Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Wed, 29 Apr 2020 10:48:42 +0000 vi hourly 1 Cách phòng, điều trị bệnh hen phế quản https://omron-yte.com.vn/6278-cach-phong-dieu-tri-benh-hen-phe-quan/ Fri, 21 Feb 2020 03:11:53 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=6278 Hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính ở đường thở, gây khó thở rít, ho, tức ngực từng đợt tái diễn, thường bị tắc nghẽn đường thở có thể tự hồi phục hoặc do điều trị. Quá trình viêm này hay kèm theo tăng tính phản ứng phế quản với nhiều tác nhân kích thích gây co thắt phế quản.

Cách phòng, điều trị bệnh hen phế quản 1

Cơ chế và nguyên nhân gây bệnh hen phế quản

Tăng tính phản ứng của phế quản

Hầu hết bệnh nhân hen đều có tăng phản ứng phế quản gây co hẹp phế quản khi đáp ứng với các tác nhân kích thích, mà viêm đường thở là nguyên nhân chủ yếu làm tăng tính phản ứng phế quản. Các tác nhân kích thích phế quản có thể tác động trực tiếp lên cơ trơn phế quản, hoặc gián tiếp do giải phóng các trung gian hóa học như: histamin, bradykinin, leucotriene C, D, E và các yếu tố hoạt hóa tiểu cầu. Các chất này tác động gây co thắt, phù nề, tăng tiết phế quản, tác động trực tiếp lên cơ trơn phế quản gây phản ứng viêm, phù nề, co thắt và thành cơn hen, một số protein trong bạch cầu ái toan còn có khả năng gây phá hủy biểu mô phế quản.

Các yếu tố kích thích

  • Nhiễm khuẩn, nhiễm virut đường hô hấp trên: thường là hít phải di nguyên, bụi nhà, phấn hoa, nấm mốc, lông động vật, khói thuốc lá, các con bọ sống trong chăn nệm,… Cũng có thể là những chất trong công nghiệp như: bụi kim loại, khói xăng dầu, hơi sơn,… Bụ ô nhiễm môi trường, thay đổi thời tiết như độ ẩm và sương mù, đặc biệt khi thời tiết lạnh và khô
  • Dị nguyên thực phẩm: các loại hải sản (tôm, cua, cá, sò,… ), trứng, thịt gà, lạc.
  • Thuốc: Một số loại thuốc cũng có thể là yếu tố khởi phát cơn hen, như thuốc aspirin và các thuốc giảm đau không steroid
  • Tác nhân nhiễm khuẩn: Các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như: viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm amiđan,… là một trong những nguyên nhân gây ra cơn hen ở bệnh nhân có cơ địa dị ứng.
  • Ngoài ra, bệnh nhân làm việc quá sức, xúc động mạnh, vui buồn quá độ, thay đổi nội tiết khi thai nghén, kinh nguyệt cũng là nguyên nhân gây bệnh hen suyễn

Biểu hiện của một số thể hen thường gặp

Biểu hiện của một số thể hen thường gặp 1

Hen ngoại sinh hay hen dị ứng thường khởi phát từ khi còn trẻ, thường kèm với eczema, viêm mũi dị ứng, có tiền sử gia đình bị hen hoặc tạng atopic.

Hen nội sinh hay hen nhiễm khuẩn là những trường hợp hen không do dị ứng, thường hen muộn trên 30 tuổi, không có tiền sử gia đình bị hen, triệu chứng dai dẳng, không rõ yếu tố làm bùng nổ cơn hen.

Biểu hiện một cơn hen điển hình

  • Thường xảy ra ban đêm, bệnh nhân khó thở cơn chậm, rít, đôi khi có triệu chứng báo trước như hắt hơi, sổ mũi, ho khan, tức ngực.
  • Chủ yếu khó thở thì thở ra, cơn nặng bệnh nhân phải ngồi chống tay, há miệng thở, cơn có thể kịch phát hoặc liên tục. Khi gần hết cơn, ho tăng dần, khạc đờm trắng, dính quánh, nếu bội nhiễm thì đờm nhầy, mủ màu vàng hoặc xanh, càng khạc được đờm ra bệnh càng đỡ dần và hết cơn.
  • Ngoài cơn, bệnh nhân vẫn làm việc bình thường. Khi đang hen, khám phổi: gõ vang, rung thanh bình thường, rì rào phế nang giảm, có ran rít, ran ngáy ở khắp 2 phổi.

Cơn hen kịch phát điển hình

Khó thở chậm, rít xuất hiện đột ngột trong vài phút đến hàng giờ, thường là 1 – 3 giờ; Cơn liên tục: khó thở chậm rít, kéo dài từ 4 – 5 giờ đến một vài ngày; Cơn ác tính hen liên tục nặng trên 24 giờ do tắc nghẽn phế quản tận, điều trị bằng thuốc hen thông thường không kết quả, biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, suy tim phải, tử vong.

Hen ở trẻ em

Cơn khó thở rít, đặc biệt là khi có nhiễm virut đường hô hấp cấp. Nếu trẻ không có cơ địa dị ứng chỉ bị thở rít khi có nhiễm virut đường hô hấp, khi trẻ lớn hơn, đường thở lớn hơn sẽ tự khỏi. Trường hợp trẻ co cơ địa dị ứng bị khó thở nặng hơn khi có nhiễm virut đường hô hấp, nhưng sẽ bị hen suốt thời kỳ trẻ con và thường kèm theo các bệnh eczema, viêm mũi dị ứng, dị ứng với các thức ăn. Cả hai cơ địa trên nếu điều trị tích cực đều có kết quả tốt.

Hen do nghề nghiệp

trường hợp bị hen khi tiếp xúc với bụi ô nhiễm do nghề nghiệp như: cao su, mạt cưa gỗ, bánh mì, bông, vải, sợi, lông thú… Bệnh nhân thường bị cơn hen ở cuối ngày làm việc hoặc buổi tối sau khi làm việc về, đỡ khó thở sau khi được nghỉ ngơi ngày cuối tuần.

Chẩn đoán phân biệt các bệnh hen

Bệnh hen cần phân biệt với một vài bệnh sau:

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường khởi phát muộn sau 40 tuổi, có tiền sử hút thuốc nhiều năm hoặc tiếp xúc với bụi khói, nhưng không có tiền sử gia đình bị hen, không có tiền sử dị ứng. Bệnh nhân có ho khạc mạn tính, khó thở khi gắng sức, đôi khi có khó thở thành cơn, có rối loạn thông khí tắc nghẽn không hồi phục.

Hen tim: bệnh nhân có hẹp van hai lá, hở động mạch chủ, suy tim trái. Triệu chứng: khó thở về đêm, nghe phổi có ran rít, ran ngáy, ran ẩm, đờm bọt hồng; chụp Xquang thấy hình ảnh tổn thương phổi tim; điều trị bằng thuốc lợi tiểu, chống suy tim thì đỡ khó thở.

Biến chứng: Hen có thể gây các biến chứng cấp tính là hen ác tính, tâm phế cấp, tràn khí màng phổi và biến chứng mạn tính gồm khí phế thũng, biến dạng lồng ngực, suy hô hấp mạn, tâm phế mạn.

Để chẩn đoán bệnh hen phế quản chúng ta có thể dựa vào một số phương pháp sau

  • Dựa vào các triệu chứng lâm sàng của bệnh
  • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ căn cứ vào lý do vào viện của bệnh nhân cùng các triệu chứng khai thác được, từ đó định hướng chẩn đoán và tiến hành khám lâm sàng. Việc này không chỉ giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh mà còn giúp loại trừ các bệnh lý khác có triệu chứng tương tự như Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), viêm đường hô hấp,…
  • Đo chức năng hô hấp: Bệnh nhân sẽ được làm Hô hấp kí, đo lưu lượng đỉnh trước và sau khi sử dụng thuốc giãn phế quản. Nếu chức năng phổi cải thiện sau khi dùng thuốc giãn phế quản thì bệnh nhân có khả năng cao bị hen phế quản.
  • Chẩn đoán hình ảnh: X-Quang ngực hay CT Scan có thể cho những hình ảnh bất thường trong bệnh hen phế quản.
  • Một số xét nghiệm khác: Xét nghiệm Methacholin, xét nghiệm NO, xét nghiệm bạch cầu ưa acid trong đàm,… có thể hữu ích trong một số trường hợp.

Điều trị hen phế quản

Điều trị nội khoa

Chống co thắt phế quản có thể dùng các loại thuốc sau: theophylin, synthophylin, salbutamol, ventolin, terbutalin; kháng cholinergic như ipratropium bromide theostast, salmeterol. Chống viêm dùng prednisolon, methyl prednisolon, corticoid tại chỗ như becotid, pulmicort, sertide. Chống dị ứng: zaditen, các thuốc kháng histamin tổng hợp, sodium cromoglycat (Intal). Chống bội nhiễm dùng kháng sinh các loại, nhưng tránh dùng các thuốc dễ gây dị ứng như penixilin. Trường hợp cấp cứu, bệnh nhân được cho thở ôxy, khi cần thiết cho thở máy, dùng thêm các thuốc long đờm, giảm ho, truyền dịch, trợ tim mạch, đặc biệt dùng corticoid liều cao.

Ngoài ra còn dùng một số phương pháp điều trị khác như cấy chỉ Catgut vào huyệt, cắt hạch giao cảm cổ…

Các bác sỹ chuyên khoa hô hấp khuyên các gia đình có bệnh nhân bị hen phế quản hãy trang bị cho gia đình một máy xông khí dung (máy xông khí dung). Vậy tại sao máy xông khí dung lại quan trọng với bệnh nhân hen?

Đó là vì máy xông khí dung giúp thuốc điều trị hen suyễn tác động trực tiếp vào phổi của bệnh nhân, nhờ đó mà tác dụng điều trị và cắt cơn hen cũng nhanh hơn. Đây cũng là thiết bị y tế dễ sử dụng, đồng thời còn giảm nguy cơ tác dụng phụ do uống thuốc gây ra.

Cụ thể, nhờ máy xông khí dung chuyển đổi thuốc thành dạng sương mịn, giúp cho người bệnh hít thuốc dễ dàng. Chính vì vậy Hội Hô hấp Việt Nam đã khuyến cáo “Máy xông mũi họng nén khí, giải pháp đưa thuốc trực tiếp và hiệu quả vào đường thở trong điều trị bệnh hô hấp”.

Với máy xông khí dung nén khí NE-C803 Omron có nhiều ưu điểm vượt trội như: Cốc thuốc được thiết kế với công nghệ van ảo độc đáo (chỉ có ở Omron) giúp hiệu quả xông cao giảm lượng thuốc hao hụt, hạt thuốc nhỏ, mịn tới 3 mm (micron) vào tận các tiểu phế nang. Có thể trong thời gian bệnh hen ổn định, người bệnh có thể vẫn dùng máy xông khí dung để vệ sinh đường hô hấp của mình với dung dịch Nacl (0,9 %)– đây cũng là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu. Hãy trang bị cho gia đình mình máy xông khí dung nén khí NE-C803 Omron, đặc biệt khi có người trong gia đình bị mắc bệnh mạn tính liên quan đến đường hô hấp.

Xem thông tin chi tiết sản phẩm máy xông khí dung nén khí NE-C803 của Omron

Thay đổi lối sống

Thay đổi lối sống 1

  • Tập thể dục đều đặn, vừa phải.
  • Ăn uống hợp lý, bổ sung trái cây và rau xanh.
  • Phòng tránh các yếu tố dễ gây khởi phát cơn hen như: tránh tiếp xúc khói bụi, thường xuyên vệ sinh nhà ở sạch sẽ, …

Sự lựa chọn phương pháp điều trị cụ thể tùy thuộc vào độ tuổi, triệu chứng của bệnh, yếu tố khởi phát và các yếu tố kiểm soát bệnh. Bệnh nhân cần được theo dõi và tái khám, để bác sĩ có thể đánh giá mức độ kiểm soát hen trên bệnh nhân, từ đó có những điều chỉnh phù hợp về kế hoạch điều trị trong thời gian tiếp theo.

Bệnh hen phế quản kiêng ăn gì?

Các loại thực phẩm không nên dùng thường xuyên là những thức ăn có nhiều gia vị thường thấy ở các món salad, các loại uống giải khát và thực phẩm đóng hộp, thức uống lên men, rau cải ngâm dấm hoặc làm dưa chua, các loại trái cây khô đóng gói, chế biến sẵn hay một số đồ ăn biển (tôm, cua, ghẹ, mắm nêm). Tất nhiên không phải mọi thực phẩm trên đều cần phải kiêng mà bạn nên theo dõi xem mình thường dị ứng với loại thực phẩm nào, khi ăn thức ăn nào thì hay bị lên cơn suyễn để phòng ngừa và cách ly. Ngoài ra cần cảnh giác ngay với chính một số thuốc chữa bệnh như kháng sinh, thuốc Aspirin…

Theo sức khỏe đời sống

]]>
6 cách phòng ngừa hen phế quản hiệu quả nhất https://omron-yte.com.vn/22648-6-cach-phong-benh-hen-phe-quan-hieu-qua-nhat/ Tue, 14 Apr 2015 01:20:29 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=22648 Hen phế quản (hay còn gọi là hen suyễn) là một căn bệnh mãn tính thường gặp ở đường hô hấp. Cứ mỗi năm trên toàn thế giới, có đến khoảng 250 ngàn bệnh nhân tử vong do hen. Chính vì sự nguy hiểm đó, chúng ta cần phải biết cách phòng bệnh hen phế quản sao cho đúng cách và hiệu quả nhất. 6 cách phòng ngừa hen phế quản hiệu quả nhất 1 Nguyên tắc trong điều trị và phòng tránh các bệnh nói chung và hen phế quản nói riêng là cần phải loại trừ được các tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó người không may mắc bệnh cũng cần phải giữ gìn sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch để có thể chống lại sự tấn công của bệnh hen suyễn. Sau đây chúng tôi xin gợi ý cho các bạn 6 cách phòng ngừa bệnh khoa học và hiệu quả nhất:

Đeo khẩu trang mỗi khi ra đường

Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa cùng sự nóng lên của trái đất khiến bầu không khí ngày càng trở nên ô nhiễm và độc hại. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến các bệnh về đường hô hấp, trong đó có hen phế quản gia tăng. Vì vậy một biện pháp an toàn, dễ dàng sử dụng và không tốn kém được khuyên dùng cho bạn đó là luôn đeo khẩu trang khi ra đường. Cách thức này rất hiệu quả để hạn chế khói bụi và các vi sinh vật nhỏ bé trong không trung có thể lọt vào hệ thống hô hấp của bạn. Bên cạnh đó khẩu trang còn có một công dụng khác đó là giữ gìn sắc đẹp cho các chị em trước các tia UV và ánh nắng mặt trời.

Giữ ấm cơ thể

Tác nhân dễ khiến bạn mắc phải những đợt hen suyễn cấp và các bệnh đường hô hấp khác chính là không khí lạnh. Chính vì vậy mỗi khi thời tiết giao mùa hoặc trở rét bạn nên hạn chế ra ngoài đường. Tuy nhiên với cuộc sống bận rộn và công việc liên miên thì cơ hội được làm “gấu ngủ đông” của bạn chắc chắn là rất hiếm. Vì thế nên bạn hãy chuẩn bị cho mình những chiếc khăn, mũ, áo choàng, cùng như găng tay và tất thật ấm áp để bảo vệ mình trước sự lạnh lẽo của khí trời.

Kiêng ăn các loại thực phẩm gây dị ứng

Kiêng ăn các loại thực phẩm gây dị ứng 1 Đối với bệnh hen phế quản cũng như các bệnh lý khác, một số nhóm thực phẩm không được khuyên dùng cho người bệnh vì có thể xảy ra các phản ứng hóa học bất lợi khi tương tác với thuốc hoặc các tác nhân gây bệnh khác. Một số món ăn người bệnh không nên dùng có thể kể đến như  như tôm, cua, đồ chiên nướng, rượu bia… Vì bệnh nhân nên ghi nhớ tiểu sử bị dị ứng với các món ăn của mình để khi báo cáo với bác sĩ, nhằm hỗ trợ công tác điều trị và có hướng giải quyết bệnh tình một cách hợp lý nhất.

Tránh xa khói thuốc

Thuốc lá có rất nhiều chất độc hại và gây ảnh hưởng đến người trực tiếp hút và người không may hít phải khói thuốc. Điều này sẽ càng trầm trọng hơn nếu như bạn là một người có tiền sử hen phế quản. Một số hóa chất trong khói thuốc gây kích ứng niêm mạc đường hô hấp, vì vậy cơn hen của bạn có thể tái phát và trở nặng hơn. Bên cạnh đó người bị hen phế quản cũng nên tránh các yếu tố gây kích thích khác như bụi, phấn hoa, hóa chất, các mùi hương quá hắc hoặc thơm nồng…

Tránh tiếp xúc với lông của vật nuôi

Chó, mèo, chim cảnh… là thú cưng của rất nhiều người. Tuy nhiên đối với bệnh nhân hen phế quản thì nên giữ một khoảng cách an toàn với chúng nhằm tránh lông của vật nuôi đi vào trong đường hô hấp. Vẩy da hay các tế bào chết của chúng cũng là một trong số những dị nguyên thường gặp gây đợt kịch phát của hen suyễn cấp.

Thận trọng khi dùng thuốc

Nguyên tắc khi dùng thuốc để điều trị đối với bất kỳ một bệnh lý nào cũng là tuân thủ đúng phác đồ mà bác sĩ đã đặt ra cho người bệnh. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc và sử dụng sai thời gian cũng như liều dùng, nhằm tránh các hậu quả và biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra đối với sức khỏe và tính mạng của người dùng.

Theo Omron-yte.com.vn

]]>