Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Thu, 18 Dec 2014 06:44:42 +0000 vi hourly 1 Cao huyết áp – Kẻ sát thủ thầm lặng https://omron-yte.com.vn/6385-cao-huyet-ap-ke-sat-thu-tham-lang/ Wed, 23 Feb 2011 08:07:26 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=6385 Cao huyết áp là bệnh lý tim mạch phổ biến nhất hiện nay. Bệnh thường diễn biến khá âm thầm và ít khi được phát hiện sớm. Phần lớn, bệnh được phát hiện khi đã có một hay nhiều biến chứng. Vì thế, cao huyết áp được mệnh danh là “sát thủ thầm lặng”

Cao huyết áp - Kẻ sát thủ thầm lặng 1

Vậy huyết áp là gì?

Huyết áp là áp lực máu ở trong lòng động mạch. Huyết áp được tạo ra bởi lực co bóp của tim và sức cản của động mạch. Huyết áp bình thường đo ở cánh tay là nhỏ hơn hoặc bằng 120/80mmHg. Tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 90mmHg.

Biến chứng là nỗi lo đáng sợ nhất của người bị tăng huyết áp.

Biến chứng não với tắc mạch não, chảy máu não là những biến chứng nặng nhất và hay gặp nhất. Biểu hiện nặng là liệt nửa người và có thể tử vong. Nhẹ hơn, là những rối loạn chức năng não như: nhức đầu dữ dội, mờ mắt, chóng quên… Chỉ cần hạ được 5mmHg ở ngư¬ời tăng huyết áp là số tai biến mạch máu não giảm đ¬ược 35-40%. Biến chứng ở tim làm tim to ra, cơ tim dày lên, nặng hơn nữa là đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim. Tăng huyết áp gây biến chứng ở thận gây phù, suy thận dẫn đến thiếu máu, mệt mỏi. Các động mạch ở chi, mắt có thể bị hẹp hoặc tắc gây mù, tím tái đầu chi,…

Hiện nay, có nhiều loại thuốc tây y được sử dụng trong điều trị bệnh tăng huyết áp như các nhóm thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển,… Tuy nhiên, với những tác dụng phụ mà chúng mang lại thường xuyên cho người sử dụng như phù, đau đầu, nóng bừng mặt, ho dai dẳng, hạ huyết áp tư thế,… Việc tìm kiếm một loại thuốc hiệu quả mà an toàn, ít hoặc không có tác dụng phụ là mong muốn lớn nhất của người bệnh.

Theo Y học cổ truyền, tăng huyết áp là bệnh do các tạng can, thận, tâm, tỳ bị mất điều hoà gây nên. Sử dụng các phương thuốc có tác dụng điều hoà công năng các phủ tạng sẽ là phương pháp điều trị tận gốc căn bệnh này. Các vị thuốc Nam như cúc hoa, hoè hoa, câu đằng, chuối tiêu…vẫn thường được người dân sử dụng từ xưa đến nay trong điều trị tăng huyết áp. Bài thuốc “Giáng áp hợp tễ” là sự phối hợp của các vị thuốc Huyền sâm, Câu đằng, Hạ khô thảo, Địa long, Dạ giao đằng, Táo nhân giúp điều hoà và phục hồi chức năng các tạng can, thận, có tác dụng  giải  quyết  từ  gốc bệnh cao huyết áp. Bài thuốc “Giáng áp hợp tễ” giúp hạ huyết áp, ổn định huyết áp lâu dài, ngăn ngừa nguy cơ biến chứng cho bệnh nhân tăng huyết áp.

Bệnh nhân tăng huyết áp sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội nếu biến chứng xẩy ra. Vì vậy, hãy kiểm soát huyết áp khi còn chưa muộn. Khám sức khoẻ định kỳ, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, dùng thuốc hợp lý sẽ ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, cho bạn một cơ thể khoẻ mạnh bên cạnh những người thân yêu.

THs. Hoàng Khánh Toàn
(Chủ nhiệm khoa đông y Bệnh viện 108)
Theo thế giới sức khỏe

]]>
Đặc điểm của biến chứng đau đầu do tăng huyết áp https://omron-yte.com.vn/5150-dac-diem-cua-bien-chung-dau-dau-do-tang-huyet-ap/ Thu, 23 Dec 2010 04:40:14 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=5150 Đau đầu và chứng tăng huyết áp có mối quan hệ mật thiết với nhau. Người ta đã nghiên cứu và phát hiện ra rằng: Đau đầu là một triệu chứng thường gặp nhất, nổi trội nhất của bệnh tăng huyết áp.

Đặc điểm của biến chứng đau đầu do tăng huyết áp 1

Mối quan hệ giữa đau đầu và tăng huyết áp

Đau đầu do tăng huyết áp nhiều ở nữ hơn nam giới, tỷ lệ chiếm 3/4 trường hợp. Có thể do đặc điểm tâm sinh lý phụ nữ. Độ tuổi: trung bình thường gặp đau đầu do tăng huyết áp trên 50 tuổi, tính trội của đau đầu không tăng theo tuổi tác. Trái lại, triệu chứng chóng mặt có tỷ lệ ưu thế tăng theo tuổi đời. Xung đột tâm lý do buồn, làm cho đau đầu và các biểu hiện chức năng khác của tăng huyết áp tăng lên. Những bệnh nhân tăng huyết áp có hoạt động thể lực, ít có biểu hiện đau đầu và rối loạn chức năng khác.

Tính chất đau đầu do tăng huyết áp là đau đầu điển hình về buổi sáng, khu trú ở chẩm và giảm dần trong ngày về cường độ. Về thời gian biểu của đau đầu do tăng huyết áp phần lớn xảy ra về cuối đêm và sáng sớm (từ 4 – 5 giờ). Có thể đau đầu còn xuất hiện sớm hơn (vào khoảng 2-3 giờ sáng). Đau đầu làm bệnh nhân thức giấc. Có nhiều trường hợp, khi bệnh nhân tỉnh dậy đã thấy đau đầu rồi. Cần chú ý là các bệnh nhân tăng huyết áp mắc bệnh đau đầu khi ngủ làm cho bệnh nhân khó chịu và mất ngủ.

Đau đầu còn kéo dài cho tới khi thức dậy, hay vào giờ đầu buổi sớm và thường bớt dần vào lúc bắt tay vào hoạt động công việc. Tuy nhiên, có một số ít trường hợp, đau đầu có thể kéo dài cả ngày như thế trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Nói chung, đau đầu thường khu trú nhiều ở vùng chẩm – trán. Bệnh nhân có cảm giác cứng các cơ gáy, đau lên đỉnh đầu và có thể lan tới vùng trán. Hầu hết đau đầu thường ở hai bên, cân đối và về ban đêm.

Những biện pháp điều trị đau đầu do tăng huyết áp

Trước tiên phải điều trị căn nguyên bệnh tăng huyết áp. Đồng thời phải xử trí ngay hội chứng tăng huyết áp bằng các biện pháp thích hợp: bắt đầu từ những liều thuốc nhẹ, sau đó tăng dần (ăn nhạt, lợi tiểu cách quãng, methyldopa, chống mất kali). Tránh dùng loại thuốc giảm huyết áp mạnh ngay lúc đầu. Bao giờ cũng phải cho thêm thuốc an thần kết hợp: những thuốc trấn tĩnh thần kinh như diazepam nhưng nếu chưa đủ tác dụng thì có thể kết hợp với chống trầm cảm như amitriptylin, imipramin… Trong những trường hợp nhẹ, chỉ cần nghỉ ngơi, nằm thư giãn cũng có thể làm giảm mức độ đau đầu do tăng huyết áp. Trường hợp đau đầu do tăng huyết áp có kết hợp với bệnh Migraine thì sử dụng các loại thuốc chống Migraine kết hợp.

Trong quá trình điều trị cần theo dõi chỉ số của huyết áp và mức độ của đau đầu. Khoảng 1/4 trường hợp thấy có sự thuyên giảm song song huyết áp và đau đầu. Có trường hợp huyết áp giảm nhưng đau đầu vẫn tồn tại. Đó là do không dùng thuốc an thần kết hợp và trạng thái tâm lý chưa được ổn định. Khi nghi ngờ xuất hiện bệnh não tăng huyết áp cần đưa người bệnh tới khoa cấp cứu hồi sức hoặc khoa thần kinh. Ở đấy thầy thuốc sẽ cho dùng các loại thuốc có tác dụng nhanh và mạnh hơn theo đường tiêm, truyền tĩnh mạnh sodium nitroprusside, diazoside, hydralazine, enalaprilat… Cần thận trọng những loại thuốc này không được dùng trong điều trị ngoại trú.

Nguồn tin: SKĐS

]]>
Biến chứng đau đầu do tăng huyết áp https://omron-yte.com.vn/5144-bien-chung-dau-dau-do-tang-huyet-ap/ Wed, 22 Dec 2010 04:36:42 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=5144 Tiến triển của đau đầu do tăng huyết áp phụ thuộc vào hai yếu tố: bản thân huyết áp và trạng thái tâm lý.

Biến chứng đau đầu do tăng huyết áp 1
Cho tới nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về sự tương quan giữa chỉ số của huyết áp với triệu chứng đau đầu, đều kết luận là không có sự song song hằng định nào cả. Trên thực tế, có một số bệnh nhân tăng huyết áp không bao giờ bị đau đầu, nhất là trong thời kỳ bệnh tăng huyết áp chưa có biến chứng. Hơn nữa, đau đầu tiến triển không phải bao giờ cũng song song với sự thay đổi của chỉ số huyết áp. Còn nói chung, một số khá lớn trường hợp đau đầu có biến đổi theo sự tiến triển của huyết áp hạ, có thể do ảnh hưởng không nhỏ của trạng thái tâm lý- cảm xúc bớt căng thẳng, tâm lý liệu pháp và biện pháp điều trị.

Do đó, tác dụng điều trị có kết quả tốt nhất là bao giờ cũng phải kết hợp thuốc an thần với thuốc chống tăng huyết áp. Đặc biệt còn loại đau đầu triệu chứng của bệnh não do tăng huyết áp giả u, mà ở đây nổi bật lên là yếu tố phù nề não. Trong trường hợp này, đau đầu dữ dội có thể khu trú ở nhiều khu vực: thường là khu sau đầu, nhưng cũng có thể đau trội ở một bên. Phần lớn trong một đợt tiến triển, đau đầu có thể kéo dài thường xuyên suốt đêm ngày, xao xuyến, vật vã, thường kèm theo triệu chứng nôn. Hầu như bao giờ cũng có những dấu hiệu thần kinh khách quan: rối loạn nhìn (bán manh, nhìn đôi), rối loạn thăng bằng, đôi khi xuất hiện cơn co giật. Thường có rối loạn ý thức, có thể từ trạng thái lú lẫn, u ám tới hôn mê. Thường có những biến đổi điện não lan tỏa, ít nhiều tương đối nặng. Đáy mắt có những tổn thương thường gặp của bệnh tăng huyết áp, nhưng cũng có thể thấy chảy máu và phù nề gai thị giác. Áp lực dịch não tủy tăng và albumin cao. Bệnh não tăng huyết áp thường xuất hiện khi huyết áp tối thiểu trên 130mmHg. Giữa các đợt tiến triển, đau đầu vẫn mang tính chất cơ bản thông thường. Cũng cần lưu ý là bệnh não tăng huyết áp thể giả u này nếu không được xử trí kịp thời sẽ dẫn đến đột quỵ não.

Nguồn  : Sức khỏe đời sống

]]>