Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Tue, 23 Jul 2019 06:36:59 +0000 vi hourly 1 Phòng tránh bệnh cúm cho trẻ trong mùa lạnh https://omron-yte.com.vn/9579-phong-tranh-benh-cum-cho-tre-trong-mua-lanh/ Sat, 30 Jul 2011 21:03:29 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=9579 Cúm đặc biệt rất dễ lây lan giữa các bé, bên cạnh bệnh sởi và thủy đậu. Một bé có thể mắc cúm do hít phải virus từ nước bọt do bé bị bệnh ho (hay hắt hơi); hoặc chạm tay vào đồ chơi có dính nước bọt của bé mắc bệnh rồi đưa tay lên mũi, mắt hoặc miệng mình. Các virus này có thể sống trong không khí đến 3 tiếng và 2 tiếng với các bề mặt như bồn nước, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang…

Phòng tránh bệnh cúm cho trẻ trong mùa lạnh 1
Dưới đây là những cách giúp phòng tránh cúm cho bé, từ  bố mẹ:

Bú mẹ

Sữa mẹ có đủ các chất tăng cường miễn dịch, giúp bé sơ sinh chống lại vi trùng. Nghiên cứu cho thấy, bé được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu ít có nguy cơ mắc viêm phổi và các biến chứng liên quan đến cúm khác trong giai đoạn nhũ nhi và xa hơn nữa.

Rửa tay

Hãy chắc chắn rằng, con bạn được rửa tay sau khi chơi với những bé khác, trước khi ăn và trước khi đi ngủ. Ngoài ra, cha mẹ hay người chăm sóc bé cũng cần rửa tay thường xuyên. “Ngoài tiêm phòng cúm thì rửa tay là cách hiệu quả để chống lại bệnh cúm” – Thomas Saari (bác sĩ nhi ở Madison, Mỹ) cho biết.

Vệ sinh

Hãy lau chùi các bề mặt thường xuyên, chẳng hạn tay vịn cầu thang, tay nắm cửa, các bồn nước với chất khử trùng chuyên dụng. Các dung dịch làm sạch chứa cồn giúp tiêu diệt vi trùng.

Không khói thuốc lá

Không cho phép ai trong nhà bạn hút thuốc lá. Khói thuốc có thể kích thích niêm mạc mũi, xoang và phổi và khiến bé bị biến chứng liên quan đến cúm. “Các bé tiếp xúc với khói thuốc lá một thời gian sẽ lâu khỏi hơn khi mắc cúm và dễ bị nhiễm trùng hô hấp” – bác sĩ Thomas chia sẻ tiếp.

Không dùng chung thứ gì cả

Nên cho bé dùng chiếc cốc đánh răng riêng trong nhà tắm và dạy bé không nên chia sẻ cốc, ống hút, bình sữa, dụng cụ đựng đồ ăn hoặc những nhạc cụ đồ chơi mà chạm vào miệng. Khi bé đưa thứ gì đó vào miệng, cần đảm bảo đó là thứ sạch sẽ và là đồ của riêng bé để giảm thiểu lây lan vi trùng gây bệnh.

Bạn không nên quá ám ảnh về vi trùng nhưng rõ ràng, càng bảo vệ bé tốt thì bé càng ít bị mắc cúm trong mùa lạnh.

Đối tượng cần tiêm văcxin

Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh Mỹ khuyến cáo, bé có thể tiêm phòng cúm nếu trên 6 tháng tuổi. Nếu bạn đang có thai, tiêm phòng cúm có thể được chỉ định bất kể quý nào của thai kỳ. Ngày nay, tiêm phòng cúm thường được khuyến cáo cho các bé dưới 18 tuổi, người lớn trên 49 tuổi và những đối tượng đặc biệt khác.

Phân biệt cảm cúm và cảm lạnh

Cảm lạnh có những dấu hiệu như sau:

  • Có thể xuất hiện quanh năm nhưng phổ biến là mùa thu – đông. Triệu chứng phát triển chậm, không sốt hoặc không sốt cao.
  • Chảy nước mũi, hắt hơi, đau họng, ho.
  • Không bị nôn hay tiêu chảy, ăn uống bình thường.
  • Mệt vừa, bé vẫn có thể vui chơi.
  • Kéo dài khoảng 5-6 ngày.

Cảm cúm có dấu hiệu sau:

  • Xuất hiện nhiều trong mùa lạnh. Triệu chứng đột ngột, kéo dài suốt 24 tiếng. Có thể sốt cao.
  • Đau mỏi người, đau đầu, ớn lạnh, ho nhiều.
  • Có thể kèm theo nôn trớ, tiêu chảy và có khả năng xuất hiện ở bé dưới 6 tháng tuổi.
  • Chán ăn, ít hoạt động.
  • Thường kéo dài 10-14 ngày, nặng nhất trong 3-4 ngày đầu.

Theo:  Eva

]]>
Một số món ăn chống cảm cúm mùa lạnh https://omron-yte.com.vn/6528-mot-so-mon-an-chong-cam-cum-mua-lanh/ Mon, 28 Feb 2011 20:17:46 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=6528 Các loại hải sản không chỉ ngon mà còn giúp bạn phòng chống chứng cảm cúm trong mùa lạnh nhờ chứa nhiều chất kẽm.

Một số món ăn chống cảm cúm mùa lạnh 1
Thực phẩm không chỉ cung cấp năng lượng cho cơ thể mà còn giúp tăng hệ miễn dịch để phòng chống các loại virus, trong đó có virus cảm cúm. Dưới đây là các loại thực phẩm bạn nên chọn làm “bạn đồng hành” trong suốt mùa đông để giữ được sức khỏe tốt.

Trái cây và rau xanh

Trái cây và rau xanh là một nguồn quan trọng cung cấp các chất chống oxy hóa gạiúp cơ thể chống lại các loi virus. Hãy thêm trái cây và rau xanh vào thực đơn hàng ngày của bạn và mỗi ngày, bạn nên dùng ít nhất là 5 loại rau quả. Ngoài ra, hãy thay đổi các loại trái cây và rau xanh có màu sắc khác nhau vì mỗi loại rau quả có màu sắc khác nhau đem lại các vitamin khác nhau.

Tỏi, hành tây và hành khô

Đừng ngần ngại thêm tỏi, hành tây và hành khô vào bữa ăn của bạn. Sử dụng thường xuyên những loại thực phẩm này sẽ bảo vệ bạn khỏi nguy cơ nhiễm cảm cúm. Thêm vào đó, chúng còn giúp bạn ngăn ngừa bệnh ung thư nữa.

Các loại hải sản

Hải sản là loại thực phẩm giàu omega-3, cung cấp nhiều kẽm, một chất chống ôxy hóa có khả năng kích thích hệ miễn dịch. Hãy ăn cá (hoặc các loại hải sản khác) ít nhất ba tuần một lần. Ngoài hải sản, các loại thực phẩm như gan bê, thịt gà, mầm lúa mì, đậu… cũng chứa nhiều kẽm.

Các nguồn omega-3 khác

Các axit béo, trong đó có omega-3, cũng rất có ích cho cơ thể. Chúng giúp cải thiện chức năng miễn dịch của cơ thể. Hãy sử dụng dầu ô-liu hoặc dầu cây cải dầu (với một lượng vừa đủ) cho bữa ăn của bạn. Bên cạnh đó, sử dụng thêm cả hạnh nhân, quả hồ đào và các loại hạt như vừng.

Các thực phẩm chứa protein

Trứng, cá và các loại thịt mang lại cho cơ thể bạn protein – thành phần cần thiết cho hệ miễn dịch vì nó tham gia vào việc sản xuất các kháng thể. Tuy nhiên, hãy lựa chọn cẩn thận và sử dụng có điều độ các thực phẩm chứa protein. Một số loại thịt chứa rất nhiều chất béo, vì thế hãy ưu tiên chọn mua những loại thịt nạc như thịt gia cầm.

Cũng đừng quên rằng những bữa ăn “nặng”, quá giàu dinh dưỡng có thể làm cơ thể mệt mỏi, từ đó giảm hiệu quả của hệ thống miễn dịch. Hãy tránh ăn quá nhiều thịt heo ướp, các món hầm, bánh ngọt, pho-mát…

Cuối cùng, hãy chú trọng tập luyện thể thao vì hoạt động thể chất là không thể thiếu để duy trì vóc dáng cũng như chống lại các cuộc tấn công của virus. Ngoài ra, hãy nhớ vệ sinh bàn tay của mình cẩn thận, bạn sẽ không còn dễ bị nhiễm cảm cúm nữa!

(Theo Datviet)

]]>
Thực phẩm phòng cảm cúm cho trẻ em https://omron-yte.com.vn/6523-thuc-pham-phong-cam-cum-cho-tre-em/ Mon, 28 Feb 2011 20:13:26 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=6523 Trẻ em sau khi sinh trong vòng 3 tháng tuổi, mỗi khi xuất hiện triệu chứng cảm thì nên đưa trẻ đi khám bác sỹ. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm hoặc lớn hơn thì chúng ta có thể xây dựng cho trẻ một “vành đai bảo vệ” từ thức ăn để hạn chế lây nhiễm cảm cho trẻ.

Thực phẩm phòng cảm cúm cho trẻ em 1

1. Nên ăn nhiều thực phẩm có tính kiềm

Môi trường kiềm trong cơ thể không có lợi cho virus sinh trưởng và phát triển. Điều này có nghĩa là nếu cơ thể giữ được ở trong môi trường kiềm thì virus cảm không thể “thừa cơ chen vào”. Vì vậy nên cho trẻ ăn nhiều thực phẩm có tính kiềm, từ đó thay đổi môi trường bên trong cơ thể, nâng cao sức đề kháng là một trong những biện pháp tốt nhất để đối kháng với virus phòng cảm cúm cho trẻ.

Thực phẩm có chứa nhiều kiềm bao gồm táo, nho, cà chua, cà rốt, rong biển….

2. Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin A

Vitamin A có thể ổn định màng tế bào da trên cơ thể, tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch. Khi cơ thể thiếu vitamin A, khả năng chống lại virus của các tế bào cũng giảm đi, chức năng bảo vệ niêm mạc đường hô hấp cũng theo đó yếu đi, một khi bị virus, vi khuẩn tấn công thì rất dễ bị viêm nhiễm đường hô hấp.
Các loại rau quả màu đỏ thường giàu vitamin A.

3. Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C

Vitamin C có công dụng tăng cường thể lực và phòng chống virus lây nhiễm. Vitamin C hỗ trợ sự hình thành kháng thể, tăng cường sức đề kháng toàn diện cho cơ thể. Vitamin C còn có thể đẩy các chất có hại ra ngoài tế bào bạch huyết, phục hồi các tế bào bị thương tổn.

Lúc bị cảm hoặc bị sốt, nồng độ vitamin C trong tế bào bạch huyết sẽ giảm thấp, vì vậy nên chú ý bổ sung thêm những thức ăn hàm chứa vitamin C.

Thực phẩm chứa nhiều vitamin C bao gồm: cam, quýt, lê, dâu tây, rau cần, ớt xanh….

4. Ăn nhiều thực phẩm chứa Kẽm

Kẽm có thể trực tiếp khống chế sự sinh sôi nảy nở của virus cảm, đồng thời tăng cường khả năng đề kháng cho cơ thể, được đặt cho biệt danh “ khắc tinh của virus”.

Thực phẩm chứa kẽm bao gồm: con hàu, thịt nạc, gan lợn, các loại cá, lòng đỏ trứng…

Dương Hằng

]]>
Cách chống cảm cúm trong mùa lạnh https://omron-yte.com.vn/6512-cach-chong-cam-cum-trong-mua-lanh/ Mon, 28 Feb 2011 19:50:00 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=6512 Cảm cúm tuy là một bệnh thường gặp với những biểu hiện giống với cảm lạnh, song dưới đây có thể là những điều bổ ích mà bạn nên biết thêm về căn bệnh khá phổ biến này.

Cách chống cảm cúm trong mùa lạnh 1
Ngủ đủ giấc: Là một trong những cách hữu hiệu giúp cơ thể khỏe mạnh. Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy những ai bỏ ngủ nhiều giờ đồng hồ mỗi ngày có nguy cơ cao bị cảm lạnh.

Bổ sung vitamin: Trong khi hầu hết mọi người đều tìm đến các viên vitamin C khi bị cảm lạnh, thì các chuyên gia cho rằng nên bổ sung nhiều vitamin D. Thiếu vitamin D sẽ sản sinh ít protein, đây là những protein có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và vi-rút. Nên ăn nhiều thực phẩm bổ sung các vitamin và khoáng chất.

Tập thể dục: Những ai thường xuyên tập thể dục như đi bộ nhanh, đạp xe… có thể giảm nguy cơ bị cảm lạnh. Thói quen vận động thân thể thường xuyên có thể giúp kích thích việc sản sinh tế bào miễn dịch trong máu và nước bọt.

Rửa tay sạch sẽ: Rửa tay thường xuyên có thể giúp giảm nguy cơ bị cảm lạnh. Ngay khi bước vào nhà, bạn hãy rửa tay bằng xà bông diệt khuẩn. Chịu khó mang theo nước rửa tay khô trong túi xách để bạn có thể dùng bất cứ khi nào cần.

Ăn nấm rơm trắng: Nhiều cuộc khảo sát cho thấy ăn nấm rơm trắng có thể chống lại nhiều loại bệnh tật, trong đó có bệnh cảm lạnh.

Uống rượu vang đỏ: Rượu có ích lợi cho sức khỏe nếu uống ở mức độ vừa phải. Uống 1 hoặc 2 ly mỗi ngày giúp giảm nguy cơ bị cảm lạnh.

Một số mẹo nhỏ phòng ngừa cảm lạnh

Với 10 mẹo cực kỳ đơn giản sau bạn có thể bảo vệ được bản thân và gia đình khỏi hai căn bệnh nguy hiểm trong mùa lạnh.

Thời tiết khô, lạnh là điều kiện lý tưởng để cảm lạnh và cúm phát triển, lây lan.

1. Xà phòng bánh là nơi trú ẩn hoàn hảo của virus và vi khuẩn. Hãy rửa tay thường xuyên với dung dịch rửa tay chống khuẩn thay cho xà phòng bánh.

2. Không dùng  chung cốc uống nước. Thay vào đó,  hãy dùng cốc sử dụng một lần trong nhà ăn và nhà tắm. Mỗi cốc chỉ sử dụng  một lần, xong cho vào thùng rác.

3. Sử dụng khăn lau một lần để vệ sinh mũi. Sau khi vệ sinh mũi xong hãy thả khăn vào thùng rác và rửa tay sạch sẽ.
4. Cảm lạnh và cúm thường lây lan khi chúng ta tiếp xúc bằng tay với nhau. Tránh tiếp xúc bằng mắt, mũi và miệng với người nhiễm bệnh.

5. Vi khuẩn và virus có thể sống nhiều giờ trong khăn tay và các miếng xốp lau. Vì vậy, bạn cần giặt khăn thường xuyên hoặc sử dụng khăn lau một lần.

6. Hãy thường xuyên rửa sạch đồ chơi cho con trẻ bằng xà phòng và nước ấm vì đó cũng chính là tổ của vi khuẩn và vi trùng.

7. Nếu bị hắt hơi mà không có sẵn khăn mùi xoa trong túi, thì bạn hãy quay  miệng vào vai để hắt xì hơi. Không nên dùng tay che miệng để tránh lây lan mầm bệnh khi bạn chưa rửa được tay.

8. Thường xuyên lâu sạch các vật dụng như điện thoại, lan can cầu thang, nắm cửa để tránh lây truyền virus gây bệnh qua đường tay.
9. Mầm bệnh vẫn ẩn chứa trong không khí cũ, vì vậy ngay khi thời tiết nắng ấm bạn nên  mở cửa sổ để lưu thông không khí trong lành.

10. Tránh hút thuốc lá trong nhà. Thuốc lá dễ làm hệ hô hấp bị suy giảm, là nguyên nhân tăng nguy cơ bị cúm trong mùa lạnh.

Theo sống khỏe & Việt báo

]]>
Cảnh giác bệnh cảm cúm khi thời tiết thay đổi https://omron-yte.com.vn/6502-canh-giac-benh-cam-cum-khi-thoi-tiet-thay-doi/ Mon, 28 Feb 2011 04:18:34 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=6502 Thời tiết thay đổi bất thường, lúc nắng lúc mưa, trời chuyển se lạnh vào đêm và sáng sớm, trong khi đó nhiệt độ trong ngày chênh nhau nhiều đã khiến nhiều người mắc bệnh cảm cúm.

Cảnh giác bệnh cảm cúm khi thời tiết thay đổi 1

Bệnh cảm cúm là gì?

Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm hô hấp cấp do virut cúm gây ra (có rất nhiều chủng khác nhau). Siêu vi cúm có trong nước mũi, nước bọt người bệnh, bệnh lây truyền từ người bị cúm sang người chưa nhiễm khi những hạt nước nhỏ li ti có chứa siêu vi cúm bắn ra từ mũi, miệng người bệnh khi ho, hắt hơi hoặc qua tiếp xúc trực tiếp. Bệnh rất dễ lây lan, một ngày trước khi có triệu chứng, người bệnh đã có thể truyền virut cho người khác và tiếp tục truyền lan trong nhiều ngày kế tiếp.

Những đối tượng dễ mắc cảm cúm là người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ mang thai, những người có sức miễn dịch kém cũng dễ bị cảm cúm. Bệnh xảy ra quanh năm song tần suất bệnh cao nhất trong khoảng thời gian từ đầu mùa thu đến cuối mùa xuân. Nguyên nhân chủ yếu do thời tiết thay đổi từ nóng chuyển sang lạnh, ẩm thấp đột ngột, cơ thể không điều tiết thích ứng kịp thời nên dễ mắc cảm cúm.

Triệu chứng lâm sàng của cảm cúm thường xuất hiện 1-3 ngày sau nhiễm virut. Triệu chứng đầu tiên là sốt, đau hay rát họng, sau đó là ngạt mũi và chảy nước mũi. Triệu chứng đau họng thường qua đi rất nhanh, còn triệu chứng ngạt mũi và chảy nước mũi nặng hơn vào ngày thứ 2 và thứ 3. Đau nhức toàn thân. Ho thường xuất hiện sau khi có triệu chứng ở mũi. Các biểu hiện lâm sàng của cảm cúm thường giới hạn ở đường hô hấp trên. Thông thường, cảm cúm kéo dài trong 1 tuần.

Không thể coi thường

Do bệnh cảm cúm thường có nhiều biểu hiện nhẹ với các triệu chứng rất phổ biến như sốt, ho dai dẳng trong một vài ngày nên nhiều người chủ quan cho rằng bệnh sẽ tự khỏi nên ít đến cơ sở y tế khám. Tuy nhiên, nếu không điều trị hoặc điều trị quá muộn, bệnh cảm cúm cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp, nhất là với những người có sức đề kháng kém như phụ nữ có thai, người già, trẻ nhỏ, người mắc bệnh tim, phổi mạn tính, mắc bệnh suy giảm miễn dịch…

Nguy hiểm nhất là hội chứng Reye ở trẻ em (hội chứng Reye rất ít gặp nhưng biến chứng rất trầm trọng, tỷ lệ tử vong cao). Hội chứng Reye hay xảy ra nhất trong khoảng từ 2 đến 16 tuổi, vài ngày sau khi bị cúm. Khi các triệu chứng của cúm có vẻ như đang bớt dần, trẻ đột nhiên buồn nôn và nôn mửa. Sau đó khoảng 1-2 ngày, trẻ lờ đờ hoặc mê sảng, giật kinh phong  rồi đi dần vào hôn mê và có thể tử vong rất nhanh. Do vậy, khi có các triệu chứng của cảm cúm cần điều trị ngay theo chỉ định của bác sĩ, không nên coi thường bệnh mà nguy hại cho sức khoẻ.

Có nên dùng kháng sinh khi bị cảm cúm?

Rất nhiều trường hợp khi bị cảm cúm tự ý mua các loại thuốc kháng sinh, hạ sốt về uống mà không đến cơ sở y tế khám. Điều này hết sức nguy hiểm bởi kháng sinh chỉ tiêu diệt hoặc kìm hãm được các vi khuẩn chứ không có tác dụng đối với virut nên việc tự điều trị kháng sinh với cảm cúm là không đúng và sẽ không giúp bệnh thuyên giảm.

Hơn nữa, biểu hiện chính của bệnh cúm là sốt, ho, rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác nên nếu chưa chẩn đoán chính xác được bệnh mà tự ý điều trị bằng kháng sinh càng khiến bệnh diễn tiến nặng hơn cũng như làm gia tăng tình trạng kháng thuốc. Người dùng kháng sinh cũng có thể phải chịu tác dụng phụ như ban đỏ, tiêu chảy trong khi bệnh cúm vẫn không khỏi. Thuốc kháng sinh chỉ được dùng nếu có biểu hiện của nhiễm khuẩn và phải dùng theo chỉ định của thầy thuốc.

Chủ động phòng bệnh

Các chuyên gia y tế cảnh báo, bệnh cảm cúm lây truyền do virus cúm từ người bệnh phát tán vào môi trường xung quanh, gia tăng mạnh trong thời gian này là do thời tiết trở lạnh. Để phòng chống bệnh cảm cúm, mọi người cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân; hạn chế tiếp xúc với người bệnh, tránh đến chỗ đông người khi có dịch cảm cúm; Ăn uống đủ chất, tăng cường bổ sung vitamin cho cơ thể…; Người bị cảm cúm cần nghỉ ngơi, hạn chế tiếp xúc với mọi người xung quanh để tránh lây lan virut.

Do bệnh cảm cúm xảy ra quanh năm và ai cũng có thể lây cúm nên việc tiêm vaccin phòng bệnh là biện pháp hữu hiệu nhất, tốt nhất niên tiêm khi cơ thể khoẻ mạnh để cơ thể sinh kháng thể phòng chống cúm hiệu quả.

Bác sĩ Hạnh Chung
Theo sống khỏe

]]>
Mẹo nhỏ phòng chống bệnh cảm cúm trong mùa lạnh https://omron-yte.com.vn/6497-meo-nho-phong-chong-benh-cam-cum-trong-mua-lanh/ Mon, 28 Feb 2011 04:16:36 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=6497 Theo thống kế, bạn có thể bị cảm lạnh từ 2 đến 4 lần vào mùa đông. Vậy bạn sẽ làm gì để ngăn ngừa bệnh? Dưới đây là 6 biện pháp tự nhiên giúp bạn phòng chống cảm lạnh hiệu quả:

Mẹo nhỏ phòng chống bệnh cảm cúm trong mùa lạnh 1

Ngủ

Khi ngủ, cơ thể bạn sẽ sản sinh hormonecortisol, kích thích tế bào tăng cường hệ miễn dịch. Tiến sĩ William Ellert, Giám đốc Bệnh viện Phoenix Baptist cho biết, một hệ thống điều chỉnh miễn dịch cũng rất quan trọng để chống lại virut cảm lạnh.

Trên thực tế, một nghiên cứu gần đây cho thấy, những ai không ngủ đủ 7 – 8 tiếng một ngày dễ bị nhiễm cảm lạnh hơn những người ngủ đủ giấc và ngủ sâu.

Tập thể dục

Nghiên cứu cho thấy, tập thể dục vừa phải, từ 30 đến 90 phút hầu hết các ngày trong tuần, sẽ tăng chức năng miễn dịch và làm giảm nguy cơ cảm lạnh.

Tuy nhiên, nếu tập luyện với cường độ cao thực sự có thể làm cho bạn dễ bị đau ốm. Một nghiên cứu năm 2009 tại Đại học IIIinois cho thấy, tập thể dục vừa phải cũng có thể giúp bạn chữa trị cảm lạnh nhanh hơn bình thường.

Tắm âm – dương

Đây là phương pháp phổ biến và được nhiều người áp dụng thành công.
Bác sĩ Naturopathic ở thành phố New York cho biết, nhiệt độ biến động có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch. Sau khi tắm xong dưới vòi hoa sen, bạn tăng nhiệt độ nước nóng lên cao nhất mà cơ bạn có thể chịu đựng được trong vòng 30 giây, sau đó giảm nước nóng và tăng nước lạnh từ từ đến mức cơ thể có thể chịu đựng được trong 10 giây. Lặp lại ba lần rồi kết thúc bằng nước lạnh.

Tắm âm – dương làm cho cơ thể luôn trẻ trung, chống bệnh tật hữu hiệu, đặc biệt chống cảm lạnh.

Sò (trai, hàu)

Những động vật thân mềm chứa nhiều kẽm, khoáng sắt hơn bất kỳ loại thực phẩm nào và kẽm đã được chứng minh là giúp hỗ trợ và tăng cường hệ thống miễn dịch. Chỉ ăn một con sò (hoặc trai, hàu) sẽ cung cấp 13 mg kẽm cho cơ thể.

Ngoài ra, ngũ cốc vào bữa sáng có thể tăng cường chất kẽm, đậu nướng và hạt bí đỏ cũng giúp tăng cường 8 mg kẽm một ngày cho cơ thể bạn.

Chất kẽm cũng có tác dụng cho việc phòng chống cảm lạnh. Viên thuốc ngậm có chứa các khoáng sản cũng có tác dụng chống cảm lạnh.

Vitamin D

Theo một nghiên cứu vào năm 2009 được công bố trên Archives of Internal Medicine, những người có mức độ thấp vitamin dễ bị nhiễm cảm lạnh. Ngoài ra, vitamin D cũng làm tăng hấp thụ canxi và giảm viêm.

Vitamin tổng hợp thường chứa 400 IU (đơn vị Quốc tế) vitamin D. Tuy nhiên, hiện nay các chuyên gia cho thấy, việc bổ sung 1.000 IU vitamin là cần thiết cho cơ thể giúp chống cảm lạnh hiệu quả.

Nếu bạn uống nhiều sữa, thường xuyên ăn cá có chứa omega-3 như cá hồi, hoặc sống trong khí hậu nhiệt đới, bạn sẽ được cung cấp lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể.

Rửa mũi

Rửa mũi bằng dung dịch nước muối giúp làm sạch hốc mũi, đẩy các vi khuẩn và bụi bẩn và virut ra ngoài, giúp kích thích đường hô hấp. Nếu không vệ dinh tốt, bạn có thể truyền vi rút và vi khuẩn sang người khác.

Theo sống khỏe

]]>
10 mẹo nhỏ chống cảm cúm trong mùa lạnh https://omron-yte.com.vn/5817-10-meo-nho-chong-cam-cum-trong-mua-lanh/ Mon, 17 Jan 2011 22:23:04 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=5817 Thời tiết khô, lạnh là điều kiện lý tưởng để cảm lạnh và cúm phát triển, lây lan.Với 10 mẹo cực kỳ đơn giản sau bạn có thể bảo vệ được bản thân và gia đình khỏi hai căn bệnh nguy hiểm trong mùa lạnh.
10 mẹo nhỏ chống cảm cúm trong mùa lạnh 1

 

10 mẹo nhỏ chống cảm cúm trong mùa lạnh

  • 1. Xà phòng bánh là nơi trú ẩn hoàn hảo của virus và vi khuẩn. Hãy rửa tay thường xuyên với dung dịch rửa tay chống khuẩn thay cho xà phòng bánh.
  • 2. Không dùng  chung cốc uống nước. Thay vào đó,  hãy dùng cốc sử dụng một lần trong nhà ăn và nhà tắm. Mỗi cốc chỉ sử dụng  một lần, xong cho vào thùng rác.
  • 3. Sử dụng khăn lau một lần để vệ sinh mũi. Sau khi vệ sinh mũi xong hãy thả khăn vào thùng rác và rửa tay sạch sẽ.
  • 4. Cảm lạnh và cúm thường lây lan khi chúng ta tiếp xúc bằng tay với nhau. Tránh tiếp xúc bằng mắt, mũi và miệng với người nhiễm bệnh.
  • 5. Vi khuẩn và virus có thể sống nhiều giờ trong khăn tay và các miếng xốp lau. Vì vậy, bạn cần giặt khăn thường xuyên hoặc sử dụng khăn lau một lần.
  • 6. Hãy thường xuyên rửa sạch đồ chơi cho con trẻ bằng xà phòng và nước ấm vì đó cũng chính là tổ của vi khuẩn và vi trùng.
  • 7. Nếu bị hắt hơi mà không có sẵn khăn mùi xoa trong túi, thì bạn hãy quay  miệng vào vai để hắt xì hơi. Không nên dùng tay che miệng để tránh lây lan mầm bệnh khi bạn chưa rửa được tay.
  • 8. Thường xuyên lâu sạch các vật dụng như điện thoại, lan can cầu thang, nắm cửa để tránh lây truyền virus gây bệnh qua đường tay.]
  • 9. Mầm bệnh vẫn ẩn chứa trong không khí cũ, vì vậy ngay khi thời tiết nắng ấm bạn nên  mở cửa sổ để lưu thông không khí trong lành.
  • 10. Tránh hút thuốc lá trong nhà. Thuốc lá dễ làm hệ hô hấp bị suy giảm, là nguyên nhân tăng nguy cơ bị cúm trong mùa lạnh.

Việt Báo

 

]]>