Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Fri, 12 Dec 2014 06:38:35 +0000 vi hourly 1 Nhận biết dấu hiệu của nhồi máu cơ tim https://omron-yte.com.vn/5774-nhan-biet-dau-hieu-cua-nhoi-mau-co-tim/ Tue, 18 Jan 2011 05:09:49 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=5774 Nhồi máu cơ tim là căn bệnh nguy hiểm hay gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên, ngày nay người trẻ cũng có nguy cơ mắc chứng bệnh này. Nhận biết sớm các dấu hiệu sớm của nhồi máu cơ tim có thể giảm thiểu hậu quả và biến chứng của bệnh gây ra. Dưới đây là một số nhận biết dấu hiệu bệnh:

Nhận biết dấu hiệu của nhồi máu cơ tim 1

Dấu hiệu nhận biết sớm nhồi máu cơ tim:

  • Người bệnh thấy xuất hiện cảm giác đau tức vùng ngực : Trên thực tế, phần lớn các cơn đau ngực báo hiệu nhồi máu cơ tim xuất hiện ở giữa xương ức, kéo dài vài phút sau đó hết rồi lại đau lại. Cũng chính vì lý do này mà người bệnh rất dễ bỏ qua. Một số bệnh nhân có cảm giác như bị đè nặng, bóp nghẹt ở ngực.
  • Ngoài những cơn đau ở ngực, người bị nhồi máu cơ tim còn xuất hiện cảm giác đau ở những vị trí khác như tay, lưng, cổ, hàm, thượng vị.
  • Khó thở: Đây cũng là một dấu hiệu thường thấy báo hiệu cơn nhồi máu cơ tim. Dấu hiệu khó thở thường đi kèm với đau ngực, nhưng cũng có thể xuất hiện trước đó.
  • Nhồi máu cơ tim cũng có thể xuất hiện kèm theo một số triệu chứng khác như toát mồ hôi lạnh, nôn, choáng váng. Một số bệnh nhân còn xuất hiện cảm giác như “trời sắp sụp”.
  •  Có sự rối loạn dạ dày

Ai có thể bị nhồi máu cơ tim?

Nhồi máu cơ tim hay gặp ở những người cao tuổi, nghiện thuốc lá, huyết áp cao, lượng cholesterol cao trong máu hoặc bị tiểu đường. Đặc biệt những người mắc bệnh béo phì có nguy cơ mắc căn bệnh này cao hơn những người khác rất nhiều.

Có thể phòng nhồi máu cơ tim không?

Bệnh nhồi máu cơ tim có thể phòng chống được nếu chúng ta có thể xây dựng cho mình một chế độ ăn uống cân bằng, điều độ, hạn chế uống rượu, hạn chế ăn muối, không hút thuốc lá. Ngoài ra, tập thể dục nhẹ nhàng và đều đặn là điều các bác sỹ luôn khuyên chúng ta. Tuy nhiên những cách phòng chống này cần được xây dựng từ còn trẻ. Nếu để đến khi mắc bệnh mới phòng tránh thì rất khó.

Các chuyện gia khẳng định một người đã bị nhồi máu cơ tim sẽ có nguy cơ mắc lại nhiều lần nữa nếu họ còn tiếp tục hút thuốc lá, sinh hoạt bừa bãi và chế độ dinh dưỡng không cân bằng. Và nguy cơ tiếp tục bị nhồi máu cơ tim của họ tăng 3,8 lần trong vòng 6 tháng kể từ sau khi bị nhồi máu cơ tim.

Cần làm gì trước khi xe cấp cứu đến?

Bệnh nhân nhồi máu cơ tim cần được nằm duỗi thẳng người và cố gắng giữ bình tĩnh. Chỉ cần làm như vậy và nhân viên y tế sẽ sơ cứu bệnh nhân trước khi chuyển tới bệnh viện.

Cách xử lý khi bị nhồi máu cơ tim ở nhà

Với những người bị bệnh mạch vành hoặc đã từng bị nhồi máu cơ tim, nên tuân thủ đều đặn chế độ thuốc mà bác sĩ đã kê đơn để giảm thiểu các triệu chứng cũng như các biến chứng, đồng thời hạn chế các đợt nhồi máu cơ tim tái phát. Thông thường, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân một loại thuốc có tác dụng làm giãn mạch vành sử dụng cấp cứu.

Trong trường hợp bệnh nhân bị lên cơn đau thắt ngực ở nhà thì biện pháp cấp cứu là dùng ngay thuốc giãn mạch vành có tác dụng nhanh như Risordan ngậm dưới lưỡi hay Nitroglycerine xịt dưới lưỡi. Nếu sau 5 phút mà bệnh nhân không bớt đau ngực thì có thể cho ngậm thuốc dưới lưỡi hoặc xịt dưới lưỡi lần 2 và nhanh chóng đưa đến khám bác sĩ để được điều trị ngay.

Nhồi máu cơ tim có thể làm bệnh nhân đột tử, hoặc nếu may mắn qua khỏi đợt nhồi máu cơ tim cấp thì cũng có thể có những di chứng như suy tim, loạn nhịp tim… Vì thế, khi phát hiện nhồi máu cơ tim cấp thì bệnh nhân bắt buộc phải được nhanh chóng đưa vào bệnh viện để điều trị tích cực chứ không được điều trị tại nhà.

Xem thêm: Cách xử trí nhanh khi bị nhồi máu cơ tim

]]>
Một số dấu hiệu cảnh báo bệnh nhồi máu cơ tim https://omron-yte.com.vn/5079-mot-so-dau-hieu-canh-bao-benh-nhoi-mau-co-tim/ Mon, 20 Dec 2010 14:22:22 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=5079 Đau ngực dữ dội, cảm giác như bị bóp nghẹt trong lồng ngực. mồ hôi, khó thở, người bệnh phải ôm lấy ngực..Là những dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim nguy hiểm. Làm sao khi bị nhồi máu cơ tim hoặc trong gia đình bạn có người mắc bệnh này. Dưới đây là một số cách xử lý khi gặp tình trạng này.

Một số dấu hiệu cảnh báo bệnh nhồi máu cơ tim 1

Thế nào là nhồi máu cơ tim cấp?

Khi bị nhồi máu cơ tim cấp, dòng máu đến cơ tim sẽ đột ngột bị giảm hay tắc lại. Nguyên nhân có thể là do một số động mạch vành bị tắc nghẽn bởi cục máu đông hoặc do mạch bị co thắt kéo dài.

Nếu tế bào cơ tim không được cung cấp máu trong vài phút, hậu quả sẽ là tổn thương tim vĩnh viễn, tim ngừng đập. Theo các chuyên gia, khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên, cần can thiệp tái tưới máu tươi cơ tim trong vòng 6h sẽ mang lại hiệu quả cao, vì vậy phát hiện các dấu hiệu nhồi máu cơ tim sớm và điều trị và việc làm hết sức quan trọng.

Những dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim

  • Bệnh nhân đau ngực dữ dội, cảm giác như bị bóp nghẹt trong lồng ngực. Một số người mô tả như bị “voi xéo” lên ngực.
  • Vị trí của cơn đau thường ngay sau xương ức. Đau thường lan lên vai trái, xuống mặt trong cánh tay trái và bàn tay trái. Đau cũng có thể lan ra sau lưng hoặc lan lên cằm, cổ.
  • Người bệnh có thể đau đến mức vã mồ hôi, khó thở, ôm lấy ngực.
  • Một vài trường hợp người bệnh chỉ thấy đau vùng mũi ức kèm theo nôn rất nhiều. Cũng có khi nhồi máu cơ tim thường xuất hiện từ từ, bệnh nhân thấy đau nhẹ hay chỉ thấy khó chịu ở ngực. Trong những trường hợp không điển hình như vậy, người bệnh thường không biết tình trạng trầm trọng hơn đang tiềm ẩn phía sau nên khi các triệu chứng thật rõ ràng mới tìm sự giúp đỡ.

Triệu chứng nhồi máu cơ tim của nữ cũng không khác biệt nhiều so với ở nam giới, thường gặp đau ngực dữ dội vùng ngực trái. Tuy nhiên, ở phụ nữ, cũng rất hay gặp những trường hợp có cơn đau không điển hình như trên: khó thở, buồn nôn, nôn và đau lưng hay đau hàm.
Những dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim 1Gọi 115 là việc làm cần thiết khi bị nhồi máu cơ tim

Cần làm gì khi bị nhồi máu cơ tim?

Nếu gặp cơn đau ngực và những dấu hiệu cho thấy có khả năng bị nhồi máu cơ tim, lúc này cần bình tĩnh, tránh để rơi vào trạng thái hoảng loạn. Lập tức ngưng mọi công việc đang thực hiện, ngồi hoặc nằm xuống và gọi ngay người giúp đỡ trước khi bạn bất tỉnh.

Trước tiên hãy gọi 115 – Đây là cách nhanh nhất để được sự giúp đỡ kịp thời vì các BS cấp cứu cho người bệnh mới có thể dùng các biện pháp dùng các loại thuốc cần thiết, cách sơ cứu kịp thời trước khi chuyển đến các cơ sở y tế.

Chỉ có đội cấp cứu mới có kinh nghiệm cũng như đủ phương tiện để xử trí trong những trường hợp bất ngờ xảy ra ngừng tuần hoàn. Hơn nữa, người bệnh ngay lập tức được đánh giá sơ bộ và ghi nhận những thông tin cần thiết trong quá trình vận chuyển nên sẽ được điều trị kịp thời hơn khi đến bệnh.

Nếu bạn không thể gọi được cấp cứu thì hãy nhanh chóng nhờ một ai đó gọi đội cấp cứu hoặc đưa đến bệnh viện gần nhất, bạn không được cố gắng tự mình đi đến trừ trường hợp không còn một ai khác

Nếu bạn gặp một trường hợp có triệu chứng báo hiệu nghi ngờ nhồi máu cơ tim, không nên tự giải thích đó chỉ là triệu chứng thông thường. Hãy gọi cho đội cấp cứu để người đó được đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt và các bác sĩ sẽ là người tìm hiểu và đưa ra câu trả lời chính xác nguyên nhân gây ra triệu chứng đó là gì

]]>