Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Sat, 20 Aug 2022 02:32:04 +0000 vi hourly 1 Chữa và điều trị bệnh béo phì cho trẻ em https://omron-yte.com.vn/9573-chua-va-dieu-tri-benh-beo-phi-tre-em/ Wed, 26 Feb 2014 20:00:02 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=9573 Với tỷ lệ trẻ em béo phì ngày một tăng cao, việc chữa và điều trị béo phì cho trẻ ngày càng khó khăn hơn. Khó khăn thêm ở chỗ nhiều bậc phụ huynh chưa hiểu đúng về bệnh béo phì, vô tình cho con ăn nhiều và càng ăn nhiều thì lại càng béo.

Chữa và điều trị bệnh béo phì cho trẻ em 1

Nhận biết sớm trẻ béo phì

Những trẻ có trọng lượng lớn hơn 20% trọng lượng chuẩn đối với độ tuổi và chiều cao của chúng được gọi là trẻ béo phì. Với những trẻ quá cân hơn 40% các bác sỹ sẽ đưa ra chương trình giảm cân riêng vói những hướng dẫn cụ thể về chế độ ăn uống cũng như chế độ tập luyện.

Dưới đây là bảng chiều cao cân nặng chuẩn theo WHO cho trẻ dưới 5 tuổi để các mẹ dễ đối sánh :

Nhận biết sớm trẻ béo phì 1

Nhận biết sớm trẻ béo phì 2

Hoặc các mẹ có thể tự tính chỉ số BMI của trẻ để phát hiện trẻ có bị béo phì hay không?

Công thức tính BMI : Chỉ số BMI = Cân nặng (kg) / ( Chiều cao(m)* Chiều cao(m))

Nhận biết sớm trẻ béo phì 3

Nếu trẻ tăng cân nặng đột ngột hoặc tăng liên tục, đặc biệt là giai đoạn tiền dậy thì hoặc dậy thì thì cũng không nghiêm trọng lắm, vì ở giai đoạn này, trẻ cần nhiều calo cho sự phát triển nhanh. Còn trường hợp trẻ tăng trên 20% so với trọng lượng chuẩn ở độ tuổi này thì mới là điều đáng lo ngại.

Những nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn nếu trẻ béo phì

Béo phì ở người lớn cũng như trẻ em, đều tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe như huyết áp cao, tiểu đường, ung thư, đau tim, ngủ khó thở, viêm khớp mãn tính và bệnh đường mật.

Bên cạnh đó, trẻ bị béo phì thường sống ít giao tiếp hơn, bởi trẻ dễ bị bạn bè trêu chọc, khinh thường, phân biệt đối xử thậm chí còn bắt nạt. Để giúp trẻ trong các trường hợp này, các mẹ nên tìm cho trẻ những người bạn biết chấp nhận và ủng hộ, tạo các hoạt động tích cực giúp trẻ được thoải mái mà vẫn phát triển nhân cách 1 cách bình thường.

Các nguyên nhân khiến trẻ dễ bị béo phì

  • Trẻ được nạp quá nhiều năng lượng calo vào cơ thể hơn lượng tiêu tốn
  • Do di truyền, lịch sử gia đình có người béo phì
  • Sai lầm trong cách chăm sóc chế độ dinh dưỡng cho trẻ : cho trẻ ăn quá nhiều chất béo, đồ ăn nhanh, nước soda, ăn quá nhiều thức ăn trong ngày khiến thừa calo, ăn vặt nhiều …
  • Trẻ có các vấn đề về hormon và trao đổi chất
  • Trẻ lười vận động, ham trò điện tử, xem tivi
  • Trẻ bị ảnh hưởng tâm lý, stress, trầm cảm.
  • Trẻ ăn quá nhiều để giải quyết các vấn đề cảm xúc như căng thẳng, trầm cảm, lo lắng hay là quá vui vẻ.

Cách phòng tránh béo phì cho trẻ

Cách phòng tránh béo phì cho trẻ 1

Trẻ béo phì cần có chế độ ăn uống và vận động hợp lý

  • Hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ
  • Cho trẻ ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươ, cho trẻ uống nước hoa quả hoặc ăn hoa quả tươi thay cho nước ngọt có ga.
  • Không để trẻ quá đói khiến trẻ ăn nhiều hơn vào bữa sau.
  • Cho trẻ ăn nhiều bữa mỗi ngày với số lượng ăn vừa phải.
  • Tránh khuyến khích, khen thưởng bằng đò ăn vì thế sẽ dễ khiến trẻ cảm thấy đó là điều thú vị và luôn cố gắng để được khen thường “đồ ăn” dễ bị béo phì.
  • Hãy cùng trẻ tập thể dục thể thao, rủ trẻ cùng làm việc nhà, chơi vói trẻ …

Chữa và điều trị cho trẻ béo phì

  • Lập 1 chế độ ăn hợp lý cho trẻ béo phì : hạn chế các thức ăn nhiều đạm, đường, chất béo. Tăng cường cho trẻ ăn rau xanh và hoa quả tươi, tìm hiểu sở thích của trẻ, tạo cho trẻ ăn nhiều thức ăn khác nhau, giúp trẻ không bị chán ăn.
  • Cho trẻ ăn chậm nhai kỹ, bữa ăn nên kéo dài tối thiểu 20 phút, duy trì bũa ăn gia đình đều đặn. Lập giờ giấc bữa ăn chính và bữa phụ cố định để trẻ biết rõ thời gian các bữa ăn.
  • Tránh xa các loại thức ăn đóng hộp và đồ ăn nhanh.
  • Cho trẻ uống nhiều nước, nước hoa quả thay cho nước ngọt.
  • Cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày, ăn từng ít một tránh tình trạng ăn nhiều một lúc.
  • Tạo điều kiện cho trẻ tập thể dục, chơi thể thao khoảng 30 phút tăng dần lên 60 phút mỗi ngày và ít nhất 4-5 ngà mỗi tuần. Nên tập các môn sức trung bình và kéo dài như bơi lội, đạp xe đạp, đi bộ, chạy bộ chậm, chơi bóng…
  • Tạo thói quen năng động trong mọi hoạt động của trẻ như đi thang bộ thay vì thang máy, đến trường bằng xe đạp hoặc đi bộ nếu có thể, cho trẻ cùng bạn làm các công việc như lau nhà, dọn bàn, dọn dẹp phòng riêng, chăm sóc vườn cây …
  • Trẻ béo phì quá nặng cần tới bác sỹ khám và có chế độ ăn uống và vận động riêng. Nên đi khám sớm, tránh nguy cơ biến chứng xấu xảy ra cho trẻ.

Giảm cân không phải việc dễ dàng, đặc biệt là đối với trẻ. Bạn cần luôn ở bên cạnh trẻ, ủng hộ và khuyến khích trẻ. Hãy thường xuyên tìm giải pháp thay đổi không khí cũng như thư giãn để trẻ có tinh thần thoải mái và lạc quan, thực hành cùng trẻ, cùng làm cùng chơi với trẻ. Tinh thần thoải mái + phương pháp vận động hợp lý sẽ có tác dụng tích cực cho trẻ trong các trường hợp thừa cân béo phì.

>> Xem thêm:  Phương pháp chữa trị cho người bệnh béo phì

]]>
Các biện pháp chữa bệnh béo phì hiệu quả https://omron-yte.com.vn/19828-bien-phap-chua-benh-beo-phi-hieu-qua/ Mon, 24 Feb 2014 10:04:48 +0000 https://omron-yte.com.vn/19828-bien-phap-chua-benh-beo-phi-hieu-qua/ Vì được coi là phái đẹp nên các chị em phụ nữ ngày nay đều rất chăm chút cho vẻ đẹp ngoại hình của mình. Thừa cân, béo phì, mỡ thừa tích tụ là nỗi ám ảnh của bao chị em nhất là chị em sau khi sinh em bé. Hiện nay, có nhiều phương pháp chữa bệnh béo phì giúp người bị béo phì thừa cân sớm lấy lại vóc dáng thon gọn. Tuy nhiên, lựa chọn phương pháp nào phù hợp và mang lại hiệu quả thật sự thì vẫn nhiều chị em băn khoăn, thắc mắc. Dưới đây là tổng hợp một số phương pháp chữa và điều trị bệnh béo phì.

Các biện pháp chữa bệnh béo phì hiệu quả 1

Nguyên nhân bệnh béo phì

Chủ yếu do chế độ dinh dưỡng, chế độ ăn thừa vượt quá nhu cầu hoặc do nếp sống làm việc tĩnh, ít tiêu hao năng lượng.

Yếu tố di truyền. Tăng tỷ lệ trẻ béo phì cao hơn ở những người có cha mẹ béo, tuy nhiên tỉ lệ này không cao.

Dấu hiệu sớm của bệnh béo phì

Béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một số vùng của cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe.

Hiện nay tình trạng thừa cân, béo phì đang tăng lên với tốc độ nhanh chóng. Đây thật sự là mối đe dọa tiềm ẩn trong tương lai. Béo phì không hề tốt cho sức khỏe của chúng ta, người càng béo thi tỷ lệ nguy cơ càng cao. Người bị béo phì thường có thân hình phì nộn, nặng nề … và có nguy cơ mắc nhiều bệnh như rối loạn lipit máu, tăng huyết áp, sỏi mật, đái tháo đường, xương khớp … và ung thư.

Dựa vào chỉ số khối cơ thể (BMI) người ta có thể phát hiện nguy cơ người bị béo phì. Do chỉ số khối bằng công thức : BMI = cân nặng / bình phương của chiều cao. Nếu BMI trên 25 là thừa cân và trên 30 là béo phì.

Những dấu hiệu nguy hiểm của bệnh béo phì

  • Thị lực kém. Béo phì có ảnh hưởng nhiều đến thị lực, lượng đường cao trong cơ thể khiến cho tròng mắt bị giãn, giảm thị lực, ảnh hưởng đến các dây thần kinh thị giác.
  • Thường xuyên đói bụng. Đó là do béo phì làm ngăn chặn glucose đi vào các tế bào , khi đó cơ thể sẽ không thể chuyển hóa các thức ăn thành năng lượng cho chúng ta hoạt động mỗi ngày.
  • Tê chân tay. Nồng độ đường cao trong cơ thể sẽ hủy hoại các dây thần kinh và các mạch máu đem thức ăn nuôi sống các dây thần kinh đó. Vì vậy, bạn thường xuyên bị tê ở chân tay.
  • Hãy lẫn lộn. Béo phì có ảnh hưởng đến độ tập trung và sự nhanh nhẹn của bạn. Vậy nên người bị béo phì thường hay lẫn lộn, thiếu tập trung.
  • Rối loạn cương dương. Xảy ra ở nam giới bị béo phì (35 – 75%)
  • Mệt mỏi, luôn khát nước và dễ nổi cáu.

Ảnh hưởng của béo phì tới cuộc sống

  • Mất thoái mái, thiếu tự tin. Người bị béo phì thường có cảm giác khó chịu, mệt mỏi, hay nhức đầu, tê buốt ở hai chân khiến cuộc sống không được thoải mái. Nhiều người mất tự tin vì thân hình quá khổ khác người của mình.
  • Giảm hiệu suất lao động. Do sự thiếu tập trung, cơ thể nặng nề khiến mọi vận động trở nên chậm chạp hơn. Hậu quả là giảm hiệu suất lao động hơn so với người bình thường.
  • Tỷ lệ bệnh tật cao. Béo phì làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành, đái tháo đường. Phụ nữ mãn kinh tăng nguy cơ ung thư túi mật, ung thư vú, tử cung. Nam giới thì tăng khả năng rối loạn cương dương, ung thư thận, tuyến tiền liệt.
Ảnh hưởng của béo phì tới cuộc sống 1

Béo phì làm tăng nguy cơ bệnh tật

Các biện pháp chữa bệnh béo phì

Điều chỉnh chế độ ăn uống.

Đây là phương pháp đầu tiên mà người béo phì nên nghĩ đến và áp dụng. Đó là cách giảm calo, giảm mỡ và tăng cường thức ăn có khả năng giảm sinh năng lượng cho cơ thể. Năng lượng đưa vào thấp hơn nhu cầu sinh lý thì năng lượng thêm vào để tiêu dùng là năng lượng từ mô dự trữ. Khi không có thức ăn vào, năng lượng được rút ra từ mô dự trữ là 1500 – 3000 kcal.  Với cách tính này thì trọng lượng cơ thể sẽ giảm 1kg mỗi 5 ngày. Nếu giảm 0.5 – 1 kg/tuần là thích hợp.

Tuy nhiên, lượng calo dung nạp và cần giảm mỗi ngày ở mỗi bệnh nhân là không giống nhau. Cần dựa vào cân nặng, tuổi, tình hình sức khỏe bệnh nhân. Và cần hiểu rằng, tiết thực không phải là nhịn đói hoàn toàn bởi nhịn đói rất nguy hiểm.

Hoạt động thể lực và tập thể dục

Hoạt động thể lực và tập thể dục 1

Tập thể dục giúp tăng cường tiêu thụ năng lượng. Nên gia tăng hoạt động thể lục từ từ như tập thể dục 10-30 phút/ngày cho đến khi đạt 300 phút/tuần.

Các bài tập vận động có thể áp dụng như đi bộ, chạy bộ, đi xe đạp, bơi lội …

Những trường hợp quá béo, cơ thể quá nặng nề thì không nên tập thể dục vì dễ bị đau khớp, làm bệnh tim mạch thêm nặng. Tốt hết cần có bác sỹ tư vấn về chế độ tập luyện riêng.

Điều trị bằng thuốc.

Áp dụng khi các phương pháp thay đổi chế độ dinh dưỡng và vận động không có hiệu quả đặc biệt người có tiền sử gia đình bị đái tháo đường hoặc bệnh tim mạch.

Điều trị bằng thuốc được chỉ định bởi bác sỹ có kinh nghiệm trong việc sử dụng thuốc và hiểu rõ nguy cơ của các tác dụng phụ.

Điều trị bằng phẫu thuật.

Bệnh nhân và người gia đình cần ổn định về tâm lý và có thể tuân theo sự thay đổi lối sống. Bệnh nhân cần được các bác sỹ có kinh nghiệm và đội ngũ đa khoa chuyên nghiệp để đánh giá lợi ích và những nguy cơ của phẫu thuật.

Phẫu thuật không được áp dụng cho trẻ em trước tuổi vị thành niên, người đang mang thai hoặc cho con bú, những người có dự định mang thai sau 2 năm phẫu thuật, bệnh nhân không tuân thủ chế độ ăn uống và sinh hoạt, bệnh nhân bị rối loạn ăn uống mà chưa được giải quyết, rối loạn tâm thần chưa được điều trị …

Các phương pháp phòng ngừa bệnh béo phì

  • Béo phì ở trẻ em hoặc ở thiếu niên phải được chữa trị kịp thời, 30 – 50% trường hợp béo phì ở trẻ em và 80% ở thiếu niên kéo dài tới tuổi trường thành.
  • Càng phát hiện sóm thì việc chữa trị càng nhanh và đạt hiệu quả hơn. Đối với người trưởng thành, việc phòng ngừa béo phì đặc biệt nhắm vào người có nguy cơ thừa cân cao, người ở thể trạng tăng cân, tăng cân quá nhanh và cuối cùng là các chủ thể có khuynh hướng tăng cân.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống và tạo thói quen có vận động hợp lý. Người đang bị béo phì và thừa cân thì cần tham khảo ý kiến bác sỹ để có chế độ vận động riêng. Có thể tự học cách đi bộ ít nhất 5 lần mỗi tuần, đi bộ ít nhất khoảng 3km để máu được tuần hoàn và lượng mỡ thừa được đốt cháy hiệu quả.
  • Không nên nhịn ăn đặc biệt là nhịn ăn sáng vì khi nhịn ăn cơ thể sẽ tự kích thích nhu cầu cân được bù đắp năng lượng bị thiếu. Tốt hơn hết nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày và cắt bớt lượng thực phẩm đưa vào cơ thể trong từng bữa ăn nhỏ.
  • Ăn nhiều chất xơ và rau xanh. Chất xơ có nhiều trong trái cây, ngũ cốc, rau xanh.
  • Uống đủ nước mỗi ngày.

Tóm lại, thừa cân, béo phì có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Theo dõi cân nặng thường xuyên mỗi ngày để điều chỉnh chế độ ăn và vận động hợp lý. Giữ một cân nặng ổn định, giảm nguy cơ béo phì và nguy cơ của các bệnh liên quan.

Nguồn : Tổng hợp

]]>
Các phương pháp chữa và điều trị bệnh béo phì https://omron-yte.com.vn/17917-chua-va-dieu-tri-benh-beo-phi/ Sat, 27 Apr 2013 06:55:46 +0000 https://omron-yte.com.vn/17917-chua-va-dieu-tri-beo-phi-cach-nao-hieu-qua/ Tình trạng béo phì ngày càng có xu hướng gia tăng và dẫn đến một số hậu quả nghiêm trọng như tăng nguy cơ bị tiểu đường, các bệnh liên quan đến tim mạch, giảm tuổi thọ và nguy cơ bị ung thư. Để điều trị bệnh béo phì, người ta cần đặc biệt quan tâm đến lối sống, giảm trọng lượng cơ thể, tăng vận động thể lực và cuối cùng là phẫu thuật với những trường hợp nghiêm trọng.

Ăn uống giảm trọng lượng điều trị bệnh béo phì

Có lẽ, đây là phương pháp đầu tiên mà người bệnh béo phì nên nghĩ tới và áp dụng. Có thể áp dụng bằng cách giảm calo, giảm mỡ và tăng cường các loại thức ăn giảm sinh năng lượng cho cơ thể. Nếu năng lượng đưa vào thấp hơn nhu cầu sinh lý thì năng lượng thêm vào để tiêu dùng là từ mô dự trữ. Tuy nhiên, lượng calo dung nạp và cần giảm mỗi ngày còn tùy thuộc vào cân nặng, tuổi và tình hình sức của của bệnh nhân. Quan trọng là động lực và ý chí thực hiện.

Ăn uống giảm trọng lượng điều trị bệnh béo phì 1

Một số lời khuyên dành cho người bị béo phì:

  • Giảm số năng lượng từ thực phẩm đưa vào cơ thể, nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Nên ăn nhiều loại hạt ngũ cốc, trái cây, rau..Nhiều người khuyên nên ăn vừa phải carbohydrat, khá đủ đạm, thêm một ít chất xơ để bụng mau no và thức ăn chậm ra khỏi dạ dày.
  • Không dùng quá 30% chất béo trên tổng số năng lượng một ngày, từ 20 đến 25% là tốt nhất.
  • Chia đều phần ăn của một ngày cho ba bữa ăn, để mỗi bữa có ít nhất 25% tổng số năng lượng mỗi ngày.
  • Món tráng miệng cũng chỉ cần giới hạn trong mức độ hợp lý chứ không cần thiết phải bỏ hẳn, chẳng hạn như một ly trái cây, một miếng bánh ngọt nhỏ.
  • Cần phải tuân thủ nghiêm nhặt chế độ dinh dưỡng đã được bác sĩ hướng dẫn đề ra. Ăn nhiều loại thực phẩm đa dạng, cân bằng theo nhu cầu năng lượng và ăn với mức vừa phải.
  • Ghi rõ thành một bảng kê những thức ăn nên tránh như rượu, dầu salad, món ăn tráng miệng nhiều đường, béo… và luôn luôn ghi nhớ để tránh.
  • Không nên xem tivi khi đang ăn vì có thể sẽ theo thói quen ăn quá nhiều.

Hoạt động thể lực và chế độ vận động điều trị bệnh béo phì

Hoạt động thể lực và tập thể dục làm tăng sự tiêu dùng năng lượng, là phương pháp điều trị được áp dụng đầu tiên cho những bệnh nhân có cân nặng quá tải và béo phì. Mục đích của quá trình tập luyện chủ yếu nhằm cải thiện đường máu, giảm đề kháng insulin, giảm trọng lượng, cải thiện lipoprotein và có tác động tích cực đến hệ tim mạch…

Hoạt động thể lực và chế độ vận động điều trị bệnh béo phì 1

Một số lưu ý trong chế độ vận động cho người bị béo phì:

  • Trước khi có ý định áp dụng một phương pháp vận động nào đó, người bị béo phì nên được kiểm tra sức khỏe tổng quan. Thể trạng và bệnh lý khác nhau sẽ quyết định mức độ vận động của mỗi người.
  • Một số bài tập nhẹ nhàng có thể được áp dụng như: Thái cực quyền, đi bộ, luyện khí công, yoga..Người bị béo phì có thể tham gia một số câu lạc bộ thể dục hoặc câu lạc bộ tiểu đường, tăng huyết áp để trao đổi kinh nghiệm điều trị và tập luyện.
  • Khi tập luyện nên có bạn tập cùng và nên đem theo một số thuốc cần thiết khi tập luyện.
  • Mọi thứ cần phải từ từ, cần có thời gian và có quyết tâm thật sự,người bệnh rất nên kết hợp chặt chẽ giữa chế độ ăn và tập luyện phù hợp với các bệnh lý đang mắc phải.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh nhân quá béo, việc tập luyện đi lại rất khó khăn, người bệnh thường đau khớp thì việc tập luyện rất khó khăn. Với những trường hợp đặc biệt này cần có sự tư vấn từ các bác sỹ chuyên môn.

Sử dụng thuốc điều trị bệnh béo phì

Trong các trường hợp điều chỉnh chế độ ăn uống và nghiêm chỉnh chấp hành chế độ luyện tập dành cho người bị béo phì mà cân nặng vẫn không được cải thiện thì bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc. Hầu như tất cả các thuốc đều có tác dụng phụ, làm mất sự ăn ngon miệng, giảm trọng lượng. Vì vậy khi sử dụng thuốc cần được cân nhắc kỹ càng giữa những lợi ích và tác hại do việc sử dụng thuốc mang lại. Một số loại thuốc thường được sử dụng:

Sử dụng thuốc điều trị bệnh béo phì 1
  • Loại thuốc điều hòa thụ thể adrenalin hoặc thụ thể serotonine.
  • Loại thuốc làm gia tăng tiêu thụ năng lượng
  • Loại thuốc có tác dụng biến đổi chuyển hóa chất dinh dưỡng
  • Loại thuốc làm giảm tiêu hóa thức ăn hoặc gây biến đổi chuyển hóa. Với các dạng thuốc tương tự như vậy sẽ giúp bệnh nhân có cảm giác mau no khiến họ ăn ít hơn, thích hợp với những người có cảm giác mau đói và thèm ăn nhiều. Tuy nhiên, thuốc loại này vẫn có một vài tác dụng ngoài ý muốn như khô miệng, táo bón, đau đầu nhẹ, và có thể là tăng nhịp tim ở một số hiếm người, vì vậy cần lưu ý khi được chỉ định điều trị.
  • Loại thuốc làm mất sự ngon miệng: Nhóm thuốc này làm giảm ngưỡng ngon miệng. Tác dụng của thuốc tới trung ương thần kinh làm bệnh nhân có cảm giác no sớm và tăng sinh nhiệt giảm vận tốc biến dưỡng nên giảm trọng lượng.

Phẫu thuật điều trị bệnh béo phì

Đây là phương pháp cuối cùng được đưa ra cho người bệnh béo phì dành cho các trường hợp ngoài lệ, với những trường hợp bị béo phì quá trầm trọng, đe dạo sự sống của chính bệnh nhân. Thường là các đối tượng quá > 50% trọng lượng lý tưởng và có độ tuổi

Đọc tiếp: Một số lưu ý người bệnh béo phì nên biết

708601 Một số lưu ý dành cho người thừa cân, béo phì

Người bị béo phì được khuyên dùng một số thực phẩm sau :

Thịt trâu hoặc thịt bò : Có nhiều protein và axit amin nhưng hàm lượng cholesteron thấp sẽ thích hợp với người béo phì, xơ động mạch và mắc bệnh tiểu đường và bệnh về tim mạch.

Thịt thỏ: Thịt thỏ rất ít mỡ, và cholesteron nhưng lại rất giầu protein. Ngoài ra, trong thịt thỏ còn có chất phosphorid tác dụng rất tốt để hạn chế tiểu cầu tích tụ trong máu huyết, tránh được chứng tắc động mạch, hạn chế chứng xơ vữa động mạch, rất lý tưởng cho người muốn giảm thể trọng và bớt béo phì.

]]>
Làm thế nào để điều trị bệnh béo phì? https://omron-yte.com.vn/5366-lam-the-nao-de-dieu-tri-benh-beo-phi/ Thu, 30 Dec 2010 15:00:13 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=5366 Mục đích của điều trị thừa cân và béo phì là giảm trọng lượng ở giai đoạn đầu rồi duy trì trọng lượng cơ thể ở mức độ hợp lý ở giai đoạn sau bằng các biện pháp sau:

Làm thế nào để điều trị bệnh béo phì? 1

Điều trị thừa cân béo phì :

Chế độ ăn giảm calo: Lượng calo cung cấp giảm từ 20 – 25% so với tuổi và giới, loại trừ các loại đường hấp thu nhanh và mỡ bão hoà hoặc tương tương với 1.600-1.800kcal/ngày. Mục đích là giảm cân từ từ, không quá nhanh, khoảng 2-3kg/tháng.

Tăng cường hoạt động thể lực:
Luyện tập thể dục, thể thao vừa sức sẽ giúp cơ bắp khỏe mạnh, thuận lợi cho lưu thông mạch máu, giúp cho dinh dưỡng khớp và sụn khớp tốt hơn. Cơ bắp khỏe mạnh sẽ giúp giảm lực đè ép lên các khớp xương trong khi vận động. Nên tập luyện tối thiểu 30 phút/ngày. Những hoạt động thể thao như bơi lội, đi bộ, thể dục nhịp điệu… và các thể thao tập thể như bóng đá, bóng chuyền… nên được khuyến khích và động viên.

Các thuốc giảm béo với tác dụng ức chế hấp thu mỡ được bác sĩ chỉ định trong những trường hợp nặng mà sử dụng các phương pháp trên không kết quả.

Phẫu thuật: một số trường hợp nặng, không đáp ứng với các biện pháp kể trên, phẫu thuật làm hẹp dạ dày sẽ được đặt ra.

Phối hợp với điều trị các bệnh lý đi kèm với béo phì như thuốc chống thoái khớp, thuốc giảm đau, thuốc hạ huyết áp, thuốc hạ mỡ máu…

Thừa cân và béo phì gây hậu quả gì?

Béo phì là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh tật của nhiều cơ quan, bộ phận trong cơ thể như:

  • Hệ tim mạch: tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não, hẹp tắc động mạch chi.
  • Hệ hô hấp: giảm thông khí, ngừng thở khi ngủ là một biến chứng rất nguy hiểm.
  • Hệ nội tiết, chuyển hóa: tình trạng kém dung nạp glucose, kháng insulin, nặng hơn là bệnh tiểu đường, rối loạn chuyển hóa mỡ máu, tăng acid uric gây bệnh gút.
  • Tác động về tâm sinh lý: tự ti, trầm cảm, khó hòa nhập cộng đồng.
  • Một số bệnh ung thư như ung thư thực quản, trực tràng, vú…

Tổ chức Y tế Thế giới đã dùng chỉ số nhân trắc học dựa vào chiều cao và cân nặng, đó là chỉ số cơ thể (BMI) tính bằng cân nặng cơ thể (kg) chia cho chiều cao bình phương (mét) và phân ra các mức độ như sau: BMI  dưới 18,5 kg/m2: gọi là thiếu cân, gầy; BMI từ 18,5  – 24 kg/m2 là bình thường; BMI từ 25 – 30kg/m2 là thừa cân và BMI  trên 30 kg/m2 gọi là béo phì.  Các chỉ số này thấp hơn một chút khi áp dụng cho người châu Á. Gần đây, với các kỹ thuật đo thành phần cơ thể hiện đại như đo bằng máy hấp thụ năng lượng kép sử dụng tia X (DEXA) cho phép xác định chính xác khối mỡ, khối nạc, khối xương toàn thân, giúp ích nhiều cho chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh. Tuy nhiên, do giá thành còn cao nên chưa được phổ biến rộng rãi.

TS. Đào Hùng Hạnh

]]>
Khắc phục tình trạng béo phì ở trẻ như thế nào? https://omron-yte.com.vn/4715-khac-phuc-tinh-trang-beo-phi-o-tre-nhu-the-nao/ Wed, 08 Dec 2010 02:45:06 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=4715 Trẻ béo phì có nhiều nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường, huyết áp và một số bệnh ung thư hơn trẻ bình thường. Khi có dấu hiệu bé béo phì cha mẹ cần điều chỉnh ngay chế độ ăn uống, tập luyện cho con.

Khắc phục tình trạng béo phì ở trẻ như thế nào? 1

Theo bác sĩ Lê Thị Kim Quý – giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, trong vòng 10 năm từ 2001 đến 2010, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi thừa cân và béo phì ở TP HCM đã tăng 400%.

Trước thực tế đáng lo ngại này, phụ huynh cần trang bị kiến thức phát hiện sớm các dấu hiệu và xử lý kịp thời khi trẻ bị béo phì.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị béo phì

Một thực tế đáng lo ngại là cha mẹ hiện nay có con bị béo phì nhưng không biết. Đa số họ cho rằng con mình đang ở ngưỡng trung bình, trẻ “mũm mĩm” thường khiến cha mẹ cảm thấy yên tâm hơn trẻ gầy. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cha mẹ cần biết những dấu hiệu dưới đây để xác định xem con mình đã bị béo phì hay sắp có nguy cơ béo phì hay chưa?

– Dựa vào đồ tăng trưởng:

Chỉ số khối cơ thể BMI thường được dùng cho người lớn. Đối với trẻ nhỏ và thanh thiếu niên (dưới 18 tuổi), bạn có thể sử dụng biểu đồ tăng trưởng mới nhất của WHO. Và xem hướng dẫn cách chấm biểu đồ tăng trưởng

– Dựa vào thói quen ăn uống:

Thói quen ăn uống là yếu tố quan trọng tác động đến cân nặng của trẻ. Trong khi đó, do nhận thức sai hoặc do dễ dãi, nhiều người đã tạo cho con một chế độ ăn uống không phù hợp. Nghiên cứu đã cho thấy, nguy cơ béo phì tăng12 lần ở những trẻ ăn trứng hằng ngày; 11 lần ở trẻ có thói quen ăn đồ rán hằng ngày và ăn bữa phụ trước khi đi ngủ; 6-8 lần ở trẻ ăn thích thịt mỡ, đường, uống nước ngọt hằng ngày.

– Dựa vào thói quen vận động:

Béo phì cũng tăng cao ở nhóm trẻ ít vận động. Thời gian vận động (chạy, đi bộ, chơi thể dục thể thao) ở nhóm trẻ béo là 49 phút/ngày, trong khi ở trẻ thường là 68 phút. Ngược lại, thời gian dành cho các hoạt động tĩnh (đặc biệt là xem tivi) ở trẻ em béo cao hơn hẳn: 82 phút/ngày (so với trẻ bình thường là 50 phút). Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Anh, những đứa trẻ lên ba xem tivi nhiều hơn tám tiếng một tuần hoặc ngủ ít hơn 10-12 giờ mỗi đêm có nguy cơ tăng cân rất nhiều.

Khắc phục tình trạng béo phì ở trẻ như thế nào?

Để tránh cho trẻ trở nên thừa cân, bạn phải cung cấp cho trẻ chế độ dinh dưỡng cân đối, dựa trên cơ sở có đủ mọi thứ nhưng mỗi thứ một ít, và mọi thứ nên điều độ. Ngoài ra, cha mẹ cần khuyến khích trẻ tăng cường vận động và dùng các biện pháp tâm lý để giáo dục, điều chỉnh thói quen ăn uống tốt cho trẻ.

Khi điều trị chứng béo phì ở trẻ, phải đảm bảo để trẻ tiếp tục lớn lên và phát triển về mọi mặt. Do đó, không thể bắt trẻ nhịn ăn hoặc ăn quá ít. Việc như vậy, trẻ sẽ mỏi mệt, luôn buồn ngủ, học hành kém đi, sức đề kháng của cơ thể giảm sút và do đó sẽ dễ bị bệnh tật. Bạn vẫn nên cho trẻ ăn uống vừa đủ. Tuy nhiên, cần lưu ý đến một số điều sau:

  • Hạn chế các chất béo như mỡ, bơ… hoặc thay mỡ động vật bằng dầu thực vật. Nhưng ngay dầu thực vật cũng không nên dùng nhiều. Khi nấu thức ăn nên dùng cách luộc, hấp, hoặc nướng hơn là rán, xào.
  • Trong bữa ăn, nên cho trẻ dùng nhiều rau.
  • Hạn chế tối đa các chất ngọt như kẹo, bánh ngọt, chocolate, nước ngọt.
  • Giữa các bữa ăn nếu trẻ đói, có thể cho ăn trái cây ít năng lượng, như dứa, roi.
  • Việc áp dụng chế độ ăn uống nói trên không nên làm đột ngột, phải từ từ, cho trẻ quen dần.
  • Đối với các trẻ trên 10 tuổi, năng lượng cần thiết mỗi ngày là khoảng 1.000-1.300 calo.
  • Không bao giờ đặt mục tiêu giảm cân thật nhanh. Phải kiên nhẫn, khuyến khích trẻ thực hiện đều đặn chế độ ăn uống trên.
  • Thực hiện các chương trình thể dục, thể thao cho trẻ. Các trẻ mập phì cần được tập thể dục ít nhất 1-2 lần mỗi ngày, tốt nhất là vào lúc sáng sớm và lúc chiều, sau khi tan học.

Hoài Vũ (tổng hợp)

]]>
Biện pháp điều trị bệnh béo phì https://omron-yte.com.vn/3441-bien-phap-dieu-tri-benh-beo-phi/ Tue, 12 Oct 2010 23:08:36 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=3441 Béo phì hiện không còn là căn bệnh cùa riêng các nước phát triển có điều kiện sống tiện nghi, no đủ mà đã trở thành vấn nạn của cả các nước đang phát triển. Việc điều trị và các dược phẩm điều trị béo phì do đó cũng ngày càng được quan tâm.

Nguyên nhân 1Nguyên nhân

Béo phì xảy ra khi năng lượng ăn vào vượt quá nhu cầu năng lượng cần thiết trong một thời gian dài, có thể do tăng ăn uống hoặc giảm nhu cầu cung cấp năng lượng do giảm hoạt động thể lực hoặc cả hai xảy ra cùng lúc.

Trên 90% nguyên nhân béo phì là do yếu tố bên ngoài, tức là do ăn uống, chế độ vận động, sinh hoạt. Chỉ không đến 10% là do di truyền và bệnh lý, thường gặp trong các bệnh lý về gen, bệnh lý nội tiết.

Béo phì không thể xuất hiện trong một thời gian ngắn. Thời gian thông thường để một cơ thể bình thường đạt đến cân nặng được chẩn đoán là béo phì tối thiểu làkhoảng 1 năm.

Biểu hiện

Béo phì là khi lượng mỡ trong cơ thể tăng lên quá mức bình thường, có thể dẫn đến những nguy cơ về mặt sức khỏe và tinh thần.

Như vậy là có những người nặng cân nhưng không bị bệnh béo phì, bao gồm:

  • Những người có cơ bắp phát triển: vận động viên thể hình, người chơi thể thao nặng liên tục thường xuyên…
  • Những người bị ứ nước trong cơ thể do bệnh lý hay tác dụng phụ của thuốc: dùng nội tiết tố sinh dục, corticoide, phù do bệnh thận, bệnh tim…
  • Tình trạng tăng khối xương do các nguyên nhân sinh lý hay bệnh lý: xương to do di truyền, các tích tụ trong xương bất thường
  • Một số tình trạng tích nước và tăng cân khác: Mang thai, u bướu khổng lồ…

Ngược lại, có những trường hợp cân nặng không nhiều nhưng vẫn là béo phì do khối mỡ trong cơ thể tăng nhiều hơn so với các khối xương, cơ, nước …

Các tế bào mỡ trong mô mỡ tăng theo hai cách:

  • Gia tăng kích thước: xãy ra vào giai đoạn đầu và dễ hồi phục
  • Gia tăng số lượng: xãy ra vào giai đoạn sau và khó hồi phục hơn.

Ngoài ra, ở người béo phì nặng, có tình trạng tăng mỡ trong máu và nhiễm mỡ trong các cơ quan (gan, thận…)

Biện pháp điều trị

1. Nguyên tắc điều trị béo phì:

Rất đơn giản, chỉ cần giảm năng lượng ăn vào thông qua kiểm soát chế độ ăn và tăng năng lượng tiêu hao thông qua chế độ vận động thể lực phù hợp. Tất cả các phương pháp khác như dùng thuốc, tâm lý liệu pháp, thay đổi hành vi… đều mang tính hỗ trợ nhằm đạt 2 mục tiêu trên và duy trì chúng lâu dài nhất có thể.

2. Khi nào nên bắt đầu điều trị béo phì:

Béo phì nên được chú ý theo dõi, phát hiện sớm và ngăn chặn ngay từ khi chỉ là nguy cơ chứ không chờ đến béo phì thật sự vì:

  • Can thiệp ngay từ giai đoạn cân nặng thừa ít, chưa có sự gia tăng tế bào mỡ sẽ có kết quả tốt và duy trì lâu dài hơn
  • Bảo vệ các cơ quan: Khi đã có tổn thương thực thể trên các cơ quan (tuỵ, mạch máu, gan…) do mỡ thì giảm cân chỉ giúp các tổn thương này ngưng tiến triển chứ không phục hồi được các tổn thương.
  • Phòng tránh được các bệnh lý di truyền có liên quan đến béo phì: Một số bệnh lý di truyền chỉ biểu hiện thành bệnh khi có điều kiện thuận lợi là thừa cân, béo phì. Ngăn chặn béo phì có thể làm giảm yếu tố thuận lợi thúc đẩy các bệnh lý này tiến triển.

3. Điều trị béo phì là bắt buộc:

Bắt buộc điều trị béo phì đối với những người mắc các bệnh lý mạn tính liên quan đến dinh dưỡng và lối sống như tim mạch, huyết áp, tiểu đường … vì giảm cân là một trong những biện pháp trị liệu có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả điều trị chung. Cần có chế độ ăn và tập luyện riêng phù hợp với tình trạng bệnh lý và thể trạng chung của bệnh nhân, được các chuyên viên theo dõi và điều chỉnh thường xuyên.

Các phương pháp giảm cân khác:

  • Tắm hơi, massage, quấn nóng… không có hiệu quả trong việc giảm cân vì không thực sự giảm được lượng mỡ thừa trong cơ thể
  • Phẫu thuật thẩm mỹ, hút mỡ… có thể làm giảm được lượng mỡ thừa và đạt hiệu quả thẩm mỹ nhưng không giảm được lượng mỡ trong máu và trong các cơ quan như gan, mạch máu… nên không làm giảm nguy cơ sức khỏe và thường có khuynh hướng tái lập rất nhanh sau khi tiến hành thủ thuật.

Nhìn chung, thừa cân và béo phì đang thật sự trở thành một vấn đề dinh dưỡng đáng báo động, vì là khởi đầu của nhiều vấn đề sức khỏe và tinh thần. Nên có biện pháp phòng ngừa hiệu quả bằng một chế độ dinh dưỡng phù hợp và nếp sống năng động hàng ngày, chú trọng đến các vận động thể lực để bảo vệ sức khỏe. Điều trị béo phì cần sự phối hợp của nhiều biện pháp khác nhau nhưng nguyên tắc chung nhất cần phải đạt được trong điều trị là giảm được lượng năng lượng nhập vào cơ thể hàng ngày và gia tăng lượng năng lượng hao hụt qua hoạt động thể chất.

ThS. BS. Đào Thị Yến Phi

]]>