Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Tue, 23 Jul 2019 06:37:00 +0000 vi hourly 1 Phòng tránh viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ https://omron-yte.com.vn/22484-phong-tranh-viem-mui-di-ung-o-tre-nho/ Sat, 11 Apr 2015 02:59:16 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=22484 Với hệ thống miễn dịch còn non nớt, trẻ em rất dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp như viêm xoang, viêm mũi dị ứng… Muốn điều trị một cách dứt điểm các căn bệnh này không hề là chuyện dễ dàng. Vì vậy biết cách phòng tránh mới là “kế sách” thông minh nhất trên con đường bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho bé yêu.

Phòng tránh viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ 1

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ

Ngứa mũi là cảm giác đầu tiên của bé khi bị viêm mũi dị ứng. Bạn sẽ thấy con luôn lấy tay day day mũi, hoặc hắt xì hơi một tràng dài. Nước mũi trong và loãng thường chảy ra khiến bé hay lấy tay quẹt mũi, gây kích ứng tấy đỏ vùng hai bên má và phần dưới mũi.

Dịch trong mũi tiết ra nhiều khiến bé bị nghẹt mũi, dẫn đến khó thở. Vì vậy trẻ bị viêm mũi dị ứng thường phải thở một cách khó khăn bằng miệng. Nếu là trẻ sơ sinh sẽ có phản ứng bỏ bú và nôn trớ. Hai hốc mũi bé sẽ có xung huyết và ứ đọng nhiều dịch.

Đau họng, nặng đầu, chảy nước mắt… cũng là một số các biểu hiện khiến bé rất khó chịu. Tuy nhiên các triệu chứng trên sẽ thuyên giảm trong vòng từ 3-5 ngày, dịch mũi hết chảy và bé lại hít thở một cách dễ dàng.

Các biện pháp phòng tránh

Viêm mũi dị ứng rất khó điều trị dứt điểm, vì vậy để phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh có thể tham khảo một số biện pháp sau:

Giữ ấm cơ thể

Vào thời điểm giao mùa, trời trở lạnh, bố mẹ nên chú ý giữ ấm cơ thể cho bé, đặc biệt là vùng mũi, cổ và đôi chân. Vì khi các bộ phận này bị nhiễm lạnh, viêm mũi dị ứng và các bệnh đường hô hấp khác sẽ có cơ hội xâm nhập và gây bệnh cho trẻ.

Vệ sinh cá nhân thật tốt

Vệ sinh cá nhân thật tốt 1

Tập cho bé thói quen đánh răng và súc miệng trước và sau khi ngủ dậy không chỉ giúp con có một hàm răng khỏe đẹp mà còn hạn chế các vi khuẩn có hại tấn công vào đường hô hấp của bé. Sử dụng nước muối sinh lý là một biện pháp an toàn cho con yêu của bạn, đặc biệt nó cũng có thể dùng cho trẻ sơ sinh.

Hạn chế các tác nhân gây bệnh

Phấn hoa, khói bụi, nấm mốc, lông của các loài vật nuôi như chó, mèo… có thể khiến bé bị dị ứng và hắt xì hơi liên tục, kích thích bệnh viêm mũi dị ứng tái phát.

Chắc hẳn bạn không hề muốn điều này phải không nào? Vì vậy hãy hạn chế cho bé tiếp xúc với các tác nhân mà bạn nghĩ sẽ gây bệnh cho bé, cũng như vệ sinh nhà cửa định kỳ để tạo cho bé một môi trường trong lành, thoáng mát.

Chế độ dinh dưỡng

Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, tăng cường rau xanh và trái cây giàu vitamin C chính là phương pháp tăng sức đề kháng để bé có thể chống lại những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài, trong đó có bệnh viêm mũi dị ứng.
Bên cạnh đó, cần khuyến khích bé uống nhiều nước để giúp hệ thống hô hấp làm việc tốt hơn và tránh các thực phẩm lạnh, béo như thịt mỡ, tôm cua…

Theo Omron-yte.com.vn

]]>
Phòng viêm mũi dị ứng khi trời trở lạnh https://omron-yte.com.vn/11046-phong-viem-mui-di-ung-khi-troi-tro-lanh/ Wed, 23 Nov 2011 03:29:34 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=11046 Tiết trời cuối thu đầu đông và suốt mùa đông với các đợt gió mùa Đông Bắc khô hanh lạnh, lại thêm môi trường ô nhiễm, nhiều khói, bụi là những yếu tố nguy cơ gây bệnh viêm mũi dị ứng tăng cao. Không khí khô lạnh còn làm cho niêm mạc mũi bị nứt nẻ, càng dễ bị viêm mũi dị ứng.

Phòng viêm mũi dị ứng khi trời trở lạnh 1

Ai dễ bị viêm mũi dị ứng?

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý viêm niêm mạc mũi do các dị ứng nguyên gây ra. Khi bị viêm, niêm mạc mũi này trở nên nhạy cảm, vì vậy rất dễ bị kích ứng bởi các yếu tố dễ gây dị ứng như: bụi, khói, phấn hoa, hóa chất, khói thuốc, lông thú, nấm mốc, thực phẩm có tính kích thích như hạt tiêu, ớt, không khí lạnh…

Do cơ địa của người bệnh và sự tiếp xúc với chất gây dị ứng, có thể gặp các thể bệnh viêm mũi dị ứng sau đây: viêm mũi dị ứng theo mùa, chất gây dị ứng thường gặp là bụi nấm mốc, phấn hoa, không khí lạnh…; Viêm mũi dị ứng do nghề nghiệp gặp ở những người làm các nghề phải tiếp xúc với các yếu tố như: bụi gỗ, hóa chất, hơi xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, hơi nhựa, cao su…

Viêm mũi dị ứng quanh năm gặp ở bệnh nhân mà trong nhà của họ có các chất là dị ứng nguyên như: bụi nhà, lông chó mèo, bụi vải, quần áo, chăn màn, đồ chơi, côn trùng như gián, dĩn, mò, bọ chét… Tuy nhiên, bệnh chỉ xảy ra khi bệnh nhân tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng nói trên, khi không tiếp xúc nữa thì các triệu chứng viêm mũi dị ứng cũng hết.

Viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng đến bệnh hen suyễn

Các bệnh viêm mũi dị ứng và hen suyễn có điểm chung là… dị ứng; mũi và phế quản thuộc cơ quan hô hấp nên có mối quan hệ mật thiết với nhau. Một nghiên cứu cho thấy: trên 80% người bị suyễn có bị viêm mũi dị ứng. Viêm mũi dị ứng có thể gây khó khăn cho việc kiểm soát hen suyễn. Nhưng khi điều trị tốt, viêm mũi dị ứng có thể làm giảm cơn suyễn. Viêm mũi dị ứng gây nghẹt mũi, làm cho bệnh nhân mất ngủ và mất ngủ lại dễ bị lên cơn hen.
Điều trị viêm mũi dị ứng thường dùng glucocorticoid xịt mũi để chống viêm, cũng tương tự thuốc điều trị hen suyễn. Do đó khi dùng thuốc loại này có tác dụng cho cả hai bệnh viêm mũi dị ứng và hen suyễn. Vì triệu chứng của hen suyễn thường che lấp triệu chứng viêm mũi dị ứng, nên đối với bệnh nhân bị hen suyễn, cần kiểm tra xem có bị viêm mũi dị ứng không. Mùa lạnh, cả hai bệnh viêm mũi dị ứng và hen suyễn đều có thể bùng phát và tăng nặng nên bệnh nhân cần lưu ý đề phòng.

Dấu hiệu viêm mũi dị ứng

Sau khi tiếp xúc với các dị ứng nguyên nói trên, bạn thấy xuất hiện một số hay nhiều triệu chứng sau đây là đã bị viêm mũi dị ứng: đau họng thường xuyên, khàn giọng ngứa mũi, đôi khi kèm theo ngứa mắt, tai và vòm họng; nhảy mũi, thường là từng tràng dài; chảy nước mũi, nghẹt mũi; mũi mất ngửi; thường phải thở bằng miệng, nhất là lúc ngủ, hay ngáy ngủ, nhức đầu; trẻ em hay bị viêm tai giữa, ho, nhất là lúc nằm ngủ ban đêm.

Những lưu ý trong điều trị và phòng bệnh

Người ta sử dụng nhiều loại thuốc điều trị viêm mũi dị ứng, nhưng hiệu quả nhất là các thuốc xịt glucocorticoid, bởi thuốc làm giảm viêm niêm mạc mũi, nhưng phải xịt đều đặn và lâu dài mới đạt được kết quả tốt nhất. Những người bị viêm mũi dị ứng theo mùa thì không cần phải dùng thuốc liên tục. Còn người đã bị bệnh lâu năm, khi biết sắp có triệu chứng viêm mũi dị ứng nên dùng thuốc xịt khoảng 6 tuần rồi ngưng, thường thuốc xịt đạt được tác dụng sau 2 tuần dùng thuốc. Thuốc kháng histamin dạng uống có thể dùng một hay phối hợp với các thuốc khác, có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi…

Bệnh nhân vừa bị viêm mũi dị ứng vừa bị hen suyễn, phải chú ý rằng các thuốc kháng histamin mà dùng kéo dài có thể làm tình trạng hen suyễn nặng thêm. Người bị nghẹt mũi nhiều nên dùng thuốc giảm sung huyết mũi vì rất hiệu quả, nhưng chỉ nên dùng vài ba ngày, người bị tăng huyết áp phải dùng thận trọng. Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý là biện pháp tốt giúp làm sạch niêm mạc mũi, hạn chế viêm.

Bệnh nhân viêm mũi dị ứng cần tránh: hút thuốc và ngồi gần người hút thuốc lá, vì khói thuốc làm cho viêm mũi dị ứng và hen suyễn nặng hơn. Một dị ứng nguyên có thể gây ra cả hen suyễn lẫn viêm mũi dị ứng, nên bệnh nhân cần biết để tránh tiếp xúc với dị ứng nguyên này.

Bạn nên thường xuyên giặt sạch chăn màn, ga, vỏ gối… Không nên nuôi chó mèo, chim trong nhà, tránh tắm cho thú hoặc tiếp xúc với thú nuôi. Nếu không nuôi thú nữa thì phải làm vệ sinh sạch sẽ tường, sàn nhà, chú ý rằng các chất gây dị ứng từ thú nuôi có thể còn dính trong quần áo và một số bề mặt đồ vật trong nhà một thời gian dài sau khi đã loại bỏ thú nuôi. Bạn nên thường xuyên đeo khẩu trang khi ra ngoài. Tránh hít phải khói thuốc, khói xe, nước hoa, mùi hoa quả thực phẩm ôi thiu, xăng dầu, bụi đường..

ThS. PHẠM THANH TÙNG-skđs

]]>
Cách phòng chống bệnh viêm mũi dị ứng https://omron-yte.com.vn/6466-cach-phong-chong-benh-viem-mui-di-ung/ Fri, 25 Feb 2011 10:16:36 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=6466 Thời tiết chuyển mùa với những thay đổi thất thường và liên tục khiến cho cơ thể bạn phải chống đỡ với nhiều nguy cơ bội nhiễm: viêm họng, viêm mũi… Trong tất cả những mối lo khi thời tiết thay đổi chính là viêm mũi dị ứng, một trong những bệnh thường gặp khi giao mùa.

Cách phòng chống bệnh viêm mũi dị ứng 1

Phòng chống bệnh viêm mũi dị ứng

Nhiều người bị viêm mũi dị ứng thường cho rằng mình bị cúm và cố gắng chữa trị càng nhanh bình phục càng tốt. Bệnh viêm mũi dị ứng là một trong những bệnh phổ biến nhất hiện nay, gây ra rất nhiều phiền toái, ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của người bệnh. Nó cũng là một trong số các nguyên nhân chính dẫn đến viêm xoang mãn tính.

Việc điều trị viêm mũi dị ứng hiện nay đối với cả Đông và Tây y đều rất khó khăn, hầu như chỉ có thể giúp người bệnh thoát khỏi các triệu chứng khó chịu trong một thời gian nhất định, bệnh sẽ lại tái phát lại khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Triệu chứng rõ ràng nhất của viêm mũi dị ứng là ngứa mũi, hắt hơi liên tục thành tràng dài, không thể kiểm soát được (với người viêm mũi dị ứng thời tiết sẽ hắt hơi rất nhiều khi gặp lạnh, có thể vào buổi sáng hoặc khi thời tiết thay đổi). Khi hắt hơi nhiều thì sẽ kéo theo cảm giác đau đầu do các cơ phải co thắt.

Viêm mũi dị ứng còn có biểu hiện: chảy nước mũi, ngạt mũi. Bệnh viêm mũi dị ứng phát sinh không phải do vi khuẩn, viêm nhiễm, tổn thương… như viêm xoang mãn tính mà hoàn toàn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Do phụ thuộc vào cơ địa của từng người nên bệnh viêm mũi dị ứng thường mang yếu tố di truyền, người bị viêm mũi dị ứng được coi là người có cơ địa dị ứng.

Xuất phát từ việc nghiên cứu, phân tích nguyên nhân gây ra bệnh viêm mũi dị ứng, chúng ta chỉ có thể đưa ra một số lưu ý giúp người bệnh giảm bớt, hạn chế bệnh:

  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích dị ứng: Giảm, tránh bụi trong nhà cũng như ngoài đường, tránh tiếp xúc với lông động vật, phấn hoa, mùi lạ, không hút thuốc lá, đặc biệt phải giữ ấm cho cơ thể nhất là khi về sáng hoặc mùa lạnh…
  • Đeo khẩu trang khi đi đường cũng như khi làm việc trong môi trường có nhiều bụi
  • Nhỏ, xịt mũi khi bị ngạt bằng các thuốc co mạch giúp thông mũi.
  • Nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ, uống vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Chú ý giữ vệ sinh vật nuôi trong nhà.

Theo thế giới sức khỏe

]]>
Phòng và chữa trị bệnh viêm mũi dị ứng mùa lạnh https://omron-yte.com.vn/5202-phong-va-chua-tri-benh-viem-mui-di-ung-mua-lanh/ Fri, 24 Dec 2010 10:55:27 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=5202 Khí hậu gió mùa của nước ta cùng với môi trường nhiều khói, bụi ô nhiễm hiện nay đã làm cho bệnh viêm mũi dị ứng (VMDƯ) ngày một tăng. Mùa đông giá lạnh và hanh khô khiến cho niêm mạc mũi khô nẻ là yếu tố nguy cơ tăng bệnh.

Dấu hiệu của bệnh viêm mũi dị ứng

Bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng thường có các dấu hiệu: ngứa mũi, đôi khi kèm theo ngứa mắt, tai và vòm họng. Nhầy mũi, thường thành từng tràng dài liên tục. Chảy nước mũi, nghẹt mũi. Đau họng thường xuyên, khàn giọng. Mũi mất ngửi. Bệnh nhân thường phải thở bằng miệng, nhất là lúc ngủ, thường hay ngáy ngủ, nhức đầu. Ở trẻ em hay bị nhiễm khuẩn tai giữa, ho nhất là lúc nằm ngủ ban đêm.

Chẩn đoán chính xác viêm mũi dị ứng bằng cách xét nghiệm dịch mũi, hoặc tìm phản ứng dị ứng bằng cách tiêm một số kháng nguyên nghi ngờ vào da bệnh nhân. Tuy không nguy hiểm nhưng viêm mũi dị ứng gây cho người bệnh nhức đầu, buồn ngủ, khó chịu, uể oải, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt, sức khỏe suy giảm. Để lâu không điều trị, bệnh nhân có thể bị viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, viêm xoang…

Chữa trị và phòng bệnh

Có nhiều loại thuốc điều trị viêm mũi dị ứng, nhưng hiệu quả và an toàn nhất là các thuốc xịt glucocorticoid. Thuốc xịt loại này giúp làm giảm viêm niêm mạc mũi, cần xịt đều đặn và lâu dài để đạt được kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, những người bị viêm mũi dị ứng theo mùa, không cần phải dùng thuốc liên tục. Bệnh nhân bị bệnh lâu năm, khi biết sắp có triệu chứng viêm mũi dị ứng xảy ra, nên dùng thuốc xịt khoảng 6 tuần rồi ngưng, bình thường thuốc xịt đạt được đầy đủ tác dụng sau 2 tuần dùng thuốc. Các thuốc kháng histamin dạng uống có thể được dùng một loại hay phối hợp với các thuốc khác, có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa… Đối với những người vừa bị viêm mũi dị ứng vừa bị hen suyễn, phải chú ý rằng các thuốc kháng histamin mà  dùng kéo dài có thể làm tình trạng hen suyễn nặng thêm. Thuốc giảm sung huyết mũi rất hiệu quả trong những trường hợp bị nghẹt mũi. Nhưng chỉ nên dùng vài ba ngày và thận trọng ở người bị tăng huyết áp. Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý là biện pháp tốt giúp làm sạch niêm mạc mũi.

Phòng bệnh cần thực hiện nhiều biện pháp như: giặt sạch chăn màn, ga, nệm, vỏ gối… Không nuôi chó mèo, chim trong nhà và tránh tắm cho thú hoặc tiếp xúc với thú nuôi. Sau khi loại bỏ thú nuôi, cần làm vệ sinh sạch sẽ tường, sàn nhà và chú ý rằng các phần tử gây dị ứng từ thú nuôi có thể còn dính trong quần áo và một số bề mặt đồ vật, tồn tại  trong nhà một thời gian dài sau khi đã loại bỏ thú nuôi. Đeo khẩu trang khi ra ngoài. Hạn chế tối đa sự tiếp xúc với khói thuốc, khói xe, nước hoa, hương liệu hay những chất nghi là gây dị ứng cho bệnh nhân. Không nên hút thuốc và tránh hít phải khói thuốc.

ThS. Nguyễn Hữu Định

]]>
Cách phòng hen và viêm mũi dị ứng do mạt bụi nhà https://omron-yte.com.vn/4928-cach-phong-hen-va-viem-mui-di-ung-do-mat-bui-nha/ Wed, 15 Dec 2010 11:02:58 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=4928 Trong sinh hoạt hàng ngày, loại mạt gà, mạt chuột… thường nói đến những loại mạt bụi nhà ít khi được quan tâm. Loại mạt này rất nhỏ, trú ẩn trong nhà và là nguyên nhân gây nên bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng cho người.

Cách phòng hen và viêm mũi dị ứng do mạt bụi nhà 1Mạt bụi nhà là một phức hợp của loài Dermatophagoides pteronyssinus

Cách phòng hen và viêm mũi dị ứng do mạt bụi nhà

Mạt bụi nhà là một phức hợp của loài Dermatophagoides pteronyssinus, phân bố khá rộng rãi ở khắp nơi trên thế giới. Chúng có kích thước rất nhỏ khoảng 0,3mm và sống ở những đồ đạc ở trong nhà, giường, chiếu, gối, chăn, màn ngủ, thảm trải nhà… Ở những nơi này, chúng ăn những mảnh vụn hữu cơ như vảy da, mảnh gầu tóc ở da đầu.

Một số người khi hít phải bụi nhà có loài mạt bụi ăn da, phân của mạt, các mảnh vụn và cả vi nấm… sẽ bị phản ứng dị ứng, gây nên bệnh hen suyễn và viêm niêm mạc mũi dị ứng. Nhiều trường hợp các yếu tố gây dị ứng do mạt bụi nhà có trong không khí có thể xảy ra sau khi quét dọn vệ sinh giường ngủ.

Trong điều kiện khí hậu ôn hòa, mạt bụi nhà hiện diện chủ yếu ở giường ngủ, thảm trải nhà hầu như quanh năm. Mạt bụi nhà trú ẩn trong giường ngủ có đỉnh phát triển cao nhất vào cuối mùa hè và đầu mùa thu. Qua khảo sát, một số loại mạt bụi nhà khác cũng gây ra những phản ứng dị ứng tương tự cho người được phát hiện trong các kho chứa hàng hóa, kho chứa cỏ, thức ăn của động vật nuôi…

Ngăn ngừa và phòng, chống mạt bụi nhà bằng thử nghiệm đo độ đậm đặc của phân mạt thải ra hiện diện ở trong bụi để đánh giá mật độ hoạt động của mạt bụi nhà nhằm có biện pháp xử lý.

Việc phòng, chống mạt bụi nhà và các quần hợp vi nấm có thể thực hiện bằng biện pháp là giảm ẩm độ trong phòng ngủ, vệ sinh, cải thiện môi trường sống và làm giảm bớt tối đa khả năng có mặt của bụi ở trong nhà.

Phòng ngủ và phòng ở cần thiết phải lắp đặt máy điều hòa nhiệt độ hoặc ứng dụng các biện pháp khác để làm giảm độ ẩm. Nên thường xuyên thay tấm trải giường, giặt khăn trải giường, áo gối, chăn, chiếu, màn ngủ… để làm giảm lượng thức ăn của mạt, dẫn đến việc giảm mật độ hoạt động của mạt bụi nhà trú ẩn.

Biện pháp hút bụi ở giường ngủ, thảm trải nhà, đồ dùng gia đình… cũng có tác dụng làm giảm số lượng mạt có mặt ở trong nhà. Sử dụng các loại hóa chất diệt côn trùng thông thường không có hiệu quả đối với mạt bụi nhà. Riêng sản phẩm hóa chất diệt côn trùng có hoạt chất benzyl benzoate thì có khả năng diệt được loại mạt bụi khi xử lý nệm giường, thảm trải nhà, nệm ghế ngồi…

Ở những gia đình có người thường hay bị cơn hen suyễn, viêm mũi dị ứng…, đặc biệt là đối với trẻ em và người có cơ địa mẫn cảm; cần quan tâm đến yếu tố nguyên nhân do mạt bụi nhà để có biện pháp xử lý phù hợp nhằm chủ động phòng bệnh có hiệu quả.

TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh

]]>