Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Wed, 07 Jul 2021 03:21:14 +0000 vi hourly 1 Biến chứng đáng sợ của căn bệnh tiểu đường https://omron-yte.com.vn/16074-bien-chung-benh-tieu-duong/ Fri, 25 Jan 2013 03:03:47 +0000 https://omron-yte.com.vn/16074-bien-chung-dang-so-cua-can-benh-tieu-duong/ Tiểu đường là căn bệnh đã không còn xa lạ từ lâu và đang được nhiều người quan tâm không chỉ bởi số người mắc ngày càng nhiều mà còn bởi những biến chứng đáng sợ của bệnh. Những trường hợp người mắc tiểu đường bị mù mắt, phải cưa bỏ chân, đột quỵ, trụy tim mạch chắc hẳn nhiều người đã  mắt thấy tai nghe.

Biến chứng đáng sợ của căn bệnh tiểu đường 1
Biến chứng đáng sợ của căn bệnh tiểu đường 2

Tiểu đường và những biến chứng đáng sợ ở bàn chân

Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa glucose trong cơ thể nên người bệnh luôn thường trực nỗi lo đường huyết  tăng, giảm quá mức. Đường huyết  tăng quá cao có thể dẫn đến hôn mê, thậm chí  tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời;  còn hạ thấp quá lại khiến cho người bệnh bủn rủn chân tay, tim đập nhanh, nhìn mờ, không đứng vững được, ngã ra hoặc thỉu đi. Tình huống sẽ trở nên nguy hiểm hơn nếu người bệnh bị hạ đường huyết ở ngoài đường hoặc đối với ở người già, do xương giòn nên rất dễ gãy tay do chống khi ngã nên hậu quả thường nặng nề hơn. Đặc biệt nếu để hạ đường huyết nặng hoặc kéo dài có thể dẫn đến tổn thương não nặng, thậm chí tử vong. Để hạn chế hệ lụy cần giữ đường máu ổn định, người bệnh phải tuân thủ chế độ điều trị cùng chế độ ăn kiêng như không được ăn no, cũng không để đói, ngày phải ăn 4-5 bữa nhỏ, thức ăn phải hạn chế đường, ít mỡ và muối. Người bệnh nên ăn các loại miến dong, rau xanh, thịt nạc, cá, trái cây ít ngọt như mít, na…, hạn chế ăn nội tạng động vật, lòng đỏ trứng … vì dễ làm tăng đường trong máu, cũng không hút thuốc lá, rượu bia vì rượu bia dễ làm hạ đường huyết, còn thuốc lá lại làm tăng thêm nguy cơ bệnh tim mạch trên nền người bệnh đã sẵn nguy cơ cao. Cũng có thể do chế độ điều trị, kiêng khem khắt khe như vậy nên không ít bệnh nhân không đảm bảo được yêu cầu điều trị, để đường huyết quá cao đến mức phải vào viện cấp cứu trong tình trạng hôn mê. Ngoài ra, nếu không duy trì được lượng đường máu ổn định, để bệnh tiến triển nặng thêm, người bệnh còn phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm hơn nhiều.

Phải kể đến đầu tiên là nguy cơ nhiễm khuẩn. Đường trong máu cao khiến sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm như  viêm da, viêm lợi, viêm nhiễm phụ khoa, nhiễm khuẩn tiết niệu… Đặc biệt là ở những chỗ khuất, khó nhìn hay ít để ý như bàn chân thì tình trạng viêm nặng nề hơn rất nhiều. Sở dĩ bị như vậy là do hệ thống mao mạch nuôi dưỡng các dây thần kinh ngoại vi bị tổn thương từ đó dẫn đến yếu cơ, thay đổi cảm giác, tê bì hoặc kim châm nên khi bị nhiễm trùng, thậm chí là loét sâu bệnh nhân cũng không cảm nhận được. Cộng thêm đường máu cao rất dễ gây viêm động mạch chi dưới của người bệnh, từ đó gây tắc mạch chi làm hoại tử các ngón chân, loét bàn chân. Để nặng hơn, người bệnh buộc phải cưa chân để bảo toàn tính mạng. Thực tế, ở Mỹ mỗi năm có khoảng 20.000 bệnh nhân tiểu đường bị cắt bỏ bàn chân hay cưa chân cũng chỉ bởi nhiễm khuẩn. Do đó, bệnh nhân tiểu đường cần hết sức cẩn thận và chu đáo trong việc chăm sóc vệ sinh cá nhân, đặc biệt là đôi chân của mình.

Biến chứng đáng sợ của căn bệnh tiểu đường 3

Không chỉ vậy, đôi mắt của người tiểu đường cũng rất dễ bị đe dọa. Theo thống kê thì có tới 20% bệnh nhân có biến chứng về mắt ngay khi phát hiện bệnh và con số này tăng lên tới 75% đối với những người mắc bệnh trên 10 năm. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mù lòa với những người trong độ tuổi lao động ở các nước châu Âu và Mỹ.

Biến chứng đáng sợ của căn bệnh tiểu đường 4

Võng mạc biến chứng ở người bệnh đái tháo đường.

Hằng ngày chúng ta nhìn được là bởi mắt tựa như một chiếc máy quay phim, các hình ảnh được phản chiếu lên võng mạc và được truyền tải đến thần kinh trung ương qua hệ thống các dây thần kinh. Ở người mắc bệnh tiểu đường, các mao mạch và dây thần kinh ở võng mạc bị tổn thương làm cho mắt của người bệnh mờ dần, lâu ngày dẫn đến mù lòa. Ngoài ra, tiểu đường còn gây tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể. Đây là một biến chứng đáng sợ vì  “giàu hai con mắt, khó hai bàn tay”, thử hỏi, khi mà đôi mắt đã mờ, đôi tay bị nhiễm  trùng nặng, thậm chí phải rút cả khớp thì liệu người bệnh có thể tự chăm sóc, tự nuôi sống bản thân được hay không?

Biến chứng đáng sợ của căn bệnh tiểu đường 5

Cũng liên quan đến việc các mao mạch bị tổn thương, biến chứng tại thận cũng là một trong những biến chứng khiến cả thầy thuốc lẫn bệnh nhân phải đau đầu. Với thời gian, bệnh tiểu đường và bệnh cao huyết áp gây tổn thương tế bào vi mạch thận, làm giảm chức năng lọc, bài tiết nước tiểu. Bệnh nặng dẫn đến suy thận và huỷ hoại chức năng của thận khiến người bệnh phải lọc máu theo chu kì _ đây là kĩ thuật y học có chi phí khá cao, gây tốn kém rất nhiều cho người bệnh. Tuy nhiên, biến chứng này thường xảy ra ở người bệnh trên 20 năm.

Một vài biến chứng cũng nguy hiểm không kém biến chứng tại thận là những biến chứng tại các động mạch lớn như bệnh mạch vành, nhồi máu và xuất huyết não.  Đây là những nguyên nhân gây tử vong chính trong bệnh đái tháo đường.

Biến chứng đáng sợ của căn bệnh tiểu đường 6

Nhìn chung, bệnh đái tháo đường type 2 hiện chưa có thuốc chữa dứt điểm. Người bệnh chỉ còn cách lựa chọn là sống chung hòa bình với bệnh, kiểm soát tốt lượng đường trong máu để hạn chế các biến chứng. Để được như vậy thì người bệnh phải tuân thủ chế độ điều trị, vận động và đặc biệt là chế độ dinh  dưỡng; không nên chủ quan đồng thời chú ý khám sức khỏe thường xuyên để sớm phát hiện những biến chứng và có phương án điều trị thích hợp.

Ngọc Bích

]]>
Can thiệp sớm lối sống giảm tàn phế ở người bệnh tiểu đường type 2 https://omron-yte.com.vn/12627-can-thiep-som-loi-song-giam-tan-phe-o-nguoi-benh-tieu-duong-type-2/ Fri, 30 Mar 2012 08:46:24 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=12627 Can thiệp lối sống tích cực có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ tàn phế ở bệnh nhân tiểu đường týp 2 bị thừa cân.

Can thiệp sớm lối sống giảm tàn phế ở người bệnh tiểu đường type 2 1

Các tác giả thuộc Trường Đại học Wake Forest đã xem xét số liệu của 5.016 người tham gia trong tổng số 5.145 bệnh nhân thừa cân hoặc béo phì bị tiểu đường (tuổi từ 45 đến 74) được chia ngẫu nhiên để can thiệp lối sống tích cực hoặc tham gia chương trình hỗ trợ và giáo dục về tiểu đường.

Tất cả các bệnh nhân được đánh giá hàng năm trong vòng 4 năm.

Các nhà nghiên cứu thấy rằng, trong số 2.514 người lớn ở nhóm can thiệp lối sống, 517 (20,6%) bị tàn phế nặng và 969 (38,5%) vẫn duy trì vận động tốt so với tỉ lệ tương ứng là 656 (26,2%) và 798 (31,9%) trong số 2.502 người ở nhóm can thiệp hỗ trợ.

So với nhóm hỗ trợ, nhóm can thiệp lối sống giảm 48% nguy cơ mất khả năng vận động.

Các tác giả viết giảm cân và cải thiện vóc dáng làm chậm khả năng giảm suy giảm vận động ở bệnh nhân thừa cân bị tiểu đường týp 2.

Nghiên cứu được đăng trên tạp chí New England Journal of Medicine.

TM.CHITI

Theo ANTĐ

]]>
Biến chứng của bệnh tiểu đường type 1 https://omron-yte.com.vn/12485-bien-chung-cua-benh-tieu-duong-type-1/ Thu, 29 Mar 2012 08:50:25 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=12485 Bệnh tiểu đường type 1 có thể để lại  một số biến chứng nguy hiểm như hạ đường huyết, Nhiễm ketone máu, rối loạn cương dương , các biến chứng ở mắt và biến chứng ở chân…

Biến chứng của bệnh tiểu đường type 1 1

Đường huyết thấp còn được gọi là hạ đường huyết. Nó có thể xảy ra do tiêm quá nhiều insulin, tập thể dục quá nhiều, hoặc ăn quá ít thức ăn. Hạ đường huyết thường gặp ở bệnh nhân Đái tháo đường type 1 đang điều trị.

Triệu chứng thường xuất hiện khi lượng đường trong máu giảm dưới 70mg/dl .

Các triệu chứng bao gồm:

  • Nhức đầu
  • Đói
  • Căng thẳng
  • Run tay
  • Đổ mồ hôi
  • Yếu mệt
  • Nhìn mờ

Nếu những triệu chứng này xảy bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu.

Nếu đường huyết thấp, ăn uống những thức ăn chứa đường: nước trái cây, vài muỗng đường, một ly sữa  hoặc nước ngọt.

Sau khi các triệu chứng hết, bạn nên  ăn thêm thức ăn khác.
Nếu bị hạ đường huyết nặng hơn nên được điều trị tại bệnh viện

Cần chỉnh liều insulin thích hợp để tránh hạ đường huyết thường xuyên

Nhiễm ketone máu

Nếu đái tháo đường type 1 không được điều trị rất dễ xảy ra biến chứng hôn mê do nhiễm ceton acid

Khi không có đủ insulin để đưa glucose vào tế bào, glucose có thể tăng cao trong máu. Khi đó, cơ thể tìm các hình thức khác để tạo năng lượng và sử dụng chất béo như là một nguồn nhiên liệu. Mỡ sẽ bị phân hủy để tạo năng lượng và quá trình này sẽ tạo ra nhiều acetone acid , ketone tăng trong máu và nước tiểu. Gây ra nhiễm cetone acid ( ketoacidosis.)

Các triệu chứng cảnh báo nhiễm  cetone acid ,bao gồm:

  • Thở nhanh, sâu
  • Da và miệng khô
  • Bừng mặt
  • Hơi thở có mùi trái cây
  • Buồn nôn hay nôn mửa
  • Đau dạ dày

Nếu những triệu chứng này xảy ra, gọi cho bác sĩ hay đi đến phòng cấp cứu ngay lập tức. Nếu không được điều trị , tình trạng này sẽ dẫn đến hôn mê và thậm chí tử vong.

Các biến chứng Đái tháo đường type 1 khác

Biến chứng cấp:

Bao gồm:

  • Hạ đường huyết
  • Nhiễm cetone acid


Biến chứng lâu dài

Bao gồm:

  • Rối loạn cương dương
  • Biến chứng ở mắt: bệnh võng mạc do đái tháo đường, bong võng mạc, Glaucoma, và đuc thủy tinh thể.
  • Biến chứng ở chân
  • Nhiễm trùng của da,tiết niệu và sinh dục ở nữ
  • Bệnh thận (bệnh tiểu đường nephropathy)
  • Biến chứng thần kinh do đái tháo đường
  • Tai biến mạch máu não
  • Bệnh mạch máu, bao gồm thuyên tắc mạch và đột quị
]]>
Làm thế nào để găn chặn biến chứng bệnh tiểu đường? https://omron-yte.com.vn/11524-lam-the-nao-de-gan-chan-bien-chung-benh-tieu-duong/ Sun, 25 Dec 2011 14:44:11 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=11524 Không cần nói đến chuyện xa xưa, nếu so sánh với thập niên trước thì thầy thuốc điều trị bệnh tiểu đường rõ ràng đang có kỹ thuật chẩn đoán chính xác và phương tiện điều trị hiệu quả hơn trước rất nhiều.

Làm thế nào để găn chặn biến chứng bệnh tiểu đường? 1

Thuốc hạ đường huyết đang lưu hành có tác dụng nhanh, kéo dài và ít phản ứng phụ. Nhưng nếu tưởng thầy thuốc nhờ đó đã “cầm chân” căn bệnh quái ác này thì lầm. Tỷ lệ di chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường vẫn không giảm, thậm chí tăng. Ngay cả ở những quốc gia đã có chương trình phòng chống bệnh tiểu đường từ nhiều chục năm.

Có thể hiểu được mức độ nguy hại của bệnh tiểu đường ở nước ta như thế nào khi cả nước chỉ có hơn 200 bác sĩ chuyên khoa, khi thông tin về căn bệnh này vẫn còn quá thiếu.

Thống kê liên tục trong 5 năm vừa qua của các hãng bảo hiểm y tế ở CHLB Đức cho thấy:

– Phía sau của không dưới 60 trường hợp tai biến mạch máu não là bàn tay phá hoại của bệnh tiểu đường.

– Tỷ lệ tử vong vì nhồi máu cơ tim cao gần gấp đôi ở nhóm bệnh nhân tiểu đường.

– Số bệnh nhân tuy được điều trị đúng bài bản nhưng mù mắt vì thoái hóa võng mạc tiếp tục tăng 5 -10%.

– Số nạn nhân phải đoạn chi vì hoại tử đầu chi do thuyên tắc mạch máu tăng 20%.

Thực trạng đó cho thấy viên thuốc hạ đường huyết dù hiệu quả thế nào, vẫn chỉ là giải pháp “chữa cháy”.

Bằng nhiều kinh nghiệm thực tiễn, các thầy thuốc đều biết rõ di chứng khó tránh trong bệnh tiểu đường như cao huyết áp, đục thủy tinh thể, suy thận, viêm da, hoại tử mô mềm… tùy thuộc vào mức độ dao động của lượng đường trong máu. Người tuy có đường huyết hơi cao hơn định mức bình thường nhưng nếu ổn định vẫn ít bị biến chứng hơn người có lượng đường trong máu tuy không thất cao nhưng trồi sụt quá thường trong ngày.

Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy người thiếu testosterone dễ bị biến chứng. Nhiều thầy thuốc vì thế tán dương việc bổ sung testosterone cho người bệnh tiểu đường như biện pháp dự phòng nhiều di chứng nghiêm trọng bên cạnh chuyện liệt dương.

Đúng là không nên thiếu testosterone nhưng không thể vì thế mà nhắm mắt tiếp sức để rồi trả giá bằng phản ứng phụ khó lường. Thay vì liệu pháp đau đâu chữa đó, thiếu gì bù nấy, việc áp dụng các phương tiện sinh học, như hoạt chất trong cây thuốc chọn lọc, để cung cấp cho cơ thể các chất có công năng hưng phấn tiến trình tổng hợp nội tiết tố, đồng thời giải quyết gút mắc trong khâu thần kinh – nội tiết – biến dưỡng, chính là đáp án để người bệnh tiểu đường vẫn có được cuộc sống chất lượng như mong muốn. Không lạ gì nếu thầy thuốc khắp nơi đang đánh giá cao những cây thuốc có công năng đa dạng như Eurycoma longifolia – một thảo dược quý đã được xác minh tác dụng ổn định đường huyết qua nghiên cứu thực nghiệm cũng như lâm sàng.

Từ nhận thức đó, nhiều thầy thuốc ở châu Âu đã từ lâu kết hợp dược thảo trong phác đồ điều trị để vừa hỗ trợ cho tác dụng của thuốc đặc hiệu, vừa bọc lót các nhược điểm trong bệnh tiểu đường như mạch máu, thận, mắt, não, da. Trở về với thiên nhiên rõ ràng là con đường an toàn nhất để bảo vệ sức khỏe.

(Theo Bác sĩ Lương Lễ Hoàng // Trung tâm Điều trị ôxy cao áp, TP.HCM)

]]>
Biến chứng thần kinh ở người bệnh đái tháo đường https://omron-yte.com.vn/11332-bien-chung-than-kinh-o-nguoi-benh-dai-thao-duong/ Thu, 15 Dec 2011 07:02:02 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=11332 Biến chứng thần kinh do đái tháo đường có thể làm mất dấu hiệu cảnh báo của các chứng bệnh cấp tính nguy hiểm.

Biến chứng thần kinh ở người bệnh đái tháo đường 1

Bà Phan Thị Thanh Thảo – Q7, TPHCM cho biết, ban đầu bà chỉ thấy cảm giác bỏng rát, châm chích khó chịu mỗi khi xỏ dép, sau đó là vọp bẻ (chuột rút). Đi khám vài nơi không phát hiện ra bệnh, bà nghĩ có lẽ một phần do tuổi cao, một phần là do lựa chọn giầy dép chưa phù hợp.

Một thời gian sau, bà lại thấy da khô và ngứa, dày sừng theo vết gãi, đồng thời 10 đầu móng chân, móng tay bị hư hại. Lúc này, đến khám chuyên khoa, bà Thảo mới biết mình đã bị biến chứng thần kinh tự động làm cho việc bài tiết mồ hôi rối loạn.

Sự lo lắng của bà tăng theo từng ngày vì không biết điểm dừng của biến chứng ở đâu trong khi đường huyết vẫn nằm trong giới hạn cho phép.

Bà Thảo là 1 bệnh nhân đái tháo đường bị biến chứng thần kinh. Theo thống kê, có tới 60 – 70% người mắc bệnh đái tháo đường có biến chứng thần kinh. Tuy nhiên, mức độ trầm trọng của bệnh phụ thuộc vào vị trí của sợi thần kinh bị tổn thương, thời gian mắc bệnh và mức độ ổn định đường huyết.

Biến chứng thần kinh do đái tháo đường là một bệnh lý phức tạp với nhiều biểu hiện tổn thương khác nhau, hay gặp nhất ở thần kinh tự chủ và thần kinh ngoại vi.

Biến chứng thần kinh ngoại vi thường gặp với các dấu hiệu đau, tê bì, châm chích, bỏng rát, mất cảm giác ở ngón chân, bàn chân, cánh tay và bàn tay.

Còn biến chứng thần kinh tự chủ, các triệu chứng đa dạng khó nhận biết. Người bệnh có thể gặp một hay nhiều rối loạn như đầy trướng, chậm tiêu, tiêu chảy, táo bón; rối loạn đáp ứng tình dục, khó kiểm soát tiểu tiện; rối loạn bài tiết mồ hôi…

Biến chứng thần kinh tự chủ xảy ra ở người bệnh đái tháo đường lâu năm có thể làm mất dấu hiệu cảnh báo của các chứng bệnh cấp tính như: nhồi máu cơ tim, hạ đường huyết hay tụt huyết áp khi thay đổi tư thế đột ngột.

Theo Vietnamnet

]]>
Phòng ngừa biến chứng đoạn chi của đái tháo đường https://omron-yte.com.vn/10942-phong-ngua-bien-chung-doan-chi-cua-dai-thao-duong/ Sat, 12 Nov 2011 03:06:44 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=10942 Bệnh đái tháo đường đang gia tăng nhanh chóng với nhiều biến chứng nguy hiểm, làm tăng tỉ lệ tử vong và tàn phế của bệnh nhân gấp 2-4 lần so với người bình thường.

Phòng ngừa biến chứng đoạn chi của đái tháo đường 1

Cách tốt nhất để kiểm soát đường huyết là tuân thủ chế độ dinh dưỡng và tái khám thường xuyên.

Tại Việt Nam, theo thống kê mới nhất, có khoảng 4,5 triệu người mắc.

5% bị cắt cụt chân

Biến chứng cắt cụt chân là biến chứng thường gặp mà người mắc đái tháo đường (ĐTĐ) sợ nhất, ước tính có hơn 5% các bệnh nhân đái tháo đường bị cắt cụt ngón chân, bàn chân, hoặc cẳng chân. Cứ mỗi 30 giây trôi qua, trên thế giới lại có một người bệnh ĐTĐ bị cắt cụt chân.

Các thống kê cho thấy, khoảng 5 – 15% bệnh nhân ĐTĐ phải phẫu thuật cắt cụt chân tại một thời điểm nào đó trong đời. Hơn 50% phẫu thuật cắt cụt chân do nguyên nhân không phải chấn thương được thực hiện trên các bệnh nhân ĐTĐ.
Đối với bệnh nhân ĐTĐ, biến chứng cắt cụt chân đặt ra một vấn đề nan giải xét cả về mặt xã hội, kinh tế và y tế: làm bệnh nhân mất khả năng lao động, gây tàn phế, làm giảm chất lượng cuộc sống, giảm tuổi thọ… Khoảng 50% bệnh nhân ĐTĐ bị cắt cụt chi sẽ chết trong khoảng 2 năm do các nguyên nhân liên quan bệnh lý mạch máu.

Phần lớn trường hợp cắt cụt chân thường khởi đầu bằng loét bàn chân. 85% trường hợp cắt cụt chân do ĐTĐ liên quan loét chân. Hầu hết trường hợp đến khám muộn khi đã có hoại tử hoặc bị tổn thương xương bàn chân. Vì vậy, việc phát hiện sớm các tổn thương loét bàn chân ở bệnh nhân ĐTĐ đóng vai trò hết sức quan trọng.

Các tổn thương bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường là hậu quả của nhiều nguyên nhân phối hợp:

Bệnh thần kinh ngoại vi do ĐTĐ: Là biến chứng hàng đầu gây cắt cụt chân, là nguyên nhân của 90% trường hợp loét bàn chân. Đường huyết tăng cao làm hủy hoại lớp áo ngoài của các dây thần kinh, là nơi tiếp nhận cảm giác.

Bệnh nhân sẽ không thể cảm nhận được chân đã bị tổn thương, không cảm thấy đau, nóng hay lạnh ở bàn chân và cẳng chân. Thậm chí có thể giẫm lên 1 cái đinh hoặc bị bỏng mà không biết. Đó là hiện tượng “mất cảm giác bảo vệ”, chỉ 1 vết thương dù rất nhỏ cũng có thể loét rộng ra và gây hoại tử. Các biểu hiện sớm thường gặp của bệnh này là cảm giác lạnh, ngứa, tê, hay như kiến bò, đôi khi là cảm giác khó chịu, nóng ran ở hai bàn chân.

Bệnh mạch máu ngoại vi: Bệnh nhân ĐTĐ dễ bị xơ vữa động mạch làm các mạch máu hẹp hay tắc, dẫn đến giảm dòng máu tới chân. Việc thiếu máu nuôi làm cho da của chân trở nên khô, nứt nẻ, dễ bị loét và nhiễm trùng. Các biểu hiện của bệnh lý này thường khó nhận biết. Bệnh nhân có thể có da bàn chân nhợt nhạt hay có màu tím xanh, teo cơ bắp chân và bàn chân.

Đôi khi bệnh nhân cũng có biểu hiện đau cách hồi: đau ở bắp chân và bàn chân, cảm giác bàn chân bị bó chặt lại làm bệnh nhân phải ngừng lại nghỉ, không đi tiếp được. Lúc đầu đau ít, sau đau nhiều hơn và cần thời gian nghỉ lâu hơn.
Nhiễm trùng: Bệnh nhân ĐTĐ dễ bị nhiễm trùng hơn người bình thường do đường máu tăng cao và tuần hoàn máu tới chân kém làm cho các phản ứng bảo vệ chống nhiễm trùng diễn ra chậm hơn, kém hiệu quả hơn.

Phòng ngừa nguy cơ cắt cụt chân như thế nào?

Yêu cầu quan trọng nhất để tránh nguy cắt cụt chân là kiểm soát tốt đường huyết bằng cách tuân thủ chế độ dinh dưỡng và dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, tái khám đều đặn để phát hiện, điều trị sớm các tổn thương bàn chân.
Một biện pháp hỗ trợ đơn giản là lựa chọn thực phẩm chức năng dành riêng cho người ĐTĐ do những nhà sản xuất có uy tín nghiên cứu, sản xuất. Diabetcare là một sự lựa chọn hoàn hảo vì có chứa hệ bột đường hấp thu chậm giúp ổn định đường huyết.

Hệ chất béo không no MUFA, PUFA tốt cho tim mạch, hệ chất xơ giúp làm chậm hấp thu đường vào máu và đặc biệt là Diabetcare đã được kiểm nghiệm lâm sàng bởi TTDD cho chỉ số đường huyết (GI=31,5) rất tốt cho người ĐTĐ.
Bên cạnh đó, cần thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp bảo vệ bàn chân tránh bị chấn thương: Rửa chân hằng ngày bằng nước ấm, lau khô nhẹ bằng vải mềm, đặc biệt là giữa các kẽ ngón chân, không đi chân đất, đi dép thường xuyên kể cả trong nhà…

Tốt nhất nên chọn giày dép vừa với chân để tránh các nốt phồng do quá chật, tránh đi giày mũi hẹp đế cao, cắt móng chân cẩn thận, kiểm tra bàn chân hằng ngày, để ý các vết thương hay vết màu sắc da bất thường, bỏ thuốc lá… Các biện pháp tuy đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rất lớn trong việc làm giảm biến chứng cắt cụt chân ở người bệnh ĐTĐ.

Hồng Lan
Theo Báo Tiền Phong

]]>
Tiểu đường làm tăng mức độ nguy hiểm cho bệnh nhân mắc chứng mất trí nhớ https://omron-yte.com.vn/10702-tieu-duong-lam-tang-muc-do-nguy-hiem-cho-benh-nhan-mac-chung-mat-tri-nho/ Fri, 14 Oct 2011 10:00:18 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=10702 Nghiên cứu trong thời gian 15 năm dựa trên dữ liệu của hơn 1.000 nam giới và phụ nữ độ tuổi 60, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, đối với những người mắc bệnh tiểu đường có liên quan đến căn bệnh suy giảm trí nhớ sẽ tăng mức độ nguy hiểm so với những bệnh nhân mắc bệnh suy giảm trí nhớ mà không bị tiểu đường. Con số này cũng cao hơn 1,75 lần đối với việc phát triển các chứng mất trí dưới các hình thức khác.

Tiểu đường làm tăng mức độ nguy hiểm cho bệnh nhân mắc chứng mất trí nhớ 1

Mối liên hệ giữa căn bệnh tiểu đường và căn bệnh giảm thiểu trí nhớ được các nhà nghiên cứu dựa trên các dữ liệu của nhiều yếu tố liên quan như tuổi tác, giới tính, huyết áp và các chỉ số về cơ thể.

Theo bà Whitmer, chuyên gia dịch tễ học thuộc Phòng nghiên cứu Kaiser Permanente Northern

California cho biết, bà và các đồng nghiệp đang tiến hành rất nhiều các nghiên cứu tiếp theo để giải thích câu hỏi: “Chúng ta sẽ hiểu được liệu rằng việc kiểm soát lượng đường trong máu và giảm thiểu đi các yếu tố đối với tiểu đường type 2 có đồng nghĩa với việc giảm thiểu nguy hại đối với căn bệnh suy giảm trí nhớ”.

Hồ Đức Nhật
Theo Báo mới

]]>
Bệnh đái tháo đường và những nguy cơ về mắt https://omron-yte.com.vn/9498-benh-dai-thao-duong-va-nhung-nguy-co-ve-mat/ Tue, 26 Jul 2011 10:00:42 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=9498 Tổn thương võng mạc là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường.Giảm hoặc mất thị lực tuy không gây chết người nhưng bệnh ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sống và khả năng lao động của người bệnh.

Bệnh đái tháo đường và những nguy cơ về mắt 1

Các tổn thương ở mắt do đái tháo đường

Bệnh võng mạc do đái tháo đường: Đường máu cao gây tổn thương, phá hủy thành các mao mạch ở đáy mắt, ảnh hưởng đến tính thấm các mao mạch này, hậu quả là dịch từ trong lòng mạch thoát ra ngoài gây xuất huyết và phù nề. Bản thân các mao mạch bị phá hủy và bị tắc gây thiếu máu ở võng mạc, khi đó cơ thể sẽ có phản ứng sinh ra một số yếu tố kích thích sự hình thành các mao mạch mới phát triển mạnh cả vào hậu phòng (khoang chứa dịch kính). Các mạch máu mới này rất dễ vỡ và thường gây xuất huyết nặng từ giai đoạn sớm làm đục dịch kính. Các mạch máu mới cũng gây ra các vết sẹo xơ ở võng mạc và trong quá trình liền sẹo nó có thể co rút gây ra bong võng mạc làm mất thị lực vĩnh viễn. Hậu quả của phù hoàng điểm, đục dịch kính, bong võng mạc… làm mắt bị giảm hoặc mất khả năng thu nhận các tín hiệu ánh sáng, biểu hiện lâm sàng là giảm thị lực hoặc mất thị lực hoàn toàn.

Tùy thuộc vào mức độ tổn thương các mạch máu ở võng mạc mà người ta chia bệnh võng mạc ở bệnh nhân đái tháo đường làm hai giai đoạn sớm là bệnh võng mạc không tăng sinh (chưa có các mạch máu mới) và muộn là bệnh võng mạc tăng sinh (đã có các mao mạch mới). Điều đặc biệt nguy hiểm là đa số các bệnh nhân đái tháo đường không thấy có bất cứ triệu chứng gì về mắt cho đến khi đột nhiên bị mất thị lực. Khi đó dù có được điều trị rất tích cực và tốn kém thì khả năng bảo tồn được thị lực là rất nhỏ, phần lớn các bệnh nhân sẽ bị mù vĩnh viễn. Chính vì vậy, bệnh nhân đái tháo đường cần đi khám mắt định kỳ, tốt nhất là 6 tháng 1 lần và được khám bởi bác sĩ chuyên khoa mắt.

+) Bệnh Glaucoma: Các bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ bị thiên đầu thống cao gấp 1,4 lần người bình thường, nguy cơ này sẽ tăng lên ở những bệnh nhân tuổi cao và có thời gian bị bệnh đái tháo đường dài. Thiên đầu thống 1 hoặc cả 2 mắt xảy ra khi áp lực trong mắt tăng lên và trong phần lớn các trường hợp, dịch kính sẽ bị thoát ra ngoài. áp lực cao sẽ chèn ép vào các mạch máu nuôi võng mạc và dây thần kinh thị giác (dây thần kinh số I), hậu quả là vùng võng mạc và dây thần kinh bị phá hủy gây mất thị lực. Các bệnh nhân bị thiên đầu thống thường có triệu chứng đau đầu nhiều, đặc biệt đau dữ dội hốc mắt, đo nhãn áp thường rất cao.

+) Đục thủy tinh thể: Đục thủy tinh thể là bệnh có thể gặp nhiều ở những người không bị đái tháo đường, nhất là ở những người cao tuổi. Tuy nhiên, người bệnh đái tháo đường có nguy cơ bị đục thủy tinh thể cao hơn 1,6 lần và đục thủy tinh thể xuất hiện ở lứa tuổi trẻ hơn. Đôi khi đục thủy tinh thể xuất hiện ở các bệnh nhân đái tháo đường týp 1 trẻ tuổi và tiến triển rất nhanh, thường là sau một giai đoạn kiểm soát đường máu kém.

Đục thủy tinh thể nặng sẽ ngăn cản ánh sáng đi qua, gây giảm thị lực, đồng thời cũng gây khó khăn cho việc khám và phát hiện bệnh võng mạc ở các bệnh nhân đái tháo đường vì rất khó có thể quan sát được đáy mắt và hậu phòng.

Làm thế nào để tránh biến chứng?

  • Đầu tiên và quan trọng nhất là luôn luôn giữ đường máu của người bệnh trong vùng an toàn.
  • Cần khống chế huyết áp của bạn thường xuyên ở mức < 130/80mmHg.
  • Bỏ thói quen hút thuốc.
  • Cần đi khám bác sĩ mắt thường xuyên, ít nhất là 1 lần mỗi năm và hãy đến bác sĩ chuyên khoa mắt ngay nếu thấy có một hoặc nhiều dấu hiệu sau: nhìn mờ, khó đọc sách báo, nhìn đôi, đau 1 hoặc cả 2 bên mắt, mắt đỏ hoặc căng tức, nhìn có hình ảnh ruồi bay, không nhìn rõ sang hai bên mà bình thường mình vẫn nhìn được và khi bạn có thai hoặc có kế hoạch sẽ có thai cũng cần đi khám sức khỏe toàn diện trong đó có kiểm tra thị giác.

Theo SKDS

]]>
Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường https://omron-yte.com.vn/9057-mot-so-bien-chung-nguy-hiem-cua-benh-tieu-duong/ Sun, 26 Jun 2011 01:34:36 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=9057 Tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) là một hội chứng có đặc tính biểu hiện bằng tăng đường máu, do hậu quả của việc mất hoàn toàn Insulin hoặc là do có liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết và hoạt động của Insulin.

Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường 1
Sau đây là một số biến chứng của bệnh tiểu đường nếu không được chữa trị kịp thời

1. Hư răng

Bệnh này dễ gây đau nứơu răng do đóng vôi, và nhiễm trùng. Miệng lưỡi hay khô và hôi miệng. Bệnh nhân phải khám răng định kỳ thường xuyên, đánh răng cho kỹ và nhất là không hút thuốc lá.

2. Hư mắt (diabetic retinopa-thy)

Mắt mờ chưa chắc là đã cần thay kiếng, nhưng rất có thể là do đường trong máu quá cao vào lúc đó. Hạ lượng đường trong máu xuống có thể giúp thị lực khá ngay. Những mạch máu nhỏ dễ nghẽn và bị bể trong lòng mắt (retina) là nguyên nhân chính gây ra mù lòa tại Mỹ. Chúng ta nên để ý những triệu chứng như là mắt mờ, thấy chấm đen trước mặt, đau mắt, nhìn thấy cái gì cũng hai hình cả, đèn chớp chớp trước mắt (flashing lights), hay không nhìn thấy những hai phía bên cạnh. Những người bệnh tiểu đường cũng hay dễ bị cườm nước (glaucoma) và cườm khô (cataract). Những năm đầu vừa mới bị tiểu đường thì thường không có triệu chứng, nhưng chúng ta cũng phải đi khám mắt ít nhất mỗi năm một lần để bác sĩ có thể phát hiện sớm những thay đổi trong retina và chữa trị cho đúng cách.

3. Hư thận (diabetic nephropa-thy)

Tiểu đường là một trong những nguyên do chính làm hư thận tại Mỹ, với khoảng 4000 trường hợp ở giai đoạn cuối (end stage renal disease) được phát hiện mỗi năm. Tiểu đường loại 1 chóng bị hư thận hơn loại 2. Ðuờng lưu thông cao trong máu lâu ngày sẽ làm hư những mạch máu nhỏ, dẫn đến hư thận. Khi thận bị hư hoàn toàn bệnh nhân sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, người bị phù, khó thở, mê sảng vào giai đoạn cuối vì do thận không lọc nước tiểu và các chất độc và dơ trong máu do cơ thể phát ra. Áp huyết sẽ lên cao. Một khi thận bị hư hại hoàn toàn chỉ còn cách duy nhất để duy trì tính mạng là dùng máy lọc thận (dialysis). Thử nước tiểu đo microalbumin thường xuyên hàng năm sẽ giúp bác sĩ phát hiện sớm để kịp thời chữa trị làm cho thận hư chậm lại. Dùng thuốc để giữ cho lượng đường luôn luôn càng gần mức bình thường, giữ áp huyết cho dưới 130/80, ăn uống bớt chất đạm và ăn nhạt là điều tối cần thiết để bảo tồn chức năng thận.

4. Tai biến mạch máu

Bệnh nhân rất dễ bị chứng nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não làm bán thân bất toại đa số là do bị bệnh mỡ cùng với áp huyết cao mà bệnh nhân tiểu đường hay gặp phải. Thống kê cho thấy là 65% tử vong ở bệnh nhân tiểu đường là do tai biến mạch máu mà ra. Nguyên nhân chính là mỡ, đường lâu ngày làm nghẽn và cứng các động mạch khiến cho máu không lưu thông tới được các bộ phận cần thiết. Bệnh nhân phải để ý đến những triệu chứng như là khó thơœ, mệt, đổ mồ hôi, đau ngực khi làm việc hơi nặng. Bàn chân lạnh tím, hay đau bắp vế chân khi đi bộ, mất lông chân là những triệu chứng nghẽn mạch dẫn máu về chân. Kiềm giữ lượng đường ở mức tốt (hba1c dưới 7%) sẽ giúp giảm tyœ lệ nguy cơ biến chứng. Thể dục hay thể thao thường xuyên, tránh béo phì, uống thuốc chống mỡ cao, hạ áp huyết, không hút thuốc, uống một viên Aspirin 81 mg mỗi ngày.

5. Ðau hệ thống thần kinh (diabetic neuropathy) gồm có 2 loại:

Peripheral neuropathy: Tiểu đường càng lâu thì càng dễ bị, thường ảnh hưởng nhiều nhất ở phía dưới chân, gây đau nhức từ đầu gối trở xuống bàn chân vào ban đêm, như kiến bò hay kim đâm, hay tê hẳn, có thể đau ở bàn tay. Bắp thịt có thể bị teo,yếu dần, khó cử động. Mắt cũng có thể bị tê liệt. Vì do tê, mất cảm giác, nên bệnh nhân dễ bị lở loét dưới bàn chân do đi đạp phải vật nhọn hoặc cọ sát bởi đôi giầy chật, rồi từ đó gây nhiễm trùng và có thể bị cưa chân. Bệnh nhân cần phải kiểm soát bàn chân mỗi tối trước khi đi ngủ, mặc quần ống cho thoaœi mái và nên tham khảo với bác sĩ gia đình hoặc bác sĩ Bộ Khoa (podiatrist) nếu có triệu chứng gì khác lạ.

Autonomic neuropathy: Bệnh nhân sẽ bị xáo trộn nhịp tim, huyết áp chạy không đúng gây ra chứng chóng mặt (postural hypotension), tiêu chảy táo bón bất thường, buồn nôn mửa, đi tiểu khó khăn, khô âm đạo và nhất là bị chứng liệt dương. Bệnh nhân liệt dương bây giờ đỡ khổ hơn lúc trước nhiều, vì có thuốc chữa trị khá hiệu quả. Nên tham khảo với bác sĩ.

6. Ðau chân (foot problems)

Hội chứng đau chân rất là thông thường ở bệnh tiểu đường do mạch máu không lưu thông và giây thần kinh hư (diabetic neu-ropathy), rồi từ đó gây ra lở loét (ulcer) dưới bàn chân và làm hư thối (gangrene). Chúng ta phải để ý nếu vết thương nhỏ nơi chân không lành. Nếu để tới giai đoạn gangrene thì chỉ còn cách là cưa chân để chặn đứng lại sự nhiễm trùng. Bệnh nhân cũng hay bị nấm dưới chân (athlete foot) làm ngứa ngáy, khó chịu, nấm trong móng chân làm đau ngón chân và có thể bị mất móng chân. Khô da chân, hay chai da dưới bàn chân (corns, calluses) cũng dễ gây ra lở loét mà chúng ta cũng cần phải để ý. Nếu chúng ta bị tiểu đường thì mỗi khi đi bác sĩ nên cởi hết vớ giày ra để khám. Chớ nên đi chân không ngoài đường, bãi biển, trong vườn, dễ bị cắt đứt da khi đạp phải vật nhọn vì cảm giác không còn, gây ra nhiễm trùng. Nên mang giầy tốt, khít khao, tắm rửa chùi khô bàn chân, thị sát bàn chân mỗi ngày là những điều phải làm để tránh hậu quả. Cũng phải thường xuyên gặp bác sĩ Bộ Khoa để được khám và chữa trị cho tường tận.

7. Ðường quá cao (Hyperglycemic hyperosmolar non ketotic coma)

Là một hội chứng hay gặp phải ở người già trên 60, tiểu đường loại 2 mà đang bị một bệnh gì khác như nhiễm trùng đường tiểu, viêm phổi, bị stress, bệnh tim, chaœy máu ruột, hư thận, stroke. Bệnh nhân sẽ khát nước và đi tiểu rất nhiều trước khi trở nặng vào nhà thương, sẽ mê man vì thiếu nước nặng, lượng đường trong máu có thể lên tới cả ngàn. Trường hợp này có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không vào nhà thương kịp. Tiểu đường loại 1 cũng có hội chứng tương tự (diabetic ketoacido-sis) gặp phải ơœ những ai không cẩn thận trong vấn đề ăn uống, chích thuốc Insulin không đúng cách, sai liều hoặc không chích hoặc đang bị một bệnh nào khác làm cho cơ thể không đủ insulin dù vẫn chích cùng liều như mọi lần. Bệnh nhân thường là giới trẻ, sẽ ói mửa, đau bụng, khát nước và đi tiểu, xuống cân do mất nước, có thể bị hôn mê. Ðường trong máu sẽ lên tới vài trăm (400-600), có ketones trong máu và nước tiểu. Cả hai trường hợp trên đều phải vô nhà thương để tiếp nước, chích insulin và tìm chữa bệnh đi kèm.

8. Ðường quá thấp (hypo-glycemia, dưới 70 mg/dl)

Thường xảy ra ở những ai bỏ bữa ăn, ăn xái giờ mà vẫn uống thuốc hoặc chích insulin, exercise quá độ hôm đó, hay uống rượu hơi nhiều. Bệnh nhân sẽ bất ngờ như muốn xỉu, nhức đầu, tay chân bủn rủn, toát mồ hôi lạnh, hoa mắt, có thể té bất tỉnh, giựt kinh phong. Nếu còn tỉnh táo để có thể uống một ly nước cam hay ăn một miếng bánh thì sẽ khỏe lại ngay. Bệnh nhân tiểu đừơng, nhất là những ai phải nsulin thì lúc nào cũng nên có một miếng bánh, cục kẹo, trái cây trong cặp hoặc trong xe để ăn liền khi gặp trường hợp trên. Bệnh nhân cũng nên có một thuốc chích gọi là glucagon để sẵn ở nhà, đề phòng trường hợp bị hôn mê không biết trời trăng để ngậm kẹo, thì người thân sẽ dùng thuốc này chích để cho lượng đường lên cấp tốc, hầu cứu sống họ. Nếu đường thấp hay xảy ra thường xuyên thì nên cho bác sĩ biết để điều chỉnh lại thuốc hay gặp nhà dinh dưỡng để được cố vấn về cách ăn uống.

9. Bệnh ngoài da

Bệnh nhân dễ bị da khô do mất nước vì đi tiểu nhiều, ít mồ hôi vì đau giây thần kinh đặc biệt là mồ hôi nơi chân. Da bị ngứa ngáy làm bệnh nhân gãi, rách da và từ đó làm nhiễm trùng, gây mụn nhọt. Bệnh nhân mập mạp thường hay bị nấm chỗ háng, nách và dưới vú nếu là đàn bà. Da bị nấm sẽ đỏ rát, có mụn nước, đau đớn, ngứa ngáy rất là khó chịu (candidiasis). Chúng ta phải để ý làn da nhất là ở phía dưới chân thường xuyên, xem xét những chỗ bị đỏ, đổi màu, mọc mụt nước làm ngứa ngáy, đều có thể gây nhiễm trùng.

Tiến triển của bệnh

Đái tháo đường có hai loại biến chứng là biến chứng cấp tính và mãn tính:

Biến chứng cấp tính:

Là những biến chứng xảy ra đột ngột, diễn biến nhanh, dễ đe doạ mạng sống của người bệnh nếu không được cấp cứu kịp thời.

Biến chứng hạ đường huyết máu:

Là biến chứng hay gặp do người bệnh thực hiện chế độ ăn quá khắt khe hoặc do dùng thuốc quá liều. Để dự phòng biến chứng này, người bệnh cần thực hiện đầy đủ các chỉ dẫn của thày thuốc, không nên tiêm Insulin tác dụng nhanh vào buổi tối, tránh thay đối đột ngột trong sử dụng thuốc. Người bệnh nên có bữa ăn phụ trước khi đỉ ngủ và luôn mang theo mình y bạ hoặc thẻ có ghi rõ họ tên, căn bệnh, thuốc đang sử dụng để đề phòng khi có hôn mê sẽ có thông tin phục vụ cho việc cấp cứu. Những triệu chứng báo trước của hôn mê hạ đường máu là người bệnh có cảm giác cồn cào, vã mồ hôi, bủn rủn chân tay…

Nhiễm toan xê tôn và hôn mêm do nhiễm toan xê tôn:

Là tình trạng nhiễm độc do máu bị toan hoá vì tăng nồng độ acid axetic, thường gặp ở người đái tháo đường tuýp 1, đây là sản phẩm của những chuyển hoá dở dang do thiếu Insulin gây ra. Nguyên nhân chính dẫn đễn hôn mê do nhiễm toan xêtôn là do người bệnh tự ý giảm liều Insulin và không thực hiện chế độ ăn kiêng. Những dấu hiệu báo trước có nhiễm toan xêtôn là chán ăn, khát và uồng nhiều hơn, lượng nước tiểu nhiều hơn ngày thường, rát họng, đau đầu, đau bụng, đỏ da, đại tiện phân nát hoặc lỏng và đi nhiều lần trong ngày.

Cách phòng tránh tốt nhất là biết tự kiểm tra, theo dõi bệnh, thực hiện đùng chế độ điều trị, sinh hoạt và không tụ ý thay đổi liều Insulin đang dùng.

Hôn mê do tăng đường máu hay hôn mê tăng áp lực thẩm thấu:

Thường gặp ở người đái tháo đường tuýp 2 thể béo. Nguyên nhân do dùng thuốc không đủ liêu, thức ăn có nhiều đường, chần thương tinh thần, không luyện tập…

Những triệu chứng báo trước: khát nhiều gây uống nhiều nước hơn bình thường. Đói nhiều hơn bình thường. Da khô hoặc có cảm giác ngứa không rõ nguyên nhân. Mệt mỏi hoặc ngủ nhiều hơn bình thường.

Cách phòng tránh hôn mê do tăng đường máu hay hôn mê tăng áp lực thẩm thấu là thực hiện chế độ ăn uống, chế độ luyện tập, sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sỹ, khàm bệnh theo định kỳ đẻ điều chỉnh liều thuốc sử dụng.

Biến chứng mạn tính

Người bị đái tháo đường thường gặp những biến chứng mạn tính nguy hiểm sau:

Bệnh lý mạch máu lớn:

Đái tháo đường thúc đẩy quá trình vữa xơ động mạch tiến triển nhanh; tăng hiện tượng tắc mạch do huyết khối; tổn thương mạch vành gây nhồi máu cơ tim, tổn thương mạch máu não gây đột quỵ, tổn thương mạch máu ngoại vi mà hay gặp nhất là mạch máu chi dưới; gây hoại tử dẫn đến cắt cụt chi.

Tổn thương mạch máu nhỏ:

Tổn thương võng mạc gây mù loà, tổn thương tiểu cầu thận gây suy thận, tổn thương các dây thần kinh với biểu hiện bệnh thần kinh cảm giác, vận động và tự chủ.

  • Là cơ địa thuận lợi cho bệnh nhiễm trùng phát triển
  • Gây bất lực tình dục hoặc các rối loạn tình dục khác

Cách phòng chống tốt nhất các biến chứng mạn tính là quản lý tốt nồng độ đường máu, luôn giữ nộng độ đường máu ở mức bình thường. Nên khám bệnh theo định kỳ để phát hiện sớm các biến chứng nếu có. Cần thực hiện tốt lời khuyên của thày thuốc.

Theo Suckhoe365

]]>
Những biến chứng từ bệnh tiểu đường ở bà bầu https://omron-yte.com.vn/8927-nhung-bien-chung-tu-benh-tieu-duong-o-ba-bau/ Thu, 16 Jun 2011 02:45:59 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=8927 Bệnh tiểu đường thai kỳ là một bệnh rối loạn chuyển hóa chất đường trong cơ thể. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả người mẹ và thai nhi.

Những biến chứng từ bệnh tiểu đường ở bà bầu 1

Dị tật bẩm sinh

Những phụ nữ có lượng đường cao trong tuần thứ sáu đến tuần thứ tám sau kỳ kinh cuối, có nhiều khả năng sinh con bị dị tật bẩm sinh. Trong thời gian này, cơ thể của thai nhi đang dần hình thành, lượng đường có thể ảnh hưởng đến sự phát triển, đặc biệt sẽ ảnh hưởng đến tim, tủy sống cũng như xương, thận và hệ thống tiêu hóa. Một nghiên cứu cho thấy, những phụ nữ không kiểm soát tốt lượng đường huyết, trẻ sinh ra sẽ có nguy cơ cao mắc dị tật bẩm sinh gấp 10 lần bình thường.

Vàng da

Khi bà bầu tiểu đường, trẻ sinh ra có thể vàng da. Vàng da xảy ra khi máu có chứa quá nhiều bilirubin, xảy ra khi các tế bào máu đỏ bị phá vỡ. Tuy nhiên, chứng vàng da thường là vô hại và sẽ mất dần sau một vài ngày.

Macrosomia

Macrosomia là tình trạng cơ quan của thai nhi bị phì đại. Các bà mẹ không kiểm soát được lượng glucose trong thời kỳ mang thai, sẽ có nguy cơ sinh con nặng cân (khoảng 4 – 4,5 kg hoặc hơn). Thai nhi quá to sẽ gây khó sinh qua đường âm đạo và làm tăng nguy cơ tổn thương trong khi sinh.

Ngoài ra, em bé của các bà mẹ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ dễ mắc chứng béo phì và bệnh tiểu đường loại 2.

Thai chết lưu

Nguy cơ thai chết lưu tăng lên đáng kể khi thai nhi quá lớn và nguy cơ này thậm chí còn tăng cao hơn khi các bà mẹ mắc bệnh tiểu đường.

Tiền sản giật

8% phụ nữ khi mang thai thường mắc bệnh cao huyết áp, phù (giữ nước) và mức độ cao protein trong nước tiểu, thường là sau tuần 20 của thai kỳ. Bệnh tiểu đường là một trong nhiều nguyên nhân làm tăng nguy cơ tiền sản giật.

Các triệu chứng thường bao gồm:

  • – Sưng bàn tay và mặt.
  • – Tăng cân.
  • – Đau đầu.
  • – Nước tiểu nhiều chất đạm.
  • – Buồn nôn, đau bụng.
  • – Rồi loạn thị giác (như xuất hiện tia sáng trong tròng mắt).

Nếu để nặng, tiền sản giật có thể gây biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi. Các bà mẹ cần đi khám thai sớm để phát hiện và có biện pháp chữa trị bệnh kịp thời.

Polyhydramnios

Polyhydramnios là tình trạng quá nhiều nước ối. Nếu người mẹ bị bệnh tiểu đường và không kiểm soát được, sẽ có nguy cơ mắc chứng polyhydramnios, đặc biệt trong quý III. Quá nhiều nước ối quanh bé có thể dẫn đến nhiều biến chứng, bao gồm cả sinh non.

Hạ đường huyết sau khi sinh

Thai nhi nhận oxy từ máu của mẹ, đi qua nhau thai. Các chất dinh dưỡng, bao gồm đường sẽ đi qua nhau thai. Trong 6 tháng cuối của thời kỳ mang thai, nếu người mẹ bị tăng đường huyết sẽ gây ra tình trạng tăng insulin ở thai nhi. Sau khi sinh, trẻ sẽ nhận được ít lượng đường hơn so với khi còn ở trong tử cung của người mẹ. Do vậy, sự dư thừa insulin sẽ dẫn đến nguy cơ hạ đường huyết, dễ gây tổn thương đến các tế bào thần kinh não bộ, nếu không được điều trị kịp thời.

Sinh non

Glucose tăng cao trong thời kỳ mang thai ở người mẹ có thể dẫn đến việc sinh non. Trẻ sinh non sẽ có nguy cơ cao hơn với các vấn đề về hô hấp và tim, xuất huyết não, khó khăn về tiêu hóa và thị lực kém.

Cân bằng chế độ dinh dưỡng và tập thể dục thường xuyên vẫn là biện pháp quan trọng nhất để đảm bảo sức khỏe cho bà mẹ và thai nhi. Người mẹ cần đến gặp các chuyên gia dinh dưỡng, tránh các thức ăn nhiều đường đơn. Tập thể dục thường xuyên cũng giúp kiểm soát được lượng đường huyết trong cơ thể. Tuy nhiên, chỉ nên tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng. Đi bộ cũng là phương pháp đơn giản, lại hiệu quả nhất cho phụ nữ mang thai.

Nguồn: Socola

]]>