Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Fri, 27 Aug 2021 08:52:59 +0000 vi hourly 1 Cách hạn chế sổ mũi khi trời trở lạnh https://omron-yte.com.vn/16044-cach-han-che-so-mui-khi-troi-tro-lanh/ Sun, 13 Jan 2013 16:58:24 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=16044 Khi thời tiết thay đổi hay thường xuyên lạnh kéo dài nhiều người thường gặp phải triệu chứng nghẹt và sổ mũi, cản trở rất nhiều đến sinh hoạt và ăn uống của chúng ta. Để hạn chế cảm giác khó chịu này, bạn có thể tham khảo một số mẹo nhỏ sau:

Cách hạn chế sổ mũi khi trời trở lạnh 1

Tránh ăn đồ cay nóng

Thật ra những đồ cay nóng trong thức ăn sẽ kích thích thêm sự sưng nề ở niêm mạch mũi và làm gia tăng chất tiết. Những món như cà-ri, lẩu cay, thịt, cá sốt tiêu đen v.v… là những món ăn khoái khẩu trong mùa đông, nhưng nhất định bạn phải hoàn toàn loại bỏ trong thực đơn của mình khi bị viêm mũi.

Sử dụng nước muối

Nước muối loãng có tác dụng thuyên giảm và thông mũi ngay tại chỗ. Bạn chỉ cần pha nước muối loãng rồi lọc thật sạch. Sau đó dùng xi-lanh hút nước muối và đặt đầu xi-lanh vào đầu mũi. Hơi nghiêng đầu và xịt mạnh nước muối cho nước mũi chảy ra ngoài hết. Làm như thế với cánh mũi bên kia. Giữ mũi ở tư thế thẳng ngả ra sau và để bát nước muối sát lỗ mũi, hít mạnh để “súc” sạch mũi.

Ban đầu, bạn có thể thấy khó làm. Nhưng bạn sẽ quen và nhanh chóng cảm thấy dễ chịu sau mỗi lần “làm sạch” như vậy. Ngoài ra, bạn còn nên súc miệng bằng nước muối vì phần miệng và họng rất dễ bị viêm khi mước mũi tiết ra nhiều.

Việc xông mũi bằng cách pha nước nóng với tỏi băm nhỏ hoặc hành tươi, ghé sát mũi vào cốc nước và hít mạnh nhiều lần cũng khiến bệnh thuyên giảm và thông mũi ngay tại chỗ.

Ngoài ra, để thuyên giảm và thông mũi ngay tại chỗ bạn có thể xông mũi bằng cách pha nước nóng với tỏi băm nhỏ, hoặc hành tươi, sau đó ghé sát mũi vào cốc nước và hít mạnh nhiều lần.

Hạn chế ngồi phòng điều hòa

Không khí trong phòng hoặc xe ô tô bật điều hòa sẽ rất khô. Nếu bạn bị viêm mũi mà ngồi lâu trong môi trường này thì cảm giác khó chịu sẽ ngày một tăng lên, niêm mạc mũi bị khô căng và tình trạng viêm mũi càng nặng nề hơn.

Trong trường hợp bắt buộc phải ở trong những căn phòng đó, bạn nên cố gắng bố trí một chậu nước nhỏ gần nơi ngồi hoặc nếu có điều kiện hãy mở máy làm ẩm.

Hãy uống thật nhiều nước

Uống nhiều nước giúp làm thông niêm dịch ở phần trên họng. Có thể dùng nước thảo dược pha mật ong, hoặc nước chanh nóng. Chất tiết ra từ phần sau mũi trôi xuống thay vì phải hắng giọng nhổ ra sẽ làm giảm độ sưng nề.

Các tinh dầu từ thảo dược cũng khiến mũi được thông hơn và bạn sẽ dễ thở hơn. Nhưng bạn hãy nhớ đừng dùng thảo dược có vị quế cay.

Nên xỉ mũi thường xuyên

Có thể bận việc, mải đọc sách hay đơn giản chỉ vì không muốn bất lịch sự trước người cùng giao tiếp mà bạn cứ vô thức chỉ lau sạch mỗi khi nước mũi chảy ra. Bạn hãy cố gắng tranh thủ xỉ mũi mỗi khi có thể. Vì việc chủ động đẩy ra ngoài các chất tiết sẽ nhanh chóng lấy lại cảm giác dễ chịu.
Tuy nhiên đừng quá lạm dụng và không nên ngoáy mũi mạnh có thể khiến niêm mạc mũi đang sưng nề bị rách và tình trạng bệnh càng nặng hơn.

]]>
Mẹo phòng sổ mũi kéo dài cho bé trong ngày lạnh https://omron-yte.com.vn/6738-meo-phong-so-mui-keo-dai-cho-be-trong-ngay-lanh/ Fri, 11 Mar 2011 17:21:53 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=6738 Các bé bị sổ mũi kéo dài, nhất là khi có tình trạng “thò lò mũi xanh” có thể là dấu hiệu của viêm xoang, niêm mạc quanh xoang mũi bị viêm nhiễm.

Mẹo phòng sổ mũi kéo dài cho bé trong ngày lạnh 1

Không nên xem thường sổ mũi, nghẹt mũi

Theo ThS.BS Phạm Thắng- Viện Tai mũi họng TW cho biết, trong những mùa không khí quá khô, chất đờm trong cổ họng bị khô lại và trở nên dính keo.Khi đó, nước mũi sẽ đọng lại thành vũng ở vách sau của mũi, không khí lại ra vào mạnh thường xuyên tạo nên tiếng kêu sột soạt và gây sổ mũi. Nước mũi có khi trở nên rất đặc, dính như keo, có màu xanh hay vàng, chảy ra gây nghẹt mũi, khó thở.

Sổ mũi, nghẹt mũi dễ khiến trẻ khó thở, khò khè, bú khó… là do nhiều nguyên nhân như viêm họng, viêm mũi, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, nặng hơn nữa là viêm phổi… Khi trẻ bị viêm mũi, việc vệ sinh mũi cho trẻ nếu không biết cách sẽ khiến thuốc khó ngấm vào, hiệu quả điều trị giảm đáng kể, thậm chí còn làm bệnh tái đi tái lại, kéo dài rất khó điều trị.

Sổ mũi kéo dài, nhất là khi có tình trạng “thò lò mũi xanh” có thể là dấu hiệu của viêm xoang, niêm mạc quanh xoang mũi bị viêm nhiễm. Đây là bệnh nguy hiểm với trẻ vì do đặc điểm thể trạng, xoang trẻ em dễ bị nhiễm trùng lan tỏa và dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm như áp xe mắt, viêm não, nhiễm trùng huyết, viêm tai giữa…

Khi thấy trẻ sổ mũi trên 3 ngày không khỏi, hoặc nước mũi đổi màu, cần đưa đến bác sỹ chuyên khoa để có thăm khám thích hợp. Không nên tự ý dùng kháng sinh.

Mẹo nhỏ giúp bé phòng và tránh viêm mũi, ngạt mũi

Trong thời tiết mùa đông lạnh giá, mẹ hãy thử áp dụng một vài cách sau để phòng tránh ngạt mũi, viêm mũi cho bé nhé.

-Dùng túi xông:

Mẹ có thể mua gói lá xông mũi về ở hiệu thuốc bắc (khoảng 3.000đồng/gói) về cho bé. Lúc bé thức: mẹ cho gói lá xông vào một túi nhỏ, đeo trên ngực áo cho bé. Khi bé ngủ: mẹ có thể đặt 2 gói lá xông vào hai cái túi vải nhỏ, đặt ở hai bên gối của bé.

– Dùng tinh dầu bạc hà:

Trước khi bé đi ngủ, mẹ nhỏ nước muối sinh lý vào mũi bé. Kê gối của bé cao hơn một chút so với ngày thường cho bé dễ thở. Nhỏ vài giọt tinh dầu bạc hà lên áo, chăn, gối của bé. Mẹ chỉ nên nhỏ một lượng vừa phải, để bé không bị cay mắt hoặc chạm vào da bé, gây bỏng da.

– Day hai bên cánh mũi:

Khi bé ngủ, mẹ kê cao gối cho bé hơn ngày thường cho bé dễ thở. Mẹ dùng tay, day vào phần 2 cánh mũi (nơi giao nhau của gốc mũi và má), bé sẽ không còn ngạt mũi. Mẹ thường xuyên giúp bé hút mũi cũng tránh cho bé khi ngạt mũi và viêm mũi

Lưu ý, hàng ngày mẹ nhớ vệ sinh  mũi cho bé thật sạch sẽ nhé!

– Hàng ngày nhỏ cho bé nước muối sinh lý dành cho trẻ em.

– Dùng bông tăm lau sạch mũi bé 1 – 2 lần/ngày. Mẹ phải lưu ý, trước khi dùng bông tăm lau sạch mũi bé, cần phải nhúng đầu bông tăm vào một chén nước ấm rồi mới lau cho bé. Nếu mẹ không nhúng bông tăm trước khi lau cho bé, những mảnh bụi li ti trong bông tăm sẽ bám vào mũi bé, làm bé khó chịu và có thể sẽ khó thở hơn.

– Khuyến khích bé tự xì hết dịch nhầy trong mũi. Nếu bé chưa thể tự làm việc đó, mẹ có thể giúp bé bằng cách hút mũi cho bé.

– Cần tiêm ngừa đầy đủ cho bé theo lịch, duy trì nguồn sữa mẹ càng lâu càng tốt. Bảo đảm dinh dưỡng cho bé đầy đủ các nhóm chất, cho bé ngủ đủ giấc, giữ môi trường xung quanh trong sạch được xem là phương pháp khoa học để giúp bé tăng cường sức đề kháng, tránh các bệnh ở đường hô hấp, vốn rất phổ biến ở bé.

(Theo afamily)

]]>
Trẻ sơ sinh nghẹt mũi https://omron-yte.com.vn/3063-tre-so-sinh-nghet-mui/ Mon, 20 Sep 2010 04:00:19 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=3063 Con gái tôi hiện đang 22 ngày tuổi nhưng đang bị ngẹt mũi và khó thở do lây cảm cúm từ gia đình, hiện tôi cũng bị cảm cúm. Tôi đã dùng thuốc cảm cúm Cảm Xuyên Hương được 1 ngày, uống nước cây hương nhu hàng ngày và dùng thuốc Natriclorid để nhỏ cháu song vẫn chưa cải thiện được nhiều. Cháu vẫn ngoan và bú đều, không quấy khóc. Gia đình tôi hiện đang rất lo lắng vì nghĩ là cháu bị ốm quá sớm như thế có phải là đã bị mất khả năng miễn dịch với cảm cúm hay không và hướng dẫn giúp chúng tôi cách điều trị cho cháu cũng như cho mẹ. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Lê Thị Hằng

– Trả lời của phòng mạch online:

Chúc mừng gia đình anh chị có thêm cháu gái.

Triệu chứng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh tức là trẻ dưới 1 tháng tuổi và trẻ nhỏ tức là trẻ hơn 1 tuổi là một triệu chứng rất thường gặp do thể tích hố mũi ở lứa tuổi này rất bé.

Triệu chứng này có thể chỉ ở mức độ rất nhẹ như khò khè, bé thường quấy khóc, bú kém cho tới những mức độ nghiêm trọng như tím tái có chu kỳ ( khi bé bật khóc để thở miệng thì hết tím), hoặc suy hô hấp.

- Trả lời của phòng mạch online: 1Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi

Nguyên nhân thứ nhất, và cũng là nguyên nhân thường gặp nhất là viêm mũi. Bệnh lý viêm mũi này có thể là do nhiễm siêu vi, hoặc không tìm thấy nguyên nhân. Cách điều trị thông thường là rửa mũi tích cực cho bé bằng nước muối sinh lý, nhỏ thuốc co mạch, bệnh sẽ khỏi sau 5-7 ngày.

Nhóm nguyên nhân thứ hai ít gặp hơn, bao gồm các dị tật bẩm sinh như tắc cửa mũi sau, nếu tắc hai bên bé sẽ có triệu chứng tím tái ngay sau sinh, hoặc hẹp hố lê (phần xương đầu xoang mũi), hoặc do thoát vị túi lệ, hoặc u bất thường trong hố mũi hoặc những chấn thương trong lúc sanh như tụ máu vách ngăn, hoặc sẹo trong hố mũi do chăm sóc hút đàm nhớt qua mũi nhiều lần không đúng cách.

Triệu chứng nghẹt mũi do nhóm nguyên nhân này thường xuất hiện ngay sau sinh, dai dẳng, không cải thiện với điều trị nội khoa. Để chẩn đoán cần phải được khám tỉ mỉ bởi các bác sĩ tai mũi họng nhi và trong một số trường hợp cần phải có hình ảnh hỗ trợ như x-quang có cản quang hố mũi hoặc CT. Phẫu thuật là phương pháp điều trị dứt điểm cho các thể bệnh thuộc nhóm nguyên nhân này.

Con gái của anh có nguyên nhân là viêm mũi sau khi bị nhiễm siêu vi khá rõ ràng, do vậy cách điều trị anh đã thực hiện như hiện nay là hợp lý. Vấn đề này không ảnh hưởng gì đến hệ thống miễn dịch của bé, vì trong 6 tháng đầu bé sẽ chiến đấu với nhiễm trùng nhờ vào lượng kháng thể mà cơ thể của mẹ đã truyền sang bé trong thai kỳ.

Theo:tuoitreonline

]]>