Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Tue, 12 Sep 2023 07:50:20 +0000 vi hourly 1 Uống nước cam giúp giảm huyết áp https://omron-yte.com.vn/70-uong-nuoc-cam-giup-giam-huyet-ap/ Sun, 03 Jul 2016 03:47:39 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=70 Các nhà khoa học cho 24 bệnh nhân bị xơ vữa động mạch (với biểu hiện cao huyết áp, phải điều trị bằng thuốc) uống 2 cốc nước cam mỗi ngày trong vòng 6 tuần. Kết quả cho thấy, 21 trên tổng số 24 bệnh nhân đã có sự thuyên giảm huyết áp, ở mức trung bình là 10 mm Hg đối với huyết áp tâm thu (chỉ số tối đa) và 3,5% đối với huyết áp tâm trương (chỉ số tối thiểu).

Uống nước cam giúp giảm huyết áp 1

Bác sĩ Dennis Sprecher, Trung tâm Bệnh tim Cleveland, tác giả nghiên cứu, đã rất ngạc nhiên với kết quả này: “Đây là một số lượng khổng lồ cho thời gian chưa đầy 2 tháng”.

Giả thuyết cho rằng nước cam giúp cải thiện luồng máu tới động mạch tim, và qua đó làm giảm huyết áp, đã không được chứng minh trên phim chụp các động mạch này. Theo các tác giả, rất có thể hiệu quả giảm huyết áp là do vitamin C, kali hoặc folate đem lại. Trong đó:

Vai trò của vitamin C:

Nước cam là một trong những nguồn cung cấp vitamin C dồi dào nhất. Ngoài lợi ích chống oxy hóa, vitamin C còn có thể làm giảm huyết áp. Xem xét 29 nghiên cứu, các nhà khoa học đều kết luận rằng bổ sung vitamin C làm giảm huyết áp ngắn hạn. Tuy nhiên cần nghiên cứu thêm để xác định hiệu quả lâu dài của nước cam.

Kali và muối:

Tổng lượng kali và muối trong chế độ ăn uống hàng ngày ảnh hưởng tới huyết áp. Quá nhiều muối có thể làm tăng huyết áp trong khi kali lại có tác dụng cân bằng lượng muối, làm hạ huyết áp. Theo đánh giá công bố trên tạp chí BMJ (04/2013), tiêu thụ nhiều kali có thể làm giảm huyết áp ở những người bị tăng huyết áp (miễn là họ không mắc bệnh thận). Uống 1 ly nước cam cung cấp cho cơ thể ít nhất 8% lượng kali cần thiết trong một ngày.

Tác động của bioflavonoids họ cam quýt

Cam và các loại trái cây họ cam quýt khác sản xuất ra một hóa chất thực vật, được gọi là bioflavonoids họ cam quýt. Một trong số đó là hesperidin, có chức năng như một chất chống oxy hóa, giúp làm giảm nồng độ cholesterol trong máu. Nam giới bị thừa cân, uống nước cam mỗi ngày trong vòng 4 tuần, sẽ làm giảm huyết áp tâm trương.

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng bioflavonoids có liên kết với các tác động có lợi. Theo thông tin của tạp chí Journal of Nutritional Science and Vitaminology (2013), một nghiên cứu sử dụng chuột trong phòng thí nghiệm cho thấy thường xuyên tiêu thụ hesperidin giúp ngăn ngừa tăng huyết áp.

Folate làm giảm rủi ro tăng huyết áp:

Nước cam chứa rất nhiều vitamin B folate. Cơ thể con người cần folate để tổng hợp DNA và chuyển hóa axit amin nhưng đồng thời cũng làm giảm huyết áp. Đàn ông và phụ nữ tiêu thụ nhiều folate hơn trong giai đoạn trưởng thành có nguy cơ bị tăng huyết áp thấp hơn trong 20 năm sau đó.

BẢNG PHÂN LOẠI HUYẾT ÁP TIÊU CHUẨN

Theo tổ chức Y tế thế giới ( WHO) và Hiệp hội Quốc tế về tăng huyết áp (ISH) cùng phối hợp nghiên cứu và đưa ra sự phân loại huyết áp dưới đây. Tuy nhiên, sự phân loại này là hướng dẫn chung vì huyết áp tối ưu của bạn phụ thuộc vào : tuổi tác, bệnh tật và phác đồ điều trị của bác sĩ. Tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn để xác định huyết áp tối ưu của bạn.

Phạm vi  Huyết áp tâm thu (mmHg)  Huyết áp tâm trương (mmHg)
Huyết áp bình thường Giữa 100 – 140 Giữa 60 – 90
Tăng huyết áp nhẹ Giữa 140 – 160 Giữa 90 – 100
Tăng huyết áp mức độ vừa phải Giữa 160 – 180 Giữa 100 – 110
Tăng huyết áp mức độ nghiêm trọng   Cao hơn 180 Cao hơn 110
  • Số lớn đại diện cho huyết áp tâm trương (khi tim co lại và đẩy máu đi).
  • Số nhỏ đại diện cho huyết áp tâm thu (khi tim nghỉ ngơi).

Các số này được đo bằng milimet (mm) thủy ngân (Hg). Khi huyết áp tâm trương và tâm thu không xếp cùng một loại, phải chọn chỉ số xếp loại cao nhất để đánh giá tình trạng huyết áp.

Máy đo huyết áp OMRON được Hiệp hội tăng huyết áp Anh ( BHS ) và Hiệp hội tăng huyết áp Châu Âu ( EHS ) chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế.

]]>
Hạ huyết áp – Chớ xem thường https://omron-yte.com.vn/6242-ha-huyet-ap-cho-xem-thuong/ Thu, 17 Feb 2011 19:19:55 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=6242 Huyết áp thấp còn là dấu hiệu cho thấy tim không thể làm tròn chức năng đẩy máu đến mọi ngõ ngách trong cơ thể. Mạch máu ở càng xa trái tim, càng nhỏ li ti càng dễ thiếu dưỡng khí. Người có huyết áp quá thấp cỡ 90/60, hay tệ hơn nữa, 80/50 do đó hay mệt mỏi, chóng mặt, khó tập trung tư tưởng, mất ngủ, nhức đầu, tê tay chân như kiến bò…

 

Hạ huyết áp - Chớ xem thường 1

Thế nào là huyết áp bình thường?

Huyết áp là áp lực của dòng máu trong hệ thống động mạch.Nhờ sự chuyển động của dòng máu này mà các tế bào của cơ thể nhận được oxy và các chất dinh dưỡng để duy trì sự sống. huyết áp được duy trì nhờ áp lực co bóp của cơ tim, còn gọi là cung lượng tim, thể tích máu trong cơ thể và độ co dãn của thành động mạch. Khi một trong các yếu tố trên bị rối loạn, bệnh nhân có thể bị cao huyết áp hay hạ huyết áp.

Huyết áp trung bình của mỗi người dao động trong khoảng từ 110- 120 mmHg đối với huyết áp tối đa và từ 70- 80 mmHg với huyết áp tối thiểu. Khi huyết áp tối đa dưới 100 mmHg và huyết áp tối thiểu dưới 60 mmHg, bệnh nhân rơi vào tình trạng hạ huyết áp.

Có hai tình trạng hạ huyết:

Hạ huyết áp cấp thường xảy ra với những bệnh nhân cấp cứu vì chấn thương gây mất máu nhiều, tiêu chảy mất nước, suy tim hay bị bệnh nội khoa khác. Những bệnh nhân này phải được nhập viện cấp cứu và tùy nguyên nhân gây hạ huyết áp mà thầy thuốc chỉ định điều trị.

Hạ huyết áp mạn tính: Ở những người này, huyết áp thường xuyên thấp hơn 100mmHg đối với huyết áp tối đa. Bệnh nhân có thể có hoặc không có bất kỳ một sự khó chịu nào. Rất nhiều người chỉ phát hiện tình cờ trong đợt khám sức khỏe định kỳ hay được đo huyết áp khi đi khám một bệnh nào khác không liên quan đến tim mạch.

Hạ huyết áp có nguy hiểm?

Nếu bệnh nhân rơi vào tình trạng hạ huyết áp cấp thì rất nguy hiểm và cần được nhập viện để điều trị trong phòng săn sóc đặc biệt. Với tình trạng hạ huyết áp mạn tính thì hầu như không có gì là nguy hiểm, nhưng ở những người bị huyết áp thấp mạn tính thường xuất hiện những triệu chứng khó chịu như buồn ngủ, mỏi mệt, chóng mặt, hoa mắt hoặc thỉnh thoảng bị ngất xỉu; đặc biệt là khi thay đổi tư thế đột ngột. Các triệu chứng này xuất hiện do giảm lưu lượng máu ở não, tim, gan và các cơ quan khác trong cơ thể.

Tình trạng hạ huyết áp mạn tính thường xảy ra ở những người làm việc quá sức, bị stress, rối loạn nội tiết, suy dinh dưỡng, tiểu đường hay bị bệnh thần kinh ngoại v.v… Do đó, nếu tình trạng hạ huyết áp mạn tính kéo dài và gây nhiều khó chịu, thậm chí phải nhập viện cấp cứu thì nên đi khám ở những thầy thuốc chuyên khoa tim mạch và nội tiết để tìm nguyên nhân và có hướng điều trị triệt để.

Người bệnh hạ huyết áp mạn tính nên ăn gì?

Việc đầu tiên là nên có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Nếu bạn sống với tốc độ quá nhanh, nên phải điều chỉnh lại nhịp sống và làm việc cho phù hợp với đồng hồ sinh học của bản thân. Nên ăn các loại thức ăn giàu năng lượng và giàu vitamin cũng như các yếu tố vi lượng như: vitamin A, kẽm, magien v.v… Có người cho rằng, bệnh nhân nên ăn mặn một chút để làm tăng khối lượng tuần hoàn trong cơ thể nhờ tác dụng giữ nước của muối, nhưng việc này cũng nguy hiểm vì sẽ gây tăng huyết áp khi nằm.

Chọn một môn thể thao phù hợp với sức khỏe như đi bộ, bơi lội hay tập yoga cũng rất tốt cho bệnh nhân bị hạ huyết áp mạn tính. Khi tập thể thao phải điều độ, thấy mệt hay có các triệu chứng khó chịu là nghỉ ngơi ngay. Việc uống đủ nước, nhất là khi trời nắng nóng cũng góp phần làm giảm nguy cơ hạ huyết áp ở một số người.

Một điều rất quan trọng là cần đi kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng để phát hiện những trục trặc về sức khỏe mà có hướng điều chỉnh ngay từ đầu. Đây là khuynh hướng mới nhằm phòng tránh bệnh tật trong một xã hội hiện đại.

]]>
Cách điều trị chứng hạ huyết áp https://omron-yte.com.vn/6081-cach-dieu-tri-chung-ha-huyet-ap/ Wed, 09 Feb 2011 04:03:35 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=6081 Mục đích của điều trị là: Làm giảm các triệu chứng lâm sàng và bệnh chính đã gây ra hạ huyết áp. Ngoài những trường hợp lâm sàng và các xét nghiệm đã hướng tới chẩn đoán và điều trị nguyên nhân, một số trường hợp hạ huyết áp sau đây có thể phòng và chữa được các triệu chứng:

Cách điều trị chứng hạ huyết áp 1

Điều trị không dùng thuốc:

1.  Hạ huyết áp do đứng:

+ Nên uống nhiều nước, ăn thêm mặn nếu không có phản chỉ định.

+ Uống ít hoặc không uống rượu.

+ Đang nằm, ngồi dậy từ từ; đang ngồi, đứng dậy từ từ; đang đứng, bắt đầu đi từ từ (ba từ từ).

+ Không nên bắt chéo chân khi đang ngồi.

+ Nếu có giãn tĩnh mạch chi dưới: Nên đeo bít tất áp lực của người suy tĩnh mạch.

2. Hạ huyết áp sau ăn:

+ Nên ăn nhiều bữa nhỏ.

+ Giảm bớt các chất bột, gạo trong khẩu phần.

3. Hạ huyết áp do mất điều chỉnh thần kinh giao cảm: Ho, đi tiểu, rặn mạnh khi đại tiện…

+ Tránh những tình huống gây ra hạ huyết áp đã gặp phải.

+ Ngồi xuống, cúi đầu giữa hai đầu gối: Động tác này giúp nâng HA lên.

Nếu bệnh nhân nằm do bị xỉu: Kéo cao 2 chân và 2 tay, gập về phía thân, nhằm đưa máu dồn về tim, nâng được huyết áp lên.

Điều trị dùng thuốc:

Ngoài chế độ ăn thêm muối, uống thêm nước, có thể cho các corticosteroid, các amin co mạch (trong cấp cứu), hept-amyl, theophyllin, coramin… đó là những thuốc điều trị triệu chứng, khi các biện pháp điều trị dự phòng không theo đủ.

Theo y văn nước ngoài, có tác giả khuyên:

+ Uống cà phê (nếu chịu được cà phê).

+ Uống fludrocortisone (florinef): Bắt đầu với 0,1mg/ngày. Theo dõi trong nhiều ngày, nếu chưa kết quả, tăng liều sau 1-2 tuần. Chú ý: Có thể bị nhức đầu và kalium, magnesium máu có thể giảm, nên bù với các muối chứa các ion đó. Không chỉ định trong suy tim ứ huyết và thuốc không có tác dụng ở người có hội chứng mệt mỏi kinh diễn, có hạ huyết áp khi đứng.

+ Uống midodrine, một loại alpha-1 adrenergic đồng vận, làm tăng huyết áp, co mạch, giãn đồng tử. Ngoài ra có thể có tác dụng phụ là dị cảm da đầu hoặc ngứa. Liều thường cho: 2,5mg vào bữa ăn sáng và ăn trưa, hoặc 3lần/ngày. Liều tối đa là có thể 30mg/ngày mới có đáp ứng. Trong bệnh Parkinson có hạ huyết áp, midodrine không có tác dụng.

+ Erythropoietin: Được dùng trong thiếu máu. Liều dùng: 25-75U/kg, dạng tiêm.

+ Ephedrine: 12,5-25mg uống 3lần/ngày. Có thể tác dụng phụ: mạch nhanh, run tay, chân, tăng huyết áp khi nằm.

Trong hội chứng tim nhanh khi đứng (Positional-Orthostatic-Tachycardia-Syndrome: POTS): Có thể cho inderal 10mg/ngày, liều có thể tăng tới 30-60mg/ngày trong vòng 2-3 tuần. Dùng các thuốc chẹn bêta giao cảm khác: nadolol (10mg qd), pindolol (2,5mg-5mg 2-3lần/ngày), và atenolol (25mg).

Phenobarbital cũng có tác dụng tốt trong POTS.

Đặt máy tạo nhịp: Khi nhịp tim rất chậm, gây xỉu, ngất, có thể đặt máy tạo nhịp tạm thời hoặc vĩnh viễn, tuỳ từng trường hợp.

Tóm lại,hạ huyết áp được chẩn đoán trên triệu chứng lâm sàng của thiếu máu não, xảy ra khá nhanh và thường không có liệt. Chẩn đoán chắc chắn dựa vào số huyết áp tâm thu và tâm trương thấp hơn bình thường > 20mgHg (HATT) và > 10mmHg (HATTR).

Hạ huyết áp có thể là một biểu hiện của cơ địa thần kinh thực vật kém điều chỉnh theo các tư thế hoặc tình huống khác nhau trong sinh hoạt, khi đó điều trị không thuốc hoặc/và có thuốc nhằm làm tăng hoạt động giao cảm để đưa máu lên não nhiều hơn.
Hạ huyết áp có thể chỉ là một triệu chứng có nguyên nhân thực tổn, chẩn đoán và điều trị phải dựa vào lâm sàng, hỏi bệnh và một số xét nghiệm cần thiết.

Nhờ ứng dụng công nghệ “cảm biến thông tin sinh học” thành công, máy đo huyết áp OMRON (Nhật Bản) được Hiệp hội y tế Hoa kỳ, Hiệp hội tăng huyết áp Châu Âu chứng nhận lâm sàng về độ chính xác, an toàn và tiện dùng khi sử dụng.

Máy đo huyết áp OMRON là sản phẩm lý tưởng cho mọi gia đình nhờ tính năng ưu việt, công nghệ hiện đại, kết quả đo có độ chính xác cao. Ngoài ra, máy đo huyết áp Omron dễ sử dụng, kết quả hiển thị rõ ràng nên mọi người đều có thể tự kiểm tra thông số huyết áp tại nhà

Theo sức khỏe đời sống

]]>
Hạ huyết áp do bệnh tăng huyết áp và bệnh tim mạch https://omron-yte.com.vn/6079-ha-huyet-ap-do-benh-tang-huyet-ap-va-benh-tim-mach/ Wed, 09 Feb 2011 03:51:17 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=6079 Hạ huyết áp có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Một số trường hợp hạ huyết áp xảy ra ở người đang dùng thuốc chữa bệnh tăng huyết áp hoặc mắc một số bệnh như u thượng thận…

Hạ huyết áp do bệnh tăng huyết áp và bệnh tim mạch 1
– Hạ huyết áp ở người đang dùng thuốc chữa bệnh tăng huyết áp: Đặc biệt chú ý ở những người cao tuổi, người có bệnh đái tháo đường, người mới dùng thuốc. Do đó, kiểm tra đều huyết áp, ở tư thế nằm và ngồi, ở các đối tượng đó là cần thiết.

– Hạ huyết áp ở người  có tăng huyết áp do u thượng thận: Không hiếm gặp tụt huyết áp trên cơ sở huyết áp rất cao ở người có u thượng thận loại pheochromocytoma, khi huyết áp tụt, có khi phải truyền cấp cứu thuốc vận mạch (Dobutamine); nguyên nhân có thể là sự tăng giảm bất thường của sản xuất catecholamine thượng thận.

– Biến thiên trong ngày của huyết áp : Có trường hợp huyết áp thấp hơn ở người bình thường, vì vậy, ngày nay người ta không nói tới huyết áp dao động, vì đó là bản chất của tăng huyết áp và người ta dùng thuật ngữ tăng huyết áp hơn là cao huyết áp, vì trong ngày có khi huyết áp thấp, không thể dựa vào thời điểm đó để chẩn đoán bệnh được. Cũng trong phạm vi biến thiên của huyết áp trong ngày, đa số chúng ta có huyết áp hạ về đêm (gọi là loại dipper), nhưng có một số người, hay gặp ở người có bệnh tăng huyết áp, huyết áp không hạ về đêm (don dipper), thậm chí có trường hợp còn tăng cao hơn ban ngày.

– Hạ huyết áp do tổn thương cơ tim: Nhồi máu cơ tim, bệnh cơ tim…

Theo sức khỏe đời sống

]]>
Hạ huyết áp và những nguyên nhân thường gặp https://omron-yte.com.vn/6077-ha-huye%cc%81t-a%cc%81p-va-nhung-nguyen-nhan-thuong-gap/ Wed, 09 Feb 2011 03:42:18 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=6077 Hạ huyết áp là tình trạng huyết áp thấp hơn bình thường và có những triệu chứng của thiếu cung cấp máu tới tuần hoàn não: hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu… Những người có huyết áp thấp (90/60mmHg) nhưng vẫn sinh hoạt bình thường không phải là đối tượng bệnh lý.

Hạ huyết áp và những nguyên nhân thường gặp 1

Nguyên nhân thường gặp của hạ huyết áp

Hạ huyết áp theo tư thế (orthostatic hypotension): Hoa mắt, chóng mặt, khi từ tư thế nằm chuyển nhanh sang ngồi hoặc từ ngồi chuyển sang đứng. Có thể ngã hoặc ngất xỉu. Đo huyết áp: huyết áp tâm thu tụt > 20mmHg.

huyết áp tâm trương tụt > 10mmHg

Cơ chế: Cơ thể không kịp điều chỉnh huyết áp qua thần kinh giao cảm để đối phó với sự thay đổi tư thế.

Thường gặp ở:

+ Người cao tuổi, người có vữa động mạch não nhiều.

+ Có thai, nhất là vào những tháng cuối, đứng lâu cũng có thể tụt huyết áp.

+ Dùng  thuốc hạ huyết áp mạnh.

+ Suy tim nặng.

– Hạ huyết áp sau ăn: Thường sau ăn 30-75 phút sau ăn no. Hiện tượng này được giải thích là do máu dồn về vùng tạng nhiều. Nơi khác như não, lại thiếu lưu lượng máu cần thiết.

– Hạ huyết áp sau khi đi tiểu, sau đại tiện, sau cơn ho, sau nuốt nghẹn: được giả thuyết là do kích thích mạnh thần kinh X. Người ta còn nhận thấy có trường hợp hạ huyết áp, ngất, thậm chí tử vong, sau khi thắt cà vạt hoặc sau khi bị bóp vùng xoang cảnh, do cơ chế nói trên.

– Thai nghén: Người có thai, thường vào nửa sau của thai kỳ, khi đứng lâu nhất là ở chỗ đông người, có thể bị tụt HA, xỉu. Cơ chế: Máu dồn về tử cung nhiều, máu lên não thiếu…

– Nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng.

– Mất nước (qua đường tiêu hoá: nôn, tiêu chảy; qua đường da: mất nhiều mồ hôi…). Chỉ cần mất 1% trọng lượng cơ thể đã có triệu trứng rồi.

– Thiếu máu nặng do mất máu.

– Bệnh nội tiết: Thiểu năng tuyến giáp, HA có thể thấp.

Theo sức khỏe đời sống

]]>
Phòng ngừa hạ huyết áp khi đứng ở người cao tuổi https://omron-yte.com.vn/4975-phong-ngua-ha-huyet-ap-khi-dung-o-nguoi-cao-tuoi/ Wed, 15 Dec 2010 21:10:53 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=4975 Hạ huyết áp tư thế đứng ( HHATTĐ) là một bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi . Đây là một bệnh nguy hiểm vì dễ làm bệnh nhân ngã bất thình lình gây hậu quả khôn lường. Dưới đây là cách nhận biết hạ huyết áp khi đứng và cách phòng ngừa.

Phòng ngừa hạ huyết áp khi đứng ở người cao tuổi 1

Hạ huyết áp khi đứng là gì?

Hạ huyết áp khi đứng hay còn gọi là Hạ huyết áp tư thế đứng –  Hạ huyết áp tư thế – là một hình thức của huyết áp thấp xảy ra khi đứng lên từ ngồi hoặc nằm. Hạ huyết áp tư thế đứng có thể làm cho cảm thấy chóng mặt hoặc choáng váng, và có thể ngất xỉu.

Những tác nhân thuận lợi gây hạ huyết áp tư thế đứng là sự suy yếu của hệ thống tĩnh mạch, các bệnh gây mất nước và tác dụng phụ của thuốc. Hạ huyết áp tư thế đứng có dài có thể là một dấu hiệu của nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn, vì thế phòng ngừa hạ huyết áp khi đứng là mối quan tâm hàng đầu của cả bệnh nhân và thầy thuốc.

Cách nhận biết hạ huyết áp khi đứng

Các triệu chứng phổ biến nhất của hạ huyết áp tư thế đứng có cảm giác quay cuồng hay chóng mặt khi đứng lên sau khi ngồi hoặc nằm. Cảm giác này, và các triệu chứng khác, thường xảy ra ngay sau khi đứng lên và kéo dài vài giây hoặc vài phút. Hạ huyết áp tư thế đứng dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:

  • Cảm giác quay cuồng hay chóng mặt khi đứng lên sau khi ngồi hoặc nằm
  • Tầm nhìn bị mờ
  • Ngất xỉu
  • Lẫn lộn.
  • Buồn nôn.
  • Nhức đầu.

Khi thấy có các dấu hiệu này, cần đo huyết áp xem có phải bị hạ huyết áp hay không: Để bệnh nhân nằm nghỉ khoảng 20 phút rồi đo huyết áp ở tư thế nằm, sau đó cho bệnh nhân đứng dậy, sau khi đứng từ 1 – 5 phút sẽ tiến hành đo hết áp ở tư thế này, nếu thấy huyết áp tâm thu tụt xuống lớn hơn hoặc bằng 20mmHg so với huyết áp khi nằm là có hiện tượng hạ huyết áp khi đứng. Vào những thời điểm huyết áp thấp nhất trong ngày nên đo huyết áp kiểm tra như ban đêm, buổi sáng khi ngủ dậy, sau khi ăn…

Các biện pháp phòng ngừa HHAKĐ

Kiểm tra lại các thuốc đang dùng có nguy cơ gây hạ huyết áp khi đứng như thuốc an thần kinh, chẹn beta, lợi tiểu… nếu có thì hãy đọc lại chỉ định dùng thuốc, cân nhắc xem có nên ngừng thuốc hay không?

  • Cần thông báo cho bệnh nhân biết những tình huống nguy hiểm, giờ nguy hiểm có thể xảy ra hạ huyết áp khi đứng để đề phòng.
  • Những giờ nguy hiểm: Ban đêm, sáng ngủ dậy, sau khi ăn, sau khi uống một số thuốc như thuốc giãn mạch như thuốc ức chế canxi…
  • Mất nước do một số nguyên nhân như sốt cao, tiêu chảy, nôn nhiều, chán ăn… phải đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay để kịp thời điều trị.
  • Cần chú ý đến một số người có nguy cơ mất máu tiềm tàng như bệnh lý dạ dày, viêm thực quản, bệnh viêm ruột, trĩ… hoặc đang dùng thuốc chống đông hay thuốc kháng viêm không steroid.

Đối với nguyên nhân gây bệnh là do suy hệ tĩnh mạch, nhất là hệ tĩnh mạch chi dưới thì băng ép các chi dưới là biện pháp chủ yếu, rất có hiệu quả để điều trị nếu được thực hiện đúng kỹ thuật. Cần dùng loại băng thun chứ không phải loại băng chống giãn tĩnh mạch. Muốn có kết quả tốt phải băng theo chiều dọc và mang băng cả ngày lẫn đêm.

Chế độ ăn không nên kiêng ăn mặn tuyệt đối, tránh ăn uống thịnh soạn, không uống nhiều rượu, tốt nhất là ăn nhiều bữa nhỏ, khi ăn xong không nên đứng lên nhanh.

Bệnh nhân tránh đứng lâu một chỗ, có thể đổi chân hoặc giậm chân đi lại tại chỗ để cho máu lưu thông, tăng tuần hoàn trở về của máu tĩnh mạch. Khi đang nằm, nếu muốn nhổm đứng dậy thì không nên bật dậy ngay mà nên thực hiện từng bước một, đầu tiên là ngồi dậy trên giường, rồi buông chân xuống đất, sau đó từ từ đứng lên, nếu thấy xuất hiện triệu chứng gì lạ, nên ngồi xuống hoặc nằm xuống ngay và gác chân lên cao.

]]>
Hạ huyết áp mà không cần thuốc https://omron-yte.com.vn/4676-ha-huyet-ap-ma-khong-can-thuoc/ Mon, 06 Dec 2010 19:05:03 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=4676 Nhóm chuyên gia thuộc Viện Tim mạch và Tiểu đường Baker IDI tại Melbourne (Úc) đã thử nghiệm một phương pháp mới để hạ huyết áp mà không cần dùng thuốc.

Hạ huyết áp mà không cần thuốc 1

Các nhà nghiên cứu đã luồn một ống thông tiểu nhỏ vào động mạch ở bắp đùi 106 bệnh nhân tham gia thử nghiệm. Sau đó tiếp tục luồn ống này vào một động mạch khác nằm sát thận. Sau đó, họ sử dụng sóng vô tuyến với cường độ thấp để làm nóng và “vô hiệu hóa” một số dây thần kinh ở thận có vai trò quan trọng trong việc làm tăng huyết áp. Quá trình này diễn ra trong 45 phút.

Giáo sư Markus Schlaich thuộc viện nghiên cứu trên nói phương pháp mới có thể làm giảm huyết áp đáng kể và lâu dài. Ông khẳng định mặc dù những thử nghiệm chỉ áp dụng đối với các bệnh nhân huyết áp cao không phản ứng tích cực với các loại thuốc hiện có, nhưng sớm muộn thì liệu pháp này cũng sẽ được áp dụng với các bệnh nhân phản ứng tích cực với các loại thuốc hạ huyết áp thông thường. Ông Schlaich cho biết, liệu pháp này đã được cơ quan y tế Úc cho phép sử dụng trong khám và điều trị lâm sàng bắt đầu từ năm tới.

Khang Huy
(Theo ABC, Top News)

]]>