Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Tue, 06 Jul 2021 14:33:59 +0000 vi hourly 1 Bệnh viêm xoang cấp và viêm xoang mạn tính https://omron-yte.com.vn/13519-benh-viem-xoang-cap-va-viem-xoang-man-tinh/ Sat, 02 Jun 2012 07:00:43 +0000 https://omron-yte.com.vn/13519-benh-viem-xoang-cap-va-viem-xoang-man-tinh/ Bệnh viêm xoang cấp và mạn tính thực chất chỉ là phân biệt cách xử trí: viêm xoang cấp thường điều trị nội khoa, còn viêm xoang mạn tính thì phải điều trị ngoại khoa.

Bệnh viêm xoang cấp và viêm xoang mạn tính 1

Bệnh viêm xoang cấp

Viêm xoang cấp theo thứ tự thường gặp là: Viêm xoang hàm, xoang sàng, xoang trán, xoang bướm. Đôi khi xảy ra viêm nhiều xoang cùng một lúc.

Nguyên nhân: phổ biến nhất là do viêm mũi, do cảm, cúm, đôi khi do viêm họng, do răng. Ngoài ra có thể do tắm (nhảy cầu, lặn) do chấn thương, do áp lực thay đổi đột ngột khi đi máy bay do dị vật ở mũi…do biến chứng gây Viêm xoang của các bệnh cúm, sởi, ho gà, viêm phổi do phế cầu khuẩn.

– Vi sinh vật gây Viêm xoang cũng là những vi sinh vật gây viêm nhiễm đường hô hấp trên

Yếu tố thuận lợi: môi trường ô nhiễm, ăn ở kém vệ sinh, vẹo vách ngăn, dị ứng, u lành, u độc ở mũi; tình trạng của phổi, phế quản: Viêm xoang- giãn phế quản, kết hợp Viêm xoang- giãn phế quản với dị tật tim sang phải Các thể Viêm xoang cấp tính

Viêm xoang trán cấp: ít khi đơn thuần, thường phối hợp với viêm xoang sàng trước. Khởi đầu như một sổ mũi thông thường kéo dài 5-6 ngày rồi xuất hiện những cơn đau đặc biệt của Viêm xoang trán: cơn đau phía trên ổ mắt, một bên và có 2 chu kỳ mỗi ngày. Cơn đau tăng dần từ sáng đến giữa trưa thì đạt mức tối đa, lúc đó mũi chảy nhiều mủ, xoang vơi đi và cơn đau dịu xuống, đến chiều lại tái diễn cơn đau đó. Đôi khi kèm chảy nước mắt, mắt đưa đi đưa lại cũng đau, da vùng xoang tưng cảm giác, chỉ sờ cũng đau, ấn dây thần kinh trên hố mắt ở góc trên- trong ổ mắt cũng đau nhói

Viêm xoang hàm cấp: bắt đầu như sổ mũi thông thường nhưng kéo dài rồi xuất hiện cơn đau ở vùng dưới ổ mắt, một bên, đau xuyên về một phía hàm răng, đau tăng khi gắng sức, khi nhai, khi nằm. Có điểm đau rõ dưới ổ mắt, hốc mũi xung huyết, thường tiến triển tốt trong 10 ngày.

– Trường hợp Viêm xoang do răng, thường có sâu răng hàm nhỏ hoặc răng hàm, ổ áp xe quanh răng, mủ chảy vào trong xoang. Bệnh nhân đau nhức răng dữ dội, lợi quanh răng thường sưng, vài ngày sau mủ thối đổ ồ ạt vào xoang. Nhổ bỏ răng sâu bệnh khỏi nhanh chóng

Viêm xoang sàng cấp ở trẻ em: Có thể gặp ở thời kỳ 2-4 tuổi. Triệu chứng biểu hiện chủ yếu ở mắt: sau khi sổ mũi, mí mắt trên và dưới nề đỏ, sưng húp, không mở được mắt, nhiệt độ không cao, vạch mí không thấy có tổn thương nhãn cầu.

Viêm xương tủy hàm trên, giả dạng viêm xoang hàm: xuất hiện ở trẻ còn bú thường từ 1-3 tháng, thường do nhiễm tụ cầu khuẩn của xương hàm trên. Triệu chứng: nhiễm khuẩn nặng: mí mắt dưới mọng đỏ, má sưng, mũi chảy mủ, lợi răng cũng thấy sưng, có khi có lỗ rò.

Điều trị – Chống nhiễm khuẩn và dẫn lưu: kháng sinh kết hợp với các thuốc chống viêm, corticoid được dùng khi có ứ đọng mủ, dùng thuốc giảm xung huyết.

Viêm xoang mạn tính

Viêm xoang trở thành mạn tính là do ổ viêm xương ở thành xoang như viêm xoang do răng. Mạn tính liên quan đến sự biến đổi không phục hổi của niêm mạc

Nguyên nhân: tương tự Viêm xoang cấp.

Triệu chứng:

– Nhiều người không cảm thấy đau, nhưng nhức đầu hoặc nhức vùng mặt

– Ngạt mũi, mũi chảy nhày mủ kéo dài tái phát.

– ở trẻ nhỏ do nuốt phải chất dịch tiết thường gây viêm phế quản tái diến, viêm dạ dày-ruột non, ho từng cơn

Điều trị :

Tùy thuộc niêm mạc lót có tổn thương không mà điều trị bảo tồn hay điều trị ngoại

– Điều trị bảo tồn: kháng sinh, kháng histamin, thuốc co mạch. chọc rửa xoang, vi phẫu thuật qua mũi, cắt polip, mổ vẹo vách ngăn, chữa răng

– Điều trị tiệt căn (sau khi điều trị bảo tồn thất bại) bằng các loại thủ thuật xoang: nạo sàng qua mũi hoặc qua đường ngoài, nạo sàng hàm, mổ xoang trán, xoang bướm, mổ liên xoang, dùng phương pháp vi phẫu nhằm tái tạo lại sinh lý bình thường của xoang.

]]>
Triệu chứng và chẩn đoán bệnh viêm xoang sàng sau https://omron-yte.com.vn/13506-trieu-chung-va-chan-doan-benh-viem-xoang-sang-sau/ Fri, 01 Jun 2012 07:00:43 +0000 https://omron-yte.com.vn/13506-trieu-chung-va-chan-doan-benh-viem-xoang-sang-sau/ Các xoang sau nằm sâu trong phía hốc mũi, sau mặt nên các triệu chứng thường âm ỉ, không rõ như các xoang trước.

Triệu chứng và chẩn đoán bệnh viêm xoang sàng sau 1

Viêm xoang sau mạn do không gây ngạt tắc mũi, chảy mũi mủ ra trước nên thường ít được lưu ý đến, dễ bỏ qua.

Các xoang sàng sau, xoang bướm do thông với hốc mũi hạn chế nên dễ bị viêm xoang sau mạn. Viêm xoang sau mạn do không gây ngạt tắc mũi, chảy mũi mủ ra trước nên thường ít được lưu ý đến, dễ bỏ qua. Tuy nhiên viêm xoang sau gây nhức đầu ở vùng gáy, đỉnh, dễ đưa tới các biến chứng đường hô hấp dưới và viêm thần kinh mắt. Điều trị viêm xoang sau cũng không khó khắn, đòi hỏi nhiều thời gian hơn.

Chuẩn đoán:

Do các xoang sau nằm sâu trong phía hốc mũi, sau mặt nên các triệu chứng thường âm ỉ, không rõ như các xoang trước.

+  Nhức đầu, thường âm ỉ ở vùng sau gáy hay vùng đỉnh, chẩm.

Do các lỗ thông xoang sau với mũi ở phía sau nên mủ không chảy ra mũi mà chảy xuống hỏng. Với viêm xoang sau mủ nhầy, đặc, có mùi hôi, dính ở vòm họng thường phải khịt, khạc mủ mới xuống được cổ họng. Cũng do mủ luôn đọng, dính ở vòm, thành sau họng nên luôn có cảm giác vướng, khó chịu ở họng.

+  Do mủ không chảy, xì ra qua mũi mà theo thành sau họng xuống đường hô hấp dưới nên khi bị viêm xoang sau hay bị ho, đưa tới viêm họng mạn, với ngứa, rát, khô họng, các hạt lympho thành sau họng bị mủ kích thích nên bị viêm, nề đỏ, to ra dễ chuẩn đoán nhầm với viêm họng hạt. Dễ đưa tới viêm thanh quản mạn hay u lành như hạt xơ dây thanh quản ở người phải nói nhiều. Ở người cao tuổi dễ đưa tới viêm khí – phế quản mạn, dễ lâu thành viêm giãn phế quản với ho kéo dài, khạc đờm nhiều, có mủ nhất là về đêm.

Ở trẻ em dễ đưa tới viêm khi – phế quản co thắt với cơn ho kéo dài về đêm, có thể khó thở, có tiếng thở rít như cơn hen.

+  Đặc biệt xoang sàng sau khi chạy sát và dọc theo dây thần kinh mắt(thị thần kinh) nên dễ gây mờ mắt: mờ mắt có thể từng lúc rồi qua đi nhưng cũng có thể gây mờ mắt, giảm thị lực liên tục ngày càng tăng dần đưa tới mất sức nhìn được gọi là viêm thị thần kinh do viêm xoang cần được kết hợp hai chuyên khoa Mắt và Tai Mũi Họng để xác định chuẩn đoán và phẩu thuật để cấp để cứu vãn sức nhìn.

+  Viêm xoang sau mạn khi thăm khám bằng đèn Clar thường khó phát hiện vì hốc mũi có thể vẫn bình thường, phải soi mũi sau bằng gương nhỏ. Tốt hơn nên khám nội soi mũi xoang: với ống nội soi nhỏ đưa qua hốc mũi để quan sát được trực tiếp lỗ thông xoang sau với mũi ở phía sau hốc mũi, thấy được nhầy, mủ ứ đọng ở lỗ thông xoang hay ở vomg họng.

Với phim Xquang tư thế Hirtz cũng không cho thấy được các hình ảnh rõ rang(ngày cả khi chụp tốt) nên nếu có điều kiện chụp cắt lớp vi tính(CTScan) sẽ cho thấy hình ảnh các tổn thương xoang đầu đủ hơn.

]]>
Hỏi đáp về bệnh viêm xoang sàng? https://omron-yte.com.vn/13492-hoi-dap-ve-benh-viem-xoang-sang/ Thu, 31 May 2012 07:00:43 +0000 https://omron-yte.com.vn/13492-hoi-dap-ve-benh-viem-xoang-sang/ Xin Bác sỹ cho biết thông tin về bệnh viêm xoang sàng? Biểu hiện của bệnh viêm xoang sàng? Khi nào thì nên phẫu thuật viêm xoang sàng?

Hỏi đáp về bệnh viêm xoang sàng? 1

Vị trí của các xoang trên cơ thể

Trả lời:

Xương sàng nằm ngay giữa mặt, giữa hai mắt, dưới phần trán của não bộ, trên hốc mũi. Trong xương sàng có 4 hang rỗng thông với nhau là các xoang sàng. Nếu các xoang này bị nhiễm trùng chúng ta có chứng viêm xoang sàng. Do vị trí của xoang, viêm xoang sàng có thể gây ra các triệu chứng sau:

  • Đau đầu hai bên thái dương
  • Đau hai bên khóe mắt (phía mũi)
  • Nhức đầu, phía dưới trán
  • Đàm chảy trong họng, phía sau, làm ho
  • Nóng sốt

Nguyên do: nhiễm trùng, dị ứng, u bướu, polyp làm sưng niêm mạc, nghẽn cửa sổ thông hơi của các xoang, đàm nhớt ứ đọng lại, làm vi trùng sinh sản thêm, gây viêm sàng.

Nếu chữa thuốc không khỏi, có thể nghĩ đến những khả năng sau:

Định bệnh không đúng. Lắm khi bịnh nhân đau đầu do nguyên nhân khác, ví dụ đau đầu migraine, do u bướu trong đầu, do bịnh mắt (vd glaucoma, cườm nước).

Thuốc giả, uống không đúng liều, không đủ lâu, vi trùng đề kháng thuốc.

Phẫu thuật:

1. Nếu đúng bệnh và chữa đúng cách bằng thuốc không khỏi;

2. Nếu bệnh càng ngày càng nặng,

3. Nếu có biến chứng lan qua mắt, óc

4. Nếu đe dọa đến tính mạng bịnh nhân,

thì có thể cần đến phẩu thuật để cắt bỏ xương này đi.

Trước khi mổ bác sỹ thường làm CT scan để xem xét bịnh tình. Phẩu thuật có thể có biến chứng trên mắt và não bộ vì 2 bộ phận này nằm kế cận. Cho nên cần đến trung tâm y khoa lớn và bác sĩ có đầy đủ kinh nghiệm trong lãnh vực phẫu thuật này của ngành tai mũi họng.

Theo bác sĩ Hồ văn Hiền – VOANEWS

Đọc thêm : Hỏi về cách điều trị viêm xoang sàng

]]>
Viêm xoang ở trẻ – Không chữa khỏi dễ để lại biến chứng https://omron-yte.com.vn/13526-viem-xoang-o-tre-khong-chua-khoi-de-de-lai-bien-chung/ Thu, 31 May 2012 07:00:43 +0000 https://omron-yte.com.vn/13526-viem-xoang-o-tre-khong-chua-khoi-de-de-lai-bien-chung/ Khi mới sinh ra trẻ đã có hai xoang là xoang hàm và xoang sàng. Các xoang khác phát triển theo độ tuổi của trẻ. Trẻ em cũng có thể bị viêm xoang do vi khuẩn, virut, vi sinh vật… Nếu không được điều trị, viêm xoang có thể gây những biến chứng nặng nề.

Viêm xoang ở trẻ - Không chữa khỏi dễ để lại biến chứng 1

Dưới đây là một số biến chứng viêm xoang thường gặp:

Viêm phế quản mạn tính

Viêm xoang hàm và xoang sàng thường gây ra biến chứng này. Bệnh nhân không nhức đầu, không ngạt mũi mà đi khám vì ho, khạc ra đờm đôi khi cả máu, sốt nhẹ về chiều, ăn kém ngon. Bệnh đầu tiên nghĩ đến là lao nhưng xét nghiệm đờm, chụp phổi, tốc độ máu lắng, BCG test… đều không có biểu hiện là lao. Tuy nhiên, khám tai mũi họng thấy mủ ở ngách giữa, Xquang thấy xoang mờ.

Viêm họng mạn tính

Bệnh nhân kêu đau họng, nuốt vướng do dòng mủ liên tục từ xoang chảy xuống họng. Ngoài ra các triệu chứng thường thấy là đầy bụng, ợ hơi, nghẹt thở, đánh trống ngực… Thường chẩn đoán nhầm là đau dạ dày. Khi khám tai mũi họng thấy mủ ở khe giữa, Xquang xoang mờ.

Nhức đầu

Đau dây thần kinh sinh ba. Nhức đầu là một triệu chứng của viêm xoang nhưng nhức đầu kéo dài sau khi viêm xoang đã ổn định thì đó là biến chứng. Thường bệnh nhân kêu đau vùng trán lan ra sau gáy. Mỗi khi làm việc thì cơn nhức đầu tăng. Khi bơm thuốc cocain 60% vào xoang bướm thì triệu chứng đau giảm, đó là đau dây thần kinh thứ phát sau viêm xoang.

Viêm dây thần kinh thị giác sau nhãn cầu

Bệnh nhân có thể bị viêm xoang cấp hoặc mạn tính. Bệnh do nhiều nguyên nhân nhưng trong đó có viêm xoang sau. Trong viêm xoang cấp tính thị lực sụt rất nhanh sau đó vài tuần tự nhiên hồi phục. Trong viêm xoang mạn tính thì cả hai mắt đều mờ với các mức độ khác nhau. Bệnh nhân sợ ánh sáng chói, trước mắt như có màng sương che phủ. Có ám điểm trung tâm, không phân biệt được màu sắc rõ ràng. Thị lực và thị trường bị thu hẹp. Khám mũi xoang ít thấy mủ, chỉ thấy ít dịch nhầy chảy từ khe trên ra vòm mũi họng.

Viêm tấy ổ mắt – viêm mí mắt – viêm túi lệ

Viêm tấy ổ mắt : Ổ mắt bị bao vây bởi các xoang ở phía trong, dưới, trên. Giữa lớp xoang và ổ mắt là lớp xương mỏng nên dễ bị viêm nhiễm từ xoang lan vào. Biến chứng viêm ổ mắt sưng nề thường xuất hiện đột ngột. Bệnh nhân chảy mũi, ngạt mũi, nhức đầu, sau đó, mi mắt sưng, viêm nề màng tiếp hợp, lồi nhãn cầu, đau mắt. Các triệu chứng hết khi điều trị nội khoa.

Áp-xe mí mắt: Bệnh này là biến chứng của viêm xoang hồi viêm. Ổ áp-xe có thể khu trú ở mi trên (xoang trán, xoang sàng), ở mi dưới (xoang hàm). Mi mắt bị sưng to, nóng, đỏ, đau. Rãnh giữa mi mắt và gờ ổ mắt bị đầy. Màng tiếp hợp bị viêm đỏ, nề. Nhãn cầu di động bình thường. Khoảng 5 hôm sau túi mủ sẽ vỡ ở phần ba trong của mi mắt.

Viêm túi lệ: Xương lệ mỏng, có những lỗ thông với xoang sàng nên túi lệ rất dễ bị viêm. Ngoài ra viêm xoang hàm cũng có thể gây viêm túi lệ.

Triệu chứng biểu hiện là da vùng góc trong của mắt sưng đỏ, lan đến mí mắt và màng tiếp hợp. Bệnh nhân bị sốt và kêu đau nhức vùng mắt. Sau ba ngày hình thành ổ apxe rồi vỡ ra. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây viêm túi lệ mạn tính.

Viêm tấy ổ mắt: Là viêm mủ tổ chức mỡ trong ổ mắt. Bệnh nhân đau nhói trong ổ mắt. Mí mắt sưng húp, màng tiếp hợp sưng phù nề đôi khi đỏ bầm, phình ra ngoài mi mắt, nhãn cầu lồi và không di động, thị lực sụt nhanh, đồng tử giãn, mất cảm giác giác mạc. Có thể gây biến chứng viêm tĩnh mạch hang, viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu…

Viêm cốt tủy

Nguyên nhân thường do viêm tắc mạch máu ở xương trán, sọ. Bệnh bắt đầu ở xương trán và lan dần rộng ra các xương khác của sọ như xương thái dương, xương đỉnh… Bệnh nhân đau nhức ở xương trán sau đó thấy sưng một vùng xoang trán, hình thành ổ áp- xe. Rạch ổ áp-xe thấy xương trán bộc lộ màu xám, dễ chảy máu do viêm. Dưới lớp xương viêm nếu dùng kìm cắt xương thấy mủ trong xương, dưới là lớp màng não cứng. Quá trình viêm có thể lan rộng ra các xương nếu không điều trị kịp thời. Kháng sinh liều cao, phối hợp cho kết quả khả quan.

Viêm màng não

Viêm màng não có thể xuất hiện tự phát hoặc sau phẫu thuật. Bên cạnh viêm màng não điển hình còn có thể viêm màng nhện. Trong thể này không có sự thay đổi của dịch não tủy, không sốt mà màng nhện và màng nuôi dính lại và tạo thành một lớp bọc chặt lấy dây thần kinh sọ gây đau đầu, mờ mắt, ù tai…

Viêm tắc tĩnh mạch hang

Có thể do viêm xoang bướm hay do viêm tấy ổ mắt gây ra. Bệnh bắt đầu một cách ồ ạt, sốt cao, rét run, nhức đầu, cứng gáy. Màng tiếp hợp bị phù nề, đỏ bầm, nhãn cầu lồi phía trước, kém di động, gai mắt nề. Các tĩnh mạch mí mắt và trán bị giãn (hiện tượng đầu Méduse). Bệnh thường lan nhanh ra hai bên mắt. Tiên lượng rất nặng, trước khi có kháng sinh thì tỷ lệ tử vong rất cao.

Áp-xe não, viêm não

Vỏ não có thể bị viêm vùng tiếp xúc với thương tổn màng não, thương tổn xương. Quan trọng nhất là áp-xe đại não, thùy trán. Thay đổi tính tình xuất hiện sớm. Các triệu chứng định khu như liệt ít xuất hiện. Hội chứng viêm nhiễm và tăng áp lực sọ não thường xuất hiện đầy đủ. Tiên lượng không tốt khi có áp-xe thùy trán. Thường phẫu thuật để giải quyết ổ viêm xoang sau đó chọc hút ổ áp-xe. Điều trị kháng sinh liều cao là cần thiết.

ThS. Phạm Thị Bích Thủy

Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương

Các dấu hiệu nhận biết viêm xoang ở trẻ

Viêm xoang cấp: Hay gặp nhất là sự tồn tại các triệu chứng viêm đường hô hấp trên, thường những triệu chứng này tồn tại 5-7 ngày. Nếu kéo dài trên 10 ngày và kèm theo các triệu chứng sau thì phải nghĩ đến một tình trạng viêm xoang cấp đã xảy ra.

Trẻ bị viêm xoang cấp thường có các biểu hiện như sốt trên 390C, hơi thở hôi, ho nhiều về ban đêm, sổ mũi, mũi có mủ vàng hay xanh, nhức đầu, đau vùng mặt, sau ổ mắt, đau răng, đau họng, có thể kèm theo viêm tai giữa cấp.

Viêm xoang mạn tính: Trong viêm xoang mạn tính, các triệu chứng không nghiêm trọng và kéo dài trên 3 tháng. Bệnh nhân thường có các triệu chứng sốt từng đợt, sốt không cao, đau họng tái phát, khan tiếng hay ho khạc, tình trạng nặng hơn vào ban đêm. Ngoài ra còn xuất hiện các triệu chứng như nghẹt mũi, nước mũi chảy xuống họng, sưng vùng mặt, chảy máu cam, nhức đầu, ù tai, viêm tai giữa, nghẹt mũi không ngửi được mùi.

Đọc thêm : Hỏi đáp về bệnh viêm xoang sàng

]]>
Hỏi về cách điều trị bệnh viêm xoang sàng? https://omron-yte.com.vn/13259-hoi-ve-cach-dieu-tri-benh-viem-xoang-sang/ Tue, 15 May 2012 04:00:43 +0000 https://omron-yte.com.vn/13259-hoi-ve-cach-dieu-tri-benh-viem-xoang-sang/ Tôi thường xuyên bị đau đầu. Bác sỹ chẩn đoán bị viêm xoang sàng 2 bên. Với người bị viêm xoang sàng như tôi thì kiêng ăn gì? điều trị trong thời gian bao lâu?

Hỏi về cách điều trị bệnh viêm xoang sàng? 1

Tôi thường bị đau đầu, bác sỹ chẩn đoán tôi bị viêm xonag sàng 2 bên. Ảnh minh họa

Tôi thường xuyên bị đau đầu. Khi đến trung tâm khám bệnh Hoà Hảo – Tp Hồ Chí Minh được chỉ định chụp X-quang, bác sĩ chẩn đoán bị viêm xoang sàng 2 bên. Bác sĩ kê đơn thuốc uống trong 15 ngày, không hẹn tái khám. Vậy tôi xin hỏi: Với người bị viêm xoang sàng như tôi thì kiêng ăn những gì? Điều trị trong thời gian bao nhiêu lâu thì khỏi? Với đơn thuốc 15 ngày mà bác sĩ đã kê cho tôi liệu có khỏi hay không?

Phạm Thanh Tuấn

Trả lời :

Chào anh Tuấn!

Ở đây anh không nói là viêm xoang cấp hay đợt cấp của viêm xoang mạn, thông thường nếu là viêm xoang cấp thì có thể điều trị triệt để sau một đợt dùng thuốc, còn đợt cấp của viêm xoang mạn thì có thể sẽ tái phát. Ở đây anh nên tới khám chuyên khoa tai mũi họng để được hướng dẫn cách điều trị cụ thể hơn chứ không chỉ là uống một đợt thuốc.

Về dự phòng, không quan trọng là anh ăn như thế nào mà quan trọng là anh giữ vệ sinh vùng mũi họng như thế nào, cần có khẩu trang khi đi ra ngoài đường, tránh không khí lạnh của máy điều hòa hoặc quạt gió thổi thẳng vào mặt, hàng ngày dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi và xịt họng sẽ giúp anh tránh được các đợt bùng phát.

Thân mến.

Theo Dinh Dương

]]>