Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Mon, 20 May 2024 01:40:34 +0000 vi hourly 1 Các triệu chứng, dấu hiệu bệnh viêm phế quản https://omron-yte.com.vn/19269-cac-trieu-chung-dau-hieu-benh-viem-phe-quan/ Mon, 24 Aug 2020 08:20:31 +0000 https://omron-yte.com.vn/19269-cac-trieu-chung-dau-hieu-benh-viem-phe-quan/ Viêm phế quản là tình trạng viêm của lớp niêm mạc các ống phế quản, ống mang không khí đến và đi từ phổi. Người ta phân biệt viêm phế quản thành 2 dạng cấp và mãn tính. Dưới đây là một số triệu chứng nhận biết căn bệnh này.

Tổng quan về viêm phế quản

Tổng quan về viêm phế quản 1
Viêm phế quản là một dạng tổn thương viêm phổi

Viêm phế quản xảy ra khi các tiểu phế quản (ống dẫn khí trong phổi) bị viêm và tạo ra quá nhiều chất nhầy. Có hai loại viêm phế quản cơ bản:

  • Viêm phế quản cấp tính còn được gọi là cảm lạnh thường là do nhiễm virus. Viêm phế quản cấp tính có thể kéo dài từ 10 đến 14 ngày, có thể gây ra các triệu chứng trong ba tuần.
  • Viêm phế quản mãn tính: Nếu tình trạng viêm phế quản tái phát lại nhiều lần thì có thể bạn đã bị viêm phế quản mãn tính, cần được chăm sóc y tế. Viêm phế quản mãn tính là một trong những bệnh lý nằm trong nhóm bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).

Viêm phế quản cấp thường khỏi hẳn, nhưng viêm phế quản mãn tính thì dai dẳng và không bao giờ khỏi hẳn. Cùng tìm hiểu rõ hơn về các dấu hiệu của viêm phế quản trong phần tiếp theo đây.

Dấu hiệu của bệnh viêm phế quản

Dấu hiệu chung

Dấu hiệu chung 1

Các dấu hiệu và triệu chứng của cả viêm phế quản cấp tính và mãn tính bao gồm :

  • Ho dai dẳng, có thể tiết ra chất nhầy
  • Thở khò khè
  • Sốt nhẹ và ớn lạnh
  • Cảm giác tức ngực
  • Đau họng
  • Nhức mỏi cơ thể
  • Khó thở
  • Đau đầu
  • Mũi và xoang bị nghẹt

Người bị viêm phế quản có thể bị ho kéo dài vài tuần hoặc thậm chí là vài tháng nếu các ống phế quản mất nhiều thời gian để chữa lành hoàn toàn.

Các triệu chứng của viêm phế quản mãn tính có thể bùng phát thường xuyên và thường xảy ra vào mùa đông.

Tuy nhiên, viêm phế quản không phải là tình trạng duy nhất gây ra ho. Ho không khỏi có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn, viêm phổi hoặc nhiều bệnh khác. Nếu bạn bị ho dai dẳng nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán bệnh chính xác từ đó có thể đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Dấu hiệu, triệu chứng viêm phế quản cấp tính

Dấu hiệu, triệu chứng viêm phế quản cấp tính 1

Viêm phế quản cấp tính thường phát triển từ ba đến bốn ngày sau khi bị cảm lạnh hoặc cúm. Ở dạng cấp tính, người bệnh thường bị ho, ho có đờm, đờm có màu trong hoặc màu trắng, xám vàng hoặc xanh lục tùy theo từng người. Người bệnh cảm thấy khó thở, đặc biệt cảm giác khó thở còn tồi tệ hơn khi người bệnh phải gắng sức. Một số trường hợp bị thở khò khè, người cảm thấy mệt mỏi, sốt và ớn lạnh, tức ngực.

Người bệnh viêm phế quản cấp tính có thể bị ho dai dẳng kéo dài trong vài tuần thậm chí nhiều tháng. Nếu bạn có sức khỏe tốt, phổi của bạn sẽ trở lại bình thường sau khi bạn đã hồi phục sau đợt nhiễm trùng ban đầu.

Ho kéo dài là do các phế quản chưa lành lặn. Tuy nhiên,ho có thể là triệu chứng của bệnh lý khác như suyển hoặc viêm phổi.

Dấu hiệu, triệu chứng viêm phế quản mãn tính

Viêm phế quản mãn tính có các triệu chứng tương tự như viêm phế quản cấp tính, nhưng nó lại tái phát bệnh liên tục.

Dấu hiệu, triệu chứng viêm phế quản mãn tính 1

Viêm phế quản mạn tính là tình trạng ho khạc lâu ngày, ít nhất là 90 ngày trong một năm và đã kéo dài 2 năm liên tục. Ở giai đoạn đầu người bệnh thường bị ho và khạc đờm. Ho xảy ra nhiều đợt trong một năm, từng đợt, dễ xuất hiện khi trời lạnh hoặc thay đổi thời tiết, có thể ho khan nhưng thường có đờm màu trắng và có bọt. Khi ho lâu ngày, đờm đặc hơn và có màu vàng, có thể có mủ, khối lượng đờm hàng ngày ít nhất 5 – 10 ml càng về sau thì càng tăng nhiều hơn.

Các Thư viện Y khoa Quốc gia mô tả nó như là một loại bệnh tắc nghẽn mãn tính (COPD), trong đó các ống phế quản tạo ra rất nhiều chất nhầy. Nó hoặc không biến mất, hoặc nó biến mất và tiếp tục quay trở lại.

Về lâu dài, nếu viêm phế quản mãn tính nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn tới giãn phế quản hoặc apxe hóa, khối lượng đờm có thể hàng chén. Các đợt ho đờm thường xảy ra lặp đi lặp lại, ban đầu 4-5 lần một năm, mỗi lần 10-15 ngày, về sau thường xuyên và kéo dài hơn.

Cũng như viêm phế quản cấp, người bệnh thường bị khó thở, lúc đầu chỉ là cảm giác “t rống hơi” nặng nề như bị đè nén trong ngực, dần dần bệnh nhân cảm thấy thiếu không khí thực sự.

Nhiều bệnh nhân bị viêm phế quản mạn tính còn bị gầy sút, xanh xào, buồn ngủ lơ mơ suốt ngày, tim đập nhanh…

Các Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Bệnh (CDC) lưu ý rằng một người phát triển bệnh khí thũng cùng với viêm phế quản mãn tính sẽ nhận được một chẩn đoán COPD. Đây là một tình trạng nghiêm trọng và có khả năng đe dọa tính mạng.

Các biến chứng của viêm phế quản

Biến chứng phổ biến nhất của viêm phế quản là viêm phổi. Điều này có thể xảy ra nếu nhiễm trùng lan rộng hơn vào phổi. Ở một người bị viêm phổi, các túi khí trong phổi chứa đầy chất lỏng.

Viêm phổi có nhiều khả năng phát triển ở người lớn tuổi, người hút thuốc, những người mắc các bệnh lý khác và bất kỳ ai bị suy giảm hệ miễn dịch. Nó có thể đe dọa tính mạng và cần được chăm sóc y tế.

Viêm phế quản khi nào nên đi khám bác sĩ?

Hầu hết các trường hợp viêm phế quản cấp có thể được điều trị dễ dàng tại nhà bằng cách nghỉ ngơi, dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và uống nhiều nước.

Tuy nhiên, bạn nên đến gặp bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng của viêm phế quản cấp tính, đồng thời có các vấn đề về phổi, tim.

Ngoài ra, khi bạn gặp phải những biểu hiện sau nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời:

  • Cơn ho của bạn kéo dài hoặc nghiêm trọng đến mức bạn không thể ngủ ngon hoặc thực hiện các hoạt động hàng ngày của mình.
  • Cơn ho khiến bạn tỉnh giấc vào ban đêm.
  • Bạn ho ra máu hoặc chất nhầy.
  • Cơn ho của bạn kéo dài hơn một tuần. Ở những người khỏe mạnh khác, ho do viêm phế quản cấp có thể kéo dài 3 tuần.
  • Chất nhầy của bạn trở nên sẫm màu hơn, đặc hơn hoặc tăng khối lượng.
  • Khi ho có tiếng khò khè và khiến bạn khó nói.
  • Tình trạng giảm cân nhanh
  • Nếu bạn bị sốt trên 38 độ và chán ăn, thở khò khè hoặc khó thở và đau nhức toàn thân, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
  • Người bệnh tim phổi mãn tính hay các vấn đề bao gồm cả bệnh hen suyễn, khí phế thũng, hoặc suy tim sung huyết, và nghĩ rằng có thể đã phát triển viêm phế quản. Các điều kiện này có nguy cơ phát triển các biến chứng nhiễm trùng phế quản.
  • Cơn viêm phế quản xuất hiện nhiều lần, lặp đi lặp lại, có thể có viêm phế quản mạn tính, tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khác như bệnh suyễn hoặc chứng giãn phế quản.

Chẩn đoán viêm phế quản

Bác sĩ có thể chẩn đoán liệu bạn có bị viêm phế quản hay không dựa trên khám sức khỏe và các triệu chứng của bạn. Đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng mà bạn gặp phải. Sau đó dùng ống nghe để lắng nghe phổi của bạn để xem liệu có gì bất thường, chẳng hạn như thở khò khè.

Chẩn đoán viêm phế quản 1

Tiếp theo, bác sĩ có thể cần làm một số xét nghiệm chẩn đoán bao gồm:

  • Kiểm tra nồng độ oxy trong máu: Điều này được thực hiện với một cảm biến đi trên ngón chân hoặc ngón tay của bạn.
  • Làm xét nghiệm chức năng phổi: Bạn sẽ hít thở vào một thiết bị gọi là phế dung kế để kiểm tra khí phế thũng (một loại COPD trong đó các túi khí trong phổi bị phá hủy) và bệnh hen suyễn .
  • Chụp X-quang phổi: Điều này là để kiểm tra viêm phổi hoặc một bệnh khác có thể gây ra ho cho bạn.
  • Xét nghiệm máu: Chúng có thể xác định các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc đo lượng carbon dioxide và oxy trong máu của bạn.
  • Kiểm tra chất nhầy của bạn để loại trừ các bệnh do vi khuẩn gây ra. Một trong số đó là ho gà, nó gây ra những cơn ho dữ dội khiến bạn khó thở.

Cần làm gì khi bị viêm phế quản

Theo báo cáo, 85% những người bị viêm phế quản sẽ thuyên giảm mà không cần đến gặp bác sĩ. Mọi người thường hồi phục sau nhiễm trùng ban đầu trong 3-10 ngày . Tuy nhiên, họ có thể tiếp tục ho trong vài tuần.

Các cách tốt nhất để điều trị các triệu chứng viêm phế quản cấp tính tại nhà bao gồm:

  • Nghỉ ngơi nhiều
  • Uống nhiều nước, đặc biệt là đồ uống nóng với mật ong
  • Sử dụng máy tạo ẩm
  • Dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) không kê đơn (OTC ), chẳng hạn như ibuprofen, để giảm bớt sự khó chịu
  • Dùng thuốc ho không kê đơn

Còn viêm phế quản mãn tính sẽ tái phát lại nhiều lần và không bao giờ khỏi hẳn được. Nên việc can thiệp cũng phức tạp hơn so với viêm phế quản cấp tính. Một người bị viêm phế quản mãn tính có thể cần thay đổi lối sống nhất định, chẳng hạn như:

  • Bỏ hút thuốc
  • Tránh chất kích thích
  • Học và thực hành các kỹ thuật thở để hỗ trợ phổi

Viêm phế quản là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp gây kích ứng đường thở trong phổi. Ngay khi xuất hiện những dấu hiệu của bệnh, người bệnh không nên chủ quan mà hãy chủ động có biện pháp đối phó để ngăn ngừa những hậu quả xấu có thể xảy ra và đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.

Xem thêm:

]]>
Hen phế quản – viêm phế quản và cách thức phân biệt https://omron-yte.com.vn/22695-hen-phe-quan-viem-phe-quan-va-cach-thuc-phan-biet/ Fri, 17 Apr 2015 01:51:51 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=22695 Viêm phế quản và hen phế quản rất dễ bị nhầm lẫn, vì những triệu chứng biểu hiện bên ngoài gần giống nhau. Vì vậy để hỗ trợ việc phát hiện và điều trị một cách kịp thời nhất, sau đây chúng tôi xin cung cấp cho các bạn một số thông tin tham khảo nhằm phân biệt hai bệnh lý nguy hiểm trên.

Hen phế quản - viêm phế quản và cách thức phân biệt 1

Đặc điểm chung

Phế quản là một tổ chức khí quản ở giữa khí quản và phổi. Khi có yếu tố nguy cơ như môi trường ô nhiễm, thời tiết nóng lạnh bất thường, sức đề kháng suy giảm hay sự tấn công của các loại virus vi khuẩn sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm cấp tính ở đường hô hấp.

Cả 2 bệnh hen phế quản và viêm phế quản đều dẫn đến tình trạng các ông phế quản bị viêm, các đường ống dẫn khí co lại, gây ho, khó thở, tức ngực và có tiếng khò khè khi thở. Tuy nhiên nếu không nhận biết sớm và điều trị kịp thời, đúng hướng, người bệnh hen phế quản có thể sẽ mất đi cơ hội được điều trị khỏi và có chất lượng cuộc sống tốt hơn. Trong khi đó viêm phế quản dễ tránh được biến chứng mãn tính hơn, nên dễ điều trị dứt điểm hơn.

Dấu hiệu phân biệt hen phế quản và viêm phế quản

Sự khác biệt chính giữa hen phế quản và viêm phế quản là nguyên nhân gây bệnh. Nếu hen phế quản là một bệnh mãn tính của đường thở, thì viêm phế quản là một dạng nhiễm trùng ở phổi do vi trùng, virus. Nhiều người mắc hen suyễn bẩm sinh và có thể phải sống chung với bệnh cả đời, trong khi ai có nguy cơ mắc viêm phế quản sau khi bị cảm lạnh thông thường. Nguyên nhân của viêm phế quản cấp tính thường do virus, vi khuẩn, nấm cộng thêm yếu tố thuận lợi như thời tiết lạnh.

Viêm phế quản mãn tính là tình trạng viêm của niêm mạc không được điều trị hoặc thường xuyên bị các yếu tố khác kích thích vào. Ngoài ra chúng ta cũng có thể dựa vào thời gian gây bệnh để phân biệt hen phế quản và viêm phế quản, dù đây cũng chỉ là cách phân biệt mang tính tương đối.

Vì hen phế quản là căn bệnh mãn tính, các triệu chứng lặp đi lặp lại trong một thời gian dài, hoặc các triệu chứng ấy vẫn tồn tại trong một khoảng thời gian chữa bệnh thông thường. Trong khi đa phần các trường hợp viêm phế quản đều là một tiến trình cấp tính, hầu hết đều có thể phục hồi sau 5-10 ngày, tuy nhiên viêm phế quản cũng có thể trở thành mãn tính với những người nghiện thuốc lá.

Bên cạnh đó với những triệu chứng gần như tương đồng, người mắc viêm phế quản đôi khi còn có những cơn sốt nhẹ, người bệnh còn có cảm giác ớn lạnh và chất nhày ở mũi có màu vàng xanh, trong khi người hen phế quản thì không có triệu chứng này.

Nói về việc nhận biết sớm để phòng hen phế quản, yếu tố kích thích khởi phát bệnh hen hoặc là làm cho cơn hen nhẹ trở thành cơn hen nặng như các yếu tố về môi trường: khói bụi, phấn hoa, virus vi khuẩn… Thêm vào đó còn các yếu tố ở trong nhà như khói thuốc lá, thuốc lào, mùi bếp than hoa, lông của vật nuôi, nấm mốc v.v.. Để đạt hiệu quả cao trong điều trị hen phế quản cần phải tránh các tác nhân gây kích thích đó.

Hen phế quản và viêm phế quản đều là các bệnh không thể chủ quan, vì vậy khi thấy các triệu chứng như là ho, khó thở, đau ngực, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế hoặc các phòng khám chuyên khoa để được tiến hành khám, xét nghiệm và tư vấn. Các y bác sĩ để đưa ra kết luận cuối cùng và phác đồ điều trị cho từng loại bệnh phù hợp với bệnh nhân.

Theo Omron-yte.com.vn

]]>
Cách phòng ngừa viêm phế quản cho trẻ nhỏ https://omron-yte.com.vn/19350-phong-ngua-viem-phe-quan-cho-tre-2/ Sun, 10 Nov 2013 02:30:42 +0000 https://omron-yte.com.vn/19350-phong-ngua-viem-phe-quan-cho-tre-2/ Gần đây thời tiết đang trong giai đoạn chuyển mùa, nhiều mẹ cứ than phiền không hiểu sao dạo này con mình rất hay bị ho, nóng đột ngột có kèm theo thở khò khè. Rồi đi thăm khám mới biết con mình bị viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản ….Những dịp thời tiết chuyển mùa như thế này cũng là điều kiện thuận lợi cho các siêu vi phát triển và gây bệnh, trong khi trẻ nhỏ sức đề kháng còn kém nên rất dễ mắc bệnh. Để phòng ngừa bệnh cho trẻ, cha mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau:

Cách phòng ngừa viêm phế quản cho trẻ nhỏ 1
  • Bổ sung đầy đủ chất đạm, đường, mỡ, uống sữa, bổ sung vào chế độ ăn uống cho bé các loại vitamin và khoáng chất như vitamin A, B12, C, D, Folate, Canxi, Sắt, Magiê.
  • Khi buộc phải ra ngoài trời lạnh, nên chú ý giữ ấm cho trẻ. Quàng khăn vào cổ cho trẻ, cho trẻ đeo khẩu trang, hoặc các loại kẹo có 4 loại tinh dầu thảo dược gồm tần, gừng, tràm, bạc hà.
  • Để trẻ tránh tiếp xúc với các trẻ khác đang bị nhiễm siêu vi
  • Tuyệt đối không để trẻ dầm mưa, chơi ngoài nắng hay đi bơi quá nhiều.
  • Vệ sinh cho trẻ sạch sẽ, rửa tay trẻthường xuyên với xà phòng đặc biệt các bé đi nhà trẻ.
  • Bảo đảm vệ sinh ăn uống cho trẻ, môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ.
  • Cho trẻ uống nước muối hoặc sử dụng các loại kẹo ngậm có thành phần thảo dược như tàn, tràm gừng, bạc hà để thường xuyên bảo vệ cổ họng cho trẻ.

Khi thấy trẻ có các triệu chứng như ho, sốt kéo dài trong vài ngày, đau rát cổ họng, có xuất hiện đờm màu xanh, xám, hay hơi vàng, đau ngực, mệt mỏi thì rất có thể trẻ đã bị viêm phế quản. Lúc này, trẻ nên được đi khám bác sỹ để chẩn đoán tình hình bệnh và được điều trị sớm.

Omron-yte.com.vn (Tổng hợp)

]]>
Nguyên nhân bệnh viêm phế quản https://omron-yte.com.vn/19346-nguyen-nhan-benh-viem-phe-quan/ Sat, 09 Nov 2013 02:00:56 +0000 https://omron-yte.com.vn/19346-nguyen-nhan-benh-viem-phe-quan/ Viêm phế quản là một dạng bệnh lý đường hô hấp khá phổ biến. Đa phần viêm phế quản do viêm nhiễm ở phổi, 90% do virus và 10 % do nhiễm vi khuẩn. Nếu không được chữa trị đúng cách và kịp thời, viêm phế quản có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, khí phế thũng ….Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ tăng khả năng mắc bệnh.

Nguyên nhân gây viêm phế quản

Có tới 50  đến 90% trường hợp viêm phế quản cấp  là do virus. Các virus thường gặp nhất trong bệnh viêm phế quản là virus cúm, virus cúm gia cầm, virus đại thực bào đường hô hấp và một số chủng herpes virus. Một số nhỏ bị bệnh do vi khuẩn, hít phải khí độc.

Nguyên nhân gây viêm phế quản 1

Hút thuốc lá nhiều làm tăng nguy cơ bệnh viêm phế quản

Ngoài ra, những người hút thuốc lá thường xuyên hoặc thường xuyên phải tiếp xúc với khói thuốc lá, những người có hệ thống miễn dịch kém, người già, trẻ sơ sinh, người hay bị trào ngược dạ dày, thực quản, những người thường phải tiếp xúc với chất kích thích tại nơi làm việc, chẳng hạn như hóa chất từ amoniac, axit mạnh ..có nguy cơ cao bị bệnh viêm phế quản.

Coi chừng với nguy cơ viêm phế quản mạn tính

Nhiều đợt viêm phế quản cấp lặp đi lặp lại theo thời gian sẽ làm suy yếu và gây kích ích ở phế quản, có thể gây nên viêm phế quản mạn tính. Khi đó việc chữa trị sẽ trở nên khó khăn hơn, và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh.

Viêm phế quản mạn có nguy cơ cao ở những trường hợp sau:

Người bệnh viêm phế quản làm việc trong môi trường khai thác than, tiếp xúc thường xuyên với ngũ cốc, làm khuôn đúc kim loại, tiếp xúc liên tục với bụi bẩn.

Người phải sống trong môi trường có nhiều khí SO2, và các chất ô nhiễm khác.

Ở giai đoạn đầu của bệnh, người bệnh viêm phế quản thường hị ho và khạc ra đờm vào buổi sáng. Ho thường xảy ra từng đợt, nhất là khi thời tiết thay đổi, hoặc những dịp chuyển mùa, mỗi đợt thường kéo dài tuần đến vài tuần, mỗi năm có khi ho xảy ra 5-6 lần. Tính chất của đờm thường có màu trắng, lỏng hoặc đặc quánh, đôi khi còn có bọt. Bệnh càng kéo dài càng gây ho nhiều, đờm đặc hơn, và đổi màu, khối lượng đờm tăng lên và số lượng đờm cũng tăng lên, bệnh trở nên trầm trọng hơn. Người bệnh bị khó thở, nặng ngực, lâu dài gây thiếu hụt không khí, rối loạn chức năng ho hấp, người bệnh dễ bị sụt cân, mệt mỏi, ảnh hưởng đến nhiều chức năng của cơ thể.

Nắm rõ các yếu tố nguy cơ gây bệnh, hiểu rõ mức độ nghiêm trọng ảnh hưởng từ bệnh tới sức khỏe, chúng ta cần lập kế hoạch phòng ngừa giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh bằng cách : bỏ hút thuốc lá, dùng các loại bếp nấu ít khói để hạn chế tiếp xúc với khói củi, than. Tích cực tham gia vận động mọi người vệ sinh đường phố, môi trường sạch sẽ, càng ít bụi càng tốt. Nếu phát hiện các triệu chứng của viêm đường hô hấp nên khám và điều trị dứt điểm, không nên để bệnh trở thành mãn tính. Tập thể dục thường xuyên để điều hòa nhịp thở, các bài tập tùy theo sức khỏe của mình, không nên gắng sức quá.

Omron-yte.com.vn (Tổng hợp)

]]>
Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh https://omron-yte.com.vn/6620-viem-phe-quan-o-tre-so-sinh/ Sun, 03 Nov 2013 01:17:34 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=6620 Thời tiết thay đổi thất thường, không khí lạnh, những đợt gió mùa lùa về tạo điều kiện thuận lợi cho sự gia tăng các bệnh đường hô hấp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh vì hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện. Nếu đột nhiên thấy trẻ bị ho, hắt hơi, chảy nước mũi kèm theo các triệu chứng sốt nhẹ … thì các mẹ nên hết sức lưu ý vì có thể bé đã mắc bệnh viêm phế quản.

Các dấu hiệu, triệu chứng của viêm phế quản ở trẻ sơ sinh

Các dấu hiệu thường thấy ở trẻ sơ sinh bị viêm phế quản là ho, hắt hơi, chảy nước mũi kèm theo các dấu hiệu của sốt nhẹ hoặc có thể không. Sau đó, là các cơn ho ngày một kéo dài, nhất là lúc nửa đêm hoặc gần sáng. Khi ấy, trẻ thường thở khò khè hoặc khó thở, bú kém, hay bị nôn trớ. Nặng hơn, trẻ sẽ có dấu hiệu thở hổn hển từng nhịp, bú rất kém, tinh thần sa sút và không muốn chơi đùa.

Các dấu hiệu, triệu chứng của viêm phế quản ở trẻ sơ sinh 1

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời trẻ có thể diễn biến theo chiều hướng xấu hơn:

  • Sốt cao: Trẻ bị sốt rất cao, thậm chí có thể lên đến 40 độ, ít đáp ứng với thuốc hạ sốt, có thể bị li bì, co giật, thậm chí là hôn mê nếu không được hạ sốt kịp thời.
  • Ho dữ dội và liên tục, ho co thắt, có thể xuất hiện tiết đờm, chảy mũi đặc và vàng.
  • Khó thở, cánh múi phập phồng, khi kéo áo bé lên mẹ sẽ thấy co thắt lồng ngực, trên và dưới xương ức rút lõm.
  • Tím tái. Đây là triệu chứng bệnh đã ở thể nặng, trẻ bị tím quanh môi, đầu chi, lưỡi hoặc toàn thân.
  • Các triệu chứng khác đi kèm có thể là rối loạn tiêu hóa, trẻ bỏ ăn, chán ăn, chướng bụng, nôn trớ, tiêu chảy ….

Nguyên nhân gây bệnh

Chủ yếu là do thay đổi thời tiết, hoặc trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp.

Do dị ứng khói thuốc lá, phấn hoa, lông chó hoặc mèo, thức ăn, hóa chất và một số loại thuốc

Đưa trẻ đi khám ngay nếu thấy xuất hiện một số triệu chứng như sốt cao, cánh mũi thở phập phồng, trẻ thở mạnh khiến bụng thóp lại, nhịp thở nhanh… Dấu hiệu nguy kịch là trẻ bị tím tái môi hoặc đầu ngón tay. Các mẹ nên hết sức cảnh giác bởi nếu để lâu, viêm phế quản ở trẻ sẽ để lại biến chứng nguy hiểm như gây suy hô hấp ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Điều trị viêm phế quản cho trẻ sơ sinh

Trong các trường hợp nhẹ, bác sỹ khuyến cáo không nên dùng kháng sinh cho trẻ. Phương pháp chữa trị chủ yếu là làm long đờm, ăn uống đầy đủ. Nếu được chăm sóc tốt, nhiều trẻ sẽ tự khỏi sau đó vài ba ngày.

Ở giai đoạn này, các mẹ nên tăng cường cho trẻ bú mẹ. Nếu trẻ đã bước vào tuổi ăn dặm, bạn nên cho trẻ ăn loãng hơn thường ngày. Nên bổ sung lượng nước theo nhu cầu hàng ngày của trẻ. Nước đun sôi để nguội, nước hoa quả hoặc nước cháo… cũng rất tốt cho trẻ trong trường hợp này. Nên giữ ấm cho bé trong những ngày trời lạnh .

Khi chọn các món ăn cho trẻ, mẹ nên chú ý  cho trẻ ăn những loại thức ăn dễ tiêu, ít chất béo, ít chất ngọt và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.

Trước bữa ăn, các mẹ cũng nên nhỏ mũi cho trẻ.  Có thể sư dụng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mũi dành cho trẻ  để làm thông mũi trẻ. Nhỏ mỗi lần 3 – 4 giọt, mỗi ngày 2 – 3 lần. Nên tham khảo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì thuốc nhỏ mũi, sau khi nhỏ mũi, các mẹ chú ý dùng khăn mềm lau khô mũi cho bé.

Trong trường hợp trẻ bị sốt, bạn không nên ủ ấm trẻ quá kỹ.  Chú ý cho trẻ mặc  những loại quần áo rộng rãi, thoáng mát, có thể dùng nước mát chườm nhẹ vùng nách, cổ, bẹn. Trường hợp trẻ bị sốt cao, bạn có thể dùng paracetamol để hạ sốt nhưng nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và cách thức sử dụng.

Cách phòng tránh

  • Vệ  sinh cơ thể, đặc biệt là khu vực tai, mũi, họng cho trẻ hàng ngày.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng và cách ly trẻ với môi trường khói thuốc, hóa chất hoặc không nên để trẻ tiếp xúc với chó, mèo. Thậm chí, nhiều trẻ có tiền sử dị ứng với lông chó, mèo cũng có nguy cơ mắc chứng viêm phế quản khi chơi với thú nhồi bông.
  • Các mẹ nên vệ sinh tay sạch sẽ khi bế hoặc cho trẻ bú.
  • Giữ gìn phòng ngủ của trẻ luôn luôn thông thoáng, trong lành. Không nên trải thảm trong phòng trẻ. Nên thường xuyên giặt chăn, gối dành cho trẻ, sau đó phơi nắng thật khô.

Chăm sóc trẻ bị viêm phế quản phổi:

  • Cho trẻ bú mẹ đầy đủ, nếu trẻ không tự bú thì cần vắt sữa ra bình cho bé ăn hoặc cho bé ăn sữa ngoài trong trường hợp mẹ không có sữa.
  • Cho trẻ uống nhiều nước hơn bù lại lượng nước đã mất do sốt cao, nôn trớ, tiêu chảy ….Có thể cho bé uống uống orezol trong các trường hợp cần thiết.
  • Không nên chườm ấm hay chườm lạnh cho bé, tránh làm tăng nhu cầu ôxy.
  • Trong khi trẻ bị viêm phế quản phổi, bố mẹ không hút thuốc lá trong nhà hoặc tránh cho trẻ phải tiếp xúc với khói thuốc, tránh cho trẻ ra ngoài vì bụi và các ô nhiễm khác khiến bệnh sẽ nặng hơn.
]]>
Bệnh viêm phế quản ở trẻ em https://omron-yte.com.vn/6370-benh-viem-phe-quan-o-tre-em/ Sun, 03 Nov 2013 00:48:38 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=6370 Viêm phế quản là một bệnh lý đường hô hấp thường gặp ở trẻ em, nhất là trong dịp thời tiết thay đổi và thời tiết lạnh. Nếu không được phát hiện kịp thời và chữa trị đúng cách bệnh rất dễ trở thành mãn tính và tăng nguy cơ dẫn tới viêm phổi và viêm phế quản rất cao. Dưới đây là một số thông tin hữu ích về viêm phế quản ở trẻ em, các mẹ có thể quan tâm theo dõi.

Bệnh viêm phế quản ở trẻ em 1

Các dấu hiệu, triệu chứng viêm phế quản ở trẻ

Thời tiết thay đổi, nhiệt độ lên xuống thất thường, mùa đông lạnh, gió to là những tác nhân gây nên bệnh viêm phế quản ở trẻ. Trời lạnh, trong không khí có nhiều loại virus gây bệnh. Và virus chính là thủ phạm chính gây nên các chứng bệnh thường thấy ở trẻ nhỏ như cảm lạnh, cúm hay viêm xoang. Sau đó, nếu không được chữa trị kịp thời chúng có thể lây lan tới hai cuống phổi làm cho khí quản sưng phồng, tấy đỏ và một phần dịch nhầy trong phổi bị ứ đọng lại. Nếu bé có những biểu hiện trên cùng với sốt kéo dài trong vài ngày hay ho kéo dài trong vòng từ 2 – 3 tuần, vậy là bé đã bị viêm phế quản.

Ở một số trẻ bị viêm phế quản xuất hiện triệu chứng thở khó, thở rít. Những trường hợp nặng thì tím tái, thậm chí ngưng thở. Khi tới viện khám thường thấy nhịp thở của trẻ nhanh, sốt vừa,xuất hiện các cơn co kéo hô hấp, lồng ngực bị rút lõm, trẻ thở rên. Tiếng thở có thể nghe ran rít, ran ngáy, thông khí phổi kém.

Ở giai đoạn sau, trẻ thường bị ho nhiều hơn, có cảm giác đau rất cổ họng và xuất hiện đờm màu xanh, xám, hay hơi vàng. Trẻ sẽ có cảm giác đau ngực, sốt nhẹ, và mệt mỏi. Nặng hơn nữa trẻ có thể bỏ bú, tím tái. Viêm phế quản có triệu chứng gần tương tự giống hen suyễn. Thông thường, trẻ sẽ khò khè kéo dài khoảng 7 ngày, ho giảm dần trong khoảng 14 ngày rồi khỏi hẳn nếu được chăm sóc tốt. Tuy nhiên, khoảng 1/5 trường hợp bệnh có thể kéo dài nhiều tuần lễ.

Các yếu tố nguy cơ gây viêm phế quản ở trẻ nhỏ

Viêm phế quản chủ yếu xuất hiện khi thời tiết thay đổi thất thường hoặc trong thời tiết lạnh giá. Ngoài ra, trẻ em cũng rất nhạy cảm với các loại khói thuốc, khói bụi. Mùa đông, thời tiết hanh khô, các loại khói và bụi lại được dịp hoành hành. Trẻ hít vào khói thuốc và khói bụi nhiều cũng phải đối mặt với nguy cơ bị viêm phế quản. Theo nghiên cứu cho thấy, trẻ sống trong môi trường có nhiều khói thuốc và bụi sẽ mặc viêm phế quản mãn tính.

Cách điều trị và phòng tránh viêm phế quản cho trẻ

Trẻ bị viêm phế quản có thể được các bác sỹ kê loại thuốc ho giúp trẻ không bị tắc đờm trong cổ họng, đôi khi bác sỹ sẽ dùng một cái ống hút để hút các chất nhầy trong phổi cho bé.

Không nên dùng thuốc ho để điều trị chứng ho khan ỏ trẻ, bởi vì ho trong trường hợp này sẽ giúp bé tống hết đờm ra ngoài, đây là việc rất hữu ích sẽ giúp bé mau chóng bình phục hơn.

Trường hợp được chuẩn đoán là bệnh hen suyễn hay bệnh dị ứng khí quản, trẻ sẽ được hướng dẫn điều trị bằng một số loại thuốc đặc trị. Cũng nên lưu ý rằng, viêm phế quản là do một loại virut gây nên, điều này đồng nghĩa với việc thuốc kháng sinh sẽ không đem lại ích lợi gì cho việc điều trị.

Để phòng ngừa bệnh cho trẻ, các mẹ cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Cho bé uống 8 tới 10 cốc nước mỗi ngày, để giúp bé không bị tắc nghẽn sung huyết.
  • Vào mùa lạnh, không khí trong nhà thường kho hanh, bụi bẩn và nhiều khói thuốc cũng sẽ gây cho bé cảm giác khó chịu, hay thậm chí là sưng tấy khí quản, hãy dùng máy giữ ẩm không khí để tăng độ ẩm, và luôn đảm bảo cho bé căn phòng sạch sẽ, ấm áp, và đặc biệt không có khói thuốc.
  • Ngay khi trẻ bị cảm lạnh hay mắc các chứng bệnh không đáng lo ngại, thì cũng nên điều trị dứt điểm ngay, để tránh các biến chứng về sau.
  • Mùa đông, trẻ nên được giữ ấm đầy đủ, không nên cho trẻ đi ra ngoài khi tiết trời quá lạnh và gió to vì thời tiết lạnh sẽ khiến virus thâm nhập dễ dàng và phát triển nhanh hơn.
  • Trường hợp mẹ thấy bé có những biểu hiện lạ như thở dốc, tái mặt hay ho ra máu, bạn nên đưa bé tới bệnh viện ngay trước khi quá muộn vì khi đó bé đang gặp nguy hiểm.

Xem thêm: 

Omron-yte.com.vn (Tổng hợp)

]]>
Cách phân biệt bệnh hen suyễn và viêm phế quản https://omron-yte.com.vn/18618-cach-phan-biet-benh-hen-suyen-va-viem-phe-quan/ Sat, 03 Aug 2013 02:48:27 +0000 https://omron-yte.com.vn/18618-cach-phan-biet-benh-hen-suyen-va-viem-phe-quan/ Viêm phế quản và hen suyễn rất dễ bị nhầm lẫn vì các triệu chứng, biểu hiện bên ngoài gần tương tự giống nhau. Cả hai đều là tình trạng các ống phế quản bị viêm, các đường dẫn khí trong phổi co lại, gây ho, khó thở, tức ngực và có tiếng “khò khè” khi thở. Rất khó để phân biệt rõ ràng hai căn bệnh này, tuy nhiên, người bệnh có thể căn cứ vào một số dấu hiệu sau, sau đó tới các trung tâm y tế thăm khám, các bác sỹ sẽ đưa ra kết luận cuối cùng.

Phân biệt dựa vào nguyên nhân gây bệnh

Có thể dựa vào nguyên nhân gây bệnh để phân biệt đâu là viêm phế quản và đâu là hen suyễn. Thông thường thì hen suyễn là một bệnh mãn tính  của đường thở, nhiều người mắc hen suyễn bẩm sih và có thể phải sống chung với bệnh cả đời trong khi ai cũng có thể bị mắc bệnh viêm phế quản chỉ sau một lần bị cảm lạnh thông thường.

Phân biệt dựa vào nguyên nhân gây bệnh 1

Viêm phế quản và hen suyễn có nhiều điểm chung rất khó phân biệt

Dựa vào thời gian gây bệnh

Cách phân biệt này cũng chỉ mang tính tương đối chứ không thể dựa hoàn toàn vào thời gian gây bệnh để kết luận đâu là viêm phế quản, đâu là hen suyễn.

Hen suyễn là căn bệnh mãn tính. Các triệu chứng ho, khò khè, khó thở có thể lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian dài, hoặc các triệu chứng của bệnh vẫn tồn tại qua thời gian chữa bệnh thông thường.

Còn với các trường hợp bị viêm phế quản, thường là một tiến trình cấp tính, hầu hết các trường hợp đều hồi phục sau 5 đến 10 ngày, người bệnh cũng có thể bị ho dai dẳng kéo dài một vài tuần sau khi khỏi bệnh. Viêm phế quản cũng có thể trở thành mãn tính, nguy cơ mãn tính cao ở những người nghiện thuốc lá.

Phân biệt viêm phế quản và hen suyễn qua triệu chứng, biểu hiện bên ngoài

Tuy cùng có các triệu chứng như ho, xuất hiện các cơn đau ngực, khó thở, tuy nhiên, hen suyễn và viêm phế quản cũng có một vài điểm khác biệt. Viêm phế quản có thể gây ra cơn sốt nhẹ, người bệnh có cảm giác ớn lạnh và chất nhầy ở mũi có màu vàng xanh. Còn người bệnh hen suyễn thì không có triệu chứng này.

Các cách phân biệt nêu trên chỉ mang tính chất tương đối. Hen suyễn hay viêm phế quản đều là các bệnh không thể bỏ qua, vậy nên khi thấy xuất hiện các triệu chứng như ho, khó thở, đau ngực thì bạn nên tới các trung tâm y tế, bác sỹ chuyên khoa để tiến hành kiểm tra . Các bác sỹ sẽ đưa ra kết luận cuối cùng và phác đồ điều trị cho từng loại bệnh.

Omron-yte.com.vn

]]>
Bé 30 tháng tuổi bị viêm phế quản https://omron-yte.com.vn/13922-be-30-thang-tuoi-bi-viem-phe-quan/ Wed, 20 Jun 2012 07:39:59 +0000 https://omron-yte.com.vn/13922-be-30-thang-tuoi-bi-viem-phe-quan/ Hỏi: Con tôi dươc 30 thang tuổi, thương xuyen di kham bac si chuan doan viem phe quan, mot thang co 2-3 dot lien tuc, khong biet chau bi viem phe quan, phoi thương nhu vay chau co bi hen suyễn khong?

nguyen thi hong diep tt…@yahoo.com.vn

Bé 30 tháng tuổi bị viêm phế quản 1

Đáp:

Xin chao Hong Diep,

Về câu hỏi của bạn xin được trả lời như sau:

Viêm phế quản, viêm phổi và hen suyễn là 3 bệnh khác nhau. Trong đó, viêm phế quản nếu không được điều trị thích hợp có thể dẫn đến viêm phổi. Nhưng viêm phế quản hay viêm phổi không thể dẫn đến hen suyễn. Tuy nhiên, cũng cần biết rằng, một người trong một thời điểm nào đó có thể cùng bị viêm phế quản và hen suyễn hay viêm phổi và hen suyễn. Và, một người bị hen suyễn khi bị viêm phế quản hay viêm phổi sẽ làm cho tình trạng hen suyễn nặng lên.

Vấn đề của con bạn, tôi thấy cần lưu ý về việc chẩn đoán cũng như điều trị bệnh. Một tháng mà bị viêm phế quản 2 – 3 đợt thì nên cần xem xét lại. Viêm phế quản và hen suyễn có thể bị nhầm lẫn trong chẩn đoán. Chẩn đoán không đúng sẽ dẫn đến điều trị không thành công. Vì thế, thiết nghĩ bạn nên đưa cháu đến khám tại Phòng Khám Hô Hấp Bệnh Viện Nhi Đồng để có được chẩn đoán chính xác.

Chúc con bạn khỏe, mau ăn, chóng lớn.

Theo Hen suyễn

]]>
Chữa viêm phế quản, tiểu đường với cải xoong https://omron-yte.com.vn/8745-chua-viem-phe-quan-tieu-duong-voi-cai-xoong/ Tue, 07 Jun 2011 10:24:53 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=8745 Rau cải xoong là món ăn có tác dụng rất tốt giúp bảo vệ sức khoẻ, chống oxy hóa, chống độc, tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống hiện tượng lão hóa.

Chữa viêm phế quản, tiểu đường với cải xoong 1

Món rau cải xoong xào tỏi hay đem luộc chấm xì dầu rất tuyệt vời. Một ngày ăn khoảng 10 – 15g cải xoong là có thể đảm bảo đủ lượng i ốt trong cơ thể, chống được bệnh còi xương, bệnh béo phì, các bệnh ngoài da, xơ cứng động mạch ở người cao tuổi.

Trong 100g cải xoong, protein  chiếm 1,7 – 2g, chất béo 0,2 – 0,3g, gluxit 3 –  4g, chất xơ 0,8 – 1g, vitamin A, B1, B2, C và nhiều chất khoáng khác. Đặc biệt, lượng i ốt trong rau cải xoong rất cao, 20 – 30mg/100g…

Tác dụng thanh nhiệt: Vào mùa khô hanh, mùa hè nhiều người mắc bệnh nhiệt lợi, lưỡi, môi, trong khoang mũi có mụn nhọt chỉ cần nấu canh rau cải xoong ăn sẽ có tác dụng thanh nhiệt rất hiệu nghiệm.

Kết hợp chữa bệnh lao phổi: Ngoài việc uống thuốc có thể dùng thêm rau cải xoong 200g, một ít vỏ quýt phơi khô, nấu nước và uống khi còn ấm, có tác dụng giải độc trong phổi.

Trị chứng sạn mật, sạn thận: Dùng rau cải xoong 1kg, phơi khô chỗ thoáng mát, lấy khoảng 50g sắc ba bát nước, cô đặc còn một bát chia làm 2 lần sáng chiều, uống trong ngày.

Chữa chứng viêm phế quản: Lấy rau cải xoong 200g, tía tô 50g, vài lát gừng tươi sắc với 3 bát nước bằng ấm đất, cô đặc còn một bát chia làm 3 lần uống trong ngày.

Chữa chứng tiểu đường: Lấy cải xoong, củ cải, cần tây, cải bắp, cà rốt, tía tô, mỗi thứ khoảng 10g giã nát hoặc ép lấy nước cốt uống ngày 1 cốc.

Nguồn: Bee.net

]]>
Cách phòng tránh viêm phế quản mạn tính https://omron-yte.com.vn/8043-cach-phong-tranh-viem-phe-qua%cc%89n-man-tinh/ Fri, 06 May 2011 11:16:08 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=8043 Viêm phế quản mạn tính là viêm tăng tiết nhầy mạn tính của niêm mạc phế quản, gây ho và khạc đờm liên tục hoặc tái phát từng đợt từ ba tháng trở lên trong một năm và ít nhất là hai năm liền, trừ các bệnh gây ho khạc mạn tính khác là giãn phế quản, lao phổi…

Cách phòng tránh viêm phế quản mạn tính 1

Ai dễ bị viêm phế quản mạn tính?

Những người sau đây có nguy cơ cao bị viêm phế quản mạn tính: người hút thuốc lá, thuốc lào với 88% bị viêm phế quản mạn tính. Do khói thuốc làm giảm vận động tế bào có lông của niêm mạc phế quản, ức chế chức năng đại thực bào ở phế nang, làm phì đại và quá sản các tuyến tiết nhầy, làm bạch cầu đa nhân giải phóng men tiêu protein, co thắt cơ trơn phế quản. Hai là những người nhiễm bụi SO2, NO2, bụi công nghiệp, khí hậu lạnh, ẩm ướt. Ba là người bị nhiễm khuẩn như: vi khuẩn, virut, viêm nhiễm ở đường hô hấp trên và viêm phế quản cấp là yếu tố thuận lợi để phát triển thành viêm phế quản mạn tính. Bốn là các đối tượng: người có cơ địa dị ứng, người có nhóm máu A, thiếu hụt kháng thể IgA, người có cuộc sống nghèo nàn, lạc hậu đều dễ bị viêm phế quản mạn tính.

Nhận dạng bệnh

Viêm phế quản mạn tính có ba thể hay gặp là: viêm phế quản mạn tính đơn thuần, bệnh nhân chỉ ho và khạc đờm, chưa có rối loạn thông khí phổi, có thể điều trị khỏi. Viêm phế quản mạn tính tắc nghẽn với triệu chứng chính là khó thở, do tắc nghẽn lan rộng và thường xuyên của phế quản. Viêm phế quản mạn tính nhầy mủ: ho và khạc đờm nhầy từng đợt kịch phát hoặc liên tục.

Bệnh hay gặp ở người trên 40 tuổi, nghiện thuốc lá, thuốc lào, thường xuyên ho khạc vào buổi sáng. Đờm nhầy trong, dính hoặc màu xanh, vàng đục, mỗi ngày khoảng 200ml, một đợt kéo dài 3 tuần, tăng về mùa đông và đầu mùa thu. Nếu là đợt bùng phát của viêm phế quản mạn tính, thường xảy ra ở người già yếu, do bội nhiễm. Bệnh nhân có sốt, ho, khạc đờm và khó thở, có thể tử vong do suy hô hấp và tâm phế mạn.

Đối với người mắc bệnh lâu năm như trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, lồng ngực biến dạng hình thùng, hình phễu, khó thở rút lõm cơ hô hấp, rút lõm khe gian sườn, phần đáy bên của lồng ngực co hẹp lại khi hít vào, đó là dấu hiệu Hoover, rút lõm hõm ức, khí quản tụt xuống khi hít vào là dấu hiệu Campbell. Khám gõ phổi vang trầm, nghe rì rào phế nang giảm, tiếng thở thanh khí phế quản giảm hay thô ráp, có khi có ran rít, ran ngáy và ran ẩm. Bệnh nhân có hội chứng ngừng thở khi ngủ, mạch đảo nghịch, chênh lệch huyết áp tâm thu khi hít vào và thở ra 10mmHg.

Xquang phổi giúp chẩn đoán phân biệt các bệnh gây ho khạc mạn tính và để chẩn đoán biến chứng. Nếu viêm phế quản mạn tính giai đoạn đầu, chưa có biểu hiện trên phim Xquang. Viêm phế quản mạn tính thực thụ thấy: dầy thành phế quản (3-7mm), dấu hiệu hình đường ray, hình nhẫn, mạng lưới mạch máu tăng đậm, tạo hình ảnh phổi  “bẩn”. Hình ảnh của hội chứng khí phế thũng: giãn phổi, tăng sáng, giãn mạng lưới mạch máu ngoại vi, có các bóng khí thũng. Chụp cắt lớp vi tính thấy rõ được các dấu hiệu của hội chứng phế quản nói trên và khí phế thũng. Chụp động mạch phế quản có thể thấy giãn động mạch phế quản và cầu nối giữa động mạch phế quản và động mạch phổi. Chụp xạ nhấp nháy (Scintigraphie): dùng senon 133 có thể thấy phân bố khí không đều ở các phế nang. Dùng I131 để thấy sự phân bố máu không đều trong phổi.

Bệnh cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh: lao phổi, có ho kéo dài, Xquang có hình ảnh “phổi bẩn”.  Giãn phế quản có ho và khạc đờm dưới 200ml/ngày. Hen phế quản: ung thư phế quản, khí phế thũng. Khó thở nặng, ho sau khó thở, Xquang thấy giãn phổi, tăng sáng.

Tiến triển và biến chứng: Bệnh tiến triển từ từ rồi nặng dần trong thời gian từ 5 – 20 năm, có nhiều đợt bùng phát dẫn đến biến chứng khí phế thũng và tâm phế mạn, suy hô hấp. Biến chứng thường gặp là tâm phế mạn, bội nhiễm gây viêm phổi, áp-xe phổi, lao phổi…; suy hô hấp cấp và mạn tính.

Chữa trị và phòng bệnh

Viêm phế quản mạn, không có tắc nghẽn, khi có bội nhiễm phế quản: Tốt nhất là dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ. Hoặc dùng kháng sinh mạnh, có hoạt phổ rộng. Thuốc có thể dùng là cephalosporin thế hệ thứ ba, nhóm fluoquinolon, thuốc long đờm… Dùng phương pháp vỗ rung và dẫn lưu theo tư thế, ngày 2 – 3 lần, 15 – 30 phút một lần. Thuốc chống co thắt phế quản như salbutamol dạng xịt hay uống, nhiều đờm xịt atrovent, theophylin…

Viêm phế quản mạn tính tắc nghẽn: Điều trị như trên cần dùng thêm thuốc chống viêm corticoid; thở ôxy, thở máy, đặt nội khí quản hút rửa, chống suy tim khi có tâm phế mạn. Ngoài đợt bùng phát cần điều trị dự phòng và hướng dẫn bệnh nhân cách thở  bụng.

Phòng bệnh: Bỏ hút thuốc, tránh lạnh, tránh bụi, phòng chống nhiễm khuẩn đường hô hấp trên bằng nước súc họng, nhỏ mũi. Nên tiêm vaccin phòng chống bệnh cúm. Điều trị triệt để bệnh tai mũi họng. Nâng cao thể trạng bằng tập thể dục đều đặn hàng ngày ở nơi thoáng khí; dùng vitamin A, C, E. Ăn uống đầy đủ, tránh các loại thức ăn gây dị ứng.

ThS.Phạm Thanh Tùng
Theo Sức Khỏe Đời Sống

]]>