Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Wed, 05 Jan 2022 09:17:51 +0000 vi hourly 1 Trẻ bị viêm mũi – Cha mẹ cần biết điều gì? https://omron-yte.com.vn/19760-nhan-biet-tre-bi-viem-mui-bang-cach-nao/ Sun, 12 Dec 2021 09:17:58 +0000 https://omron-yte.com.vn/19760-nhan-biet-tre-bi-viem-mui-bang-cach-nao/ Viêm mũi là một bệnh lý đường hô hấp mà rất nhiều trẻ nhỏ gặp phải mỗi khi thời tiết chuyển mùa. Bệnh có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nếu không được xử trí, điều trị đúng cách. Để tìm hiểu rõ hơn về bệnh viêm mũi ở trẻ nhỏ, hãy cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây.

Tổng quan về viêm mũi ở trẻ

Viêm mũi là tình trạng lớp niêm mạc trong mũi bị viêm và sưng tấy. Trẻ nhỏ có cơ thể rất nhạy cảm, khả năng miễn dịch còn yếu là đối tượng rất dễ mắc phải tình trạng này. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 6 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ dưới 12 tháng tuổi.

Tổng quan về viêm mũi ở trẻ 1
Viêm mũi là bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ

Bệnh viêm mũi ở trẻ thường chia làm 2 nhóm:

  • Viêm mũi dị ứng: Là tình trạng viêm mũi xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng với các tác nhân gây kích thích trong môi trường.
  • Viêm mũi không do dị ứng (còn được gọi là viêm mũi vận mạch): Là tình trạng viêm mũi không phải do một dị ứng gây ra.

Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng viêm mũi lại gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho trẻ nhỏ, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Do đó, cha mẹ tuyệt đối không nên chủ quan mà cần chú ý đến các biểu hiện bất thường của trẻ để phát hiện bệnh sớm và kịp thời xử lý, ngăn ngừa bệnh trở nặng nhằm bảo vệ sức khỏe cho trẻ một cách tốt nhất.

Nguyên nhân thường gặp khiến trẻ bị viêm mũi

Một số nguyên nhân gây viêm mũi ở trẻ em có thể kể đến như:

  • Tiếp xúc với tác nhân dị ứng: Trẻ tiếp xúc với một số tác nhân như bụi, lông động vật, phấn hoa, nấm mốc, con gián,… sẽ rất dễ bị kích ứng, khiến niêm mạc mũi bị viêm nhiễm và tổn thương.
  • Tiếp xúc với yếu tố kích thích từ môi trường: Khói nhang, khói đốt, mùi nước hoa, khói thuốc lá, khói bụi công nghiệp, hóa chất,…
  • Thời tiết: Thời tiết chuyển mùa hoặc thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến cơ thể trẻ không kịp thích ứng sẽ gây ra các bệnh về đường hô hấp, trong đó có viêm mũi.
  • Di truyền: Viêm mũi dị ứng ở trẻ em cũng có thể do yếu tố di truyền. Nếu cha mẹ mắc bệnh thì trẻ sẽ có nguy cơ bị viêm mũi dị ứng cao hơn so với trẻ khác.
  • Bệnh đường hô hấp: Các bệnh viêm đường hô hấp như viêm amidan, viêm họng, viêm phế quản,… có thể gây kích thích niêm mạc mũi dẫn đến bệnh viêm mũi.

Ngoài ra, tình trạng viêm mũi còn có thể xảy ra khi trẻ ăn, đặc biệt là thức ăn cay và nóng, hoặc do sự thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt ở những bé gái dậy thì.

Nguyên nhân thường gặp khiến trẻ bị viêm mũi 1
Phấn hoa là nguyên nhân phổ biến gây viêm mũi dị ứng ở trẻ

Dấu hiệu nhận biết viêm mũi ở trẻ

Viêm mũi có thể gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy, việc nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh là cách tốt nhất để cha mẹ có biện pháp xử trí, điều trị kịp thời và ngăn ngừa bệnh diễn biến nặng.

Dưới đây là một số dấu hiệu của viêm mũi thường gặp ở trẻ nhỏ:

  • Ngứa mũi: Triệu chứng này thường xuất hiện đầu tiên, trẻ sẽ bị ngứa mũi từng cơn do tác nhân dị ứng gây nên.
  • Ngạt mũi, chảy nước mũi: Trẻ có triệu chứng ngạt mũi, chảy nước mũi trong hoặc mũi nhầy, thở khò khè, nhiều trường hợp nặng có thể gây khó thở, nghiêm trọng hơn có thể xuất hiện chứng ngưng thở.
  • Hắt hơi: Trẻ hắt hơi liên tục, đặc biệt vào sáng sớm do niêm mạc mũi bị kích thích.
  • Sốt: Trẻ có thể bị sốt đột ngột, thường dao động trên dưới 37,5 độ C. Trong trường hợp bội nhiễm, trẻ có thể sốt cao đến 39 – 40 độ C trong khoảng 2 – 3 ngày.
  • Đau họng, ho, chảy nước mắt, đau đầu, ù tai.

Ngoài ra, trẻ bị viêm mũi có thể có các biểu hiện khác như: bứt rứt, thường xuyên quấy khóc, bỏ ăn, mất ngủ về đêm, mệt mỏi, có thể kèm nôn ói hay tiêu chảy. Trường hợp nặng trẻ có thể bị chảy máu cam rất nguy hiểm.

Dấu hiệu nhận biết viêm mũi ở trẻ 1
Hắt hơi, sổ mũi là dấu hiệu thường thấy của viêm mũi ở trẻ

Trẻ bị viêm mũi có nguy hiểm không?

Viêm mũi không phải bệnh lý gây nguy hiểm lớn đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, với đối tượng trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh thì viêm mũi là một trong những bệnh viêm đường hô hấp nguy hiểm và khó điều trị dứt điểm nếu không được phát hiện sớm. Nguyên nhân là do cơ thể trẻ nhỏ còn non nớt, sức đề kháng yếu nên dễ bị kích ứng, dị ứng gây bệnh và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Đặc biệt, trẻ bị viêm mũi nếu không được can thiệp, điều trị đúng cách có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Bệnh chuyển sang mạn tính, kéo dài, tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ sau này.
  • Bệnh về đường hô hấp: Khi tình trạng viêm trở nên nặng, vùng niêm mạc mũi bị tổn thương sẽ rất dễ bị vi khuẩn, virus tấn công, gây viêm nhiễm đường hô hấp. Đây cũng là nguyên nhân gây các bệnh viêm họng, viêm thanh quản, viêm amidan, viêm xoang,… ở trẻ.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn: Đây là một bệnh mạn tính nguy hiểm chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Cơn hen suyễn cấp tính hay mạn tính nếu không được xử lý kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.
  • Tổn thương thị giác: Triệu chứng viêm mũi nặng có thể lan lên vùng mắt gây ra các triệu chứng ngứa mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt,… ở trẻ, nguy hiểm hơn là gây tổn thương vùng kết mạc.

Ngoài những biến chứng kể trên, các triệu chứng viêm mũi còn khiến trẻ luôn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, thường xuyên mất ngủ, quấy khóc, bỏ ăn, hay thức giấc về đêm,… Điều này gây nhiều ảnh hưởng xấu đến cuộc sống sinh hoạt, vui chơi, học tập của bé cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bé sau này.

Trẻ bị viêm mũi cần được điều trị như thế nào?

Điều trị viêm mũi ở trẻ nhằm mục tiêu kiểm soát các triệu chứng khó chịu của bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe bé. Tùy thuộc vào tình trạng viêm nhiễm, nguyên nhân gây bệnh, độ tuổi và cơ địa của trẻ nhỏ mà phương pháp điều trị cho mỗi trẻ sẽ khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp điều trị viêm mũi cho trẻ thường được áp dụng.

Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc 1
Dùng thuốc xịt mũi để làm giảm các triệu chứng của viêm mũi ở trẻ

Khi trẻ bị viêm mũi, bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ sử dụng một số loại thuốc điều trị như:

  • Thuốc kháng histamin: Đây là một loại thuốc phổ biến dùng trong điều trị dị ứng giúp giảm các triệu chứng ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi,… Một số thuốc kháng histamin hay được sử dụng như: Clorpheniramin, Fexofenadine,…
  • Thuốc chống viêm: Nhóm thuốc này thường ở dạng thuốc xịt, có tác dụng chống viêm, ức chế vi khuẩn ở niêm mạc mũi. Các thuốc này thường chỉ được chỉ định sử dụng trong thời gian ngắn, bao gồm: Rhinocort, Flixonase,  Pivalone,…
  • Thuốc kháng sinh: Được chỉ trong trường hợp viêm nhiễm nặng, có dấu hiệu nhiễm trùng do vi khuẩn. Một số kháng sinh hay dùng có thể kể đến như: Amoxicillin, Cefuroxim,…
Thuốc điều trị viêm mũi ở trẻ thường chỉ áp dụng với trẻ em trên 3 tuổi và có xuất hiện các triệu chứng cấp tính, nghiêm trọng vì tác dụng phụ của các loại thuốc kháng sinh, chống viêm, thuốc xịt, thuốc xông mũi rất dễ ảnh hưởng đến cơ thể non nớt của trẻ. 

Việc chỉ định dùng thuốc sẽ được bác sĩ cân nhắc tùy thuộc vào tình trạng bệnh, độ tuổi và cân nặng của trẻ. Cha mẹ không được tự ý mua thuốc cho trẻ sử dụng và cần tuân thủ nghiêm túc theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng, phác đồ và thời gian dùng thuốc để đạt hiệu quả điều trị tối ưu nhất, tránh các tác dụng không mong muốn của thuốc.

Các biện pháp chăm sóc trẻ tại nhà

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý thực hiện các biện pháp chăm sóc trẻ tại nhà để cải thiện triệu chứng, giúp trẻ dễ chịu và nhanh khỏi bệnh hơn. Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc trẻ bị viêm mũi tại nhà cha mẹ có thể tham khảo:

☛ Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý

Các biện pháp chăm sóc trẻ tại nhà 1
Mẹ nên rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý

Khi trẻ bị viêm mũi và có các dấu hiệu ngạt mũi, chảy nước mũi, cha mẹ cần rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý 0,9%, thực hiện 3 – 4 lần hàng ngày cho đến khi trẻ hết chảy nước mũi. Bạn nên sử dụng khăn mềm để lau sạch dịch mũi cho trẻ rồi vứt bỏ ngay sau khi sử dụng, tránh dùng giấy hoặc khăn cứng sẽ dễ khiến trẻ bị đau rát mũi.

Đối với trẻ nhỏ không tự xì mũi được hoặc dịch mũi quá nhiều, quá đặc, bạn có thể sử dụng dụng cụ hút mũi để làm thông thoáng đường thở cho trẻ. Bạn cần sử dụng dụng cụ hút mũi đúng cách và chỉ dùng khi thực sự cần thiết vì việc lạm dụng dụng cụ hút mũi có thể gây tổn thương niêm mạc mũi của trẻ.

Tuyệt đối không hút mũi trực tiếp cho trẻ bằng miệng vì điều này có thể khiến trẻ sơ sinh khó thở và vi khuẩn có thể lây lan từ miệng của người lớn vào đường hô hấp của trẻ khiến tình trạng viêm nặng hơn.

☛ Hạ sốt cho trẻ

Trẻ em bị viêm mũi có thể đi kèm với sốt. Nếu trẻ bị sốt cao trên 38,5 độ C, cha mẹ cần hạ sốt cho trẻ nhanh chóng bằng cách cho trẻ uống thuốc hạ sốt kết hợp với lau mát cơ thể. Cách thực hiện như sau:

  • Dùng khăn bông thấm nước ấm (khoảng 37 – 40 độ C), sau đó vắt ráo khăn, lau khắp người trẻ và xếp các khăn ấm này vào hai bên nách và bẹn của trẻ. Thường xuyên đổi khăn đến khi nhiệt độ cơ thể trẻ dưới 38 độ C thì không cần lau mát nữa.
  • Cho trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng và để trẻ nằm ngủ ở nơi thông thoáng, tránh gió mạnh, tránh quạt. Theo dõi nhiệt độ cho trẻ thường xuyên và cho trẻ uống bổ sung nước vì sốt dễ khiến cơ thể trẻ bị mất nước.
  • Dùng thuốc hạ sốt trong trường hợp cần thiết và tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, dược sĩ.

☛ Chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Các biện pháp chăm sóc trẻ tại nhà 2
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ để tăng cường sức đề kháng cơ thể

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị viêm mũi, cha mẹ cũng cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ. Một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp trẻ nâng cao sức đề kháng và ngăn ngừa tình trạng viêm mũi tái phát.

Cha mẹ cần bổ sung cho trẻ đầy đủ chất dinh dưỡng từ thịt, cá, trứng, đậu, rau củ quả,… để giúp trẻ nhanh hồi phục hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung cho trẻ các thực phẩm giàu vitamin C, E, khoáng chất (ổi, cam, dâu tây, cà chua, rau cải xanh, rau chân vịt,… ) giúp tăng cường miễn dịch cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường.

Bạn nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày và cho trẻ ăn theo nhu cầu để trẻ ăn được nhiều hơn.

☛ Cho trẻ uống nhiều nước hơn

Bổ sung đủ nước sẽ giúp làm lỏng chất nhầy trong mũi trẻ, giúp trẻ dễ xì mũi hơn, nhờ đó cải thiện các triệu chứng khó chịu cho trẻ. Bạn nên cho trẻ uống nhiều nước ấm hoặc có thể thay thế bằng các loại nước trái cây giúp trẻ dễ uống hơn.

Đối với trẻ sơ sinh, bạn nên bổ sung nước cho bé bằng cách cho bé bú sữa. Bạn nên cho trẻ bú nhiều lần trong một ngày để bé bú được nhiều sữa và hạn chế nôn trớ.

☛ Giữ trẻ tránh xa tác nhân gây dị ứng

Nếu nguyên nhân gây viêm mũi ở trẻ là do các tác nhân dị ứng, cha mẹ cần cách ly, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với dị nguyên đó bằng cách dọn dẹp vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, đặc biệt là phòng ngủ và nơi vui chơi của trẻ cũng như tránh cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá, thú nuôi trong nhà,…

Các biện pháp chăm sóc trẻ tại nhà 3
Dọn dẹp phòng ngủ của trẻ để hạn chế các tác nhân gây dị ứng

Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Trong trường hợp bệnh viêm mũi của trẻ tiến triển nặng kèm theo các biểu hiện dưới đây, cha mẹ cần kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa tai mũi họng để được thăm khám và xử lý kịp thời, tránh bệnh diễn tiến nặng thành các bệnh đường hô hấp khác và để không ảnh hưởng đến khả năng học tập, sinh hoạt của trẻ:

  • Tình trạng viêm mũi ở trẻ kéo dài trên 7 ngày.
  • Trẻ sốt cao trên 39 độ.
  • Có dấu hiệu ngạt thở, hốc mũi xung huyết và ứ đọng nhiều dịch, xuất hiện triệu chứng như đau tai, khàn tiếng, khó thở,…

Chăm sóc và phòng ngừa viêm mũi ở trẻ em

Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm mũi ở trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cần chủ động chăm sóc và phòng tránh bệnh cho con mình bằng các biện pháp dưới đây:

  • Giữ vệ sinh tai mũi họng cho trẻ: Vệ sinh hàng ngày bằng nước ấm hay nước muối sinh lý để loại bỏ gỉ mũi, chất nhầy, giúp ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp ở trẻ.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đủ chất dinh dưỡng cho trẻ để nâng cao sức đề kháng và ngăn ngừa bệnh tật.
  • Giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, đặc biệt là nơi trẻ ngủ và nơi chơi đùa.
  • Luôn giữ ấm cơ thể cho trẻ, đặc biệt vào thời điểm giao mùa, để trẻ không bị nhiễm lạnh, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp.
  • Hạn chế trẻ tiếp xúc với các tác nhân kích ứng như lông vật nuôi, phấn hoa, bụi bẩn, khói thuốc lá,…
  • Hạn chế cho trẻ ăn các thức ăn có nguy cơ gây dị ứng cao.
  • Cho trẻ uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây mỗi ngày.
  • Hạn chế sử dụng máy lạnh và sử dụng máy tạo độ ẩm, máy lọc không khí trong phòng trẻ.
  • Hạn chế để trẻ tiếp xúc với người lớn đang mắc bệnh: Tác nhân gây bệnh có thể dễ dàng lây lan từ người bệnh sang trẻ, đặc biệt là vi khuẩn gây các bệnh về đường hô hấp. Vì vậy, bạn nên hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người trong mùa dịch cũng như hạn chế hôn, tiếp xúc gần với trẻ khi bị bệnh.

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm mũi ở trẻ mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp cha mẹ có thêm những kiến thức hữu ích để chăm sóc sức khỏe cho các con một cách tốt nhất.

Tài liệu tham khảo:

  • http://benhvien108.vn/tu-6-thang-tuoi-tre-de-bi-viem-mui.htm
  • https://suckhoedoisong.vn/viem-mui-va-viem-mui-di-ung-o-tre-em-169211027172201731.htm
  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3206246/
  • https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/nonallergic-rhinitis/symptoms-causes/syc-20351229
]]>
Viêm mũi trẻ em – Những thông tin cần biết https://omron-yte.com.vn/18748-viem-mui-tre-em/ Fri, 20 Mar 2020 09:34:48 +0000 https://omron-yte.com.vn/18748-viem-mui-tre-em/ Viêm mũi là một bệnh rất hay gặp ở trẻ, nhất là trẻ dưới 6 tuổi. Viêm mũi kèm theo các triệu chứng như trẻ bị sốt nhẹ, bứt rứt, quấy khóc, kém ăn có khi còn nôn ói, tiêu chảy, trẻ bị ngạt mũi kèm theo chảy nước mũi trong, có thể bị ho kéo dài vài ngày rồi mới thuyên giảm. Dưới đây là một số thông tin về căn bệnh này.

Trẻ nhỏ là đối tượng nguy cơ bị viêm mũi

Viêm mũi thường xảy ra ở trẻ nhỏ từ khoảng 6 tháng tuổi đến 7-8 tháng tuổi. Khi trẻ hít không khí từ ngoài vào đến phổi, các tác nhân gây bệnh rất dễ đi vào theo, trẻ nhỏ hệ miễn dịch còn kém nên rất dễ nhiễm bệnh. Viêm mũi chủ yếu do viêm niêm mạc của hốc mũi và vùng họng mũi. Nếu không được điều trị dứt điểm,bệnh tái phát nhiều lần sẽ dẫn tới biến chứng như viêm phổi, viêm tai, viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp…

Những dấu hiêu, triệu chứng của viêm mũi trẻ em

Những dấu hiêu, triệu chứng của viêm mũi trẻ em 1

Khi bị viêm mũi, trẻ thường bị sốt và kèm theo bứt rứt, quấy khóc, kém ăn, đôi khi còn bị nôn mửa, tiêu chảy kéo dài trong khoảng 2 – 3 ngày. Ngoài ra, trẻ còn có một số biểu hiện mà mẹ cần chú ý như:

  • Ngứa mũi: Đây là triệu chứng xuất hiện đầu tiên, trẻ có triệu chứng ngứa từng cơn do dị nguyên và yếu tố bảo vệ gây ra. Ngoài ra niêm mạc bị kích ứng nên cũng khiến trẻ gặp phải triệu chứng hắt xì hơi nhiều lần.
  • Ngạt mũi, chảy nước mũi: Trẻ có các triệu chứng ngạt mũi, chảy nước mũi hay dịch nhầy mủ, một số bé còn có thể bị ho.

Nếu các triệu chứng kéo dài trên 7 ngày cần phải đề phòng với các biến chứng của viêm mũi. Vậy đâu là nguyên nhân gây viêm mũi ở trẻ em.

Nguyên nhân gây viêm mũi trẻ em

Viêm mũi là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi và nhất là với những trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi. Một số yếu tố dưới đây làm tăng nguy cơ gây bệnh viêm mũi ở trẻ em cha mẹ cần tham khảo để có biện pháp hạn chế các tác nhân gây bệnh:

  • Do dị ứng thời tiết: Khi thời tiết giao mùa, chuyển mùa, nóng lạnh thất thường làm cho cơ thể của bé chưa kịp thích nghi sẽ dễ dấn đến tình trạng viêm mũi trẻ em.
  • Do tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng: Phấn hoa, lông các con vật nuôi trong gia đình, bụi bẩn, ẩm môc, khói bụi… là các tác nhân gây dị ứng và ây bệnh viêm mũi cho cả trẻ em và người lớn
  • Do trẻ mắc các bệnh viêm đường hô hấp: Một số bệnh lý viêm đường hô hấp như viêm amidan, viêm họng, viêm phế quản,… gây kích thích niêm mạc mũi, dễ hình thành nên bệnh viêm mũi dị ứng.

Vậy làm nào khi thấy trẻ bị viêm mũi?

Vậy làm nào khi thấy trẻ bị viêm mũi? 1

Khi trẻ bị viêm mũi, các mẹ nên nhỏ mũi hàng ngày cho trẻ bằng dung dịch muối 0.9%, ngày 3-4 lần cho đến khi trẻ hết chảy nước mũi. Mẹ nên dạy bé cách xì mũi đúng bằng cách bịt một bên, xì bên còn lại. Trẻ bị viêm mũi cần được ăn uống đủ chất dinh dưỡng, bao gồm thịt, cá, trứng, đậu, rau củ quả chín …giúp trẻ nhanh hồi phục.

Nếu trẻ bị sốt cao trên 38 độ, cần hạ sốt bằng cách lau mát cho trẻ. Dùng thuốc hạ sốt trong trường hợp cần thiết theo chỉ định của bác sỹ. Lau mát cho trẻ bằng khăn bông nhúng nước ấm, vắt kiệt nước và lau khắp người cho trẻ.

Chú ý cho trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng, giữ không khí trong phòng thoáng nhưng tránh gió lùa. Cần phải theo dõi nhiệt độ cho trẻ thường xuyên. Ngoài ra, nên cho trẻ uống nhiều nước vì sốt rất dễ làm cơ thể trẻ mất nước.

Trường hợp trẻ đang bị viêm mũi bỗng thấy sốt cao phải đề phòng biến chứng, trường hợp này cần đưa trẻ đến gặp bác sỹ nơi gần nhất để trẻ được khám và điều trị.

Hiện nay, trên thị trường đã có nhiều sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm mũi dành riêng cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Máy xông mũi họng omron được phát triển cùng với các bác sĩ chuyên khoa hô hấp để điều trị hiệu quả viêm mũi, hen suyễn, viêm phế quản mãn tính, dị ứng và các rối loạn hô hấp khác. Máy xông nén khí tạo ra dung dịch phun sương. Khi có không khí vào bộ phun sương, nó chuyển thuốc vào một bình xịt có kích thước hạt phun nhỏ để có thể dễ dàng hít. Sản phẩm phù hợp với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị viêm mũi họng. Xem chi tiết tại: Máy xông mũi họng cho trẻ em

Có cách nào phòng ngừa bệnh viêm mũi cho trẻ không?

Viêm mũi xuất hiện nhiều khi thời tiết thay đổi, từ nóng sang lạnh đột ngột hoặc ngược lại. Vậy nên khi cho trẻ ra ngoài trong thời tiết này cần đảm bảo giữ ấm cho trẻ, tránh cho gió lùa trực tiếp vào cổ họng trẻ.

Các mẹ chú ý vệ sinh thường xuyên nhà cửa, nơi ngủ của trẻ, dạy cho trẻ biết không nên dùng tay ngoáy mũi tránh gây tổn thương niêm mạc mũi.

Có thể dùng nước ấm hoặc nước mũi vệ sinh, rửa mũi cho trẻ. Như vậy sẽ loại bỏ gỉ mũi, chất nhầy giúp ngăn ngừa và góp phần tránh các bệnh viêm nhiễm hô hấp như : Viêm mũi, nghẹt mũi, hắt xì và viêm xoang.

Khi các triệu chứng của viêm mũi kéo dài tren 7 ngày hoặc xuất hiện các triệu chứng nặng hơn như đau tai, khàn tiếng, khó thở, phải kịp thời đưa trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Omron-yte.com.vn

]]>
Chảy nước mũi và cách điều trị hiệu quả https://omron-yte.com.vn/25040-chay-nuoc-mui/ https://omron-yte.com.vn/25040-chay-nuoc-mui/#respond Fri, 28 Oct 2016 08:51:18 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=25040 Sổ mũi, chảy nước mũi là tình trạng phổ biến gây khó chịu và phiền toái trong cuộc sống. Tình trạng này do rất nhiều nguyên nhân gây ra, chẳng hạn như do nhiễm virus cảm lạnh, dị ứng thời tiết hay một số bệnh lý về xoang mũi… Nếu không được can thiệp và xử lý kịp thời có thể dẫn đến các bệnh lý về đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản. Vậy làm thế nào để chấm dứt được tình trạng khó chịu ấy? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ nguyên nhân để có biện pháp can thiệp phù hợp nhé!

Chảy nước mũi và cách điều trị hiệu quả 1

Chảy nước mũi là gì?

Nước mũi là một loại dịch nhầy trong suốt, hoạt động như một tấm lọc, giúp ngăn cản các loại hạt không mong muốn trong không khí đi vào cơ thể qua đường mũi. Chính vì vậy, nước mũi là cơ chế tự vệ tự nhiên của cơ thể trước những tác nhân có hại xâm nhập. Tuy nhiên, khi dịch mũi tiết ra quá mức so với bình thường và chảy ra ở cửa mũi trước hoặc qua cửa mũi sau xuống họng được gọi là tình trạng chảy nước mũi.

Tùy vào từng nguyên nhân mà dịch mũi có thể trong, đục, có màu xanh, vàng hoặc thậm chí là có lẫn máu cùng với một số biểu hiện đi kèm khác.

Nguyên nhân gây chảy nước mũi

Nguyên nhân gây chảy nước mũi 1

Chắc hẳn trong số chúng ta, ai ai cũng đã từng trải qua những lần bị chảy nước mũi. Chúng khiến ta khó thở, ngứa mũi, thậm chí gây mệt mỏi, ngại giao tiếp. Quả là một triệu chứng khó chịu phải không?

Để biết nguyên nhân của hiện tượng chảy nước mũi là gì, bạn có thể tự phán đoán qua một số biểu hiện kèm theo. Thực tế thì tình trạng chảy nước mũi thường do một số nguyên nhân sau:

  • Cấu tạo hốc mũi: Được lót một lớp niêm mạc, trên bề mặt được bao phủ thảm nhầy chức năng bảo vệ nhờ có tác dụng giữ bụi bẩn và các loại vi khuẩn sau đó vận chuyển ra phía sau và xuống họng. Một khi lớp mô trong hốc mũi bị kích thích bởi các yếu tố như hóa chất, viêm nhiễm, khối u, dị vật… làm cho tuyến chế tiết nằm trong lớp biểu mô tăng sản xuất, dịch tiết nhiều hơn bình thường gây hiện tượng chảy nước mũi.
  • Cảm lạnh: Virus cảm lạnh xâm nhập vào cơ thể qua mũi, dính vào các phân tử tế bào. Cơ thể sẽ giải phóng ra một chất hóa học gọi là cytokine gây viêm, chảy nước mũi. Khi bị cảm lạnh, chất nhầy thường rõ ràng và chảy nước
  • Viêm xoang: Dấu hiệu của viêm xoang thường là sốt, mệt mỏi, ho, nghẹt mũi, nước mũi màu vàng hoặc xanh . Ngoài ra, dịch nhầy có thể chảy xuống họng hoặc chảy ra ngoài.
  • Dị ứng: Bạn cũng có thể bị chảy nước mũi nếu như tiếp xúc với chất kích thích. Thông thường, chất gây dị ứng sẽ làm mũi ngứa, sưng, khiến bạn hắt hơi và chảy nước mũi.
  • Thức ăn cay: Đôi khi, chảy nước mũi là do kích thích thần kinh. Một số loại dây thần kinh trong khoang mũi có thể tăng sản xuất nhiều chất nhầy hơn. Và một số dây thần kinh có thể được kích hoạt là do các loại thức ăn cay. Capsaicin – chất cay trong quả ớt gây chảy nước mũi và đổ mồ hôi. Đây có thể là một phản ứng đẩy chất kích thích ra khỏi cơ thể.
  • Polyp mũi: Polyp mũi là một trong những bệnh tai mũi họng phổ biến. Polyp mũi gây ra các triệu chứng giống như viêm mũi xoang như nghẹt mũi, khó thở, chảy nước mũi liên tục, thay đổi về khứu giác,…

Đó là những nguyên nhân hay gặp nhất của chảy nước mũi. Ngoài ra, chảy nước mũi có thể là biểu hiện của các bệnh như sởi (kèm theo sốt, ho, mắt đỏ, phát ban,…), viêm mũi dị ứng, thậm chí là các bệnh về phổi như viêm phế quản phổi (ho, khó thở, ăn kém,…),…

Cách trị chảy nước mũi hiệu quả

Áp dụng theo những lời khuyên dưới đây, chắc chắn tình trạng chảy nước mũi của bạn sẽ được cải thiện đáng kể đấy.

Tham khảo ý kiến bác sỹ

Nếu bạn đang gặp rắc rối với nước mũi và nghẹt mũi, rất có thể là do các vi khuẩn đã phát triển và làm tắc xoang mũi, dẫn đến viêm xoang.

  • Dấu hiệu của viêm xoang bao gồm xoang áp, nghẹt mũi, đau hoặc đau đầu kéo dài quá 7 ngày.
  • Nếu bị sốt, bạn có thể đã bị viêm xoang.

Tham khảo ý kiến bác sỹ 1

Rửa mũi thường xuyên

Bình rửa mũi là dụng cụ có hình dáng giống như một ấm trà nhỏ. Nếu sử dụng đúng cách, bình rửa mũi có thể giúp đẩy nước mũi và các chất gây kích ứng ra khỏi mũi và bổ sung độ ẩm cho xoang mũi.

Rửa mũi thường xuyên 1

  • Bình rửa mũi sẽ phát huy tác dụng khi bạn để nước trong bình (nước muối hoặc nước cất) chảy vào một bên mũi và chảy ra ở mũi bên kia, giúp loại bỏ các chất gây kích ứng và vi trùng.
  • Cho khoảng 100 ml nước muối vào bình, sau đó nghiêng đầu vào chậu rửa mặt và đặt vòi của bình rửa vào lỗ mũi phía trên.
  • Rót nước trong bình vào lỗ mũi và để nước chảy ra ở lỗ mũi còn lại. Lặp lại quy trình này với lỗ mũi bên kia.
  • Đây là quá trình rửa mũi vì bạn dùng chất lỏng để làm sạch mũi, loại bỏ nước mũi và chất gây kích ứng khiến cơ thể tiết nước mũi nhiều hơn. Bạn có thể dùng bình rửa mũi một hoặc hai lần mỗi ngày.
  • Bình rửa mũi cũng có tác dụng tăng độ ẩm và khiến xoang mũi cảm thấy dễ chịu hơn. Bạn có thể mua bình tại các hiệu thuốc với chi phí thấp mà không cần đơn của bác sĩ. Hãy nhớ rửa sạch bình sau mỗi lần sử dụng.

Rửa mũi bằng nước muối

Nếu bạn muốn tự làm dung dịch rửa mũi, hãy dùng nước cất hoặc nước tiệt trùng. Bạn cũng có thể dùng nước đun sôi để nguội nhưng tuyệt đối không dùng nước lấy trực tiếp từ vòi vì nước này có thể chứa chất bẩn và chất kích ứng.

Rửa mũi bằng nước muối 1

  • Dùng khoảng 200 ml nước, 1/4 thìa cà phê muối ăn dạng hạt và 1/4 thìa cà phê muối nở. Lưu ý, không dùng muối tinh thông thường. Khuấy đều cho tan muối và đổ dung dịch vào bình rửa.
  • Bạn có thể bảo quản dung dịch nước muối đã pha trong vòng 5 ngày trong chai/lọ đậy kín và để trong tủ lạnh. Trước khi dùng, lấy dung dịch ra khỏi tủ lạnh và chờ đến khi dung dịch đạt được nhiệt độ phòng.

Chườm nóng cho vùng mặt

Chườm nóng có thể giúp giảm đau do xoang áp gây ra, làm loãng nước mũi và giúp nước mũi chảy ra khỏi xoang mũi dễ dàng hơn.

Chườm nóng cho vùng mặt 1

  • Làm ướt một chiếc khăn nhỏ hoặc một miếng vải bằng nước nóng, sau đó đặt khăn lên mặt ở chỗ bạn cảm thấy nhiều áp lực nhất.
  • Nhìn chung, bạn có thể đặt khăn lên vùng mắt, lông mày, mũi và gò má (nửa trên của khuôn mặt).
  • Sau mỗi vài phút, làm nóng lại khăn và tiếp tục đắp lên mặt để giảm đau và áp lực.

Kê cao gối một chút khi ngủ

Việc này giúp khoang mũi được thông thoáng trong đêm và ngăn nước mũi tích tụ trong mũi.

  • Nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể khỏe mạnh và phòng chống viêm xoang do cơ thể tiết quá nhiều nước mũi trong xoang mũi.

Kê cao gối một chút khi ngủ 1

Tăng độ ẩm trong phòng của bạn

Không khí khô có thể là một chất kích ứng, gây ra nhiều vấn đề cho xoang mũi như chảy nước mũi và nghẹt mũi.

Tăng độ ẩm trong phòng của bạn 1

  • Máy tạo độ ẩm có 2 loại chính: tạo sương lạnh và tạo hơi ấm, mỗi loại lại có nhiều biến thể khác nhau. Nếu bạn bị khô mũi, dẫn đến khó chịu, kích ứng và chảy nước mũi, hãy xem xét sử dụng máy tạo ẩm tại nhà.
  • Các loại cây trồng trong nhà cũng có tác dụng tăng độ ẩm trong không khí. Bạn có thể sử dụng cây trồng trong nhà như một giải pháp thay thế hoặc bổ sung cho máy tạo ẩm.
  • Cách đơn giản khác để tăng độ ẩm tạm thời bao gồm hơi nước bốc lên từ nước đun sôi trên bếp, mở cửa phòng tắm, xả nước nóng hoặc phơi quần áo trong nhà.

Xông hơi mặt

Hơi nước làm loãng dịch nhầy ở ngực, mũi và họng, giúp bạn đẩy dịch nhầy ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn.

Xông hơi mặt 1

  • Đun sôi một ấm nước sau đó đưa mặt vào gần miệng ấm và hít thở với hơi nước bốc lên trong vài phút.
  • Dùng một chiếc khăn đủ lớn đề chùm lên đầu, giúp hơi nước tập trung lại để bạn hít thở được nhiều hơn.
  • Ngoài ra, bạn có thể tắm nước nóng để làm loãng nước mũi.

Giữ nhà cửa, không gian sống sạch sẽ

Việc tiếp xúc với chất phơi nhiễm như khói, thay đổi nhiệt độ đột ngột, mùi hóa chất mạnh, có thể khiến xoang mũi tiết nhiều nước mũi hơn. Đôi khi, nước mũi sẽ chảy ngược vào họng (được biết đến là hội chứng chảy dịch mũi sau), các chất gây kích ứng còn có thể khiến phổi tiết ra dịch nhầy gọi là đờm. Bạn có thể sẽ muốn ho để tống đờm ra khỏi cơ thể.

Giữ nhà cửa, không gian sống sạch sẽ 1

  • Bỏ hút thuốc nếu bạn đang hút thuốc. Cố gắng tránh tiếp xúc với khói thuốc, kể cả trực tiếp và gián tiếp.
  • Nếu bạn biết chắc đó chính là một trong những nguyên nhân gây chảy nước mũi, hãy tránh đốt rác trong vườn hoặc đứng ngược chiều gió khi đốt lửa trại.
  • Các chất gây ô nhiễm khác mà chúng ta hít phải cũng có thể gây ra rắc rối cho xoang mũi. Hãy cẩn thận với bụi, lông của vật nuôi, các loại men và nấm mốc tại nhà và nơi làm việc. Thay các loại lưới lọc không khí (trong điều hòa chẳng hạn) thường xuyên để giảm thiểu các chất gây kích ứng trong nhà.
  • Khí thải, hóa chất sử dụng trong công việc và ngay cả sương khói cũng có thể kích thích quá trính tiết dịch mũi giống như chất gây dị ứng. Hiện tượng này được gọi là viêm mũi không do dị ứng.

Đeo khẩu trang khi ra đường

Nếu công việc đòi hỏi bạn phải làm việc trong môi trường nhiệt độ lạnh, dịch mũi sẽ được tích tụ nhiều hơn trong xoang mũi và chảy ra ngoài khi bạn đến một môi trường ấm hơn.

Đeo khẩu trang khi ra đường 1

  • Thực hiện các biện pháp giữ ấm cho vùng mặt và mũi nếu bạn phải ra ngoài khi trời lạnh.
  • Đội mũ ôm đầu để giữ ấm cho phần đầu và xem xét sử dụng khẩu trang hoặc mặt nạ (loại trùm đầu giống như mặt nạ trượt tuyết) để giữ ấm cho phần mặt.

Xì mũi thật nhẹ

Tuy nhiên, có một số chuyên gia cho rằng việc xì mũi đôi khi có hại hơn là có lợi.

Xì mũi thật nhẹ 1

  • Xì mũi nhẹ nhàng, từng bên một.
  • Xì mũi quá mạnh có thể tạo thành những lỗ nhỏ ở xoang mũi. Nếu trong mũi đã có sẵn vi khuẩn hoặc chất kích ứng không mong muốn, việc hỉ mũi sẽ khiến cho vi khuẩn hoặc các chất này càng đi sâu hơn vào trong xoang mũi.
  • Luôn dùng dụng cụ sạch (khăn hoặc khăn giấy) để xì mũi và phải rửa tay thật sạch sau đó để tránh phát tán vi khuẩn hoặc vi trùng gây bệnh.

Ngoài ra, các bạn cũng có thể tham khảo thêm sản phẩm Máy xông mũi họng của Omron y tế để bảo vệ cơ quan hô hấp của bản thân và gia đình nhé!

]]>
https://omron-yte.com.vn/25040-chay-nuoc-mui/feed/ 0
Chữa viêm mũi và một số lưu ý cho người bệnh https://omron-yte.com.vn/19757-chua-viem-mui-va-mot-so-luu-y-cho-nguoi-benh/ Thu, 09 Jan 2014 02:15:53 +0000 https://omron-yte.com.vn/19757-chua-viem-mui-va-mot-so-luu-y-cho-nguoi-benh/  Viêm mũi gây rất nhiều khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày, tuy không nguy hiểm nhưng nếu không chữa trị dứt điểm có thể dẫn tới viêm xoang mãn tính và các bệnh khác về đường hô hấp. Về việc chữa trị cho người bị viêm mũi, hiện nay đã có nhiều phương pháp, dưới đây là 3 phương pháp hay được sử dụng: chữa theo thuốc Nam và chữa theo y học cổ truyền bằng những bài thuốc đơn giản và phương pháp sử dụng máy xông.

Chữa viêm mũi và một số lưu ý cho người bệnh 1

Viêm mũi có chữa khỏi hẳn được không?

Câu trả lời là có. Nhưng nhanh hay chậm, khỏi hay không khỏi lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Khi bệnh mới chớm, người bệnh nên điều trị bằng các phương pháp tự nhiên, không nên vội sử dụng thuốc kháng sinh và quan trọng nhất là phải giữ gìn vệ sinh mũi. Trường hợp không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ nặng thêm theo từng mùa và dẫn tới viêm xoang hen, hoặc các bệnh hô hấp mãn tính. Khi bệnh đã nặng và chuyển thể, việc điều trị sẽ khó khăn hơn nhiều.

Chữa và điều trị viêm mũi bằng cách nào?

Dưới đây là một số phương pháp chữa trị viêm mũi theo thuốc Nam và theo phương pháp cổ truyền.

Chữa viêm mũi bằng thuốc Nam

  • 200g hành tây rửa sạch, bỏ vào cối đá, cho thêm 1 thìa nước sôi rồi giã nát, nhỏ mũi ngày 3 lần. Nếu bị nghẹt thở, lấy 1 tép tỏi bóc vỏ, giã nát, nhét vào mũi, mũi sẽ thông nhanh hơn.
  • Mật lợn và bột hoắc hương rang lên, hít hoặc thổi thuốc vào mũi.
  • Bồ kết tán bột, thổi vào mũi ngày vài lần.
  • Hoa mộc lan 30 g sấy khô, tán bột, đựng trong bình kín, thổi vào mũi ngày 3 lần, mỗi đợt điều trị 3 ngày.
  • Cửu căn (rễ cây hẹ), giã lấy nước, để lắng, nhỏ vào mũi ngày 2 lần.
  • Hành lá 7 cây, dầu bạc hà và dầu glycerin mỗi thứ 1 giọt. Hành rửa sạch, để khô, cắt nhỏ, giã nát, lọc lấy nước rồi cho dầu vào. Đựng thuốc trong bình kín, lắc đều trước khi dùng, ngày nhỏ 3 lần.
  • Thầu dầu 300 hạt, táo lớn gọt vỏ 15 g, giã nát, dùng bông quấn thuốc cho vào lỗ mũi.
  • Bột gừng trộn với mật ong nhét vào lỗ mũi.
  • Hành tươi giã nát đưa vào lỗ mũi (sáng dùng phần củ, trưa dùng phần giữa, tối dùng phần còn lại).

Chữa viêm mũi bằng phương pháp cổ truyền

  • Củ hành ta 50 gr, gừng tươi 50 gr. Đem cả hai giã nhuyễn cho vào hai muỗng giấm ăn, trộn đều lên, rồi cho vào một tô, hoặc nồi nước thật nóng để xông mũi, họng. Hít thật sâu hơi nước bốc lên từ nước chế biến trên, để hơi đi vào mũi, miệng. Áp dụng cho các trường hợp bị nghẹt mũi và viêm mũi.
  • Dùng một ít sáp ong rừng để lên trên vật dụng có chứa than cho sáp ong bốc hơi, rồi dùng bìa giấy cứng cuốn lại thành hình cái phễu để xông hơi lên mũi.
  • Lấy 30 gr hạt của cây rau hẹ, 30 gr vị thuốc thiên niên kiện, đem giã nhỏ rồi trộn chung lại với nhau và cho vào một cái tô nước nóng để xông. Cách xông cũng giống như trên.
  • Dùng các nguyên liệu gồm: 5 gr bạc hà, 5 gr bạch chỉ, 10 gr thương nhĩ tử, 10 gr tân di hoa, 3 củ hành tươi và 5 gr trà diệp. Đem các nguyên liệu cho vào nồi, nấu sôi với nửa lít nước, để uống trong ngày.
  • Lấy một ít cỏ cứt lợn tươi (có người gọi là cỏ hôi) rửa sạch, giã nhuyễn rồi vắt lấy nước cốt để nhỏ mũi, ngày 3 lần.
  • Dùng vỏ bí đao tươi, dây mướp (lấy đoạn gần ở gốc), và vị thuốc ý dĩ (mỗi loại 50 gr), đem nấu với 2 lít nước để uống trong ngày. Cách làm này tốt với các trường hợp viêm mũi dị ứng do thời tiết, có chảy nước mũi nhiều.
  • Một ít gừng tươi cắt lát, cùng 20 gr tô diệp rửa sạch, đem cả hai nấu với nửa lít nước (hoặc có thể dùng nước sôi để hãm), lấy nước dùng trong ngày. Dùng cho trường hợp viêm mũi do thời tiết mưa nắng thất thường.
  • Dùng nửa lít dầu dừa nấu cho sôi rồi cho vào 100 gr hạt thảo quyết minh (một vị thuốc) vào nấu tiếp đến khi hạt bốc khói lên, thì vớt hạt thảo quyết minh ra để cho ráo dầu, rồi cho vào lọ đậy kín để dành xông dần. Mỗi khi xông lấy vài hạt nói trên cho vào vật dụng đựng lửa than đến khi hạt lên khói, thì dùng nửa tờ giấy cứng quấn lại hình cái phễu, một đầu phễu đặt lên vật chứa hạt thảo quyết minh, đầu còn lại đặt áp lên mũi để xông hơi vào mũi, hít nhẹ từ từ. Mỗi ngày làm 2 lần như vậy.

Sử dụng máy xông để chữa và điều trị viêm mũi

Việc sử dụng các loại thảo mộc để hỗ trợ điều trị cũng là một phương pháp tốt, tuy nhiên, trên thực tế so sánh, sử dụng máy điều trị viêm mũi (máy xông khí dung) vẫn an toàn hơn sử dụng thuốc. Hiện nay trên thị trường đang có rất nhiều dòng máy xông khí dung, phổ biến và uy tín có máy xông khí dung Omron. Máy sử dụng công nghệ hiện đại, kích thước hạt khí mịn, an toàn và hợp vệ sinh. Sản phẩm điều trị hiệu quả cho các trường hợp viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn,…và không gây phản ứng phụ cho hiệ tiêu hóa như phương pháp điều trị bằng thuốc uống. Xem chi tiết tại: Máy xông mũi họng Omron

Theo Omron-yte.com.vn (St)

]]>
Trẻ nhỏ dễ bị viêm mũi khi thời tiết thay đổi https://omron-yte.com.vn/18751-tre-nho-de-bi-viem-mui-khi-thoi-tiet-thay-doi/ Sat, 24 Aug 2013 01:16:53 +0000 https://omron-yte.com.vn/18751-tre-nho-de-bi-viem-mui-khi-thoi-tiet-thay-doi/ Cứ mỗi dịp thời tiết thay đổi, trẻ nhỏ do sức đề kháng yếu nên dễ bị mắc các bệnh đường hô hấp trong đó có viêm mũi. Cha mẹ nên đặc biệt chú ý nhiều hơn để phòng cũng như điều trị kịp thời bệnh viêm mũi cho con em mình.

Trẻ nhỏ dễ bị viêm mũi khi thời tiết thay đổi 1

Trẻ rất dễ bị viêm mũi khi thời tiết thay đổi

Viêm mũi ở trẻ em có đặc điểm là hay tái phát, những lần tái phát có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh và trẻ còn đang bú mẹ. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới viêm mũi là tình trạng nhiễm trùng do virus, vi khuẩn gây ra.

Thêm vào đó, thời tiết chuyển mùa là thời điểm mà vệ sinh môi trường không đảm bảo, khói bụi, nhà không kín bị gió lùa sẽ khiến virus càng dễ dàng phát triển và có cơ hội xâm nhập khiến trẻ dễ bị bệnh hơn.

Ngoài ra, nếu các trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng, trẻ bị đẻ non, cơ địa dị ứng hoặc đang mắc bệnh mạn tính, bệnh làm giảm hệ thống miễn dịch như sởi, cúm …. cũng là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus viêm mũi tấn công.

Các trẻ nhỏ dưới 3 tuổi có thể bị viêm mũi 4-6 lần trong năm, tần số này có thể tăng lên trong thời kỳ bé đi nhà trẻ, mẫu giáo, sau đó giảm dần. Nếu viêm mũi tái phát quá nhiều, các mẹ nên chú ý tránh để trẻ bị một số biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm tai …

Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm mũi

Trẻ bị viêm mũi thường kèm theo các biểu hiện ngoài như bị sốt nhẹ, ngoài ra trẻ có thể bứt rứt, khó ngủ,quấy khóc, kém ăn đôi khi là nôn mửa, tiêu chảy. …Ngạt mũi kèm theo chảy nước mũi trong hoặc mũi nhầy mủ và ho. Nếu các triệu chứng này kéo dài trên 7 ngày thì các bậc cha mẹ cần cẩn thận với những biến chứng của viêm mũi.

Xử lý và phòng ngừa khi trẻ bị viêm mũi

Khi trẻ bị viêm mũi, hàng ngày các mẹ cần nhỏ mũi cho trẻ bằng dung dịch nước muối 0,9%, ngày 3 -4 lần cho đến khi trẻ hết chảy nước mũi, dạy trẻ biết cách xì mũi đúng, cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng cần thiết như thịt, cá, trứng, đậu, rau củ quả chín … giúp trẻ nhanh hồi phục.

Nếu trẻ sốt quá cao, trên 38 độ, cần hạ sốt cho trẻ bằng cách dùng khăn ấm lau mát hoặc dùng thuốc hạ sốt trong trường hợp cần thiết theo chỉ định của bác sỹ. Cho trẻ mặc quần áo mỏng, thông thoáng và đảm bảo trong phòng tránh gió lùa. Cần phải theo dõi nhiệt độ cho trẻ thường xuyên ngoài ra, trẻ cũng cần được uống đủ lượng nước vì sốt rất dễ làm cơ thể trẻ bị mất nước.

Trường hợp trẻ đang bị viêm mũi bỗng nhiên thấy sốt cao phải đề phòng biến chứng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị.

Viêm mũi ở trẻ em rất dễ xảy ra khi thời tiết thay đổi, vậy nên các bậc cha mẹ cần chú ý giữ ấm cho trẻ khi trời trở lạnh. Giữ gìn vệ sinh nhà cửa, nơi ngủ để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn. Tập cho trẻ có thói quen không nên dùng tay ngoáy mũi để tránh tổn thương niêm mạc mũi. Hàng ngày dùng nước ấm hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh rửa mũi cho trẻ, chú ý không nên để chân trẻ bị ẩm ướt hoặc bị lạnh nhất là khi ngủ. Ngoài ra, trẻ cần có thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên để tránh nhiễm trùng. Việc vệ sinh sạch sẽ thường xuyên sẽ giúp loại bỏ gỉ mũi, chất nhầy, ngăn ngừa và phòng tránh các bệnh đường hô hấp như viêm mũi, nghẹt mũi, hắt xì và viêm xoang.

Omron-yte.com.vn

]]>
Viêm mũi mãn tính: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị https://omron-yte.com.vn/18745-dieu-tri-viem-mui-man-tinh/ Fri, 23 Aug 2013 09:34:12 +0000 https://omron-yte.com.vn/18745-dieu-tri-viem-mui-man-tinh/ Viêm mũi mãn tính là bệnh đường hô hấp phổ biến với những triệu chứng bệnh kéo dài, tái phát nhiều lần, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn đầy đủ những thông tin về bệnh viêm mũi mãn tính để từ đó có phương hướng chăm sóc và phòng ngừa bệnh để bảo vệ tốt sức khỏe của bản thân và cả gia đình.

Tổng quan về viêm mũi mãn tính

Viêm mũi mãn tính là tình trạng niêm mạc bên trong mũi bị viêm trong một thời gian dài từ 4 tuần trở lên và có thể kéo dài nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. Đặc điểm này giúp phân biệt với tình trạng viêm mũi cấp tính chỉ kéo dài từ vài ngày đến bốn tuần.

Tổng quan về viêm mũi mãn tính 1
Viêm mũi mãn tính là tình trạng viêm mũi kéo dài từ 4 tuần trở lên

Viêm mũi mãn tính có thể chia làm 2 loại là:

  • Viêm mũi mãn tính quá phát: Tình trạng này thường xảy ra ở người lớn, chủ yếu do dị ứng, hoặc tiếp xúc thường xuyên với khói bụi, hóa chất độc hại…gây viêm nhiễm lớp niêm mạc trong khoang mũi.
  • Viêm mũi mãn tính xuất tiết: Thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ đã hoặc đang bị viêm amidan.

Trong một số trường hợp, viêm mũi mãn tính là do cơ địa của người bệnh gây ra và việc điều trị khỏi hoàn toàn là rất khó khăn. Tuy nhiên, việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn có thể phát hiện sớm và áp dụng phương pháp điều trị kịp thời, đúng cách, nhờ đó giúp giảm bớt được triệu chứng, tần suất bệnh tái phát cũng như ngăn ngừa bệnh trở nặng, phòng tránh những biến chứng nghiêm trọng do bệnh gây ra.

Nguyên nhân gây viêm mũi mãn tính

Viêm mũi mãn tính có thể do một số nguyên nhân gây nên, trong đó có thể phân thành 2 nhóm chính:

➤ Viêm mũi do dị ứng

Đa số trường hợp người bệnh viêm mũi mãn tính đều là do dị ứng, xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể bạn phản ứng quá mức với sự xuất hiện của chất gây dị ứng trong không khí. Khi chất gây dị ứng xâm nhập vào mũi, cơ thể sẽ tiết ra một chất hóa học gọi là histamine để chống lại các tác nhân này. Sự giải phóng histamin sẽ dẫn đến các triệu chứng viêm nhiễm, phù nề niêm mạc trong khoang mũi.

Các chất gây dị ứng phổ biến có thể dẫn đến viêm mũi mãn tính bao gồm:

  • Phấn hoa.
  • Bụi nhà.
  • Lông thú cưng.
  • Gián.
Nguyên nhân gây viêm mũi mãn tính 1
Nguyên nhân gây viêm mũi

➤ Viêm mũi không do dị ứng

Viêm mũi không do dị ứng là tình trạng viêm mũi mà nguyên nhân gây ra không liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể. Viêm mũi không dị ứng xảy ra khi các mạch máu bên trong mũi giãn nở dẫn đến tình trạng sưng tấy và bị tắc nghẽn. Nó thường gây ra bởi các vấn đề như:

  • Thay đổi thời tiết như không khí quá lạnh hoặc khô.
  • Do môi trường: Các hóa chất gây kích ứng hoặc ô nhiễm không khí như: nước hoa, chất tẩy rửa có mùi mạnh, khói bụi, khói thuốc lá,…
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc như: Thuốc giảm đau (Aspirin, Ibuprofen,..), thuốc chẹn beta, thuốc chống trầm cảm, thuốc tránh thai, lạm dụng thuốc xịt thông mũi.
  • Do hậu phẫu thuật: Những người từng phẫu thuật vẹo vách ngăn mũi, polyp mũi, phẫu thuật xoang,…
  • Do di truyền: Trong gia đình có người thân từng có tiền sử mắc viêm mũi mãn tính thì nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ tăng cao.
  • Một số vấn đề về sức khỏe khác: Trào ngược dạ dày – thực quản, hen suyễn hoặc viêm xoang mãn tính.
  • Thay đổi nội tiết tố liên quan đến mang thai, kinh nguyệt hoặc các bệnh tuyến giáp.
  • Căng thẳng.

Dấu hiệu nhận biết viêm mũi mạn tính

Bạn có thể nhận biết viêm mũi mãn tính qua một số dấu hiệu dưới đây:

  • Viêm mũi mãn tính quá phát: Người bệnh hay gặp phải nhất chính là cảm giác nghẹt mũi, đôi lúc có xuất tiết. Nguyên nhân bị nghẹt mũi trong trường hợp này không phải do chất nhầy tích tụ mà là do niêm mạc mũi bị sưng tấy.
  • Viêm mũi mãn tính xuất tiết: Có các triệu chứng như chảy nước mũi, hắt hơi, niêm mạc mũi bị phù nề, cuống mũi sưng to gây hẹp đường thở khiến người bệnh khó thở, ứ đọng nhiều dịch nhầy,…
Bên cạnh các triệu chứng trên, nhiều người bị viêm mũi dị ứng còn bị ngứa hoặc chảy nước mắt.
Dấu hiệu nhận biết viêm mũi mạn tính 1
Hắt hơi, chảy nước mũi là một trong những dấu hiệu của viêm mũi mãn tính

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Triệu chứng viêm mũi và cách điều trị

Viêm mũi mãn tính có nguy hiểm không?

Viêm mũi là một bệnh lý không gây nguy hiểm đến tính mạng và có thể điều trị. Tuy nhiên, nhiều người có tâm lý chủ quan do các triệu chứng nhẹ và thường không đặc hiệu nên không điều trị bệnh kịp thời hoặc điều trị không đúng cách, dẫn đến tình trạng viêm mũi mãn tính kéo dài gây ra nhiều biến chứng khác ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đặc biệt, viêm mũi mãn tính có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng sau:

  • Ngủ ngáy nhiều: Tình trạng nghẹt mũi kéo dài do ứ đọng dịch nhầy khiến người bệnh hít thở bằng mũi khó khăn, thở bằng miệng nên gây ra tình trạng ngáy ngủ. Trong trường hợp thở bằng miệng mà lượng oxy cung cấp cho não không đủ có thể gây hội chứng ngưng thở khi ngủ, nhồi máu não, nghiêm trọng hơn là đột tử.
  • Xuất hiện polyp mũi: Đây là một tình trạng nghiêm trọng do viêm mũi mãn tính gây ra. Khi polyp phát triển to, phì đại khiến người bệnh khó thở, nghiêm trọng hơn có thể gây ngạt thở, nguy hiểm đến tính mạng.
  • Nhiễm trùng tai giữa: Dịch nhầy trong mũi ứ đọng gây tắc nghẽn có thể ảnh hưởng đến tai giữa gây nên viêm nhiễm.
  • Hen suyễn: Các yếu tố gây bệnh viêm mũi mãn tính thường là các yếu tố gây khởi phát cơn hen. Chính vì vậy, bệnh nhân mắc viêm mũi mãn tính sẽ có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao hơn bình thường và nếu không điều trị tốt thì các cơn hen sẽ bùng phát nặng hơn, nhất là vào mùa đông.
  • Ung thư mũi: Viêm mũi mãn tính nếu để lâu không điều trị rất dễ biến chứng thành ác tính, tiến triển thành ung thư và rất khó để chữa trị.
Viêm mũi mãn tính có nguy hiểm không? 1
Viêm mũi mãn tính nếu không được điều trị có thể dẫn tới hen suyễn

Chẩn đoán viêm mũi mãn tính

Để chẩn đoán viêm mũi mãn tính, bác sĩ có thể hỏi về tiền sử dị ứng của bạn hoặc thực hiện các xét nghiệm dị ứng gọi là xét nghiệm kháng thể IgE đặc hiệu với chất gây dị ứng để chẩn đoán sơ bộ và tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Những người bị viêm mũi không dị ứng sẽ có kết quả xét nghiệm dị ứng trên da âm tính. Lúc này, tùy trường hợp mà bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán khác cho phù hợp.

Điều trị viêm mũi mãn tính như thế nào?

Điều trị viêm mũi mãn tính bao gồm kết hợp sử dụng thuốc và thay đổi lối sống. Trong một số trường hợp, bạn có thể cần phẫu thuật để giảm các triệu chứng của viêm mũi mãn tính.

Điều trị tại nhà

Các phương pháp điều trị viêm mũi tại nhà có thể áp dụng điều trị cả viêm mũi dị ứng và không dị ứng. Ưu điểm của những phương pháp này là giúp thông mũi, hỗ trợ thoát dịch và giảm đau nhanh chóng, đơn giản và không tốn kém nhiều chi phí.

✔ Vệ sinh mũi bằng nước muối

Vệ sinh mũi bằng nước muối là một trong những phương pháp điều trị viêm mũi mãn tính đơn giản và phổ biến nhất mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà. Nước muối có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, giúp giảm sưng và tắc nghẽn mô mũi, xoang. Không những thế, nước muối còn có khả năng rửa sạch vi khuẩn, các chất tiết đặc, chất gây kích ứng và các lớp vảy trong mũi và xoang.

Bạn có thể vệ sinh mũi bằng nước muối nhiều lần trong ngày. Để đạt hiệu quả cao hơn, bạn nên sử dụng kết hợp với các thiết bị rửa mũi.

Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ nên cho nước muối vào bình xịt nhỏ và nhỏ nhiều lần vào mũi trẻ. 

✔ Sử dụng máy tạo độ ẩm

Điều trị tại nhà 1
Máy tạo độ ẩm giúp làm lỏng chất nhày ứ đọng trong mũi

Việc sử dụng máy tạo độ ẩm không khí sẽ giúp mũi giữ được độ ẩm thích hợp, làm loãng dịch nhầy trong mũi giúp đẩy chất nhầy ra ngoài, nhờ đó bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn và cải thiện tình trạng bệnh.

Bạn cần đảm bảo thường xuyên vệ sinh máy tạo ẩm theo hướng dẫn của nhà sản xuất để tránh nhiễm vi khuẩn, nấm mốc.

✔ Uống nhiều nước

Nước lọc hay nước ép trái cây cũng hỗ trợ giảm viêm, chất dịch nhầy trong mũi loãng và dễ dàng thoát ra ngoài. Bên cạnh đó, bạn cần tránh sử dụng những chất kích thích như cà phê, thuốc lá, bia rượu,… trong quá trình điều trị.

✔ Xông mũi

Đối với người trưởng thành, để làm giảm triệu chứng viêm mũi, bạn có thể sử dụng phương pháp xông mũi bằng khí dung hoặc tinh dầu.

Tinh dầu dùng để xông mũi thường là những loại tinh dầu từ dược liệu có công dụng như kháng viêm, kháng khuẩn, làm loãng tiết dịch, cấp ẩm cho mũi, giảm đau, làm mềm vảy trong mũi. Bên cạnh đó, sử dụng tinh dầu để xông mũi còn giúp bạn thư giãn, thả lỏng và trấn an tinh thần. Một số loại tinh dầu có tính kháng viêm bạn nên chọn để xông mũi như: tinh dầu từ bạc hà, tràm, khuynh diệp hoặc là đinh hương,…

Phương pháp xông mũi không phù hợp đối với trẻ nhỏ. Thay vào đó, bạn có thể cho bé tắm nước ấm, hơi nước sẽ giúp trẻ dễ chịu hơn và đẩy lùi các triệu chứng khó chịu của bệnh.
Điều trị tại nhà 2
Xông hơi giúp làm giảm các triệu chứng viêm mũi

Điều trị bằng thuốc

Ngoài các biện pháp tại nhà ở trên, thuốc cũng có thể được sử dụng để điều trị và làm giảm các triệu chứng của viêm mũi mãn tính:

Một số loại thuốc thường được sử dụng:

  • Thuốc xịt mũi steroid (beclomethasone, flunisolide, budesonide,…): Steroid là chất chống viêm, chống dị ứng mạnh và có thể làm giảm hầu hết các triệu chứng liên quan như chảy nước mũi và ngứa mũi, nghẹt mũi, hắt hơi.
  • Steroid đường uống (prednisone , methylprednisolone và hydrocortisone): Nhóm thuốc này có hiệu quả cao ở những người bị viêm mũi do dị ứng, thường dùng để kiểm soát các vấn đề dị ứng trong thời gian ngắn. Chúng chỉ dành cho những trường hợp rất nặng không đáp ứng với điều trị thông thường bằng steroid và thuốc kháng histamine dùng cho mũi.
  • Thuốc kháng histamin (Diphenhydramine, Loratadine, Cetirizine,…) có thể giúp điều trị dị ứng, bao gồm thuốc uống và thuốc xịt mũi
  • Thuốc thông mũi uống không kê đơn (Pseudoephedrine hoặc Phenylephrine) hoặc xịt giúp thông mũi: Thuốc thông mũi tạm thời làm giảm sưng các mô xoang và mũi, dẫn đến cải thiện nhịp thở và giảm tắc nghẽn. Tuy nhiên không nên sử dụng những loại thuốc này quá ba ngày nếu không chúng có thể gây phản tác dụng, làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn.
  • Thuốc hỗ trợ điều trị viêm mũi mãn tính không do dị ứng như huốc giãn phế quản Atrovent.

Khi sử dụng thuốc điều trị viêm mũi, bạn cần tuân thủ theo đúng chỉ định và hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ chuyên môn. Tránh tự ý sử dụng thuốc, tăng giảm liều lượng thuốc hay ngừng thuốc đột ngột mà không có sự đồng ý của bác sĩ, việc này có thể khiến bạn gặp phải các tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng thuốc.

Việc dùng steroid đường uống hay dạng xịt đều cần phải được theo dõi và giảm dần liều bởi bác sĩ, vì sử dụng chúng lâu dài có thể có tác dụng phụ đáng kể.
Điều trị bằng thuốc 1
Viêm mũi mãn tính có thể được điều trị bằng các loại thuốc

Phẫu thuật

Nếu tình trạng viêm mũi mãn tính của bạn là do các vấn đề về giải phẫu của mũi và xoang như: cấu trúc mũi bị tổn thương, vẹo vách ngăn mũi hoặc xuất hiện polyp mũi, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật mũi để can thiệp chỉnh sửa. Phương pháp này được coi là lựa chọn cuối cùng khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn cần đến gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp nếu gặp phải trường hợp sau:

  • Khi bạn bị nghẹt mũi dai dẳng và triệu chứng bệnh không thuyên giảm sau khi tự điều trị tại nhà, sử dụng thuốc xịt thông mũi, thuốc kháng histamin không kê đơn.
  • Cơ thể bị sốt, đau dữ dội ở mặt hoặc xoang, nhiễm trùng xoang.

Các biện pháp phòng ngừa viêm mũi mãn tính

Cách tốt nhất để ngăn ngừa viêm mũi mãn tính là tránh các tác nhân gây dị ứng từ môi trường cũng như yếu tố nguy cơ khác. Để làm được điều này, bạn có thể áp dụng một số cách sau:

  • Đóng cửa sổ khi đến mùa phấn hoa. Đeo khẩu trang khi làm việc cắt cỏ, làm vườn hoặc dọn dẹp nhà cửa.
  • Mua máy lọc không khí giúp loại bỏ bụi bẩn cũng như vi khuẩn trong không khí. Để tránh không khí khô, bạn có thể dùng kèm máy tạo độ ẩm dạng phun sương.
  • Thay đổi bộ lọc hệ thống sưởi và điều hòa thường xuyên.
  • Vệ sinh môi trường và đồ dùng hàng ngày như gối, chăn, ga giường sạch sẽ thường xuyên.
  • Thường xuyên tắm và chải lông cho vật nuôi.
  • Tránh khói thuốc cũng như các chất kích thích từ rượu, bia, cà phê,…

Bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính thường không gây nguy hiểm đến tính mạng và không có khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên, bệnh có khả năng tái phát cao đặc biệt khi chuyển mùa và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Do vậy, bạn cần lưu ý tới các nguyên nhân để có biện pháp phòng ngừa và khi có biểu hiện của bệnh thì cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và có biện pháp điều trị tích cực từ sớm.

Tài liệu tham khảo

  • https://www.healthline.com/health/chronic-rhinitis#takeaway
  • https://www.medicinenet.com/chronic_rhinitis/article.htm?fbclid=IwAR2-0YbsxWV1d7bhV_X-y3ldtLHNfGaAqid4wf-O2o-LRJ6p7tUCad7TQ_8
  • https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/nonallergic-rhinitis/diagnosis-treatment/drc-20351235
]]>
Kinh nghiệm chăm sóc trẻ bị viêm mũi https://omron-yte.com.vn/17472-kinh-nghiem-cham-soc-tre-bi-viem-mui/ Thu, 28 Mar 2013 09:00:05 +0000 http://demo.omron-yte.com.vn/?p=17472 Trẻ bị viêm mũi kéo dài làm không ít các mẹ lo lắng. Dưới đây là chia sẻ kinh nghiệm của một độc giả gửi đến khi chăm sóc trẻ bị viêm mũi.

Kinh nghiệm chăm sóc trẻ bị viêm mũi 1

Bi nhà mình hiện đã được 1 tuổi, cu cậu hay bị các bệnh về viêm đường hô hấp trên. Dưới đây là một số mẹo nhỏ mà mình thường áp dụng chăm sóc cho bé nhà mình, các mẹ có thể tham khảo xem nhé.

Trường hợp viêm mũi nhẹ, bé bị ngạt mũi và có nước mũi trong các mẹ chỉ cần thường xuyên vệ sinh mũi và hút mũi cho bé bằng 2 loại thuốc thuốc nhỏ mũi sinh lý Natri cloric 0.5% và lọ xịt muối biển. Các mẹ xịt thuốc hoặc nhỏ cho bé sau 1 phút thì hút sạch dịch và nhỏ lại thuốc. Buổi tối nếu cháu ngạt quá có thể nhỏ thuốc Otrivin để cháu dễ thở . Tuy nhiên, các mẹ cũng không nên quá lạm dụng vì sử dụng thuốc nhiều sẽ có tác dụng phụ không tốt cho bé.

Trường hợp bé bị nặng lên, mũi đổi sang mầu vàng hoặc xanh (triệu chứng nặng) các mẹ phải rửa mũi 3-4lần/ngày cho bé và nhỏ thuốc chống viêm nemydexace. Cách rửa mũi như sau. Các mẹ mua kim tiêm loại nhỏ bỏ mũi tiêm đi mà hút đầy dung dịch nước muối sinh lý (natri cloric) sau đó đặt bé nằm nghiêng (mặt nghiêng trên 1 chiếc khăn) bơm thẳng nước vào bên mũi (lỗ mũi phía trên của mặt nghiêng nhé) nưóc sẽ tự động tràn sang lỗ mũi phía dươi chẩy ra ngoài qua vách thông thành mũi. Làm tương tự với bên kia. Sau 1 phút bé sẽ hắt xì hơi ra dịch mũi. Nếu bé ko hắt xì hơi thì các mẹ có thể hút mũi cho bé rồi nhỏ thuốc nemidexance.
Các mẹ phải hêt sức cẩn thận vì viêm mũi dễ kéo theo viêm họng do dịch từ mũi nếu ko thường xuyên lấy ra sẽ chẩy xuống họng. Nếu thấy bé có triệu trứng bị viêm họng thì cho bé uống clamoxy (1gói/ngày dối với bé <8 tháng và 2 gói/ngày đối với bé >8 tháng) + mucomist cho ra đờm và chống viêm.

Nếu quá nặng gây sốt cao hẵng bạn cần gặp bác sỹ để tư vấn cụ thể. Lúc này sẽ có kháng sinh lúc này thì nên uống kèm men tiêu hóa.

Đọc tiếp bài viết: Khi trẻ bị viêm mũi

]]>
Các dạng viêm mũi thường gặp https://omron-yte.com.vn/15641-cac-dang-viem-mui-thuong-gap/ Wed, 07 Nov 2012 03:33:01 +0000 https://omron-yte.com.vn/15641-cac-dang-viem-mui-thuong-gap/ Xét về các dạng viêm mũi thì viêm mũi cấp, viêm mũi dị ứng, viêm xoang là những dạng phổ biến nhất. Ở mỗi dạng viêm mũi lại có các triệu chứng khác nhau, và hướng điều trị khác nhau. Bài viết dưới đây là những kiến thức cơ bản nhất về các dạng viêm mũi này.

Các dạng viêm mũi thường gặp 1

Viêm mũi cấp

Đối tượng dễ mắc phải : Thường gặp nhất ở trẻ em

Nguyên nhân : Phần lớn các ca bệnh do virus gây ra. Bệnh lây truyền nhanh qua không khí, đặc biệt vào những lúc thay đổi thời tiết như đông xuân hoặc xuân-hè.

Triệu chứng :

  • Nghẹt mũi và chảy nước mũi trong, nhờn, nhảy mũi kéo dài hơn một giờ trong một ngày và kéo dài trong nhiều ngày. Ở trẻ nhỏ, ngạt mũi và chảy mũi khiến trẻ phải thở bằng miệng và thường có tiếng kêu khò khè. Trẻ bú khó chịu, mỗi lần ngậm vú để bú thì ngạt thở làm trẻ tím tái, bỏ bú, quấy khóc.
  • Sốt, có khi sốt cao 390C.
  • Rối loạn tiêu hoá: tiêu chảy, nôn trớ.
  • Sau 3-4 ngày, bệnh nhân bớt xì mũi, nước mũi giảm dần rồi hết. Mũi sẽ trở lại như cũ. Nếu viêm mũi kéo dài trên 1 tuần mà không đỡ, có thể bệnh đã chuyển sang biến chứng do bị nhiễm khuẩn. Nếu nước mũi tiếp tục chảy ngày một tăng kèm theo các triệu chứng khó chịu ở mũi xoang, khàn tiếng, chảy mủ tai thì cần kiểm tra xoang, thanh quản, phế quản và tai.

Viêm mũi dị ứng

Đối tượng dễ mắc phải : Tùy vào cơ địa của từng người, và tố chất di truyền của riêng người đó. Không phải ai tiếp xúc với dị ứng đều bị dị ứng. Nếu trong gia đình có người thân bị viêm mũi dị ứng thì người đó cũng có nguy cơ.

Cụ thể như sau :

  • Cha mẹ đều bị dị ứng, sẽ có tỉ lệ con bị dị ứng cao, chiếm khoảng 50%.
  • Chỉ cha hoặc mẹ bị dị ứng thì tỉ lệ này là 30%.

Nguyên nhân : Nguyên nhân do dị nguyên gây bệnh bao gồm phấn hoa, bụi nhà, nấm mốc, vải sợi, lông gia súc, gia cầm, một số thức ăn như: dâu, dứa, tôm, cua, cá; Một số thuốc như: aspirin, quinin; Hoặc vi khuẩn: liền cầu, tụ cầu, trực khuẩn E.coli…

2 loại viêm mũi dị ứng : Viêm mũi dị ứng có chu kỳ và viêm mui dị ứng không có chu kỳ.

Triệu chứng:

Viêm mũi dị ứng có triệu chứng điển hình là hắt hơi hàng tràng (có khi trên 10 cái), chảy nước mũi giàn giụa, mắt đỏ và ngứa (càng dụi càng ngứa), khô họng, ngạt mũi. Các biểu hiện này tồn tại trong vòng 15-20 phút, sau đó giảm dần. Số cơn xuất hiện trong ngày thùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Nếu đã thành mạn tính thì nghẹt mũi có thể xảy ra gần như thường xuyên kèm theo ù tai, nhức đầu. Một số trường hợp viêm mũi mạn tính kéo dài có thể có hiện tượng loạn khứu giác hoặc ngủ ngáy do nghẹt mũi.

Viêm mũi dị ứng tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng thường làm giảm năng suất lao động và chất lượng cuộc sống. Nhiều nghiên cứu cho thấy, căn bệnh này rất dễ dẫn đến viêm xoang và các chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, viêm tai giữa,  có polyp trong mũi…

Viêm xoang

Đối tượng dễ mắc phải : Viêm xoang có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp nhất là ở người lớn tuổi. Viêm xoang cấp thường xảy ra sau những đợt cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp hoặc do dị ứng nhiễm nấm.

Nguyên nhân viêm xoang: Nguyên nhân dẫn đến viêm xoang có thể là do vi trùng, siêu vi hoặc do vi nấm, thường thấy nhất là sau khi bị cảm cúm hoặc do viêm mũi dị ứng kéo dài hoặc do tình trạng vẹo vách ngăn, có trường hợp viêm xoang là hậu quả của sâu răng, nhiễm trùng răng hàm trên.

Triệu chứng viêm xoang :

Năm triệu chứng chính của viêm xoang gồm: nghẹt mũi; chảy mũi: chảy mũi trước, chảy mũi sau: khịt, khạc, ngửi kém, mất mùi; đau nhức mũi mặt (góc mũi mắt, vùng má, thái dương, vùng trán, vùng chẩm, đau sâu trong hố mắt); nhức đầu; sốt (thường ở viêm xoang cấp).

Viêm xoang cũng xuất hiện kèm theo một số triệu chứng phụ như nhức đầu (đỉnh, thái dương, chẩm gáy); ho dai dẳng (không có nguyên nhân ở họng hoặc khí phế quản); đau tai hay cảm giác đầy, căng, nặng trong tai; nhức răng; hơi thở hôi; mệt mỏi.

Các biện pháp phòng ngừa viêm mũi

Để phòng ngừa viêm mũi hiệu quả cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Cần giữ ấm khi trời trở lạnh.
  • Đặc biệt tránh dùng thuốc và thực phẩm gây dị ứng.
  • Thường xuyên vệ sinh môi trường sống. Không nuôi hoặc tiếp xúc với vật nuôi (chó, mèo) gây dị ứng.
  • Tránh thói quen dùng tay ngoáy mũi để tránh tổn thương niêm mạc mũi. Rèn luyện thân thể, tránh uống rượu, không hút thuốc lá để nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Dùng nước ấm hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh, rửa mũi. Vệ sinh mũi giúp loại bỏ gỉ mũi, chất nhầy, giúp ngăn ngừa và góp phần tránh các bệnh viêm nhiễm hô hấp như: viêm mũi, nghẹt mũi, hắt xì và viêm xoang.
]]>
Dùng thuốc khi trẻ bị viêm mũi https://omron-yte.com.vn/15485-dung-thuoc-khi-tre-bi-viem-mui/ Thu, 11 Oct 2012 06:20:52 +0000 https://omron-yte.com.vn/15485-dung-thuoc-khi-tre-bi-viem-mui/ Không chỉ riêng bệnh viêm mũi mà trong tất cả các loại bệnh thì trẻ em luôn là đối tượng sử dụng thuốc đặc biệt. Vì cơ thể trẻ còn non yếu, phát triển chưa hoàn chỉnh các hệ cơ quan nên việc sử dụng thuốc bên cạnh mục đích chữa trị bệnh còn phải hạn chế đến mức thấp nhất các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất lẫn tinh thần của trẻ.

Dùng thuốc khi trẻ bị viêm mũi 1

Sau đây là những lưu ý cho các bà mẹ về cách dùng thuốc cho trẻ mắc bệnh viêm mũi :

1. Rửa mũi

Khi viêm mũi trẻ thường nghẹt mũi, chảy nước mũi nên thở khò khè khó chịu, hay quấy khóc. Nếu trẻ đang bú thì việc ngạt mũi làm cho trẻ phải thờ bằng miệng và phải ngưng lại nhiều lần để thở khi bú. Chính vì thế việc làm thông mũi là bước đầu quan trọng để giải quyết triệu chứng khó chịu này cho trẻ.

An toàn và tiện lợi nhất là dùng nước nuối NaCl 0,9% mua từ các nhà thuốc để rửa mũi cho trẻ. Nên rửa từ 3-4 lần/ ngày tùy vào tình trạng nghẹt mũi của trẻ, dùng trước khi cho bé ăn hoặc bú. Trước khi nhỏ, bạn nên ngâm lọ nước muối vào nước ấm sau đó nhỏ thử trước lên tay bạn rồi mới dùng cho bé. Khi rửa thì tiến hành rừng từng bên mũi, không tiến hành cùng lúc.

Không nên dùng miệng hút mũi bé vì có nguy cơ lây lan mầm bệnh cao, nếu cần có thể dùng dụng cụ hút gỉ mũi tiệt trùng.

Nếu trẻ có kèm sốt thì có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt (paracetamol).

1. Rửa mũi 1
Nhỏ mũi cho bé bằng nước muối sinh lý sẽ giúp làm loãng chất nhầy trong mũi, làm sạch đường hô hấp và giúp bé ho dễ hơn

2. Các thuốc thông xịt mũi

Nhóm thuốc co mạch như naphazolin, oxymetalin có tác dụng co mạch nhanh nên thông mũi tức thì. Tuy nhiên tác dụng phụ là vô cùng to lớn nếu trẻ dùng phải hoặc dùng lâu dài ( >5 ngày). Thực tế cho thấy, trẻ dưới 7 tuổi dùng naphazolin hay trẻ dưới 6 tuổi dùng oxymetalin sẽ bị choáng, tím tái, thậm chí hôn mê. Khi dùng lâu dài sẽ bị lờn thuốc, bị hiệu ứng “dội ngược” nên phải tăng liều ( đồng nghĩa với việc tăng tác dụng phụ), đưa đến vòng lẩn quẩn là “viêm mũi do thuốc”.

Tương tự, thuốc xịt chứa glucocorticoid tác dụng tại chỗ tuy tác dụng phụ chỉ là khô miệng, khô họng nhưng vẫn cần phải có chỉ định của bác sĩ  để biết được liều lượng sử dụng phù hợp cho trẻ. Nên dùng loại tác dụng kéo dài, chỉ xịt 1 lần vào buổi sáng nhằm hạn chế thấp nhất tác dụng phụ.

3. Các nhóm thuốc uống

3. Các nhóm thuốc uống 1

Bao gồm kháng histamine, kháng sinh, cường giao cảm hay glucocorticoid toàn thân giúp thông mũi, giảm chảy mũi nước và lưu ý tất cả đều PHẢI CÓ CHỈ ĐỊNH của bác sĩ vì sự chuyển hóa của các loại thuốc này ảnh hưởng đến gan thận còn non yếu của trẻ cũng như tác dụng của thuốc lên tim mạch, thần kinh rất phức tạp.

4. Lưu ý khác ngoài dùng thuốc :

  • Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống xung quanh trẻ để tránh làm nặng thêm tình trạng bệnh của trẻ.
  • Nên giữ ấm và ẩm trong phòng bé, có thể đặt 1 chậu nước trong phòng nếu thời tiết quá hanh khô. Đi ra đường nên đeo khẩu trang cho bé và nên thay khẩu trang thường xuyên.
  • Triệt để tránh khói thuốc lá cho trẻ.
  • Bổ sung đầy đủ nước và dinh dưỡng để tăng cường đề kháng của trẻ.
  • Nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế để được các bác sĩ thăm khám và kê toa phù hợp với bệnh tình và độ tuổi của trẻ, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc sử dụng.

Đọc thêm về phương pháp phòng ngừa và điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ

]]>
Cách xử trí viêm mũi ở trẻ nhỏ khi trời lạnh https://omron-yte.com.vn/11757-cach-xu-tri-viem-mui-o-tre-nho-khi-troi-lanh/ Fri, 06 Jan 2012 07:49:26 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=11757 Thời tiết giao mùa, chênh lệnh nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm cao là nguyên nhân trẻ nhỏ dễ mắc bệnh viêm mũi. Bệnh thường tái phát nhiều lần, trẻ dưới 3 tuổi có thể viêm mũi 4 – 6 lần trong một năm, tần số có thể tăng lên trong thời kỳ bé đi nhà trẻ, mẫu giáo. Vì vậy chúng ta cần theo dõi xử trí khi trẻ bị bệnh đề phòng biến chứng nguy hiểm.

Cách xử trí viêm mũi ở trẻ nhỏ khi trời lạnh 1

Độ tuổi dễ mắc …

Viêm mũi là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ từ khoảng 6 tháng tuổi đến 7 – 8 tuổi. Đây là tình trạng viêm niêm mạc của hốc mũi và vùng họng mũi, vì khả năng miễn dịch ở trẻ còn kém nên rất dễ bị bệnh. Khi trẻ hít thở không khí đi từ ngoài vào đến phổi, cung cấp ôxy cho cơ thể đồng thời những tác nhân gây bệnh cũng vào theo. Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến biến chứng như viêm phổi, viêm tai, viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp…

… và những biểu hiện

Trẻ thường bị sốt và xuất hiện đột ngột nếu bệnh nhẹ, thì chỉ 37,5oc nếu bị bội nhiễm sốt khá cao có thể  39 – 40oC, trong 2-3 ngày. Ngoài ra trẻ bứt rứt, quấy khóc, kém ăn, đôi khi có nôn mửa, tiêu chảy… Ngạt mũi kèm theo chảy nước mũi trong hoặc mũi nhầy mủ và ho. Các biểu hiện nếu kéo dài trên 7 ngày phải đề phòng có những biến chứng của viêm mũi.

Xử trí khi bị viêm mũi

Khi trẻ bị viêm mũi,  hàng ngày cần nhỏ mũi cho trẻ bằng dung dịch nước muối 0,9%, ngày 3 – 4 lần cho đến khi trẻ hết chảy nước mũi, dạy trẻ biết cách xì mũi đúng (bịt một bên, xì mũi bên kia). Cho  trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng thịt, cá, trứng, đậu, rau củ quả chín… giúp trẻ nhanh hồi phục.

Nếu trẻ sốt cao trên 38oC, cần hạ sốt bằng phương pháp lau mát và dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của thầy thuốc. Lau mát bằng khăn bông nhúng nước ấm (bằng thân nhiệt của trẻ) vắt kiệt, lau khắp người trẻ. Cho trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng, nơi trẻ nằm phải thoáng nhưng tránh gió lùa. Cần phải theo dõi nhiệt độ cho trẻ thường xuyên. Ngoài ra cho trẻ uống nhiều nước vì sốt làm mất nước.

Đặc biệt chú ý khi trẻ đang bị viêm mũi bỗng nhiên thấy sốt cao phải đề phòng biến chứng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị.

Phòng bệnh như thế nào?

Khi thời tiết thay đổi cần giữ ấm khi trời trở lạnh. Giữ gìn vệ sinh nhà cửa, nơi ngủ. Không dùng tay ngoáy mũi để tránh tổn thương niêm mạc mũi.  Hàng ngày dùng nước ấm hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh, rửa mũi. Vệ sinh mũi giúp loại bỏ gỉ mũi, chất nhầy, giúp ngăn ngừa và góp phần tránh các bệnh viêm nhiễm hô hấp như: Viêm mũi, nghẹt mũi, hắt xì và viêm xoang. Khi thấy viêm mũi kéo dài trên 7 ngày hoặc có triệu chứng nặng hơn như đau tai, khàn tiếng, khó thở phải kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

BS. Nguyễn Văn Tuấn
Nguồn: suckhoedoisong.vn

]]>