Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Wed, 18 Sep 2019 09:21:12 +0000 vi hourly 1 13 loại kiểm tra sức khỏe chị em không nên bỏ qua https://omron-yte.com.vn/14106-13-loai-kiem-tra-suc-khoe-chi-em-khong-nen-bo-qua/ Thu, 28 Jun 2012 02:08:55 +0000 https://omron-yte.com.vn/14106-13-loai-kiem-tra-suc-khoe-chi-em-khong-nen-bo-qua/ Theo dõi sức khỏe thường xuyên không những giúp chị em trẻ đẹp hơn mà còn giúp chúng ta có thể dễ dàng điều chỉnh cách thức chăm sóc sức khỏe hợp lý. 13 loại kiểm tra y tế sau đây bất kì chị em nào cũng không nên bỏ qua nhé.

13 loại kiểm tra sức khỏe chị em không nên bỏ qua 1

Phát hiện bệnh sớm là một trong những chìa khoá then chốt để việc chữa trị bệnh thành công.

1. Kiểm tra Cholesterol

Cholesterol là một loại protein béo trong máu của bạn có thể tích tụ trong động mạch. Do đó, kiểm tra cholesterol là cách để dự báo nguy cơ bệnh tim. Phụ nữ cần quan tâm sát sao đến mức cholesterol, bởi vì nó có xu hướng tăng sau khi mãn kinh.

Nên bắt đầu: Tuổi 20

Mức độ thường xuyên: Mỗi 5 năm. Nếu thử nghiệm cho thấy nồng độ cao, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên kiểm tra lại mỗi sáu tháng đến một năm.

2. Kiểm tra huyết áp

Kiểm tra huyết áp thường xuyên là một trong những điều quan trọng nhất mà bạn có thể làm để bảo vệ sức khỏe hiện tại và tương lai. Nhiều người mắc phải suy nghĩ sai lầm rằng đàn ông mới có nguy cơ huyết áp cao, nhưng thực không phải vậy. Khi huyết áp của bạn cao hơn 140/90 khiến bạn có nguy cơ đau tim và đột quỵ. Nhiều chuyên gia tin rằng 120/80 là một chỉ số khỏe mạnh.

Nên bắt đầu: Bất kỳ độ tuổi; tốt nhất bắt đầu trong thời thơ ấu.

Mức độ thường xuyên: Mỗi năm một lần nếu sức khỏe bạn bình thường. Bác sĩ sẽ khuyên bạn kiểm tra 6 tháng một lần nếu huyết áp cao hoặc đang dùng thuốc để kiểm soát tăng huyết áp.

3. Bệnh tiểu đường

Để kiểm tra nguy cơ bị bệnh tiểu đường, các bác sĩ kiểm tra khả năng hấp thụ glucose của cơ thể bạn. Bệnh tiểu đường sẽ là một gánh nặng đối với phụ nữ. Nhiều phụ nữ mắc bệnh tiểu đường khi mang thai sẽ rất nguy hiểm cho cả mẹ và em bé. Bệnh tiểu đường thai kỳ trong nhiều trường hợp có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường thông thường.

Nên bắt đầu: Khi bắt đầu của thai kỳ hoặc ở tuổi 45 nếu bạn không có yếu tố nguy cơ hoặc các triệu chứng. Nếu bạn đang thừa cân, có huyết áp cao hoặc có yếu tố nguy cơ khác của bệnh tiểu đường như lịch sử bệnh của gia đình nên thử nghiệm lúc bạn trẻ hơn.

Mức độ thường xuyên: 3 năm một lần.

4. Kiểm tra mật độ xương

Khoảng 80% của 10.000.000 người bị ảnh hưởng bởi loãng xương là phụ nữ. Loãng xương xảy ra khi các khoáng chất như canxi bắt đầu ngấm từ xương, mỏng và làm suy yếu chúng. Ở phụ nữ, điều này thường xảy ra do mức estrogen thấp sau khi mãn kinh.

Nên bắt đầu: Ở tuổi 65.

Mức độ thường xuyên: 5 năm một lần.

5. Kiểm tra vitamin D

Vitamin D là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp duy trì xương chắc khoẻ và bảo vệ chống lại ung thư và nhiễm trùng. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ không biết mình có mức vitamin D thấp. Kiểm tra này quan trọng bởi vì phụ nữ có nguy cơ cao bị bệnh loãng xương.

Nên bắt đầu: Tuổi 40, sớm hơn nếu bạn có dấu hiệu hoặc các yếu tố nguy cơ mắc bệnh loãng xương.

Mức độ thường xuyên: Nên kiểm tra hàng năm khi bạn qua tuổi 65.

6. Nội soi đại tràng

Ung thư đại trực tràng, ung thư phần dưới của ruột, có thể chữa được 90% các trường hợp nếu phát hiện sớm. Nội soi đại tràng là cách để phát hiện sớm. Nhiều người cho rằng ung thư đại tràng là bệnh của nam giới, mặc dù nguy cơ ở cả hai giới là như nhau.

Nên bắt đầu: Tuổi 50 cho những người không có yếu tố nguy cơ.

Mức độ thường xuyên: Nội soi nên được lặp lại 10 năm một lần.

7. Kiểm tra thị lực

Cho dù bạn cảm thấy mắt mình vẫn quan sát tốt nhưng vẫn nên kiểm tra thị lực mắt thường xuyên. Phụ nự có nguy cơ thoái hoá điểm vàng khá cao.

Nên bắt đầu: Từ tuổi 18

Mức độ thường xuyên: 1-3 năm trong độ tuổi từ 18 và 61. Nếu bạn bị tiểu đường, bạn có nguy cơ cao hơn các vấn đề về mắt và cần được kiểm tra thường xuyên hơn.

8. Kiểm tra thính lực

14% người ở độ tuổi từ 45 và 64 có giảm thính lực. Nếu bạn nhận thấy có vấn đề trong trò chuyện, không có khả năng phân biệt lời nói từ tiếng ồn xung quanh, bạn nên kiểm tra thính lực.

Nên bắt đầu: Khi bạn hoặc những người khác cảm thấy thính lực có vấn đề.

Mức độ thường xuyên: Kiểm tra này tuỳ vào ý thói quen của bạn, sau tuổi 50 nên kiểm tra 10 năm một lần.

9. Kiểm tra tuyến giáp

Tuyến giáp, một tuyến nhỏ ở cổ giúp điều chỉnh tỷ lệ trao đổi chất của cơ thể. Phụ nữ có nguy cơ cao hơn nam giới ở hầu hết các loại bệnh tuyến giáp, có lẽ bởi vì các yếu tố nội tiết tố. Nếu tuyến giáp của bạn hoạt động quá mức, gọi là cường giáp, tỷ lệ trao đổi chất của bạn quá cao. Các triệu chứng bao gồm mất ngủ, giảm cân, hoạt động quá mức. Ngược lại, khi suy giáp bạn sẽ bị mệt mỏi, táo bón, và tăng cân.

Nên bắt đầu: Tuổi 35

Mức độ thường xuyên: 3-5 năm sau 35 tuổi.  Sau 60 tuổi, kiểm tra tuyến giáp nên được tiến hành hàng năm.

10. Tầm soát hội chứng chuyển hóa

Hội chứng chuyển hóa là một nhóm các triệu chứng đặt bạn vào nguy cơ tăng lên đối với cả hai bệnh tiểu đường và bệnh tim. Các bác sĩ xem xét phụ nữ có hội chứng chuyển hóa nếu ba trong năm yếu tố nguy cơ sau đây có mặt:

– Vòng eo phụ nữ lớn hơn 89cm

– Cholesterol “tốt” thấp (dưới 50 mg/dL)

– Triglycerides cao (lớn hơn 150 mg/dL)

– Huyết áp cao hơn 130/85

– Glucose lúc đói trên 100 mg/dL

– Cách thức: Xét nghiệm máu

Nên bắt đầu: Tuổi 50

Mức độ thường xuyên: Mỗi 3-5 năm, cùng với sàng lọc cholesterol và tiểu đường

11. Kiểm tra vùng chậu

Ung thư cổ tử cung vẫn là nguyên nhân hàng thứ hai gây tử vong do ung thư cho phụ nữ trên toàn thế giới.

Nên bắt đầu: Ở tuổi 21 hoặc trong vòng ba năm nếu có quan hệ tình dục

Mức độ thường xuyên: Từ 1 đến 3 năm.

12. Kiểm tra ngực

Kiểm tra ngực của mình trước các dấu hiệu lạ như cục u, dày lên, thay đổi màu da, núm vú biến đổi… là cách tốt nhất để cảnh giác về ung thư vú. Bạn có thể tự kiểm tra hoặc chuyên gia y tế càng tốt.

Nên bắt đầu: Tuổi 20

Mức độ thường xuyên: Tự khám mỗi tháng một lần, tốt nhất là sau kết thúc những ngày đèn đỏ. Phụ nữ trên 18 tuổi nên kiểm tra ngực bởi bác sĩ phụ khoa mỗi năm một lần.

13. Chụp X-quang vú

Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ, và chụp X-quang vú vẫn là công cụ cơ bản nhất được sử dụng để kiểm tra chính xác tình trạng của vú..

Nên bắt đầu: Tuổi 40 hoặc sớm hơn 5 -10 năm nếu có người thân mắc ung thư vú.

Mức độ thường xuyên: Hàng năm.

]]>
Kiểm tra sức khỏe tại nhà – Phát hiện sớm nguy cơ bệnh https://omron-yte.com.vn/14089-kiem-tra-suc-khoe-tai-nha-phat-hien-som-nguy-co-benh/ Wed, 27 Jun 2012 02:08:55 +0000 https://omron-yte.com.vn/14089-kiem-tra-suc-khoe-tai-nha-phat-hien-som-nguy-co-benh/ Theo dõi sức khỏe tại nhà có vai trò rất quan trọng giúp kiểm soát sức khỏe, ngăn chặn được những căn bệnh nguy hiểm.

Kiểm tra sức khỏe tại nhà - Phát hiện sớm nguy cơ bệnh 1

Dưới đây là 1 số phương pháp tự kiểm gia sức khỏe tại nhà nhanh chóng, đơn giản, dễ thực hiện mời bạn đọc tham khảo.

Theo dõi hơi thở khò khè

Bệnh hen suyễn thường bị xem nhẹ, trong khi đó, việc không được chẩn đoán sớm sẽ khiến cho việc điều trị khó khăn hơn và thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Với căn bệnh này, có 2 câu hỏi rất đơn giản nhưng có thể xác định được 90% số người mắc hen suyễn: Thỉnh thoảng bạn có bị thở khò khè hay không? Bạn có từng bị khó thở khi luyện tập hay gắng sức không?

Nếu câu trả lời là có ở cả hai câu hỏi, hãy kiểm tra sức khỏe vì đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh hen suyễn.

Đọc lòng bàn tay

Thiếu sắt khiến cho con người ta mệt mỏi và suy giảm miễn dịch, và thú vị là bàn tay của chúng ta có thể nói lên điều đó. Sắt chính là chất khoáng mang năng lượng cho cơ thể khi hấp thu ôxy trong mỗi hơi thở và lan truyền đi khắp cơ thể.

Nếu thiếu sắt, cơ thể sẽ mệt mỏi, giảm sự tập trung, thậm chí thở dốc và nhịp tim bất thường.

Không may là tình trạng thiếu sắt khá phổ biến ở phụ nữ (ước tính tới 20% số phụ nữ có hàm lượng sắt thấp). Có một cách để kiểm tra tại nhà, cho dù màu da tự nhiên của bạn thế nào, những đám da nhạt màu bất thường trong lòng bàn tay xuất hiện ngày càng nhiều, cũng có thể thấy hiện tượng này ở lợi hay mí mắt. Đó là dấu hiệu cho thấy việc giảm lưu thông máu quanh bề mặt da do thiếu sắt.

Đo nhịp tim

Rối loạn nhịp tim là khởi đầu cho 20% số ca bị đột quỵ. Phổ biến nhất phải kể đến hiện tượng rung tâm nhĩ, thường người bệnh không có biểu hiện cụ thể nhưng khi triệu chứng xảy ra, người ta có cảm giác tim đập nhanh và không đều, và những chỉ dẫn huyết động lực bất thường như tức ngực, khó thở, mệt mỏi hay chóng mặt.

Ở những nhịp tim bất thường đó, dòng máu được bơm mạnh qua, có thể cục đông máu sẽ không bị chặn lại mà đưa thẳng lên não. Tại nhà, nếu không có máy đo huyết áp- nhịp tim, có thể dùng tay ấn vào mạch và đếm số lần đập trong vòng 1 phút.

Nhịp tim trên 90 là dấu hiệu cảnh báo, để chắc chắn hơn nghỉ ngơi và đo lại khoảng giờ sau. Nếu nhịp tim bất thường, nên đi kiểm tra để có biện pháp chẩn trị sớm.

“Phân tích” eo

Dù không thừa cân béo phì nhưng vòng eo quá khổ khiến bạn nên quan tâm xử lý. Vòng 2 phình to là dấu hiệu cho thấy lớp mỡ nội tạng dày, nó có thể bơm vào máu các axit béo, hormone gây ngon miệng và cả các hóa chất gây viêm sưng. Ở một số nước châu Âu và Mỹ, bụng phệ được dự đoán sẽ là thảm họa kể cả với những người không bị thừa cân, nhất là liên quan đến bệnh tim mạch.

Khi đo “eo”, nhớ để thước dây nằm trên đỉnh xương hông, không nhịn thở hay kéo thước quá chặt. Với nam giới, nguy cơ đái tháo đường và bệnh tim mạch tăng cao nếu vòng bụng bắt đầu đạt tới 94cm; với phụ nữ, vòng nguy hiểm sẽ là 81cm, tất nhiên, số đo càng cao hơn thì nguy cơ càng lớn.

Dấu hiệu của trầm cảm

Trầm cảm rất có hại cho tim và trí nhớ. Một khảo sát của nhóm bác sỹ thuộc Đại học Auckland, New Zealand đối với 421 cặp nam và nữ, con số đáng ngạc nhiên là có tới 97% số người hỏi có dấu hiệu bị trầm cảm.

Mặc dù việc chẩn đoán bệnh này khá phức tạp nhưng mọi người có thể tự đặt cho mình hai câu hỏi: Trong tháng qua, bạn thường cảm thấy trì trệ, mệt mỏi hay vô vọng không?

Tương tự, bạn có hay cảm thấy mất hứng thú khi làm bất cứ việc gì không? Câu trả lời là có đối với 1 hoặc cả 2 câu hỏi trên đáng để bạn gặp bác sỹ tư vấn.

Trắc nghiệm tiểu đường 2 phút

Bệnh tiểu đường nếu không kiểm soát có thể tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tim và rút ngắn cuộc sống tới 10-15 năm. Có một trắc nghiệm nhỏ với căn bệnh này bằng cách khoanh tròn các câu trả lời và bắt đầu tính điểm.

Bạn bao nhiêu tuổi? (Dưới 40: 0 điểm, 40-49: 1 điểm, 50-59: 2 điểm, 60 tuổi trở lên: 3 điểm). Là nữ giới hay nam giới? (phụ nữ 0 điểm, nam giới 1 điểm). Tiền sử gia đình có người bị tiểu đường? (Không có: 0 điểm, có: 1 điểm). Có bị huyến áp cao hay phải dùng thuốc cho bệnh cao huyết áp? (Không: 0 điểm; có: 1điểm). Bạn có thừa cân hoặc béo phì? (Trọng lượng bình thường: 0 điểm; thừa cân: 1 điểm; béo phì: 2 điểm; cực kỳ béo phì: 3 điểm). Bạn có tập thể dục? (Không: 0 điểm, có: 1 điểm).

Nếu tổng số điểm của bạn là 4 hoặc cao hơn, có thể bạn đứng trước nguy cơ tiền tiểu đường. Nếu từ 5 điểm trở lên thì có nguy cơ cao đối với bệnh tiểu đường. Kiểm tra lượng đường huyết sẽ có kết quả chính xác nhất.

5 dấu hiệu cảnh báo sức khỏe khi ngủ dậy

1. Chóng mặt : Bạn cần uống nước lọc và tập thể dục vào buổi sáng. Nếu vẫn còn chóng mặt nhiều, bạn nên đi khám để được tư vẫn kỹ hơn. Ngoài ra nên tránh thức dậy đột ngột lúc sáng sớm, nằm thêm nửa phút ngay khi mở mắt, ngồi dậy khoảng 1 phút rưỡi, sau đó cho chân xuống nền nhà và để vậy khoảng 1 phút nữa rồi mới đứng dậy.

2. Ra mồ hôi : Buổi sáng thức dậy người đẫm ướt mồ hôi, có thể do lượng đường trong máu thấp, cơ thể bị mất cân bằng âm dương và chức năng của nội tạng đang bị rối loạn. Nếu bạn đang uống thuốc trị các bệnh như : Tiểu đường, lao, tăng tuyến giáp … bạn nên tư ván bác sỹ để kê các loại thuốc làm cơ thể ít ra mồ hôi hơn.

3. Phù : Bỗng dưng sau một đêm ngủ dậy, đôi mắt của bạn bị sưng húp, khó hiểu. Có thể là do buổi tối hôm trước bạn đã uống nước quá nhiều. Cũng có thể là máu ở vùng mắt của bạn lưu thông kém.

Bạn chớ nên lo lắng quá, chỉ cần tránh uống nhiều nước trước khi ngủ, tránh uống rượu và ăn các loại quả chứa nhiều nước. Cũng có thể khắc phục triệu chứng này bằng cách matxa mắt trước và sau khi ngủ dậy và đắp 2 túi trà lọc lên trên mắt.

4. Quầng thâm ở mắt : Bạn bị quầng thâm ở mắt, đây là dấu hiệu cảnh báo khá nhiều triệu chứng bệnh. Có thể bạn bị mất ngủ nhiều hay tối hôm trước đã uống cà phê, cũng có thể là do kinh nguyệt không đều.

Ngoài ra quầng thâm ở mắt còn chỉ ra những bệnh mãn tính như: Viêm dạ dày, gan mãn tính; tiêu hóa kém; viêm mũi dị ứng.

5. Hơi thở có mùi : Hơi thở buổi sáng có liên quan trực tiếp đến chế độ ăn uống và sinh hoạt của bạn, bạn nên tránh các đồ uống có chất kích thích. Ngoài ra, hơi thở có mùi nặng vào buổi sáng cũng là dấu hiệu để bạn chú ý hơn đến gan và dạ dày của mình.

Bạn không nên ăn nhiều vào buổi tối; hạn chế ăn các loại thịt, chất béo khó tiêu; ăn nhiều hoa quả và rau xanh. Đánh răng sau khi ăn xong. Nên kết hợp dùng thêm các loại nước súc miệng và kẹo cao su.

Tham khảo thêm: Cách tự kiểm tra sức khỏe tại nhà

]]>
Bài tập giúp bạn kiểm tra sức khỏe tại nhà https://omron-yte.com.vn/14092-bai-tap-giup-ban-kiem-tra-suc-khoe-tai-nha/ Wed, 27 Jun 2012 02:08:55 +0000 https://omron-yte.com.vn/14092-bai-tap-giup-ban-kiem-tra-suc-khoe-tai-nha/ Với những bài test đơn giản và chỉ mất khoảng vài phút để thực hiện nhưng chúng lại mang lại hiệu quả bất ngờ.

Cùng trắc nghiệm sức khỏe của bạn qua những bài tập sau:

Chân

Chân 1

Nếu có tĩnh mạch ở chân lồi lên và có màu tím, rất có thể bạn bị giãn tĩnh mạch rồi đấy. Để cải thiện, bạn đến các cửa hàng bán dụng cụ y khoa mua tất y khoa để mang hoặc phải giảm cân đi. Nếu bị giãn tĩnh mạch liên quan đến cân nặng, bạn nên đến bác sĩ để thăm khám. Trường hợp thấy đau nơi tĩnh mạch bị giãn, hãy đến bệnh viện để kiểm tra

Ngực

Ngực 1

Một ngón tay kiểm tra ngực đều đặn mỗi tháng 1 lần sẽ giúp bạn không nằm trong số 40.000 phụ nữ tử vong mỗi năm vì ung thư vú. Bắt đầu từ phía trên ngực, bạn dùng tay di chuyển mạnh xuống dưới. Hãy kiểm tra từ vùng nách xuống bầu ngực, lên khe ngực và từ vùng xương đòn xuống bụng. Nếu thấy có bất cục hay hòn nào thì cần đến gặp bác sĩ ngay.

Da

Da 1

Làn da thường khô dần theo tuổi tác và điều này là bình thường. Nhưng nếu nó trở nên tái, thô ráp và bong ra nhiều hơn so với bình thường thì có thể liên quan với sự kém hoạt động của tuyến giáp. Một số triệu chứng thường gặp khác như: tăng cân nhanh, trở nên lãnh đạm thờ ơ. Tuyến giáp sản xuất ra hormone thyroxin, có tác dụng hỗ trợ các hoạt động của vỏ não. Có thể thấy trí nhớ chịu ảnh hưởng rất lớn nếu thiếu thyroxin.

Nếu da bạn trở nên ngứa ngáy, hãy xem chân có xuất hiện các nốt đỏ không? Nếu có thì gần như chắc chắn rằng tuyến giáp của bạn đang hoạt động vượt mức cho phép. Hãy đến bác sĩ càng sớm càng tốt.

Nếu xuất hiện mẩn đỏ tại các nếp gấp của da như đường lằn dưới các ngón tay hay khuỷu tay, có thể là bệnh chàm. Nếu chúng có mặt ở háng hay nách, có thể đó là nấm.

Hãy thường xuyên kiểm tra các nốt ruồi và tàn nhan, đặc biệt là nếu cơ thể bạn có nhiều. Nếu một nốt ruồi có dấu hiệu “tăng trưởng” về kích cỡ, đổi màu hay thay đổi hình dạng thì cần tới bác sĩ ngay.

Răng

Răng 1

Những điểm trắng nhỏ trên răng không đáng ngại bởi chúng cho thấy bạn đã có quá nhiều hợp chất fluoride khi còn nhỏ. Phần nướu răng quá đỏ thay vì hồng nhạt, bạn có thể chải răng chưa đúng cách. Ngoài ra, nếu lưỡi quá sạch và trơn bóng, có thể bạn mắc chứng thiếu máu.

Nướu đỏ, sưng và bắt đầu chảy máu khi có sự tiếp xúc nhẹ, có thể là biểu hiện của một bệnh lý nghiêm trọng. Vấn đề ở chỗ là vi khuẩn gây viêm nướu lợi sẽ xâm nhập vào máu và đưa tới khắp các cơ quan trong cơ thể. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng có sự liên quan giữa các bệnh về nướu lợi với các cơn đau tim.

Nếu bạn đã chăm sóc rất kỹ các tổn thương nhỏ trong vùng miệng, đặc biệt là nướu mà máu vẫn tiếp tục chảy và vết thương không lành thì bạn cần phải tới bác sĩ ngay.

Mắt

Mắt 1

Quầng thâm dưới mắt có thể là do 3 nguyên nhân: thứ nhất là thiếu ngủ, thứ 2 là làn da của bạn đang ngày càng mỏng và trong hơn do tuổi tác. Điều này có nghĩa là các mạch máu đang ngày càng nổi rõ, dễ nhận thấy hơn. Thứ 3, các mạch máu nằm quá sát với bề mặt da.

Nếu quầng dưới mắt xuất hiện đột ngột thì có thể đó là biểu hiện của dị ứng. Quầng mắt sưng phồng và căng mọng là dấu hiệu của các tuyến mồ hôi có vấn đề. Hãy ăn ít chất béo, muối; hạn chế hút thuốc và các thực phẩm rán ở mức tối đa.

Không được dùng tay chà xát, xoa bóp vùng mắt vì có thể gây nhiễm khuẩn cho mắt. Khi mắt bị ngứa, hãy rửa chúng với nước trà pha loãng. Nếu quầng dưới mắt sưng hãy ghi nhật ký chế độ ăn để xác định chính xác nguyên nhân.

Móng

Bạn có thể biết được tình trạng của một số cơ quan trong cơ thể qua biểu hiện của các móng tay, chân. Ví dụ: nếu có những đường ngang mảnh hoặc đứt đoạn chạy qua móng thì đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang ốm và ốm rất nặng. Bởi vì khi bị ốm, tốc độ “tăng trưởng” của móng cũng bị ảnh hưởng và sẽ chậm lại. Kết quả là xuất hiện các đường ngang hay các đường đứt đoạn trên móng.

Những chấm trắng trên móng, mặc dù đây là tình trạng khá phổ biến và thường gặp nhưng đây chỉ là những tổn thương đơn giản chứ không phải do cơ thể thiếu canxi như nhiều người vẫn nghĩ. Đó là do tay ngâm nước quá nhiều hoặc tiếp xúc với các dung dịch tẩy rửa có chất lượng kém.

Nếu móng nhợt nhạt và quặp vào thì thường là do cơ thể thiếu chất sắt.

Nếu xung quanh móng, da trở nên đỏ, mềm và có vẻ sưng lên thì thường là do nguyên nhân nhiễm trùng. Có một vật nhọn nào đó đã ghim vào dưới da móng và gây ra tổn thương nhỏ.

Luôn chăm sóc để móng luôn được khô và sạch. Sự ẩm ướt là điều kiện lý tưởng cho các vi khuẩn phát triển. Hãy mang găng khi bạn rửa bát hay làm vườn. 2 lần một ngày nên dùng kem dưỡng. Hãy bổ sung vitamin thường xuyên.

Các ngón tay

Hãy lấy một cốc đầy nước lạnh (bạn có thể cho thêm đá) và nhúng các ngón tay vào trong 30 giây. Nếu các ngón tay chuyển sang màu trắng hay xanh thì lưu thông máu của bạn không được ổn lắm. Việc hạ thấp nhiệt độ đột ngột (hay stress) thường gây ra sự co thắt các mạch máu khiến cho việc cung cấp máu cho các ngón tay, ngón chân, mũi và tai bị ảnh hưởng. Kết quả là những phần này của cơ thể không được nhận đủ lượng máu cần thiết và dẫn tới sự tê cóng.

Các ngón tay 1

Các ngón tay cũng có thể tiết lộ tình trạng sức khỏe của bạn

Nếu lưu thông máu của bạn kém, hãy tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, mùa lạnh nên mang vớ và găng đầy đủ. Nếu bạn hút thuốc, hãy bỏ ngay lập tức vì chất nicotine ảnh hưởng tiêu cực tới sự lưu thông máu trong cơ thể.

Sự mềm dẻo

Nếu cơ thể bạn vẫn còn mềm dẻo, có nghĩa rằng các dây chằng và các khớp vẫn hoạt động tốt và nguy cơ bị gãy hay sưng đã được giảm thiểu.

Ngồi trên sàn nhà, duỗi thẳng chân và thử cố chạm tay vào đầu ngón chân. Nếu việc này quá dễ thì yên tâm nhé, cơ thể bạn hoàn toàn khỏe mạnh.

Các bài tập uốn dẻo, Yoga và bơi lội giúp tăng cường sự dẻo dai của cơ bắp nhanh hơn tất cả mọi sự nghỉ ngơi, thư giãn. Tóm lại, bạn chỉ cần mất 5 phút mỗi ngày cho các bài tập tăng cường cơ bắp.

Minh Thúy

]]>
5 dấu hiệu kiểm tra sức khỏe không thể bỏ qua https://omron-yte.com.vn/14103-5-dau-hieu-kiem-tra-suc-khoe-khong-the-bo-qua/ Wed, 27 Jun 2012 02:08:55 +0000 https://omron-yte.com.vn/14103-5-dau-hieu-kiem-tra-suc-khoe-khong-the-bo-qua/ Cuộc sống bộn bề với công việc và những lo toan trong gia đình đã chiếm phần lớn thời gian của bạn? Tuy nhiên, đừng viện cớ quá bận rộn để bỏ qua những kì kiểm tra sức khỏe vô cùng quan trọng như dưới đây nhé.

5 dấu hiệu kiểm tra sức khỏe không thể bỏ qua 1

1. Kiểm tra nước tiểu

Kiểm tra nước tiểu vào buổi sáng có thể sẽ dễ phát hiện mang thai hoặc nhiễm trùng đường tiểu hơn rất nhiều so với các thời điểm khác trong ngày. Hơn nữa, kiểm tra nước tiểu còn có thể xác định toàn bộ hoạt động của cơ thể và là chìa khóa để ngăn ngừa các bệnh thoái hóa, không dung nạp gluten, mức độ chất chống oxy hóa thấp làm cho bạn dễ bị oxy hóa, và nhiều bệnh khác… Nancy Guberti, huấn luyện viên dinh dưỡng và lối sống lành mạnh đã nhận định.

Ví dụ, tích lũy của các axit hữu cơ trong nước tiểu thường báo hiệu một sự ức chế chuyển hóa hoặc kết khối trong cơ thể – Guberti nói. Các bất thường có thể có nghĩa là bạn đang thiếu vitamin.

2. Kiểm tra trọng lượng

Tăng cân hay giảm cân có thể là niềm mơ ước của nhiều người, nhưng tăng hoặc giảm cân mà không rõ lý do thì lại đáng lo hơn là đáng mừng. Bởi nó có thể báo hiệu một vấn đề lớn đối với sức khỏe của bạn, Tiến sĩ Julie Chen, một bác sĩ, chuyên gia y tế khẳng định. Vì vậy, đừng bỏ qua những kì kiểm tra trọng lượng cơ thể. Nếu bạn bất ngờ tăng cân không kiểm soát, rất có thể đó là biểu hiện suy giáp, rối loạn tuyến thượng thận như hội chứng Cushing (lưu giữ chất lỏng làm suy tim, sung huyết hoặc bệnh thận) và mang thai.

Nếu bạn bất ngờ bị giảm cân trầm trọng một cách tự nhiên, rất có thể đó là biểu hiện của bệnh ung thư, cường giáp, bệnh tự miễn, bệnh mãn tính, và trầm cảm.

3. Kiểm tra răng

Nhiều người không nhận ra tầm quan trọng của kiểm tra sức khỏe nha khoa. Tiến sĩ Lucy Slutsky, một Bác sĩ nha khoa có phòng khám tại West Orange, NJ, chỉ ra rằng “vệ sinh răng miệng và kiểm tra răng miệng là việc rất quan trọng bởi vì các vấn đề về răng thường có thể là một dấu hiệu của các vấn đề khác liên quan đến sức khỏe gắn liền với tim, phổi, hệ tiêu hóa, hoặc các bộ phận khác của cơ thể.”.

Kiểm tra răng miệng cũng có thể giúp cho các nha sĩ kiểm tra các dấu hiệu sớm của ung thư miệng.

4. Kiểm tra da

Bạn phải tự tạo cho mình thói quen kiểm tra da ít nhất mỗi tháng một lần để xem xét các thay đổi ở nốt ruồi hoặc những tổn thương không lành – theo quan điểm của Tiến sĩ Tim Abou-Sayed thuộc Hội đồng chứng nhận bác sĩ phẫu thuật. Abou-Sayed còn cho biết thêm rằng: “Làn da rám nắng là khỏe mạnh nhưng đó là với những người sinh ra có làn da như vậy. Còn với những người muốn phơi nắng để có da rám nắng thì thực sự bạn đang gây tổn hại cho làn da của mình với bức xạ của mặt trời”.

Một lưu ý là, nếu thấy một nốt ruồi sẫm màu thì cũng cần để ý thường xuyên và đi khám sớm vì rất có thể đó là một khối u ác tính, có thể gây tử vong.

5. Kiểm tra lối sống

Đừng quên kiểm tra những thứ xung quanh bạn vì nó có thể chỉ ra các vấn đề sức khỏe của bạn. Một lối sống lành mạnh là vô cùng quan trọng để duy trì một gia đình khỏe mạnh và giảm thiểu các chất độc và các chất kích thích khác có thể tồn tại trong không gian sống làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nếu bạn thấy đau đầu, khó thở, kích thích hô hấp, hen suyễn, hoặc dị ứng, bạn nên kiểm tra xem quanh nhà mình có bị nấm mốc hay không, bởi các nấm mốc sẽ sản xuất ra các chất hóa học và làm cho những người sống trong không gian đó cảm thấy không khỏe.

]]>
Những cách tự kiểm tra sức khỏe tại nhà https://omron-yte.com.vn/9156-nhung-cach-tu-kiem-tra-suc-khoe-tai-nha/ Sat, 02 Jul 2011 04:33:14 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=9156 Những cách tự kiểm tra sức khỏe tại nhà 1Thực hiện theo một số hướng dẫn sau sẽ giúp bạn kiểm soát được hiện trạng sức khỏe của mình, theo tạp chí Readers’s Digest dẫn nguồn tin từ các chuyên gia tư vấn.

Ăn uống đầy đủ

Có 4 thứ bạn cần phải theo dõi mỗi ngày để chắc rằng bạn đang sống khỏe: lượng hoa quả và rau củ ăn trong ngày; có vận động hay tập thể dục gì không; có dành ít nhất 15 phút để cười hay tự thư giãn không; và có bổ sung đủ chất xơ từ các loại đậu, ngũ cốc hoặc các thực phẩm giàu chất xơ hay không. Nếu bạn làm tốt 4 khâu này, chắc chắn bạn đang sống khỏe.

Theo dõi giấc ngủ

Có 3 cách để nhận biết bạn ngủ có đủ giấc hay không. Thứ nhất, bạn có cần đồng hồ báo thức để thức dậy hầu như mỗi sáng? Thứ hai, bạn có ngủ gà ngủ gật vào buổi chiều? Thứ ba, bạn có buồn ngủ ngay sau khi ăn tối? Nếu bạn trả lời “có” cho 3 câu hỏi này, bạn cần ngủ thêm. Nếu bạn đã ngủ đủ giấc (8 tiếng/ngày) mà vẫn gặp những rắc rối kể trên, hãy đi gặp bác sĩ.

Kiểm tra lược chải tóc

Nếu tóc bạn rụng nhiều, hãy nhờ bác sĩ kiểm tra hàm lượng ferritin trong máu. Ferritin được xem như là một số chỉ số cho biết cơ thể bạn đang trữ bao nhiêu chất sắt. Một số cuộc nghiên cứu cho thấy, hàm lượng chất sắt thấp có thể dẫn đến rụng tóc.

Đo chiều cao

Nên đo chiều cao hằng năm sau độ tuổi 50. Điều này rất quan trọng đối với phụ nữ vì giúp đánh giá sức khỏe của bộ xương. Thay đổi về vóc dáng có thể giúp cảnh báo có sự thay đổi ở độ đậm đặc chất xương.

Kiểm tra nước tiểu

Nước tiểu của bạn phải trong, có màu vàng nhạt. Nếu nước tiểu có màu vàng đậm hoặc có mùi nặng, có thể là bạn đã không uống đủ nước. Nếu nước tiểu vẫn có màu đậm mặc dù bạn đã uống nhiều nước, hãy đi gặp bác sĩ. Nếu nước tiểu có màu vàng tươi, đó có thể là do vitamin B khi bạn dùng viên đa sinh tố.

Đo huyết áp

Mỗi sáu tháng, bạn cần kiểm tra huyết áp bằng máy đo huyết áp tại nhà. Nếu số trên cùng cao hơn 140 (hoặc 130 nếu bạn mắc bệnh tiểu đường) và số dưới cao hơn 90 (80 đối với bệnh nhân tiểu đường), hãy kiểm tra lần nữa vào ngày hôm sau. Nếu các chỉ số này vẫn còn cao, bạn nên đi gặp bác sĩ.

(Theo afamily)

]]>
Cách tự theo dõi huyết áp tại nhà https://omron-yte.com.vn/6260-cach-tu-theo-doi-huyet-ap-tai-nha/ Fri, 18 Feb 2011 19:42:29 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=6260 Bệnh nhân bị tăng huyết áp cần biết tự đo và theo dõi huyết áp của mình tại nhà, vì đây là một việc làm đơn giản, dễ thực hiện và không đòi hỏi phương tiện, trang bị gì quá đắt tiền.

Cách tự theo dõi huyết áp tại nhà 1

Bệnh nhân cần tìm hiểu thế nào là huyết áp, cách đo huyết áp chính xác cũng như cách nhận định giá trị của huyết áp thế nào là bình thường, thế nào là huyết áp tăng và huyết áp thấp…

Bệnh nhân có thể đo huyết áp của mình tại nhà bằng huyết áp kế đồng hồ, huyết áp kế thủy ngân, huyết áp kế điện tử. Lưu ý là các huyết áp kế này cần được hiệu chỉnh định kỳ để số đo có thể phản ánh chính xác mức huyết áp của bệnh nhân.

Hướng dẫn cách tự đo theo dõi huyết áp tại nhà.

Nếu được hướng dẫn cách đo tỉ mỉ, với một huyết áp kế (huyết áp kế đồng hồ hay huyết áp kế thủy ngân) và 1 ống nghe thì một người không chuyên vẫn có thể đo khá chính xác huyết áp của mình.

Nếu không thích hay không làm quen được với cách đo huyết áp bằng huyết áp kế đồng hồ hoặc thủy ngân thì có thể dùng huyết áp kế điện tử. Loại huyết áp kế này đắt tiền hơn 2 loại trên và đòi hỏi sự yên tĩnh, tránh rung xóc trong quá trình đo huyết áp. Chú ý khi pin hay ắc quy của máy đo đã yếu, số đo sẽ không chính xác.

Nên đo huyết áp vào các giờ nhất định trong ngày, trừ khi có các dấu hiệu đặc biệt nghi ngờ tăng huyết áp hay tụt huyết áp. Mỗi lần đo huyết áp nên đo 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 3 – 5 phút. Bình thường, nên nghỉ ngơi trước khi đo, không hút thuốc, không ăn quá no hoặc quá đói, không tập thể dục hay mới bị xúc cảm mạnh trừ những trường hợp cần phải theo dõi đặc biệt.

Tư thế đo huyết áp có thể là ngồi hoặc nằm nhưng sao cho đồng hồ hay mức thủy ngân của đáy cột phải đặt ở tầm ngang với tim người được đo.

Nếu đo bằng huyết áp kế thủy ngân hay đồng hồ cần chú ý: bơm áp lực báo hơi lên trên mức mất mạch quay 20mmHg, xả áp lực bao hơi với tốc độ từ từ 2mmHg/giây, đặt chụp ống nghe vào đúng chỗ động mạch khuỷu tay. Khi nghe thấy tiếng đập đầu tiên là huyết áp tâm thu, khi thấy tiếng đập mất hoặc thay đổi âm sắc là huyết áp tâm trương.

  • Nếu đo tại nhà, thấy tăng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ mà mình đang điều trị để được tư vấn cách xử trí phù hợp. Nếu bệnh nhân bị tăng huyết áp, đang điều trị mà quên uống thuốc thì có thể uống ngay thuốc được bác sĩ chỉ định và gọi điện hỏi thêm ý kiến bác sĩ.
  • Nếu đo huyết áp thấy từ 180/100mmHg trở lên thì ngoài việc dùng thuốc, rất nên đến gặp bác sĩ ở cơ sở y tế.
  • Nếu có biểu hiện tức ngực, khó thở, yếu liệt nửa người, mắt mờ, tai ù… kèm theo thì nên nằm bất động ngay và đề nghị được vận chuyển nhẹ nhàng đến cơ sở y tế có khả năng theo dõi và điều trị bệnh tim mạch.

Hướng dẫn cách tự đo theo dõi huyết áp tại nhà. 1

Máy đo huyết áp cổ tay, giải pháp cho những người bận rộn

Nếu bạn là một người bận rộn, nhân viên công sở hoặc người phải di chuyển nhiều không có thời gian tự theo dõi huyết áp bằng những dụng cụ đo huyết áp cơ thông thường, thì nên chọn dòng sản phẩm máy đo huyết áp cổ tay. Đây là một sản phẩm giúp kiểm soát huyết áp thuận tiện nhất hiện nay, được thiết kế khá đơn giản với 1 đồng hồ đo và vòng bít đeo cổ tay nhỏ gọn, tiện dụng, dễ bảo quản, dễ dàng di chuyển.

► Để hiểu hơn về thiết bị đo huyết áp này, bạn hãy đọc bài viết: Máy đo huyết áp cổ tay có chính xác không của báo Doanh nhân nhé.

]]>