Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Sat, 20 Aug 2022 03:39:00 +0000 vi hourly 1 Xơ vữa động mạch chân https://omron-yte.com.vn/14312-xo-vua-dong-mach-chan/ Sun, 08 Jul 2012 23:07:26 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=14312 Xơ vữa động mạch là một bệnh hệ thống gây tổn thương các động mạch ở nhiều cơ quan khác nhau. Người có bệnh động mạch chân cũng thường có xơ vữa động mạch ở động mạch vành và động mạch não. Nếu không điều trị thật tích cực bệnh lý xơ vữa động mạch, người bệnh có thể chết vì các biến chứng ở tim (nhồi máu cơ tim, đột tử) hoặc ở não (tai biến mạch máu não) 

Xơ vữa động mạch chân 1

Hình ảnh minh họa cho động mạch chân bị xơ vữa

Mảng xơ vữa ở động mạch chậu – đùi ngày càng lớn Lòng động mạch ngày càng hẹp. Nếu hẹp quá nặng hoại tử chân đoạn chi. Ở những người có khập khiễng cách hồi tỉ lệ phải đoạn chi sau 5 năm là 2 – 7% và sau 10 năm là 12%. Ở những người có đau chân lúc nghỉ hoặc loét chân tỉ lệ phải đoạn chi sau 3 tháng là 12,2%.

Nguy cơ đoạn chi rất cao nếu người bệnh bị đái tháo đường hoặc nếu người bệnh không chịu bỏ thuốc lá.

Xơ vữa động mạch là một bệnh hệ thống gây tổn thương các động mạch ở nhiều cơ quan khác nhau. Người có bệnh động mạch chân cũng thường có xơ vữa động mạch ở động mạch vành và động mạch não. Nếu không điều trị thật tích cực bệnh lý xơ vữa động mạch, người bệnh có thể chết vì các biến chứng ở tim (nhồi máu cơ tim, đột tử) hoặc ở não (tai biến mạch máu não) : Trong số những người bệnh động mạch chân tử vong có 55% chết do biến chứng ở tim và 10% chết do tai biến mạch máu não.

Biểu hiện của bệnh động mạch chân ?

Hẹp nhẹ động mạch chậu – đùi : Người bệnh không có triệu chứng. Chỉ phát hiện được bằng cách đo chỉ số mắt cá – cánh tay.

Hẹp nặng hơn : Người bệnh bị khập khiễng cách hồi. Đau ở bắp chân hoặc đùi, một bên hoặc 2 bên, xuất hiện sau khi đi một quãng đường và biến mất vài phút sau khi đứng lại (khác với đau thần kinh tọa : đau chân không bớt sau khi đứng lại và có thể xuất hiện cả khi đang ngồi hoặc đứng yên).
Hẹp rất nặng : Đau chân cả khi nghỉ, loét, hoại tử ở bàn chân, ngón chân.

Chẩn đoán bệnh động mạch chân

Chỉ số mắt cá – cánh tay = Huyết áp đo ở chân mỗi bên / Huyết áp đo ở cánh tay (bên cao hơn).
Chỉ số mắt cá – cánh tay:
0,91 – 1,30 : bình thường.
0,41 – 0,90 : bệnh động mạch chân nhẹ – vừa (người bệnh có thể có khập khiễng cách hồi).
0 – 0,40 : bệnh động mạch chân nặng (đau chân cả khi nghỉ, loét, hoại tử ở chân).
>1,30 : động mạch chân có thành cứng, vôi hóa.

Các phương pháp chẩn đoán khác:

Siêu âm 2 chiều kết hợp Doppler màu.
Chụp động mạch có bơm thuốc cản quang (Ở người đã có suy thận thuốc cản quang có thể làm tăng nặng suy thận Chỉ định hạn chế).
Hình ảnh cộng hưởng từ (MRI).

Các yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch chân ?

  • Tuổi cao: Tần suất khập khiễng cách hồi là 0,6% ở những người 45-54 tuổi, 2,5% ở những người 55-64 tuổi và 8,8% ở những người 65-74 tuổi.
  • Tần suất ở nam > nữ
  • Đái tháo đường: Làm tăng đáng kể nguy cơ măcs bệnh động mạch chân.
  • Hút thuốc lá: Nguy cơ mắc bệnh tăng gấp 2.
  • Tăng huyết áp: Nguy cơ mắc bệnh tăng gấp 2,5 ở nam và gấp 3,9 ở nữ.
  • Tăng lipid máu (cholesterol, triglyceride).

Biến chứng của bệnh động mạch chân.

Mảng xơ vữa ở động mạch chân – đùi ngày càng lớnà lòng động mạch ngày càng hẹp. Nếu hẹp quá nặng à hoại tử chân à đoạn chi.
Ở những người có khập khiễng cách hồi tỉ lệ phải đoạn chi sau 5 năm là 2-7% và sau 10 năm là 12%.
Ở những người có đau chân lúc nghỉ hoặc loét chân tỉ lệ phải đoạn chi sau 3 tháng là 12,2%.
Nguy cơ đoạn chi rất cao nếu người bệnh bị đái tháo đường hoặc nếu người bệnh không chịu bỏ thuốc lá.
Xơ vữa động mạch là một bệnh hệ thống gây tổn thương các động mạch ở nhiều cơ quan khác nhau à người có động mạch

Chân cũng thường có xơ vữa động mạch ở động mạch vành và động mạch não.
Nếu không điều trị thật thích cực bệnh lý xơ vữa động mạch, người bệnh có thể chết vì các biến chứng ở tim (nhồi máu cơ tim, đột tử) hoặc ở não (tai biến mạch máu não): Trong số những người bệnh động mạch chân tử vong có 55% chết do biến chứng ở tim và 10% chết do tai biến mạch máu não.
Xơ vữa động mạch là một bệnh hệ thống: Rất nhiều người bệnh động mạch chân cũng đồng thời có bệnh động mạch vành và / hoặc bệnh mạch máu não.

Điều trị bệnh động mạch chân

Kiểm soát các yếu tố nguy cơ của xơ vữa động mạch à chặn đứng sự tiến triển của xơ vữa động mạch tại động mạch chậu – đùi cũng như tại động mạch vành và động mạch não.

Cải thiện sự tưới máu chân ở người có khập khiễng cách hồi.

Kiểm soát các yếu tố nguy cơ

Bỏ thuốc là nếu đang hút.

Ăn lạt nếu có tăng huyết áp, cữ mỡ nếu có tăng lipid máu.

Điều trị tăng huyết áp bằng thuốc: Kiểm soát tốt huyết áp ở người bệnh động mạch chân giảm còn ¼ nguy cơ chết do nguyên nhân tim/ nhồi máu cơ tim/ tai biến mạch máu não.

Điều trị tăng lipid máu: Dùng thuốc nhóm statin (simvastatin, atorvastatin…) giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não, đồng thời giảm triệu chứng khập khiễng cách hồi.

Điều trị đái tháo đường bằng thuốc uống và/hoặc insulin tiêm.

Dùng thuốc chống kết cụm tiểu cầu (aspirin, clopidogrel) để ngừa cục máu đông gây tắc các động mạch.

Nghiên cứu CAPRIE trên hơn 19.000 bệnh nhân: Clopidogrel có lợi hơn aspirin (giảm nguy cơ chết do nguyên nhân tim/ nhồi máu cơ tim/ tai biến mạch máu não nhiều hơn aspirin).

Cải thiện sự tưới máu chân

Các thuốc giảm triệu chứng khập khiểng cách hồi: Pentoxifylline, Cilostazol, Beraprost.

Phẫu thuật được chỉ định khi tưới máu chân bị giảm nặng.

Oxy cao áp: Có thể có lợi ở người bệnh có loét chân không lành và vì một lý do nào đó không thể mổ được

Ths BS Hồ Huỳnh Quang Trí – Trưởng khoa Hồi sức – Viện Tim, Hội Tim Mạch TP Hồ Chí Minh

]]>
Xơ vữa động mạch cảnh https://omron-yte.com.vn/14308-xo-vua-dong-mach-canh/ https://omron-yte.com.vn/14308-xo-vua-dong-mach-canh/#respond Sun, 08 Jul 2012 23:04:47 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=14308 Sự tích tụ các phần tử cholesterol bên trong động mạch cảnh hình thành các mảng xơ vữa, làm hẹp dần lòng mạch máu và cuối cùng dẫn đến tắc. Đây là nguyên nhân chính gây thiểu năng tuần hoàn não thể đặc biệt và rối loạn nửa người.

Xơ vữa động mạch cảnh 1

Sự hình thành các mảng xơ vữa do tích tụ cholesterol trong động mạch cảnh thường tiến triển trong thời gian dài, có thể tới hàng chục năm. Nó xảy ra ở mọi độ tuổi, song phổ biến nhất là ở những người ngoài 45. N

hóm có nguy cơ cao là những người hút thuốc lá, bị tăng huyết áp, mỡ máu cao, tiểu đường hoặc trong gia đình có tiền sử bệnh tim mạch. Tuổi càng cao, các mảng xơ vữa động mạch càng nhiều, độ hẹp càng tăng và rất dễ mắc nhiều biến chứng.

Điều đáng lo ngại là trên bề mặt của những mảng xơ vữa hay hình thành những cục máu đông, gọi là huyết khối thành mạch. Chúng có thể vỡ ra thành nhiều mảng, di chuyển từ cổ lên não hoặc đọng lại, lớn dần lên gây thiểu năng tuần hoàn não, tắc mạch, tai biến mạch máu não tạm thời hoặc nhồi máu não.

Người ta nhận thấy khoảng 20-30% số trường hợp nhồi máu não là do xơ vữa động mạch cảnh, và ngược lại, khoảng 1/3 bệnh nhân bị hẹp động mạch cảnh từ 80% trở lên đều mắc tai biến mạch máu não. Trong khi đó, tỷ lệ này ở người hẹp động mạch cảnh dưới 80% là không đến 1%.

Hẹp hoặc tắc các động mạch cảnh dẫn máu đi nuôi não có thể gây thiểu năng tuần hoàn não thể đặc biệt, biểu hiện thông thường nhất dưới dạng tai biến mạch não với các triệu chứng như: mù tạm thời, rối loạn vận động (đang cầm đồ vật đột ngột để rơi), rối loạn cảm giác một nửa người (cảm giác tê cóng, tê chân tay, da dày cứng lên, kiến bò nhấp nháy trong da), rối loạn ngôn ngữ (nói thiếu từ, nhầm tiếng, rối loạn phát ngôn) hoặc liệt nhẹ nửa người. Sau khi đã bị nhồi máu não, các mảng xơ vữa ở động mạch cảnh vẫn là nguyên nhân gây tiến triển bệnh.

Ngáy lớn có thể là dấu hiệu xơ vữa động mạch cảnh

Ngáy lớn là một yếu tố nguy cơ biệt lập báo hiệu thời gian đầu của bệnh xơ vữa động mạch cảnh, nguyên nhân dẫn đến đột quỵ.

Bệnh xơ vữa động mạch cảnh xuất hiện khi những mảng xơ vữa hình thành bên trong các động mạch chính của cổ (động mạch cảnh), gây hẹp dần lòng mạch máu và cuối cùng dẫn đến tắc nghẽn. Các động mạch này là nguồn cung cấp máu chính cho não, một khi nó bị hẹp sẽ dẫn đến thiểu năng tuần hoàn não thể đặc biệt.

Theo kết quả quan sát trong số 110 người trưởng thành, chỉ có 20% số người ngáy nhẹ bị xơ vữa động mạch cảnh, trong khi số này tăng lên 32% ở những người ngáy vừa và đặc biệt tăng đến 64% ở những người ngáy lớn.
Sau các yếu tố tuổi tác, giới tính, có tiền sử với thuốc lá và huyết áp cao, ngáy lớn cũng là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh xơ vữa động mạch cảnh.

Ông Sharon Lee, đồng tác giả của nhóm các giáo sư Trung tâm Ludwig Engel của Viện nghiên cứu hô hấp thuộc Bệnh viện Westmead ở Australia cho biết, ngáy lớn có thể là nguy cơ phát triển bệnh xơ vữa động mạch cảnh, nguyên nhân dẫn đến đột quỵ.

Đây là nghiên cứu đầu tiên nhằm đo và xác định số lượng tiếng ngáy, khách quan hơn so với việc dùng đến bảng câu hỏi để phát hiện sợi dây liên kết giữa chứng rối loạn hơi thở và chứng xơ vữa động mạch cảnh.
Một báo cáo mới đây của Viện y khoa về giấc ngủ của Mỹ cho biết thói quen ngáy khi ngủ có ở 24% phụ nữ trưởng thành và 40% ở nam giới. Ngáy lớn và nhanh cũng là dấu hiệu báo trước của chứng bệnh ngưng thở lúc ngủ.

Cũng theo ông Lee, một số phương pháp điều trị như: giảm cân, giảm rượu bia, sử dụng máy dưỡng khí… có thể giúp người bệnh giảm được tiếng ngáy. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào chứng minh là việc giảm tiếng ngáy có thể giúp tránh được nguy cơ khỏi bệnh xơ vữa động mạch cảnh.

Chẩn đoán hẹp động mạch cảnh

– Khám động mạch cảnh: sờ động mạch cảnh vùng cổ (động mạch cảnh gốc), vùng sau amiđan (động mạch cảnh trong), phát hiện mảng rắn dưới tay. Thông thường, bên bị xơ vữa sẽ có động mạch đập rất yếu.

– Siêu âm Doppler hệ động mạch cảnh: đây là phương pháp đơn giản với độ an toàn và chính xác cao, phát hiện nhanh bệnh. Tại một số quốc gia, siêu âm Doppler động mạch cảnh là xét nghiệm thường quy đối với những người cao tuổi và những người mắc một hoặc các bệnh sau: tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu, nghiện thuốc lá, béo phì, suy mạch vành hoặc thiểu năng tuần hoàn não.

– Chụp cắt lớp vi tính xoắn ốc: khi chụp, tiêm nhanh thuốc cản quang tĩnh mạch, hình ảnh các lớp cắt xoắn ốc liên tục cho phép nghiên cứu tỉ mỉ các tổn thương của các mạch máu. Phương pháp này khắc phục được hầu hết các nhược điểm của siêu âm Doppler, cho chất lượng chẩn đoán cao với các ưu điểm như: tái dựng các lớp cắt ngang liên tục với độ dày tùy ý, mạch máu có độ cản quang cao, có thể đo chính xác kích thước các động mạch, tái tạo dễ dàng hình nhiều mặt phẳng, đánh giá lòng mạch, tình trạng huyết khối, mức độ tổn thương của mảng xơ vữa…

– Chụp cộng hưởng từ: giúp chẩn đoán khu trú rõ hơn với độ chính xác tương đương chụp mạch.

Điều trị: Đa số bệnh nhân được uống thuốc chống kết tụ tiểu cầu để phòng ngừa và làm giảm biến chứng của mảng xơ vữa. Việc chỉ định mổ lấy mảng xơ vữa cũng cho kết quả khả quan. Cho dù các mảng đóng bám có làm giảm lưu lượng máu của dòng chảy trên 70% ở tuổi 80, việc điều trị vẫn có hiệu quả.

Kể từ khi phẫu thuật viên người Anh Eastcott mổ khai thông thành công một động mạch ở cổ (động mạch cảnh) bị hẹp khít vào năm 1954, vấn đề thiếu máu não do xơ vữa động mạch cảnh được quan tâm đặc biệt. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ở thế kỷ 21, xơ vữa động mạch vẫn là nguyên nhân gây tử vong cao. Việc phát hiện sớm mảng xơ vữa động mạch cảnh từ khi chưa bị biến chứng là một yêu cầu cần thiết, góp phần làm giảm tai biến mạch máu não, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và tuổi thọ.

]]>
https://omron-yte.com.vn/14308-xo-vua-dong-mach-canh/feed/ 0
Cách nhận biết xơ vữa động mạch https://omron-yte.com.vn/14306-cach-nhan-biet-xo-vua-dong-mach/ Sun, 08 Jul 2012 23:03:11 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=14306 Cách nhận biết xơ vữa động mạch 1Xơ vữa động mạch có triệu chứng và độ nặng rất thay đổi. Có thể hoàn toàn không có biểu hiện gì, hoặc đau ngực với nhiều mức độ khác nhau. Đôi khi đau ngực kèm thở nhanh, nông tùy theo xơ vữa từng loại động mạch.

Xơ vữa động mạch vành

Động mạch vành: là động mạch có nhiệm vụ đưa máu giàu oxi đến nuôi tim

Triệu chứng thường gặp là cơn đau thắt ngực. Là tình trạng đau hoặc khó chịu vùng ngực do cơ tim không được máu cung cấp đủ oxi. Đau có thể lan bả vai, cánh tay, cổ, hàm hoặc sau lưng. Bệnh nhân cũng có thể cảm giác như khó tiêu. Đau có khuynh hướng nặng lên khi hoạt động, giảm khi nghỉ ngơi. Căng thẳng tinh thần cũng có thể khởi phát cơn đau.

Những triệu chứng khác bao gồm khó thở, tim đập không đều.

Mạch vành đưa máu đến nuôi tim bị cục máu đông làm tắc

Xơ vữa động mạch cảnh

Động mạch cảnh: là động mạch có nhiệm vụ đưa máu giàu oxi đến nuôi não
Nều mảng xơ vữa gây hẹp hoặc tắc động mạch cảnh, bạn có thể có triệu chứng của đột quỵ (hay còn gọi là tai biến mạch máu như là

– Yếu đột ngột
– Liệt hoặc tê mặt, tay chân, đặc biệt nếu những hiện tượng này xảyra ở một bên người (nửa người trái hoặc nửa người phải)
– Nói khó hoặc hoặc không nói được
– Lú lẫn hoặc hôn mê
– Rối loạn thị lực
– Chóng mặt, đi khó khăn, dễ té
– Đau đầu nhiều và đột ngột

Động mạch cảnh có nhiệm vụ đưa máu giàu oxi đến nuôi não

Xơ vữa động mạch ngoại biên

Mảng xơ vữa có thể ảnh hưởng đến những động mạch chính cung cấp máu nhiều oxi đến chân, tay và vùng chậu (được gọi chung là động mạch ngoại biên). Nếu những nhánh động mạch này bị hẹp hoặc tắc, bạn có thể có:

– Cảm giác tê bì chần, tay,
– Đau khi đi lại, giảm khi nghỉ ngơi.
– Đôi khi nặng có thể gây hoại tử đen ngón tay hoặc chân.

Mảng xơ vữa có thể ảnh hưởng đến những động mạch ngoại biên

Động mạch thận

Động mạch thận cung cấp máu giàu oxi cho hai thận. Nếu hiện diện mảng xơ vữa ở động mạch này sẽ gây bệnh thận mãn, lâu ngày làm chức năng thận suy giảm.
Ở giai đoạn sớm của bệnh thận thường không có triệu chứng hay dấu hiệu gì. Khi bệnh nặng lên, có thể gây:
– Tiểu ít hoặc tiểu nhiều (đặc biệt là tiểu nhiều về dêm),
– Ăn không ngon, buồn nôn,
– Phù mặt, tay, chân,
– Ngứa,
– Giảm khả năng tập trung,
– Chóng mặt, thiếu máu.

Xơ vữa động mạch thận lâu ngày làm chức năng thận suy giảm

]]>
Triệu chứng nhận biết bệnh xơ vữa động mạch https://omron-yte.com.vn/14303-trieu-chung-nhan-biet-benh-xo-vua-dong-mach/ https://omron-yte.com.vn/14303-trieu-chung-nhan-biet-benh-xo-vua-dong-mach/#respond Sun, 08 Jul 2012 23:00:21 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=14303 Xơ vữa động mạch thường không có triệu chứng cho đến khi mảng xơ vữa gây hẹp nặng hoặc tắc hoàn toàn một nhánh động mạch. Do vậy, nhiều bệnh nhân không biết mình có bệnh cho đến khi bị một tình trạng cấp cứu như nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não.

Triệu chứng nhận biết bệnh xơ vữa động mạch 1

Dưới đây là một số triệu chứng cụ thể ở người bệnh xơ vữa động mạch:

Về mặt đại thể, nó có biểu hiện là thành mạch máu trở nên “xơ cứng” bởi các sang thương được gọi là mảng xơ vữa phát triển trong thành mạch.

Vào giai đoạn muộn, mảng xơ vữa có thể gây hẹp lòng mạch và làm hạn chế lưu lượng máu trong đó. Nó cũng có thể vỡ ra và trôi theo dòng máu làm tổn thương các mô và cơ quan bên dưới.

Một trường hợp xơ vữa động mạch điển hình xảy ra vào cuối thời kỳ thơ ấu, thường có ở hầu hết các động mạch chính, nhưng không có triệu chứng và hầu hết các phương pháp chẩn đoán không được phát hiện được.
Nó thường trở nên có triệu chứng nguy hiểm khi can thiệp vào tuần hoàn vành, cung cấp máu đến tim, và tuần hoàn não, đưa máu đến não.

Xơ vữa động mạch là nguyên nhân nền tảng quan trọng của đột quỵ, cơn đau tim, các loại bệnh tim gồm suy tim ứ huyết và hầu hết các bệnh tim mạch nói chung. Mảng xơ vữa ở các động mạch cánh tay hoặc, thường gặp hơn, các động mạch chân có thể gây bệnh thuyên tắc động mạch ngoại biên.

]]>
https://omron-yte.com.vn/14303-trieu-chung-nhan-biet-benh-xo-vua-dong-mach/feed/ 0
Xơ vữa động mạch – Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết https://omron-yte.com.vn/14299-xo-vua-dong-mach-nguyen-nhan-va-dau-hieu-nhan-biet/ https://omron-yte.com.vn/14299-xo-vua-dong-mach-nguyen-nhan-va-dau-hieu-nhan-biet/#respond Sun, 08 Jul 2012 22:58:01 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=14299 Theo nghiên cứu, xơ vữa động mạch có liên quan tỷ lệ nghịch với cholesterol trong máu của cơ thể người và một số yếu tố trong chế độ sinh hoạt như : người mắc bệnh tăng lipit máu, tăng huyết áp, tiểu đường …

Các yếu tố nguy cơ : 1Các yếu tố nguy cơ :

Tai biến phát triển bệnh xơ vữa động mạch qua nghiên cứu thấy có liên quan với tỷ lệ cholesterol trong máu của cơ thể mà chất này thực tế phụ thuộc vào chế độ ăn uống nuôi dưỡng và cả một số yếu tố về “gen” (genetic factor).

Vì tỷ lệ chất cholesterol liên quan tới chế độ ăn uống nên bệnh xơ vữa động mạch thường gặp ở người dân các nước Tây Âu vì ở đây người ta có chế độ ăn uống, có tỷ lệ chất béo cao hơn. Một vài bệnh khác như bệnh tiểu đường cũng liên quan chặt chẽ với tỷ lệ chất cholesterol cao trong chế độ ăn. Một vài bệnh có tính chất di truyền cũng có tỷ lệ chất mỡ cao trong máu (bệnh chất mỡ cao di truyền).

Ngoài yếu tố tỷ lệ chất cholesterol trong máu còn có một số yếu tố khác gây bệnh như: hút thuốc lá, không vận động thể dục đều đặn, tăng huyết áp và tình trạng thừa cân béo phì.

Các chất mỡ trong máu tích tụ dần ở lớp trong của thành động mạch và do chất mỡ làm cho thành động mạch dày hơn, kết quả là các động mạch bị hẹp dần lại và lưu thông máu bị cản trở.

Những người lớn tuổi (nam trên 45 tuổi, nữ đã mãn kinh, người hay nhậu nhẹt nhiều cũng có nguy cơbị xơvữa động mạch. Bị stress có thể làm tăng nhịp tim và tăng huyết áp.

Một số yếu tố nguy cơ khác:

  • Bệnh tăng lipid máu.
  • Bệnh tiểu đường
  • Tăng huyết áp và tình trạng thừa cân béo phì.
  • Hút thuốc lá, bia rượu
  • Không vận động thể dục đều đặn
  • Bị stress có thể làm tăng nhịp tim và tăng huyết áp.

Dấu hiệu nhận biết

Ở giai đoạn sớm của bệnh thường không thấy có triệu chứng rõ. Dần dần về sau, các triệu chứng được phát sinh rõ hơn do dòng máu cung cấp cho các tạng trong cơ thể bị giảm dần do động mạch bị hẹp dần gây tắc dần dòng máu.

Nếu động mạch vành cung cấp máu cho cơ tim bị tắc dần thì sẽ xuất hiện những triệu chứng như đau tức ngực. Nếu động mạch vành bị tắc nghẽn hoàn toàn thì sẽ xảy ra cơn đau tim đột ngột gây tử vong

Nhiều cơn đột quỵ ở người già thường do động mạch cung cấp máu cho não bị xơ cứng và bị hẹp.

Trường hợp động mạch ở cẳng chân bị xơ vữa thường có triệu chứng đầu tiên là cơn đau cơ kiểu “chuột rút” do máu không được cung cấp đầy đủ ở cẳng chân.

]]>
https://omron-yte.com.vn/14299-xo-vua-dong-mach-nguyen-nhan-va-dau-hieu-nhan-biet/feed/ 0
Quá trình hình thành của các mảng xơ vữa động mạch https://omron-yte.com.vn/14295-qua-trinh-hinh-thanh-cua-cac-mang-xo-vua-dong-mach/ Sun, 08 Jul 2012 17:05:33 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=14295 Vữa xơ động mạch là nguyên nhân chính gây ra đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim. Vữa xơ động mạch do tổn thương các tế bào nội mạc, làm cho các tế bào đó mất chức năng bảo vệ thành mạch.

Quá trình hình thành của các mảng xơ vữa động mạch 1

Tổn thương có thể do ảnh hưởng của dòng máu có áp lực cao liên tục tác động đến như trong bệnh tăng huyết áp, do ảnh hưởng của thuốc lá, một số thuốc và hóa chất, thức ăn, rối loạn lipid máu, nhiễm khuẩn và virut, các yếu tố miễn dịch…

Khi bị tổn thương, các tế bào nội mạc tại chỗ mất khả năng tiết ra prostacyclin. Tiểu cầu lập tức tách ra khỏi dòng máu để tập trung vào chỗ đó và kết dính lại, phóng thích ra nhiều chất trong đó có yếu tố tăng trưởng, yếu tố này kích thích sự di chuyển các tế bào cơ trơn ở lớp trung mạc ra lớp nội mạc và phát triển mạnh tại đó. Các bạch cầu đơn nhân từ dòng máu cũng đến ngay chỗ tổn thương và được chuyển dạng thành đại thực bào. Các đại thực bào này “ăn” các LDL-C và trở thành các “tế bào bọt” tích đầy mỡ. Đến khi quá tải, các tế bào này bị vỡ và đổ cholesterol ra ngoài làm cho lớp dưới nội mạc dày lên tạo nên các vạch lipid hay các mảng xơ vữa đặc trưng của bệnh.

Bên cạnh việc góp phần tạo ra các mảng xơ vữa gây hẹp động mạch vành, tăng cholesterol máu có thể làm tổn thương lớp nội mạc. Chính vì thế, lý giải vì sao tăng cholesterol máu lại đóng vai trò quan trọng đến như vậy trong quá trình hình thành mảng xơ vữa gây tắc hẹp động mạch vành.

Nguyễn Quang Bảo
Theo Báo sức khỏe đời sống

]]>
Rối loạn lipid máu và nguy cơ xơ vữa động mạch https://omron-yte.com.vn/14282-roi-loan-lipid-mau-va-nguy-co-xo-vua-dong-mach/ Sun, 08 Jul 2012 16:23:47 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=14282 Rối loạn lipid máu hay mỡ máu cao là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các bệnh về tim mạch.

Rối loạn lipid máu và nguy cơ xơ vữa động mạch 1

Xơ vữa động mạch là một bệnh do nhiều nguyên nhân: Mỡ máu cao (rối loạn chuyển hoá lipid), tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, hút thuốc lá nhiều và hoạt động thể dục ít…

Trong các nguyên nhân trên, rối loạn chuyển hoá lipid có vai trò chủ yếu và là yếu tố đe doạ gây bệnh tim mạch.

Xơ vữa động mạch là bệnh của thành mạch, vữa xơ động mạch xuất hiện trên bề mặt động mạch do sự rối loạn thâm nhập của lipid. Nó làm thay đổi cấu trúc của thành mạch. Một màng lipid sẽ hình thành ở mảng trong của mạch đặc biệt là khu vực ngã ba của động mạch, ở đó lưu lượng máu chảy tạo thành những dòng xoáy.

Dòng xoáy giống như vi tổn thương mạch tạo những tổn thương của nội mô. Những tổn thương này là cơ sở để tạo thành các sẹo động mạch và những mảng xơ vữa, bởi vậy các mảng xơ vữa là một loại sẹo xơ mỡ và collagen.

Hiện nay, chưa có biện pháp nào có thể đề phòng những tai biến mạch máu. Nhất là ở tim và não do xơ vữa động mạch gây nên, đôi khi ở tuổi 30. Do vậy, người ta phải bằng lòng trong thực hành lâm sàng, xác định nhữnh yếu tố có nhiều khả năng gây xơ vữa động mạch. Qua đó người thầy thuốc, có thể cho bệnh nhân những lời khuyên về chế độ ăn hoặc thuốc thích hợp.

Về phương diện sinh học tốt nhất nên tiến hành, kiểm tra định kỳ các thông số về lipid máu (triglycesid, cholesterol toàn phần, HDL cholesterol, LDL cholesterol, apoA, apoB, urê, acid ulie, glucose máu, glucose niệu) ở tuổi dưới 30, sau 2-3 năm kiểm tra một lần, và duới 45 tuổi mỗi năm một lần. Mọi chỉ số cao bất thường cần phải được xem kỹ lưỡng khả năng gây xơ vữa động mạch.

Các yếu tố liên quan đến rối loạn chuyển hóa lipid máu của mẫu nghiên cứu được xác định là: giới, tuổi và trọng lượng cơ thể. Nồng độ LDL-cholesterol của nữ cao hơn nam, tỉ lệ rối loạn lipid máu của nữ là 64,76%, của nam là 54,02%.

Nồng độ cholesterol, triglycerid ở nhóm thể trọng béo cao hơn nhóm thể trọng bình thường và nồng độ HDL-cholesterol giảm dần khi thể trọng tăng lên. Như vậy, tăng thể trọng có liên quan đến rối loạn lipid máu.

Nồng độ cholesterol, triglycerid, HDL-cholesterol tăng dần theo độ tuổi từ 39 đến 59 và giảm xuống ở độ tuổi 60 trở lên. Riêng nồng độ HDL-cholesterol ở độ tuổi 60 trở lên tăng cao hơn so với các nhóm tuổi dưới 60.

Tỉ lệ rối loạn các thành phần lipid máu cao nhất ở độ tuổi 40 -59 tuổi (chiếm khoảng 76%), thấp nhất ở độ tuổi 60 trở lên (khoảng 55%). Nghiên cứu nhận định đối với cán bộ, viên chức ở tuổi nghỉ hưu ít rối loạn lipid máu hơn so với nhóm người ở độ tuổi còn đang công tác. Lý giải về điều này, nhóm nghiên cứu đặt giả thuyết: Phải chăng khi nghỉ hưu người ta  có điều kiện chăm lo đến sức khỏe tốt hơn cả về chế độ ăn uống cũng như tập luyện thể lực?

Bởi vì môi trường sống, trong đó có chế độ ăn uống và hoạt động thể lực ảnh hưởng rất lớn đến lượng lipid trong máu và bệnh lý tim mạch.

]]>
Tập luyện thể thao với người xơ vữa động mạch https://omron-yte.com.vn/14278-tap-luyen-the-thao-voi-nguoi-xo-vua-dong-mach/ Sun, 08 Jul 2012 16:07:06 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=14278 Bệnh động mạch vành rất nguy hiểm và đặc biệt là rất dễ mắc khi ít vận động, hút thuốc lá và cao huyết áp. Khoảng 82% người tử vong vì bệnh mạch vành tim. Đó là một con số không nhỏ. Thế nhưng khi đã bị bệnh rồi, nếu biết tập thể thao một cách khoa học thì chắc chắn nguy cơ sẽ được đẩy lùi.

Tập luyện thể thao với người xơ vữa động mạch 1

Bệnh tim mạch vành và thể thao

Bệnh tim mạch vành là tên gọi cho một số bệnh tim do mạch máu vành tim bị nghẽn đưa đến tình trạng cơ tim bị thiếu dưỡng khí. Các tên gọi khác của bệnh này là bệnh mạch vành, bệnh động mạch vành, bệnh tim do xơ vữa động mạch, bệnh tim thiếu máu cục bộ. Theo các nhà khoa học, những người mắc bệnh động mạch vành nên tham gia tập luyện thể dục thể thao.

Những môn thể thao thích hợp sẽ giúp tăng cường cung cấp dưỡng khí cho cơ tim, thúc đẩy cơ tim hình thành vòng tuần hoàn nhánh và tăng lượng huyết lưu của tuần hoàn nhánh, đồng thời, những bài tập phù hợp cũng giúp cơ tim giảm thiểu lượng dưỡng khí tiêu hao, tăng khả năng phản ứng của hệ thống tuần hoàn máu, giúp cải thiện quá trình thay thế chất béo, giảm thấp nồng độ cholesterol trong máu; làm bệnh nhân cảm thấy tinh thần sảng khoái, bớt chú ý đến bệnh tật, phát huy các nhân tố tích cực nội tại của người bệnh, từ đó giảm bớt hoặc giảm nhẹ nguy cơ đau tim.

Tập thể thao một cách khoa học

Trước tiên, cần nắm vững tình trạng bệnh tật của chính mình. Những trường hợp mắc bệnh động mạch vành tim được phép tham gia hoạt động thể dục thể thao là: huyết áp tăng, điện tâm đồ có dấu hiệu nghi ngờ hoặc dương tính; Tiến hành điện tâm đồ vận động cho kết quả dương tính nhưng không cần thiết phải dùng thuốc ngừa đau tim; Bệnh đau tim đã bước đầu bị khống chế, không cần uống thuốc hoặc về cơ bản không dùng thuốc ngừa đau tim; Người bị nhồi máu cơ tim cấp tính đang trong giai đoạn hồi phục, bệnh tình đã ổn định và dần dần thuyên giảm. Những trường hợp nói trên có thể tập luyện với lượng vận động vừa phải và tiến hành theo chỉ dẫn của các bác sĩ.

Những bệnh nhân thể trạng yếu có thể tập các môn như đi bộ, chạy chậm, đi xe đạp, bơi… theo phương thức: cứ luyện tập 30 giây đến vài phút thì lại tạm nghỉ thời gian bằng hoặc dài gấp đôi khi tập, tiếp tục lặp đi lặp lại như vậy cho tới khi tổng thời gian tập luyện khoảng trên dưới 40 phút. Tiến hành như vậy cho đến khi thể lực được tăng cường mới lại kéo dài hơn thời gian tập luyện.

Bạn cần đảm bảo thực hiện tốt khâu khởi động và hồi tĩnh. Nếu chưa khởi động tốt đã tiến hành luyện tập với cường độ lớn sẽ dễ bị thiếu máu cơ tim dẫn đến đau tim. Cũng tương tự như vậy, nếu chưa hồi tĩnh đã dừng hoạt động đột ngột cũng làm tim khó thích nghi ngay, thậm chí gây ra những phản ứng xấu. Cần chú ý phản ứng của nhịp tim và huyết áp. Nên tiến hành đo nhịp tim và huyết áp trước mỗi lần vận động, trong khi tập luyện với lượng vận động cao nhất và 2 phút sau khi dừng tập (đếm mạch đập trong 15 giây rồi nhân với 4), lấy đó làm các chỉ tiêu để đánh giá lượng vận động với phản ứng của cơ thể.

Cần lên kế hoạch tập luyện và ghi chép nhật ký luyện, lượng vận động và cảm giác của chính mình… làm cơ sở điều chỉnh và tổng kết kinh nghiệm, để việc tập luyện phát huy hết tác dụng, giúp sức khỏe ngày càng được tăng cường.

Biện pháp phòng ngừa xơ vữa động mạch

  • Giảm lượng mỡ trong khẩu phần ăn hàng ngày.
  • Nên ăn những loại mỡ có lợi.
  • Nên ăn nhiều rau quả hoặc sản phẩm có nhiều chất xơ.
  • Nên ăn các loại cá nhiều mỡ.
  • Giảm ăn muối
  • Nên sử dụng đậu nành.
  • Nên hạn chế rượu bia.
  • Bỏ thuốc lá.
  • Kiểm soát trọng lượng cơ thể
  • Nên vận động và thể thao thường xuyên
  • Hoạt động tình dục vừa phải
]]>
Uống thuốc tránh thai dài ngày tăng nguy cơ xơ vữa động mạch https://omron-yte.com.vn/14273-uong-thuoc-tranh-thai-dai-ngay-tang-nguy-co-xo-vua-dong-mach/ Sun, 08 Jul 2012 15:58:44 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=14273 Theo kết quả nghiên cứu của Bỉ, những phụ nữ dùng thuốc tránh thai nhiều năm liền có thể bị tăng nguy cơ tắc mạch máu dẫn đến đột qụy.

Uống thuốc tránh thai dài ngày tăng nguy cơ xơ vữa động mạch 1

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng cho biết phát hiện này không đồng nghĩa với việc phải báo động.

“Lưu ý cuối cùng – không nên dừng thuốc đột ngột. Không nên hoảng sợ. Đừng gọi ngay cho thầy thuốc phụ khoa của bạn vào sáng mai”, trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Ernst Rietzschel từ Đại học Ghent ở Bỉ, phát biểu tại buổi giới thiệu nghiên cứu trong cuộc gặp của Hiệp hội Tim mạch Mỹ tuần này.

Nhóm của Rietzschel đã nghiên cứu 1.300 phụ nữ tuổi từ 35 đến 55. Trong đó, 81% đã sử dụng thuốc tránh thai trung bình 13 năm. Họ đo các mảng bám phát sinh trong mạch máu bằng kỹ thuật siêu âm mạch.

Kết quả là, ở những người dùng thuốc cả chục năm, hai mạch máu lớn là động mạch cảnh ở cổ và động mạch đùi có số mảng bám tăng 20 – 30% so với người bình thường.

Việc tích luỹ dần dần các mảng bám (có thành phần là mỡ, cholestero, canxi và các vật liệu khác) lên thành mạch có thể dẫn tới xơ vữa động mạch, là tình trạng mà mạch máu rắn lại và bị thu hẹp.

“Điều lo ngại chính là nếu một người có tỷ lệ mảng bám cao, người đó có thể phát sinh một cục chặn trong mạch máu, dẫn đến đột quỵ hoặc tử vong đột ngột”, Rietzschel nói.

Rietzschel cho biết, những phụ nữ đã dùng loại thuốc này dài ngày có thể thực hiện các biện pháp phòng bệnh khác, chẳng hạn ăn uống lành mạnh, tập luyện thể dục, bỏ thuốc lá và kiểm soát cholesterol. Ngoài ra, “còn có những cách khác để tránh thai. Uống thuốc không phải là khả năng duy nhất”, ông nói.

Đây là nghiên cứu đầu tiên cho rằng xơ vữa động mạch là tác dụng phụ của việc dùng thuốc ngừa thai.

Theo VnExpress

]]>
Tăng nguy cơ xơ vữa động mạch ở độ tuổi mãn kinh https://omron-yte.com.vn/14269-tang-nguy-co-xo-vua-dong-mach-o-do-tuoi-man-kinh/ Sat, 07 Jul 2012 10:59:03 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=14269 Mãn kinh là một giai đoạn tất yếu trong đời sống sinh dục của người phụ nữ. Nó liên quan đến sự già hoá dần của buồng trứng và sự giảm đi của số lượng trứng. Đi cùng với những thay đổi về chuyển hoá lipid, người ta nhận thấy vữa xơ động mạch có xu hướng gia tăng ở phụ nữ mãn kinh.

Tăng nguy cơ xơ vữa động mạch ở độ tuổi mãn kinh 1

Vữa xơ động mạch có xu hướng tăng lên

Đi cùng với những thay đổi về chuyển hoá lipid, người ta nhận thấy vữa xơ động mạch có xu hướng gia tăng ở phụ nữ mãn kinh và vữa xơ động mạch vành là loại vữa xơ động mạch nguy hiểm nhất. Trước tuổi 45, người ta thấy nam giới bị vữa xơ động mạch vành nhiều hơn nhưng sự vượt trội này cũng dần giảm xuống: mãn kinh hình như đã làm mất đi sự miễn dịch tương đối của giới nữ đối với vữa xơ mạch vành. Một số nhà nghiên cứu còn nhận thấy, bệnh động mạch vành phát triển nhiều ở những phụ nữ vai to, da dày, có hệ lông phát triển kiểu nam giới. Thể tạng này có thể do tăng bài tiết lượng hormon nam giới.

Hậu quả của vữa xơ động mạch là gây hẹp lòng động mạch. Đối với động mạch vành, khi lòng mạch bị hẹp từ 50% trở lên thì cơ tim sẽ bị thiếu máu nuôi dưỡng. Biểu hiện lâm sàng thường gặp của thiếu máu cơ tim là cơn đau thắt ngực. Cơn đau có thể xuất hiện khi gắng sức hoặc ngay cả khi nghỉ ngơi, kéo dài từ 3 – 10 phút. Vị trí đau thường ở phần cao của lồng ngực, sau xương ức, lan lên cổ hoặc vai, lan xuống cánh tay trái, thậm chí đau có thể lan xuống cả ngón tay. Khi gặp cơn đau như vậy, người bệnh nên đến khám tại chuyên khoa tim mạch để tránh một biến cố tim mạch nặng nề là nhồi máu cơ tim.

Đối với các động mạch chi dưới, hẹp lòng mạch do vữa xơ cũng gây thiếu máu các bắp cơ được chi phối bởi động mạch liên quan. Lâm sàng xuất hiện một dạng đau gọi là ”đau cách hồi”: Khi đi bộ một quãng đường (từ vài mét đến vài trăm mét), người ta buộc phải dừng lại vì đau. Cơn đau kiểu chuột rút, bắp cơ co cứng và hết đi sau vài phút nghỉ ngơi, sau đó lại xuất hiện nếu tiếp tục đi… Lúc này sự thăm khám chuyên khoa cũng là một việc nên làm.

Có nên sử dụng hormon thay thế?

Vào giai đoạn mãn kinh, điều trị bằng hormon thay thế là một biện pháp hợp lý vì phương pháp điều trị này giúp cho cơ thể có thêm các hormon buồng trứng ngoại sinh. Lượng hormon này có tác dụng bù lại những khiếm khuyết, những hậu quả về sinh hoá và lâm sàng do thiếu hụt các hormon sinh dục steroid nội sinh gây ra. Nó có thể làm bớt đi những rối loạn hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, các cơn bốc hoả, nóng bừng, vã mồ hôi có thể thuyên giảm và chất lượng cuộc sống của người phụ nữ được cải thiện tốt hơn. Thế nhưng, trị liệu này có làm giảm tai biến mạch do vữa xơ động mạch (nhất là vữa xơ động mạch vành) hay không, cho đến nay vẫn chưa được khẳng định.

Cần điều trị rối loạn chuyển hóa lipid để giảm những biến chứng tim mạch

Một điều chắc chắn rằng, điều trị những rối loạn chuyển hoá lipid máu (nếu có) sẽ làm giảm đi một cách có ý nghĩa những biến cố tim mạch do vữa xơ động mạch (suy vành, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não…) giúp kéo dài tuổi thọ con người. Trong cách thức điều trị rối loạn chuyển hoá lipid máu, chế độ ăn mà mỗi người chúng ta thực hiện đóng một vai trò hết sức quan trọng. Người bị tăng triglycerid và/hoặc cholesterol máu không nên ăn các loại phủ tạng động vật (tim, gan, thận, lòng, tiết, não), hạn chế mỡ động vật, nên ăn dầu thực vật và có thể ăn nhiều cá nước ngọt thay cho lượng trứng, thịt nên giảm đi. Một điều không quên là phải tăng cường vận động, tránh lối sống quá tĩnh tại, bó hẹp trong căn nhà hoặc quanh bàn làm việc của mình suốt cả một ngày.

TS. Tạ Mạnh Cường – Sức khỏe đời sống

]]>