Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Fri, 16 Aug 2013 09:59:16 +0000 vi hourly 1 Phòng bệnh hô hấp khi thời tiết lạnh kéo dài https://omron-yte.com.vn/16059-phong-benh-ho-hap-khi-thoi-tiet-lanh-keo-dai/ Fri, 18 Jan 2013 09:33:38 +0000 https://omron-yte.com.vn/16059-phong-benh-ho-hap-khi-thoi-tiet-lanh-keo-dai/ Vào những thời điểm đợt rét, lạnh kéo dài, những ca bệnh về mũi họng lại tăng lên. Bệnh nhân đến viện Tai mũi họng chủ yếu là trẻ nhỏ và người già, những người có sức đề kháng kém. Đa phần bệnh nhân đến viện khi bệnh đã khá nặng và có những triệu chứng rất rõ ràng của bệnh.

Các bệnh nhân túc trực chờ đến lượt khám

Các bệnh nhân túc trực chờ đến lượt khám

BS Nguyễn Tuyết Mai Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Tai mũi họng TƯ cho biết “Bệnh viêm họng, viêm mũi họng,… nếu được đi khám sớm sẽ rất dễ điều trị, nhưng nếu để chuyển biến chứng như điếc, viêm khớp, viêm thận. thấp tim,… thì sẽ rất khó chữa”.

Bệnh hô hấp … dễ điều trị nhưng chủ quan thì rất khó chữa

Trao đổi với phóng viên báo Dân Trí, bác sĩ Nguyễn Tuyết Mai cho biết: “Bệnh về đường hô hấp là những bệnh tưởng đơn giản nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ bị chuyển sang viêm tai, viêm tai giữa, viêm tai chảy mủ, viêm tai giữa tiết dịch, thậm chí viêm phế quản, viêm phổi”.

Những bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm mũi họng,…tuy dễ điều trị nhưng nếu chủ quan, để chuyển thành biến chứng như điếc, viêm khớp, viêm thận, thấp tim,… thì sẽ rất khó chữa. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết điều này. Hậu quả nhẹ nhất là tái phát nhiều lần, uống thuốc nhiều đợt do chủ quan, chữa qua loa, uống thuốc không đủ liều. Đặc biệt, các gia đình có trẻ nhỏ thường không biết các cháu bị bệnh lúc nào, chỉ khi có triệu chứng như khản tiếng, hắt hơi xổ mũi xanh lè, đặc quánh, hay tai chảy mủ mới đưa các cháu đi khám tại bệnh viện.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc mắc các bệnh hô hấp là do không giữ đủ ấm cơ thể, do tiếp xúc quá đột ngột với luồng không khí lạnh như việc đột ngột mở cửa phòng, gió lạnh ùa vào sẽ gây giảm nhiệt độ liên tục và những người có sức đề kháng yếu sẽ dễ bị bệnh.

Phòng bệnh hô hấp khi thời tiết lạnh kéo dài

Để phòng bệnh hô hấp cho trẻ, các phụ huynh không nên cho trẻ ra đường những ngày trời quá lạnh, khi ra khỏi phòng nên giữ ấm cơ thể cho bé bằng cách mặc nhiều áo.

Bên cạnh việc mặc đủ ấm, các gia đình nên có những biện pháp sưởi ấm, giữ ấm nhiệt độ trong phòng, nhưng tuyệt đối không được sưởi bằng phương pháp đốt nóng trong phòng kín, tránh trường hợp ngạt khí CO2 và bỏng.

Phòng bệnh hô hấp khi thời tiết lạnh kéo dài 1

Giữ ấm cơ thể phòng ngừa bệnh hô hấp khi lạnh kéo dài

Ngoài ra, thời tiết lạnh sẽ kích thích hệ thần kinh trung ương, làm tăng co mạch để giữ ấm cơ thể, rất dễ dẫn đến tình trạng tăng huyết áp, tai biến mạch máu não và xương khớp thường hay bị đau nhức ở người già. Vì thế, người già không nên thức quá khuya, hay dậy quá sớm vì lúc đó nhiệt độ còn rất thấp, không được thay đổi tư thế đột ngột, tránh luồng không khí lạnh và chú ý nên tắm vào buổi trưa và không nên tắm và gội đầu cùng một lúc.

Trích báo Dân Trí

]]>
Mẹo nhỏ phòng bệnh đường hô hấp trong mùa xuân https://omron-yte.com.vn/6662-meo-nho-phong-benh-duong-ho-hap-trong-mua-xuan/ Mon, 07 Mar 2011 04:16:59 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=6662 Mùa xuân là mùa của vạn vật sinh sôi, trong đó có cả các loại vi trùng, vi khuẩn. Đó là lý do vì sao nhiều người “khỏe như vâm” trong suốt mùa đông lại “lăn đùng” ra ốm vào mùa xuân. Cách tốt nhất để phòng bệnh trong giai đoạn này là:

Mẹo nhỏ phòng bệnh đường hô hấp trong mùa xuân 1

1. Chú ý niêm mạc mũi

Các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp muốn xâm nhập vào cơ thể, đầu tiên phải qua “cửa ải” niêm mạc mũi. Bởi vậy, uống nhiều nước sẽ giúp cho niêm mạc mũi duy trì được độ ẩm, có công dụng đề kháng lại các vi khuẩn bệnh rất hữu hiệu.

Đồng thời, trong bữa ăn hàng ngày nên ăn nhiều thực phẩm dễ tiêu hoá, giàu nguyên tố vi lượng, vitamin và protein như thịt lợn, gà, cá,trứng, chế phẩm từ đậu… cùng các loại rau quả tươi…

Việc không hút thuốc, uống rượu, không ăn các thực phẩm có tính kích thích, cũng góp phần giúp giảm bớt các kích thích với đường hô hấp, có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên.

2. Thường xuyên rửa tay

Hình thành thói quen rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, ho, hắt hơi hay khi vừa ở ngoài về sẽ giúp giảm lây nhiễm bệnh.

Đồng thời nên thay và phơi quần áo chăn màn thường xuyên, tránh ăn các thực phẩm sống.

3. Chú ý môi trường xung quanh

Những người có thể chất yếu như thai phụ, người già, trẻ nhỏ nên hạn chế tới các nơi công cộng. Cần giữ cho nơi làm việc và nơi ở thông thoáng, sạch sẽ, gọn gàng; có thể để cây xanh trong phòng để điều hòa không khí.

Lưu ý: Nên đóng cửa sổ vào những ngày có độ ẩm cao để giữ cho trong phòng khô ráo, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.

4. Không coi thường cảm lạnh

Không ít người, đặc biệt là thanh niên, nghĩ rằng sức khoẻ tốt sẽ chống chọi được với cảm lạnh nên chỉ cần uống nhiều nước, nghỉ ngơi là sẽ tự nhiên khỏi bệnh.

Tuy nhiên, cảm lạnh rất có thể là nguyên nhân của các căn bệnh đường hô hấp hay các bệnh gây tổn thương cho các cơ quan trong cơ thể vì thế đi khám là cần thiết.

Theo Dân Trí

]]>