Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Thu, 25 Nov 2021 08:38:24 +0000 vi hourly 1 Tổng hợp các phương pháp chữa viêm xoang hiệu quả https://omron-yte.com.vn/14070-cac-phuong-phap-dieu-tri-viem-xoang-hieu-qua/ Fri, 29 Oct 2021 02:08:55 +0000 https://omron-yte.com.vn/14070-cac-phuong-phap-dieu-tri-viem-xoang-hieu-qua/ Viêm xoang là bệnh lý hô hấp phổ biến và có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, việc hiểu rõ các phương pháp chữa viêm xoang là vô cùng quan trọng để cải thiện triệu chứng bệnh cũng như ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Bệnh viêm xoang có cần điều trị sớm không?

Viêm xoang là tình trạng nhiễm trùng màng niêm mạc lót trong lòng các xoang cạnh mũi gây ra bởi vi trùng, siêu vi trùng hay dị ứng. Hậu quả là lớp niêm mạc bị phù nề, đường kính các lỗ xoang bị thu hẹp lại làm cho mủ và dịch viêm ứ đọng trong xoang do không thoát ra ngoài được.

Bệnh viêm xoang có cần điều trị sớm không? 1
Viêm xoang là tình trạng nhiễm trùng tại các xoang

Viêm xoang là bệnh lý không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh ngay lập tức nhưng lại gây ra những triệu chứng vô cùng khó chịu cho người bệnh, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, mất ăn, mất ngủ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến các chức năng hô hấp.

Bên cạnh đó, viêm xoang cấp và mạn tính nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì đều có khả năng gây ra những biến chứng nguy hiểm cho như: Viêm họng, viêm thanh, phế quản, viêm amidan, viêm tai giữa, đau hốc mắt, áp xe tuyến lệ, giảm thị lực đột ngột, suy giảm trí nhớ, viêm màng não, thậm chí là những biến chứng nguy hiểm tính mạng như viêm tắc tĩnh mạch hang và nhiễm trùng máu.

Chính vì vậy, khi có các dấu hiệu của bệnh viêm xoang, bạn cần chủ động đi thăm khám sớm để được các bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời, hợp lý. Tích cực điều trị viêm xoang sớm sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh, tăng cơ hội khỏi bệnh hoàn toàn cũng như giúp bạn phòng tránh được các biến chứng nguy hiểm do bệnh lý này mang lại.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Triệu chứng bệnh viêm xoang và cách điều trị

Nguyên tắc điều trị bệnh viêm xoang

Viêm xoang được điều trị dựa trên nguyên tắc:

  • Viêm xoang cấp tính: Chủ yếu là điều trị nội khoa theo phương án bảo tồn. Bạn có thể tham khảo chi tiết về bệnh viêm xoang cấp tính qua bài viết: Viêm xoang cấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
  • Viêm xoang mạn tính: Điều trị bằng các phương pháp nội khoa tương tự như giai đoạn cấp tính và cân nhắc chỉ định phẫu thuật trong trường hợp viêm xoang nặng có biến chứng hoặc đã điều trị nội khoa trong 4  – 6 tuần nhưng không có kết quả.
Mục tiêu của điều trị viêm xoang là kiểm soát và loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, cải thiện các triệu chứng của bệnh, bảo tồn tối đa cấu trúc mũi đồng thời giảm nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Các phương pháp chữa viêm xoang phổ biến hiện nay

Có rất nhiều phương pháp điều trị viêm xoang khác nhau. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, mức độ nặng của bệnh và tình trạng sức khỏe bản thân mà bạn có thể lựa chọn một trong các biện pháp sau.

Cách chữa viêm xoang tại nhà

Sử dụng nguyên liệu nguồn gốc tự nhiên để cải thiện triệu chứng bệnh viêm xoang là phương pháp được nhiều người quan tâm, ưa chuộng bởi tính an toàn, dễ thực hiện, chi phí thấp và tiện dụng của nó. Dưới đây là một số cách chữa viêm xoang từ nguyên liệu thiên nhiên mà bạn có thể tham khảo và áp dụng:

☛ Chữa viêm xoang bằng tỏi

Cách chữa viêm xoang tại nhà 1
Tỏi có nhiều công dụng tốt trong điều trị viêm xoang

Tỏi có chứa nhiều vitamin và khoáng chất có tác dụng tăng cường miễn dịch, chống viêm, kháng khuẩn, ngăn ngừa sự xâm nhập của virus, vi khuẩn – nguyên nhân phổ biến gây viêm xoang. Vì vậy, tỏi không chỉ là gia vị quen thuộc trong các món ăn gia đình mà còn được sử dụng để chữa viêm xoang rất hiệu quả.

Để cải thiện triệu chứng viêm xoang bằng tỏi, bạn có thể áp dụng các cách sau:

  • Ăn trực tiếp: Bóc sạch vỏ tỏi rồi ăn trực tiếp. Bạn nên ăn khoảng 2 – 3 tép tỏi mỗi ngày.
  • Tỏi và nghệ: Bột nghệ hòa tan vào nước ấm, sau đó thêm tỏi đã nghiền nát vào trộn đều rồi uống. Sử dụng hỗn hợp trên hàng ngày sẽ giúp giảm triệu chứng viêm xoang hiệu quả.
  • Xông mũi với tỏi: Chuẩn bị nồi nước sôi rồi cho tỏi đã đập nát vào nồi, đun thêm khoảng 2 phút. Để nước nguội bớt thì tiến hành xông mũi khoảng 15 phút. Thực hiện 2 lần/ngày .

☛ Chữa viêm xoang bằng nghệ

Nghệ từ lâu đã được biết đến là một vị thuốc tự nhiên, an toàn, lành tính được ứng dụng để điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau, trong đó có viêm xoang. Thành phần chính trong nghệ là curcumin. Chất này có tác dụng chống viêm tự nhiên, nhờ đó giúp cải thiện tình trạng sưng viêm, giảm đau và giảm áp lực lên các xoang mũi trong bệnh viêm xoang.

Cách chữa viêm xoang tại nhà 2
Dùng nghệ chữa viêm xoang

Một số cách dùng nghệ chữa viêm xoang hiệu quả bạn có thể áp dụng:

  • Dùng nước ép nghệ tươi: Nghệ tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt rồi dùng để nhỏ mũi nhiều lần trong ngày. Bạn cần kiên trì thực hiện cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm.
  • Nghệ và mật ong: Trộn tinh bột nghệ với mật ong theo tỉ lệ 1:1. Khi dùng, bạn lấy 1/2 muỗng cà phê hỗn hợp này ngậm trong cổ họng khoảng 5 – 10 phút. Bạn nên thực hiện đều đặn 4 – 5 lần mỗi ngày để thấy được hiệu quả.

☛ Chữa viêm xoang bằng cây giao

Theo Đông y, cây giao có tính mát, có tác dụng tiêu thũng, diệt khuẩn, giảm viêm và sát trùng niêm mạc xoang bị tổn thương. Vì vậy, chữa viêm xoang bằng cây giao là một trong những mẹo dân gian hiệu quả còn được lưu truyền đến ngày nay.

Cách chữa viêm xoang tại nhà bằng cây giao được thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 15 – 20 đốt cây giao rồi đem rửa sạch, để ráo nước.
  • Cắt các đốt cây giao thành những khúc ngắn khoảng 1.5 – 2.5cm rồi cho vào ấm nước sạch.
  • Chuẩn bị một tờ giấy trắng, cuộn thành hình phễu với 1 đầu lớn và 1 đầu nhỏ.
  • Đun sôi ấm nước cây giao đã chuẩn bị. Bạn cần bật lửa thật lớn để nước sôi thật nhanh và sôi bùng lên. Khi phần hơi nước đã bốc ra nhiều thì vặn nhỏ lửa lại để hơi nước bốc ra từ từ.
  • Đặt ống giấy đã quấn sẵn vào miệng vòi ấm (đầu lớn). Đặt mũi ở đầu còn lại của ống giấy (đầu nhỏ) để hít sâu hơi nước vào trong xoang mũi. Bạn cần thực hiện cẩn thận để tránh bị hơi nước làm bỏng.
  • Kiên trì áp dụng 2 lần/ ngày vào mỗi buổi sáng và tối.
Khi xông mũi bằng cây giao lần đầu, bạn chỉ nên thực hiện khoảng 10 – 15 phút cho cả hai bên. Nếu không gặp kích ứng, bạn có thể tăng dần thời gian xông cho các lần tiếp theo. Tuy nhiên, không được tăng thời gian xông lên quá nhanh sẽ gây tổn thương đến lớp lót niêm mạc khoang mũi.
Cách chữa viêm xoang tại nhà 3
Chữa viêm xoang bằng cây giao

Chữa viêm xoang bằng thuốc Tây y

Khi bạn bị viêm xoang, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn sử dụng các loại thuốc điều trị nguyên nhân gây bệnh và cải thiện triệu chứng như:

☛ Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh thường được chỉ định trong các trường hợp viêm xoang do vi khuẩn gây ra. Việc lựa chọn thuốc kháng sinh cụ thể, liều lượng, thời gian sử dụng sẽ phụ thuộc vào tuổi tác, mức độ nhiễm trùng, nguyên nhân gây bệnh và việc sử dụng thuốc kháng sinh của bạn trong thời gian gần đây.

Một số loại thuốc kháng sinh bác sĩ có thể chỉ định trong điều trị viêm xoang như: Clavulanate/ Amoxicillin, Cefuroxime/ Cefpodoxime, Cefdinir, Quinolone, Ceftriaxone.

☛ Thuốc corticoid dạng xịt

Corticosteroid là chất có tác dụng chống viêm và chống dị ứng mạnh. Khi tiếp xúc với niêm mạc mũi xoang, thuốc sẽ phát huy tác dụng, làm giảm tiết dịch, giảm sưng và phù nề niêm mạc xoang.

Thuốc corticoid dạng xịt thường được chỉ định trong khoảng 3 ngày. Dùng thuốc xịt corticoid kéo dài có thể gây nhiều tác dụng không mong muốn cho người bệnh, vì vậy, việc sử dụng chúng cần được theo dõi và giảm dần liều bởi bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc corticoid dạng xịt thường được dùng trong điều trị viêm xoang bao gồm: Naphazoline, Phenylephrine, Triamcinolone, Flunisolide, Chlorzoxazone…

☛ Thuốc corticoid đường uống

Corticoid đường uống thường được chỉ định trong những trường hợp viêm xoang nặng, không đáp ứng với corticoid dạng xịt.

Nhóm thuốc này có thể gây ức chế miễn dịch và nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng khác nếu sử dụng kéo dài. Do đó, thuốc corticoid đường uống thường chỉ được chỉ định trong một đợt điều trị ngắn hạn dưới sự kiểm soát, theo dõi của bác sĩ chuyên khoa.

Các thuốc corticoid đường uống thường sử dụng: Prednisolon, Methylprednisolon, Dexamethason

Chữa viêm xoang bằng thuốc Tây y 1
Thuốc corticoid đường uống thường được dùng trong viêm xoang nặng

☛ Thuốc kháng histamin

Trong một số trường hợp bị viêm xoang do dị ứng, bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng thuốc kháng histamin. Các thuốc này sẽ ức chế giải phóng histamin – một chất trung gian hóa học của phản ứng viêm, từ đó ngăn chặn phản ứng dị ứng, làm giảm mức độ nghiêm trọng cũng như các triệu chứng của bệnh viêm xoang.

Các thuốc kháng histamin thường dùng: Loratadine, Desloratadine, Fexofenadine,…

☛ Thuốc long đờm

Thuốc long đờm (Guaifenesin) được dùng để làm loãng đờm nhầy, giúp chúng được đẩy ra ngoài dễ dàng hơn thông qua phản xạ ho hay khạc đờm. Điều này giúp ngăn chặn sự tích tụ đờm nhầy ở phía sau mũi và cổ họng gây tắc nghẽn, làm thông thoáng đường thở, giúp người bệnh viêm xoang dễ thở hơn.

☛ Thuốc giảm đau hạ sốt

Thuốc giảm đau, hạ sốt (Aspirin, Ibuprofen, Naproxen, Paracetamol,…) được chỉ định trong trường hợp viêm xoang kèm theo đau đầu, đau nhức mũi hoặc có biểu hiện sốt.

☛ Thuốc co mạch, chống sung huyết mũi

Nhóm thuốc này có tác dụng cải thiện tình trạng sung huyết mũi, giảm sưng niêm mạc xoang mũi, nhờ đó giúp giảm tắc nghẽn đường thở, giúp người bệnh dễ thở hơn. Các thuốc thường dùng bao gồm: Oxymethazolone hay Xylomethazolin.

Diện chẩn điều trị viêm xoang

Diện chẩn điều trị viêm xoang là phương pháp sử dụng hệ thống sinh huyệt phân bố trên khuôn mặt hoặc cơ thể để điều trị và cải thiện các triệu chứng của bệnh. Phương pháp này được thực hiện thông qua kỹ thuật dùng que dò day ấn hoặc dùng ngải cứu (cây hương, nhang) hơ nóng để điểm sinh huyệt.

Khi chữa viêm xoang bằng diện chẩn, thầy thuốc có thể thực hiện day ấn sinh huyệt bằng tay hoặc sử dụng các que diện chẩn. Trong phác đồ diện chẩn theo 6 Vùng Phản Chiếu, viêm xoang được chia thành hai dạng:

  • Hàn chứng: Day huyệt kèm xoa dầu hay hơ nóng.
  • Nhiệt chứng: Day huyệt không xoa dầu.

Để xác định hàn chứng hay nhiệt chứng, thầy thuốc sẽ dùng cây lăn đinh lăn vào vùng phản chiếu có bệnh. Nếu bạn thấy đau như kim châm chích thì bệnh viêm xoang thuộc nhiệt chứng, không đau thì bệnh thuộc hàn chứng.

Diện chẩn điều trị viêm xoang 1
Diện chẩn chữa viêm xoang theo 6 vùng phản chiếu

Khi đã xác định được thể bệnh thì tiến hành day huyệt cụ thể như sau:

➤ Đối với viêm xoang cấp tính: Sử dụng bộ huyệt Tiêu Viêm Khử Ứ, Bộ Vị Phóng Chiếu 300 với các sinh huyệt: 61, 3, 37, 50, 7, 38, 156, 347, 240, 26, 16, 290.

  • Trong thời gian sốt: Nếu bệnh thuộc hàn chứng, kết hợp hơ nóng và day ấn kèm dầu vào vị trí các xoang và bộ Tiêu viêm khứ ứ, mỗi sinh huyệt day ấn 3 lần. Nếu bệnh thuộc nhiệt chứng thì kết hợp áp đá lạnh lên sinh huyệt rồi mới tiến hành day ấn.
  • Khi đã hết sốt: Chỉ day ấn các sinh huyệt bình thường, không hơ nóng hay áp lạnh.

Đối với viêm xoang mạn tính: Sử dụng bộ huyệt tương tự như viêm xoang cấp tính. Nếu bệnh thuộc hàn chứng, thực hiện day ấn cùng dầu vào vị trí các xoang và sinh huyệt. Nếu bệnh thuộc nhiệt chứng thì day ấn các sinh huyệt không dùng dầu, lăn đinh hay lăn gai các vùng xoang. Mỗi sinh huyệt day ấn 30 lần.

Diện chẩn chỉ thích hợp với tình trạng viêm xoang vừa và nhẹ. Nếu sau khi điều trị các triệu chứng không được cải thiện hoặc có dấu hiệu tiến triển nặng hơn, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra và thay đổi phương pháp điều trị.

Diện chẩn đòi hỏi phải có sự chính xác trong kỹ thuật day ấn và xác định đúng huyệt vị. Vì vậy, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn cần tham khảo ý kiến chuyên gia và đến các cơ sở y tế đảm bảo chất lượng để được những người có chuyên môn thực hiện khám chữa bệnh, tránh tự thực hiện tại nhà có thể gây ra sai sót và các tác dụng không mong muốn.

Chữa viêm xoang bằng Đông y

Bên cạnh các loại thuốc Tây y để điều trị viêm xoang, trong Đông y cũng có nhiều bài thuốc chữa trị viêm xoang hiệu quả được lưu truyền cho đến ngày nay. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y chữa viêm xoang mà bạn có thể tham khảo:

  • Bài thuốc trị viêm xoang cấp tính: Kim ngân hoa 16g, ké đầu ngựa 16g, chi tử 8g, mạch môn 12g, hy thiêm thảo 16g, ngư tinh thảo 16g.
  • Bài thuốc trị viêm xoang mạn tính: Sinh địa 16g, huyền sâm 12g, đan bì 12g, mạch môn 12g, kim ngân hoa 16g, ké đầu ngựa 16g, trần bì 8g, hoàng cầm 12g.

Cách sắc thuốc như sau: Đổ 750ml nước sạch vào ấm có thang thuốc rồi sắc kỹ cho đến khi cạn còn 250ml. Chia đều thành 3 lần uống trong ngày, uống lúc thuốc còn ấm.

Chữa viêm xoang bằng Đông y 1
Sử dụng các bài thuốc Đông y để chữa viêm xoang

Ngoài việc sử dụng các bài thuốc trên để hỗ trợ điều trị viêm xoang, bạn nên kết hợp với việc xoa bóp, bấm huyệt ngày 3 lần vào sáng sớm, trước khi nghỉ trưa và buổi tối sẽ đem lại hiệu quả điều trị bệnh cao hơn. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn chỉ nên thực hiện xoa bóp, bấm huyệt khi đã được người có chuyên môn hướng dẫn chính xác kỹ thuật day ấn và xác định huyệt vị.

Phẫu thuật điều trị viêm xoang

Trong một số trường hợp dưới đây, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện phẫu thuật để loại bỏ tình trạng viêm xoang, bao gồm:

  • Đã thực hiện các biện pháp điều trị nội khoa trong ít nhất 4 – 6 tuần nhưng không đem lại hiệu quả.
  • Bệnh viêm xoang kéo dài nhiều năm, tái phát nhiều lần và dai dẳng không khỏi.
  • Có bất thường về giải phẫu mũi xoang (polyp mũi kích thước quá lớn, vách ngăn mũi bị lệch).
  • Bệnh đã gây ra biến chứng như viêm ổ mắt, chèn vào thần kinh thị giác.

Phẫu thuật có thể giúp loại bỏ tắc nghẽn và mở rộng các lỗ thông trong xoang, nhờ đó giúp thoát dịch ra ngoài dễ dàng hơn, cải thiện thông khí trong xoang nhanh chóng đồng thời giúp cho niêm mạc trong các xoang tự hồi phục về cấu trúc và chức năng.

Những lưu ý khi bị viêm xoang

Trong quá trình điều trị viêm xoang, để bệnh mau lành đồng thời ngăn ngừa nguy cơ viêm xoang tái phát, bạn cần chú ý một số điều như sau:

  • Vệ sinh mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
  • Giữ môi trường sống luôn sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát nhằm tránh tạo ra môi trường thuận lợi cho nấm mốc và vi khuẩn phát triển.
  • Chú ý giữ ấm đường thở, tránh hít luồng không khí lạnh khô (không khí của điều hòa).
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm, chứa nhiều khói bụi,…
  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, hóa chất, lông động vật,…
  • Duy trì chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung nguồn dinh dưỡng đầy đủ, đặc biệt là các loại vitamin và khoáng chất để tăng cường hệ miễn dịch.
  • Thường xuyên vận động, tập luyện thể dục nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe
  • Không hút thuốc lá và tránh hít phải khói thuốc lá.

Trên đây là các phương pháp điều trị viêm xoang phổ biến hiện nay. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích trong điều trị viêm xoang, từ đó lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp để cải thiện tình trạng bệnh, bảo đảm sức khỏe của bản thân và gia đình một cách tốt nhất.

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.webmd.com/allergies/sinusitis
  • http://benhviendktinhquangninh.vn/phac-do-dieu-tri-tai-mui-hong/viem-mui-xoang-cap-tinh.1726.html
  • http://yhctbinhthuan.vn/bai-viet/phong-va-chua-tri-viem-xoang-bang-dong-y-20.html
]]>
Cách nhỏ mũi điều trị viêm xoang https://omron-yte.com.vn/18711-cach-nho-mui-dieu-tri-viem-xoang/ Tue, 20 Aug 2013 00:57:31 +0000 https://omron-yte.com.vn/18711-cach-nho-mui-dieu-tri-viem-xoang/ Nhiều bệnh nhân bị viêm xoang thường phàn nàn về những khó chịu và bất tiện mà nó mang lại trong sinh hoạt. Họ thường xuyên bị nhức đầu, nhức mũi, nghẹt mũi, cũng có trường hợp bị sốt cao, đau vùng mặt. Dùng thuốc nhỏ mũi rửa mũi hàng ngày là biện pháp giúp giảm đau nhức mũi, nghẹt mũi, khiến người bệnh viêm xoang dễ chịu hơn. Tuy vậy, để đảm bảo rằng thuốc có tác dụng tốt và ít có những phản ứng phụ, bệnh nhân cần thực hiện đúng cách.

Cách nhỏ mũi điều trị viêm xoang 1

Cách dùng thuốc nhỏ mũi điều trị viêm xoang

Trước khi nhỏ mũi, người bệnh cần xì mũi hay hút sạch chất mủ, dịch nhầy ứ đọng trong mũi. Như vậy khi dùng thuốc nhỏ mũi, thuốc sẽ tác động được niêm mạc mũi – xoang. Trình tự dùng thuốc nhỏ mũi có thể tóm gọn lại theo từng bước như sau:

Bước 1: Xì mũi

Có một sai lầm hay gặp đó là một số người không biết thường bịt chặt cả hai lỗ mũi rồi xì mạnh. Làm như vậy chỉ khiến các chất ứ đọng ở hốc mũi bị đẩy ngược vào xoang hay lỗ thông với họng.Để xì mũi đúng tránh gây tổn thương mũi, bạn cần bịt từng bên mũi, xì hơi mạnh bên đối diện để chất ứ đọng chảy ra hết. Trong trường hợp bạn bị  tắc, ngạt mũi nhiều, hay bị chảy máu cam, bạn cần nhỏ thuốc co mạch để thông một phần trước, tránh gây tổn thương, chảy máu mũi khi xì hoặc hút mũi.

Bước 2: Hút mũi

Ở trẻ nhỏ bị viêm xoang sau, mủ đặc dính khó xì nên rất cần được hút mũi. Cha mẹ không nên thực hiện hút mũi với trẻ nhỏ bằng miệng vì như vậy rất dễ mất vệ sinh và chỉ lấy được chất ở ngay cửa sau lỗ mũi.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dụng cụ hút mũi với đầu ống bằng nhựa lắp vừa lỗ mũi của trẻ, nổi bởi bóng cao su. Khi thực hiện, bạn lấy ngón tay bịt lỗ mũi bên đối diện, bóp bóng cho khí ra hết, lắp đầu hút khí chặt lỗ mũi rồi bỏ bóng ra để hút dịch mũi xoang vào, nên làm mỗi bên vài lần để sạch hết chất bẩn. Nếu hút bằng máy, bạn phải dùng loại máy hút có điều chỉnh được áp lực để không hút quá mạnh, quá lâu gây hại cho niêm mạc mũi.

Bước 3:  Nhỏ mũi

Khi nhỏ mũi, người bệnh nên nằm ngửa, hoặc ngồi ngửa để thuốc vào được trong hốc mũi, hướng đầu ống nhỏ ra phía ngoài cánh mũi, lên trên, sâu độ 1 cm với người lớn. Sau đó, nhỏ từng giọt, không nên quá 5 giọt. Sau khi nhỏ, bạn lấy tay day nhẹ trên cánh mũi để thuốc được vào sâu hơn.

Bệnh nhân viêm xoang sau nên nằm xuống khi nhỏ thuốc, đầu rời khỏi thành giường, ngửa tối đa để hướng hẳn lỗ mũi lên trên. Khi nhỏ thuốc vào thấy cay ở trán, gáy là thuốc vào được xoang. Sau khi nhỏ mũi, bạn không nên đứng lên, đi lại, hoạt động ngay, cần ngồi hoặc nằm im vài phút để thuốc vào được cả xoang.

Việc chọn thuốc nhỏ mũi cũng là vấn đề quan trọng với bệnh nhân viêm xoang. Hiện nay, tuy thị trường có rất nhiều loại thuốc nhỏ mũi nhưng cơ bản thuốc nhỏ mũi đều nhằm co mạch, tạo sự thông thoáng, thở thông và dẫn lưu tốt. Các thuốc co mạch thường dùng có các loại thuốc riêng dành cho trẻ nhỏ và cho người lớn.

Tốt hơn hết, người bệnh nên tới gặp bác sỹ để được hướng dẫn chi tiết về cách nhỏ thuốc cũng như các loại thuốc nên sử dụng.

Người bệnh viêm xoang nên rửa mũi hàng ngày

Nếu được rửa mũi thường xuyên và đúng cách sẽ giúp cho người bệnh kiểm soát được các triệu chứng và cải thiện chất lượng sống rõ rệt. Những trường hợp bị viêm xoang mãn tính, viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp, cảm lạnh, và cảm cúm thì nên rửa mũi thường xuyên, nên rửa nước muối mỗi lần một ngày. Sau khi các triệu chứng giảm, chỉ cần thực hiện rửa mũi 3 lần một tuần. Tuy nhiên, không nên áp dụng với các trường hợp bị viêm tai giữa hay mũi bị bít tắc gây khó thở.

Quá trình rửa mũi đúng cách gồm: nhỏ nước muối sinh lý vào chảy từ một bên lỗ mũi sang lỗ mũi bên kia. Điều đó sẽ giúp rửa sạch chất nhầy và các chất gây dị ứng. Có thể tham khảo trình tự rửa mũi như sau:

Bước 1: Dùng bình phun sương, bình hình củ tỏi  hay bình neti pot đều được, nếu không có điều kiện, bạn có thể dùng tay bạn có thể dùng tay để đổ nước muối sinh lý vào mũi, mặc dù cách này không dễ đối với những người làm lần đầu.

Bước 2: Nếu bạn dùng bình xịt thì bỏ qua bước này. Bạn chuẩn bị chai dung dịch nước muối 0,9% hoặc bột muối sinh lý để tự pha  từ một đến 2 cốc nước đun sôi để nguội với 1/4-1/2 thìa muối tinh, sau đó cũng đổ vào bình.

Người bệnh viêm xoang nên rửa mũi hàng ngày 1

Bước 3: Nếu dùng chai dạng bóp, neti pot hay ống tiêm thì cần nghiêng người về phía bồn rửa hoặc chậu một góc 45 độ. Nghiêng đầu để khi nước muối chảy từ mũi này sang mũi kia sẽ rơi vào đúng chậu. Lưu ý không ngả đầu ra phía sau.

Người bệnh viêm xoang nên rửa mũi hàng ngày 2

Bước 4: Đặt vòi của bình neti pot hoặc ống tiêm hoặc bình xịt vào một bên cánh mũi . Bạn há miệng rồi từ từ xịt, rót nước muối vào mũi, nhớ là trong suốt quá trình, chỉ thở bằng miệng, không thở bằng mũi.

Người bệnh viêm xoang nên rửa mũi hàng ngày 3

Bước 5 : Sau khi dùng bình xịt, nước muối sẽ chảy từ mũi bên này sang bên kia giúp cho quá trình làm sạch mũi.

Người bệnh viêm xoang nên rửa mũi hàng ngày 4

Bước 6: Xì mũi nhè nhẹ để làm sạch các dịch còn sót trong mũi. Lặp lại bước 4 với mũi bên kia. Sau khi thực hiện xong cả 2 bên mũi, bạn cần đảm bảo rằng các dịch trong mũi đã được làm sạch kỹ lưỡng. Ngoài ra, các dụng cụ xịt mũi cũng cần được lau sạch và để ở nơi khô ráo, sạch sẽ.

Người bệnh viêm xoang nên rửa mũi hàng ngày 5

Omron-yte.com.vn (Tổng hợp)

]]>
Chuẩn bị tâm lý điều trị viêm xoang mũi https://omron-yte.com.vn/18651-chuan-bi-tam-ly-dieu-tri-viem-xoang-mui/ Mon, 12 Aug 2013 01:25:55 +0000 https://omron-yte.com.vn/18651-chuan-bi-tam-ly-dieu-tri-viem-xoang-mui/ Viêm xoang mũi là một triệu chứng rất thường gặp trong đời sống sinh hoạt. Bệnh có 2 dạng là viêm xoang mũi câp tính và viêm xoang mũi mãn tính. Dạng cấp tính có thể khỏi sau một thời gian điều trị còn dạng mãn tính người bệnh dường như là phải sống chung với bệnh. Mỗi dịp thời tiết thay đổi số ca bệnh viêm mũi tăng nhiều hơn so với trước. Để điều trị căn bệnh này, người bệnh có thể đọc trước một số thông tin sau:

Chuẩn bị tâm lý điều trị viêm xoang mũi 1

Một số điều cần biết khi điều trị viêm xoang mũi

Về thời gian điều trị: Không có thời gian điều trị cho tất cả các trường hợp bị viêm mũi xoang nhưng nếu trường hợp nhẹ , viêm xoang mũi cấp tính thường được điều trị khoảng 9 ngày, nếu bệnh nặng có thể điều tri 18 đến 27 ngày.

Sau điều trị: Sau khi điều trị, niêm mạc xoang sẽ được phục hồi trạng thái bình tường nếu đảm bảo vệ sinh, kiêng cữ hợp lý thì bệnh sẽ không bị tái phát.

Chẩn đoán viêm xoang bằng chụp X-quang: Nếu chỉ chụp X-quang mà chẩn đoán là viêm xoang thì chưa chính xác. Bệnh nhân cần được đi khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng và nếu cần, phải nội soi mũi xoang mới có thể kết luận được. Bạn nên đi khám bệnh sớm tại các bệnh viện có chuyên khoa tai mũi họng để có kết luận chính xác.

Các phương pháp điều trị viêm mũi xoang

Điều trị bằng thuốc: Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị viêm xoang bao gồm thuốc kháng sinh uống hoặc tiêm, thuốc chống viêm, giảm phù nề, nhóm thuốc giảm đau, thuốc long đờm, thuốc chống dị ứng, thuốc chống viêm, chống sung huyết mũi, thuốc co mạch, thuốc nhỏ mũi … Trên thị trường có nhiều loại thuốc, tuy nhiên chọn thuốc nào cho phù hợp là điều quan trọng. Tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng thuốc.

Dùng nước muối sinh lý rửa mũi: Bệnh nhân viêm xoang có thể rửa mũi bằng nước muối sinh lý 0,9%, hoặc tự pha một thìa cà phê muối vào hai tách nước ấm kèm theo một nhúm bicarbonat. Rót nước muối vào một bát rộng, ngửa đầu ra sau, bịt một bên lỗ mũi, hít nước vào lỗ mũi bên kia, rồi nhẹ nhàng hỉ mũi ra. Đổi bên và cũng làm tương tự.

Điều trị viêm xoang bằng cây hoa cứt lợn: Hoa cứt lợn được dùng trong điều trị viêm xoang đã được dân gian áp dụng từ xa xưa. Người ta thường hái hoa tươi đem về giã nát rồi lấy nước nhỏ vào mũi hàng ngày. Cây hoa cứt lợn thấy có tác dụng chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong cả đợt cấp và mạn tính và kích thích niêm mạc mũi tăng xuất tiết nên khi dùng người bệnh thấy rát bỏng toàn bộ niêm mạc mũi, nước mũi chảy nhiều hơn kéo theo mủ đọng trong lòng xoang và hốc mũi. Chính vì vây, hoa cứt lợn chỉ nên dùng trong giai đoạn viêm xoang đang có mủ vàng xanh tồn đọng, tránh hiện tượng lỗ thông mũi xoang bị bít tắc do mủ. Đến giai đoạn kế tiếp, khi nước mũi chuyển sang dịch trong lại không nên tiếp tục dùng hoa cứt lợn mà nên phối hợp với các thuốc có tác dụng giảm xuất tiết của niêm mạc mũi. Nếu giai đoạn này tiếp tục dùng hoa cứt lợn, mũi sẽ khó ngừng chảy.

Điều trị viêm xoang bằng phẫu thuật: Việc phẫu thuật điều trị viêm xoang chỉ được thực hiện khi có biến chứng lan vào ở mắt và nội sọ nhưng thất bại với điều trị nội khoa.

Để được tư vấn về phương pháp điều trị phù hợp nhất với mình, bạn nên tới gặp các bác sỹ chuyên tai mũi họng để chẩn đoán và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Viêm mũi xoang có thể khỏi hoàn toàn nếu mỗi lần mới bị viêm được điều trị ngay, tránh làm tắc lại lỗ thông mũi xoang bệnh sẽ được chữa khỏi.

Omron-yte (Sưu tầm)

]]>
Điều trị bệnh viêm xoang tại nhà https://omron-yte.com.vn/13509-dieu-tri-benh-viem-xoang-tai-nha/ Fri, 01 Jun 2012 07:00:43 +0000 https://omron-yte.com.vn/13509-dieu-tri-benh-viem-xoang-tai-nha/ Người bị viêm xoang hay khụt khịt do cảm thấy chất nhầy tiết ra. Để giúp chất nhầy dễ thoát ra ngoài xoang, nên hỉ mỗi lần từng bên lỗ mũi, giúp tống vi khuẩn ra ngoài.

Điều trị bệnh viêm xoang tại nhà 1

Xử trí viêm xoang theo Đông y

Tại chỗ: Trong viêm xoang, niêm mạc vùng xoang bị viêm sung huyết, tăng tiết chất nhầy làm tắc nghẽn sự lưu thông không khí bình thường của xoang, nên tất cả mọi biện pháp cũng đều nhằm làm phục hồi sự dẫn lưu của các xoang. Điều này rất quan trọng vì khi các xoang được thông sẽ ngăn chặn được sự ứ đọng các chất tiết gây nhiễm khuẩn.

Hít hơi nóng: Mục đích là duy trì nhu động cho nhung mao niêm mạc xoang, giúp chất nhờn được lưu thông và các xoang được dẫn lưu. Cách mà dân gian hay làm là mua một ít lá xông trong đó có bạc hà về nấu, xông cả người hoặc múc ra một bát lớn nước xông tỏa hơi, hít hơi nóng bốc lên, đầu phủ một khăn tắm lớn.

Có thể thay thế bó lá xông bằng nhỏ một vài giọt dầu gió hoặc dầu có bạc hà, quế vào một bát nước sôi cũng có tác dụng tương tự.

Rửa hốc mũi bằng nước muối sinh lý: Bệnh nhân bị viêm xoang nên rửa từng bên mũi bằng nước muối sinh lý 0,9% có bán tại các nhà thuốc, hay tự pha một thìa cà phê muối vào hai tách nước ấm kèm theo một nhúm bicarbonat. Rót nước muối vào một bát đủ rộng, ngửa đầu ra sau, bịt một bên lỗ mũi, hít nước vào lỗ mũi bên kia, rồi nhẹ nhàng hỉ mũi ra. Đổi bên lỗ mũi và cũng làm tương tự.

Hỉ mũi đúng cách: Người bị viêm xoang hay khụt khịt do cảm thấy chất nhầy tiết ra. Để giúp chất nhầy dễ thoát ra ngoài xoang, nên hỉ mỗi lần từng bên lỗ mũi, giúp tống vi khuẩn ra ngoài. Không nên hỉ cả hai bên lỗ mũi cùng một lúc vì sẽ làm tăng áp suất ở tai trong, đưa ngược vi khuẩn vào sâu hơn trong xoang. Khi hỉ mũi, nên dùng khăn hoặc giấy vệ sinh dùng một lần rồi vứt bỏ.

Massage và đắp nước nóng tại chỗ hai bên sống mũi giữa hai lông mày, có thể đắp khăn mặt nóng lên mắt, trán, hai gò má nếu xoang vùng đó đau. Ngoài ra, có thể người bệnh tự bấm huyệt vừa có tác dụng lưu thông máu ở vùng xoang đó vừa giảm đau.

Một số cách bấm huyệt:

– Dùng hai ngón tay bấm, sau đó day hai huyệt nghinh hương (nằm cách hai bên cánh mũi khoảng nửa phân) 1-2 phút cho đến khi cảm thấy nặng tức ở huyệt vị. Sau đó trở ngón tay, dùng mặt bên bấm khoảng giữa hai bên mũi nơi tiếp giáp xương và phần mềm, bấm nhẹ 1-2 phút.

– Hai tay vuốt từ dưới lên dừng lại ở hai huyệt nghinh hương, bấm khoảng 3 phút, sau đó dùng mặt trong hai ngón cái vuốt từ giữa trán đến chân tóc hai bên khoảng 10-20 lần, đồng thời bấm hai huyệt thái dương (nằm ở chỗ lõm hai bên thái dương, cách hai bên đuôi mắt khoảng 1-1,5 phân).

– Dùng hai ngón trỏ vuốt xung quanh hốc mắt, mũi tắc, bấm khoảng giữa hai bên mũi, day huyệt nghinh hương, nhân trung (nằm rãnh nhân trung giữa hai lỗ mũi) 3-10 phút.

Một số món ăn bài thuốc:

– Lá dâu 9 g, hoa cúc 6 g, hạnh nhân ngọt 6 g, gạo tẻ 50 g. Sắc thuốc lá dâu và hoa cúc, bỏ cặn lấy nước nấu cháo với hạnh nhân và gạo tẻ, mỗi ngày một thang, dùng liên tục vài lần.

– Mai rùa (quy bản) 15 g, thục địa 9 g, trần bì 6 g, mật ong liều lượng thích hợp. Cho các vị thuốc vào sắc rồi uống với mật ong, mỗi ngày một thang, dùng 5-10 thang liên tục.

BS Lê Thu Hương

Theo Sức Khỏe & Đời Sống

]]>
Hiểu cho đúng về rửa mũi điều trị viêm xoang https://omron-yte.com.vn/11132-hieu-cho-dung-ve-rua-mui-dieu-tri-viem-xoang/ Fri, 02 Dec 2011 06:12:07 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=11132 Cảm giác thông thoáng hốc mũi, dễ thở hơn khiến hầu hết bệnh nhân bị viêm xoang thường rỉ tai nhau nên rửa mũi thường xuyên để chữa bệnh. Tại bệnh viện, rửa mũi cũng được các bác sĩ khuyên bệnh nhân viêm mũi xoang nhưng có hướng dẫn cụ thể về cách thức và số lần cần thực hiện. Lý do đơn giản vì nếu rửa mũi quá thường xuyên không giúp khỏi bệnh mà còn làm bệnh nặng hơn do mủ chui sâu vào trong xoang.

Hiểu cho đúng về rửa mũi điều trị viêm xoang 1

Hệ thống xoang và cơ chế hình thành bệnh viêm mũi xoang

Xoang là những hốc xương rỗng nằm trong khối xương sọ mặt, ở xung quanh hốc mũi và thông với hốc mũi. Các hốc xương này được lót bởi lớp niêm mạc giống như hốc mũi, đó là niêm mạc đường hô hấp. Ở người trưởng thành, có 5 đôi xoang, được chia làm 2 nhóm. Nhóm xoang trước gồm có: xoang sàng trước, xoang trán, xoang hàm, các xoang này được dẫn lưu qua khe giữa của hốc mũi. Sinh lý của xoang dựa vào sự thông khí và dẫn lưu xoang. Hai chức năng này thực hiện được là nhờ các lỗ thông của xoang. Nếu lỗ thông xoang bị tắc sẽ dẫn đến viêm xoang.

Bệnh nhân viêm xoang thường phàn nàn là đau nhức vùng mặt, đau về sáng, đau từng cơn, vùng má, trán, thái dương hai bên hoặc lan xuống răng hay lên nửa đầu, đau tăng lên về sáng do ban đêm dịch tiết và mủ bị ứ đọng. Ngoài cơn chỉ thấy nặng đầu, kèm theo chảy mũi một hoặc hai bên, thường gặp là chảy mũi hai bên, lúc đầu chảy dịch loãng, sau đặc dần, màu xanh hoặc màu vàng, mùi tanh và nồng làm hoen ố khăn tay. Bệnh nhân thường xì mũi ra trước hoặc chảy xuống họng. Ngạt tắc mũi: một hoặc hai bên, thường gặp là ngạt mũi hai bên. Tùy theo tình trạng viêm, ngạt mũi được biểu hiện ở mức độ khác nhau như vừa, nhẹ, từng lúc hoặc liên tục dẫn đến ngửi kém.

Trong viêm xoang cấp hay gặp ngạt tắc mũi từng lúc và trong khi ngạt mũi thường kèm theo ngửi kém. Vùng má hai bên hoặc nửa mặt bị sưng nề, ấn đau. Khi soi mũi trước thấy toàn bộ niêm mạc hốc mũi nề và đỏ, các cuốn mũi, rõ nhất là cuốn dưới nề, đỏ và sưng to, đặt thuốc co mạch co hồi tốt. Khe giữa hai bên có tiết nhầy hoặc mủ. Đây là triệu chứng rất có giá trị trong chẩn đoán viêm xoang trước cấp. Mủ nhầy chảy ra cửa mũi sau và xuống họng. Nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời và hợp lý bệnh sẽ có xu hướng chuyển thành viêm mũi xoang mạn tính. Viêm mũi xoang mạn tính thường gặp ở nhóm xoang sau hơn là nhóm xoang trước, ít khi gặp một xoang đơn thuần mà thường là viêm nhiều xoang một lúc, người ta gọi đó là viêm đa xoang.

Quá trình tiến triển của viêm mũi xoang?

Viêm xoang cấp có thể điều trị khỏi được nếu được loại trừ nguyên nhân và dẫn lưu xoang tốt, tránh ứ đọng trong xoang. Bệnh cũng có thể chuyển thành viêm xoang mạn tính và hay tái phát nếu không được điều trị tốt. Viêm xoang mạn tính tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt và khả năng lao động. Viêm xoang nếu không được điều trị tốt, đều có khả năng dẫn đến các biến chứng tới các cơ quan lân cận như viêm tai, viêm họng, viêm phế quản, viêm thị thần kinh của mắt, đôi khi gây ra mù đột ngột…

Làm gì để chữa được viêm mũi xoang?

Nguyên tắc chung: Đảm bảo dẫn lưu và thông khí xoang tốt. Việc tìm được nguyên nhân gây viêm mũi xoang có giá trị trong điều trị viêm mũi xoang. Nguyên nhân hay gặp của viêm mũi xoang là sau chấn thương vùng mũi xoang, khối u lành hoặc ác tính, dị vật mũi, đặc biệt hay gặp là do viêm mũi điều trị không kịp thời hoặc không đúng cách nhất là phương pháp bơm rửa mũi không đúng.

Nguyên lý để điều trị viêm xoang là trả lại thông khí và dẫn lưu từ mũi ra xoang. Khi thực hiện bơm rửa mũi sẽ cảm giác làm cho hốc mũi sạch, thông thoáng tuy nhiên động tác bơm rửa lại làm niêm mạc mũi thêm phù nề do nhiệt độ dịch bơm rửa thường không phù hợp với nhiệt độ của niêm mạc mũi, áp lực dịch bơm rửa tác động lên bề mặt niêm mạc mũi làm cho niêm mạc mũi nề lên, điều này làm cho lỗ thông mũi xoang hẹp dần, giữ mủ nằm lại trong lòng xoang và làm cho quá trình điều trị viêm xoang bị cản trở. Nhiều bệnh nhân mũi sạch nên rất hay bơm rửa mà không biết mủ lại tồn tại trong lòng xoang. Chính vì những lý do đó mà nên hạn bơm rửa mũi xoang nếu không có hướng dẫn đúng của thầy thuốc tai mũi họng.

TS. Phạm Bích Đào

]]>
Viêm xoang và một số lưu ý khi điều trị https://omron-yte.com.vn/11109-viem-xoang-va-mot-so-luu-y-khi-dieu-tri/ Wed, 30 Nov 2011 02:54:17 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=11109 Viêm xoang là một bệnh mãn tính, nhưng nếu phát hiện sớm và có cách điều trị phù hợp chúng ta hoàn toàn có thể khống chế bệnh này. Sau đây là một vài lưu ý quan trọng với những người mắc bệnh viêm xoang

Viêm xoang và một số lưu ý khi điều trị 1

Viêm xoang và một số lưu ý khi điều trị

Viêm xoang là căn bệnh rất khó chịu, gây mệt mỏi, làm giảm khả năng học tập và làm việc của người bệnh, thậm chí nếu để bệnh nặng, có thể dẫn đến một số biến chứng như: viêm phế quản mãn tính, lao phổi giả, viêm họng mạn hay viêm dây thần kinh thị giác.

Vì vậy khi nhận thấy mình có dấu hiệu của bệnh viêm xoang, bạn cần đi thăm khám để được điều trị kịp thời đúng và đúng cách. Sau đây sẽ là một số thông tin về căn bệnh này và những điều cần lưu ý khi điều trị bệnh.

Viêm xoang được chia làm 3 loại.

  • Viêm xoang cấp tính là viêm xoang xảy ra trong vòng 1 tháng.
  • Viêm xoang bán cấp là viêm xoang kéo dài từ 1 đến 3 tháng.
  • Viêm xoang mãn tính là viêm xoang kéo dài trên 3 tháng.

Nguyên nhân của bệnh ban đầu thường do virus, sau đó có sự bội nhiễm của vi trùng. Khi bị viêm xoang cấp, bệnh nhân thường có các triệu chứng: Sốt, nhức đầu, sổ mũi xanh hoặc vàng, ghẹt mũi, ho có đờm, người uể oải, mệt mỏi.

Việc điều trị viêm xoang cấp bằng kháng sinh phù hợp trong trường hợp có nhiễm trùng. Kháng sinh giúp tan đờm, kháng viêm, giảm đau, hạ sốt. Tùy theo từng trường hợp nặng – nhẹ mà việc điều trị có thể kéo dài từ 7 đến 10 ngày hoặc 14 ngày. Không quá kiêng cữ trong ăn uống khi điều trị viêm xoang cấp. Cần bổ sung thật nhiều chất bổ dưỡng để hệ miễn dịch có thể hoạt động mạnh chống lại vi trùng. Nếu phải dùng kháng sinh lâu ngày, nên bổ sung thêm men tiêu hóa.

Lưu ý: Bạn nên tránh các tất cả món ăn đã từng gây dị ứng, tránh các sản phẩm bơ sữa, tránh nước uống quá lạnh và cần cách ly với môi trường ô nhiễm.

Theo VTV

]]>
Những lưu ý khi điều trị viêm xoang https://omron-yte.com.vn/7368-nhung-luu-y-khi-dieu-tri-viem-xoang/ Tue, 05 Apr 2011 03:40:09 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=7368 Viêm xoang là một bệnh mãn tính, nhưng nếu phát hiện sớm và có cách điều trị phù hợp thì chúng ta hoàn toàn có thể khống chế bệnh này. Sau đây là một vài lưu ý quan trọng với những người bị mắc bệnh viêm xoang.

Những lưu ý khi điều trị viêm xoang 1

Xì mũi đúng cách

Xì mũi là phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm tống các chất ứ đọng, giúp lấy lại sự thông thoáng. Động tác này tuy đơn giản, nhưng nếu không đúng cách sẽ rất nguy hiểm vì có thể khiến tình trạng viêm xoang trở nên nghiêm trọng hơn. Mũi luôn tiết ra dịch. Chất nhầy từ các xoang chảy tới mũi cũng chứa dịch. Khi bị kích thích bởi một yếu tố (lạnh – ấm, hơi khí, bụi…), mũi và xoang sẽ tiết ra nhiều dịch đặc hơn, gây ứ đọng.
Để giúp chất nhầy dễ thoát ra ngoài xoang, nên bịt một lỗ mũi, một bên thoáng, hơi cúi đầu, miệng ngậm, thở mạnh ra, xì từng bên một. Đổi bên và làm lại như vậy 2-3 lần cho sạch. Không nên bịt cả hai bên lỗ mũi xì cùng lúc, vì như thế sẽ làm tăng áp suất ở tai trong, đồng thời chất ứ đọng cùng đi ngược vào xoang hay xuống họng, gây viêm họng, viêm khí  – phế quản. Khi xì mũi, nên sử dụng khăn hoặc giấy vệ sinh che ở trước lỗ mũi nhằm ngăn các chất xì tung toé, làm bệnh lan truyền (chú ý dùng một lần rồi vứt bỏ).

Xông hơi nóng

Tắm hơi nước nóng dưới vòi hoa sen, mỗi lần khoảng 5-10 phút. Hơi nóng có tác dụng làm thông xoang, thông mũi, cảm giác khó thở, đau nhức, cũng dịu lại. Thực hiện liên tục hằng ngày sẽ đem lại hiệu quả rất tốt.
Ngoài ra, bạn cũng có thể hít hơi nóng (xông hơi)  bằng cách mua một ít là xông, trong đó có bạc hà về nấu, xông cả người hay  múc ra một bát lớn nước, hít hơi nóng bốc lên. Chú ý  phải trùm kín người, hoặc đầu phủ một khăn tắm lớn, hơi nóng hít vào sẽ nhiều hơn. Khi không mua được lá xông, dùng vài giọt dầu gió, hoặc dầu bạc hà thay thế cũng cho tác dụng tương tự. Khi ấy, nhu động tại nhung mao niêm mạc xoang được duy trì, chất nhờn lưu thông theo đó các xoang dẫn lưu dễ dàng hơn.

Rửa hốc mũi

Bạn nên chuẩn bị một vài lọ nước muối sinh lý 0,9% có bán tại các nhà thuốc để “vệ sinh” hốc mũi hằng ngày, việc này nhằm ngăn vi khuẩn thâm nhập sâu vào xoang trong, gây đau nhức, khó chịu. Nếu có điều kiện thì tự pha một thìa cà phê muối vào hai tách nước ấm, kèm theo một nhóm bicarbonat. Trước hết rót nước muối vào một bát đủ rộng, ngửa đầu ra sau, rồi bịt một bên lỗ mũi, hít nước vào lỗ bên kia, nhẹ nhàng xì mũi ra. Đổi bên và làm ngược lại.

Massage

Ngồi thoải mái trên ghế, xoa nóng hai bàn tay, lấy tay trái xoa vuốt từ phải sang trái vầng trán, đổi bên, mỗi động tác từ 4-5 lần. Sau đó, dùng đầu ngón tay vuốt mạnh từ huyệt ấn đường xuống hai cánh mũi, day nhẹ ngón trỏ 20 lần. Hằng ngày làm 3 lần vào các buổi sáng sớm, trước khi nghỉ trưa và tối.
Thỉnh thoảng, bạn nên massge, đắp nước nóng tại chỗ hai bên sống mũi giữa hai lông mày, có thể đắp khăn mặt nóng lên mắt, trán, hai gò má nếu xoang vùng đó đau.

Chế thuốc từ hoa ngũ sắc

Từ lâu trong nhân dân đã lưu truyền tác dụng chữa viêm mũi xoang của cây hoa ngũ sắc (hoa cứt lợn, cây cỏ hôi, hoa ngũ vị…). Trong cây chứa 0,16% tinh dầu đặc, màu vàng nhạt hay vàng nghệ, mùi thơm dễ chịu. Tinh dầu lại có cadine, caryophyllen, geratocromen, demetoxygeratocromen cùng nhiều thành phần hoá học khác. Chọn cây tươi về ngâm rửa sạch, để ráo, giã nát, vắt lấy nước, tẩm bông. Dùng bông này nhét vào lỗ mũi bên đau khoảng 15-20 phút thì bỏ, để dịch mủ từ xoang và mũi thoát ra ngoài, rồi xì nhẹ nhàng, tránh xì mạnh vì lúc đó mủ trong mũi xoang có thể qua (vòi nhĩ) giữa mũi và tai gây viêm tai giữa cấp.

Để không xảy ra “sự cố” hay các biến chứng khó lường, bạn cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc. Hy vọng những cơn đau nhức sẽ không gây phiền toái, khó chịu cho bạn nhiều như trước.

Theo giadinh.net

]]>
Bệnh viêm xoang và cách chữa trị https://omron-yte.com.vn/6802-benh-viem-xoang-va-cach-chua-tri/ Mon, 14 Mar 2011 09:31:00 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=6802 Mặt và sọ gồm nhiều khối xương tiếp với nhau. Để khối mặt sọ giảm sức nặng, tạo hoá đã tạo ra những lỗ trống trong lòng các xương. Những lỗ trống này được gọi là xoang. Xoang lớn nhỏ tuỳ từng vị trí và đều có đường thông vào hốc mũi và bao bởi niêm mạc, chứa không khí. Xoang chỉ bình thường khi lỗ thông mũi không bị nghẽn.

Bệnh viêm xoang và cách chữa trị 1

Nguyên nhân

– Mọi lý do cản trở luồng không khí vào và mang, dẫn lưu chất tiết ra khói xoang đều khiến chất dịch thoát không kịp, làm cho lỗ thông phù nhỏ thêm. Ứ đọng chất nhầy là môi trường thuận lợi để vi khuẩn, cũng như một số loại nấm phát triển trong các xoang.
–  Cơ địa dị ứng một chất nào đó, thường là hóa chất, thức ăn biến chất, làm cho niêm mạc mũi phù nề, gây bít tắc lỗ thông xoang và nhiễm trùng.
– Sức đề kháng kém, cơ thể không đủ sức đề kháng chống lại vi khuẩn, suy giảm miễn dịch, suy yếu niêm mạc dường hô hấp, rối loạn hệ thần kinh thực vật. Bệnh nhân viêm xoang kèm theo viêm một số bộ phận khác.
– Tuyến nhầy của viêm mạc xoang hoạt động quá nhiều.
– Do viêm mũi sau nhiễm siêu vi (cúm, sởi…), bị bội nhiễm, viêm mũi dị ứng kéo dài hoặc do tình trạng vẹo vách ngăn. Có trường hợp viêm xoang là hậu quả của sâu răng, nhiễm trùng răng hàm trên. Dùng aspirin trong trường hợp không dung nạp được thuốc, làm nặng thêm polýp mũi xoang có sẵn.

Triệu chứng

Biểu hiện thường gặp khi bị viêm xoang là đau đầu, sốt nhẹ (25% bệnh nhân sốt bởi viêm xoang cấp),  cũng có trường hợp sốt cao, nhất là ở trẻ em. Tăng nhạy cảm vùng mặt là triệu chứng chính, đau nhiều về sáng do đêm bị ứ đọng xuất tiết, đau thành từng cơn. Một số người hay choáng đầu khi nghiêng về phía trước. Vùng quanh mắt nhức thành cơn và theo nhịp mạch đập. Ấn thấy đau phía dưới mắt, cơn đau có chu kỳ vào thời gian nhất định trong ngày.
Bên cạnh đó, bệnh nhân thường thấy ngạt, tắc mũi, chất tiết mũi trở nên đục, đổi màu xanh đục, nước mũi chảy ra trước hoặc sau cổ họng, gây ngứa họng và kích thích họng. Tùy theo tình trạng  viêm mà tắc một hay cả hai bên, mức độ nhẹ hay vừa, từng lúc hay tắc liên tục, không ngửi được mùi, ngạt nhiều bên đau, ngạt tăng vào ban đêm. Trường hợp viêm xoang do răng số 5,6,7 hàm trên sẽ thấy bị áp xe quanh răng. Lợi bị viêm, mủ chảy từ xoang ra rất thối, chảy mủ mũi vàng đục, có mùi hôi. Xì mạnh thường gây đau và lẫn tia máu. Người bệnh  không tập trung suy nghĩ được. Đôi khi ăn không ngon, ngủ không yên giấc, ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Nếu viêm xoang mạn tính thì nhóm xoang trước hầu như không khó chịu gì, không nhức đầu, chảy nước mũi, đôi khi mệt mỏi, có thể có triệu chứng xa như ở đường tiêu hoá, phế quản, thận khớp. Nhóm xoang sau bệnh nhân không chảy mủ, nhưng có dịch cuống họng, nhức mắt, đau  nhức vùng gáy. Một số trường hợp mờ mắt do viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu.

Điều trị.

Chữa trị viêm xoang, nếu được điều trị đúng sẽ cải thiện sớm và hiệu quả, nhưng đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì kiêng cữ, tuân thủ đúng liều thuốc, thời gian, cũng như lời khuyên của bác sĩ. Có nhiều phương pháp điều trị xoang như:
Nội khoa: Kháng sinh, giảm đau, co mạch, chống dị ứng.
Thủ thuật: Xông mũi xoang, kê kê, chọc rửa xoang.
Đối với bệnh nhẹ không cần sử dụng đến kim, kéo, mà chỉ rửa xoang, làm sạch mũi. Biện pháp này không gây đau và chảy máu. Bên cạnh đó, dùng thuốc kháng sinh đủ liều, đều đặn để diệt vi khuẩn gây bệnh.
–  Giữ nhiệt độ trong nhà vừa phải, xông mũi bằng hơi nước nóng, uống nước nhiều để làm loãng chất tiết. Thuốc chống sổ mũi giúp mủ và chất nhầy thoát ra, nhưng phải cẩn thận khi dùng vì dễ gây hại nhiều hơn khi làm khô mũi quá mức và các chất không thoát  ra ngoài được.
Kèm theo điều trị bằng thuốc, có thể rửa xoang bằng phương pháp Proetz rất hiệu quả, bệnh nhân sẽ cảm thấy dễ chịu sau vài lần rửa.
– Nếu không hiệu quả, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật nội soi, nạo vét mủ đọng, chống viêm nhiễm lan toả. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế, khả năng phục hồi đạt 80%.

Theo giadinh.net

]]>
Điều trị bệnh viêm mũi xoang như thế nào? https://omron-yte.com.vn/5960-dieu-tri-benh-viem-mui-xoang-nhu-the-nao/ Tue, 25 Jan 2011 19:13:21 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=5960 Làm thế nào để điều trị bệnh viêm mũi xoang. Say đây chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc cách điều trị căn bệnh này

Điều trị bệnh viêm mũi xoang như thế nào? 1

Điều trị viêm mũi xoang cấp tính

Thường đòi hỏi sử dụng một loại kháng sinh thích hợp với đủ liều lượng trong thời gian trung bình là 10-14 ngày. Kháng sinh nên được lựa chọn đầu tiên là amoxicillin. Nếu bệnh nhân không đáp ứng sau 3 ngày dùng thuốc có thể chuyển sang các kháng sinh có phổ tác dụng rộng hơn như  cefuroxime, amoxicillin-clavulanate, clarithromycin hoặc levofloxacin. Các biện pháp điều trị khác có thể được sử dụng trong điều trị viêm mũi xoang cấp là dùng các thuốc co mạch (như xylomethazolin, oxymethazolin nhỏ tại chỗ hoặc pseudoephedrine 30-60mg, rửa mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý, tăng cường bù dịch và nhỏ mũi bằng các dung dịch có chứa corticosteroid (như hydrocortisone, dexamethasone) để giảm phù nề ở mũi và mở rộng các lỗ xoang.

Điều trị viêm mũi xoang mạn tính

Kế hoạch điều trị tương tự như với viêm mũi xoang cấp tính, ngoại trừ việc phải dùng kháng sinh trong một thời gian lâu hơn (3-6 tuần) và sử dụng kéo dài các thuốc xịt mũi có chứa corticosteroid như fluticasone propionate, budesonide, mometasone hoặc beclomethasone. Nên dùng sớm các kháng sinh phổ rộng như cefuroxime, clarithromycin, levofloxacin hoặc azithromycin ngay từ đầu thay vì lựa chọn amoxicillin như trong viêm mũi xoang cấp. Trong những trường hợp không đáp ứng với các kháng sinh kể trên mà bệnh nhân thở hơi thở có mùi hôi cần nghĩ đến nguyên nhân nhân nhiễm khuẩn do vi khuẩn kỵ khí và nên phối hợp thêm các kháng sinh có tác dụng với loại vi khuẩn này như  metronidazole hoặc clindamycin.Viêm mũi xoang do nấm thường đòi hỏi điều trị bằng phẫu thuật kết hợp với dùng thuốc chống nấm. Các thuốc có tác dụng kháng leukotriene như montelukast, zifirlukast, zileuton cũng có thể được sử dụng ở những bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính có polyp mũi hoặc nhạy cảm với aspirin. Phẫu thuật xoang thường được chỉ định ở những bệnh nhân thất bại với điều trị nội khoa một cách triệt để sau ít nhất 4-6 tháng. Phương pháp thường sử dụng là mở rộng lỗ xoang hàm và xoang sàng, cắt bỏ polyp mũi. Bệnh nhân cần được rửa mũi tích cực và tiếp tục sử dụng corticosteroid xịt mũi sau phẫu thuật. Cần lưu ý là những bệnh nhân có polyp mũi thường có xu hướng tái phát polyp sau phẫu thuật.

Trong một số trường hợp, viêm mũi xoang mạn tính có thể rất “bướng bỉnh”, cho dù được điều trị tích cực hoặc thậm chí được phẫu thuật, người bệnh vẫn tiếp tục xuất hiện các đợt viêm mũi xoang tái phát.

BS. Nguyễn Hữu Trường
Theo sức khỏe gia đình

]]>