Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Tue, 23 Jul 2019 06:36:32 +0000 vi hourly 1 Biến chứng và cách phòng ngừa bệnh động mạch vành https://omron-yte.com.vn/11026-bien-chung-va-cach-phong-ngua-benh-dong-mach-vanh/ Mon, 21 Nov 2011 04:04:26 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=11026 Đau ngực (đau thắt ngực). Khi thu hẹp động mạch vành, tim có thể không nhận đủ máu khi nhu cầu là lớn nhất, đặc biệt là trong hoạt động thể chất. Điều này có thể gây ra đau ngực (đau thắt ngực) hoặc khó thở.

Biến chứng và cách phòng ngừa bệnh động mạch vành 1

Bệnh động mạch vành có thể dẫn đến:

Đau ngực (đau thắt ngực). Khi thu hẹp động mạch vành, tim có thể không nhận đủ máu khi nhu cầu là lớn nhất, đặc biệt là trong hoạt động thể chất. Điều này có thể gây ra đau ngực (đau thắt ngực) hoặc khó thở.

Đau tim. Nếu vỡ mảng bám cholesterol và một hình thức đông máu tắc nghẽn hoàn toàn động mạch tim có thể kích hoạt một cơn đau tim. Việc thiếu lưu lượng máu tới tim  có thể thiệt hại cho cơ tim. Số thiệt hại phụ thuộc một phần vào nhận được điều trị nhanh như thế nào.

Suy tim. Nếu một số khu vực của tim kinh niên bị tước đoạt ôxy và chất dinh dưỡng vì lưu lượng máu giảm, hoặc nếu trái tim đã bị hư hại bởi một cơn đau tim, tim có thể trở nên quá yếu để bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu cơ thể. Tình trạng này được gọi là suy tim.

Nhịp tim bất thường (loạn nhịp). Thiếu máu cung cấp cho tim hoặc thiệt hại cho các mô tim có thể can thiệp với xung điện tim, gây nhịp tim bất thường.

Phòng chống bệnh động mạch vành như thế nào?

Các phong cách sống cùng một thói quen có thể giúp điều trị bệnh động mạch vành cũng có thể giúp ngăn không cho nó phát triển ở nơi đầu tiên. Dẫn đầu một lối sống lành mạnh có thể giúp giữ cho động mạch mạnh mẽ, đàn hồi và mịn màng, và cho phép lưu lượng máu tối đa. Thói quen lành mạnh cho tim bao gồm:

  • Không hút thuốc lá.
  • Kiểm soát các điều kiện như huyết áp cao, cholesterol cao và bệnh tiểu đường.
  • Duy trì hoạt động thể chất.
  • Ăn các loại thực phẩm lành mạnh.
  • Duy trì một trọng lượng khỏe mạnh.
  • Giảm và quản lý căng thẳng.

Theo Dieutri.vn

]]>
Cách phòng ngừa sốt do virut ở trẻ https://omron-yte.com.vn/6958-cach-phong-ngua-sot-do-virut-o-tre/ Mon, 21 Mar 2011 08:23:04 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=6958 Sốt virut là bệnh hay gặp ở trẻ, bệnh rất dễ lây qua đường hô hấp với triệu chứng điển hình là trẻ đột ngột sốt cao 39 – 40oC, kèm theo các triệu chứng khác như ho, chảy mũi, rối loạn tiêu hóa, nổi ban…

Cách phòng ngừa sốt do virut ở trẻ 1

Triệu chứng trẻ bị sốt virut

  • Sốt cao: Đây là biểu hiện thường gặp ở những trường hợp sốt do virut, thường từ 38-39oC, thậm chí 40-41oC. Trong cơn sốt trẻ thường mệt mỏi và ít đáp ứng với các loại thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol… Khi hạ sốt trẻ lại tỉnh táo, chơi bình thường; đau mình mẩy: ở trẻ lớn thì đau cơ bắp, trẻ thường kêu đau khắp mình, trẻ nhỏ có thể quấy khóc; đau đầu: một số trường hợp trẻ có thể đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo, không kích thích, vật vã.
  • Viêm long đường hô hấp: Các biểu hiện viêm long đường hô hấp như ho, chảy nước mũi, hắt hơi, họng có thể đỏ…
  • Rối loạn tiêu hóa: Thường xuất hiện sớm nếu nguyên nhân gây sốt do virut đường tiêu hóa, cũng có thể xuất hiện muộn hơn vài ngày sau khi sốt với đặc điểm là phân lỏng, không có máu, chất nhày.
  • Viêm hạch: Đặc biệt là các hạch vùng đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau có thể nhìn hoặc sờ thấy.
  • Phát ban: Thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi sốt, khi xuất hiện ban thì sẽ đỡ sốt.
  • Viêm kết mạc mắt: Kết mạc mắt có thể đỏ, có dử mắt, chảy nước mắt.
  • Nôn: Có thể trẻ nôn nhiều lần nhưng thường xuất hiện sau khi ăn.

Biện pháp chăm sóc trẻ bị sốt virut

Đối với các bệnh do virut gây ra hầu hết chưa có thuốc đặc hiệu, chủ yếu là điều trị chứng, đối với sốt virut ở trẻ em cũng vậy. Do đó các biện pháp thường áp dụng là:

  • Hạ sốt: Thường dùng paracetamol liều 10mg/kg, 6 giờ/1 lần.
  • Chườm mát cho trẻ bằng khăn mát, lau khô mồ hôi, để trẻ nằm nơi thoáng mát, mặc quần áo mỏng.
  • Chống co giật: Nếu trẻ sốt cao trên 38,5oC thì dùng thuốc hạ sốt kèm theo thuốc chống co giật theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là những trẻ có tiền sử co giật khi sốt cao.
  • Bù nước và điện giải: Khi sốt cao có thể gây ra tình trạng mất nước, rối loạn cân bằng điện giải trong cơ thể. Nên dùng các thuốc có tác dụng bù lượng nước mất qua da và điện giải do sốt như oresol, cháo muối nấu loãng.
  • Chống bội nhiễm: Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, nhỏ mắt, mũi bằng natriclorid 0,9%, tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.
  • Dinh dưỡng: Cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu, giàu chất dinh dưỡng.
  • Vệ sinh: Vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ, tắm bằng nước ấm trong phòng kín

Kiên trì hạ sốt và bù nước

Sốt do vi rút, trẻ sốt cao liên tục trong nhiều ngày, có những trẻ chỉ sốt về đêm, về chiều, rồi kèm theo các triệu chứng sổ mũi nhiều, họng đỏ gây kích thích khiến bé có tiếng ho, rồi có cảm giác bé nuốt vướng, nôn trớ…

Các chuyên gia y tế khuyến cáo: Kháng sinh không có hiệu quả điều trị sốt vi rút. Trẻ đã bị sốt cao liên tục trong nhiều ngày, cơ thể đã mệt mỏi nay lại uống thêm kháng sinh, sức đề kháng càng giảm. Có trẻ còn bị tác dụng phụ của kháng sinh gây đi ngoài… sức khỏe càng yếu, khiến sốt càng kéo dài. Vì thế, điều quan trọng là dùng thuốc hạ sốt và bổ sung thêm nước (nước trái cây, dung dịch oresol…). Lưu ý, nhiều trường hợp, trẻ mới dùng thuốc hạ sốt được 2 – 3 tiếng đã tái sốt lại thì không cho trẻ uống tiếp thuốc hạ sốt mà cần chườm khăn ấm vào bẹn, nách, trán… Nếu trẻ kèm theo triệu chứng sổ mũi nhiều thì cần rửa nước muối sinh lý hàng ngày giúp mũi thông thoáng.

Phải đưa trẻ đến khám ngay tại cơ sở y tế khi có các dấu hiệu sau:

– Sốt cao trên 38,5oC, đặc biệt là trên 39oC mà dùng thuốc hạ sốt không hiệu quả.

Lơ mơ, li bì, ngủ nhiều, xuất hiện co giật, đau đầu liên tục, tăng dần, buồn nôn, nôn khan nhiều lần, sốt kéo dài trên 5 ngày.

Để phòng bệnh trong thời điểm chuyển mùa, cần nâng cao sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, cho trẻ uống nhiều nước hàng ngày và chú ý mặc quần áo theo thời tiết. Vì thời điểm này, về đêm khuya và sáng sớm đã hơi se lạnh, trong khi buổi trưa lại nắng gay gắt, nên cần điều chỉnh quần áo cho trẻ thường xuyên, vừa phòng nguy cơ nhiễm lạnh, vừa phòng nguy cơ đổ mồ hôi cũng gây cảm lạnh cho bé.

Chú ý: Phải đưa trẻ đến khám ngay tại trung tâm y tế khi có các dấu hiệu sau: khi trẻ sốt cao trên 38,5oC, đặc biệt là trên 39oC mà dùng thuốc hạ sốt không đáp ứng. Lơ mơ, li bì, ngủ nhiều, xuất hiện co giật, đau đầu liên tục và tăng dần, buồn nôn, nôn khan nhiều lần, sốt kéo dài trên 5 ngày.

Sốt virut rất dễ gây thành dịch nên khi trẻ bị nhiễm bệnh cần cách ly với trẻ khác và giữ ấm cho trẻ. Không nên cho trẻ ốm đến trường vì dễ lây cho nhiều trẻ khác.

Trong số những loại bệnh do virut gây nên hiện đã có vaccin phòng bệnh như viêm não Nhật Bản, sởi, quai bị, Rubella, các bậc cha mẹ nên đưa con em đi tiêm chủng đúng lịch tại các cơ sở y tế.

Tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh tốt nhất hiện nay, không chỉ phòng cho bản thân trẻ tiêm mà còn tạo độ miễn dịch cho cả cộng đồng.

Theo Sức khỏe & Đời sống

]]>
Xử trí và phòng ngừa sốt do virut ở trẻ https://omron-yte.com.vn/5586-xu-tri-va-phong-ngua-sot-do-virut-o-tre-2/ Tue, 11 Jan 2011 07:28:32 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=5586 Sốt virus là một bệnh thường gặp ở trẻ em với triệu chứng thường gặp là trẻ sốt cao đột ngột từ 39-40 độ C, kèm theo là ho, chảy nước mũi, nổi ban và rối loạn tiêu hóa. Dưới đây là cách xử trí khi trẻ bị sốt virus.

Xử trí và phòng ngừa sốt do virut ở trẻ 1

Xử trí và phòng ngừa sốt do virut ở trẻ

Đối với các bệnh do virut gây ra hầu hết chưa có thuốc đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng, đối với sốt virut ở trẻ em cũng vậy. Do đó các biện pháp thường áp dụng là:

Cặp nhiệt độ: Đặt nhiệt kế ở nách hoặc hậu môn. Nhiệt kế phải được giữ trong nách ít nhất 3 phút, cánh tay của trẻ áp sát vào ngực. Nhiệt độ của trẻ sẽ là số ghi trên nhiệt kế cộng thêm 0,3 – 0,4 độ. Thí dụ nhiệt kế ghi 38oC thì thân nhiệt thực sự của trẻ là 38,4oC.

Hạ sốt: Bằng nhiều cách như uống thuốc, chườm mát cho trẻ bằng khăn mát, lau khô mồ hôi, để trẻ nằm nơi thoáng mát, mặc quần áo mỏng. Cởi quần áo, bỏ bớt chăn cho trẻ khi đang sốt cao. Lau bằng khăn ướt nước ấm. Tuyệt đối không được chườm nước lạnh vì sẽ gây sốt cao thêm do cơ chế co mạch ngoại vi.

Chống co giật: Nếu trẻ sốt cao trên 38,5oC thì dùng thuốc hạ sốt kèm theo thuốc chống co giật theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là những trẻ có tiền sử co giật khi sốt cao.

Bù nước và điện giải: Nếu trẻ còn bú tiếp tục cho bú nhiều hơn bình thường, và cho uống bù nước ORS (Oresol) theo chỉ dẫn. Trường hợp trẻ không uống được thì dùng bông sạch chấm nước trên vào môi, miệng bé liên tục để niêm mạc môi, miệng hấp thu nước, tránh thiếu nước và chất điện giải.

Chống bội nhiễm: Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, nhỏ mắt, mũi bằng natriclorid 0,9%, tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.

Dinh dưỡng: Cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng, nên cho trẻ ăn loãng như cháo, súp, uống nhiều nước, nước lọc, nước hoa quả như cam, chanh…

Phải đưa trẻ đến khám ngay tại trung tâm y tế khi có các dấu hiệu sau: Khi trẻ sốt cao trên 38,5oC, đặc biệt là trên 39oC mà dùng thuốc hạ sốt không đáp ứng. Lơ mơ, li bì, ngủ nhiều, xuất hiện co giật, đau đầu liên tục và tăng dần, buồn nôn, nôn khan nhiều lần, sốt kéo dài trên 5 ngày.

Sốt virut là bệnh dễ lây, nhất là trong gia đình và trường học. Do đó, người bị sốt virut nên hạn chế tiếp xúc với người khác, nhất là trẻ em. Khi trẻ bị sốt virut cần cho trẻ nghỉ học đến khi khỏi hẳn để tránh lây cho trẻ khác, cách ly với trẻ khác và giữ ấm cho trẻ. Những người xung quanh nên phòng bệnh bằng cách nhỏ nước muối, ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

]]>