Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Mon, 08 Dec 2014 08:00:38 +0000 vi hourly 1 Chế độ dinh dưỡng cho trẻ thừa cân https://omron-yte.com.vn/9555-che-do-dinh-duong-cho-tre-thua-can/ Sat, 30 Jul 2011 02:12:19 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=9555 Chế độ dinh dưỡng cho trẻ thừa cân 1Trẻ em thường bị thừa cân do tiêu thụ quá nhiều đồ ăn, đồ ăn vặt và không vận động. Nhưng so với người lớn, trẻ em có thể “tiêu hóa” béo một cách nhanh chóng.

Cha mẹ có thể bắt đầu giảm cân cho con theo hai cách sau:

  • Nấu bữa ăn ở nhà nhiều hơn: Những đứa trẻ thường ăn thức ăn được nấu ở nhà sẽ có xu hướng tăng cân ít hơn so với những trẻ thường ăn bên ngoài. Các bữa ăn được nấu ở nhà giàu dinh dưỡng và bao gồm các loại rau hỗn hợp gia vị với thịt cá. Không phải do ăn thực phẩm này mà trẻ em giảm cân nhanh chóng nhưng bằng cách này cha mẹ có thể tạo cho con thói quen ăn thức ăn lành mạnh.
  • Cho trẻ em đi ra ngoài và chơi: Ngày nay, không ít trẻ em thích thú với các trò chơi video, trò chơi máy tính và điện tử ở nhà. Nhưng chỉ cần ngồi ở nhà là trẻ đã có xu hướng tăng cân. Nếu ra ngoài và chơi đùa cùng những đứa trẻ khác tham gia trò chơi như đạp xe, nhảy dây, đá bóng… thì chắc chắn trẻ sẽ tiêu hóa tốt thức ăn và sẽ ăn ngon hơn trong bữa ăn tiếp theo. Mỗi ngày, trẻ nên được ra ngoài chơi trong khoảng ít nhất là một giờ.

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần lưu ý cho con ăn thêm hoa quả và các loại thực phẩm không béo, các loại thực phẩm “đốt cháy” chất béo để trẻ không bị tăng cân quá mức.

  • Táo: táo chứa phục vụ bình quân gần 14 gam carbohydrate và 1,4 gam xơ thực phẩm. Họ nhà táo được cho là không có các chất béo và tinh bột.
  • Chuối: Chuối có chứa nhiều carbohydrates giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể. Ngoài tác dụng giúp cơ thể khỏe mạnh, loại hoa quả này còn không làm cơ thể béo phì.
  • Cà chua: Cà chua có tác dụng rất tốt trong chống ung thư. Với trẻ, cha mẹ nên dùng cà chua để nấu ăn chứ không nên cho trẻ ăn sống.
  • Quả chà là: Đây là loại thực phẩm dễ tiêu hóa trong cơ thể và lại giàu carbohydrate và chất xơ.
  • Cam quýt: Đây là một trong những loại trái cây có múi và giàu vitamin C. Loại hoa quả này rất tốt cho quá trình trao đổi chất của cơ thể của trẻ.
  • Rau bina: Đây là thực phẩm “xả” chất béo lại là một tác nhân chống ung thư tốt.

Nếu cha mẹ biết kiên trì cho con luyện tập, vận động và ăn thức ăn đủ dinh dưỡng, lành mạnh thì sẽ không gặp nguy cơ béo phì khó kiểm soát về cân nặng.

Theo: Dinh dưỡng

]]>
Phương pháp giảm cân cho trẻ béo phì https://omron-yte.com.vn/9549-phuong-phap-giam-can-cho-tre-beo-phi/ Sat, 30 Jul 2011 01:37:15 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=9549 Con tôi năm nay vào lớp 5, cháu nặng 60 kg, thuộc dạng béo phì. Tôi đã lên kế hoạch sáng cho cháu đi bộ, chiều đi bơi, nhưng cháu vẫn lên cân.
Cháu luôn đòi ăn, không ai cản được. Xin hỏi, có cách nào giảm cân cho cháu?

Phương pháp giảm cân cho trẻ béo phì 1
Để giảm cân, đòi hỏi phải tập luyện đều. Tuy nhiên, điều cần biết là một giờ tập thể dục, bơi lội chỉ tiêu hao khoảng 400 – 500 Kcalo. Nếu sau khi tập, bé uống một ly nước mía, ăn vài xâu cá viên chiên thì đã bù lại năng lượng vừa tiêu hao. Để giúp bé giảm cân, cần “dụ” bé ăn những loại trái cây nhiều nước, ít năng lượng như ổi, thanh long, củ sắn, sau khi tập.

giảm cân cho trẻ béo phì là việc rất khó. Cha mẹ cần nâng cao kiến thức về dinh dưỡng và tập thói quen mới trong ăn uống cho bé. Phụ huynh thường nôn nóng giảm cân nên ép con ăn món “lạ” hoặc bớt khẩu phần của bé. Điều này chỉ khiến bé ăn nhiều hơn khi không có phụ huynh bên cạnh. Thay vì ép con ăn một cách máy móc, cha mẹ cần giải thích, tâm lý với bé. Ví dụ, bé gái thích làm đẹp thì dùng “chiêu”: ăn cà rốt sẽ có đôi mắt sáng long lanh, làn da hồng hào khỏe mạnh. Ăn cam, quít có nhiều sinh tố giúp cơ thể khỏe mạnh… Còn uống nước ngọt có gas, ăn bánh chiên, bánh ngọt sẽ có “phoọc” ông địa, bị mọi người chê…

Nếu “cắt” khẩu phần đột ngột, bé sẽ bị đói và ăn bù, vì thế, vẫn cho bé ăn món bé thích, nhưng giảm từ từ. Ví dụ, bé thích ăn bánh mì kẹp thịt, phô mai thì cứ cho bé ăn nhưng giảm 1/3 khẩu phần và thay thế bằng các loại trái cây như bưởi, mận…

Để giảm cân cho con, người mẹ cần làm chủ… nhà bếp để thay đổi triệt để thói quen ăn uống cho bé. Bé mập phì thường hay lục tủ lạnh. Vì thế, bạn chỉ để những thức ăn có lợi cho sức khỏe: sữa không đường ít béo, sữa đậu nành, yaourt, trái cây ít ngọt, khoai lang, khoai mì… Khi đói, bé sẽ thử ăn cả những món bình thường bé chê và phát hiện ra vị ngon của món mới. Từ đó, thói quen ăn uống mới của bé sẽ hình thành. Nếu mẹ quá bận rộn, không có thời gian, hãy làm những món nhanh gọn như: cocktail trái cây, yaourt trộn trái cây xắt nhỏ. Bữa cơm gia đình nên gồm những món luộc hấp, một tuần chỉ ăn món chiên khoảng hai – ba bữa và không chiên ngập dầu, chỉ chiên áp chảo.

Nguồn:  Phụ Nữ

]]>
Trẻ thừa cân mẹ cần hạn chế tăng cân cho con https://omron-yte.com.vn/9543-tre-thua-can-me-can-han-che-tang-can-cho-con/ Sat, 30 Jul 2011 01:31:27 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=9543 Con gái nhà em lúc 4 tháng cao 67cm, nặng 7,9 kg. Cháu lười bú sữa, một ngày chí bú khoảng 120ml/lần, khoảng 5 lần/ngày. Tháng vừa rồi cháu chỉ tăng 600 g.

Trẻ thừa cân mẹ cần hạn chế tăng cân cho con 1

Xin bác sỹ tư vấn thực đơn hàng ngày cho cháu. Tôi có cho cháu dùng thêm 1 muỗng cốm Biovita/ngày để kích thích ăn uống. Xin cám ơn bác sĩ.

Lê Thị Ngọc Yến

4 tháng tuổi mà cháu đã có chiều cao 67 cm, cân nặng 7,9 kg là vượt cả chiều cao và cân nặng của trẻ 6 tháng tuổi. Như vậy cháu có dấu hiệu thừa cân rồi. Chị đừng mong con tiếp tục tăng cân mạnh nữa.

Theo chuẩn quá trình phát triển về cân nặng của trẻ: cân nặng của trẻ tăng gấp đôi so với lúc mới sinh vào tháng thứ 4, 5, và tăng gấp 3 vào cuối năm. Trong 6 tháng đầu, mỗi tháng cân nặng tăng trung bình 700g/tháng, 6 tháng sau mỗi tháng tăng trung bình 250g/tháng.

Về chiều cao: 3 tháng đầu, mỗi tháng tăng 3-3,5 cm/tháng, 3 tháng tiếp theo tăng khoảng 2cm/tháng còn 6 tháng cuối tăng 1-1,5 cm /tháng.

Như vậy, cháu hiện tăng 600g (thiếu 1g so với chuẩn) nhưng cháu đã có cân nặng tốt vì vậy số cân tăng hàng tháng như vậy là bình thường.

Chế độ ăn cho lứa tuổi 4 tháng của cháu là bú sữa mẹ hoàn toàn. Khoảng 600ml sữa hàng ngày như chị đang cho cháu ăn là đủ. Trường hợp mẹ thiếu hoặc mất sữa thì chị phải cho cháu ăn sữa bột công thức dành cho trẻ dưới 6 tháng. Từ 6 tháng tuổi, mới bắt đầu cho cháu ăn dặm. Cũng từ thời gian này trở đi, cháu sẽ tăng cân ít, chỉ khoảng 250g một tháng đã là rất tốt rồi.

Theo Chơi cùng bé

]]>
Chữa bệnh béo phì ở trẻ lớp 5 https://omron-yte.com.vn/5603-benh-beo-phi-o-tre-lop-5/ Wed, 12 Jan 2011 08:09:36 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=5603 Chào chuyên gia tư vấn: Con tôi năm nay vào lớp 5, cháu nặng 60 kg, thuộc dạng bệnh béo phì. Tôi đã lên kế hoạch sáng cho cháu đi bộ, chiều đi bơi, nhưng cháu vẫn lên cân.Cháu luôn đòi ăn, không ai cản được. Xin hỏi, có cách nào giảm cân cho cháu?

Chữa bệnh béo phì ở trẻ lớp 5 1

Trả lời

Chào bạn, như vậy là bé nhà bạn có nguy cơ mắc bệnh béo phì cao. Để giảm cân trong trường hợp này là rất khó, cha mẹ cần kiên trì cho con luyện tập thể dục thể thao đều đặn và cần “dụ” bé ăn những loại trái cây nhiều nước, ít năng lượng như ổi, thanh long, củ sắn, sau khi tập.

Ngoài ra, cha mẹ cần nâng cao kiến thức về dinh dưỡng và tập thói quen mới trong ăn uống cho bé. Phụ huynh thường nôn nóng giảm cân nên ép con ăn món “lạ” hoặc bớt khẩu phần của bé. Điều này chỉ khiến bé ăn nhiều hơn khi không có phụ huynh bên cạnh. Thay vì ép con ăn một cách máy móc, cha mẹ cần giải thích, tâm lý với bé. Ví dụ, bé gái thích làm đẹp thì dùng “chiêu”: ăn cà rốt sẽ có đôi mắt sáng long lanh, làn da hồng hào khỏe mạnh. Ăn cam, quýt có nhiều sinh tố giúp cơ thể khỏe mạnh… Còn uống nước ngọt có gas, ăn bánh chiên, bánh ngọt sẽ có “phoọc” ông địa, bị mọi người chê…

Nếu “cắt” khẩu phần đột ngột, bé sẽ bị đói và ăn bù, vì thế, vẫn cho bé ăn món bé thích, nhưng giảm từ từ. Ví dụ, bé thích ăn bánh mì kẹp thịt, phô mai thì cứ cho bé ăn nhưng giảm 1/3 khẩu phần và thay thế bằng các loại trái cây như bưởi, mận…

Để giảm cân cho con, người mẹ cần làm chủ… nhà bếp để thay đổi triệt để thói quen ăn uống cho bé. Bé mập phì thường hay lục tủ lạnh. Vì thế, bạn chỉ để những thức ăn có lợi cho sức khỏe: sữa không đường ít béo, sữa đậu nành, yaourt, trái cây ít ngọt, khoai lang, khoai mì… Khi đói, bé sẽ thử ăn cả những món bình thường bé chê và phát hiện ra vị ngon của món mới. Từ đó, thói quen ăn uống mới của bé sẽ hình thành. Nếu mẹ quá bận rộn, không có thời gian, hãy làm những món nhanh gọn như: cocktail trái cây, yaourt trộn trái cây xắt nhỏ. Bữa cơm gia đình nên gồm những món luộc hấp, một tuần chỉ ăn món chiên khoảng hai – ba bữa và không chiên ngập dầu, chỉ chiên áp chảo.

Nguồn: Chơi cùng bé

]]>
Làm thế nào để giảm cân cho trẻ béo phì? https://omron-yte.com.vn/5598-lam-the-nao-de-giam-can-cho-tre-beo-phi/ Tue, 11 Jan 2011 08:03:36 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=5598 Con tôi năm nay 6 tuổi nhưng đã cân nặng đến 50 kg, tôi cho cháu đi khám thì biết cháu mắc bệnh béo phì. Cháu rất hay bị đói dù đã áp dụng chế độ ăn kiêng. Xin tư vấn giúp tôi cách tập cho cháu giảm cân mà không cần nhịn ăn. (Trúc Phượng)

Làm thế nào để giảm cân cho trẻ béo phì? 1

Trả lời :

Chào bạn, để điều trị bệnh béo phì ở trẻ, cha mẹ cần chú ý phải đảm bảo để trẻ tiếp tục lớn lên và phát triển về mọi mặt. Do đó, cha mẹ không thể bắt trẻ nhịn ăn hoặc ăn quá ít. Việc như vậy, trẻ sẽ mỏi mệt, luôn buồn ngủ, học hành kém đi, sức đề kháng của cơ thể giảm sút và do đó sẽ dễ bị bệnh tật. Bạn vẫn nên cho trẻ ăn uống vừa đủ. Tuy nhiên, cần lưu ý đến một số điều sau:

Hạn chế các chất béo như mỡ, bơ… hoặc thay mỡ động vật bằng dầu thực vật. Nhưng ngay dầu thực vật cũng không nên dùng nhiều. Khi nấu thức ăn nên dùng cách luộc, hấp, hoặc nướng hơn là rán, xào.

  • Trong bữa ăn, nên cho trẻ dùng nhiều rau.
  • Hạn chế tối đa các chất ngọt như kẹo, bánh ngọt, chocolate, nước ngọt.
  • Giữa các bữa ăn nếu trẻ đói, có thể cho ăn trái cây ít năng lượng, như dứa, roi.
  • Việc áp dụng chế độ ăn uống nói trên không nên làm đột ngột, phải từ từ, cho trẻ quen dần.
  • Đối với các trẻ trên 10 tuổi, năng lượng cần thiết mỗi ngày là khoảng 1.000-1.300 calo.
  • Không bao giờ đặt mục tiêu giảm cân thật nhanh. Phải kiên nhẫn, khuyến khích trẻ thực hiện đều đặn chế độ ăn uống trên.
  • Thực hiện các chương trình thể dục, thể thao cho trẻ. Các trẻ mập phì cần được tập thể dục ít nhất 1-2 lần mỗi ngày, tốt nhất là vào lúc sáng sớm và lúc chiều, sau khi tan học.

Ngoài ra, bạn nên đăng ký những khóa học thể dục cho trẻ để giúp các em tăng cường các hoạt động cơ bắp; tránh chọc ghẹo, dè bỉu đối với trẻ bị béo phì; đối xử với tình thương và chút hài hước để trẻ có thể vui vẻ hòa nhập với cộng đồng. Bạn tuyệt đối không nên bắt trẻ nhịn ăn để tránh tình huống trẻ thèm ăn và sau đó ăn bù quá mức; nên ăn đa dạng theo tháp dinh dưỡng, ăn nhiều rau, trái cây, chất xơ, thịt, cá nạc, sữa gầy, tầu hũ…

]]>