Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Wed, 15 Nov 2023 04:13:42 +0000 vi hourly 1 Tổng quan về bệnh cao huyết áp và cách điều trị https://omron-yte.com.vn/1723-benh-cao-huyet-ap-va-cach-chua-tri/ Sat, 19 Jun 2021 04:30:47 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=1723 Cao huyết áp là một trong những bệnh lý về tim mạch phổ biến nhất thế giới với tỷ lệ mắc bệnh trên 30%. Đây là căn bệnh nguy hiểm với nhiều biến chứng thậm chí có thể gây tử vong. Tuy nhiên, ở nước ta, gần 60% người bệnh chưa được phát hiện và hơn 80% chưa được chữa trị. Bài viết dưới đây sẽ đem tới cho bạn cái nhìn tổng quan về cao huyết áp, bao gồm cách nhận biết, phòng và điều trị căn bệnh này.

Tổng quan về bệnh cao huyết áp và cách điều trị 1

Bệnh cao huyết áp là gì?

Cao huyết áp, còn gọi là tăng huyết áp, là tình trạng bệnh lý mạn tính, trong đó huyết áp động mạch (tâm thu và/hoặc tâm trương) luôn duy trì ở mức cao hơn bình thường.

Cao huyết áp xuất hiện khá phổ biến, thường phát triển trong vài năm mà không kèm triệu chứng cụ thể nào. Dẫu vậy, huyết áp tăng cao vẫn có thể đem lại các tổn thương cho mạch máu và các cơ quan trọng yếu như não, tim, thận, mắt.

Phát hiện sớm và điều trị có vai trò quyết định trong việc giảm thiểu cao huyết áp. Theo dõi huyết áp thường xuyên, kết hợp dùng thuốc và điều chỉnh lối sống là chìa khóa giúp bạn bảo vệ mình khỏi căn bệnh này. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, cao huyết áp có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm về tim mạch và đột quỵ.

Nguyên nhân gây bệnh cao huyết áp

Người ta chia nguyên nhân gây cao huyết áp theo hai loại – nguyên phát và thứ phát.

Tăng huyết áp nguyên phát

Đây là loại tăng huyết áp theo thời gian mà không xác định được nguyên nhân. Một số yếu tố được cho là ảnh hưởng tới việc tăng huyết áp nguyên phát bao gồm:

  • Di truyền: Có nhiều trường hợp tăng huyết áp do di truyền từ cha mẹ hoặc đột biến gen.
  • Thay đổi về thể chất: Một vài sự thay đổi trong cơ thể có thể gây mất cân bằng và tác động đến các nơi khác, trong đó có huyết áp.
  • Môi trường: Không khí, điều kiện sống hay lối sống không lành mạnh đều có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn, đặc biệt là huyết áp.

Tăng huyết áp thứ phát

Tăng huyết áp thứ phát có nguyên nhân rõ ràng, nhưng thường diễn biến nhanh và nặng hơn tăng huyết áp nguyên phát. Các nguyên nhân thường gặp là:

  • Bệnh lý thận: Đây là nguyên nhân hay gặp nhất của tăng huyết áp thứ phát, bao gồm giảm lượng máu tới thận, hẹp động mạch thận…
  • Các bệnh nội tiết: Hội chứng Conn, Cushing, cường giáp, cường cận giáp, vấn đề tiết Aldosteron vỏ thượng thận, khối u nội tiết…
  • Khó thở khi ngủ.
  • Dị tật tim bẩm sinh, co thắt động mạch chủ.
  • Tiếp xúc với Asen.
  • Lạm dụng chất kích thích như rượu, thuốc lá, ma túy.
  • Các yếu tố tâm lý: Stress, trầm cảm, cô đơn.

Ai có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp?

Ai cũng có thể bị cao huyết áp. Tuy nhiên cao huyết áp xuất hiện thường xuyên hơn ở một số đối tượng sau:

  • Người cao tuổi: Sự suy yếu của hệ thống thành mạch, các vấn đề về thận hay tim mạch khi về già là nguyên nhân khiến người cao tuổi dễ bị cao huyết áp.
  • Người béo phì.
  • Theo độ tuổi và giới tính: Nam giới dưới 45 tuổinữ giới sau mãn kinh có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn cả.
  • Người có tiền sử gia đình bị cao huyết áp.
  • Phụ nữ có thai: Tăng huyết áp thai kỳ.
Ai có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp? 1
Phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc cao huyết áp thai kỳ

Cao huyết áp có nguy hiểm không?

Trước khi các triệu chứng của cao huyết áp trở nên rõ ràng, căn bệnh này đã âm thầm gây những tổn thương cho cơ thể. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bạn có thể sẽ phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Dưới đây là một số biến chứng thường được ghi nhận:

Tổn thương động mạch

Cao huyết áp khiến các động mạch ngày càng cứng, căng và kém đàn hồi. Tình trạng này kéo dài khiến chất béo dễ lắng đọng trong động mạch, dẫn tới các biến chứng xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch, đau tim và đột quỵ.

Tổn thương tim

Tăng huyết áp làm tim phải hoạt động nhiều để bơm máu thường xuyên hơn, gây quá sức, tim to kéo theo hàng loạt các biến chứng như loạn nhịp tim, đau tim, suy tim và đột tử.

Tổn thương não bộ

Huyết áp cao hạn chế lượng máu lên não, giảm lượng oxy cung cấp để não hoạt động bình thường. Tùy vào thời gian tắc nghẽn của dòng máu lên não, bạn có thể gặp cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIAs) hoặc tình trạng đột quỵ. Việc thiếu máu lên não trong thời gian dài cũng làm ảnh hưởng đến trí nhớ, khả năng ngôn ngữ và suy luận của bạn.

Điều trị cao huyết áp không xóa bỏ hoặc đảo ngược được những tác động xấu đã xảy ra. Tuy nhiên, nó giúp hạn chế các rủi ro, biến chứng nguy hiểm trong tương lai.

Các triệu chứng và cách chẩn đoán cao huyết áp

Triệu chứng

Triệu chứng 1
Hoa mắt, chóng mặt là triệu chứng phổ biến của cao huyết áp

Các triệu chứng của cao huyết áp thường không rõ ràng thậm chí có thể bị nhầm thành triệu chứng bệnh lý khác. Khi bị cao huyết áp nặng, bạn có thể phải đối mặt với các tình trạng sau:

  • Đau đầu, khó thở, tức ngực.
  • Chóng mặt, đỏ bừng mặt, chảy máu cam.
  • Thay đổi hình ảnh.
  • Thấy máu trong nước tiểu.

Đặc biệt, ở giai đoạn nghiêm trọng, các biến cố tim mạch, não như suy tim, đột quỵ có thể bất chợt xảy ra, gây nguy hiểm tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.

Cách chẩn đoán

Chẩn đoán cao huyết áp đơn giản và phổ biến nhất là đo huyết áp. Huyết áp của bạn cần được theo dõi thường xuyên, định kỳ trước khi đưa ra kết luận bạn có bị tăng huyết áp hay không.

Một số test khác có thể đi kèm để loại trừ các bệnh lý tiềm ẩn và xác định nguyên nhân cũng như ảnh hưởng của việc tăng huyết áp. Đó là:

  • Xét nghiệm nước tiểu.
  • Xét nghiệm máu và nồng độ cholesterol.
  • Điện tâm đồ (EKG, ECG)
  • Siêu âm tim, thận.

Để bảo vệ sức khỏe của bản thân, bạn nên thực hiện đo huyết áp định kỳ, mỗi năm một lần với người bình thường và hai lần hoặc nhiều hơn với người có tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch hoặc có các yếu tố nguy cơ.

Phân loại cao huyết áp theo các chỉ số

Có 2 chỉ số chính để xác định và phân loại huyết áp, đó là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.
  • Huyết áp tâm thu: Đây là chỉ số xuất hiện đầu tiên hoặc trên cùng ở các máy đo huyết áp điện tử, ký hiệu SYS. Chỉ số này cho biết áp suất động mạch khi tim tống máu ra ngoài.
  • Huyết áp tâm trương: Đây là chỉ số xuất hiện ngay sau huyết áp tâm thu, ký hiệu DIA. Chỉ số này cho biết áp suất động mạch khi không chịu áp lực tống máu của tim.

Theo hiệp hội Tim mạch Châu Âu (ESC), có thể phân loại tăng huyết áp như sau:

Phân loại cao huyết áp theo các chỉ số 1

Điều trị cao huyết áp

Tùy theo nguyên nhân và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn các chỉ định điều trị riêng. Các biện pháp điều trị tăng huyết áp bao gồm sử dụng thuốc hạ huyết áp, phát hiện và điều trị nguyên nhân, các biện pháp thay đổi lối sống (biện pháp tại nhà).

Sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp

Sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp 1
Đa phần người mắc cao huyết áp cần dùng thuốc điều trị

Dựa vào cơ địa, mức đáp ứng thuốc của mỗi người, bác sĩ sẽ cân nhắc và tìm ra loại thuốc hạ áp phù hợp. Bạn có thể cần thử một vài loại thuốc khác nhau trước khi tìm được loại thuốc phù hợp, đồng thời điều chỉnh liều lượng để thuốc phát huy hiệu quả phù hợp. Các loại thuốc điều trị cao huyết áp bao gồm:

  • Thuốc chẹn Beta giao cảm: Thuốc chẹn Beta làm giảm nhịp tim, giảm sức co bóp của tim, giúp hạ huyết áp. Đồng thời, thuốc cũng có tác dụng ngăn chặn một số hormon gây tăng huyết áp.
  • Thuốc Lợi tiểu: Thuốc lợi tiểu giúp tăng đào thải Na+ – yếu tố gây tăng huyết áp.
  • Thuốc ức chế men chuyển (ACE): ACE có tác dụng ngăn cơ thể sản suất Angiotensin – chất hóa học làm co hẹp thành động mạch, tăng áp lực lên thành mạch gây cao huyết áp.
  • Thuốc chẹn thụ thể Angiotensin II (ARB): ARB ngăn cản Angiotensin liên kết với các thụ thể, ngăn tình trạng thắt mạch, giúp giảm huyết áp.
  • Thuốc chẹn kênh Ca2+: Thuốc có tác dụng hạn chế Canxi vào cơ tim, giảm nhịp tim và giãn mạch, giúp hạ huyết áp.
  • Thuốc chủ vận Alpha-2: Loại thuốc này làm thay đổi các xung thần kinh thắt mạch máu, làm giãn mạch, hạ huyết áp.

Các biện pháp tại nhà

Các biện pháp tại nhà 1
Yoga là biện pháp hữu hiệu giúp điều hòa huyết áp

Một lối sống lành mạnh giúp bạn đẩy lùi được các yếu tố nguy cơ gây cao huyết áp. Dưới đây là một số biện pháp hữu ích nhất trong điều trị:

Có chế độ ăn uống khoa học

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe và độ bền của hệ tim mạch. Bạn nên chú trọng việc cung cấp cho cơ thể các loại thực phẩm tốt cho tim như trái cây, rau, ngũ cốc, protein nạc từ cá…

Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý ăn ít thịt, nhiều thực vật, giảm lượng Natri và hạn chế đồ ngọt.

Tăng hoạt động thể chất

Không chỉ khiến cơ thể dẻo dai, thư giãn, tập thể dục thường xuyên còn giúp tăng sức đề kháng cho hệ tim mạch, giúp giảm huyết áp. 150 phút mỗi tuần, tương đương với 5 lần tập, mỗi lần 30 phút là khoảng thời gian lý tưởng để bạn thực hiện các hoạt động thể chất vừa phải, phù hợp với bản thân.

Duy trì cân nặng lý tưởng

Chỉ số BMI có ảnh hưởng không nhỏ đến huyết áp. Nếu bạn thừa cân hay béo phì, viêc kết hợp chế độ ăn uống và hoạt động thể chất nhằm điều chỉnh cân nặng sẽ có tác dụng giảm huyết áp.

Hạn chế căng thẳng

Một thái độ sống thư thái, tích cực sẽ làm giảm áp lực cho hệ tim mạch. Các hoạt động được chứng minh làm giảm căng thẳng bạn có thể tham khảo bao gồm tập thể dục, thiền, hít thở sâu, yoga, giãn cơ, massage, thái cực quyền… Ngủ đủ giấc cũng là một biện pháp đơn giản giúp giải tỏa căng thẳng, stress.

Sống lành mạnh, tránh xa chất kích thích

Các chất hóa học trong khói thuốc phá hủy các mô trong cơ thể và làm cứng thành mạch, gây tăng huyết áp và nguy cơ xơ vữa động mạch. Bạn hãy cố gắng bỏ thuốc nếu có thể.

Rượu cũng là một yếu tố gây tăng huyết áp. Nếu bạn thường xuyên uống nhiều rượu hoặc nghiện rượu, hãy tìm cách giảm lượng rượu hoặc ngừng hẳn, điều đó tốt cho huyết áp cũng như sức khỏe của bạn.

Phòng ngừa cao huyết áp

Phòng ngừa cao huyết áp 1
Một số loại thực phẩm tốt cho huyết áp và tim mạch

Nếu bạn không mắc phải căn bệnh cao huyết áp, bạn đang may mắn hơn rất nhiều người. Đồng thời, bạn nên thực hiện những biện pháp phòng ngừa sau để giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh cũng như các biến chứng đi kèm.

Về thực phẩm

Bạn hãy duy trì việc ăn những thực phẩm lành mạnh, tốt cho tim mạch như rau, trái cây, đồng thời sử dụng dầu thực vật thay cho mỡ động vật. Bên cạnh đó, bạn cần điều chỉnh lại lượng thịt hàng ngày, tránh thịt đỏ, thịt mỡ, ưu tiên đạm nạc như cá và cố gắng tăng lượng rau, chất xơ, giảm thịt. Việc hạn chế các sản phẩm nhiều đường, muối cũng là cách để bạn bảo vệ hệ tuần hoàn khỏe mạnh.

Về cân nặng

Thay vì giảm cân tùy ý, bạn hãy chú ý đến chỉ số BMI hoặc tham khảo bác sĩ về cân nặng hợp lý của mình. Bạn nên giảm cân từ từ, kết hợp giữa chế độ ăn uống và thể thao hợp lý, tuyệt đối không nhịn ăn hoặc tập thể dục quá sức, bởi điều đó không tốt cho tim.

Về lối sống

Bạn cần giữ một tinh thần thư giãn, tránh căng thẳng, đồng thời duy trì lối sống lành mạnh, nói không với các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.

Nếu có thể, bạn nên theo dõi huyết áp thường xuyên. Việc đến các cơ sở y tế để kiểm tra huyết áp có vẻ khá phiền phức, vì vậy bạn có thể mua máy đo huyết áp điện tử để tiện theo dõi tại nhà.

Theo dõi huyết áp tại nhà bằng máy đo huyết áp điện tử Omron

Cách tốt nhất để phát hiện sớm bệnh cao huyết áp là theo dõi huyết áp thường xuyên. Máy đo huyết áp điện tử Omron sẽ giúp việc kiểm tra huyết áp của bạn trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.

Các máy đo huyết áp điện tử Omron đều có cấu tạo nhỏ gọn, thiết kế đơn giản, dễ sử dụng. Bạn chỉ cần ngồi đúng tư thế, quấn vòng bít và bấm nút là đã có kết quả đo chính xác không kém kết quả đo ở các cơ sở y tế. Một số thiết bị đo huyết áp tự động Omron có chức năng lưu kết quả đo trong nhiều ngày, giúp bạn dễ theo dõi tình trạng huyết áp của mình.

Theo dõi huyết áp tại nhà bằng máy đo huyết áp điện tử Omron 1
Kiểm tra huyết áp thường xuyên với máy đo huyết áp điện tử Omron

Để tìm hiểu thêm về các sản phẩm máy đo huyết áp điện tử Omron, bạn có thể xem tại đây!

**Video về bệnh cao huyết áp và cơ chế:

Cuộc sống ngày càng hiện đại, các vấn đề về tim mạch cũng ngày càng phổ biến và đa dạng, ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt và sức khỏe của con người. Hãy cùng máy đo huyết áp điện tử Omron theo dõi và bảo vệ tốt trái tim của bạn nhé.

Nguồn tham khảo:

  1. https://moh.gov.vn/diem-tin-y-te/-/asset_publisher/sqTagDPp4aRX/content/-iem-tin-y-te-ngay-13-6-2019
  2. https://en.wikipedia.org/wiki/Hypertension_(disambiguation)
  3. https://www.healthline.com/health/high-blood-pressure-hypertension#overview
]]>
KIỂM SOÁT TÌNH TRẠNG HUYẾT ÁP TẠI NHÀ – GIỐNG NHƯ BÁC SĨ https://omron-yte.com.vn/341-kiem-soat-tinh-trang-huyet-ap-tai-nha-giong-nhu-bac-si/ Sun, 03 Jul 2016 09:20:50 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=341 Theo TS.BS Nguyễn Hoàng Bắc, Phó Giám đốc BVĐH Y Dược TP. HCM, ước lượng tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp ở Việt Nam vào khoảng 16%. Chứng bệnh này được coi là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý về tim mạch, liệt nửa người, suy thận. Hiện, tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp đang gia tăng một cách nhanh chóng tại các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng.

KIỂM SOÁT TÌNH TRẠNG HUYẾT ÁP TẠI NHÀ - GIỐNG NHƯ BÁC SĨ 1

Tuy nhiên có một vấn đề đã khiến các bác sĩ đau đầu là số bệnh nhân tăng huyết áp được phát hiện sớm không nhiều. Đa số bệnh nhân tăng huyết áp trong giai đoạn đầu không có biểu hiện gì, người bệnh chỉ phát hiện mình bị tăng huyết áp khi tình cờ đo huyết áp hoặc khi đi khám sức khoẻ định kỳ (không nhiều ở VN). Do đó phần lớn số bệnh nhân biết mình bị tăng huyết áp khi đã có biến chứng trên cơ thể. Lời khuyên của các bác sĩ là “hãy tự kiểm tra huyết áp của mình và gia đình tại nhà”. Hãy đo huyết áp vào một thời điểm cố định (tốt nhất là 1 tiếng sau khi thức giấc và chưa ăn sáng), ghi lại các kết quả đo và hỏi tư vấn bác sĩ.

TẠI SAO NÊN ĐO HUYẾT ÁP TẠI NHÀ ?

Câu trả lời đó là chỉ số huyết áp “chuẩn nhất” của bạn mỗi ngày. Và chỉ số này sẽ giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh của bạn một cách chính xác hơn.

Thông thường, khi bác sĩ đo huyết áp cho bạn, có thể đã gây nên một tâm lý lo lắng, khiến tim đập nhanh hơn, huyết áp tăng cao hơn khiến kết quả đo không chính xác, không đủ cho việc chẩn đoán bệnh. Các bác sĩ gọi hiện tượng này là “hiệu ứng áo choàng trắng”. Bên cạnh đó, những yếu tố ngoại vi như hoạt động thể lực hoặc các thời điểm khác nhau trong ngày cũng ảnh hưởng đến huyết áp của bạn. Vì thế, đa phần các bác sĩ đều khuyên rằng bạn nên có một chiếc máy đo huyết áp tại nhà và mỗi ngày nên đo huyết áp ít nhất một lần. Với chiếc máy này, bạn có thể xác định chính xác bất cứ thay đổi nào về huyết áp của mình.

Hơn nữa, một vài người có hiện tượng huyết áp tăng sớm cũng cần được theo dõi kỹ hơn. Với người có huyết áp bình thường, huyết áp tăng từ từ sau khi thức dậy và đạt đỉnh vào khoảng trưa. Sau đó huyết áp giảm nhẹ và lại tới tột đỉnh vào buổi tối. Thời điểm huyết áp thấp nhất là vào nửa đêm. Tuy nhiên, dao động của huyết áp thay đổi theo từng người tùy theo thể trạng sức khỏe, độ tuổi,… khác nhau. Với một vài người, huyết áp tăng đột ngột và đạt tột đỉnh vào lúc sáng sớm, nhưng bản thân họ lại có kết quả đo bình thường khi đi khám nên rất nguy hiểm cho sức khoẻ. Do đó, có một chiếc máy đo huyết áp tại nhà và kiểm tra thường xuyên là điều cần thiết.

KIỂM TRA HUYẾT ÁP VỚI MÁY ĐO HUYẾT ÁP OMRON JPN1

Sản phẩm máy đo huyết áp JPN1, sản xuất tại Nhật Bản ứng dụng công nghệ Intellisense tiên tiến, cảm biến thông tin sinh học kết hợp công nghệ fuzzy logic đặc tính cao cho kết quả đo nhanh, chính xác cao, máy chạy êm, tự động hoàn toàn và rất dễ thao tác, sử dụng.

Bộ nhớ trong máy có khả năng lưu giữ 60 kết quả sẽ giúp bạn dễ dàng ghi nhớ chỉ số huyết áp của mình hơn và giúp bác sĩ dễ dàng chẩn đoán tình trạng sức khoẻ của bạn hơn. Loại máy đo huyết áp này có thể dùng với bộ đổi điện giúp bạn tiết kiệm hơn khi sử dụng thường xuyên tại nhà. Những sản phẩm máy đo huyết áp của Omron có độ chính xác đạt tiêu chuẩn của Hiệp hội cải tiến thiết bị đo y tế (AAMI), và được Hiệp hội tăng huyết áp Anh (BHS) và Hiệp hội tăng huyết áp châu Âu (EHS) chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế.

]]>
Giảm huyết áp với trà và mát-xa https://omron-yte.com.vn/9392-giam-huyet-ap-voi-tra-va-mat-xa/ Thu, 21 Jul 2011 04:28:52 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=9392 Người bị huyết áp cao thường xuyên uống trà thảo dược và mát-xa chân, đầu sẽ có tác dụng hỗ trợ nhất định.

Giảm huyết áp với trà và mát-xa 1

  • Trà hoa cúc: Mỗi lần lấy 3g hoa cúc khô, ngâm nước sôi uống thay trà. Ngày 3 lần.
  • Trà sơn trà: Lấy 2-3 quả sơn trà non tươi, ngâm nước sôi uống thay trà nhiều lần trong ngày.
  • Trà lá bạc hà: Lấy nửa lá bạc hà, rửa sạch, thái nhỏ, đun thành nước uống thay trà.
  • Trà hoa hồng: Ngâm nụ hoa hồng khô với nước sôi, uống thay trà.
  • Trà hà thủ ô: Lấy 20-30g hà thủ ô, đun với lượng nước vừa đủ trong 30 phút. Uống khi ấm nhiều lần trong ngày thay trà. Mỗi ngày 1 liều.
  • Trà sắn dây: Lấy 30g sắn dây, rửa sạch, thái lát mỏng, đun thành nước uống thay trà.
  • Trà tâm sen: Lấy 12g tâm sen, ngâm nước sôi uống thay trà. Ngày 2 lần sáng tối.

Nếu có thể kết hợp mát-xa đầu và chân đồng thời sẽ mang lại hiệu quả càng cao.

Cách mát-xa đầu

  • Mỗi ngày chải đầu 3 lần sáng, trưa, tối. Dùng lực vừa phải chải một lượt tất cả các vùng trên đầu, mỗi lần 2-3 phút.
  • Sau đó dùng 2 bàn tay như chiếc lược, mát-xa não bộ từ trán cho tới sau gáy, rồi đan 2 tay vào nhau, dùng lực lòng bàn tay ấn để mát-xa não bộ.

Cách mát-xa chân

  • Thường xuyên dùng bàn tay miết lòng bàn chân có tác dụng kiện thận, ích trí, điều chỉnh khí, điều hòa chức năng tim thận.

Phạm Thúy

]]>
Mẹo nhỏ hằng ngày điều trị bệnh cao huyết áp https://omron-yte.com.vn/7506-meo-nho-hang-ngay-dieu-tri-benh-cao-huyet-ap/ Thu, 07 Apr 2011 06:46:22 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=7506 Thực phẩm và tinh thần không chỉ giúp cải thiện tình trạng huyết áp cao đáng kể mà còn giúp những người có nguy cơ huyết áp cao phòng ngừa được chứng bệnh quái ác này.

>> Cách điều trị bệnh cao huyết áp

Ăn sôcôla mỗi ngày

Ăn sôcôla mỗi ngày 1

Các hạt cacao có chứa chất chống ôxy hóa flavanol làm tăng nitric oxide trong máu và kích thích tuần hoàn mạch máu. Những người ăn 1/3 thanh sôcôla mỗi ngày có thể giảm áp huyết và giảm nguy cơ tử vong tới 50% so với những người không ăn. Đây là thông tin mới mẻ cho những người nghiền kẹo sôcôla.

Họ cũng nhận thấy rằng, những người ăn nhiều sản phẩm làm từ cacao không hề to béo hơn những người ít ăn.

Còn phụ nữ thì sao? “Hiệu quả đối với nam giới và nữ giới là như nhau, kể cả người già hay còn trẻ”, ông Brian Buijsse, chuyên gia dinh dưỡng của trường đại học Wageningen của Hà Lan, người cùng tham gia nghiên cứu khẳng định.

Lạc quan hay cười

Kết quả điều tra trên 25.000 người có độ tuổi từ 65 trở lên cho thấy, những người càng lạc quan thì nguy cơ mắc bệnh huyết áp ở họ càng giảm đi bởi tâm trạng lạc quan có thể tạo sự cân bằng giữa phản ứng của hệ thần kinh cũng như phản ứng hóa học, đồng thời giúp bạn giảm căng thẳng.

Để có thể chứng minh được tâm trạng vui vẻ có liên quan tới huyết áp, các nhà nghiên cứu đã tiến hành điều tra trên 2.654 người Mỹ gốc Mehicô, độ tuổi trung bình là 72,5. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người càng lạc quan thì nguy cơ mắc bệnh huyết ở họ càng giảm đi, đặc biệt là đối với những người không sử dụng thuốc hạ huyết áp. Tuy nhiên, tâm trạng lạc quan vẫn phát huy tác dụng đối với những người đang dùng dược phẩm chống tăng huyết áp.

Thường xuyên ăn khoai tây

Kết quả cuộc nghiên cứu mới đây do các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu thực phẩm (Anh) thực hiện cho thấy ăn khoai tây rất có lợi cho những người có huyết áp quá cao.

Theo các nhà khoa học, chất kukoamine có trong khoai tây có thể cải thiện sức khỏe, giúp ngủ ngon hơn và giúp hạ huyết áp. Cũng theo kết quả nghiên cứu, khoai tây luộc tốt cho sức khỏe hơn so với khoai tây chiên.

Ngủ đủ

Những người ở độ tuổi trung niên chỉ ngủ 5 tiếng/ngày dễ có nguy cơ bị chứng huyết áp cao. Các nhà khoa học thuộc Đại học Columbia (Mỹ) đã khẳng định điều này sau khi nghiên cứu trên 4.810 người ở độ tuổi 32-86. Theo các chuyên gia, giấc ngủ giúp tim đập chậm lại và huyết áp giảm xuống.

Uống sữa ít béo

Nghiên cứu của TS Luc Djousse, Bệnh viện Brigham (Boston, Mỹ), với 4.797 người tham gia đã cho thấy mối liên quan giữa việc ăn các sản phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua và sữa) với huyết áp. Đó là chỉ số áp suất máu tâm thu trung bình của nhóm người dùng nhiều sữa nhất là 2,6 mmHg, thấp hơn so với nhóm người dùng lượng sữa ít nhất.

Nghiên cứu cũng phát hiện những người tiêu thụ nhiều sữa ít chất béo nhất ít có nguy cơ bị cao huyết áp (đến 54%) so với nhóm còn lại.

Các sản phẩm từ đậu nành

Dùng protein phụ chất đậu nành có thể giúp giảm huyết áp cao, đó là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Tulane ở New Orleans (Mỹ).

Sau khi chọn 302 người lớn tuổi bị cao huyết áp và cho họ dùng phụ chất đậu nành hoặc carbon hydrat khử hoạt tính trong vòng 12 tuần, các nhà khoa học nhận thấy huyết áp giảm ở những ai dùng đậu nành và sự thay đổi rõ nhất là ở những người có huyết áp ít nhất là 135/85.

Nhờ ứng dụng công nghệ “cảm biến thông tin sinh học” thành công, máy đo huyết áp OMRON (Nhật Bản) được Hiệp hội y tế Hoa kỳ, Hiệp hội tăng huyết áp Châu Âu chứng nhận lâm sàng về độ chính xác, an toàn và tiện dùng khi sử dụng.

Máy đo huyết áp OMRON là sản phẩm lý tưởng cho mọi gia đình nhờ tính năng ưu việt, công nghệ hiện đại, kết quả đo có độ chính xác cao. Ngoài ra, máy đo huyết áp Omron dễ sử dụng, kết quả hiển thị rõ ràng nên mọi người đều có thể tự kiểm tra thông số huyết áp tại nhà

]]>
Bệnh cao huyết áp – Hiểu cho đúng để điều trị cho tốt https://omron-yte.com.vn/7504-benh-cao-huyet-ap-hieu-cho-dung-de-dieu-tri-cho-tot/ Thu, 07 Apr 2011 06:39:27 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=7504 Nhiều người bị tai biến mạch máu não do tăng huyết áp gây liệt nửa người hay hôn mê, tử vong nhưng lại giải thích là bị trúng gió.

>> Cách điều trị bệnh cao huyết áp

Bệnh cao huyết áp - Hiểu cho đúng để điều trị cho tốt 1

Tăng huyết áp là một trong những bệnh mãn tính không lây có tỉ lệ cao nhất trong cộng đồng và được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào danh sách 10 bệnh nguy hiểm gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người.

Tăng huyết áp gây các biến chứng như nhồi máu cơ tim hay tai biến mạch máu não nếu xảy ra thường là nặng nề và có thể gây tử vong hay tàn phế suốt đời cho người bệnh. Những tai biến này thường do chẩn đoán muộn hoặc sai lầm trong điều trị.

Cần kiểm tra huyết áp thường xuyên

Hầu hết người dân, dù ở thành thị hay nông thôn, thường không kiểm tra huyết áp của mình khi thấy sức khỏe bình thường cho đến khi bị tai biến mạch máu não gây liệt nửa người hay hôn mê, tử vong, lúc này được giải thích là bị trúng gió. Để đề phòng tai biến đáng tiếc này, người dân nên đến trạm y tế địa phương để kiểm tra huyết áp định kỳ mỗi 3 tháng hoặc 6 tháng một lần và ghi vào sổ theo dõi sức khỏe.

Khi kiểm tra huyết áp, nên lưu ý cả 2 số huyết áp trên và số huyết áp dưới và cần nhớ gọi là cao huyết áp khi hoặc số huyết áp trên từ 140 mmHg trở lên hoặc số huyết áp dưới từ 90 mmHg trở lên. Số huyết áp 120/80 mmHg là lý tưởng cho mọi lứa tuổi.

Nhiều người cho rằng huyết áp người già cao hơn huyết áp người trẻ là chuyện bình thường nên không cần điều trị. Đây cũng là một quan niệm sai lầm rất phổ biến trong cộng đồng hiện nay.

Theo đánh giá tăng huyết áp của WHO thì người có huyết áp từ 160/90 mmHg trở lên gọi là tăng huyết áp độ 2. Ở mức độ này, nếu không được điều trị sẽ gây các biến chứng lên nội tạng trong cơ thể như: làm lớn tim, sau đó là suy tim, suy thận mãn, ngoài ra còn ảnh hưởng đến mạch máu não và mạch máu ở đáy mắt.

Để khắc phục sai lầm này, người có huyết áp 160/90 mmHg ở bất cứ tuổi nào phải được điều trị kết hợp bằng cả 2 phương pháp điều trị có dùng thuốc và điều trị không dùng thuốc.

Triệu chứng.

  • Phần lớn tăng huyết áp không có triệu chứng. Các dấu hiệu nhức đầu, chóng mặt, choáng váng, buồn nôn, mửa, mỏi mệt…không phải là biểu hiện chỉ của mỗi tăng huyết áp.
  • Khi có triệu chứng tăng huyết áp, thường lúc này đã là biến chứng hoặc tình trạng tăng huyết áp đã nặng.

Còn một quan niệm khác trong cộng đồng là khi huyết áp về bình thường nên ngừng thuốc vì nếu uống tiếp sẽ gây tụt huyết áp. Ngộ nhận này rất nguy hiểm vì điều trị tăng huyết áp không phải như điều trị viêm họng hay cảm sốt, khi hết bệnh là ngừng thuốc, mà khi điều trị tăng huyết áp phải điều trị kết hợp bằng cả 2 phương pháp có dùng thuốc và không dùng thuốc, đến khi số huyết áp về bình thường phải tiếp tục duy trì việc uống hạ huyết áp vì khi ngừng thuốc huyết áp sẽ tăng cao trở lại và có thể gây ra các tai biến nguy hiểm trên tim và não.

Phải điều trị suốt đời vì bệnh tăng huyết áp có đến 95% là không rõ nguyên nhân hay còn gọi là tăng huyết áp nguyên phát, do đó việc dùng thuốc hạ huyết áp chỉ là điều trị triệu chứng, không phải là giải quyết nguyên nhân.

Quan niệm lờn thuốc cũng rất phổ biến trong cộng đồng. Một số người bị tăng huyết áp e ngại rằng khi uống thuốc hạ huyết áp thường xuyên sẽ bị lờn thuốc, giống như lờn thuốc kháng sinh và sợ rằng khi huyết áp tăng thì sẽ không có thuốc trị.

Theo nhiều nghiên cứu thì không có hiện tượng lờn thuốc hạ áp mà ngược lại là tình trạng tăng đáp ứng với thuốc hạ huyết áp. Khi bệnh nhân tuân thủ tốt việc uống thuốc hạ huyết áp thì sau 2-5 năm có hiện tượng tăng đáp ứng thuốc, tức là lúc này phải giảm liều thuốc hạ huyết áp. Cũng vì lý do này, người bệnh không nên uống với một toa lâu dài mà nên tái khám để bác sĩ có thể điều chỉnh liều thuốc hạ huyết áp

Dưới đây là 1 số biện pháp điều trị thông dụng:

  • Bỏ hút thuốc lá, không uống rượu.
  • Có chế độ ăn uống để giảm thể trạng, tốt nhất là 10% trọng lượng cơ thể.
  • Luyện tập thể dục điều đặn, ít nhất 30 phút/ngày.
  • Tránh những áp lực cuộc sống.
  • Trong khẩu phần ăn hàng ngày, giảm muối đồng thời ăn nhiều trái cây và rau xanh, giàu Kali và Canxi.

Nhờ ứng dụng công nghệ “cảm biến thông tin sinh học” thành công, máy đo huyết áp OMRON (Nhật Bản) được Hiệp hội y tế Hoa kỳ, Hiệp hội tăng huyết áp Châu Âu chứng nhận lâm sàng về độ chính xác, an toàn và tiện dùng khi sử dụng.

Máy đo huyết áp OMRON là sản phẩm lý tưởng cho mọi gia đình nhờ tính năng ưu việt, công nghệ hiện đại, kết quả đo có độ chính xác cao. Ngoài ra, máy đo huyết áp Omron dễ sử dụng, kết quả hiển thị rõ ràng nên mọi người đều có thể tự kiểm tra thông số huyết áp tại nhà

]]>
Cao huyết áp ở người già – Nhận biết triệu chứng, hướng dẫn điều trị https://omron-yte.com.vn/6626-benh-cao-huyet-ap-o-nguoi-gia-nguyen-nhan-va-cach-chua-tri/ Sat, 05 Mar 2011 15:25:42 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=6626 Theo WHO, hiện trên thế giới có khoảng 1,13 tỷ người mắc bệnh cao huyết áp, trong đó phần lớn là người cao tuổi. Cao huyết áp ở người cao tuổi có thể dẫn đến rất nhiều những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là gây tử vong. Vì vậy, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về bệnh cao huyết áp ở người già trong bài viết này.

Cao huyết áp ở người già - Nhận biết triệu chứng, hướng dẫn điều trị 1

Bệnh cao huyết áp ở người già là gì?

Huyết áp là áp lực mà dòng máu tác động lên thành động mạch khi di chuyển từ tim đến các mô trong cơ thể. 2 yếu tố trực tiếp tạo ra huyết áp ở người già là lực co bóp cơ tim và sức cản của động mạch. Đối với người cao tuổi, bệnh nhân được xác định mắc bệnh cao huyết áp khi chỉ số huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mmHg và huyết áp tâm thu lớn hơn 140mmHg.

Theo điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm STEPS 2015 được thực hiện bởi Bộ Y Tế và tổ chức Y tế thế giới WHO (1), nước ta có tỷ lệ tăng huyết áp ở người trưởng thành là 47,3%. Trong số đó, tỷ lệ cao huyết áp ở người trên 60 tuổi là 60% và người trên 80 tuổi là 80%. Các tỷ lệ này đều có xu hướng gia tăng do lối sống đô thị hiện nay.

Bệnh cao huyết áp ở người già là gì? 1
Tỷ lệ người già bị cao huyết áp đang có xu hướng tăng rất nhanh

Cơ chế tăng huyết áp ở người già

Tăng huyết áp nguyên phát

Tăng huyết áp nguyên phát thường có cơ chế vô cùng phức tạp với sự có mặt của nhiều yếu tố khác nhau. Hiện nay, với sự phát triển của khoa học, ta đã có thể xác định 4 cơ chế gây tăng huyết áp gồm:

– Hệ thần kinh: Hệ thần kinh giao cảm tăng cường hoạt động làm tăng hoạt động của cơ tim, từ đó dẫn đến tăng cung lượng tim. Thêm vào đó, việc tăng sức cản ngoại vi do các động mạch ngoại vi và động mạch thận co thắt dẫn đến tăng huyết áp.

– Nồng độ muối trong huyết tương: Sự có mặt của muối trong huyết tương kích thích tiểu cầu thận tiết Renin. Đây là một Enzym có nhiệm vụ duy trì áp lực lọc ở tiểu cầu thận, giúp điều hòa huyết áp của cơ thể. Angiotensin II là một chất kích thích vỏ thượng thận tăng giữ muối, nước dẫn đến tăng thể tích các dịch lưu hành, gây tăng áp lực lên thành động mạch. Angiotensin II là sản phẩm chuyển hóa từ Angiotensin với sự xúc tác của enzym Renin.

Nồng độ Natri cơ thể hấp thụ: Lượng muối Natri đi vào cơ thể gây tăng khả năng lọc cầu thận và tăng hấp thu nước. Điều này khiến tăng thể tích máu gây tăng áp lực lên thành mạch. Natri qua màng tế bào theo cơ chế thẩm thấu sẽ khiến tăng cường co mạch, gây tăng sức cản ngoại vi và tăng huyết áp.

– Lượng Prostaglandin E2 và Kallikrein ở thận: Prostaglandin E2 và Kallikrein là 2 chất ở thận có nhiệm vụ làm giãn mạch và điều hoà huyết áp. Khi thận bị tổn thương hoặc suy giảm các chức năng sẽ gây thiếu hụt Prostaglandin E2 và Kallikrein dẫn tới cao huyết áp  .

Tăng huyết áp thứ phát

Tăng huyết áp thứ phát rất hiếm gặp nhưng có thể xác định rõ nguyên do. Chỉ có khoảng 5% người cao huyết áp là bệnh nhân cao huyết áp thứ phát.

  • Do mắc bệnh xơ vữa động mạch khiến tăng sức cản ngoại vi.
  • Thiếu máu thận làm tăng tiết renin.
  • Các bệnh nội tiết như hội chứng Conn, hội chứng Cushing, u tủy thượng thận là những nguyên do gây tăng huyết áp.
Tăng huyết áp thứ phát 1
Xơ vữa động mạch có thể là nguyên nhân gây tăng huyết áp ở người cao tuổi

Tăng huyết áp ở người già có gì khác?

Cơ chế của bệnh tăng huyết áp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và các yếu tố này thay đổi khác nhau tùy theo độ tuổi. Cao huyết áp ở người già thường có một số khuynh hướng khác biệt, các khuynh hướng này bao gồm:

– Tăng độ nhạy với muối Natri: Tăng huyết áp động mạch thường đi kèm với việc tăng cường lượng muối đi vào cơ thể. Trong điều trị tăng huyết áp, đối với người cao tuổi, việc khống chế lượng muối Natri sử dụng hàng ngày và dùng các thuốc thuộc nhóm lợi tiểu sẽ mang đến hiệu quả tốt hơn trong việc kiểm soát huyết áp so với người trẻ tuổi.

– Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Tăng huyết áp tâm thu đơn độc là tình trạng huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140 mmHg và huyết áp tâm trương nhỏ hơn 90 mmHg. Đây là tình chủ yếu gặp ở người cao tuổi. Từ 60 tuổi trở đi, do độ cứng thành mạch tăng dần nên đa số người cao tuổi có huyết áp tâm thu tăng dần, trong khi huyết áp tâm trương giữ nguyên hoặc giảm xuống. Theo kết quả nghiên cứu từ US National Health and Nutrition Examination Survey III (US NHANES 1988-1991) (2), có đến 65% bệnh nhân trên 60 tuổi mắc tăng huyết áp tâm thu đơn độc.

– Rối loạn chức năng nội mô: Rối loạn chức năng nội mô gây giảm khả năng giãn thành mạch dẫn đến tăng huyết áp. Nguyên nhân của rối loạn chức năng nội mô có nguyên do từ các gốc oxy tự do trong thành động mạch. Việc tích lũy và tăng các gốc oxy này bắt nguồn từ những yếu tố nguy cơ tim mạch có liên quan đến độ tuổi như suy thận, xơ vữa động mạch, đái tháo đường.

Các triệu chứng cao huyết áp ở người già

Thông thường, không có một dấu hiệu cụ thể nào cho thấy người cao tuổi đang mắc bệnh cao huyết áp. Rất nhiều người đã mắc bệnh cao huyết áp trong nhiều năm ròng mà bản thân họ lẫn con cháu đều không biết. Cao huyết áp ở người cao tuổi chỉ có thể phát hiện sau khi bệnh nhân đi khám hoặc tệ hơn là khi bệnh đã phát triển những biến chứng vô cùng nguy hiểm.

Chính vì lí do đó, cao huyết áp còn được xem như là một “kẻ giết người thầm lặng”. Để phát hiện bệnh sớm và phòng tránh được những biến chứng nguy hiểm, không có biện pháp nào tốt hơn là thường xuyên thực hiện kiểm tra huyết áp cho người cao tuổi.

Khi nhận thấy các triệu chứng của cao huyết áp, khả năng cao là bệnh đã tiến triển sang những biến chứng khác dù nặng hay nhẹ.

Tùy theo sức khỏe và độ tuổi của bệnh nhân, các triệu chứng gặp phải có thể khác nhau. Một số triệu chứng cao huyết áp ở người già thường gặp là:

  • Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai.
  • Mất ngủ.
  • Đỏ mặt, khó thở, tức ngực, hồi hộp.
  • Buồn nôn, nôn.

Các triệu chứng trên có thể thi thoảng lặp lại hoặc xuất hiện thường xuyên theo chu kỳ.

Các triệu chứng cao huyết áp ở người già 1
Mất ngủ là triệu chứng thường gặp với những người cao tuổi bị tăng huyết áp

Cao huyết áp ở người già có nguy hiểm không?

Cao huyết áp nếu như được hỗ trợ điều trị, theo dõi và kiểm soát chặt chẽ sẽ ít gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, cao huyết áp ở người già là một căn bệnh rất khó phát hiện. Bệnh nhân có thể mắc cao huyết áp trong nhiều năm liền và đến khi phát hiện ra, bệnh đã để lại những biến chứng nghiêm trọng.

Đặc biệt, người cao tuổi là những người có sức đề kháng kém, các chức năng cơ thể suy giảm. Vậy nên những biến chứng của cao huyết áp là vô cùng nguy hiểm đối với họ, thậm chí khả năng dẫn đến tử vong rất cao. Một số biến chứng mà bệnh cao huyết áp có thể gây ra cho người cao tuổi là:

– Suy tim: áp lực máu cao khiến tim phải co bóp mạnh hơn bình thường để có thể đẩy máu tới các cơ quan đích. Khi tim bị buộc phải hoạt động mạnh trong thời gian dài sẽ dẫn tới suy tim.

– Tổn thương động mạch vành: thành mạch phải chịu một áp lực lớn trong thời gian dài sẽ trở nên mỏng manh và dễ bị tổn thương. Cao huyết áp là nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh xơ vữa động mạch hay xơ cứng mạch máu.

– Đột quỵ: đây là một biến chứng vô cùng nguy hiểm có thể dẫn tới tử vong hoặc những hiệu quả nặng nề khác như liệt nửa người hoặc liệt toàn thân… Nguyên nhân gây đột quỵ là động mạch bị vỡ do không chịu được áp lực lớn, gây nhồi máu hoặc xuất huyết não.

Cao huyết áp ở người già có nguy hiểm không? 1
Cao huyết áp có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm với người cao tuổi như suy tim, đột quỵ…

Người già bị cao huyết áp nên làm gì?

Thay đổi lối sống, sinh hoạt phù hợp

Cao huyết áp ở người già nếu như được phát hiện sớm, người bệnh hoàn toàn có thể duy trì và kiểm soát các chỉ số huyết áp ổn định nhờ vào một lối sống lành mạnh và sinh hoạt phù hợp.
  • Tập thể dục điều độ và thường xuyên để duy trì sức khỏe tốt, nâng cao đề kháng.
  • Ngủ đủ giấc: người cao tuổi nên ngủ đủ 6-8 tiếng một ngày, tránh các gián đoạn giữa giấc ngủ.
  • Tránh thừa cân, béo phì: thừa cân, béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ gây cao huyết áp. Vậy nên, người cao tuổi nên duy trì một mức cân nặng phù hợp.
  • Chế độ ăn dinh dưỡng và hạn chế lượng muối dung nạp trong mỗi bữa ăn của người cao tuổi.
  • Không sử dụng rượu, bia, cà phê, thuốc lá và các chất kích thích khác. Vì các chất kích thích là một trong những nguyên do khiến huyết áp tăng cao và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

**Video tham khảo về chế độ ăn uống cho người cao tuổi bị cao huyết áp:

Sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp

Với các trường hợp cao huyết áp nặng hơn, cần sử dụng kết hợp một số loại thuốc điều trị và ổn định huyết áp như:

– Thuốc lợi tiểu: giảm thể tích máu bằng cách tăng đào thải chất lỏng trong cơ thể. Người cao tuổi đáp ứng với thuốc lợi tiểu tốt hơn so hơn người trẻ tuổi.

– Thuốc giãn mạch: kích thích tăng độ giãn của thành mạch giúp giảm áp lực máu.

– Thuốc ức chế men chuyển ACE: có tác dụng ức chế men ACE làm giảm quá trình chuyển hóa angiotensin thành angiotensin II. Sự thiếu vắng angiotensin II giúp thận giảm giữ muối, nước gây giảm thể tích máu từ đó giúp hạ huyết áp.

– Thuốc chẹn Beta: Giảm cường độ co bóp cơ tim, làm giảm huyết áp và nhịp tim.

Điều trị cao huyết áp trong trường hợp cấp cứu

Cơn tăng huyết áp xuất hiện khi huyết áp tâm thu lớn hơn 180mmHg và huyết áp tâm trương lớn hơn 120mmHg. Đây là trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thường gặp ở người cao tuổi mắc cao huyết áp, nó có thể gây ra những tổn thương nặng nề lên cơ quan đích như: tai biến mạch máu não, phù phổi cấp, suy thận cấp, hội chứng mạch vành cấp… và thậm chí, bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao.

Trong trường hợp này, người cao tuổi cần nhanh chóng được nhập viện cấp cứu, sử dụng những loại thuốc hạ huyết áp khẩn cấp như Clevidipine, Fenoldopam, Nicardipine và thở Oxy. Đối với người cao tuổi, huyết áp cần được hạ từ từ và gần như không được phép ngay lập tức đưa về ngưỡng bình thường. Để tránh tái phát cơn tăng huyết áp, người cao tuổi cần được theo dõi huyết áp liên tục trong và sau cơn tăng huyết áp.

Theo dõi huyết áp tại nhà

Với các gia đình có người cao tuổi, việc theo dõi huyết áp tại nhà là vô cùng cần thiết. Nó không chỉ giúp kiểm soát các chỉ số huyết áp của bệnh nhân mà còn có thể phát hiện sớm bệnh cao huyết áp ở người già. Chính vì vậy, máy đo huyết áp là một thiết bị không thể thiếu ở mỗi hộ gia đình.

Máy đo huyết áp Omron được trang bị những công nghệ tiên tiến giúp đưa ra các chỉ số huyết áp có độ chính xác cao, lưu trữ kết quả đo để theo dõi tiến triển bệnh, đưa ra những cảnh báo cơ bản về tình trạng sức khỏe tim mạch, huyết áp….

Mặc dù có nhiều tính năng hiện đại nhưng máy đo huyết áp Omron lại vô cùng dễ sử dụng. Gần như bất cứ ai, kể cả những người cao tuổi không thành thạo công nghệ, cũng có thể sử dụng thiết bị mà không cần phải có trình độ chuyên môn. Máy đo huyết áp Omron còn sở hữu thêm nhiều ưu điểm như: nhiều mẫu mã, giá thành hợp lý, độ bền cao và thời gian bảo hành lên tới 5 năm.

Đặc biệt, Máy đo huyết áp OMRON có mặt tại hơn 130 quốc gia/ khu vực trên toàn thế giới và là Thương hiệu bán chạy nhất toàn cầu theo “khảo sát toàn diện về thị trường thiết bị gia dụng toàn cầu năm 2022” của Công ty TNHH Fuji Keizai. Đây là một thiết bị chăm sóc sức khỏe không thể thiếu tại mỗi gia đình.

Một trong những dòng máy đo huyết áp hiện đại nhất của Omron là thiết bị HEM-7361T. Máy có những ưu điểm nổi trội so với các dòng máy đo huyết áp khác trên trên thị trường như:

  • Vòng bít ° Intelliwrap ™ 360° và đèn hướng dẫn giúp đưa ra những kết quả chính xác dù xuất hiện lỗi sai khi quấn vòng bít.
  • Công nghệ IntelliSense – một dạng thuật toán tiên tiến giúp nâng cao độ chính xác của kết quả đo với sai số không lớn hơn 4mmHg.
  • Phát hiện nhịp tim bất thường.
  • Lưu trữ đến 100 dữ liệu đo trong bộ nhớ.
  • Tính năng báo rung tâm nhĩ (AFIB) giúp hạn chế các trường hợp tử vong do đột quỵ và suy tim
  • Đặc biệt, máy có khả năng kết nối ứng dụng Omron connected healthcare trên điện thoại thông minh. Điều này giúp đồng bộ các kết quả đo huyết áp với dữ liệu sức khỏe cá nhân trên máy điện thoại của bạn.
Theo dõi huyết áp tại nhà 1
Theo dõi huyết áp tại nhà với thiết bị thiết bị HEM-7361T của Omron

Thăm khám theo định kỳ

Người cao tuổi mắc cao huyết áp nên được khám định kỳ thường xuyên để kiểm soát được tình trạng huyết áp, phát hiện sớm những khả năng gây ra biến chứng và loại bỏ nó.

Bài viết trên đây đã cung cấp phần nào những kiến thức cơ bản về căn bệnh cao huyết áp ở người già. Các bạn có thể tham khảo và lựa chọn những phương pháp tốt nhất để phòng tránh và điều trị cao huyết áp cho chính mình hoặc người thân. Xin chúc các bạn độc giả sẽ luôn luôn có một sức khỏe tốt, tránh xa bệnh tật.

Tham khảo:

  1. https://www.who.int/vietnam/vi/health-topics/cardiovascular-disease/cardiovascular-disease
  2. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11244010/
  3. https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/hypertension
  4. https://suckhoedoisong.vn/benh-tang-huyet-ap-hieu-dung-de-phong-ngua-tot-hon-n170911.html
  5. http://benhvien108.vn/mot-so-dieu-can-biet-ve-benh-tang-huyet-ap.htm
  6. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5440310/
]]>
Chữa cao huyết áp bằng canh đậu phụ nấu mục nhĩ https://omron-yte.com.vn/5026-chua-cao-huyet-ap-bang-canh-dau-phu-nau-muc-nhi/ Sat, 18 Dec 2010 04:45:17 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=5026 Trong đậu phụ chứa nhiều đạm và axit amin, các vi chất cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra đậu phụ không chứa cholesterol và có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipit máu. Là một loại thức ăn lý tưởng cho người bệnh cao huyết áp. Dưới đây là một số thực đơn từ đậu phụ cho người bệnh cao huyết áp.

Chữa cao huyết áp bằng canh đậu phụ nấu mục nhĩ 1

Thực đơn từ đậu phụ cho người bệnh cao huyết áp

Bài 1:

Đậu phụ 100g, mộc nhĩ đen 15g, dầu thực vật, hành, gừng tươi và  gia vị vừa đủ.

Đậu phụ xắt thành những khối vuông nhỏ, mộc nhĩ ngâm nước và rửa sạch. Đặt chảo lên bếp, đổ dầu thực vật vào và phi hành gừng cho thơm, tiếp đó cho đậu phụ và một lượng nước vừa đủ, đun nhỏ lửa cho cạn bớt nước rồi cho mộc nhĩ và gia vị cho vừa rồi dùng làm canh ăn.

Công dụng: ích khí hoà trung, sinh tân nhuận táo, dùng thích hợp cho những người bị cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đau thắt ngực do thiểu năng tuần hoàn động mạch vành.

Bài 2:

Cua 500g, đậu phụ 200g, dầu thực vật, gừng tươi, xì dầu và gia vị  vừa đủ.

Cua rửa sạch, bỏ mai, giã nát lọc lấy nước cốt; Đậu phụ xắt thành những khối vuông nhỏ. Đặt chảo lên bếp, phi hành và gừng cho thơm rồi đổ nước cua và đậu phụ vào, đun to lửa cho sôi, chế thêm gia vị, dùng làm canh ăn.

Công dụng: thanh nhiệt hoạt huyết, dùng thích hợp cho những người béo bệu, cao huyết áp, thiểu năng mạch vành, viêm gan, thưa xương, còi xương.

Bài 3:

Đậu phụ 200g, giá đậu tương 250g, cải canh 100g, dầu thực vật và gia vị vừa đủ.

Giá đỗ và cải canh rửa sạch, cắt ngắn; Đậu phụ xắt thành những khối vuông nhỏ. Đặt chảo lên bếp, phi hành cho thơm rồi cho giá đỗ vào đảo nhanh tay, chế thêm một lượng nước vừa đủ rồi đun to lửa cho sôi, tiếp tục cho đậu phụ và cải canh vào, chế đủ gia vị, vặn nhỏ lửa nấu cho chín rồi dùng làm canh ăn.

Công dụng: kiện tỳ ích khí, thanh nhiệt giải độc, dùng thích hợp cho những người béo phì, cao huyết áp, rối loạn lipit máu, xơ vữa động mạch, đau thắt ngực, suy nhược cơ thể, tỳ vị hư yếu.

Bài 4:

Đậu phụ 200g, nấm mỡ hoặc nấm rơm 100g, tỏi 25g, tôm nõn khô 25g, nước dùng, dầu vừng và gia vị vừa đủ.

Đậu phụ xắt miếng, nấm rửa sạch thái phiến, tỏi giã nát. Cho đậu phụ, nấm, tôm và muối vào nồi  nước dùng đun sôi vớt bọt, vặn nhỏ lửa đun kỹ rồi cho tỏi và gia vị vào, dùng làm canh ăn.

Công dụng: bổ khí sinh tân, kiện tỳ ích vị, dùng thích hợp cho người bị cao huyết áp, rối loạn lipit máu và các bệnh lý ung thư.

 

]]>
Vai trò của y học cổ truyền trong kiểm soát huyết áp https://omron-yte.com.vn/4553-vai-tro-cua-y-hoc-co-truyen-trong-kiem-soat-huyet-ap/ Sat, 27 Nov 2010 04:37:44 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=4553 Trong y văn của y học cổ truyền (YHCT) không có bệnh danh tăng huyết áp (THA), nhưng căn cứ vào những triệu chứng lâm sàng cho thấy bệnh này thuộc phạm vi chứng huyễn vựng (huyễn là chỉ hoa mắt, chóng mặt; vựng là váng đầu, đau đầu) trong YHCT.

Theo quan niệm của YHCT, nguyên nhân của chứng huyễn vững là do:

-Yếu tố tinh thần (rối loạn thất tình): do tinh thần căng thẳng kéo dài, hay lo nghĩ, tức giận khiến can khí uất kết, dẫn đến can thận âm hư, can dương vượng.

– Yếu tố ăn uống không điều độ: ăn quá nhiều các chất béo, ngọt, uống rượu bia nhiều, hút thuốc lá… dẫn đến đàm thấp nội sinh mà phát bệnh.

– Nội thương hư tổn: thường gặp ở những người do lao lực quá độ hay ở người cao tuổi, thận yếu, can không được nuôi dưỡng dẫn đến can phong nội động sinh ra chứng huyễn vựng.

Thầy thuốc YHCT xưa đã quy nạp chứng huyễn vựng thành 4 thể lâm sàng chính: can dương vượng, can thận âm hư, đàm thấp, tâm tỳ hư và tùy thuộc vào tính chất bệnh lý của mỗi thể bệnh mà có những phương pháp điều trị khác nhau. Trong 4 thể lâm sàng này thì có 3 thể tương đồng với bệnh THA của YHHĐ, đó là:

Thể can dương vượng:

– Triệu chứng lâm sàng: Người bệnh thường đau đầu, hoa mắt hay có cơn bốc hỏa, mặt đỏ, chất lưỡi đỏ, mạch huyền.

– Pháp điều trị: Bình can tiềm dương.

– Bài thuốc cổ phương: Thiên ma câu đằng ẩm.

Thể can dương vượng: 1

Thể can thận âm hư:

– Triệu chứng lâm sàng: Người bệnh thường chóng mặt, đau đầu, gò má đỏ, lòng bàn tay bàn chân nóng, hay ra mồ hôi trộm, lưỡi đỏ, khô, mạch huyền tế.

– Pháp điều trị: Dưỡng thận tư âm.

– Bài thuốc cổ phương: Kỷ cúc địa hoàng hoàn.

Thể đàm thấp:

– Triệu chứng lâm sàng: Người bệnh thường hoa mắt, chóng mặt, đầu thường có cảm giác nặng, người thường béo phì, lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch nhu hoạt.

– Pháp điều trị: Trừ đàm, hóa thấp.

– Bài thuốc cổ phương: Bán hạ bạch truật thiên ma thang.

Người xưa, trong điều kiện chưa có YHHĐ, để điều trị chứng huyễn vựng người ta thường sử dụng thuốc YHCT tùy theo từng thể lâm sàng. Ngoài ra người ta còn có thể sử dụng châm cứu để điều trị các triệu chứng của chứng huyễn vựng như: đau đầu, cơn bốc hỏa, mất ngủ… Ngày nay, kết hợp YHCT với YHHĐ thì vai trò của YHCT trong kiểm soát THA nên như thế nào để vừa đảm bảo phát huy được vai trò của dược thảo, cùng với kinh nghiệm và lý luận trị bệnh độc đáo của YHCT vừa đảm bảo an toàn cho người bệnh trong quá trình kiểm soát huyết áp, tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra?

Trước hết trong điều trị THA của YHHĐ bước đầu ngay ở bệnh nhân THA độ I, không có biến chứng bệnh tim mạch và tổn thương cơ quan đích đã đề cập tới sự điều chỉnh lối sống ở ngay 4 – 6 tháng đầu và vấn đề này vẫn tiếp tục với việc dùng thuốc ở bệnh nhân THA nặng.

Thay đổi lối sống làm giảm huyết áp: giảm cân nặng; hạn chế muối ăn; tăng cường vận động thân thể; tăng cường ăn rau và hoa quả; giảm chất béo toàn phần và loại bão hòa.

Các biện pháp làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch: ngừng hút thuốc; thay chất béo bão hòa bằng chất béo đơn không bão hòa; tăng ăn cá.

PGS.TS. Nguyễn Nhược Kim
(Trưởng Khoa YHCT – ĐH Y Hà Nội)
]]>
“Thuốc mới” giảm cao huyết áp https://omron-yte.com.vn/4273-thuoc-moi-giam-cao-huyet-ap/ Fri, 12 Nov 2010 17:22:05 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=4273 Theo các nhà khoa học thuộc Đại học Linköping Thụy Điển: nếu bạn đang muốn kiểm soát bệnh cao huyết áp thì hãy bắt đầu ăn Socola đen ngay bây giờ.

“Thuốc mới” giảm cao huyết áp 1

Socola đen chứa ít nhất 70% bột ca cao ,chất có tác dụng “vô hiệu hóa” loại enzyme làm tăng huyết áp , chống oxi hóa. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y học Mỹ (JAMA), tiêu thụ khoảng 30 calo mỗi ngày (khoảng một thanh nhỏ hình vuông) chocolate đen sẽ giúp giảm huyết áp sau 18 tuần mà không tăng cân hoặc không gây tác dụng phụ khác.

Nghiên cứu được tiến hành trong 15 ngày đối với 10 cặp nam nữ bị cao huyết áp cho thấy những cặp ăn sôcôla trắng huyết áp không đổi, còn những cặp ăn sôcôla đen huyết áp giảm đi khá nhiều.

Các chuyên gia phát hiện trong sôcôla đen có chất được gọi là Flavonoids, vị hơi đắng, có thể làm giảm huyết áp, tăng hoạt huyết và ngăn chặn nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Các chuyên gia cho biết ăn sôcôla đen cũng có thể cải thiện khả năng hấp thụ insulin của cơ thể và giảm 10% lượng cholesterol trong máu. Và tất nhiên chỉ có socola đen mới có tác dụng với bệnh cao huyết áp, các loại socola khác không có tác dụng gì.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo những người bị cao huyết nên kết hợp điều trị bằng thuốc và tập thể dục, chế độ ăn uống chứ không nhất thiết phải ăn nhiều sôcôla đen vì trong sôcôla vẫn có nhiều chất béo, đường và calo.

Vì vậy bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý và không hút thuốc lá, ăn sô-cô-la đen là một cách lý tưởng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.

 

Huỳnh Thiềm

]]>
Điều trị bệnh cao huyết áp bằng liệu pháp 4T https://omron-yte.com.vn/3606-dieu-tri-benh-cao-huyet-ap-bang-lieu-phap-4t/ Fri, 22 Oct 2010 06:51:39 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=3606 Các bệnh mạn tính như như tiểu đường, huyết áp cao, xơ gan, viêm gan… ngày càng xuất hiện nhiều, biến hóa, đa dạng và phức tạp. Người mắc các bệnh mạn tính này ngoài điều trị tây y còn có thể áp dụng liệu pháp 4T để bệnh ổn định, người khỏe hơn.

Theo bác sĩ Quan Vân Hùng, Trưởng khoa Nội 2, Viện Y dược Dân tộc TP HCM, việc điều trị các chứng bệnh nói trên theo phương pháp y học cổ truyền sẽ có tác dụng toàn diện và hầu như không gây phản ứng phụ. Theo đó, nếu điều trị bằng thuốc (đông và tây y), bệnh nhân hầu như sẽ phải dùng thuốc suốt đời, nguy cơ tái phát cao. Cách tốt nhất là kết hợp dùng thuốc và thay đổi lối sống, cách ăn uống.

“Liệu pháp 4T”

Theo bác sĩ Hùng, liệu pháp 4T bao gồm: tinh thần (tạo một cuộc sống tinh thần luôn bình an); thực phẩm – chế độ ăn (quân bình âm – dương); tập vận động, rèn luyện thân thể) và thuốc (đông – tây y). Những bệnh mạn tính như tiểu đường, huyết áp cao, xơ gan, viêm gan… cần được điều trị cả tây y và y học cổ truyền (YHCT) để cải thiện sức khỏe. Những căn bệnh trên mặc dù sẽ khỏi khi điều trị bằng phương pháp tây y nhưng sẽ tái phát nếu ngưng dùng thuốc. Ngoài ra, bệnh nhân còn phải chịu tác dụng phụ của thuốc nhất là khi bệnh nhân dùng tân dược. Bệnh nhân vừa dùng thuốc trị bệnh sẵn có lại phải buộc lòng uống thêm thuốc để trị các bệnh do chính thuốc gây ra, vì vậy số lượng thuốc trên mỗi toa ngày càng nhiều.

“Liệu pháp 4T” 1Tập vật lý trị liệu tại Viện Y dược học Dân tộc TP HCM

Các bác sĩ dẫn chứng nhiều trường hợp, bệnh nhân bị suy thận, tiểu đường, cao huyết áp… được điều trị bằng tây y khá lâu nhưng khi được hướng dẫn điều trị kết hợp tây y và YHCT thì lượng đường trong máu giảm rõ rệt, huyết áp ổn định.

Bác sĩ Hùng cho rằng: “Cách kết hợp giữa đông và tây y được gọi là liệu pháp điều trị 4T. Thuốc tây y điều trị chủ yếu triệu chứng của các bệnh mạn tính. Trong khi đó, thuốc đông y hay các liệu pháp châm cứu, xoa bóp… điều trị theo biện chứng luận trị, chú ý bồi bổ hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe chống lại bệnh tật”.

Khẳng định vai trò điều trị bệnh lý

YHCT còn đóng góp vai trò quan trọng trong hỗ trợ điều trị bệnh ung thư và di chứng tai biến mạch máu não. Theo bác sĩ Quan Vân Hùng, bệnh nhân mắc ung thư sau khi điều trị bằng tây y hiện đại (phẫu thuật, hóa trị, xạ trị… ) rất đuối sức, ói mửa, kém ăn mất ngủ. Đặc biệt, người mắc bệnh mạn tính quá nặng, quá yếu nên sẽ không thể điều trị bằng tây y do không chịu được phản ứng phụ. Nếu can thiệp bằng YHCT thì sức khỏe sẽ cải thiện, kéo dài cuộc sống.

YHCT ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong chữa trị và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Tại TP HCM, ngoài hai cơ sở chuyên khoa y học cổ truyền là Viện Y dược học dân tộc và Bệnh viện YHCT, còn có một số bệnh viện đa khoa, bệnh viện quận, huyện, trạm y tế phường, xã cũng thành lập khoa hoặc tổ YHCT.

Theo kế hoạch thực hiện chính sách quốc gia về YHCT đến năm 2010, thì tất cả bệnh viện đa khoa, bệnh viện quận, huyện và trạm y tế phường, xã trên địa bàn TP HCM phải có khoa hoặc tổ YHCT để điều trị người bệnh. Trên cơ sở đó, Sở Y tế TP HCM đang triển khai lộ trình để các bệnh viện, trạm y tế cùng thực hiện.

Tây Đô

]]>