Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Mon, 23 Apr 2012 04:23:26 +0000 vi hourly 1 Giảm nguy cơ đột quỵ với cam, bưởi https://omron-yte.com.vn/12379-giam-nguy-co-dot-quy-voi-cam-buoi/ Sun, 11 Mar 2012 01:52:06 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=12379 Theo Hãng tin ANI phụ nữ thường xuyên ăn các loại hoa quả như cam, bưởi có thể giảm nguy cơ bị đột quỵ do máu vón cục. Các nhà khoa học thuộc Đại học East Anglia (Mỹ) rút ra kết luận này sau khi khảo sát ở 69.622 phụ nữ.

Giảm nguy cơ đột quỵ với cam, bưởi 1

Giáo sư dinh dưỡng Aedin Cassidy, trưởng nhóm nghiên cứu, nói: Kết quả là những ai ăn nhiều cam và bưởi giảm 19% nguy cơ bị đột quỵ so với nhóm không ăn những loại hoa quả này. Các chuyên gia cho biết đó có thể là nhờ hợp chất flavonoid. “Flavonoid được xem có tác dụng bảo vệ thông qua nhiều cơ chế, trong đó có cải thiện chức năng mạch máu và đặc tính chống viêm”.  

Minh Thúy.CHITI

Theo Thanhnien

]]>
4 dấu hiệu cảnh báo đột quỵ https://omron-yte.com.vn/12367-4-dau-hieu-canh-bao-dot-quy/ Sun, 11 Mar 2012 15:38:01 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=12367 60 phút đầu của cơn đột quỵ là thời điểm vàng để có nhiều cơ hội cứu chữa hơn và cứ mỗi 30 phút kế tiếp là nguy cơ tử vong tăng gấp 4 lần.

4 dấu hiệu cảnh báo đột quỵ 1

4 dấu hiệu báo trước

Đột quỵ xảy ra thường rất ít dấu hiệu cảnh báo và có thể gây ra chết người nếu không được xử lý thật nhanh. Theo các chuyên gia tại Đại học California (Mỹ), bạn cần lắng nghe cơ vì 4 dấu hiệu sau có thể là những cảnh báo ban đầu của cơn đột quỵ:

– Đột nhiên nhìn mờ hoặc nhìn nhòe, có thể chỉ bị ở một bên mắt.

– Bị yếu đột ngột ở một phần cơ thể.

– Gặp khó khăn trong nói hoặc hiểu người khác.

– Đột nhiên bị đau đầu dữ dội.

Khi thấy bất cứ dấu hiệu nào như kể trên, người bệnh cần được cấp cứu ngay lập tức vì 60 phút đầu của cơn đột quỵ là phút vàng để có nhiều cơ hội cứu chữa hơn và cứ mỗi 30 phút kế tiếp là nguy cơ tử vong tăng gấp 4 lần.

Về nguyên nhân gây đột quỵ, nhiều chứng minh khoa học cho thấy, hút thuốc lá và uống rượu làm tăng huyết áp và dẫn đến nguy cơ mắc bệnh động mạch vành. Ngay cả việc lười vận động hay vận động không điều độ cũng làm rối loạn nhịp tim, khiến tim ngày càng mệt mỏi hơn.

Các yếu tố trên cộng với sự căng thẳng trong công việc và thường xuyên nạp vào cơ thể các loại thức ăn chứa nhiều đường, mỡ, tinh bột làm tăng cholesterol, hình thành nên các mảng xơ vữa trong lòng mạch máu. Nếu các mảng xơ vữa này lấp khoảng 60-70% lòng mạch thì sẽ gây đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, thậm chí tử vong đột ngột.

Minh Thúy.CHITI

Theo SK&ĐS

]]>
Khi bị đột quỵ, tuyệt đối không nên đấm bóp https://omron-yte.com.vn/12358-khi-bi-dot-quy-tuyet-doi-khong-nen-dam-bop/ Sun, 11 Mar 2012 15:30:59 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=12358 Huyết áp tăng cao bất ngờ sẽ dẫn đến tình trạng đột quỵ não và nhồi máu cơ tim, để tránh cho bệnh nhân tử vong cần biết cách chăm sóc người bệnh.

Khi bị đột quỵ, tuyệt đối không nên đấm bóp 1

Các bác sĩ khuyến cáo, người bệnh khi đã bị đột quỵ não, nhồi máu cơ tim thì bị đau không thể tưởng tượng nổi. Người bệnh đau thắt, đau bóp, đau đến tức ngực mà không thể chịu đựng nổi. Sự thiếu máu cơ tim đã làm cho tim gần như bị suy sụp chức năng. Hoặc là nhịp tim nhanh lên hoặc là nhịp tim chậm xuống và nguy hại hơn là huyết áp tụt xuống không thể cung cấp đủ máu. Nếu không cấp cứu nhanh thì người bệnh hoàn toàn bị tử vong. Vào lúc này, mọi nhất cử nhất động sai đều không thể cứu vãn nổi tình thế.

Vì thế nếu 2 biến cố trên xảy ra cần:

– Bất động bệnh nhân hoàn toàn. Không vật lộn bệnh nhân, không đấm bóp người bệnh, như thế sẽ làm cho bệnh nặng thêm. Đặt người bệnh lên một ván cứng và chuyển nhanh đến cơ sở y tế gần nhất, dù đó là trạm xá vì sẽ được sơ cứu ban đầu để bảo toàn tính mạng. Nếu cứ cố tình chuyển lên tuyến trên cho “xịn” thì người bệnh có thể tử vong trước khi kịp nhận được sự điều trị. Thời gian cấp cứu vàng là 3 giờ tính từ khi đột quỵ não xảy ra.

– Không cho người bệnh uống, ăn bất cứ thứ gì, kể cả đó là nước đường, cháo hay sữa. Việc cho ăn uống lúc này báo hại hơn là giúp lợi cho người bệnh.

Để tránh xảy ra các biến cố nguy hiểm, người bị bệnh huyết áp không quên uống thuốc theo lịch đã định hàng ngày. Trong bệnh tăng huyết áp việc uống thuốc là vô cùng quan trọng. Vì có khi chỉ một hôm quên không uống thuốc thôi là có thể hỏng cả một quá trình chữa bệnh trước đó.

Minh Thúy.CHITI

Theo Laodong

]]>
Cam quýt làm giảm nguy cơ đột quỵ ở phụ nữ https://omron-yte.com.vn/12262-cam-quyt-lam-giam-nguy-co-dot-quy-o-phu-nu/ Tue, 28 Feb 2012 01:22:02 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=12262 Ăn cam hoặc các loại trái cây họ cam quýt khác có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ.

Cam quýt làm giảm nguy cơ đột quỵ ở phụ nữ 1

Nghiên cứu mới cho thấy, ăn cam hoặc các loại trái cây họ cam quýt khác có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ.

Các nghiên cứu khác đã cho thấy rằng chế độ ăn nhiều hoa quả và rau xanh có liên quan tới giảm nguy cơ đột quỵ trong , nhưng các tác giả không chắc tại sao lại như vậy. Với nghiên cứu này, họ tập trung vào hợp chất gọi là flavanon có trong trái cây họ cam quýt.

Người đứng đầu nghiên cứu Aedin Cassidy, trưởng khoa Dinh dưỡng thuộc trường Y Norwich Đại học Đông Anglia ở Anh cho biết: “Những dữ liệu này ủng hộ việc tiêu thụ trái cây họ cam quýt nhiều hơn trong khẩu phần rau quả hàng ngày” để giảm nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ.

Các tác giả cho biết, có khả năng là hợp chất flavanon trong trái cây họ cam quýt tăng cường chức năng mạch máu hoặc giảm viêm nhiễm, có liên quan đến đột quỵ.

Cassidy cho biết, để đạt lợi ích tối đa, ăn cả quả tốt hơn là dùng nước ép vì chúng tập trung nhiều flavanon và không nên thêm đường.

Nghiên cứu được công bố trực tuyến vào 23/2/2012 trên tạp chí Stroke, được Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kì tài trợ.

Bùi Lam.CHITI

Theo Healthday

]]>
Phân biệt đột quỵ và cơn đau tim https://omron-yte.com.vn/11974-phan-biet-dot-quy-va-con-dau-tim/ Tue, 07 Feb 2012 10:12:50 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=11974 Đột quỵ và cơn đau tim là hai căn bệnh nguy hiểm có liên quan đến sự hình thành các cục máu đông trong thành mạch, gây tắc nghẽn động mạch. Tuy nhiên hai căn bệnh này đôi khi dễ bị nhầm mặc dù có nhiều điểm khác nhau.

Đau tim (heart attack) và đột quỵ (strokes) tuy có nhiều điểm giống nhau nhưng lại là những căn bệnh có nguyên nhân giống nhau. Cơn đau tim như tên gọi của nó đề cập đến tim, còn tai biến mạch máu não hay đột quỵ liên quan đến não. Đó là sự khác biệt lớn nhưng cả hai đều có thể dẫn đến tử vong và nguyên nhân chính là do lối sống tạo nên. Ngoài ra, về cơ bản, cả hai căn bệnh này đều gây nên bởi sự tắc nghẽn của động mạch cấp máu tới cho 2 bộ phận quan trọng của cơ thể.
Hai thuật ngữ nói trên đôi khi cũng bị nhầm với các cơn co giật (seizures) và chứng thắt ngực (anginas). Trong khi co giật lại liên quan đến đột quỵ, còn đau thắt ngực lại liên quan đến cơn đau tim. Đột quỵ có thể ảnh hưởng đến một bên của cơ thể, trong khi đau tim ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Đột quỵ ảnh hưởng đến não, và tùy thuộc vào bán cầu não bị ảnh hưởng mà bên cơ thể đối xứng với bán cầu não đó bị ảnh hưởng theo. Ví dụ, đột quỵ xảy ra ở bán cầu não trái, thì nửa bên phải của cơ thể bị ảnh hưởng và ngược lại. Ngược lại, cơn đau tim lại không ảnh hưởng đến bán cầu hoặc bất kỳ bộ phận đặc biệt nào của não hoặc cơ thể. Dưới đây là một số điểm khác nhau giữa cơn đau tim và con đột quỵ.

Phân biệt đột quỵ và cơn đau tim 1
Đột quỵ

Đột quỵ

  • Về cơ bản đột qụy liên quan đến não.
  • Phần lớn trong các trường hợp đột quỵ, cơn đau là không đáng kể hoặc thậm chí không đau nhưng lại rất nguy hiểm đến tính mạng.
  • Đối với bệnh đột quỵ, các động mạch mang máu đến não khi xuất hiện cục máu đông hoặc bị vỡ làm cho máu cấp não bị gián đoạn hoặc gây chảy máu trong não.
  • Đột quỵ được phân loại thành hai loại là đột quỵ xuất huyết và đột quỵ thiếu máu cục bộ , tương ứng với hai dạng sự cố vỡ động mạch hoặc có cục máu đông của động mạch.
  • Tùy thuộc vào mức độ động mạch bị ảnh hưởng mà não bị ảnh hưởng nhiều hay ít nhưng nhìn chung toàn bộ não không bị ngừng hoạt động trong cùng một lúc.
  • Cơn đột quỵ có thể gây ảnh hưởng tới các bộ phận của cơ thể nhưng không phải là toàn bộ cơ thể. Tùy thuộc vào phần não bị ảnh hưởng mà phần cơ thể đối ứng bị ảnh hưởng teho, nghĩa là phần cơ thể được điều khiển bởi phần của não bị tổn thương.
  • Đột quỵ có thể dẫn đến tê liệt một phần hoặc toàn bộ cơ thể.
  • Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh đột quỵ dễ thấy như nói ngọng, lộn sộn trí nhớ, không phân biệt được những gì đang xảy ra xung quanh ( nhất là lời nói), không thể tạo ra những câu nói hoàn chỉnh; Mắt mờ cả hai hoặc một bên, thị lực giảm, đau đầu đột ngột hoặc đau nửa đầu; Mất khả năng điều phối các hoạt động thể chất, chóng mặt hoặc đi lại khó khắn ; Đau cơ bắp, mất cảm giác, tê ở nhiều bộ phận, đặc biệt là ở một bên của cơ thể ngược lại với phía não bị ảnh hưởng

Đau tim

  • Những cơn đau phần lớn liên quan đến tim.
  • Trường hợp đau tim, yếu tố đau thể hiện rõ nét, đặc biệt là đau ngực.
  • Trong cơn đau tim, động mạch lại không bị vỡ, mà là do cục máu đông, làm ngưng việc cung cấp máu, bóp nghẹt trái tim và giết chết các cơ bắp của tim.
  • Các cớn đau tim thường không được phân loại cụ thể và toàn bộ tim bị ảnh hưởng.
  • Trong cơn cơn đau tim, không có bộ phận cụ thể nào của cơ thể bị chừa bởi tim làm nhiệm vụ cung cấp máu tới cho tất cả các bộ phận này.
  • Khi đau tim xảy ra, các cơ tim bị suy yếu trước tiên và bị ảnh hưởng nhiều nhất, dễ bị tái phát do cơ tim đã bị yếu nghiêm trọng.
  • Các triệu chứng phổ biến nhất của cơn đau tim thường thấy như đau ngực, đau hàm, thậm chí cả cổ nữa; Khó thở hoặc cảm giác co thắt, ép tim, hoặc tức ngực như có ai đè lên; Đau tay, đặc biệt là ở cánh tay trái, bả vai; Toát mồ hôi, bồn chồn lo lắng, khó thở hoặc thở dốc .

Làm gì khi bị đau tim, đột quỵ

  • Đỡ bệnh nhân để khỏi bị té ngã, chấn thương.
  • Cho bệnh nhân nằm, nghiêng qua một bên, nếu nôn ói thì móc hết đàm nhớt cho dễ thở.
  • Đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất, không nên chuyển tới bệnh viện xa, càng chuyển xa càng có thể làm bệnh nặng hơn.
  • Không tự ý cho bệnh nhân uống hoặc nhỏ thuốc hạ huyết áp hoặc bất kỳ thuốc nào khác.
  • Không nên để người bệnh nằm với hy vọng khỏe lại.
  • Không cạo gió, cắt lễ, cúng vái hoặc nhờ thay lang chữa trị.

KN
Theo Buzzle- 1/2012

]]>
Dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ https://omron-yte.com.vn/11903-dau-hieu-canh-bao-con-dot-quy/ Tue, 07 Feb 2012 04:27:19 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=11903 Cơn tai biến mạch máu não (đột quỵ) có thể khởi phát với rất ít dấu hiệu cảnh báo nhưng lại gây chết người nếu không được xử lý thật nhanh. Thuốc ngăn chặn sự tiến triển của cơn đột quỵ chỉ có tác dụng nếu được áp dụng trong vòng 3 giờ kể từ khi xuất hiện dấu hiệu đầu tiên.

Dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ 1

Theo các chuyên gia tại Đại học California (Mỹ), những dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ gồm:

  • Đột nhiên nhìn mờ hoặc nhìn nhòe, có thể chỉ bị ở một bên mắt.
  • Bị yếu đột ngột ở một phần cơ thể.
  • Gặp khó khăn trong nói hoặc hiểu người khác.
  • Đột nhiên bị đau đầu dữ dội.

Khi thấy bất cứ dấu hiệu nào như kể trên, phải gọi xe cấp cứu ngay lập tức.

Thu Thủy (theo HealthScout)

]]>
Nhận biết dấu hiệu khởi phát của đột quỵ não https://omron-yte.com.vn/11894-nhan-biet-dau-hieu-khoi-phat-cua-dot-quy-nao/ Tue, 07 Feb 2012 04:23:18 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=11894 Thời kỳ khởi phát của tai biến mạch máu não, đau đầu mang tính chất kỳ dị, khác hẳn với những lần đau đầu thường ngày và thường kèm theo những rối loạn tâm thần mà dân gian mê tín cho là “nói gở”. Đối với tắc mạch não, định khu đau đầu thường ở chỗ não thường liên quan đến vị trí tắc nghẽn mạch ở khu vực đó. Tiếp theo đau đầu, đột quỵ xuất hiện.

Các giai đoạn tiến triển của đột quỵ não

Các giai đoạn tiến triển của đột quỵ não 1
Phồng động mạch não.

Đột quỵ não tiến triển qua ba giai đoạn: giai đoạn bùng lên của những yếu tố bệnh lý thuận lợi cho tai biến xuất hiện như tăng huyết áp, bệnh tim, đái tháo đường, tăng lipid máu; Quá trình tiến triển tiếp theo của thiếu máu não tạm thời; Nhồi máu não hoàn toàn do nghẽn tắc hoặc chảy máu não. Đau đầu đều có thể xuất hiện trong các giai đoạn này.

Đau đầu trong nhồi máu não

Cơ chế phát sinh đau đầu là do tắc động mạch lớn. Nói chung, đau đầu có đặc điểm là dai dẳng hơn trong cơn thiếu máu não tạm thời.

Đau đầu do tắc động mạch não sau khu trú ở vùng quanh một hoặc hai mắt và cũng thường thấy ở vùng chẩm.

Đau đầu do huyết khối động mạch thường khu trú ở hai bên vùng chẩm, hiếm thấy ở một bên, lan tỏa ra toàn bộ đầu như vòng đai mũ.

Đau đầu ở bệnh nhân huyết khối động mạch sống, đôi khi dễ nhầm với đau đầu từng chuỗi, đau đầu thường tập trung xung quanh mắt và triệu chứng thần kinh khu trú có thể không rõ ràng. Đau đầu như đốt cháy, ép hoặc nhói. Khám có thể phát hiện được thêm đau ở một bên vùng chẩm và các dấu hiệu của nhồi máu tủy bên.

Phồng động mạch não

Thường biểu hiện ở tuổi 30-65, tỷ lệ mắc bệnh ở nam và nữ gần như nhau. Không phải tất cả phồng động mạch đều có biểu hiện lâm sàng mà chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ. Phồng động mạch có đường kính nhỏ hơn 5mm không gây ra triệu chứng, nhưng phồng động mạch có đường kính từ 3cm có thể bắt đầu gây nên triệu chứng về áp lực sọ não như một khối phát triển, u. Khi phồng động mạch giãn rộng thì nguy cơ vỡ mạch sẽ tăng lên.

Bệnh nhân phồng động mạch thường có tiền sử khỏe mạnh và đột nhiên nhức đầu ghê gớm như đau cháy sau một gắng sức như trong khi giao hợp, rặn đại tiện hoặc hoạt động thể lực mạnh mẽ. Đau thường lan ra toàn đầu, nhưng có lúc đau tăng hơn ở vùng chẩm, lan nhanh xuống cổ, gáy, cứng cổ, có thể lan tới lưng và chi dưới. Tình trạng đau dữ dội kéo dài vài giờ nhưng đau đầu trầm trọng có thể dai dẳng tới 3-15 ngày. Bệnh nhân thấy sợ ánh sáng, vận động mắt đau và thường phải cố gắng giữ yên tĩnh, sợ làm bất cứ một vận động nhỏ nào. Các triệu chứng khác kèm theo thường là rối loạn ý thức, kích thích màng não, các rối loạn hệ thần kinh thực vật, các triệu chứng thần kinh khu trú (liệt nửa người…) và rối loạn thị giác.

Có khoảng 20% bệnh nhân có đau đầu báo hiệu trước vài ngày hoặc vài tuần trước khi vỡ mạch. Các triệu chứng phát sinh ra do thấm mạch hoặc giãn nở phồng động mạch.

Giãn phồng động mạch cảnh trong có thể gây sụp mi mắt trên do liệt dây thần kinh III và đôi khi đau ở mắt nên có thể nhầm triệu chứng này với Migraine thể liệt mắt hoặc trường hợp liệt dây III do đái tháo đường. Tuy nhiên có thể phân biệt: Migraine thể liệt mắt có cơn xảy ra nhiều lần, lại hồi phục sau cơn đau đầu và chụp động mạch cảnh với kết quả bình thường; phân biệt liệt mắt do đái tháo đường bằng dấu hiệu đồng tử còn phản ứng. Trong những trường hợp thấm mạch nhẹ của phồng động mạch thường không gây đau đầu nặng, kéo dài và không có những triệu chứng sợ ánh sáng và cứng gáy phối hợp.

Phồng động mạch não 1
Tắc mạch máu não

Dị dạng động mạch não

Là những khuyết tật bẩm sinh bất thường của các huyết quản nối hệ động mạch với tĩnh mạch, hay xảy ra ở nam gấp 2 lần nữ.

Dị dạng động – tĩnh mạch não hay biểu hiện các triệu chứng ở người trẻ hơn là phồng động mạch não (thường ở giữa tuổi 10 – 40 mà cao nhất là ở tuổi 20). Có tới 90% dị dạng động – tĩnh mạch não giữa và khoảng 10% ở nhân xám trung ương, thân não hoặc tiểu não.

Khoảng 60% trường hợp xuất hiện ban đầu là chảy máu. Ở đây, chảy máu là thứ phát sau vỡ một tĩnh mạch nhỏ vào khoang dưới nhện (khoang ở dưới màng não) và trong mọi trường hợp như là một quy luật, thường không liên quan đến gắng sức. Bệnh nhân đau đầu đột ngột, nặng ở một bên, lú lẫn (rối loạn tâm thần) và có triệu chứng rối loạn thần kinh. Chảy máu tái phát ở 10% bệnh nhân.

Có khoảng 10% trường hợp biểu hiện ban đầu của dị dạng động – tĩnh mạch não là đau đầu thường xuyên do chảy máu nhỏ, thường đau đầu khu trú ở vùng có dị dạng. Ở những bệnh nhân có bẩm chất Migraine, đau đầu thường có báo cơn thì có thể hướng tới Migraine.

Những tín hiệu sớm và khởi phát đột quỵ não, nhất là cảm giác đau đầu xuất hiện ở thời điểm trước và ngay lúc vừa xảy ra tai biến là kết quả của nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới về dự phòng đột quỵ não.

Bởi vậy, nhận biết được những tín hiệu khởi phát của từng loại tai biến có thể giúp các thầy thuốc ở tuyến y tế cơ sở cũng như người bệnh và gia đình họ, ở mức độ nào đó có thể định hướng được loại tai biến sắp và đang ập tới để nhanh chóng xử trí ban đầu rồi đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế có chuyên khoa hồi sức cấp cứu gần nhất. Lúc này cần có chỉ định thận trọng của bác sĩ về phương thức vận chuyển bệnh nhân để tránh gây trầm trọng thêm quá trình diễn biến của bệnh.

PGS. Vũ Quang Bích

]]>
Chế độ ăn cho người bị đột quỵ https://omron-yte.com.vn/11885-che-do-an-cho-nguoi-bi-dot-quy/ Tue, 07 Feb 2012 03:55:57 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=11885 Ăn chuối và các loại rau quả giàu kali có thể giúp hạn chế nguy cơ đột quỵ. Ngoài ra, dùng đủ vitamin C sẽ giúp cải thiện chức năng của nội mô, ngăn chặn sự hình thành khối huyết trong động mạch.

Chế độ ăn cho người bị đột quỵ 1

Ăn chuối và các loại rau quả giàu kali có thể giúp hạn chế nguy cơ đột quỵ

Đột quỵ, còn gọi là tai biến mạch máu não hoặc xuất huyết não, là tình trạng rối loạn chức năng thần kinh với các biểu hiện đột ngột như hôn mê, liệt nửa người, nói ngọng, nuốt bị sặc… Chế độ ăn hợp lý sẽ giúp người bệnh tránh tai biến nặng hơn, nhanh hồi phục và giảm bớt sự tiến triển bệnh.

Các nhu cầu dinh dưỡng cần thiết của bệnh nhân đột quỵ:

  • Lượng đạm (protein) cần giữ ở mức 0,8g/kg cân nặng/ngày. Nên chọn thực phẩm ít cholesterol và nhiều đạm thực vật (đậu đỗ, đậu tương, đậu phụ) và đạm động vật (cá biển, cá đồng, sữa, thịt nạc…)Nếu bệnh nhân có kèm theo suy thận, cần giảm lượng đạm từ 0,4 đến 0,6g/kg cân nặng/ngày.
  • Chất béo nên giữ ở mức 25-30g chất béo/ngày, trong đó 1/3 là chất béo động vật và 2/3 là chất béo thực vật như vừng, lạc. Ngoài ra, các loại axit béo trong dầu thực vật có khả năng làm giảm nguy cơ đột quỵ, đặc biệt là do cục máu đông trong lòng mạch máu não.
  • Vitamin và chất khoáng: có trong các loại hoa quả chín, rau củ, sữa. Chúng chứa nhiều kali, có tác dụng lợi tiểu, giảm huyết áp ở người bệnh và chống lại tình trạng toan của cơ thể. Trung bình một quả chuối có 400 mg kali, tương đương với 1 ly nước cam hay một củ khoai tây nướng. Người tiêu thụ dưới 1.500 mg kali/ngày sẽ có nguy cơ đột quỵ cao hơn 28% so với người tiêu thụ 2.300 mg kali/ngày.

Dùng axit folic ít nhất 300 mcg mỗi ngày sẽ làm giảm 20% nguy cơ đột quỵ và 13% nguy cơ bệnh tim, so với người dùng dưới 136 mcg/ngày. Axit folic có tác dụng chống xơ vữa động mạch, giảm huyết áp và hàm lượng cholesterol trong máu. Nó có trong các loại quả có vị chua, rau lá xanh, các loại đậu, gạo, mỳ và các sản phẩm từ ngũ cốc. Gan cũng chứa nhiều axit này.

Việc xây dựng một chế độ ăn hợp lý cho người bị đột quỵ cần tuân theo những nguyên tắc sau:

  • Thức ăn phải dễ tiêu hóa, hấp thu và ở dạng mềm, lỏng như súp, cháo, sữa. Cần phân bố đều 3-4 bữa/ngày, không nên ăn quá no. Tránh dùng thức ăn lên men, gây kích thích như gia vị cay, nóng, rượu, chè, cà phê…
  • Khẩu phần ăn cần giảm muối và nước, do bệnh nhân không bài tiết được nhiều muối và nước vì bị tụ máu ở tĩnh mạch gây phù, chức năng thận kém. Nếu bệnh nhân suy tim thì lượng nước đưa vào cơ thể phải phụ thuộc vào lượng nước tiểu bài tiết trong 24h. Hạn chế muối ở mức 4-5g/ngày để giảm phù, giúp thận bài tiết các chất đào thải của chuyển hóa đạm, chất béo, tinh bột, đường. Tránh các loại thức ăn chế biến sẵn nhiều muối như dưa, cà, hành muối, bánh mỳ, thịt hun khói, batê, xúc xích…
  • Năng lượng trong khẩu phần nên giảm bớt để tránh tăng cân, giảm nhẹ hoạt động cho bộ máy tiêu hóa và tuần hoàn. Mức năng lượng đưa vào cơ thể nên dừng ở 30-35 Kcalo/kg cân nặng/ngày. Nguồn năng lượng nên lấy từ rau củ, khoai, đậu đỗ, cơm, mỳ, bún, miến.

Ngoài ra, người bị đột quỵ cần:

  • Duy trì tập thể dục vừa phải.
  • Ngừng hút thuốc lá vì đây là yếu tố chủ yếu gây nên các bệnh mạch não. Người hút thuốc nhiều có thể bị đột quỵ dù chỉ ở tuổi trung niên. Không dùng rượu mạnh.
  • Điều trị tốt bệnh huyết áp cao – nguyên nhân chính gây tai biến mạch máu não.
  • Phòng và điều trị bệnh tiểu đường vì đây là tác nhân gây mảng xơ vữa động mạch lớn, tạo cục máu đông trong lòng mạch, dẫn đến thiếu máu não.

Dinh Dưỡng & Phát Triển

]]>
Ai dễ bị đột quỵ – Tai biến mạch máu não? https://omron-yte.com.vn/11878-ai-de-bi-dot-quy-tai-bien-mach-mau-nao/ Mon, 06 Feb 2012 03:31:57 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=11878 Đột quỵ (hay tai biến mạch máu não ) có thể xảy ra với bất kỳ ai và bất kỳ độ tuổi nào.

Ai dễ bị đột quỵ - Tai biến mạch máu não? 1

Đột quỵ là tình trạng não bị tổn thương khi mất đột ngột lưu lượng máu tới não do tắc mạch (nhồi máu não) hoặc vỡ mạch (xuất huyết não), dẫn tới giảm, mất chức năng hoặc chết các tế bào não, gây liệt, rối loạn ngôn ngữ, hôn mê, rối loạn trí nhớ… và có thể tử vong.

Những yếu tố nguy cơ

Đột quỵ nhồi máu não xảy ra khi mạch máu bị tắc, khiến não thiếu máu nuôi và hoại tử. Nguyên nhân có thể do mảng xơ mỡ đóng dày ở thành mạch làm hẹp lòng mạch, khiến máu không nên não được. Trong khi đó, đột quỵ xuất huyết não chủ yếu do vỡ các mạch máu trong não (những yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, tuổi cao…).

Nói chung, đột quỵ có thể xảy ra với bất kỳ ai và bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, các nghiên cứu thống kê đã chỉ ra rằng tỷ lệ đột quỵ gia tăng ở một số nhóm người có nguy cơ cao, bao gồm:

  • Những người lớn tuổi (trên 70 tuổi).
  • Những bệnh nhân bị tăng huyết áp (chiếm 80% bệnh nhân đột quỵ).
  • Bệnh nhân bị tiểu đường, đặc biệt tiểu đường týp 2.
  • Bệnh nhân bị xơ vữa động mạch, rối loạn chuyển hoá mỡ.
  • Những người bị bệnh tim, nhất là bị bệnh van tim khiến các cục máu đông hình thành trong buồng tim có thể đi lên làm tắc mạch não.
  • Những người hút thuốc lá nhiều, lạm dụng bia rượu, béo phì và ít vận động.

Làm gì khi bị đột quỵ?

Việc phải làm ngay khi gặp người đột quỵ là sơ cứu cho họ. Trước tiên, cần đỡ bệnh nhân để họ khỏi bị té ngã, chấn thương. Đặt bệnh  nhân nằm nghiêng sang một bên, nếu bệnh nhân nôn ói thì lấy hết đàm nhớt cho họ dễ thở. Sau đó, lập tức đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất đủ điều kiện chữa trị, tránh vận chuyển xa vì có thể làm bệnh nặng hơn. Không tự ý sử dụng thuốc hạ huyết áp hoặc bất kỳ thuốc nào. Không chờ bệnh nhân tự hồi phục, không cạo gió, cúng vái…

Trước đây, bệnh nhân đột quỵ thường được bác sĩ điều trị bằng nhóm thuốc chống tập kết tiểu cầu, chống đông máu. Những nhóm thuốc này có tác dụng cao trong phòng ngừa huyết khối nhưng dễ dẫn đến biêế chứng. Sau đó, nhóm thuốc tiêu huyết khối đã được đưa vào điều trị khá phổ biến, nhóm này khắc phục được tình trạng tắc nghẽn ở mạch máu não khi cơn đột quỵ mới xuất hiện, nhưng giá lại khá cao (gần 20 triệu đồng/ mũi), đồng thời, cũng dễ gây biến chứng chảy máu não.

Ngày nay, các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên đang được sử dụng rộng rãi do có ưu điểm là không gây tác dụng phụ, hiệu quả điều trị và phòng ngừa tốt, ít tốn kém chi phí. Trong đó, điển hình là Nattospes. Sản phẩm này có thành phần chính từ Nattokinase – enzym chiết xuất từ đậu tương lên men, giúp hỗ trợ điều trị, phòng ngừa đột quỵ, cải thiện di chứng và ngăn bệnh tái phát. Nattospes đã được nghiên cứu tại các bệnh viện nổi tiếng như BV TƯ Quân đội 108, BV Quân y 103 – Hà Đông, BV Bạch Mai và nếu nhận được sự hài lòng của bác sĩ cũng như bệnh nhân sử dụng.

Bên cạnh uống Nattospes hàng ngày, những người mắc các bệnh nguy cơ cao dẫn đến đột quỵ như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch… cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, theo dõi sức khoẻ định kỳ để phát hiện sớm dấu hiệu của đột quỵ.

Theo Hà Nội mới Cuối tuần

]]>
Chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não https://omron-yte.com.vn/11869-cham-soc-nguoi-benh-tai-bien-mach-mau-nao/ Mon, 06 Feb 2012 02:43:08 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=11869 Theo Tổ chức y tế thế giới, tai biến mạch máu não là các thiếu sót thần kinh xảy ra đột ngột với các triệu chứng khu trú hơn là lan toả. Các triệu chứng tồn tại quá 24h, loại trừ nguyên nhân sang chấn. Tai biến mạch máu não được chia làm hai lại chính là là nhũn não (tắc mạch máu não) và xuất huyết não(chảy máu não).

Chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não 1

Hình ảnh tắc mạch máu não dẫn tới tai biến

Theo Tổ chức y tế thế giới, tai biến mạch máu não là các thiếu sót thần kinh xảy ra đột ngột với các triệu chứng khu trú hơn là lan toả. Các triệu chứng tồn tại quá 24h, loại trừ nguyên nhân sang chấn. Tai biến mạch máu não được chia làm hai lại chính là là nhũn não (tắc mạch máu não) và xuất huyết não(chảy máu não).

Người bị tai biến mạch máu não, phải được chăm sóc và điều trị theo chế độ đặc biệt. Chế độ ăn cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và cân đối.

Nên dùng thức ăn mềm, dễ tiêu như: cháo, súp, sữa, nước hoa quả tươi. Kiêng sử dụng các chất béo và chất kích thích (rượu, bia, chè đặc, cà phê), hạn chế muối ở bệnh nhân bị cao huyết áp, bệnh thận, và cho ăn thành nhiều bữa nhỏ từ 4 – 5 bữa ăn/ ngày.

Người bị tai biến mạch máu não cần được thay đổi tư thế nằm thường xuyên đặc biệt ở giai đoạn cấp sau đột quỵ. Không nên nằm trên giường qua cứng hoặc quá mềm, vệ sinh cở thể thường xuyên nhất là các chỗ bị tỳ đè để tránh viêm loét, mảng mục.

Nên thường xuyên vỗ rung ở sau lưng vì bệnh nhân nằm lâu 1 chỗ rất dễ bị viêm phổi, tăng tiết đờm dãi, xoa bóp vận động nhẹ nhàng để khí huyết lưu thông tránh hiện tượng teo cơ, cứng khớp.

Bệnh nhân tai biến mạch máu não sau khi qua giai đoạn nguy kịch nên sớm kết hợp với các phương pháp khác như châm cứu, xoa bóp, dùng thuốc đông y, phục hồi chức năng… để sớm phục hồi, hạn chế tối đa các di chứng về sau.

Theo Lao Động
]]>