Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Sat, 20 Aug 2022 03:24:29 +0000 vi hourly 1 Mẹo hay cho người viêm họng mãn tính https://omron-yte.com.vn/1951-meo-hay-cho-nguoi-viem-hong-man-tinh/ Mon, 27 Jul 2020 07:59:31 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=1951 Viêm họng mãn tính là tình trạng cổ họng bị viêm trong thời gian dài, thường là hơn 10 ngày. Nếu bệnh không được điều trị đúng cách có thể gây tổn thương niêm mạc họng, thậm chí có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phổi và nặng hơn nữa là có thể dẫn tới khó thở, nhiễm trùng huyết hay viêm cầu thận… Tham khảo một số mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh hiệu quả.

Vào những dịp thời tiết thay đổi mưa nắng thất thường nếu không chú ý giữ gìn sức khỏe chúng ta rất dễ mắc các bệnh đường hô hấp như cảm cúm, nóng sốt, ho và viêm họng. Viêm họng là tình trạng cổ họng bị viêm, đỏ rát, sưng tấy. Nếu tính trạng này kéo dài sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính, đây chính là hệ quả của việc viêm họng cấp tính không được điều trị kịp thời. Mặc dù triệu chứng của giai đoạn mạn tính ở mức độ nhẹ hơn so với giai đoạn cấp nhưng bệnh thường kéo dài, dễ tái phát và khó điều trị.

Viêm họng mãn tính khiến người bệnh thường xuyên có cảm giác vướng víu, ngứa rát trong họng, ho và khạc đờm thường xuyên nhất là sáng sớm khi ngủ dậy. Những cơn đau họng xuất hiện thường xuyên sẽ khiến bệnh nhân vô cùng mệt mỏi, sức khỏe giảm sút nghiêm trọng. Khi khám tại chỗ thấy thành bên trong họng hơi đỏ, thành sau có những hạt trắng, khi sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút, viêm họng có thể nặng lên thành một đợt viêm họng cấp. Cho tới nay việc chữa viêm họng mãn tính vẫn còn là vấn đề rất khó dứt điểm.

Mẹo hay cho người viêm họng mãn tính 1

Trước hết, để khắc phục được những triệu chứng của viêm họng mãn tính, người bệnh cần nắm rõ được mức độ bệnh lý mà mình đang mắc phải để từ đó có thể lựa chọn được phác đồ điều trị phù hợp. Một trong những phương pháp trị bệnh viêm họng mãn tính thì không thể không nhắc đến những mẹo dân gian có thể thực hiện tại nhà. Đây là một trong những phương pháp được nhiều người bệnh lựa chọn bởi bản chất lành tính, an toàn lại tiết kiệm khá nhiều chi phí điều trị. Thậm chí, người bệnh có thể áp dụng điều trị lâu dài mà không quá lo lắng đến tác dụng phụ.

Để giảm bớt triệu chứng và đề phòng những đợt cấp hoặc biến chứng, người bệnh nên tham khảo một số phương pháp hạn chế sự tái phát của viêm họng dưới đây. Những phương pháp này được thực hiện rất đơn giản nhưng mang lại hiệu quả điều trị bệnh rất tốt.

Một số mẹo hay cho người viêm họng mãn tính

1. Súc họng bằng nước muối

1. Súc họng bằng nước muối 1

Để việc điều trị đạt hiệu quả, người bệnh cần biết súc họng đúng cách. Trước tiên cần súc sạch khoang miệng bằng nước muối đã pha trong khoảng 30 giây. Nếu cảm thấy miệng chưa thật sạch thì làm thêm một lần nữa rồi mới súc họng. Sau đó, người bệnh ngồi dựa lưng vào thành ghế, cổ ngửa ra sau đến mức tối đa. Khi nước muối chạm sau họng thì dùng hơi đẩy nước muối ra, tạo thành tiếng kêu “khò khò” đều đặn. Sau khi đẩy hơi ra hết, ngồi lại tư thế bình thường, nhổ nước cũ đi rồi lặp lại động tác trên 3-4 lần nữa với nước muối mới, cho đến khi họng không còn cảm giác vướng víu nữa.

Cứ khoảng 3 giờ nên súc họng một lần. Nếu họng đang viêm cấp, khoảng cách giữa hai lần súc họng có thể gần hơn. Điều quan trọng là phải nhớ súc họng trước và sau khi ngủ. Với người hay đi tiểu đem, cần phải súc họng cả trong những lần thức giấc này.

Sau khoảng vài ngày việc súc họng bằng nước muối sẽ đem lại hiệu quả rõ rệt, đặc biệt đối với những bệnh nhân đang ở đợt cấp. Việc điều trị kháng sinh phối hợp là điều không cần thiết đối với viêm họng mạn. Nếu đang ở đợt cấp kháng sinh sẽ làm bệnh lui nhanh hơn.

2. Sử dụng trà nóng

Trà nóng được biết đến như một loại thức uống rất có lợi cho sức khỏe và có tác dụng kiểm soát bệnh viêm họng được rất nhiều người thực hiện. Tuy nhiên, không nên uống nước trà 30 phút sau khi ăn các thức ăn giầu sắt và đạm như thịt bò. Với người đang bị viêm họng thì uống nước trà nóng sẽ có tác dụng làm dịu cổ họng cho người bệnh. Nếu có thêm vài giọt mật ong nhỏ vô ly trà nóng thì càng tuyệt vời hơn, mật ong chứa nhiều vitamin sẽ giúp bạn tăng sức đề kháng, giảm đau rát cổ họng. Nếu không thích uống trà hoặc sợ bị mất ngủ thì bạn có thể thay bằng nước chanh nóng, pha thêm mật ong.

3. Vệ sinh răng miệng, họng sạch sẽ

Mỗi ngày, chúng ta cần vệ sinh răng, miệng, họng bằng cách đánh răng, súc họng bằng nước muối loãng và thay bàn chải định kỳ. Đặc biệt, khi mắc các bệnh về răng, miệng, xoang, mũi… người bệnh cần phải vệ sinh sạch sẽ để mầm bệnh không tồn tại và lây lan vào vùng họng hầu. Bên cạnh đó, vệ sinh răng miệng, họng hầu còn giúp khai thông đường thở, làm cho đường thở thông thoáng, nhẹ nhàng hơn.

4. Sử dụng tỏi

4. Sử dụng tỏi 1

Tỏi chứa hợp chất được gọi là allicin có tác dụng kháng khuẩn, làm lành các tổn thương bên trong cổ họng. Và theo y học cổ truyền, tỏi có vị cay, tính ấm, có tác dụng giải độc, sát trùng, ấm tỳ vị. Vì thế, bạn nên cố gắng ăn nhiều tỏi để sớm khỏi viêm họng. Người bệnh có thể ăn củ tỏi trực tiếp hoặc dùng để chế biến các món ăn giúp kiểm soát bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân không được tỏi quá nhiều vì nguyên liệu này nóng nên rất dễ gây tổn thương ở dạ dày.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng tỏi ngâm mật ong, tỏi ngâm rượu cũng giúp cho bệnh tình thuyên giảm.

5. Sử dụng chanh ngâm đường phèn

Chanh chứa một lượng axit dồi dào giúp kiểm soát tình trạng viêm loét, đau rát do bệnh viêm họng gây ra. Bên cạnh đó, đường phèn có tác dụng giảm viêm, sưng, trị đau rát cổ họng. Bệnh nhân có thể sử dụng chanh tươi cắt thành từng lát và ngâm chung với đường phèn. Bạn ngậm hỗn hợp này trong khoảng 15 – 20 phút để có thể kiểm soát bệnh viêm họng của mình.

6. Ngậm viên giảm đau họng

Ngậm viên giảm viêm họng giúp kích thích sự tăng tiết nước bọt. Do đó, cổ họng và miệng bạn luôn được giữ ẩm. Hơn nữa, phần lớn viên giảm viêm họng chứa vitamin C, pectin và kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn.

7. Uống nhiều nước

Khi bị viêm họng, bạn nên uống nhiều nước để giúp cho cổ họng luôn ẩm. Uống nước cũng giúp cuốn trôi vi khuẩn khỏi cổ họng. Bạn nên uống trà, cà phê hoặc hỗn hợp mật ong và chanh ấm sẽ sớm khỏi viêm họng.

8. Xông mũi họng

8. Xông mũi họng 1

Viêm họng cũng thường gây ra các triệu chứng như sốt, chảy nước mũi và nghẹt mũi. Nếu bạn bị cả các triệu chứng trên thì nên xông mũi họng để dễ thở hơn. Một số loại máy xông khí dung đang được tin dùng như là máy xông khí dung của Omron, đây cũng là một biện pháp hiệu quả giúp bạn sớm khỏi cả viêm họng và sốt.

9. Đeo khẩu trang khi ra ngoài

Nên đeo khẩu trang khi ra đường để tránh bụi vì trong bụi có vô vàn vi sinh vật gây bệnh, ngoài ra đeo khẩu trang còn có nhiều tác dụng khác như hạn chế hít phải không khí ô nhiễm khi đi qua vùng không khí không được sạch. Những người hay bị viêm họng không nên uống nước lạnh quá hoặc nước đá, đặc biệt là mùa hè hay dùng trong giải khát như bia lạnh, nước giải khát ướp lạnh…

Lưu ý khi chữa viêm họng mãn tính tại nhà

Đa phần các phương pháp chữa bệnh viêm họng mãn tính mà tôi vừa chia sẻ phía trên được đánh giá là khá an toàn, lành tính và không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý đến những vấn đề sau để tăng cường hiệu quả cho quá trình điều trị bệnh:

  • Trong quá trình áp dụng các mẹo chữa viêm họng mãn tính tại nhà người bệnh cũng nên kết hợp điều trị bệnh viêm họng mãn tính bằng thuốc Tây y. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng thuốc theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa
  • Cần lựa chọn những nguyên liệu sạch khi sử dụng để tránh nhiễm độc từ các hóa chất bảo quản độc hại
  • Các phương pháp trên chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh lý và không có tác dụng điều trị dứt điểm nên bệnh có thể tái phát trở lại trong tương lai;
  • Tác dụng của các phương pháp này thường chậm hơn so với thuốc đặc trị. Vì thế, người bệnh nên kiên trì áp dụng trong khoảng thời gian dài cho đến khi bệnh tình thuyên giảm

Phòng ngừa viêm họng tái phát

Phòng ngừa viêm họng tái phát 1
súc miệng bằng nước muối phòng tránh viêm họng mãn tính

Để phòng bệnh tái phát, người bệnh cũng nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học và lối sinh hoạt lành mạnh để đẩy nhanh thời gian lành bệnh. Cụ thể là:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, nên đánh răng ít nhất 3 lần một ngày, súc miệng bằng nước ấm mỗi ngày ít nhất 2 lần vào mỗi buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Bởi đây cũng chính là liệu pháp giảm đau rát cổ họng, viêm họng hiệu quả tại nhà
  • Mỗi ngày uống khoảng 2 – 2,5 lít nước để cổ họng không bị khô ráp, cải thiện chứng khó nuốt. Ngoài ra, người bệnh cũng nên bổ sung cho cơ thể nhiều lợi nước ép trái cây, rau củ hay các loại sinh tố
  • Tăng cường bổ sung cho cơ thể nhiều rau xanh, hoa quả tươi, sữa, các loại ngũ cốc để tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao sức khỏe;
  • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, bởi đây là cách giúp cho cơ thể được phục hồi nhanh chóng;
  • Hạn chế tối đa việc hút thuốc lá, uống rượu bia, trà đặc, cà phê. Đồng thời, các thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ cũng cần được hạn chế sử dụng.
  • Không nên sử dụng đồ uống, đồ ăn vừa được lấy ra từ tủ lạnh.
  • Cần giữ ấm cơ thể, tránh để bị cảm lạnh.
  • Nên có chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục đều đặn để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài, giữ âm vùng cổ, ngực, tránh nằm máy lạnh quá lâu, khi đã viêm họng nặng khoog tùy tiện sử dung thuốc kháng sinh mà cần hỏi ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng.

Viêm họng mãn tính gây ảnh hưởng đến sức khỏe và bệnh có thể làm cản trở đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày và cũng rất khó điều trị. Bạn nên sớm đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán ngay khi có những dấu hiệu bất thường ở vùng họng. Khi thăm khám và xác định mình bị viêm họng bạn cần nghiêm túc thực hiện theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.

Trên đây là một số mẹo hay giúp chữa bệnh viêm họng mãn tính và một số lưu ý để bệnh không tái phát. Hy vọng những thông tin mà tôi vừa chia sẻ trong bài viết sẽ giúp ích được cho bạn đọc trong việc điều trị và bảo vệ sức khỏe khi mắc bệnh. Đồng thời, người bệnh cần thu xếp thời gian để thăm khám tại các phòng khám tai mũi họng uy tín để theo dõi tình hình điều trị bệnh cũng như được các chuyên gia tư vấn cách chăm sóc sức khỏe để rút ngắn thời gian điều trị.

Theo Omron-yte (Tổng hợp)

]]>
Bấm huyệt giúp chữa viêm họng mãn tính https://omron-yte.com.vn/22752-bam-huyet-giup-chua-viem-hong-man-tinh/ Sat, 16 May 2015 09:17:31 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=22752 Trong Đông y, xoa bóp bấm huyệt là một phương pháp rất tuyệt vời và hiệu quả nhằm chữa trị nhiều bệnh tật, trong đó có viêm họng mãn tính. Tác động lên những huyệt nào, tác dụng và cách thức thực hiện ra sao? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết dưới đây của chúng tôi.

Bấm huyệt giúp chữa viêm họng mãn tính 1 Bấm huyệt giúp chữa viêm họng mãn tính 2

Các đường kinh lạc, huyệt vị trên cơ thể chính là “kho thuốc” vô giá mà tự nhiên đã ban tặng cho chúng ta. Nếu biết cách day bấm huyệt, kết hợp thêm các bài thuốc chúng ta có thể đẩy lùi được bệnh một cách hiệu quả. Một số huyệt đạo có công dụng chữa viêm họng mãn tính ta có thể kể đến như sau:

Huyệt phong long

Tác dụng của huyệt này là hóa đàm định suyễn, hòa vị giáng nghịch, định thần thông tiện, nên thường được dùng để chữa các bệnh về đường hô hấp, trong dó có viêm họng mãn tính. Để xác định được huyệt phong long, người bệnh nên vểnh bàn chân, rồi xoay bàn chân ra ngoài cho rõ khe cơ.

Vị trí của huyệt chính là ở trên điểm lồi cao nhất của mắt cá chân ngoài 8 thốn, trong khe của cơ duỗi chung các ngón chân và cơ mác bên ngắn. Cách thức tác động vào huyệt là dùng hai ngón tay cái (để có lực đủ mạnh) day ấn đồng thời vào cả hai huyệt phong long. Để biết đã thực hiện chính xác chưa thì bạn ấn đến khi nào thấy cảm giác căng tức là được.

Huyệt thận du

Đây là huyệt có công dụng kiện tỳ hòa vị, lợi khí hóa đàm. Để xác định được huyệt thận du thì trước tiên người bệnh viêm họng mãn tính phải sờ hai bên mạn sườn và xác định được hai mào chậu. Từ đây áng chừng một đường cắt ngang qua cột sống, điểm cắt ở đâu thì đó chính là mỏm gai đốt sống thắt lưng số 4.

Lần ngược lên trên để tìm mỏm gai số 2, vì huyệt thận du nằm ở hai bên mỏm gai này, cách đường trục giữa cột sống khoảng 1,5 thốn. Cách tác động là dùng hai ngón tay cái day ấn đồng thời cả 2 huyệt thận du sao cho đạt cảm giác tê tức là được. Thời gian bấm là khoảng 1’ để việc chữa bệnh viêm họng mãn tính đạt hiệu quả cao nhất.

Huyệt phế du

Huyệt vị này có khả năng tuyên phế bình suyễn, hóa đàm chỉ khái, thanh nhiệt lý khí. Để xác định được vị trí của huyệt phế du, người bệnh cần bắt chéo bàn tay vòng qua cổ sang phía lưng đối diện. Huyệt chính là nằm ở đầu ngón tay giữa cách đường trục giữa đốt sống lưng chừng 1,5 thốn. Day bấm huyệt trong vòng 2’ đến khi cảm thấy căng tức thì ngừng.

Huyệt liệt khuyết

Để day bấm chính xác vào huyệt này, bạn lấy hai bàn tay để khe ngón cái và ngón trỏ bắt chéo nhau. Đầu ngón tay trỏ của tay này đặt lên đầu xương cạnh cổ tay của tay bên kia. Như vậy chỗ đầu ngón tay chính là huyệt. Dùng ngón tay trỏ day bấm huyệt liệt khuyết ở bên đối diện trong vòng 2’. Công dụng của huyệt liệt khuyết là tuyên phế tán tà, thông điều kinh mạch, thường được dùng để chữa các bệnh như ho, viêm mũi, viêm họng mãn tính…

Trên đây là một số huyệt vị giúp chữa viêm họng mãn tính. Tuy nhiên để có hiệu quả như mong đợi, người bệnh cần có sự kiên trì và chính xác trong các thao tác day bấm mà thường rất ít người có thể thực hiện được. Vì vậy để chữa viêm họng mãn tính một cách nhanh chóng, an toàn và tiện lợi, bạn có thể tham khảo các thông tin về sản phẩm máy xông khí dung Omron của chúng tôi. Chúc các bạn luôn vui khỏe và không còn nỗi lo bị viêm họng cấp và mãn tính!

 Theo Omron-yte.com.vn

 

 

]]>
Nguyên nhân viêm họng mãn tính và cách điều trị https://omron-yte.com.vn/20131-nguyen-nhan-viem-hong-man-tinh-va-cach-dieu-tri/ Sun, 11 May 2014 05:19:36 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=20131 Viêm họng mãn tính là tình trạng viêm mãn tính niêm mạc họng, rất hay gặp, ở nam nhiều hơn nữ. Viêm họng mãn tính thường khiến cho người bệnh cảm thấy khô họng, nóng rát trong họng hoặc có cảm giác ngứa họng, vướng họng nhất là khi ngủ dậy,phải cố khạc đờm, đằng hằng để làm  long đờm, đờm dẻo và đặc thường tăng lên khi nuốt. Tình trạng này có thể lặp lại khi thời tiết thay đổi và gây nhiều khó chịu cho người bệnh. Dưới đây là một số kiến thức về nguyên nhân và cách điều trị cho người bị viêm họng mãn tính.

Nguyên nhân viêm họng mãn tính và cách điều trị 1

Nguyên nhân viêm họng mãn tính

Viêm họng mãn tính chủ yếu do nhiễm khuẩn tái phát đi tái phát lại vùng mũi họng như viêm mũi mãn tính, viêm xoang. Dịch nhầy xuất tiết luôn chảy xuống họng là nguyên nhân thường xuyên gây nhiễm khuẩn họng dẫn đến làm quá phát tổ chức lypho ở thành họng.

Ngoài ra, viêm amidan mạn tính, nhiễm trùng răng lợi cũng là nguyên nhân gây viêm họng mãn tính và khiến cho người bệnh thường xuyên có cảm giác đau họng.

Một số trường hợp bệnh lý như tắc mũi do polyp mũi, viêm mũi dị ứng …, tắc ở vùng vòm họng do u vòm hoặc viêm amindan quá phát … khiến người bệnh thường xuyên phải thở bằng miệng. Không khí thở trực tiếp bằng miệng không qua mũi sẽ không được lọc sạch bụi bẩn, đồng thời không được làm ấm, làm ẩm nên rất dễ làm nhiễm khuẩn họng tăng nguy cơ viêm họng.

Ngoài ra, người thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều, sử dụng nhiều thức ăn cay nóng cũng làm tăng nguy cơ viêm họng, người sống trong môi trường bị ô nhiễm khói thuốc lá, môi trường bẩn hoặc các chất kích thích của khói công nghiệp cũng gây viêm họng mạn tính.

Các dạng thường gặp của viêm họng mãn tính

Viêm họng mãn tính được chia làm 4 thể: viêm họng mãn tính sung huyết, viêm họng mãn tính xuất huyết, viêm họng mãn tính quá phát, và viêm họng teo.

  • Viêm họng mãn tính sung huyết: biểu hiện niêm mạc họng đỏ, nổi nhiều tia mao mạch máu.
  • Viêm họng mãn tính xuất tiết Thành sau họng có tăng xuất tiết nhầy, trong, hơi dính vào niêm mạc, chảy từ vòm xuống hạ họng, tạm thời mất đi khi bệnh nhân nuốt. Niêm mạc họng cũng đỏ và nổi nhiều tia mao mạch máu.
  • Viêm họng mãn tính quá phát (viêm họng hạt) : Niêm mạc họng đỏ và dày lên. Tổ chức bạch huyết ở thành sau họng phát triển mạnh, quá phát thành từng đám to nhỏ không đều, màu hồng hoặc đỏ. Có khi tập trung thành một dải gồ lên ở phía sau và dọc theo trụ sau của amidan trông như một trụ sau thứ hai gọi là “trụ giả”.
  • Viêm họng teo: Niêm mạc họng teo dần, những tuyến nhầy dưới niêm mạc cũng teo đi làm cho niêm mạc họng từ đỏ thẫm biến thành màu hồng rồi nhợt nhạt, khô và đọng những vảy mỏng, vàng, khô bám vào từng chỗ. Niêm mạc họng trở thành mỏng, các trụ sau cũng teo biến đi làm cho họng trở nên rộng hơn. Viêm họng teo thường là viêm họng do nghề nghiệp hoặc ở người già hoặc ở những người trĩ mũi.

Điều trị viêm họng mãn tính

  • Viêm họng mãn tính nếu không được điều trị tích cực sẽ rất khó khỏi. Bệnh nhân cần điều trị dứt điểm các nguyên nhân gây viêm họng như viêm mũi, viêm xoang, viêm amidan nếu có.
  • Cần tích cực giảm bớt các kích thích từ bên ngoài như hút thuốc lá, uống rượu, ăn các thực phẩm cay nóng.
  • Nên đeo khẩu trang bảo hộ khi tiếp xúc với bụi và hóa chất. Tránh tiếp xúc với các nguyên nhân gây dị ứng.
  • Vào mùa lạnh cần giữ ấm vùng cổ và ngực khi ra đường.
  • Có chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, nên uống nước ấm, bổ sung vitamin C,A,D.
  • Điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sỹ, bệnh nhân cũng cần phải nhỏ mũi, rửa mũi 2-3 lần/ngày. Khí dung họng theo chỉ định của bác sỹ. Ngoài việc súc miệng bằng nước muối có thể ngậm chanh với muối, gừng với muối, quất với đường phèn hoặc mật ong để giảm bớt triệu chứng.
]]>
Viêm họng mãn tính và cách điều trị https://omron-yte.com.vn/18754-viem-hong-man-tinh/ Mon, 26 Aug 2013 03:00:21 +0000 https://omron-yte.com.vn/18754-viem-hong-man-tinh/ Viêm họng là tình trạng viêm gây đau khi nói hoặc nuốt thức ăn, viêm họng quá phổ biến đến nỗi dường như ai cũng bị viêm họng ít nhất là một lần trong đời. Viêm họng dễ xuất hiện khi thời tiết chuyển mùa, và lặp đi lặp lại nhiều lần gọi là viêm họng mạn tính.

Viêm họng mãn tính và cách điều trị 1

Một số nguyên nhân dẫn tới viêm họng mạn tính

Viêm họng mạn tính có thể do một số nguyên nhân gây ra như:

Nhiễm khuẩn tái phát đi phát lại của vùng mũi họng như viêm mũi mạn tính, viêm xoang. Dịch nhầy xuất tiết luôn chảy xuống họng và là nguyên nhân thường xuyên gây nhiễm khuẩn họng dẫn đến làm quá phát tổ chức lypho ở thành họng.

Ngoài ra, viêm họng mãn tính cũng có thể xảy ra ở trường hợp bị viêm amidan mạn tính và nhiễm trùng răng lợi.

Ngoài 2 nguyên nhân đã nêu ở trên, vì một số lý do nào đó, khi chúng ta thở bằng miệng, vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh cũng có thể gây ra viêm họng mãn tính. Không khí thở trực tiếp vào miệng không qua mũi sẽ không được lọc sạch bụi bẩn đồng thời không được làm ấm, làm ẩm nên rất dễ gây ra nhiễm khuẩn họng gây viêm họng mãn tính.

Cũng có nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, người sử dụng thuốc lá nhiều, uống rượu bia nhiều, ăn nhiều thức ăn cay nóng hoặc sống trong môi trường phải tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá, môi trường bẩn hoặc các chất kích thích của khói công nghiệp cũng gây ra viêm họng mãn tính.

Một số nguyên nhân dẫn tới viêm họng mạn tính 1

Rượu bia, thuốc lá nhiều dễ gây viêm họng mạn tính. Ảnh minh họa

Các dạng viêm họng mãn tính thường gặp

Viêm họng mãn tính sung huyết đơn thuần: Người bị viêm họng dạng này thường có niêm mạc họng đỏ, nổi nhiều tia mao mạch máu.

Viêm họng mãn tính xuất huyết: Biểu hiện của dạng này là tăng xuất tiết nhầy, trong, hơi dính vào niêm mạc, chảy từ vòm xuống hạ họng, tạm thời mất đi khi người bệnh nuốt.Quan sát thấy niêm mạc họng cũng nổi nhiều tia mao mạch máu.

Viêm họng mạn tính quá phát : Có thể nhìn thấy niêm mạc họng đỏ và dày lên. Tổ chức bạch huyết ở thành sau họng phát triển mạnh, quá phát thành từng đám to nhỏ không đều, màu hồng hoặc đỏ. Có khi tập trung thành một dải gồ lên ở phía sau và dọc theo trụ sau của amidan trông như một trụ sau thứ 2 gọi là “trụ giả”. Thể này được gọi là viêm họng hạt.

Viêm họng teo: Với thể này, niêm mạc họng teo dần, những tuyến nhầy dưới niêm mạc cũng teo đi làm cho niêm mạc họng từ đỏ thẫm biến thành màu hồng rồi nhợt nhạt, khô và đọng những vảy mỏng, vàng, khô bám vào từng chỗ. Niêm mạc họng trở thành mỏng, các trụ sau cũng teo biến đi làm cho họng trở nên rộng hơn. Viêm họng teo thường là viêm họng do nghề nghiệp hoặc ở người già hoặc ở những người trĩ mũi.

Phòng ngừa và điều trị viêm họng mãn  tính

  • Bệnh nhân cần điều trị dứt điểm các nguyên nhân gây viêm họng như viêm mũi, viêm xoang, viêm A, viêm VA nếu có.
  • Giảm tiếp xúc với các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, gia vị cay nóng.
  • Nên đeo khẩu trang bảo hộ khi tiếp xúc với bụi và hóa chất. Tránh tiếp xúc với các nguyên nhân gây dị ứng.
  • Giữ ấm cổ và ngực khi thời tiết chuyển sang lạnh.
  • Nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nước ấm, có bổ sung vitamin C,A, D.
  • Uống thuốc theo chi định của bác sỹ.
  • Nhõ mũi định kỳ hàng ngày, rửa mũi 2-3 lần/ngày.
  • Có thể tiến hành khí dung họng theo chỉ định của bác sỹ.
  • Súc miệng bằng nước muối hàng ngày, có thể ngậm chanh với muối, gừng với muối, quất với đường phèn hoặc mật ong …

Một số mẹo nhỏ tốt cho người bị viêm họng mãn tính

Ăn tỏi : Tỏi có chứa allicin có tác dụng kháng khuẩn, tốt cho người bị viêm họng

Viêm giảm đau họng: Viên này có tác dụng kích thích sự tăng tiết nước bọt, giúp giữ ẩm cho cổ họng và miệng, chứa vitamin C, pectin và kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn.

Súc miệng bằng nước muối ấm: Nước muối có tác dụng giảm viêm và đau họng, người bị viêm họng nên súc miệng bằng nước muối ấm 3-4 giờ/ lần.

Uống nhiều nước: Uống nhiều nước giúp tăng độ ẩm cho cổ họng, và cuốn trôi vi khuẩn khỏi cổ họng, Một số lời khuyên đưa ra là người bị viêm họng nên uống trà, cà phê, hoặc hỗn hợp mật ong và chanh ấm sẽ sớm khỏi viêm họng.

Một số mẹo nhỏ tốt cho người bị viêm họng mãn tính 1

Uống nhiều nước giảm các triệu chứng của viêm họng

Xông mũi họng: Xông mũi họng thường được áp dụng giúp cho bệnh nhân bị viêm họng dễ thở hơn. Trên thị trường đã có một số loại máy hỗ trợ xông mũi họng, uy tín có thể tham khảo Máy xông mũi họng của Omron để điều trị.

Ăn súp gà: Trong nước súp gà có chứa nhiều natri, chất này có tác dụng kháng viêm hiệu quả nên đây vừa là món ăn bổ dưỡng vừa rất tốt cho người bị viêm họng mãn tính phải không nào.

Omron-yte.com.vn (Tổng hợp)

]]>
Hỏi về cách trị viêm họng mãn tính https://omron-yte.com.vn/13071-hoi-ve-cach-tri-viem-hong-man-tinh/ Sat, 05 May 2012 02:44:58 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=13071 Hỏi:

Bố em mới có hiện tượng đau cổ họng, đã đi khám ở một số bệnh viện và họ đều có kết luận là bị ” viêm họng mãn tính”. Bố em uống thuốc theo kê đơn mà không thấy khỏi bênh. Vậy trung tâm có thể cho em biết cách chữa trị bệnh này như thế nao?. Nếu đi khám thì khám ở đâu là hiệu qua?. Em rất mong nhận được câu trả lời của trung tâm. (Nguyễn Thị Ngọc Ánh)

Hỏi: 1

Trả lời:

Biểu hiện của bệnh viêm họng hạt (viêm họng mạn tính) là cảm giác vướng víu, ngứa rát thường xuyên trong họng; ho và khạc đờm (quánh dính hoặc trắng nhầy) thường xuyên (nhất là sáng sớm, khi ngủ dậy). Nhiều người bệnh do ngứa họng nên hay khậm khạc, dặng hắng. Khám tại chỗ thấy thành bên họng hơi đỏ, thành sau họng có những hạt trắng. Khi sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút (do nhiễm virus, làm việc căng thẳng, thay đổi thời tiết), bệnh có thể nặng lên thành một đợt viêm họng cấp (đau họng, sốt, ho khạc đờm đặc…)

Viêm họng hạt đến nay vẫn được coi là một bệnh khó điều trị dứt điểm. Các phương pháp điều trị tích cực như đốt lạnh (dùng nitơ lỏng), khí dung kháng sinh tại chỗ… không cho kết quả lâu dài. Để giảm bớt triệu chứng và đề phòng những đợt cấp hoặc biến chứng, nên áp dụng một phương pháp đơn giản mà hiệu quả: súc họng bằng nước muối loãng.

Cách súc họng

Trước tiên, cần súc sạch khoang miệng bằng nước muối đã pha trong khoảng 30 giây. Nếu cảm thấy miệng chưa thật sạch thì làm thêm một lần nữa rồi mới súc họng.

Ngồi dựa lưng vào thành ghế, cổ ngửa ra sau đến mức tối đa. Khi nước muối chạm thành sau họng thì dùng hơi đẩy nước muối ra, tạo tiếng kêu “khò khò” đều đặn (có thể hình dung lúc súc họng là khi ta đang phát âm o, a hoặc ê). Sau khi đẩy hơi hết, ngồi lại tư thế bình thường, nhổ nước cũ đi rồi lặp lại động tác trên 3-4 lần nữa với nước muối mới, cho đến khi họng không còn cảm giác vướng víu nữa.

Cứ 3 giờ súc họng một lần. Nếu họng đang viêm cấp, khoảng cách giữa hai lần súc họng có thể gần hơn. Điều quan trọng nhất là phải nhớ súc họng trước và sau khi ngủ. Với người hay đi tiểu đêm, cần phải súc họng cả trong những lần thức giấc này.

Kết quả của việc súc họng nước muối sẽ được thấy rõ sau khoảng vài ngày, đặc biệt đối với những bệnh nhân đang ở đợt cấp. Việc điều trị kháng sinh phối hợp là điều không cần thiết đối với viêm họng mạn. Nhưng nếu đang có đợt cấp, kháng sinh sẽ làm bệnh lui nhanh hơn.

(BS Vũ Nhất Minh, sk&đs)

Có thể bạn quan tâm: Bệnh viêm họng hạtCách chữa viêm họngBệnh viêm họngBệnh viêm họng cấp

]]>