Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Fri, 27 Aug 2021 08:53:00 +0000 vi hourly 1 Chữa viêm mũi và một số lưu ý cho người bệnh https://omron-yte.com.vn/19757-chua-viem-mui-va-mot-so-luu-y-cho-nguoi-benh/ Thu, 09 Jan 2014 02:15:53 +0000 https://omron-yte.com.vn/19757-chua-viem-mui-va-mot-so-luu-y-cho-nguoi-benh/  Viêm mũi gây rất nhiều khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày, tuy không nguy hiểm nhưng nếu không chữa trị dứt điểm có thể dẫn tới viêm xoang mãn tính và các bệnh khác về đường hô hấp. Về việc chữa trị cho người bị viêm mũi, hiện nay đã có nhiều phương pháp, dưới đây là 3 phương pháp hay được sử dụng: chữa theo thuốc Nam và chữa theo y học cổ truyền bằng những bài thuốc đơn giản và phương pháp sử dụng máy xông.

Chữa viêm mũi và một số lưu ý cho người bệnh 1

Viêm mũi có chữa khỏi hẳn được không?

Câu trả lời là có. Nhưng nhanh hay chậm, khỏi hay không khỏi lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Khi bệnh mới chớm, người bệnh nên điều trị bằng các phương pháp tự nhiên, không nên vội sử dụng thuốc kháng sinh và quan trọng nhất là phải giữ gìn vệ sinh mũi. Trường hợp không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ nặng thêm theo từng mùa và dẫn tới viêm xoang hen, hoặc các bệnh hô hấp mãn tính. Khi bệnh đã nặng và chuyển thể, việc điều trị sẽ khó khăn hơn nhiều.

Chữa và điều trị viêm mũi bằng cách nào?

Dưới đây là một số phương pháp chữa trị viêm mũi theo thuốc Nam và theo phương pháp cổ truyền.

Chữa viêm mũi bằng thuốc Nam

  • 200g hành tây rửa sạch, bỏ vào cối đá, cho thêm 1 thìa nước sôi rồi giã nát, nhỏ mũi ngày 3 lần. Nếu bị nghẹt thở, lấy 1 tép tỏi bóc vỏ, giã nát, nhét vào mũi, mũi sẽ thông nhanh hơn.
  • Mật lợn và bột hoắc hương rang lên, hít hoặc thổi thuốc vào mũi.
  • Bồ kết tán bột, thổi vào mũi ngày vài lần.
  • Hoa mộc lan 30 g sấy khô, tán bột, đựng trong bình kín, thổi vào mũi ngày 3 lần, mỗi đợt điều trị 3 ngày.
  • Cửu căn (rễ cây hẹ), giã lấy nước, để lắng, nhỏ vào mũi ngày 2 lần.
  • Hành lá 7 cây, dầu bạc hà và dầu glycerin mỗi thứ 1 giọt. Hành rửa sạch, để khô, cắt nhỏ, giã nát, lọc lấy nước rồi cho dầu vào. Đựng thuốc trong bình kín, lắc đều trước khi dùng, ngày nhỏ 3 lần.
  • Thầu dầu 300 hạt, táo lớn gọt vỏ 15 g, giã nát, dùng bông quấn thuốc cho vào lỗ mũi.
  • Bột gừng trộn với mật ong nhét vào lỗ mũi.
  • Hành tươi giã nát đưa vào lỗ mũi (sáng dùng phần củ, trưa dùng phần giữa, tối dùng phần còn lại).

Chữa viêm mũi bằng phương pháp cổ truyền

  • Củ hành ta 50 gr, gừng tươi 50 gr. Đem cả hai giã nhuyễn cho vào hai muỗng giấm ăn, trộn đều lên, rồi cho vào một tô, hoặc nồi nước thật nóng để xông mũi, họng. Hít thật sâu hơi nước bốc lên từ nước chế biến trên, để hơi đi vào mũi, miệng. Áp dụng cho các trường hợp bị nghẹt mũi và viêm mũi.
  • Dùng một ít sáp ong rừng để lên trên vật dụng có chứa than cho sáp ong bốc hơi, rồi dùng bìa giấy cứng cuốn lại thành hình cái phễu để xông hơi lên mũi.
  • Lấy 30 gr hạt của cây rau hẹ, 30 gr vị thuốc thiên niên kiện, đem giã nhỏ rồi trộn chung lại với nhau và cho vào một cái tô nước nóng để xông. Cách xông cũng giống như trên.
  • Dùng các nguyên liệu gồm: 5 gr bạc hà, 5 gr bạch chỉ, 10 gr thương nhĩ tử, 10 gr tân di hoa, 3 củ hành tươi và 5 gr trà diệp. Đem các nguyên liệu cho vào nồi, nấu sôi với nửa lít nước, để uống trong ngày.
  • Lấy một ít cỏ cứt lợn tươi (có người gọi là cỏ hôi) rửa sạch, giã nhuyễn rồi vắt lấy nước cốt để nhỏ mũi, ngày 3 lần.
  • Dùng vỏ bí đao tươi, dây mướp (lấy đoạn gần ở gốc), và vị thuốc ý dĩ (mỗi loại 50 gr), đem nấu với 2 lít nước để uống trong ngày. Cách làm này tốt với các trường hợp viêm mũi dị ứng do thời tiết, có chảy nước mũi nhiều.
  • Một ít gừng tươi cắt lát, cùng 20 gr tô diệp rửa sạch, đem cả hai nấu với nửa lít nước (hoặc có thể dùng nước sôi để hãm), lấy nước dùng trong ngày. Dùng cho trường hợp viêm mũi do thời tiết mưa nắng thất thường.
  • Dùng nửa lít dầu dừa nấu cho sôi rồi cho vào 100 gr hạt thảo quyết minh (một vị thuốc) vào nấu tiếp đến khi hạt bốc khói lên, thì vớt hạt thảo quyết minh ra để cho ráo dầu, rồi cho vào lọ đậy kín để dành xông dần. Mỗi khi xông lấy vài hạt nói trên cho vào vật dụng đựng lửa than đến khi hạt lên khói, thì dùng nửa tờ giấy cứng quấn lại hình cái phễu, một đầu phễu đặt lên vật chứa hạt thảo quyết minh, đầu còn lại đặt áp lên mũi để xông hơi vào mũi, hít nhẹ từ từ. Mỗi ngày làm 2 lần như vậy.

Sử dụng máy xông để chữa và điều trị viêm mũi

Việc sử dụng các loại thảo mộc để hỗ trợ điều trị cũng là một phương pháp tốt, tuy nhiên, trên thực tế so sánh, sử dụng máy điều trị viêm mũi (máy xông khí dung) vẫn an toàn hơn sử dụng thuốc. Hiện nay trên thị trường đang có rất nhiều dòng máy xông khí dung, phổ biến và uy tín có máy xông khí dung Omron. Máy sử dụng công nghệ hiện đại, kích thước hạt khí mịn, an toàn và hợp vệ sinh. Sản phẩm điều trị hiệu quả cho các trường hợp viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn,…và không gây phản ứng phụ cho hiệ tiêu hóa như phương pháp điều trị bằng thuốc uống. Xem chi tiết tại: Máy xông mũi họng Omron

Theo Omron-yte.com.vn (St)

]]>
Hỏi cách chữa bệnh viêm mũi dị ứng ? https://omron-yte.com.vn/14698-hoi-cach-chua-viem-mui-di-ung/ Thu, 02 Aug 2012 02:23:09 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=14698 Hỏi: Mẹ cháu bị viêm mũi dị ứng đã nhiều năm nay, có lẽ do làm việc trong môi trường độc hại. trước mẹ cháu làm ở nhà máy thuốc lá, suốt ngày cháu thấy mẹ hắt hơi liên tục, chảy nước mũi nhiều… Mẹ cháu đã chữa nhiều nơi, uống nhiều thuốc Nam, thuốc Bắc và cả thuốc Tây nữa mà chẳng khỏi. Bác sĩ cho cháu hỏi mẹ nên uống thuốc và điều trị viêm mũi dị ựng như thế nào mới khỏi được ạ. Cháu cảm ơn bác sĩ ạ!

Hỏi cách chữa bệnh viêm mũi dị ứng ? 1

Trả lời:
Viêm mũi dị ứng là căn bệnh rất khó điều trị, mẹ bạn cần có sự kiên trì và đi khám tại bệnh viện Tai – Mũi – Họng, bạn nên trình bày kỹ với bác sĩ về quá trình diễn biến bệnh của mẹ bạn để các bác sĩ có hướng điều trị tích cực.
Để điều trị viêm mũi dị các, đầu tiên bác sĩ cần xác định yếu tố gây dị ứng, người ta chia bệnh viêm mũi dị ứng thành các dạng sau:
Viêm mũi dị ứng theo mùa:

Yếu tố gây dị ứng thường gặp là phấn hoa và bụi nấm mốc ngoài trời. Một người dị ứng với loại phấn hoa này cũng có thể dị ứng với nhiều loại phấn hoa khác.

Viêm mũi dị ứng quanh năm:

Yếu tố gây dị ứng thường là bụi trong nhà (hoặc bụi ngoài trời nếu bụi này có trong không khí quanh năm), lông chó mèo, con mọt (có trong không khí, da người, lông vật nuôi, chăn nệm, đồ chơi…). Con gián và các loài gặm nhấm trong nhà cũng được coi là nguyên nhân gây hen và viêm mũi dị ứng quanh năm.

Viêm mũi dị ứng không thường xuyên:

Xảy ra khi bệnh nhân tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng như bụi nhà, nấm mốc, phấn hoa. Khi hết tiếp xúc thì không còn triệu chứng dị ứng. Dị ứng không thường xuyên còn có thể xảy ra đối với thức ăn. Trong trường hợp này, bệnh nhân còn có triệu chứng nổi mề đay, ngứa hoặc đau bụng, tiêu chảy.
– Viêm mũi dị ứng nghề nghiệp: Do tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng tại nơi làm việc (bụi phấn, bụi gỗ, lông thú, găng tay nhựa…).

Việc phòng ngừa và điều trị viêm mũi dị ứng gồm 3 bước chủ yếu:

Kiểm soát môi trường:

tránh tác nhân gây dị ứng: Đeo khẩu trang, rửa mũi bằng nước muối sinh lý, tắm gội sạch sẽ (để loại hết bụi trên tóc, trên da) sau khi ra ngoài trời. Thường xuyên làm vệ sinh nhà cửa, giặt chăn màn, bao gối, màn cửa và phơi dưới ánh sáng mặt trời. Không nên dùng thảm và nệm ghế bằng vải. Không nuôi chó mèo hoặc những vật có lông khác trong nhà. Nếu trẻ bị dị ứng nhiều, hạn chế cho chơi thú nhồi bông.

Ngoài ra, bệnh nhân cần hạn chế tối đa sự tiếp xúc với khói thuốc, khói xe, nước hoa, hương liệu hay những chất nặng mùi khác. Đối với dị ứng nghề nghiệp, nếu không thể đổi nghề, nên dùng khẩu trang, mặt nạ hoặc sử dụng các vật liệu thay thế.

Dùng thuốc:

Hầu hết các trường hợp viêm mũi dị ứng đều đáp ứng với điều trị bằng thuốc. Thuốc chống nghẹt mũi có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp với Antihistamines. Thuốc có thể gây tác dụng phụ như hồi hộp, lo âu, mất ngủ và quánh đàm.

Không nên dùng thuốc chống nghẹt mũi dạng xịt hoặc nhỏ quá 7 ngày. Việc lạm dụng nó sẽ gây hiện tượng sinh lý phản hồi, khiến bệnh nhân nghẹt mũi nặng hơn, phải tăng liều, dẫn đến tình trạng viêm mũi do thuốc và nghiện thuốc, rất khó điều trị.

Điều trị:

Sử dụng phương pháp giảm mẫn cảm đặc hiệu  (MDLP) có hiệu quả từ 60 – 80% trên người bệnh. Tuy nhiên thời gian điều trị đòi hỏi phải ít nhất là từ 6 tháng tới 3 năm để cơ thể sản xuất và duy trì kháng thể chống lại yếu tố gây dị ứng.

Để thuốc phát huy hiệu quả, người bệnh cần kiên trì điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Nhiều bệnh nhân tiêm thuốc được vài tháng thì mất kiên nhẫn, bỏ ngang, bệnh đã đỡ được 80 – 90% nhưng sau đó lại nhanh chóng tái phát.

Sau khi ngừng tiêm, lượng kháng thể này sẽ giảm dần và bệnh có thể tái phát, phải tiêm đợt khác. Tuy nhiên, nếu mỗi đợt tiêm càng kéo dài thì sau đó khoảng thời gian bạn phòng được bệnh viêm mũi dị ứng càng lâu.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên GĐ BV Tai – Mũi – Họng T.Ư, trong 20 năm qua, bệnh viện này đã điều trị hiệu quả bệnh viêm mũi dị ứng bằng phương pháp giảm mẫn cảm đặc biệt với dị nguyên bụi nhà.

 Nguồn: Tổng hợp

]]>
Có thể chữa khỏi hoàn toàn viêm mũi dị ứng? https://omron-yte.com.vn/13862-co-the-chua-khoi-hoan-toan-viem-mui-di-ung/ Fri, 15 Jun 2012 07:53:53 +0000 https://omron-yte.com.vn/13862-co-the-chua-khoi-hoan-toan-viem-mui-di-ung/ Viêm mũi dị ứng thường để lại những triệu chứng khó chịu cho người bệnh : thường xuyên ngứa mũi, ngứa mắt, chảy nước mũi trong, hắt hơi hàng tràng… Tuy nhiên, căn bệnh dai dẳng này giờ có thể chữa khỏi hoàn toàn bằng phương pháp miễn dịch liệu pháp (MDLP) giảm mẫn cảm.

Có thể chữa khỏi hoàn toàn viêm mũi dị ứng? 1

“Vắc xin” trị viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng khởi bệnh rất cấp, thường khi mới bắt đầu phát bệnh thì cảm thấy ở mũi, cổ họng, mắt, ống tai đều bị ngứa, tiếp theo là hắt hơi liên tục, thậm chí hắt hơi mấy chục cái, kèm theo là ngạt mũi và chảy dịch trong, đôi khi chảy ròng ròng…

Bệnh xuất hiện do những chất dị nguyên có trong môi trường sống của người bệnh như bụi, lông súc vật, nấm mốc. Hệ miễn dịch của bệnh nhân phải đấu tranh bằng IgE (lớp thứ nǎm của các globulin miễn dịch), giải phóng nhiều hoạt chất trung gian. Những chất trung gian này chính là những chất kích thích niêm mạc mũi.

Trước đây, để điều trị viêm mũi dị ứng, thường chỉ có cách dùng thuốc hay tránh xa các dị nguyên. Còn phương pháp giảm mẫn cảm MDLP, biện pháp miễn dịch để thay đổi cách thức phản ứng về miễn dịch của người bệnh đối với chất gây dị ứng, cũng đã được nghiên cứu và ứng dụng từ những thập kỷ 70.. Tuy nhiên phương pháp này vẫn còn rất mới đối với các cơ sở điều trị bệnh dị ứng ở nước ta. Phương pháp này chỉ áp dụng khi không thể loại bỏ được dị nguyên, loại trừ nguồn gây bệnh (tránh tiếp xúc với dị nguyên) do đặc thù công việc.

Biện pháp MDLP, phương pháp giảm mẫn cảm đặc hiệu (GMC), được coi là một phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả. Các bác sĩ sẽ đưa dị nguyên mẫn cảm vào cơ thể theo đường dưới da với liều lượng và nồng độ tăng dần, nhằm kích thích cơ thể hình thành kháng thể bao vây, để cơ thể có thể thích ứng với dị nguyên đó. Việc thay đổi đáp ứng miễn dịch dẫn tới việc không xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. Điều đó lý giải vì sao đây được coi là một loại “vắc xin” phòng viêm mũi dị ứng.

Đòi hỏi sự kiên trì

Phương pháp MDLP có hiệu quả từ 60 – 80% trên người bệnh. Tuy nhiên thời gian điều trị đòi hỏi phải ít nhất là từ 6 tháng tới 3 năm để cơ thể sản xuất và duy trì kháng thể chống lại yếu tố gây dị ứng.

Để thuốc phát huy hiệu quả, người bệnh cần kiên trì điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Nhiều bệnh nhân tiêm thuốc được vài tháng thì mất kiên nhẫn, bỏ ngang, bệnh đã đỡ được 80 – 90% nhưng sau đó lại nhanh chóng tái phát.

Sau khi ngừng tiêm, lượng kháng thể này sẽ giảm dần và bệnh có thể tái phát, phải tiêm đợt khác. Tuy nhiên, nếu mỗi đợt tiêm càng kéo dài thì sau đó khoảng thời gian bạn phòng được bệnh viêm mũi dị ứng càng lâu.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên GĐ BV Tai – Mũi – Họng T.Ư, trong 20 năm qua, bệnh viện này đã điều trị hiệu quả bệnh viêm mũi dị ứng bằng phương pháp giảm mẫn cảm đặc biệt với dị nguyên bụi nhà.

Ngoài ra, để phòng viêm mũi dị ứng, người bệnh cần tránh các yếu tố nguy cơ: tiếp xúc với dị nguyên như bụi nhà, khói… Cẩn thận khi thay đổi thời tiết, chú ý giữ vệ sinh mũi, thường xuyên dùng nước ấm hoặc nước muối sinh lý dể rửa mũi, không dùng tay ngoáy mũi để tránh tổn thương niêm mạc mũi…

Hồng Hải

]]>
Viêm mũi dị ứng có chữa khỏi hẳn được không? https://omron-yte.com.vn/13859-viem-mui-di-ung-co-chua-khoi-han-duoc-khong/ Thu, 14 Jun 2012 07:53:53 +0000 https://omron-yte.com.vn/13859-viem-mui-di-ung-co-chua-khoi-han-duoc-khong/ Hỏi : Bác sĩ cho cháu hỏi, mẹ cháu bị viêm mũi dị ứng đã nhiều năm nay, có lẽ do làm việc trong môi trường độc hại. trước mẹ cháu làm ở nhà máy thuốc lá, suốt ngày cháu thấy mẹ hắt hơi liên tục, chảy nước mũi nhiều… Mẹ cháu đã chữa nhiều nơi, uống nhiều thuốc Nam, thuốc Bắc và cả thuốc Tây nữa mà chẳng khỏi. Bác sĩ cho cháu hỏi viêm mũi dị ứng có khỏi hẳn được không và phải khám ở đâu, uống thuốc và điều trị như thế nào mới khỏi được ạ. Cháu cảm ơn bác sĩ ạ!

Nguyễn Thị Huyền

Viêm mũi dị ứng có chữa khỏi hẳn được không? 1

Trả lời:

Viêm mũi dị ứng là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh lý của đường hô hấp, chiếm tỷ lệ 17-25% dân số, có tần suất cao ở những người đi làm, đi học. Bệnh ngày càng tăng ở các nước công nghiệp phát triển do sự ô nhiễm không khí với nhiều kháng nguyên lạ xuất hiện. Những yếu tố thuận lợi khác gây dị ứng là: thời gian tiếp xúc với dị nguyên, nhiễm trùng; yếu tố di truyền, nhân chủng học.

Tùy theo yếu tố gây dị ứng, người ta chia bệnh viêm mũi dị ứng thành các dạng sau:

– Viêm mũi dị ứng theo mùa: Yếu tố gây dị ứng thường gặp là phấn hoa và bụi nấm mốc ngoài trời. Một người dị ứng với loại phấn hoa này cũng có thể dị ứng với nhiều loại phấn hoa khác.

– Viêm mũi dị ứng quanh năm: Yếu tố gây dị ứng thường là bụi trong nhà (hoặc bụi ngoài trời nếu bụi này có trong không khí quanh năm), lông chó mèo, con mọt (có trong không khí, da người, lông vật nuôi, chăn nệm, đồ chơi…). Con gián và các loài gặm nhấm trong nhà cũng được coi là nguyên nhân gây hen và viêm mũi dị ứng quanh năm.

– Viêm mũi dị ứng không thường xuyên: Xảy ra khi bệnh nhân tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng như bụi nhà, nấm mốc, phấn hoa. Khi hết tiếp xúc thì không còn triệu chứng dị ứng. Dị ứng không thường xuyên còn có thể xảy ra đối với thức ăn. Trong trường hợp này, bệnh nhân còn có triệu chứng nổi mề đay, ngứa hoặc đau bụng, tiêu chảy.

– Viêm mũi dị ứng nghề nghiệp: Do tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng tại nơi làm việc (bụi phấn, bụi gỗ, lông thú, găng tay nhựa…).

Các triệu chứng bệnh bao gồm:

– Ngứa mũi (có thể kèm theo ngứa mắt, tai và vòm họng).

– Nhảy mũi (thường thành từng tràng dài liên tục).

– Chảy nước mũi.

– Nghẹt mũi (đôi khi gây mệt mỏi, nhức đầu, buồn ngủ).

Có thể chẩn đoán chính xác viêm mũi dị ứng bằng cách xét nghiệm dịch trong mũi, hoặc tìm phản ứng dị ứng bằng cách tiêm một số kháng nguyên nghi ngờ vào da bệnh nhân (nếu nơi tiêm có quầng đỏ lớn hơn giới hạn bình thường thì đó là dị ứng). Một người có thể phản ứng dương tính với nhiều loại kháng nguyên.

Tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng viêm mũi dị ứng khiến người bệnh luôn nhức đầu, buồn ngủ, khó chịu, uể oải, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt. Nếu để lâu không điều trị, bệnh nhân có thể bị viêm đường hô hấp trên, viêm tai giữa, viêm xoang, có polyp trong mũi…

Việc phòng ngừa và điều trị viêm mũi dị ứng gồm 3 bước chủ yếu:

– Kiểm soát môi trường – tránh tác nhân gây dị ứng: Đeo khẩu trang, rửa mũi bằng nước muối sinh lý, tắm gội sạch sẽ (để loại hết bụi trên tóc, trên da) sau khi ra ngoài trời. Thường xuyên làm vệ sinh nhà cửa, giặt chăn màn, bao gối, màn cửa và phơi dưới ánh sáng mặt trời. Không nên dùng thảm và nệm ghế bằng vải. Không nuôi chó mèo hoặc những vật có lông khác trong nhà. Nếu trẻ bị dị ứng nhiều, hạn chế cho chơi thú nhồi bông.

Ngoài ra, bệnh nhân cần hạn chế tối đa sự tiếp xúc với khói thuốc, khói xe, nước hoa, hương liệu hay những chất nặng mùi khác. Đối với dị ứng nghề nghiệp, nếu không thể đổi nghề, nên dùng khẩu trang, mặt nạ hoặc sử dụng các vật liệu thay thế.

– Dùng thuốc: Hầu hết các trường hợp viêm mũi dị ứng đều đáp ứng với điều trị bằng thuốc. Thuốc chống nghẹt mũi có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp với Antihistamines. Thuốc có thể gây tác dụng phụ như hồi hộp, lo âu, mất ngủ và quánh đàm.

Không nên dùng thuốc chống nghẹt mũi dạng xịt hoặc nhỏ quá 7 ngày. Việc lạm dụng nó sẽ gây hiện tượng sinh lý phản hồi, khiến bệnh nhân nghẹt mũi nặng hơn, phải tăng liều, dẫn đến tình trạng viêm mũi do thuốc và nghiện thuốc, rất khó điều trị.

– Miễn dịch liệu pháp (còn gọi là giải mẫn cảm đặc hiệu): Sau khi thử test, biết chính xác là dị ứng với loại kháng nguyên nào, bệnh nhân sẽ được tiêm chất kháng nguyên gây bệnh với liều tăng dần, làm cho cơ thể thích ứng dần với chất đó và không dị ứng nữa. Tỷ lệ thành công của phương pháp này là 80-90% (có hiệu quả cao nhất với các trường hợp dị ứng do phấn hoa, bụi nhà và lông chó mèo). Thời gian điều trị phải kéo dài 4-5 năm mới đạt được hiệu quả mong muốn; các triệu chứng chỉ bắt đầu cải thiện rõ sau 6-12 tháng.

Bạn nên đưa mẹ đi khám tại bệnh viện Tai – Mũi – Họng, bạn nên trình bày kỹ với bác sĩ về quá trình diễn biến bệnh của mẹ bạn để các bác sĩ có hướng điều trị tích cực.

Chúc bạn và gia đình sức khoẻ.

(Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ)

Theo Thuốc biệt dược

]]>
Bài thuốc Đông y chữa bệnh viêm mũi https://omron-yte.com.vn/11602-bai-thuoc-dong-y-chua-benh-viem-mui/ Thu, 29 Dec 2011 02:06:33 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=11602 Viêm mũi cấp do ngoại tà phần nhiều thuộc chứng thực, viêm mũi mạn quá trình bệnh lâu chính khí bị thương tổn hư suy nên thường biểu hiện là chứng hư. Cả viêm mũi cấp, mạn đều có thể biểu hiện tình trạng hư thực thác tạp. Khi điều trị Thực thì dùng pháp khu tà, Hư thì dùng pháp bổ, Hư thực thác tạp thì dùng pháp bổ chính khu tà phối hợp.

Bài thuốc Đông y chữa bệnh viêm mũi 1

Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng cũng là những đợt viêm mũi cấp, nhưng nguyên nhân có liên quan đến yếu tố dị ứng gây viêm. Y học cổ truyền mô tả trong chứng Tỵ cừu và Tỵ uyên.

Theo y học hiện đại: dị ứng là một phản ứng của cơ thể chống lại những chất lạ đang xâm phạm vào cơ thể, chất lạ đó gọi là kháng nguyên. Khi cơ thể bị kháng nguyên tấn công thì nó phản ứng lại bằng cách tạo ra kháng thể để trung hoà kháng nguyên. Sự đấu tranh đầu tiên này không có triệu chứng lâm sàng, nhưng trong máu người bệnh đã có sinh kháng thể, như vậy bệnh nhân đã bị mẫn cảm, đây là sự phản ứng của cơ thể đối với lần tấn công đầu tiên của kháng nguyên.

Từ đây về sau, nếu kháng nguyên ấy lại xâm nhập nữa thì sẽ xảy ra sự đấu tranh kịch liệt giữa kháng nguyên và kháng thể, quá trình này sản sinh ra nhiều chất hoá học trung gian, và chính các chất này là nguồn gốc của các biểu hiện của bệnh dị ứng, như vậy dị ứng là một bệnh toàn thân của cơ thể, và viêm mũi dị ứng chỉ là một hiện tượng cục bộ của bệnh toàn thân đó

Nguyên tắc chung

– Đối với viêm mũi cấp tính thông thường chưa có biến chứng, chỉ cần chú ý chăm sóc, giữ gìn ấm áp, tránh gió lùa, mặc áo ấm, giữ ấm ngực, ấm cổ có thể bệnh cũng tự khỏi, chỉ nên dùng thuốc khi nào có biến chứng, nếu có dùng thuốc chỉ mang tính điều trị triệu chứng như ho, sốt, nhức đầu…

– Đối với viêm mũi dị ứng: cần chú ý phòng bệnh ngăn ngừa những dị ứng nguyên.

– Đối với viêm xoang cần ngăn chặn các biến chứng viêm họng, phế quản phế viêm, viêm phế quản mạn tính.

Ðiều trị cục bộ

– Dùng nước muối sinh lý nhỏ và rửa mũi trong các trường hợp viêm mũi cấp, mạn.

– Dùng thuốc xông mũi như:

+ Quả bồ kết, nướng, tán nhỏ, thổi vào lỗ mũi để gây nhảy mũi trong trường hợp mũi tắc không thông vì phế khí nghịch lên.

+ Hạt nhãn, đốt lên khói dùng ống trúc dẫn cho khói xông vào mũi trong trường hợp nước mũi chảy ra không dứt, có mùi hôi.

+ Lá lốt tán nhỏ, thổi vào lỗ mũi mỗi lần một ít dùng chữa trĩ mũi.

– Dùng tỏi 4 – 5 củ, giã nát như bùn, rịt vào lòng bàn chân, băng chặt, nước mũi tự nhiên khô ráo trong trường hợp viêm mũi cấp, mạn – viêm xoang.

Ðiều trị chung toàn thân

Tuỳ thuộc vào biểu hiện mà có pháp trị tương ứng:

Viêm mũi cấp tính:

Phép trị: Bổ khí cố biểu, khu phong tán hàn.

Bài thuốc: Bạch truật 12g, tang bạch bì 10g, quế chi 8g, bạch chi 12g, cam thảo 4g, ké đầu ngựa 16g, gừng 4g, xuyên khung 16g, hoài sơn 16g, tế tân 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 3 lần trong ngày sau khi ăn 1 giờ.

Viêm mũi mạn tính.

Phép trị: Khu phong tuyên phế.

Bài thuốc: Ké đầu ngựa 16g, Cát cánh 6g, tân di 8g, cam thảo 6g, bạch chỉ 6g, hạ khô thảo 12g, bạc hà 6g.

Nếu do phong hàn giảm vị hạ khô thảo, thêm kinh giới 12g, phòng phong 8g, khương hoạt 8g.

Nếu do phong nhiệt thêm Hoàng cầm, tang bạch bì mỗi loại 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 3 lần trong ngày sau khi ăn 1 giờ.

Hoặc dùng bài thuốc kinh nghiệm Tỷ tiên phương: Tế tân, tân di hoa, bối mẫu, thương nhĩ tử, tá dược.

Dạng thuốc sử dụng làm thành hoàn, dùng với nước đun sôi để nguội.

Châm cứu: Nhân nghinh, Hợp cốc, Ấn đường, Liệt khuyết.

Lương y Vũ Quốc Trung

]]>
Khó điều trị dứt điểm bệnh viêm mũi dị ứng https://omron-yte.com.vn/11183-kho-dieu-tri-dut-diem-benh-viem-mui-di-ung/ Tue, 06 Dec 2011 00:50:47 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=11183 Khi thời tiết thay đổi, tôi hay bị hắt hơi sổ mũi, khó thở, ho và hiện tượng đó kéo dài, đặc biệt là vào buổi sáng khiến tôi rất khó chịu. Tôi đã uống thuốc để giảm triệu chứng dị ứng nhưng bệnh vẫn tái phát. Có cách nào trị dứt điểm được không? (Thu Hằng – Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk)

Khó điều trị dứt điểm bệnh viêm mũi dị ứng 1

Theo mô tả của bạn, có thể nghĩ tới chứng viêm mũi dị ứng. Đây là một trong những bệnh phổ biến nhất hiện nay. Bệnh không gây hậu quả nghiêm trọng nhưng ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và sức khỏe của người bệnh. Nó cũng được cho là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến viêm xoang mạn tính.

Bệnh xuất hiện do những chất dị nguyên trong môi trường sống như bụi, lông súc vật, nấm mốc, phấn hoa… Bệnh phát sinh không phải do vi khuẩn, viêm nhiễm, tổn thương mà hoàn toàn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Triệu chứng rõ ràng nhất của viêm mũi dị ứng là ngứa mũi, hắt hơi liên tục thành tràng dài, không thể kiểm soát được. Khi hắt hơi nhiều kéo theo cảm giác đau đầu do các cơ phải co thắt; chảy nước mũi, dịch trong suốt không có mùi; ngạt mũi. Đối với người mắc viêm mũi dị ứng, rất khó tiên lượng khi nào có cơn viêm mũi dị ứng vì các dị nguyên trong không khí quá nhỏ, không nhìn thấy được.
Việc điều trị viêm mũi dị ứng hiện nay đối với cả Đông và Tây y đều rất khó khăn, hầu như chỉ có thể giúp thoát khỏi các triệu chứng khó chịu trong một thời gian nhất định và bệnh sẽ tái phát khi gặp các tác nhân gây dị ứng.

Đối với người mắc chứng này, các bác sĩ chuyên khoa có đưa ra một số lưu ý để giúp hạn chế cơn khởi phát.

+ Nên hạn chế đi lại vào mùa phấn hoa. Tránh tiếp xúc các tác nhân dị ứng như giảm bụi trong nhà cũng như ngoài đường, tránh tiếp xúc lông động vật, hoa có mùi thơm hoặc nhiều phấn, mùi lạ, khói thuốc lá.
+ Khi có hiện tượng ngứa mắt mũi, tránh dụi mắt, mũi. Đặc biệt, phải giữ ấm cơ thể vào buổi sáng.
+ Nhỏ xịt mũi khi ngạt bằng các thuốc co mạch giúp thông mũi (lưu ý sử dụng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ).

+ Tăng sức đề kháng cho cơ thể bằng cách bổ sung vitamin C, vitamin qua thực phẩm hoặc vitamin tổng hợp.

BS Nguyễn Mạnh

]]>
Cách chữa bệnh viêm mũi dị ứng https://omron-yte.com.vn/7238-cach-chua-benh-viem-mui-di-ung/ Mon, 28 Mar 2011 00:48:01 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=7238 Viêm ngứa các vùng xung quanh mũi, trên chóp mũi, hắt hơi, xoang mũi viêm tấy, đau đầu, mệt mỏi do hắt hơi và chảy nước mũi thường xuyên – loại viêm mũi này là do phấn hoa trong không khí từ cây cỏ hoặc có thể do bị kích thích từ mùi của cỏ khô. Đây là bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa và được gọi là viêm mũi “lưu niên”.

Cách chữa bệnh viêm mũi dị ứng 1
Để chữa bệnh này, điều quan trọng là phải tìm trong không khí, môi trường bạn sống thứ khiến mũi bạn dị ứng như phấn hoa, lông vật nuôi hoặc mùi lạ nào và tìm cách khắc phục nó. Tuy nhiên việc này rất khó thực hiện và bệnh nhân thường phải chịu bệnh viêm mũi mà không có phương thuốc chữa lâu dài.

Để điều trị bệnh này bao gồm kháng hixtamin kết hợp với steroid (là nhóm các thuốc gồm thuốc corticosteroid giống như nội tiết tố do vỏ tuyến thượng thận sản xuất) để ngăn cản sự viêm nhiễm trực tiếp nhưng dùng phương pháp này lâu dài sẽ gây đau và khó chịu.

Mặc dù loại này hiếm khi có phản ứng phụ nhưng thường ảnh hưởng không tốt đến tim. Bệnh viêm mũi nếu không được điều trị dứt điểm có thể dẫn đến hen suyễn do cuống phổi bị viêm nhiễm

Có một số cách chữa bệnh viêm mũi này như sau:

1. Dùng phương pháp Homeopathy – phép chữa vi lượng đồng căn là cách an toàn và cho hiệu quả nhanh chóng. Dùng Kali Bichromium 200CH (công thức hoá học nhóm chức kali) mỗi tối và kết hợp với Natri 30CH và Spongia Tosta 30CH, dùng 3 lần trong ngày.

Bạn sẽ cảm thấy bệnh viêm mũi (cả hen suyễn) được cải thiện đáng kể. Nếu dùng kháng hixtamin thì nên giảm liều dùng, chỉ nên dùng một đến hai lần một tuần.

2. Kết hợp với thảo dược. Dùng một lượng nhỏ a nguỳ pha khoảng 10ml nước. Khi nào cảm thấy mũi ngứa và hắt hơi nhiều thì chấm một ít nước a nguỳ lên mũi, triệu chứng trên sẽ ngừng ngay lập tức. Thực tế a nguỳ là thuốc giải độc allergen và khi thấy đỡ bạn nên giảm liều dùng thì sẽ không còn phụ thuộc vào thuốc nữa

Nếu bạn dùng nhiều thuốc tây và thường xuyên dùng một loại sẽ dẫn đến nhờn thuốc, thậm chí phải dùng liều cao mới có tác dụng. Nhưng nếu dùng các phương pháp thảo dược hoặc phương pháp homeopathy thì yên tâm hơn rất nhiều và dễ điều trị.

24H.COM.VN (Theo Dân Trí)

]]>
Chữa bệnh viêm mũi dị ứng không dùng thuốc https://omron-yte.com.vn/6170-chua-benh-viem-mui-di-ung-khong-dung-thuoc/ Tue, 15 Feb 2011 03:12:17 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=6170 Mẹo chữa bệnh viêm mũi dị ứng không dùng thuốc

Chữa bệnh viêm mũi dị ứng không dùng thuốc 1

Mẹo chữa viêm mũi dị ứng không dùng thuốc

Cách 1:

  • Dùng 2 ngón tay trỏ hướng vào hai bên lỗ mũi ấn đẩy lên xuống hai huyệt nghinh hương (sát cạnh cánh mũi) làm cho hai lỗ mũi lúc thu hẹp lại, lúc phồng ra đồng thời hít vào mạnh, tắc bên nào hít mạnh bên đó, thở ra đường miệng.
  • Nếu hai lỗ mũi vẫn tắc dùng ngón trỏ và ngón tay cái cùng bên cầm đầu chót mũi lắc qua lắc lại, vừa lắc vừa hít mạnh cho đến khi thật thông thì thôi.
  • Cuối cùng, dùng ngón tay cái để vào đầu mũi phía sát đường nhân trung môi trên bật ngược mũi lên 5-7 lần. Mỗi ngày làm 3-7 lần.

Cách 2:

  • Dùng 1 tép tỏi giã nát đắp vào huyệt dũng tuyền, mỗi tối 1 lần.
  • Cách xác định huyệt dũng tuyền: lấy ở điểm nối 2/5 trước và 3/5 sau của đoạn nối giữa đầu ngón chân thứ hai (kể từ ngón cái) và điểm giữa bờ sau gót chân, trong chỗ lõm ở gan bàn chân.

Để nâng cao hiệu quả trong việc điều trị, có thể dùng kết hợp các bài thuốc và các phương pháp với nhau. Thông thường, người ta hay dùng kết hợp một bài thuốc uống, một bài thuốc nhỏ mũi với một phương pháp không dùng thuốc.

ThS. Hoàng Khánh Toàn
Theo sức khỏe đời sống

]]>
Cách điều trị bệnh viêm mũi dị ứng khi mang thai https://omron-yte.com.vn/6093-cach-dieu-tri-benh-viem-mui-di-ung-khi-mang-thai/ Mon, 14 Feb 2011 00:28:36 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=6093 Phụ nữ có thai bị viêm mũi dị ứng thường được khuyên chỉ nên nhỏ nước muối sinh lý. Tuy nhiên, trong trường hợp quá khó chịu, họ vẫn có thể dùng các thuốc chống dị ứng theo hướng dẫn của bác sĩ. Bạn có thể yên tâm là bản thân bệnh viêm mũi dị ứng không gây ra dị tật cho thai nhi, nhưng bạn cần giữ gìn sức khoẻ để không bị cúm (bệnh cúm mới chính là nguyên nhân gây ra dị tật cho thai nhi!

Cách điều trị bệnh viêm mũi dị ứng khi mang thai 1
Viêm mũi dị ứng cấp xuất hiện với các triệu chứng chảy nước mũi, hắt hơi, ngạt mũi. Các dấu hiệu này thường nặng lên vào buổi sáng sớm hoặc khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích như mùi thơm, không khí lạnh, khói, bụi. Nếu không được xử trí, viêm mũi dị ứng có thể ảnh hưởng khá nhều đến sinh hoạt của người bệnh.

Việc dùng nước muối 0,9% để rửa mũi thường xuyên có thể giảm triệu chứng của viêm mũi dị ứng trong một số trường hợp, nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn triệu chứng. Có khá nhiều loại thuốc điều trị viêm mũi dị ứng sử dụng được cho phụ nữ có thai mà không gây hại cho em bé.

Ở liều điều trị, một số thuốc kháng histamin như chlorpheniramin, diphehydramin, loratadin và cetirizin đã được khẳng định tính an toàn với thai nghén. Chúng có thể giúp giảm rõ rệt các triệu chứng ngứa mũi, chảy nước mũi và hắt hơi.

Các thuốc glucocorticoid xịt mũi như budesonid, beclomethason, fluticason có hiệu quả trong kiểm soát viêm mũi dị ứng và không gây ra bất cứ tác hại nào cho thai nhi. Thuốc chỉ phát huy tối đa tác dụng sau 3-5 ngày.

Nếu ngạt mũi kéo dài, thai phụ có thể nhỏ mũi bằng dung dịch ephedrin 1% để giúp giảm bớt triệu chứng này. Tránh sử dụng các thuốc chữa ngạt mũi chứa pseudoephedrin vì chất này có thể gây dị dạng thai nhi.

Ngay cả với các thuốc được coi là an toàn, nếu muốn sử dụng, thai phụ vẫn cần được bác sĩ kê đơn và hướng dẫn cụ thể về liều lượng và thời gian cho mỗi đợt điều trị. Bạn cần đi khám để được tư vấn điều trị một cách tốt nhất.

(Thông tin tư vấn sau đây chỉ mang tính tham khảo – không tự ý chữa bệnh theo thông tin này)

Chúc bạn sức khoẻ

Theo VnMedia

]]>
Triệu chứng viêm mũi và cách điều trị https://omron-yte.com.vn/3366-trieu-chung-viem-mui-va-cach-dieu-tri/ Wed, 06 Oct 2010 02:39:39 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=3366 Viêm mũi được chia làm hai loại chính là viêm mũi xuất tiết và viêm mũi do vi khuẩn (viêm mũi mủ). Viêm mũi có thể biểu hiện cấp hay mạn tính. Viêm mũi cấp tính nếu điều trị không thỏa đáng sẽ chuyển thành viêm mũi mãn tính, nghiêm trọng còn dẫn tới viêm tai giữa, mất khả năng khứu giác, thậm chí gây nên hen suyễn. Việc điều trị viêm mũi tùy thuộc vào thể viêm mũi mắc phải của trẻ cũng như giai đoạn bệnh.

Triệu chứng viêm mũi và cách điều trị 1

Triệu chứng lâm sàng viêm mũi cấp thông thường:

Bệnh có thể gây thành dịch, hay gặp mùa lạnh, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây sổ mũi cấp.

Giai đoạn đầu bệnh nhân cảm giác ớn lạnh xương sống, nổi gai ốc,… nóng rát trong mũi khi thở ra, nhức đầu mệt mõi, kém ăn ; có thể sốt rất cao (trẻ em), nóng khô rát trong mũi, trong họng, hắt hơi nhiều cái, ngạt tắc mũi, giảm hoặc mất khứu giác, nói giọng mũi kín…

Khám niêm mạc mũi đỏ rực, sưng nề, xung huyết dữ dội, chảy mũi có màu đục, đặc dần, đôi khi nhợt nhạt và khô hơn bình thường…Triệu chứng toàn thân giảm dần, ngửi khá hơn, triệu chứng tại chổ khá lên, bệnh khỏi sau khoảng một tuần.

Những chảy mũi do Virut cúm: Parainfluenza-, Adeno-, Reocorona-, Entero-, Myxovirus… còn có có thể gây biến chứng ở đường hô hấp: Ho, khó thơ…, hay đường tiêu hóa: Gây rối loạn tiêu hóa như ỉa chảy, nôn mửa… hoặc kèm các biến chứng: Viêm màng nảo, viêm nội tâm mạc, viêm thận, viêm cơ (đau chân tay…)

Thể lâm sàng:

– Viêm mũi cấp do cúm: Biểu hiện toàn thân nặng hơn, triệu chứng đột ngột, sốt cao, có thể, có rét, đau mình mẩy, lây truyền nhanh có thể thành dịch…

– Viêm mũi do sởi: Viêm mũi là dấu hiệu đầu tiên của sởi, chảy mũi lẫn máu kéo dài, mắt và hệ thống lệ đạo cũng bị viêm, chảy nước mắt mi mắt phù nề, màng tiếp hợp đỏ, tiếng nói khàn, ho nhiều đôi khi có khó thở nhẹ.

– Viêm mũi do thủy đậu: Thấy ít nốt phổng ở tiền đình mũi, chảy nhiều mũi nhầy, viêm lóet niêm mạc cuốn mũi và vách ngăn, nên khi khỏi bệnh có thể để lại sẹo dăn dúm, teo niêm mạc… tuổi bị bệnh hay gặp từ 2-4 tuổi trở lên.

– Viêm mũi bạch hầu: Có thể nguyên phát hoặc thứ phát, có giả mạc trắng ngà ở mũi và họng. Đầy đủ tính chất đặc trưng của giả mạc bạch hầu. Cần nhuộm soi tươi ngay hoặc lấy giả mạc cấy tìm trực khuẩn bạch hầu.

–  Viêm mũi ở hài nhi: Lâm sàng thường nặng nề. Chảy mũi, ngạt mũi, khó bú, bỏ bú, nôn mửa, sốt, dấu hiệu nhiễm trùng rõ rệt, không tăng cân… Lưu ý nếu kèm viêm đường hô hấp dưới như viêm thanh quản, phế quản, viêm phổi…tiên lượng càng nặng…

–  Viêm mũi do lậu ở trẻ nhỏ: Lây từ âm đạo mẹ, sau sinh 3-4 ngày. Mũi, môi sưng vều, đỏ, chảy mũi vàng, xanh, tắc mũi hoàn toàn, không bú được, mắt cũng sưng mọng, mí mắt không mở được, màng tiếp hợp đỏ, phù nề…

–  Viêm mũi do dị vật: Thường gặp tuổi nhà trẻ mẫu giáo, 2-6 tuổi bị mắc dị vật trong mũi lâu ngày không được phát hiện, lâm sàng ngạt mũi, chảy mũi rất thối, màu xanh, vàng có thể có lẫn máu…đôi khi có sốt, thường chỉ một bên mũi.

–  Viêm mũi lao: Có 2 thể: Lupus và viêm lóet niêm mạc mũi do lao. Triệu chứng vùng tiền đình, cuốn mũi dưới, niêm mạc vách ngăn có những nốt nhỏ màu hơi đỏ, dần dần có mủ rồi hoại tử, làm sẹo co dúm gây hẹp hốc mũi…chẩn đoán dựa vào sinh thiết.

–  Viêm mũi giang mai: Thường chỉ ở giai đoạn III. Lâm sàng sưng đau các xương vùng mũi, chảy mũi mủ, lóet hoại tử, sưng hạch vùng đầu mặt cổ, cuối cùng sập sống mũi hình yên ngựa…Chẩn đoán dựa vào phản ứng huyết thanh và sinh thiết.

Triệu chứng lâm sàng viêm mũi mạn tính:

Lúc đầu là ngạt mũi một bên, lúc bên nọ khi bên kia, sau đó ngạt liên tục dữ dội cả 2 bên, xuất tiêt ít, nhầy dai dính không màu, ít khi có mủ, có xu hướng phát triển phía mũi sau xuống họng, viêm họng thứ phát, BN hay phải đằng hắng, nói giọng mũi kín, chảy nước mắt, có thể có viêm túi lê, nhức đầu mất ngủ. Lâm sàng có 3 giai đoạn:

1. Giai đoạn xung huyết đơn thuần: Ngạt mũi liên tục cả đêm lẫn ngày, xuất tiết ít, khám niêm mạc mũi cuốn mũi to, đỏ, đôi khi tím bầm đặt thuốc co mạch còn co hồi tốt.

2. Giai đoạn xuất tiết: Chảy mũi là dấu hiệu cơ bản, nhầy hoặc mủ, chảy hàng tháng, ngạt mũi thường xuyên, giảm hoặc mất khứu giác. Niêm mạc mũi phù nề nhợt nhạt, cuốn mũi nề mọng, đặt thuốc co mạch còn có tác dụng nhưng chậm và tái sưng nề nhanh. Sàn mũi và các khe có chất xuất tiết ứ đọng.

3. Giai đoạn quá phát: Là hậu quả của một quá trình quá sản niêm mạc cuốn dưới, tắc mũi liên tục, ngày càng tăng, đặt các loại thuốc co mạch không còn tác dụng, nói giọng mũi kín, thở miệng nên viêm họng mạn tính, giảm hoặc mất khứu giác, xuất tiết ít dần. Khám cuốn dưới quá phát gần sát vách ngăn, cứng sần sùi, màu xám nhạt, đôi khi phát triển phía đuôi cuốn, chỉ soi mũi sau mới thấy.

Cách điều trị

Ở bệnh này, có thể chữa trị bằng thuốc, cũng có thể chữa bằng nhiều món ăn, cộng với cải thiện những tác nhân gây dị ứng.

Những món ăn bài thuốc theo cổ truyền và dân gian này có tác dụng khu phong, trừ hàn, giúp thông mũi, chống viêm mũi dị ứng. Tùy từng trường hợp khác nhau mà vận dụng khác nhau về món ăn. Cụ thể như dưới đây:

– Trường hợp bị chảy nước mũi trong, hắt hơi nhiều, ngạt mũi, tình trạng này tăng lên khi thời tiết thay đổi lạnh hơn, hay nóng hơn, thì dùng cách: thịt bò 100g, tỏi tươi 60g, rau thơm 15g, gạo tẻ 60g, gia vị vừa đủ. Thịt bò rửa sạch, thái miếng, tỏi bóc vỏ đập dập, rau thơm thái nhỏ. Gạo tẻ vo sạch cho vào nồi ninh (nấu) thành cháo, khi chín cho thịt bò và tỏi vào đun sôi một lát là được, cho rau thơm và chế đủ gia vị, ăn nóng trong ngày. Món này có tác dụng khu phong trừ hàn, làm giảm xuất tiết và thông lỗ mũi.

– Trường hợp hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, kèm đau đầu, đau cổ gáy, thì áp dụng: đầu cá chép (2 cái), và vị thuốc tân di 12g, tế tân 3g, bạch chỉ 12g, gừng tươi 15g. Đầu cá bỏ mang làm sạch, tân di (búp hoa của cây tân di) gói vào túi vải, tế tân và bạch chỉ rửa sạch, gừng tươi thái chỉ. Tất cả cho vào nồi, đổ nước ninh kỹ trong 2 giờ rồi chế thêm gia vị, dùng như món canh trong ngày. Món này có công dụng làm thông mũi, trừ phong tán hàn…

– Trường hợp biểu hiện mũi khô, ngạt mũi, hắt hơi và chảy nước mũi nhiều, miệng khô họng khát, người gầy, hay có cảm giác sốt nóng về chiều…, thì dùng cách: tây dương sâm 15g, ếch 2 con (chừng 150g), bách bộ 30g, ma hoàng 3g. Tây dương sâm thái phiến, ếch làm sạch bỏ nội tạng, bách bộ và ma hoàng rửa sạch. Tất cả cho vào nồi, đổ vừa nước, hầm kỹ chừng 2 giờ rồi cho thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Món này công dụng dưỡng phế âm, thông tị khiếu.

– Trường hợp bị tắc mũi, hắt hơi, chảy nước mũi nhiều, tinh thần mỏi mệt, chán ăn, dễ đổ mồ hôi, thì dùng món: chim bồ câu 1 con (nặng chừng 150g), hoàng kỳ 60g, tân di 9g, bạch truật 9g, đại táo 12g, gừng tươi và gia vị vừa đủ. Bồ câu làm thịt, bỏ ruột, chặt miếng, tân di gói trong túi vải, đại táo bỏ hạt, các vị thuốc còn lại rửa sạch thái phiến. Tất cả cho vào nồi hầm kỹ chừng 60 phút, chế thêm gia vị, ăn nóng trong ngày. Món này tác dụng bổ khí ích biểu, làm thông thoáng mũi.

Lương y Quốc Trung

]]>