Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Thu, 05 Aug 2021 04:04:28 +0000 vi hourly 1 Chăm sóc như thế nào khi trẻ bị sốt? https://omron-yte.com.vn/8302-cham-soc-nhu-the-nao-khi-tre-bi-sot/ Thu, 05 Aug 2021 02:48:08 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=8302 Trẻ em rất hay bị sốt do nhiều nguyên nhân và có thể tùy đặc tính cơn sốt mà thể hiện một tình trạng bệnh lý khác nhau. Việc chăm sóc ban đầu khi bé bị sốt rất quan trọng nhưng không phải ông bố, bà mẹ nào cũng biết cách.

Chăm sóc như thế nào khi trẻ bị sốt? 1

Dấu hiệu nào cho thấy trẻ đang bị sốt?

Để biết được con mình có phải bị sốt hay không, phụ huynh cần hiểu rõ được các biểu hiện bị sốt ở trẻ. Sốt ở trẻ em là hiện tượng khá phổ biến bởi vì hệ miễn dịch của trẻ em chưa thực sự hoàn thiện. Chính vì vậy, vi khuẩn và virus dễ dàng xâm nhập gây hại cho sức khỏe. Khi bị tấn công bởi những tác nhân lạ thì sốt là phản ứng rất tự nhiên của cơ thể. Vì vậy, bạn đừng nhầm lẫn sốt là một bệnh lý, chúng chỉ là triệu chứng, dấu hiệu.

Nhiệt độ bình thường của cơ thể con người nằm trong khoảng từ 36,5 – 37,50C. Về mặt sinh học, trẻ em cũng có nhiệt độ như người lớn nhưng trẻ em dễ bị sốt và sốt cao hơn do trung tâm điều hòa thân nhiệt chưa hoàn chỉnh.

Khi trẻ bị sốt, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao hơn so với bình thường, nếu bạn đo nhiệt độ ở nách thì chúng từ 37,5 độ C trở lên. Tùy từng trường hợp, trẻ có thể bị sốt nhẹ hoặc sốt cao, trong đó bạn nên theo dõi sát sao nếu thân nhiệt của con cao hơn 38,5 độ C. Mẹ chỉ nên dùng thuốc hạ sốt cho con khi thân nhiệt tăng lên từ 38,5 – 39 độ C.

Bên cạnh biểu hiện thân nhiệt tăng cao, bé thường tỏ ra khá mệt mỏi, uể oải, hay quấy khóc, ăn uống kém hoặc thậm chí là bỏ ăn và không chơi đùa như bình thường.

Ngoài ra, khi trẻ bị sốt bạn sẽ thấy da dẻ của con trông nhợt nhạt hơn, nôn mửa liên tục và có một số bé còn bị khó thở. Cha mẹ cần theo dõi thật kỹ các biểu hiện của con thật cẩn thận và cho bé đi kiểm tra sớm, tránh những rủi ro xấu có thể xảy ra.

Nguyên nhân trẻ bị sốt là gì?

Nhìn chung, hiện tượng sốt xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, trong đó một số bệnh lý gây tình trạng trên đó là: viêm màng não, viêm não, sốt phát ban, viêm đường hô hấp,… Hiện tượng sốt cũng có thể xuất hiện khi cơ thể bị nhiễm virus, 1 số virus có thể hay gặp gây bệnh cảm cúm, sốt xuất huyết, tay chân miệng,…

Ngoài ra, các bé có triệu chứng sốt cao là do tác dụng phụ sau khi đi tiêm phòng vắc xin hoặc con bị sốt do mọc răng. Tuy nhiên, tình trạng trên thường kết thúc sau khoảng 1 – 2 ngày. Các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng về vấn đề trên.

Nguyên nhân trẻ bị sốt là gì? 1

Các cơn sốt ở trẻ có thể hình thành do nhiều nguyên nhân và phần lớn trẻ bị sốt do một số lý do chính sau:

  • Nhiễm trùng: Khi bị nhiễm trùng cách chiến đấu để phòng về tự nhiên của cơ thể là sốt. Đây là cơ chế xuất hiện để chống chọi với bệnh. Trẻ bị sốt do nhiễm trùng thường kèo dài từ 3-4 ngày.
  • Tiêm chủng: Đây là hiện tượng thường gặp và cơ chế phản ứng với thuốc. Vì vậy, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thỉnh thoảng bị sốt nhẹ sau khi tiêm phòng. Những cơn sốt này không đáng lo ngại và có thể sẽ hết sau khoảng 1-2 ngày
  • Mặc quá nhiều quần áo, ủ trẻ quá kỹ: Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, rất dễ bị sốt nếu được ủ quá kín hoặc ở trong một môi trường nóng do các bé chưa thể tự điều tiết thân nhiệt.
  • Mọc răng: Việc mọc răng cũng có thể làm tăng thân nhiệt, nhưng chỉ ở mức nhẹ. Nếu thân nhiệt của bé cao hơn 38oC, nhiều khả năng bé sốt không phải là do mọc răng. Ngoài ra, khi mọc răng bé còn có một số biểu hiện như: quấy khóc, biếng ăn…
  • Một số bệnh khác: Sốt có thể là một trong những dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm như: viêm phổi, sốt rét, sốt xuất huyết, viêm màng não, viêm não nhiễm khuẩn huyết,… Trẻ thường sốt cao và rất mệt mỏi kèm theo các triệu chứng khác như: rét run, xuất huyết, co giật, nôn, khó thở, tím tái, ngủ li bì, vật vã hay hôn mê. Những tình trạng này có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.

Tầm quan trọng của việc hạ sốt cho bé

Nhiều người quan niệm rằng sốt chỉ là phản ứng tự nhiên của cơ thể, cho nên họ muốn để cơn sốt tự qua đi. Tốt nhất, ngay khi phát hiện bé bị sốt, cha mẹ nên tìm cách hạ sốt cho con.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cơ thể của chúng ta sẽ hoạt động tốt nhất trong giới hạn thân nhiệt cho phép. Cụ thể, nếu nhiệt độ cơ thể trong khoảng 37 độ C thì bạn đang có tình trạng sức khỏe đảm bảo nhất. Để em bé sinh hoạt bình thường, chúng ta không thể bỏ qua việc hạ sốt cho con.

Không những vậy, khi trẻ nhỏ bị sốt, các em có nguy cơ đối mặt với những biểu hiện khá nghiêm trọng, ví dụ như: co giật, tay chân run hoặc là mất ý thức. Đây là hiện tượng cực kỳ nghiêm trọng, nếu không được xử lý đúng lúc, bé còn phải đối mặt với rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Sau khi nắm được những điều này, bạn nên nghiêm túc nghiên cứu các phương pháp giúp hạ sốt cho trẻ để bảo đảm sức khỏe ổn định nhất.

Chăm sóc khi trẻ bị sốt tại nhà an toàn

Chăm sóc khi trẻ bị sốt tại nhà an toàn 1

Nhiệt độ trung bình của người khỏe mạnh là khoảng 36,5 – 37,5 độ. Trẻ bị sốt chính là lúc nhiệt độ cơ thể cao hơn 37,5 độ. Nếu thân nhiệt của bé ở khoảng 37,6 – 38,4 độ là hiện tượng sốt nhẹ còn nếu nhiệt độ tăng lên 18,4 độ thì được gọi là sốt cao.

Khi bị sốt nhiệt độ cơ thể của trẻ có thể giảm vào buổi sáng và cao hơn vào buổi chiều và ban đêm. Trẻ bị sốt vào ban đêm có thể khiến trẻ bị run và ngủ không ngon giấc nên khiến cho phụ huynh lo lắng

Khi trẻ bị sốt, bạn có thể áp dụng những cách hạ sốt nhanh cho trẻ tại nhà và theo dõi tình trạng sức khỏe của con trước khi đưa bé đi bệnh viện. Bởi một số cơn sốt có thể chữa lành nếu bạn chăm sóc bé đúng cách. Mời bạn tham khảo những cách hạ sốt an toàn hiệu quả dưới đây:

1. Cho trẻ uống nước nhiều hơn bình thường

Nước và các loại chất lỏng đều có tác dụng giúp cho cơ thể thải nhiệt ra ngoài. Nếu bé vẫn đang trong giai đoạn ăn sữa thì mẹ nên tích cực cho con bú hoặc ăn sữa công thức. Còn nếu như bé ở độ tuổi lớn hơn thì mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước lọc, nước hoa quả, trà thảo dược (atiso, trà hoa cúc…)… sẽ giúp thanh lọc cơ thể và trẻ mau hạ sốt hơn. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể cho bé uống các chế phẩm bù nước và điện giải bằng đường uống như oresol, hydrite.

Khi bị sốt cha mẹ nên chế biến cho con những món ăn mềm, dễ nuốt để bé không bỏ bữa giúp cơ thể mau khỏe hơn.

2. Cho con mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát

Khi trẻ bị sốt những vẫn chơi đùa, ăn uống bình thường mẹ cần lưu ý nới lỏng quần áo cho con, mặc cho con những bộ quần áo thấm hút mồ hôi tốt, dọn phòng thông thoáng sạch sẽ để cơ thể có thể tỏa bớt nhiệt giúp trẻ giảm sốt.

3. Lau người cho bé bằng nước ấm

Nếu trẻ được lau người thường xuyên cơn sốt sẽ nhanh chóng hạ giúp phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm do sốt như hiện tượng co giật. Mẹ nên thực hiện theo các bước sau:

  • Chuẩn bị thau nước ấm. Lưu ý mẹ tuyệt đối không sử dụng nước lạnh vì có thể làm co mạch máu, nước ấm sẽ làm giãn mạch máu giúp làm mát cơ thể.
  • Cởi bỏ quần áo cho con
  • Dùng khoảng 4-5 chiếc khăn mềm nhúng nước và vắt hơi ráo và đặt ở 2 bên háng, nách và dùng 1 khăn lau vùng cổ, tay, chân cho bé. Mẹ nên lau ở những vùng có nếp gấp như nách, cổ, cánh tay, chân….
  • Thực hiện nhiều lần và mẹ cần chú ý thay nước ngay khi nước nguội và lau khô người cho bé bằng chiếc khăn bông to.

Thông thường, nhiệt độ cơ thể của bé sẽ hạ trong khoảng 30 – 45 phút. Sau khi lau xong mẹ nhớ kiểm tra nhiệt độ cho con một vài lần xem con đã đỡ chưa.

3. Lau người cho bé bằng nước ấm 1

4. Bổ sung vitamin C

Nước cam và các loại nước trái cây như quýt, bưởi… giàu vitamin C là những thức uống tốt giúp bé yêu tăng sức đề kháng để có thể chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Ngoài ra, các loại trái cây như: nho, dưa hấu, thanh long… ướp lạnh cũng cung cấp nước giúp làm dịu cơ thể.

5. Hạ sốt cho trẻ bằng cách dùng tinh dầu xoa bóp

Một cách hạ sốt khá hữu hiệu song ít người biết là sử dụng các loại tinh dầu xoa bóp. Đây là cách hạ sốt tự nhiên tuyệt vời thông qua việc làm giảm nhiệt độ cơ thể. Chất rubefacients có trong bạc hà, gừng và vỏ quế có khả năng làm ấm hệ tuần hoàn và gây ra hiện tượng đổ mồ hôi. Việc này phần nào giúp cơ thể giảm nhiệt.

Bạn cũng có thể sử dụng tinh dầu bạch đàn, tinh dầu bạc hà và tinh dầu cúc La Mã xoa bóp cho trẻ để hạ sốt. Pha 6 giọt dầu trong 1 muỗng dầu nền, dùng dung dịch đó xoa bóp khắp cơ thể của trẻ, nên chú trọng những khu vực đặc biệt như phía sau cổ và gót chân.

6. Dùng thuốc hạ sốt

Trong trường hợp nhiệt độ cơ thể của bé từ 38,5 độ trở lên, quấy khóc nhiều, khó chịu mẹ nên cho con sử dụng thuốc hạ sốt. Thường thì thuốc hạ sốt sẽ có tác dụng sau 30 phút sử dụng và kéo dài từ 4 – 6 giờ và ít tác dụng phụ. Paracetamol là loại thuốc được sử dụng phổ biến trong việc hạ sốt cho bé.

Khi sử dụng thuốc mẹ nên tuân thủ theo đúng chỉ dẫn và liều lượng thuốc phù hợp cho bé theo đúng độ tuổi và cân nặng. Bạn cần cho trẻ uống đúng liều theo chỉ định là 10 – 15mg/kg thể trọng/lần, lặp lại sau 4 giờ nếu vẫn còn sốt. Bạn nên cho trẻ dùng 3 – 4 lần/ngày, tổng liều tối đa không quá 60mg/kg thể trọng/ngày.

Cách tính lượng thuốc phù hợp cho bé như sau:

  • Lượng thuốc tối thiểu cho bé uống = cân nặng của bé x 10mg
  • Lượng thuốc tối đa mà bé có thể sử dụng = cân nặng của bé x 15mg

Giả sử bé nặng 10kg thì liều lượng thuốc hạ sốt được sử dụng cho bé từ 100mg – 150mg/lần

Thuốc hạ sốt chỉ có tác dụng hạ sốt chứ không có tác dụng chữa khỏi bệnh cho bé. Nghĩa là hết thời gian khoảng 4-6 giờ có thể con lại tiếp tục bị sốt nếu mẹ không tìm nguyên nhân gây ra cơn sốt và có biện pháp can thiệp phù hợp

Theo dõi các triệu chứng

Theo dõi kỹ các biểu hiện của trẻ sẽ giúp cha mẹ kể bệnh với bác sĩ rõ ràng hơn, giúp cho việc chẩn đoán tốt hơn và đưa ra phương hướng điều trị hiệu quả hơn. Những triệu chứng cần theo dõi là:

  • Trẻ sốt thế nào? Nhiệt độ có lên xuống thất thường không?
  • Trước khi sốt có biểu hiện gì khác thường không?
  • Trẻ có nôn không? Có ho không?
  • Trên người có nổi lên vết gì không?
  • Trẻ có kêu đau đầu, đau bụng không?
  • Trẻ ăn uống thế nào?
  • Phân trẻ có gì khác thường không?
  • Xung quanh có ai bị bệnh như trẻ không?

Những điều cần tránh khi chăm sóc trẻ bị sốt

Những điều cần tránh khi chăm sóc trẻ bị sốt 1

Khi chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà, bạn nên lưu ý những điều sau để giúp bé mau hạ sốt:

  • Không tự ý cho bé dùng thuốc hạ sốt và tránh lạm dụng thuốc hạ sốt mà chưa hỏi ý kiến của bác sĩ
  • Khi trẻ bị sốt không nên ủ ấm, cho trẻ mặc nhiều lớp quần áo. Nếu trẻ sốt và run, bạn cũng chỉ nên cho bé mặc đồ thoáng rộng, đắp chăn mỏng giúp cơ thể bé dễ tỏa nhiệt.
  • Không nên cho trẻ ở trong phòng quá kín, tù túng.
  • Không nên dùng khăn lạnh, nước đá để lau hạ sốt cho trẻ.
  • Không nên cho trẻ uống thuốc ngay khi trẻ vừa sốt. Chỉ dùng thuốc hạ sốt cho bé khi nhiệt độ cơ thể trên 38,5 độ để cơ thể con có thể hình thành khả năng tự bảo vệ bản thân trước bệnh tật.
  • Theo dõi sát sao các biểu hiện mà con gặp phải. Nếu sau 1 -2 ngày, tình trạng sốt của bé không giảm, bạn hãy đưa con đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán.
  • Không sử dụng các bài thuốc dân gian để hạ sốt cho trẻ. Vì những bài thuốc này chưa được kiểm chứng y khoa nên tác dụng phụ của chúng thế nào chưa ai đánh giá được.
  • Tuyệt đối không dùng aspirin để hạ sốt cho trẻ vì có thể gây tổn thương não của trẻ (hội chứng Reye).

Khi nào bạn nên đưa trẻ đi khám?

  • Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi mà sốt trên 37,5oC
  • Với trẻ lớn hơn thì khi thân nhiệt của bé từ 38,5oC trở lên
  • Sốt dưới 38,5oC nhưng kéo dài vài ngày.
  • Nhiệt độ lên xuống thất thường sáng, trưa, chiều, tối.
  • Đang bệnh mà nhiệt độ tăng lên bất thường
  • Đang sốt mà bị hạ nhiệt xuống dưới 36,5oC.
  • Đã dùng thuốc hạ nhiệt theo hướng dẫn của bác sĩ nhưng triệu chứng sốt không giảm.

Ngoài ra, không cần biết trẻ ở độ tuổi nào, nếu bạn nhận thấy trẻ có bất kỳ dấu hiệu khác thường hay triệu chứng nhiễm trùng nghiêm trọng như khó thở hay xuất hiện vết tím trên da, hãy đưa con đến bệnh viện ngay lập tức.

Theo sức khỏe 365

]]>
Cách xử trí khi trẻ sốt cao co giật? https://omron-yte.com.vn/9900-cach-xu-tri-khi-tre-sot-cao-co-giat/ Fri, 26 Aug 2011 02:59:34 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=9900 Sốt cao co giật thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi. Nếu không được xử trí kịp thời, trẻ có thể bị đe dọa tính mạng hoặc chịu nhiều di chứng nặng nề như động kinh, chậm phát triển trí tuệ và vận động.

Cách xử trí khi trẻ sốt cao co giật? 1
Nguyên nhân gây sốt cao co giật thường gặp là nhiễm khuẩn (đặc biệt là nhiễm virut đường hô hấp trên) và yếu tố tiền sử gia đình về sốt cao co giật.
Về triệu chứng lâm sàng, có hai thể sốt cao co giật là lành tính và có biến chứng. Thường gặp hơn là sốt cao co giật lành tính. Sốt cao co giật lành tính thường chỉ xảy ra ở những bé từ 6 tháng đến 5 tuổi (trong gia đình có anh hoặc em hoặc bản thân bé trước đây đã bị sốt cao co giật).

Để chẩn đoán chính xác cần khám kỹ, đặc biệt là khám thần kinh. Nên làm điện não đồ ngay sau cơn co giật và một tuần sau đó để xác định chính xác tình trạng bệnh.

Xử trí khi bé bị co giật

  • Bình tĩnh đặt trẻ vào nơi yên tĩnh, thoáng mát, rời xa các vật sắc nhọn, đặt chăn hoặc gối mềm dưới đầu trẻ, để trẻ ở tư thế đầu nghiêng về một bên đề phòng tắc đờm dãi. Nhớ kiểm tra xem trẻ còn thở không, da có tím không.
  • Nới rộng quần áo, tã lót cho trẻ.
  • Hạ sốt bằng cách lau nước ấm cho trẻ để làm giãn mạch ngoại vi; dùng thuốc hạ sốt paracetamol – loại viên đạn đặt hậu môn.
  • Theo dõi nhiệt độ bằng cách cặp nhiệt độ ở nách hoặc ở hậu môn. Trẻ sốt khi nhiệt độ nách trên 370C, còn ở hậu môn là trên 37,80C.
  • Không giữ, bế chặt hoặc giới hạn cử động của trẻ. Không cho bất cứ thứ gì vào miệng trẻ, kể cả thuốc hạ sốt paracetamol (efferalgan) trong khi trẻ còn co giật hoặc chưa tỉnh hẳn.? ( Một số phụ huynh khi thấy trẻ co giật, thường cho vật cứng hoặc chiếc đũa để ngang miệng trẻ. Việc làm này sẽ gây nguy hiểm cho trẻ nên  tuyệt đối không để bất cứ thứ gì vào miệng trẻ)

Không nên làm gì?

  • Điều cần ghi nhớ là không nên nôn nóng cho bé dùng đồng thời nhiều loại thuốc hạ sốt sẽ dẫn đến vượt quá liều quy định; bởi vì paracetamol dùng liều cao liên tục gây độc cho gan, làm tiêu tế bào gan. Ngay cả các dạng thuốc đặt hậu môn hoặc thuốc dán thì khả năng vượt quá liều quy định vẫn có thể xảy ra, cho nên dùng dạng thuốc hạ sốt nào cũng cần quan tâm đến tổng liều paracetamol có vượt quá ngưỡng quy định hay không.
  • Không vắt chanh vào miệng bé vì có thể gây tắc nghẽn đường thở.
  • Tuyệt đối không quấn kín bé, không lau mát bằng nước đá với rượu. Bình tĩnh xử trí như hướng dẫn, bé sẽ hạ sốt từ từ. Sau đó, nên đưa bé đến ngay cơ sở y tế gần nhất để tiếp tục theo dõi và xử trí với các biện pháp điều trị khác.

Theo Sức khỏe đời sống

]]>
Sốt có phải một biểu hiện nguy hiểm? https://omron-yte.com.vn/9730-sot-co-phai-mot-bieu-hien-nguy-hiem/ Thu, 11 Aug 2011 09:23:44 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=9730 Trước hết, sốt là phản ứng của cơ thể với một loại bệnh nào đó đang xuất hiện trong cơ thể nhưng hiếm khi sốt là dấu hiệu của một căn bệnh nguy hiểm hay để lại những biến chứng nặng nề.

Sốt có phải một biểu hiện nguy hiểm? 1
Các ông bố bà mẹ trẻ thường hay hoảng hốt và o sợ khi thấy con bị sốt cao. Vậy sốt có thực sự nguy hiểm và cần phải làm gì?

Thân nhiệt bao nhiêu là là sốt?

Theo các bác sỹ, chỉ khi nhiệt độ cơ thể trẻ vượt quá 38°C mới được gọi là sốt. Và chỉ khi trẻ sốt tới 38,5°C mới cần dùng đến các loại thuốc hạ sốt.

Có cần đưa trẻ đi khám ngay khi bị sốt?

Không. Có rất nhiều trường hợp trẻ tự hết sốt mà không cần phải điều trị bằng thuốc hạ sốt hay kháng sinh. Cũng có rất nhiều trường hợp trẻ sốt dai dẳng nhiều ngày. Với trường hợp này, các vị phụ huynh nên đưa con đến khám ở các cơ sở y tế để được làm các xét nghiệm máu. Các xét nghiệm máu cho phép các bác sỹ xác định chính xác trẻ có bị sốt xuất huyết hay chỉ là sốt do viêm họng, viêm mũi, viêm phế quản,…

Cần làm gì ở nhà ngay khi trẻ bị sốt?

Khi trẻ bị sốt, các bậc cha mẹ hoặc ông bà cần làm ngay những chỉ dẫn như sau trước khi quyết định có cần cho trẻ đến cơ sở khám bệnh hay không:

  • Đắp khăn có nước ấm lên trán, lên bẹn,… của trẻ
  • Không nên mặc quá kín cho trẻ. Cần mặc thoáng mát để trẻ bớt nóng
  • Giữ nhiệt độ trong phòng thoáng mát, không quá nóng hay quá lạnh
  • Có thể dùng thuốc hạ sốt cho trẻ tuy nhiên cần tuyệt đối tôn trọng liệu lượng.

Dung nhi
Theo Dân Trí

]]>
Cách xử trí khi trẻ co giật do sốt cao https://omron-yte.com.vn/9021-cach-xu-tri-khi-tre-co-giat-do-sot-cao/ Fri, 24 Jun 2011 03:44:00 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=9021 Co giật do sốt cao là hiện tượng chỉ xảy ra khi nhiệt độ cơ thể tăng lên rất nhanh trong một thời gian ngắn, thường gặp ở trẻ 6 tháng đến 5 tuổi. Hiện tượng co giật rất có hại cho cơ thể và não của trẻ do thiếu oxy não, nhất là nếu cơ cơn co giật trẻ thường kèm nôn mửa.

Cách xử trí khi trẻ co giật do sốt cao 1

Nếu người lớn không biết xử trí kịp thời và đúng cách thì trẻ có thể bị tử vong do tắc thở vì ngạt, vì hít phải chất nôn hoặc bị viêm phổi nặng do chất nôn từ dạ dày trào ngược lên thực quản và đường thở gây tổn thương ở phổi.

Nhận biết cơn co giật do sốt cao và cách sơ cứu

Cơn co giật xuất hiện khi trẻ đang sốt cao trên 39oC, có tính chất lan tỏa toàn thân (hai tay, hai chân, mình và đầu). Thời gian co giật ngắn dưới

40 phút. Sau cơn co giật trẻ sẽ ngủ. Nên đánh thức trẻ tỉnh dậy ngay nếu không sẽ rơi vào trạng thái li bì, mê man, hôn mê, gọi hỏi không biết.

Cách sơ cứu lại trẻ co giật sốt cao: đặt trẻ nằm xuống giường hoặc phản bằng phẳng để đề phòng khi co giật trẻ có thể bị ngã hoặc va đập vào vật cứng. Tốt nhất là nên cởi bỏ hết quần áo cho trẻ, nếu không được thì nên nới rộng quần áo, nhất là vùng cổ.

Dùng khăn bông mềm nhúng vào nước ấm, vắt hết nước, lau khô khắp người cho trẻ, nhất là vùng nách, bẹn, trán, lau đi lau lại nhiều lần như thế cho đến khi trẻ hết giật. Vì trẻ co giật không uống được thuốc nên càng nhanh chóng đặt thuốc hạ nhiệt đường hậu môn: trẻ dưới 12 tuổi dùng viên paracetamol 80mg, trẻ lớn hơn dùng viên 150mg. Đợi khi trẻ ngừng co giật thì lật trẻ nằm nghiêng sang một bên ngay đầu trẻ ở vị trí an toàn, hơi ngửa ra sau để tránh trào ngược dịch nôn trớ của trẻ vào phổi gây nguy hiểm đến tính mạng. Sau đó đưa trẻ đến cơ sở y tế khám ngay để tìm và điều trị nguyên nhân, tránh co giật tái phát do sốt cao trở lại.

Một số điều cần tránh

Không nên tìm cách chống lại cơn co giật của trẻ bằng cách ghì thật chặt vì có thể sẽ gây tổn thương ở một số bộ phận của cơ thể hoặc có thể làm gãy xương trẻ. Không được cho trẻ ăn, uống bất cứ thứ gì vì có thể gây sặc cho trẻ. Không được dùng vật cứng để ngang mồm trẻ vì sợ trẻ cắn vào lưỡi bởi trẻ rất ít khi cắn vào lưỡi trong cơn co giật. Nếu trẻ cắn vào lưỡi cũng không gây nguy hiểm bằng việc gang vào mồm trẻ bằng vật cứng sẽ làm tổn thương niêm mạc miệng, làm gãy răng, sụt lợi trẻ. Không ủ ấm, mặc thêm quần áo cho trẻ mặc dù trong cơn sốt cao trẻ có thể bị rét run, cần phải tìm cách hạ nhiệt nhanh chóng bằng cách làm mát cơ thể và môi trường xung quanh. Đó là biện pháp tốt nhất và an toàn nhất để đề phòng và cắt cơn co giật cho trẻ.

Phòng chống cơn co giật khi trẻ bị sốt cao

Thông thường khi trẻ bị nhiễm khuẩn (vi khuẩn, virút, ký sinh trùng…), cơ thể trẻ bị sốt nóng. Ở trẻ em thân nhiệt bình thường nằm trong khoảng 37 – 37,5oC, khi lên đến 38oC là có sốt. Với mức sốt 38 – 38,5oC, cơ thể chịu đựng nhưng khó có thể chịu đựng nổi khi nhiệt độ trên 39 – 400C gây mất nước và các chất điện giải, gây rối loạn thần kinh và co giật. Khi cơn co giật do sốt cao ở trẻ nếu đã xảy ra thì rất hay tái phát. Điều này gây hoang mang rất nhiều cho các bậc cha mẹ, đồng thời cũng gây nguy hiểm cho tính mạng của trẻ. Vì thế, khi trẻ có biểu hiện sốt cao cần đưa trẻ đi khám ngay để tìm nguyên nhân điều trị kịp thời.

Trong khi trẻ bị sốt cần cho uống nhiều nước, tốt nhất là nước ORS hoặc cho trẻ bú nhiều hơn, cởi bớt quần áo, đặt trẻ nằm nơi thoáng mát và không bao giờ được bọc kín hay ủ ấm trẻ. Phải thường xuyên theo dõi thân nhiệt của trẻ, bằng cách đo nhiệt độ cho trẻ khi trẻ sốt. Có 4 vị trí có thể đo nhiệt độ cho trẻ: nếu kẹp nhiệt kế vào nách trẻ thì phải cộng thêm 0,50C nữa. Nếu đặt nhiệt kế trong hậu môn, cách này chính xác nhất, chỉ cần 1 – 2 phút là đọc được kết quả. Nếu cho nhiệt kế ngậm trong miệng, cách này dễ đặt nhưng phải để 7 – 10 phút mới đọc kết quả; nếu lấy nhiệt độ ở tai có thể đọc kết quả nhanh nhưng nếu có viêm tai thì khó chính xác.

Theo BS.CKII. NGUYỄN ĐỨC LÊ _ SKDS

]]>
Những lưu ý khi dùng thuốc ho, thuốc cảm cho trẻ https://omron-yte.com.vn/8566-nhung-luu-y-khi-dung-thuoc-ho-thuoc-cam-cho-tre/ Sun, 22 May 2011 02:58:37 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=8566 Các bà mẹ trẻ thường rất lo lắng khi trẻ (nhất là trẻ dưới 4 tuổi) có biểu hiện ho, cảm sốt. Trong nhiều trường hợp, tình trạng của trẻ chưa đến mức phải dùng thuốc nhưng vẫn được các vị phụ huynh cho uống thuốc ho, cảm khiến một số trẻ bị dị ứng, ngộ độc với thuốc và có hại cho gan, thận.

Những lưu ý khi dùng thuốc ho, thuốc cảm cho trẻ 1
Thuốc trị cảm sốt, ho, dị ứng được bán rộng rãi tại các nhà thuốc. Một số loại thậm chí còn không cần đơn của thầy thuốc vẫn có thể mua được với số lượng không hạn chế. Chính vì vậy, đã có nhiều trường hợp dùng các loại thuốc ho, thuốc cảm sốt không đúng liều, lạm dụng thuốc, gây hậu quả nghiêm trọng như độc với gan, gây tăng huyết áp với bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch, nhiều trường hợp bị dị ứng, mẩn ngứa. Một số thuốc có paracetamol phối hợp với các chất kháng histamin chống dị ứng thường có nhiều tên biệt dược khác nhau khiến người dùng nhầm lẫn phối hợp dẫn đến quá liều. Đặc biệt, các trường hợp trẻ em dưới 4 tuổi nếu cho dùng thuốc ho, cảm không đúng quy định sẽ rất nguy hiểm.

Ngay tại Mỹ người ta cũng đã thống kê mỗi năm thuốc ho và thuốc cảm bán không cần đơn bác sĩ đã đưa 7.000 trẻ đến phòng cấp cứu bệnh viện, với các triệu chứng nổi mẩn ngứa, buồn ngủ và đi không vững. Nhiều em bé bị uống thuốc quá liều do cha mẹ không để ý.

Vì vậy, đối với trẻ em dưới 4 tuổi, để đề phòng tai nạn xảy ra do dùng các loại thuốc ho, cảm không đúng quy định, phải hết sức thận trọng, cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn loại thuốc ho, cảm.

Các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo không cho trẻ em dưới 6 tuổi dùng thuốc ho và cảm chứa thuốc kháng histamin. Một số bậc cha mẹ cho các em dùng thuốc của người lớn càng nguy hiểm hơn. Vì vậy, trong trường hợp cần thiết, phải chọn loại thuốc dành riêng cho trẻ em và nên chọn loại đơn chất có tác dụng giảm đau, hạ sốt như paracetamol hay ibuprofen. Không nên chọn các loại thuốc phối hợp nhiều thành phần như các biệt dược decolgen, tiffy, alaxan…

Tại một số nước tiên tiến, người ta đã quy định các nhà sản xuất thuốc ho, cảm phải in trên nhãn thuốc là không nên cho trẻ em dưới 4 tuổi dùng thuốc ho và thuốc cảm. Đồng thời họ cũng đưa ra chương trình giáo dục quần chúng yêu cầu cha mẹ cẩn thận hơn khi cho con em uống thuốc ho và thuốc cảm.

Không được cho trẻ em uống 2 hay nhiều thuốc có cùng hoạt chất trong cùng một lần. Đối với các loại thuốc cảm có phối hợp với các chất chống dị ứng phải hết sức thận trọng.

Cha mẹ phải cho trẻ dùng đúng với liều khuyên dùng, dùng các dụng cụ đo lường đi cùng với chai thuốc dạng bào chế cho trẻ. Cần chú ý giữ thuốc xa tầm với của trẻ em để tránh trường hợp trẻ tự lấy thuốc uống, nhất là với các lọ thuốc dạng lỏng như si-rô. Cần tham khảo bác sĩ khi có vấn đề về dùng thuốc cho trẻ nhỏ. Trong nhiều trường hợp, bệnh ho, cảm tự biến mất trong vài ngày mà không cần dùng bất cứ một loại thuốc nào. Nếu trẻ chỉ ho và hơi sốt nhẹ, cha mẹ nên theo dõi, tránh gió và quạt khiến trẻ bị cảm lạnh. Nhiều khi chỉ cần cho trẻ nghỉ ngơi và dinh dưỡng tốt là đủ…

ThS. Nga Anh
Theo Sức Khỏe Đời Sống

]]>
Dùng thực phẩm nào khi bé bị ốm? https://omron-yte.com.vn/7923-dung-thuc-pham-nao-khi-be-bi-om/ Fri, 29 Apr 2011 03:05:16 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=7923 Khi bé nhà bạn ốm, việc chăm ăn cho bé cũng làm bạn vất vả hơn. Thói quen và khẩu vị của bé thay đổi khi bé không được khỏe (thường là kém hơn).

Dùng thực phẩm nào khi bé bị ốm? 1
Theo Mary Silva (một chuyên gia dinh dưỡng trẻ em), cách chăm con tốt nhất khi bị bệnh là cung cấp bữa ăn nhỏ, thường xuyên kèm theo khích lệ bé.

Một số thực phẩm sau được coi là hữu ích cho bé khi ốm vì nó có tính chất kháng viêm lại giàu dinh dưỡng, từ Sheknows:

Soup gà

Soup gà là món ăn cổ điển tốt cho bé mắc cảm lạnh và viêm họng. Nghiên cứu cho thấy, soup gà có đặc tính kháng viêm, giảm sự di chuyển của bạch cầu trung tính (các tế bào miễn dịch kích thích phát triển chất nhầy). Soup gà mẹ tự làm hoặc thậm chí chỉ là nước dùng cũng có hiệu quả với bé. Nếu con của bạn có cảm giác ngon miệng, hãy thử thêm món soup gà đổ lên bánh mì hoặc mì ống nấu chín.

Soup cà chua với sữa

Soup cà chua là một món ăn tuyệt vời khi bé yêu đang bị đau họng. Tuy cà chua chứa hàm lượng axit cao (không tốt cho cổ họng) nhưng khi nấu chung với sữa tươi lại khắc phục được điều này. Đơn giản chỉ cần pha loãng soup cà chua với sữa thay vì với nước.

Nước ép táo ấm

Khi bé bị lạnh và đau họng, không có gì giúp giữ ấm con bạn tốt hơn một cốc nước táo để âm ấm (không nóng quá vì làm cổ họng bé thêm đau rát nhưng cũng không được lạnh quá). Thêm vào cốc nước táo một chút tinh dầu quế sẽ khiến bé dễ chịu hơn rất nhanh.

Nước chanh tươi

Vắt chanh tươi, thêm vào đó một ít đường hay sirô, cho nước ấm và khuấy đều là bạn đã có một cốc nước chanh cho con. Nước chanh ấm phòng tránh mất nước cho cơ thể. Ngoài ra, đồ uống này cũng rất dồi dào vitamin C.

Nước cam gừng

Nước cam trộn thêm một lát gừng nhỏ vì gừng có tác dụng trung hòa axit có trong cam.

Việt Báo (Theo M&B)

]]>