật nuôi, phấn hoa, bụi bẩn, khói thuốc lá,…
  • Hạn chế cho trẻ ăn các thức ăn có nguy cơ gây dị ứng cao.
  • Cho trẻ uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây mỗi ngày.
  • Hạn chế sử dụng máy lạnh và sử dụng máy tạo độ ẩm, máy lọc không khí trong phòng trẻ.
  • Hạn chế để trẻ tiếp xúc với người lớn đang mắc bệnh: Tác nhân gây bệnh có thể dễ dàng lây lan từ người bệnh sang trẻ, đặc biệt là vi khuẩn gây các bệnh về đường hô hấp. Vì vậy, bạn nên hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người trong mùa dịch cũng như hạn chế hôn, tiếp xúc gần với trẻ khi bị bệnh.

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm mũi ở trẻ mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp cha mẹ có thêm những kiến thức hữu ích để chăm sóc sức khỏe cho các con một cách tốt nhất.

Tài liệu tham khảo:

  • http://benhvien108.vn/tu-6-thang-tuoi-tre-de-bi-viem-mui.htm
  • https://suckhoedoisong.vn/viem-mui-va-viem-mui-di-ung-o-tre-em-169211027172201731.htm
  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3206246/
  • https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/nonallergic-rhinitis/symptoms-causes/syc-20351229
]]>
Viêm mũi trẻ em – Những thông tin cần biết https://omron-yte.com.vn/18748-viem-mui-tre-em/ Fri, 20 Mar 2020 09:34:48 +0000 https://omron-yte.com.vn/18748-viem-mui-tre-em/ Viêm mũi là một bệnh rất hay gặp ở trẻ, nhất là trẻ dưới 6 tuổi. Viêm mũi kèm theo các triệu chứng như trẻ bị sốt nhẹ, bứt rứt, quấy khóc, kém ăn có khi còn nôn ói, tiêu chảy, trẻ bị ngạt mũi kèm theo chảy nước mũi trong, có thể bị ho kéo dài vài ngày rồi mới thuyên giảm. Dưới đây là một số thông tin về căn bệnh này.

Trẻ nhỏ là đối tượng nguy cơ bị viêm mũi

Viêm mũi thường xảy ra ở trẻ nhỏ từ khoảng 6 tháng tuổi đến 7-8 tháng tuổi. Khi trẻ hít không khí từ ngoài vào đến phổi, các tác nhân gây bệnh rất dễ đi vào theo, trẻ nhỏ hệ miễn dịch còn kém nên rất dễ nhiễm bệnh. Viêm mũi chủ yếu do viêm niêm mạc của hốc mũi và vùng họng mũi. Nếu không được điều trị dứt điểm,bệnh tái phát nhiều lần sẽ dẫn tới biến chứng như viêm phổi, viêm tai, viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp…

Những dấu hiêu, triệu chứng của viêm mũi trẻ em

Những dấu hiêu, triệu chứng của viêm mũi trẻ em 1

Khi bị viêm mũi, trẻ thường bị sốt và kèm theo bứt rứt, quấy khóc, kém ăn, đôi khi còn bị nôn mửa, tiêu chảy kéo dài trong khoảng 2 – 3 ngày. Ngoài ra, trẻ còn có một số biểu hiện mà mẹ cần chú ý như:

  • Ngứa mũi: Đây là triệu chứng xuất hiện đầu tiên, trẻ có triệu chứng ngứa từng cơn do dị nguyên và yếu tố bảo vệ gây ra. Ngoài ra niêm mạc bị kích ứng nên cũng khiến trẻ gặp phải triệu chứng hắt xì hơi nhiều lần.
  • Ngạt mũi, chảy nước mũi: Trẻ có các triệu chứng ngạt mũi, chảy nước mũi hay dịch nhầy mủ, một số bé còn có thể bị ho.

Nếu các triệu chứng kéo dài trên 7 ngày cần phải đề phòng với các biến chứng của viêm mũi. Vậy đâu là nguyên nhân gây viêm mũi ở trẻ em.

Nguyên nhân gây viêm mũi trẻ em

Viêm mũi là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi và nhất là với những trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi. Một số yếu tố dưới đây làm tăng nguy cơ gây bệnh viêm mũi ở trẻ em cha mẹ cần tham khảo để có biện pháp hạn chế các tác nhân gây bệnh:

  • Do dị ứng thời tiết: Khi thời tiết giao mùa, chuyển mùa, nóng lạnh thất thường làm cho cơ thể của bé chưa kịp thích nghi sẽ dễ dấn đến tình trạng viêm mũi trẻ em.
  • Do tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng: Phấn hoa, lông các con vật nuôi trong gia đình, bụi bẩn, ẩm môc, khói bụi… là các tác nhân gây dị ứng và ây bệnh viêm mũi cho cả trẻ em và người lớn
  • Do trẻ mắc các bệnh viêm đường hô hấp: Một số bệnh lý viêm đường hô hấp như viêm amidan, viêm họng, viêm phế quản,… gây kích thích niêm mạc mũi, dễ hình thành nên bệnh viêm mũi dị ứng.

Vậy làm nào khi thấy trẻ bị viêm mũi?

Vậy làm nào khi thấy trẻ bị viêm mũi? 1

Khi trẻ bị viêm mũi, các mẹ nên nhỏ mũi hàng ngày cho trẻ bằng dung dịch muối 0.9%, ngày 3-4 lần cho đến khi trẻ hết chảy nước mũi. Mẹ nên dạy bé cách xì mũi đúng bằng cách bịt một bên, xì bên còn lại. Trẻ bị viêm mũi cần được ăn uống đủ chất dinh dưỡng, bao gồm thịt, cá, trứng, đậu, rau củ quả chín …giúp trẻ nhanh hồi phục.

Nếu trẻ bị sốt cao trên 38 độ, cần hạ sốt bằng cách lau mát cho trẻ. Dùng thuốc hạ sốt trong trường hợp cần thiết theo chỉ định của bác sỹ. Lau mát cho trẻ bằng khăn bông nhúng nước ấm, vắt kiệt nước và lau khắp người cho trẻ.

Chú ý cho trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng, giữ không khí trong phòng thoáng nhưng tránh gió lùa. Cần phải theo dõi nhiệt độ cho trẻ thường xuyên. Ngoài ra, nên cho trẻ uống nhiều nước vì sốt rất dễ làm cơ thể trẻ mất nước.

Trường hợp trẻ đang bị viêm mũi bỗng thấy sốt cao phải đề phòng biến chứng, trường hợp này cần đưa trẻ đến gặp bác sỹ nơi gần nhất để trẻ được khám và điều trị.

Hiện nay, trên thị trường đã có nhiều sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm mũi dành riêng cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Máy xông mũi họng omron được phát triển cùng với các bác sĩ chuyên khoa hô hấp để điều trị hiệu quả viêm mũi, hen suyễn, viêm phế quản mãn tính, dị ứng và các rối loạn hô hấp khác. Máy xông nén khí tạo ra dung dịch phun sương. Khi có không khí vào bộ phun sương, nó chuyển thuốc vào một bình xịt có kích thước hạt phun nhỏ để có thể dễ dàng hít. Sản phẩm phù hợp với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị viêm mũi họng. Xem chi tiết tại: Máy xông mũi họng cho trẻ em

Có cách nào phòng ngừa bệnh viêm mũi cho trẻ không?

Viêm mũi xuất hiện nhiều khi thời tiết thay đổi, từ nóng sang lạnh đột ngột hoặc ngược lại. Vậy nên khi cho trẻ ra ngoài trong thời tiết này cần đảm bảo giữ ấm cho trẻ, tránh cho gió lùa trực tiếp vào cổ họng trẻ.

Các mẹ chú ý vệ sinh thường xuyên nhà cửa, nơi ngủ của trẻ, dạy cho trẻ biết không nên dùng tay ngoáy mũi tránh gây tổn thương niêm mạc mũi.

Có thể dùng nước ấm hoặc nước mũi vệ sinh, rửa mũi cho trẻ. Như vậy sẽ loại bỏ gỉ mũi, chất nhầy giúp ngăn ngừa và góp phần tránh các bệnh viêm nhiễm hô hấp như : Viêm mũi, nghẹt mũi, hắt xì và viêm xoang.

Khi các triệu chứng của viêm mũi kéo dài tren 7 ngày hoặc xuất hiện các triệu chứng nặng hơn như đau tai, khàn tiếng, khó thở, phải kịp thời đưa trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Omron-yte.com.vn

]]>
Trẻ nhỏ dễ bị viêm mũi khi thời tiết thay đổi https://omron-yte.com.vn/18751-tre-nho-de-bi-viem-mui-khi-thoi-tiet-thay-doi/ Sat, 24 Aug 2013 01:16:53 +0000 https://omron-yte.com.vn/18751-tre-nho-de-bi-viem-mui-khi-thoi-tiet-thay-doi/ Cứ mỗi dịp thời tiết thay đổi, trẻ nhỏ do sức đề kháng yếu nên dễ bị mắc các bệnh đường hô hấp trong đó có viêm mũi. Cha mẹ nên đặc biệt chú ý nhiều hơn để phòng cũng như điều trị kịp thời bệnh viêm mũi cho con em mình.

Trẻ nhỏ dễ bị viêm mũi khi thời tiết thay đổi 1

Trẻ rất dễ bị viêm mũi khi thời tiết thay đổi

Viêm mũi ở trẻ em có đặc điểm là hay tái phát, những lần tái phát có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh và trẻ còn đang bú mẹ. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới viêm mũi là tình trạng nhiễm trùng do virus, vi khuẩn gây ra.

Thêm vào đó, thời tiết chuyển mùa là thời điểm mà vệ sinh môi trường không đảm bảo, khói bụi, nhà không kín bị gió lùa sẽ khiến virus càng dễ dàng phát triển và có cơ hội xâm nhập khiến trẻ dễ bị bệnh hơn.

Ngoài ra, nếu các trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng, trẻ bị đẻ non, cơ địa dị ứng hoặc đang mắc bệnh mạn tính, bệnh làm giảm hệ thống miễn dịch như sởi, cúm …. cũng là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus viêm mũi tấn công.

Các trẻ nhỏ dưới 3 tuổi có thể bị viêm mũi 4-6 lần trong năm, tần số này có thể tăng lên trong thời kỳ bé đi nhà trẻ, mẫu giáo, sau đó giảm dần. Nếu viêm mũi tái phát quá nhiều, các mẹ nên chú ý tránh để trẻ bị một số biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm tai …

Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm mũi

Trẻ bị viêm mũi thường kèm theo các biểu hiện ngoài như bị sốt nhẹ, ngoài ra trẻ có thể bứt rứt, khó ngủ,quấy khóc, kém ăn đôi khi là nôn mửa, tiêu chảy. …Ngạt mũi kèm theo chảy nước mũi trong hoặc mũi nhầy mủ và ho. Nếu các triệu chứng này kéo dài trên 7 ngày thì các bậc cha mẹ cần cẩn thận với những biến chứng của viêm mũi.

Xử lý và phòng ngừa khi trẻ bị viêm mũi

Khi trẻ bị viêm mũi, hàng ngày các mẹ cần nhỏ mũi cho trẻ bằng dung dịch nước muối 0,9%, ngày 3 -4 lần cho đến khi trẻ hết chảy nước mũi, dạy trẻ biết cách xì mũi đúng, cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng cần thiết như thịt, cá, trứng, đậu, rau củ quả chín … giúp trẻ nhanh hồi phục.

Nếu trẻ sốt quá cao, trên 38 độ, cần hạ sốt cho trẻ bằng cách dùng khăn ấm lau mát hoặc dùng thuốc hạ sốt trong trường hợp cần thiết theo chỉ định của bác sỹ. Cho trẻ mặc quần áo mỏng, thông thoáng và đảm bảo trong phòng tránh gió lùa. Cần phải theo dõi nhiệt độ cho trẻ thường xuyên ngoài ra, trẻ cũng cần được uống đủ lượng nước vì sốt rất dễ làm cơ thể trẻ bị mất nước.

Trường hợp trẻ đang bị viêm mũi bỗng nhiên thấy sốt cao phải đề phòng biến chứng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị.

Viêm mũi ở trẻ em rất dễ xảy ra khi thời tiết thay đổi, vậy nên các bậc cha mẹ cần chú ý giữ ấm cho trẻ khi trời trở lạnh. Giữ gìn vệ sinh nhà cửa, nơi ngủ để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn. Tập cho trẻ có thói quen không nên dùng tay ngoáy mũi để tránh tổn thương niêm mạc mũi. Hàng ngày dùng nước ấm hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh rửa mũi cho trẻ, chú ý không nên để chân trẻ bị ẩm ướt hoặc bị lạnh nhất là khi ngủ. Ngoài ra, trẻ cần có thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên để tránh nhiễm trùng. Việc vệ sinh sạch sẽ thường xuyên sẽ giúp loại bỏ gỉ mũi, chất nhầy, ngăn ngừa và phòng tránh các bệnh đường hô hấp như viêm mũi, nghẹt mũi, hắt xì và viêm xoang.

Omron-yte.com.vn

]]>
Dùng thuốc khi trẻ bị viêm mũi https://omron-yte.com.vn/15485-dung-thuoc-khi-tre-bi-viem-mui/ Thu, 11 Oct 2012 06:20:52 +0000 https://omron-yte.com.vn/15485-dung-thuoc-khi-tre-bi-viem-mui/ Không chỉ riêng bệnh viêm mũi mà trong tất cả các loại bệnh thì trẻ em luôn là đối tượng sử dụng thuốc đặc biệt. Vì cơ thể trẻ còn non yếu, phát triển chưa hoàn chỉnh các hệ cơ quan nên việc sử dụng thuốc bên cạnh mục đích chữa trị bệnh còn phải hạn chế đến mức thấp nhất các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất lẫn tinh thần của trẻ.

Dùng thuốc khi trẻ bị viêm mũi 1

Sau đây là những lưu ý cho các bà mẹ về cách dùng thuốc cho trẻ mắc bệnh viêm mũi :

1. Rửa mũi

Khi viêm mũi trẻ thường nghẹt mũi, chảy nước mũi nên thở khò khè khó chịu, hay quấy khóc. Nếu trẻ đang bú thì việc ngạt mũi làm cho trẻ phải thờ bằng miệng và phải ngưng lại nhiều lần để thở khi bú. Chính vì thế việc làm thông mũi là bước đầu quan trọng để giải quyết triệu chứng khó chịu này cho trẻ.

An toàn và tiện lợi nhất là dùng nước nuối NaCl 0,9% mua từ các nhà thuốc để rửa mũi cho trẻ. Nên rửa từ 3-4 lần/ ngày tùy vào tình trạng nghẹt mũi của trẻ, dùng trước khi cho bé ăn hoặc bú. Trước khi nhỏ, bạn nên ngâm lọ nước muối vào nước ấm sau đó nhỏ thử trước lên tay bạn rồi mới dùng cho bé. Khi rửa thì tiến hành rừng từng bên mũi, không tiến hành cùng lúc.

Không nên dùng miệng hút mũi bé vì có nguy cơ lây lan mầm bệnh cao, nếu cần có thể dùng dụng cụ hút gỉ mũi tiệt trùng.

Nếu trẻ có kèm sốt thì có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt (paracetamol).

1. Rửa mũi 1
Nhỏ mũi cho bé bằng nước muối sinh lý sẽ giúp làm loãng chất nhầy trong mũi, làm sạch đường hô hấp và giúp bé ho dễ hơn

2. Các thuốc thông xịt mũi

Nhóm thuốc co mạch như naphazolin, oxymetalin có tác dụng co mạch nhanh nên thông mũi tức thì. Tuy nhiên tác dụng phụ là vô cùng to lớn nếu trẻ dùng phải hoặc dùng lâu dài ( >5 ngày). Thực tế cho thấy, trẻ dưới 7 tuổi dùng naphazolin hay trẻ dưới 6 tuổi dùng oxymetalin sẽ bị choáng, tím tái, thậm chí hôn mê. Khi dùng lâu dài sẽ bị lờn thuốc, bị hiệu ứng “dội ngược” nên phải tăng liều ( đồng nghĩa với việc tăng tác dụng phụ), đưa đến vòng lẩn quẩn là “viêm mũi do thuốc”.

Tương tự, thuốc xịt chứa glucocorticoid tác dụng tại chỗ tuy tác dụng phụ chỉ là khô miệng, khô họng nhưng vẫn cần phải có chỉ định của bác sĩ  để biết được liều lượng sử dụng phù hợp cho trẻ. Nên dùng loại tác dụng kéo dài, chỉ xịt 1 lần vào buổi sáng nhằm hạn chế thấp nhất tác dụng phụ.

3. Các nhóm thuốc uống

3. Các nhóm thuốc uống 1

Bao gồm kháng histamine, kháng sinh, cường giao cảm hay glucocorticoid toàn thân giúp thông mũi, giảm chảy mũi nước và lưu ý tất cả đều PHẢI CÓ CHỈ ĐỊNH của bác sĩ vì sự chuyển hóa của các loại thuốc này ảnh hưởng đến gan thận còn non yếu của trẻ cũng như tác dụng của thuốc lên tim mạch, thần kinh rất phức tạp.

4. Lưu ý khác ngoài dùng thuốc :

  • Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống xung quanh trẻ để tránh làm nặng thêm tình trạng bệnh của trẻ.
  • Nên giữ ấm và ẩm trong phòng bé, có thể đặt 1 chậu nước trong phòng nếu thời tiết quá hanh khô. Đi ra đường nên đeo khẩu trang cho bé và nên thay khẩu trang thường xuyên.
  • Triệt để tránh khói thuốc lá cho trẻ.
  • Bổ sung đầy đủ nước và dinh dưỡng để tăng cường đề kháng của trẻ.
  • Nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế để được các bác sĩ thăm khám và kê toa phù hợp với bệnh tình và độ tuổi của trẻ, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc sử dụng.

Đọc thêm về phương pháp phòng ngừa và điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ

]]>
Cách xử trí viêm mũi ở trẻ nhỏ khi trời lạnh https://omron-yte.com.vn/11757-cach-xu-tri-viem-mui-o-tre-nho-khi-troi-lanh/ Fri, 06 Jan 2012 07:49:26 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=11757 Thời tiết giao mùa, chênh lệnh nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm cao là nguyên nhân trẻ nhỏ dễ mắc bệnh viêm mũi. Bệnh thường tái phát nhiều lần, trẻ dưới 3 tuổi có thể viêm mũi 4 – 6 lần trong một năm, tần số có thể tăng lên trong thời kỳ bé đi nhà trẻ, mẫu giáo. Vì vậy chúng ta cần theo dõi xử trí khi trẻ bị bệnh đề phòng biến chứng nguy hiểm.

Cách xử trí viêm mũi ở trẻ nhỏ khi trời lạnh 1

Độ tuổi dễ mắc …

Viêm mũi là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ từ khoảng 6 tháng tuổi đến 7 – 8 tuổi. Đây là tình trạng viêm niêm mạc của hốc mũi và vùng họng mũi, vì khả năng miễn dịch ở trẻ còn kém nên rất dễ bị bệnh. Khi trẻ hít thở không khí đi từ ngoài vào đến phổi, cung cấp ôxy cho cơ thể đồng thời những tác nhân gây bệnh cũng vào theo. Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến biến chứng như viêm phổi, viêm tai, viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp…

… và những biểu hiện

Trẻ thường bị sốt và xuất hiện đột ngột nếu bệnh nhẹ, thì chỉ 37,5oc nếu bị bội nhiễm sốt khá cao có thể  39 – 40oC, trong 2-3 ngày. Ngoài ra trẻ bứt rứt, quấy khóc, kém ăn, đôi khi có nôn mửa, tiêu chảy… Ngạt mũi kèm theo chảy nước mũi trong hoặc mũi nhầy mủ và ho. Các biểu hiện nếu kéo dài trên 7 ngày phải đề phòng có những biến chứng của viêm mũi.

Xử trí khi bị viêm mũi

Khi trẻ bị viêm mũi,  hàng ngày cần nhỏ mũi cho trẻ bằng dung dịch nước muối 0,9%, ngày 3 – 4 lần cho đến khi trẻ hết chảy nước mũi, dạy trẻ biết cách xì mũi đúng (bịt một bên, xì mũi bên kia). Cho  trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng thịt, cá, trứng, đậu, rau củ quả chín… giúp trẻ nhanh hồi phục.

Nếu trẻ sốt cao trên 38oC, cần hạ sốt bằng phương pháp lau mát và dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của thầy thuốc. Lau mát bằng khăn bông nhúng nước ấm (bằng thân nhiệt của trẻ) vắt kiệt, lau khắp người trẻ. Cho trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng, nơi trẻ nằm phải thoáng nhưng tránh gió lùa. Cần phải theo dõi nhiệt độ cho trẻ thường xuyên. Ngoài ra cho trẻ uống nhiều nước vì sốt làm mất nước.

Đặc biệt chú ý khi trẻ đang bị viêm mũi bỗng nhiên thấy sốt cao phải đề phòng biến chứng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị.

Phòng bệnh như thế nào?

Khi thời tiết thay đổi cần giữ ấm khi trời trở lạnh. Giữ gìn vệ sinh nhà cửa, nơi ngủ. Không dùng tay ngoáy mũi để tránh tổn thương niêm mạc mũi.  Hàng ngày dùng nước ấm hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh, rửa mũi. Vệ sinh mũi giúp loại bỏ gỉ mũi, chất nhầy, giúp ngăn ngừa và góp phần tránh các bệnh viêm nhiễm hô hấp như: Viêm mũi, nghẹt mũi, hắt xì và viêm xoang. Khi thấy viêm mũi kéo dài trên 7 ngày hoặc có triệu chứng nặng hơn như đau tai, khàn tiếng, khó thở phải kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

BS. Nguyễn Văn Tuấn
Nguồn: suckhoedoisong.vn

]]>