Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Tue, 12 Sep 2023 07:21:35 +0000 vi hourly 1 Những yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp https://omron-yte.com.vn/6235-nhung-yeu-to-nguy-co-cua-tang-huyet-ap/ Fri, 18 Feb 2011 02:12:09 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=6235 Hiện nay Y học mới chứng minh có khoảng 5% bệnh nhân bị tăng huyết áp là có nguyên nhân để điều trị triệt để, còn khoảng 95% bệnh nhân bị tăng huyết áp còn lại là không có nguyên nhân nên được gọi là bệnh tăng huyết áp (hay tăng huyết áp tiên phát) nhưng đồng thời y học cũng chứng minh có một số yếu tố nguy cơ gây nên bệnh tăng huyết áp. Vì vậy để phòng bệnh tăng huyết áp, mỗi người nên cố gắng hạn chế tối đa các yếu tố nguy cơ gây bệnh tăng huyết áp sẽ được đề cập dưới đây:

Những yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp 1Hút thuốc lá tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp

Hút thuốc lá, thuốc lào: Trong thuốc lá, thuốc lào có nhiều chất kích thích đặc biệt có chất nicotin kích thích hệ thần kinh giao cảm làm co mạch và gây tăng huyết áp, nhiều nghiên cứu cho thấy hút một điếu thuốc lá có thể làm tăng huyết áp tâm thu lên tới 11mmHg và huyết áp tâm trương lên 9mmHg và kéo dài trong 20-30 phút. Vì vậy nếu không hút thuốc lá cũng là biện pháp phòng bệnh tăng huyết áp.

Tiểu đường: Ở người bị tiểu đường, tỷ lệ bệnh nhân bị tăng huyết áp cao gấp đôi so với người không bị tiểu đường. Khi có cả tăng huyết áp và tiểu đường sẽ làm tăng gấp đôi biến chứng mạch máu lớn và nhỏ, làm tăng gấp đôi nguy cơ tử vong so với bệnh nhân tăng huyết áp đơn thuần. Vì vậy, nếu bị bệnh tiểu đường cần điều trị tốt bệnh này sẽ góp phần khống chế được bệnh tăng huyết áp kèm theo.

Rối loạn lipid máu: Cholesterol và triglycerid máu là các thành phần chất béo ở trong máu. Chúng thường được gọi là các thành phần mỡ của máu hay chính xác hơn là lipid máu. Nồng độ cholesterol máu cao là nguyên nhân chủ yếu của quá trình xơ vữa động mạch và dần dần làm hẹp lòng các động mạch cung cấp máu cho tim và các cơ quan khác trong cơ thể. Động mạch bị xơ vữa sẽ kém đàn hồi và cũng chính là yếu tố gây tăng huyết áp. Cholesterol toàn phần bao gồm nhiều dạng cholesterol trong đó được nghiên cứu nhiều nhất là cholesterol trọng lượng phân tử cao (HDL-C) và cholesterol trọng lượng phân tử thấp (LDL-C). Nồng độ LDL-C trên 3,0mmol/dl là yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch. Ngược lại, HDL-C được xem là có vai trò bảo vệ. Hàm lượng HDL-C trong máu cao thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp (tối thiểu cũng phải cao hơn 1,0mmol/dl). Vì vậy cần ăn chế độ giảm lipid máu sẽ giúp phòng bệnh tim mạch nói chung và bệnh tăng huyết áp nói riêng. Chú ý trong khẩu phần ăn hàng ngày, không nên ăn: mỡ, mực và phủ tạng động vật. Nên ăn nhiều rau và hoa quả tươi. Chú ý ăn cá tươi (ít nhất 2 lần/tuần) vì có nhiều tác dụng tốt đối với bệnh tim mạch.

Tiền sử gia đình có người bị tăng huyết áp: Theo thống kê của nhiều tác giả cho thấy bệnh tăng huyết áp có thể có yếu tố di truyền. Trong gia đình nếu ông, bà, cha, mẹ bị bệnh tăng huyết áp thì con cái có nguy cơ mắc bệnh này nhiều hơn. Vì vậy, những người mà tiền sử gia đình có người thân bị tăng huyết áp  càng cần phải cố gắng loại bỏ các yếu tố nguy cơ mà chúng tôi đã trình bày trong bài này. Như vậy mới có thể phòng tránh được bệnh tăng huyết áp.

Tuổi cao: Tuổi càng cao thì tỷ lệ tăng huyết áp càng nhiều, do thành động mạch bị lão hóa và xơ vữa làm giảm tính đàn hồi và trở nên cứng hơn vì thế làm cho huyết áp tâm thu tăng cao hơn còn gọi là tăng huyết áp tâm thu đơn thuần. Để phòng bệnh tăng huyết áp thì mỗi người cần có một lối sống lành mạnh: Làm việc khoa học; nghỉ ngơi hợp lý; ăn uống điều độ, hạn chế dùng nhiều chất béo, hạn chế dùng nhiều chất kích thích như rượu – bia – cà phê- thuốc lá; tập thể dục thường xuyên… có như vậy mới làm chậm quá trình lão hóa và gián tiếp phòng bệnh tăng huyết áp

Thừa cân, béo phì: Cân nặng có quan hệ khá tương đồng với bệnh tăng huyết áp, người béo phì hay người tăng cân theo tuổi cũng làm tăng nhanh huyết áp vì vậy chế độ làm việc, ăn uống hợp lý và luyện tập thể dục thể tăng huyết ápo thường xuyên sẽ tránh dư thừa trọng lượng cơ thể, đồng thời cũng cũng là biện pháp rất quan trọng để giảm nguy cơ gây tăng huyết áp, nhất là ở những người cao tuổi.

Ăn mặn: Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều muối (natri chlorua) thì tần suất mắc bệnh tăng huyết áp tăng cao rõ rệt. Người dân ở vùng biển có tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp cao hơn nhiều so với những người ở đồng bằng và miền núi. Nhiều bệnh nhân tăng huyết áp ở mức độ nhẹ chỉ cần ăn chế độ giảm muối là có thể điều trị được bệnh. Chế  độ ăn giảm muối là một biện pháp quan trọng để điều trị  cũng như phòng bệnh tăng huyết áp.

Uống nhiều bia, rượu: Uống rượu, bia quá mức  cũng là yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch nói chung và bệnh tăng huyết áp nói riêng. Đối với những người phải dùng thuốc để điều trị tăng huyết áp thì  uống rượu, bia  quá mức hoặc nghiện rượu sẽ làm mất tác dụng của thuốc hạ áp như vậy làm cho bệnh càng nặng hơn. Ngoài ra, uống rượu, bia quá mức còn gây bệnh xơ gan và các tổn thương thần kinh nặng nề khác từ đó gián tiếp gây tăng huyết áp.Vì vậy, không nên uống quá nhiều rượu, bia để phòng bệnh tăng huyết áp. Hàng ngày, mỗi người có thể uống khoảng 30ml rượu mạnh hoặc 50ml rượu vang hoặc 300ml bia. Nếu uống nhiều hơn sẽ là yếu tố nguy cơ mắc nhiều bệnh nói chung và bệnh tăng huyết áp nói riêng.

Ít vận động thể lực (lối sống tĩnh tại): Lối sống tĩnh tại cũng được coi là một nguy cơ của bệnh tăng huyết áp. Việc vận động hằng ngày đều đặn từ 30 đến 45 phút mang lại lợi ích rõ rệt trong giảm nguy cơ bệnh tim mạch nói chung và bệnh tăng huyết áp nói riêng.

Có nhiều stress (căng thẳng, lo âu quá mức): Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng căng thẳng thần kinh, stress làm tăng nhịp tim.Dưới tác dụng của các chất trung gian hóa học là Adrenalin, noradrenalin làm động mạch bị co thắt dẫn đến tăng huyết áp. Vì vậy, mỗi người cần rèn luyện cho mình tính tự lập, kiên nhẫn và luôn biết làm chủ bản thân trước mọi vấn đề xảy ra trong cuộc sống. Có như vậy mới có thể hạn chế tối đa mọi stress đồng thời cũng chính là phòng bệnh tăng huyết áp.

Trên đây là một số yếu tố nguy cơ gây bệnh tăng huyết áp đã được y học chứng minh và các biện pháp phòng tránh đã cho thấy hiệu quả rất tốt trên lâm sàng. Là các chuyên gia trong lĩnh vực tim mạch, chúng tôi xin gửi tới những người rất may mắn chưa bị bệnh tăng huyết áp biết cách phòng để không mắc bệnh, còn những bệnh nhân không may bị bệnh tăng huyết áp rồi thì cũng biết để hạn chế tối đa sự tiến triển nặng lên của bệnh cũng như những biến chứng của bệnh gây ra.

Dự án quốc gia phòng chống bệnh tăng huyết áp – Viện Tim mạch Việt Nam

Theo thế giới sức khỏe

]]>
Nguyên nhân và cách nhận biết bệnh tăng huyết áp https://omron-yte.com.vn/5631-nguyen-nhan-va-cach-nhan-biet-benh-tang-huyet-ap/ Thu, 13 Jan 2011 04:03:21 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=5631 Nếu nhận thấy cơ thể có dấu hiệu nhức đầu  xây xẩm mặt mày, hay hồi hộp, xúc động, mờ mắt, khó thở, đi tiểu nhiều… Có thể bạn đang bị chứng tăng huyết áp, trường hợp không rõ nguyên nhân người ta gọi là tăng huyết áp tiên phát.

Nguyên nhân và cách nhận biết bệnh tăng huyết áp 1

Nguyên nhân tăng huyết áp

  • Khoảng dưới 10% các trường hợp tăng huyết áp có tìm thấy nguyên nhân và được gọi là Tăng huyết áp triệu chứng (tăng huyết áp thư phát) như:
  • Bệnh nhu mô thận: Suy thận cấp, suy thận mãn, suy ghép thận, chạy thận nhân tạo chu kỳ.
  • Mạch máu: Hẹp động mạch thận, hẹp eo động mạch chủ, Bệnh Takayashu (hẹp động mạch nhiều nơi).
  • Nội tiết: Hội chứng Cushing, cường Aldosterone (Hội chứng Corn), u tủy thượng thận, cường giáp và cường tuyến cận giáp.
  • Thuốc: Thuốc co mạch, thuốc giữ muối nước (ví dụ: prednisone, aldosterone)

Nhận biết bệnh tăng huyết áp như thế nào?

Đặc điểm của huyết áp là có sự biến thiên khá lớn trong ngày và giữa các ngày. Do đó, chẩn đoán tăng huyết áp phải dựa vào nhiều lần đo tại các thời điểm khác nhau.

Tất cả những người trưởng thành phải được đo huyết áp một cách thường quy ít nhất 5 năm 1 lần cho đến 80 tuổi. Người có mức huyết áp bình thường cao nên kiểm tra huyết áp mỗi năm 1 lần.

Kiểm tra huyết áp ngay khi bạn có một trong các dấu hiệu sau: Nhức đầu (thường là sau gáy), xây xẩm, hồi hộp, mờ mắt, bất lực (nam giới), dễ mệt, dễ toát mồ hôi, yếu nửa người hay yếu một chi, đau ngực, khó thở, đi tiểu nhiều, tăng cân, dễ xúc động…

Huyết áp có thể được đo bởi các bác sĩ hoặc y tá tại phòng khám (huyết áp phòng khám), bởi bệnh nhân tại nhà, hoặc bằng máy đo tự động 24 giờ (Holter huyết áp).

Nhận biết bệnh tăng huyết áp như thế nào? 1

Nhờ ứng dụng công nghệ “cảm biến thông tin sinh học” thành công, máy đo huyết áp OMRON (Nhật Bản) được Hiệp hội y tế Hoa kỳ, Hiệp hội tăng huyết áp Châu Âu chứng nhận lâm sàng về độ chính xác, an toàn và tiện dùng khi sử dụng.

Máy đo huyết áp OMRON là sản phẩm lý tưởng cho mọi gia đình nhờ tính năng ưu việt, công nghệ hiện đại, kết quả đo có độ chính xác cao. Ngoài ra, máy đo huyết áp Omron dễ sử dụng, kết quả hiển thị rõ ràng nên mọi người đều có thể tự kiểm tra thông số huyết áp tại nhà

Theo tanghuyetap

]]>