Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Fri, 05 Dec 2014 01:38:33 +0000 vi hourly 1 Phòng bệnh hen ở người cao tuổi vào mùa lạnh https://omron-yte.com.vn/9136-phong-benh-hen-o-nguoi-cao-tuoi-vao-mua-lanh/ Sun, 13 Oct 2013 21:02:41 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=9136 Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh hen ở người cao tuổi. Có người bị hen từ bé, qua nhiều năm tháng bệnh hen đã biến mất nhưng rồi khi về già tuổi cao sức yếu bệnh lại tái phát. Cũng có một số trường hợp người cao tuổi chưa hề bị hen một lần nào trong đời nhưng khi về già lại thấy xuất hiện những cơn hen cấp tính. Hen có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường phổ biến và khó điều trị hơn ở người già. Để phòng ngừa bệnh hen cho người cao tuổi, chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau: Phòng bệnh hen ở người cao tuổi vào mùa lạnh 1

Phòng ngừa bệnh hen cho người cao tuổi

Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh. Thời tiết thay đổi hoặc trời đột nhiên trở lạnh là điều kiện thuận lợi cho cơn hen tái phát. Vậy nên trước khi ra đường, người cao tuổi nên được mặc ấm, tắm nước nóng và tránh tắm trong thời gian dài. Trước khi tắm hãy chuẩn bị đầy đủ quần áo, khăn, bít tất sạch, và nên có khăn khô dùng để lau người khi tắm. Nếu như người cao tuổi không tự chuẩn bị được thì người nhà hoặc người giúp việc nên hỗ trợ giúp.

Không nên ra ngoài trời sớm vào mùa lạnh. Một số cụ có thói quen tập thể dục buổi sáng sớm hoặc đi bộ. Thế nhưng vào những ngày thời tiết quá lạnh, các cụ nên tập thể dục ngay tại nhà, có thể áp dụng một số bài tập vận động cơ thể vừa thoải mái vừa tránh bị lạnh là nguy cơ cho các cơn hen khởi phát.  Cần mặc ấm từ đầu tới chân (bao gồm cả  mũ, áo, quần, tất và khăn quàng cổ, găng tay…).

Trong phòng ngủ của người cao tuổi cần đảm bảo là kín gió, tránh bị gió lùa. Nếu có thói quen hút thuốc lá, thuốc lào thì nên hạn chế và tiến tới bỏ hẳn trước hết vì sức khỏe của bản thân và sau đó là lợi ích của thành viên khác trong gia đình đặc biệt là con trẻ.

Còn nữa, người cao tuổi không nên nuôi một số con vật trong nhà mà nghi ngờ là do chúng mà bệnh hen khởi phát. Nếu có nuôi thì các cụ nên dành cho chúng một không gian riêng cách xa một chút so  với nơi ở của các cụ. Ngoài ra, chăn, đệm, vỏ gối nơi ngủ của các cụ cũng nên được vệ sinh hàng tuần tránh nấm mốc phát triển. Nếu có điều kiện nên hút ẩm hàng tuần trong các phòng, nhất là phòng ngủ để hạn chế môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển đặc biệt là các loại nấm mốc. Gián có thể là tác nhân gây bệnh hen hoặc có khả năng làm tác nhân gieo rắc một số bệnh truyền nhiễm, có thể diệt gián bằng các hình thức dân gian, hoặc hóa chất để giảm thiểu nguy cơ gây bệnh.

Ngoài các vấn đề đã nêu ở trên, để phòng ngừa bệnh hen, người cao tuổi cũng cần tập thể dục, vận động thân thể, ăn uống điều độ để nâng cao sức khoẻ chống chọi với mọi loại bệnh tật. Cần đi thăm khám sức khỏe định kỳ và luôn có đủ các loại thuốc điều trị và phòng hen mà bác sĩ khám bệnh kê đơn, hướng dẫn sử dụng. Điều trị hen có hiệu quả trước hết phải biết phòng hen thật tốt.

Omron-yte.com.vn (Tổng hợp)

]]>
Cách phòng hen và viêm mũi dị ứng do mạt bụi nhà https://omron-yte.com.vn/4928-cach-phong-hen-va-viem-mui-di-ung-do-mat-bui-nha/ Wed, 15 Dec 2010 11:02:58 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=4928 Trong sinh hoạt hàng ngày, loại mạt gà, mạt chuột… thường nói đến những loại mạt bụi nhà ít khi được quan tâm. Loại mạt này rất nhỏ, trú ẩn trong nhà và là nguyên nhân gây nên bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng cho người.

Cách phòng hen và viêm mũi dị ứng do mạt bụi nhà 1Mạt bụi nhà là một phức hợp của loài Dermatophagoides pteronyssinus

Cách phòng hen và viêm mũi dị ứng do mạt bụi nhà

Mạt bụi nhà là một phức hợp của loài Dermatophagoides pteronyssinus, phân bố khá rộng rãi ở khắp nơi trên thế giới. Chúng có kích thước rất nhỏ khoảng 0,3mm và sống ở những đồ đạc ở trong nhà, giường, chiếu, gối, chăn, màn ngủ, thảm trải nhà… Ở những nơi này, chúng ăn những mảnh vụn hữu cơ như vảy da, mảnh gầu tóc ở da đầu.

Một số người khi hít phải bụi nhà có loài mạt bụi ăn da, phân của mạt, các mảnh vụn và cả vi nấm… sẽ bị phản ứng dị ứng, gây nên bệnh hen suyễn và viêm niêm mạc mũi dị ứng. Nhiều trường hợp các yếu tố gây dị ứng do mạt bụi nhà có trong không khí có thể xảy ra sau khi quét dọn vệ sinh giường ngủ.

Trong điều kiện khí hậu ôn hòa, mạt bụi nhà hiện diện chủ yếu ở giường ngủ, thảm trải nhà hầu như quanh năm. Mạt bụi nhà trú ẩn trong giường ngủ có đỉnh phát triển cao nhất vào cuối mùa hè và đầu mùa thu. Qua khảo sát, một số loại mạt bụi nhà khác cũng gây ra những phản ứng dị ứng tương tự cho người được phát hiện trong các kho chứa hàng hóa, kho chứa cỏ, thức ăn của động vật nuôi…

Ngăn ngừa và phòng, chống mạt bụi nhà bằng thử nghiệm đo độ đậm đặc của phân mạt thải ra hiện diện ở trong bụi để đánh giá mật độ hoạt động của mạt bụi nhà nhằm có biện pháp xử lý.

Việc phòng, chống mạt bụi nhà và các quần hợp vi nấm có thể thực hiện bằng biện pháp là giảm ẩm độ trong phòng ngủ, vệ sinh, cải thiện môi trường sống và làm giảm bớt tối đa khả năng có mặt của bụi ở trong nhà.

Phòng ngủ và phòng ở cần thiết phải lắp đặt máy điều hòa nhiệt độ hoặc ứng dụng các biện pháp khác để làm giảm độ ẩm. Nên thường xuyên thay tấm trải giường, giặt khăn trải giường, áo gối, chăn, chiếu, màn ngủ… để làm giảm lượng thức ăn của mạt, dẫn đến việc giảm mật độ hoạt động của mạt bụi nhà trú ẩn.

Biện pháp hút bụi ở giường ngủ, thảm trải nhà, đồ dùng gia đình… cũng có tác dụng làm giảm số lượng mạt có mặt ở trong nhà. Sử dụng các loại hóa chất diệt côn trùng thông thường không có hiệu quả đối với mạt bụi nhà. Riêng sản phẩm hóa chất diệt côn trùng có hoạt chất benzyl benzoate thì có khả năng diệt được loại mạt bụi khi xử lý nệm giường, thảm trải nhà, nệm ghế ngồi…

Ở những gia đình có người thường hay bị cơn hen suyễn, viêm mũi dị ứng…, đặc biệt là đối với trẻ em và người có cơ địa mẫn cảm; cần quan tâm đến yếu tố nguyên nhân do mạt bụi nhà để có biện pháp xử lý phù hợp nhằm chủ động phòng bệnh có hiệu quả.

TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh

]]>