Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Mon, 15 Dec 2014 10:02:09 +0000 vi hourly 1 Các phương pháp chữa bệnh hen https://omron-yte.com.vn/14008-cac-phuong-phap-chua-benh-hen/ Sun, 24 Jun 2012 03:32:46 +0000 https://omron-yte.com.vn/14008-cac-phuong-phap-chua-benh-hen/ Hen phế quản là một trong những bệnh phổ biến nhất với những hậu quả rất nghiêm trọng. Do đó, việc điều trị hiệu quả căn bệnh cần một liệu pháp tổng hợp bao gồm cả việc ăn uống hợp lý và rèn luyện tâm thể để kiểm soát cảm xúc và nâng cao sức kháng bệnh.

Các phương pháp chữa bệnh hen 1

Dùng thảo dược chữa bệnh hen suyễn

  • Cải củ: Củ, lá, hoa và hạt cây cải củ có hoạt tính kháng khuẩn đối với những vi khuẩn gram dương. Hạt cải củ được dùng chữa hen suyễn, ho nhiều đờm, sốt. Ngày dùng 6-12 g sắc uống.
  • Gừng: Trên thực nghiệm, gừng có tác dụng chống dị ứng, thể hiện trên tác dụng chống co thắt cơ trơn. Cineol trong gừng có tác dụng kháng khuẩn trên nhiều chủng vi khuẩn. Gừng còn có tác dụng giảm ho, chống viêm và giảm đau. Gừng khô, gừng sao chữa ho suyễn, ho có đờm. Ngày dùng 3-6 g dạng thuốc sắc hay bột. Gừng được dùng trị hen phế quản, viêm phế quản, viêm họng, chống cảm lạnh và chống nhiễm khuẩn trong các chứng ho và sổ mũi.
  • Ngải cứu: Trong y học cổ truyền, người ta dùng thân và lá ngải cứu khô đốt và hít khói chữa hen phế quản.
  • Táo ta: Theo kinh nghiệm dân gian, lá táo được dùng trị hen. Một thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh lá táo có tác dụng chữa viêm phế quản, khó thở. Trong một thử nghiệm lâm sàng khác, viên ngậm bào chế từ lá táo đã có tác dụng cắt cơn hen phế quản rõ rệt. Với liều ngậm mỗi lần 1 viên, ngày 5 viên, nó có tác dụng dự phòng xuất hiện cơn hen trong một số trường hợp, đồng thời có tác dụng long đờm, giảm ho.
  • Tế tân: Tinh dầu tế tân có tác dụng gây giãn cơ trơn khí phế quản. Tế tân được dùng chữa hen. Ngày dùng 4-6 g sắc uống.
  • Tía tô: Tinh dầu tía tô có tác dụng ức chế phế cầu khuẩn, trực khuẩn lao và một số chủng vi khuẩn khác. Luteolin trong tía tô có tác dụng chống dị ứng. Hạt tía tô được dùng trị hen suyễn và ho có đờm. Ngày dùng 3-10 g hạt tía tô sắc uống.
  • Tiền hồ: Trong thực nghiệm trên động vật, tiền hồ có tác dụng long đờm kéo dài 6-7 giờ sau khi cho uống. Tiền hồ được dùng chữa hen suyễn, ngực tức khó thở, viêm phế quản, ho gà, ho đờm. Ngày dùng 10 g sắc uống.

Các bài thuốc chữa bệnh hen:

Chữa ho suyễn, khí đoản, ngực đầy tức:

  • Hạt tía tô 10 g, đương quy 8 g; cam thảo, nhục quế, mỗi vị 2 g; tiền hồ, hậu phác, lá tía tô mỗi vị 4 g, gừng tươi 2 lát, đại táo một quả. Sắc uống ngày một thang.
  • Hạt tía tô 10 g, bạch giới tử 8 g, hạt cải củ 8 g, đường phèn vừa đủ. Sắc rồi cho đường vào nước sắc, uống nóng, ngày một thang.
  • Hạt tía tô, hoàng kỳ, bạch truật mỗi vị 12 g; phòng phong 8 g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa hen phế quản:

  • Thể hàn: Tiền hồ 10 g, hạt tía tô, ngải cứu, đại táo mỗi vị 12 g, đương quy 10 g, trần bì, hậu phác, quế chi mỗi vị 8 g, gừng 4 g. Sắc uống ngày một thang.
  • Thể nhiệt: Tiền hồ, thiên môn, mạch môn, tang bạch bì, ô mai, bách bộ, thạch cao mỗi vị 12 g; trần bì 6 g. Sắc uống ngày một thang.
  • Chữa hen khó thở, ho đờm, cảm sốt: Tiền hồ, mạch môn, rễ lức mỗi vị 12 g; rễ dâu, tía tô hay hương nhu trắng mỗi vị 8 g. Sắc uống ngày một thang.

Mẹo dân gian chữa bệnh hen suyễn

1. Dùng nước ép cà chua với bột nghệ hàng ngày sẽ làm giảm viêm mũi dị ứng và khó thở gây đau đớn khi lên cơn hen. Dùng một nửa cốc nước ép cà chua tươi trộn với một thìa đầy bột nghệ, dùng trong khoảng 1tuần đến 10 ngày sẽ có hiệu quả rất tốt.

2. Một thìa hạt rau diếp ( xà lách) trộn với mật ong, dùng một ngày hai lần trong suốt quá trình điều trị hen suyễn và viêm phổi rất bổ cho cơ thể.

Thường xuyên dùng cách này để giảm phụ thuộc vào thuốc chữa hen và cải thiện sức khoẻ của bạn. Lấy khoảng 30g mật ong trộn với một thìa hạt rau diếp sống uống trước bữa ăn. Ngoài ích lợi trên, hạt rau diếp còn chứa lignose giúp khử trùng ruột.

3. Một thìa nước ép bạc hà tươi với 2 thìa giấm mạch nha nguyên chất cộng với một lượng tương tự mật ong quấy đều trong khoảng 120g nước ép cà rốt. Ngày dùng 3 lần như một loại thuốc bổ phổi và chữa hen suyễn cho kết quả tốt. Nó giúp mở rộng lối thông khí và miễn dịch các chất gây dị ứng mũi.

4 . Một chén đầy nước ép mướp đắng trộn với 1 thìa cà phê mật ong. Ngày dùng một lần, dùng trong khoảng ba tháng có thể chữa hen suyễn và viêm phổi trong một số trường hợp đặc biệt. Cách này rất dễ áp dụng đối với bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn.

5. Lá cây cà pháo hay cà tím là thuốc trị co thắt khí quản. Một nửa thìa nước lá cây cà với một thìa mật ong dùng 3 lần mỗi ngày giúp giảm sung huyết (tắc nghẽn) phổi, viêm phổi và ho. Nó có tác dụng tốt để điều trị ho dị ứng hoặc dị ứng phổi. Tuy nhiên, cách này chỉ được áp dụng trong khoảng thời gian là 10 ngày hoặc phải thay bằng cách khác nếu nó không có tiến triển tốt.

Dinh dưỡng trong chữa và điều trị bệnh hen suyễn

Tuy dinh dưỡng không đóng vai trò quyết định trong điều trị bệnh hen suyễn như dược phẩm, nhưng gần đây khoa học cho thấy chế độ dinh dưỡng góp phần trong việc làm gia tăng tần suất mắc bệnh hen suyễn trong cộng đồng, do đó một chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng góp phần trong phòng ngừa và kiểm soát bệnh hen suyễn.

Vai trò của acid béo omega 3 : Chế độ ăn mất cân bằng trong tỉ lệ acid béo omega 6/omega 3 làm tăng cường giải phóng các hóa chất gây viêm làm tăng nặng bệnh hen suyễn. Để phòng và điều trị, người bệnh hen nên giảm lượng thực phẩm chứa nhiều acid béo omega 6 và tăng thực phẩm giàu omega 3 theo chỉ định của bác sỹ. Hoặc cũng có thể bổ sung bằng viên dầu cá (chứa nhiều acid béo omega 3).

Giảm cân nếu béo phì: Tuy bằng chứng y học chưa mạnh nhưng có rất nhiều nghiên cứu chứng minh mối tương quan giữa béo phì và bệnh hen suyễn. Đặc biệt gần đây nhiều nghiên cứu đã chứng minh bệnh béo phì và bệnh đái tháo đường có cơ chế viêm. Viêm cũng là cơ chế chính trong bệnh hen suyễn. Do đó các hóa chất gây viêm phát sinh do mất cân bằng mô mỡ trong bệnh béo phì cũng có ảnh hưởng làm nặng thêm bệnh hen suyễn. Vì thế lời khuyên đối với người hen suyễn là giảm cân nếu thừa cân hoặc béo phì.

Vai trò của các chất dinh dưỡng chống ôxy hóa (hay còn gọi là chống lão hóa): Để phòng và điều trị hen suyễn, người bệnh cần tăng cường các chất dinh dưỡng có tính chống ôxy hóa bao gồm glutathione, vitamin C, vitamin E, beta-caroten là tiền chất vitamin A… Những chất này có nhiều trong các loại trái cây (nho, bưởi, mận, dâu, cam, thơm…), rau quả và rau mầm, trái cây khô, các loại đậu, hạt…

Vai trò của chất magiê : magiê có tác dụng giúp giãn cơ trơn và kháng viêm. Do đó người bệnh hen nên ưu tiên dùng thực phẩm giàu magiê gồm rau lá xanh, cà chua, các loại đậu (đặc biệt là đậu đen, đậu trắng, đậu nành), hạt (đặc biệt là hạt bí, hạt dẻ, hạt điều), chuối, ngũ cốc nguyên cám, sữa và chế phẩm từ sữa, atisô.

Vai trò của các chất methylxanthin: đây là một nhóm thuốc có tác dụng điều trị hen qua cơ chế làm giãn phế quản và có tác dụng kháng viêm nhẹ. Chất này trong tự nhiên có trong các thực phẩm nhiều cafein bao gồm trà, cà phê, nước ngọt coca cola, sôcôla… Người bệnh hen suyễn sử dụng vừa phải các thực phẩm chứa methylxanthin cũng góp phần ổn định bệnh.

Tham khảo thêm triệu chứng bệnh hen suyễn

Omron-yte.com.vn (Tổng hợp)

]]>
Cách dùng thuốc khi bị hen suyễn? https://omron-yte.com.vn/13869-cach-dung-thuoc-khi-bi-hen-suyen/ Fri, 15 Jun 2012 07:53:53 +0000 https://omron-yte.com.vn/13869-cach-dung-thuoc-khi-bi-hen-suyen/ Hỏi: Tôi bị ho, khò khè về đêm đã nhiều năm nay dù không điều trị gì vẫn hết. Tuy nhiên, năm nay tôi bị ho, khò khè nhiều và nửa đêm phải thức giấc vì khó thở. Tôi đã đến khám ở Bệnh Viện M, được chẩn đoán là suyễn. Dùng thuốc tại đây một tuần tôi thấy rất khỏe. Tuần rồi, tôi bị cảm, có đi khám bác sĩ gần nhà. Tôi có trình đơn thuốc mà Bệnh Viện M kê cho tôi. Bác sĩ bảo tôi không nên dùng thuốc Prednisone, vì đây là thuốc giống Dexa, giống hạt dưa, dùng nguy hiểm, dễ bị lủng bao tử, gãy xương, … (Prednisone mà Bác sĩ ở BV M cho tôi dùng là Prednisone 5mg 1 viên x 2 lần/ngày). Tôi hoang mang, không biết tin ai? Uống thuốc tôi thấy khỏe: hết ho, hết khò khè, hết khó thở, nhưng tôi rất sợ lủng bao tử, gãy xương. ( hungnv…@yahoo.com )

Cách dùng thuốc khi bị hen suyễn? 1

Trả lời : Bạn Hùng thân mến,

Theo như bạn kể thì Bệnh Viện M đã chẩn đoán đúng bệnh của bạn rồi. Thuốc mà Bệnh Viện M đã cho bạn dùng (dù bạn không kể đầy đủ) là đúng với minh chứng thuyết phục là bạn đã hết ho, hết khò khè, hết khó thở. Tuy nhiên, theo các khuyến cáo hiện hành của các tổ chức có uy tín về hen suyễn thì liều lượng Prednisone mà Bệnh Viện M cho bạn dùng là quá thận trọng. Liều cho phép là 0,5 – 1 mg/kg/ngày (nghĩa là nếu bạn nặng 50 kg thì bạn phải dùng 25 mg – 50 mg/ngày, tương đương với 5 – 10 viên Prednisone 5mg, uống một lần sau khi ăn sáng) và uống trong 7 – 10 ngày. Việc sử dụng theo hướng dẫn trên đây là an toàn với đa số người. Tuy nhiên, việc dùng thuốc là do bác sĩ cân nhắc về những vấn đề liên quan như chú ý, thận trọng, chống chỉ định, …(bạn không được tự mua thuốc để uống khi không có chỉ định của bác sĩ). Khi ấy, bạn hãy yên tâm về lủng bao tử, loãng xương, …

Hãy đến bác sĩ chuyên khoa để điều trị bệnh bạn ạ.

Chúc bạn khỏe.

Theo hen suyễn

]]>
Có cách nào để hạn chế cơn hen? https://omron-yte.com.vn/13881-co-cach-nao-de-han-che-con-hen/ Thu, 14 Jun 2012 00:47:30 +0000 https://omron-yte.com.vn/13881-co-cach-nao-de-han-che-con-hen/ Hỏi: Xin hỏi bác sỹ !

Tôi bị bệnh hen suyễn lâu năm(20 năm). Năm nay tôi 54t, tôi bị hen suyễn mãn tính dùng nhiều loại thuốc kết hợp: uống, hít (ventolin),hít máy ở nhà, chích … Tôi có bị phù vì dùng nhiều loại thuốc kết hợp nhưng phù ít, chích nhiều nên ven mất và khó kiếm, dị ứng với thời tiết, khói thuốc lá , cá… Có cách nào để hạn chế cơn hen và hướng điều trị để tốt hơn.

Có cách nào để hạn chế cơn hen? 1

Cảm ơn bác sỹ.

( hoadh…@yahoo.com )

Trả lời :

Bạn Hoa thân mến,

Nếu đúng như bạn nói thì bệnh suyễn của bạn ở đây là chưa được kiểm soát và việc điều trị là không đúng với những khuyến cáo hiện hành của các Tổ Chức có uy tín về bệnh suyễn trên thế giới. Vấn đề của bạn là nên đến những nơi có chuyên khoa hô hấp (ở TP. HCM có thể là: Bệnh Viện Phạm Ngọc Thạch, Trung Tâm Y Khoa Medic, Bệnh Viện Đại Học Y Dược, …) để được chẩn đoán bệnh chính xác cũng như hướng dẫn bạn về thuốc men, vận động, thay đổi lối sống, … để kiểm soát tốt hen suyễn.

Chúc bạn khỏe.

Mọi thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Lưu ý điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ.

Theo Hen suyễn

]]>
Ai có thể mắc bệnh hen suyễn? https://omron-yte.com.vn/6202-ai-co-the-mac-benh-hen-suyen/ Wed, 16 Feb 2011 02:51:51 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=6202 Bệnh hen suyễn, hay còn gọi là bệnh suyễn, là bệnh do “tác nhân gây bùng phát” gây ra các triệu chứng hen suyễn hay cơn hen suyễn. Bất kể bạn bị loại hen suyễn nào, điều trị đúng cách có thể góp phần kiểm soát được căn bệnh. Hen suyễn gồm có các loại sau:

Ai có thể mắc bệnh hen suyễn? 1

 Ai có thể bị hen suyễn?

Nếu bạn bị hen suyễn, hãy nhớ rằng mình không cô đơn. Hen suyễn là bệnh mạn tính thường gặp nhất. Trên toàn thế giới, có khoảng 300 triệu người bị bệnh suyễn. Hơn 31 triệu người Mỹ đã được chẩn đoán là bị hen suyễn vào một thời điểm náo đó trong cuộc đời, trong số đó khoảng một phần ba là trẻ em dưới 18 tuổi. Tại thành phố Hồ Chí Minh, một khảo sát cho thấy tỷ lệ vào khoảng 5 ngàn người trên mỗi 100 ngàn dân. Ngày nay tỷ lệ này trên toàn thế giới ngày một gia tăng, đặc biệt là trẻ em.

Không có một cách thức chắc chắn để khẳng định rằng ai có thể bị bệnh suyễn và ai không bị. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể tạo khả năng mắc hen suyễn nhiều hơn. Hãy xem nếu bạn có nằm trong số này:

  • Tuổi – Hen suyễn thường gặp ở người dưới 18 tuổi. Đây là bệnh lý mãn tính thường gặp nhất ở trẻ em, và là nguyên nhân chủ yếu gây nghỉ học (và cả nghỉ làm việc của các bậc cha mẹ).
  • Hút thuốc – Hút thuốc có thể làm gia tăng nguy cơ bị hen suyễn ở người trưởng thành. Đối với trẻ em, hút thuốc thụ động làm gia tăng thêm nguy cơ này.
  • Sống trong thành phố – Số người bị hen suyễn đã gia tăng trong 20 năm gần đây, đặc biệt là những người sống trong thành phố.

Đặc điểm người bị hen suyễn

Hen suyễn là một bệnh lý thay đổi và không đoán trước được. Các cơn hen suyễn có thể xảy ra với rất ít triệu chứng báo trước. Mức độ trầm trọng thay đổi qua từng giai đoạn. Người sống chung với bệnh này hàng ngày thì mới có thể hiểu được nỗi sợ hãi, stress và khó chịu do một cơn hen suyễn.

Tuy nhiên, nhiều người bị bệnh hen suyễn đã học được cách xoay sở với căn bệnh của họ. Họ là những bằng chứng cho thấy rằng thăm khám bác sĩ đều đặn, có thông tin và kế hoạch điều trị đúng đắn, có thể góp phần hướng căn bệnh của bạn theo chiều hướng mong đợi.

Tuy nhiên hãy nhớ rằng, thông tin được trình bày ở đây không thể thay thế cho lời khuyên từ bác sĩ của bạn. Bất kỳ khi nào bạn có câu hỏi hay mối quan tâm nào về chứng hen suyễn của mình và cách kiểm soát nó, hãy nói chuyện với bác sĩ.

Theo bệnh hen suyễn

]]>
Thực phẩm chữa trị bệnh hen suyễn https://omron-yte.com.vn/6195-thuc-pham-chua-tri-benh-hen-suyen/ Wed, 16 Feb 2011 09:42:58 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=6195 Bệnh hen suyễn là một loại bệnh mãn tính vì hệ hô hấp thường hay bị viêm nhiễm do tiếp xúc với không khí, nước lạnh…khiến lối thông khí quản bị hẹp lại gây khó thở. Viêm đường hô hấp gây ra những tiếng thở khò khè, khó thở, tức ngực và tạo nhiều đờm.

Thực phẩm chữa trị bệnh hen suyễn 1
Hen suyễn có thể ở nhiều mức độ khác nhau nhưng ở mức độ nặng sẽ chèn ép khí quản gây ngạt thở. Mặc dù hiếm khi có trường hợp tử vong do bệnh này nhưng nó luôn khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu.

Thảo dược hỗ trợ trị bệnh hen suyễn hiệu quả

Ngoài việc điều trị bệnh hen suyễn bằng thuốc hen thông thường như giãn khí quản và phải điều trị lâu dài kết hợp với loại thuốc corticosteroid hít thì bạn có thể kết hợp với các loại thảo dược tự nhiên sẽ giúp bạn đạt được kết quả tốt nhất.

1. Nước ép cà chua + bột nghệ:

Hỗn hợp này dùng hàng ngày sẽ làm giảm viêm mũi dị ứng và khó thở gây đau đớn khi lên cơn hen. Dùng một nửa cốc nước ép cà chua tươi trộn với một thìa đầy bột nghệ, dùng trong khoảng 1tuần đến 10 ngày sẽ có hiệu quả rất tốt cho bệnh hen suyễn.

2 . Một thìa hạt rau diếp (xà lách) trộn với 30g  mật ong,

Hỗn hợp này thì dùng một ngày hai lần uống trước bữa ăn. Dùng trong suốt quá trình điều trị hen suyễn và viêm phổi rất bổ có thể giảm phụ thuộc vào thuốc chữa hen và cải thiện sức khoẻ của bạn. Ngoài ích lợi trên, hạt rau diếp còn chứa lignose giúp khử trùng ruột.

3 . Một thìa nước ép bạc hà tươi với 2 thìa giấm mạch nha nguyên chất cộng với một lượng tương tự mật ong quấy đều trong khoảng 120g nước ép cà rốt.

Hỗn hợp này ngày dùng 3 lần như một loại thuốc bổ phổi và chữa hen suyễn cho kết quả tốt. Nó giúp mở rộng lối thông khí và miễn dịch các chất gây dị ứng mũi.

4 . Một chén đầy nước ép mướp đắng trộn với 1 thìa cà phê mật ong.

Ngày dùng một lần, dùng trong khoảng ba tháng có thể chữa hen suyễn và viêm phổi trong một số trường hợp đặc biệt. Cách này rất dễ áp dụng đối với bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn.

5 . Lá cây cà pháo hay cà tím là thuốc trị co thắt khí quản.

Một nửa thìa nước lá cây cà với một thìa mật ong dùng 3 lần mỗi ngày giúp giảm sung huyết (tắc nghẽn) phổi, viêm phổi và ho. Nó có tác dụng tốt để điều trị ho dị ứng hoặc dị ứng phổi. Tuy nhiên, cách này chỉ được áp dụng trong khoảng thời gian là 10 ngày hoặc phải thay bằng cách khác nếu nó không có tiến triển tốt.

Ban nên áp dụng từ 2 phương pháp thảo dược nêu trên trở lên để đem lại hiệu quả tốt nhất và phải tránh phải lạm dụng thuốc tây để chữa hen phế quản nhé

]]>