Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Tue, 23 Jul 2019 06:40:07 +0000 vi hourly 1 Phương pháp phòng tránh bệnh tai biến mạch máu não https://omron-yte.com.vn/11862-phuong-phap-phong-tranh-benh-tai-bien-mach-mau-nao/ Mon, 06 Feb 2012 02:08:43 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=11862 Bệnh  tai biến mạch máu não có thể là biến chứng của một số bệnh như  tăng huyết áp, huyết áp thấp, bệnh tim mạch, sơ vữa động mạch, tiểu đường, béo phì… Tai biến mạch máu não là bệnh nguy hiểm song chúng ta  hoàn toàn có thể giảm được nguy cơ bị bệnh nếu biết cách phòng ngừa, kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ.

Phương pháp phòng tránh bệnh tai biến mạch máu não 1
Tai biến mạch máu não có thể gây tử vong ngay hoặc để lại di chứng tàn phế… (ảnh minh hoạ).

Tai biến mạch máu não là một biến chứng hay gặp và thường nặng, có thể gây tử vong ngay hoặc để lại di chứng tàn phế rất nghiêm trọng. Tai biến mạch máu não có 2 dạng là nhũn não(tắc mạch máu não) và xuất huyết não. Bệnh thường gặp ở người cao tuổi.

Đối với bệnh nhân tăng huyết áp phải kiểm soát tốt trị số huyết áp: với mục tiêu điều trị nhằm đạt trị số huyết áp dưới 140/90mmHg. Thay đổi lối sống và dùng thuốc đối với các bệnh nhân có huyết áp trên 140/90mmHg.

Đối với bệnh nhân mắc các bệnh lý về tim mạch như hẹp, hở van hai lá, rối loạn nhịp tim, suy tim, co thắt mạch vành…phải đi bác sĩ khám và dùng thuốc đúng y lệnh. Đồng thời tránh căng thẳng xúc động.

Đôí với bệnh nhân béo phì nên kiểm soát cân nặng, làm xét nghiệm máu để kiển tra đường huyết và mỡ máu. Tránh hiện tượng sơ vữa thành mạch làm thành mạch dày nên rồi bong ra, sau đó được đưa đến não gây tắc nghẽn  dẫn đến tai biến mạch máu não.

Đối với bệnh nhân tiểu đường nên thường xuyên kiểm tra đường huyết để tránh biến chứng. Nên ăn giảm tinh bột, giảm đường.
Thay đổi lối sống (thực hiện chế độ ăn kiêng và hoạt động thể lực) là biện pháp quan trọng làm giảm nguy cơ bị vữa xơ động mạch nói chung và tai biến mạch máu não nói riêng.

Thay đổi lối sống bao gồm: Cai thuốc lá, có chế độ dinh dưỡng giàu vitamin, khoáng chất, hạn chế ăn quá nhiều chất béo và các thực phẩm giàu calo, liệu pháp dinh dưỡng còn nhằm làm giảm lượng lipid máu, giảm huyết áp và giảm đường máu nếu bệnh nhân bị đái tháo đường; Tăng hoạt động thể lực sẽ làm cải thiện tình trạng tim mạch và làm cải thiện các yếu tố nguy cơ tim mạch như rối loạn lipid máu, béo phì và tăng huyết áp.

Khi thời tiết thay đổi đột ngột, lúc chuyển mùa, người cao tuổi, nhất là người có bệnh tăng huyết áp, không nên đi tiểu ngoài trời lạnh vào ban đêm. Tránh tắm khuya và ở nơi gió lùa.

Nên định kỳ đến bệnh viện để kiểm tra sức khoẻ. Khi có các triệu chứng nhức đầu, buồn nôn, nói khó, cứng hàm bạn nên đến ngay bệnh viện để khám và điều trị kịp thời nhằm tránh và làm giảm các tai biến đáng tiếc xảy ra.

Trần Thảo – Lê Nguyên

]]>
Phòng ngừa tai biến mạch máu não ở người cao huyết áp https://omron-yte.com.vn/11857-phong-ngua-tai-bien-mach-mau-nao-o-nguoi-cao-huyet-ap/ Mon, 06 Feb 2012 02:04:25 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=11857 Bệnh tai biến mạch máu não xuất hiện do rối loạn tuần hoàn não cấp tính.  Đây là loại bệnh nặng, tỷ lệ tử vong cao và có nhiều di chứng. Nguy cơ gặp tai biến này rất lớn ở những người bị cao huyết áp.

Phòng ngừa tai biến mạch máu não ở người cao huyết áp 1

Ở người có tăng huyết áp mạn tính, thành mạch máu thoái hóa dày lên, sẽ ảnh hưởng tới tuần hoàn não. Khi những động mạch đưa máu lên não bị tắc nghẽn, não sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng và ôxy, dẫn đến đột quỵ và tử vong.

Các chấn động tâm lý có thể gây rối loạn tuần hoàn não. Khi làm việc căng thẳng về trí lực, sinh hoạt gia đình có khó khăn đột biến, khi về hưu mà không có chuẩn bị trước về tinh thần… người cao tuổi rất dễ bị chấn động tâm lý và nếu có kèm bệnh cao huyết áp, tai biến mạch máu não sẽ rất dễ xảy ra. Để phát hiện sớm tai biến mạch máu não do tăng huyết áp, bác sĩ có thể soi đáy mắt để đánh giá tình trạng mạch máu ở võng mạc.

Cách phòng tránh chủ yếu đối với tai biến trên là điều trị, khống chế tốt bệnh cao huyết áp và các vấn đề tim mạch khác. Nên định kỳ đi khám, nhất là ở tuổi chuyển tiếp “49 chưa qua, 53 đã tới”. Nên lưu ý và đến bác sĩ ngay khi có những biểu hiện sau:

  • Nhức đầu.
  • Chóng mặt (cảm giác quay). Có hiện tượng quên, rối loạn cảm xúc (buồn giận thất thường…), rối loạn tâm lý.
  • Hiện tượng ruồi bay (nhìn thấy những điểm đen).

Ngoài việc điều trị đều, liên tục, giữ huyết áp ở trị số ổn định, hợp lý, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh về dinh dưỡng (ăn uống hợp lý, không cho mỡ máu tăng, không uống rượu, bia). Bệnh nhân có thể tập luyện xoa bóp khí công, chống stress, tham gia các câu lạc bộ dưỡng sinh, thể dục ngoài trời…

Những khi thời tiết thay đổi đột ngột, lúc chuyển mùa, người cao tuổi, nhất là người có bệnh tăng huyết áp, không nên đi tiểu ngoài trời lạnh vào ban đêm.

TS Nguyễn Chương, Sức Khỏe & Đời Sống

]]>
Bệnh tai biến mạch máu não và cách phòng ngừa https://omron-yte.com.vn/11139-benh-tai-bien-mach-mau-nao-va-cach-phong-ngua/ Fri, 02 Dec 2011 02:45:41 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=11139 Mỗi năm, tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ, ảnh hưởng hàng trăm ngàn người và để lại di chứng nghiêm trọng. Đặc biệt bệnh hay gặp ở người cao tuổi. Vậy tai biến mạch máu não là gì? Nhận biết bằng cách nào? Phải làm gì khi gặp người bị đột qụy?

Bệnh tai biến mạch máu não và cách phòng ngừa 1

Tai biến mạch máu não xảy ra khi mạch máu cung cấp ôxy và các chất dinh dưỡng cho phần mô não đó bị tắc nghẽn hay vỡ ra. Khi bệnh xảy ra bệnh nhân không cảm thấy đau đớn nhưng diễn biến đột ngột vì vậy bệnh nhân không gọi được người xung quanh giúp đỡ. Biểu hiện của đột quỵ là lú lẫn, hôn mê. Ngoài ra có thể có nhức đầu, nôn ói hoặc co giật xảy ra trên người đang làm việc bình thường.

Nguyên nhân: Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng một trong những nguyên nhân hay gặp nhất là một động mạch máu bị tắc bởi những cục máu đông được gọi là huyết khối hoặc các động mạch bị xơ vữa do trong mạch máu bị ứ đọng mỡ và dày lên dần dần làm hẹp lòng mạch, cản trở dòng chảy, đến một lúc nào đó tạo thành cục máu đông. Nếu là cục máu đông này bị kẹt lại trong não thì gọi thuyên tắc não. Cơn đột quỵ cũng có thể xảy ra khi một động mạch trong não bị vỡ ra được gọi là xuất huyết não (thường gặp ở bệnh nhân có xơ vữa mạch và tăng huyết áp).

Tai biến thường để lại di chứng nặng nề nếu không được phát hiện và điều trị đúng.

Phải làm gì khi gặp người bị đột quỵ?

– Đỡ người bệnh để không bị té ngã gây chấn thương. Để người bệnh nằm xuống chỗ thoáng, nghiêng qua một bên đầu hơi nâng nhẹ, nếu nôn ói, móc hết đờm nhớt cho bệnh nhân dễ thở. Nếu người bệnh lơ mơ: kiểm tra mạch, nhịp thở, đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng về bên không liệt, đầu nâng nhẹ. Nếu bệnh nhân hôn mê: cũng xử trí như trên, kiểm tra nếu không thấy mạch đập hoặc ngừng thở, tiến hành hô hấp mồm – mồm và ép tim ngoài lồng ngực theo tỷ lệ 1: 5.
– Không tự ý cho uống thuốc hoặc nhỏ thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác.
– Không cạo gió.
– Gọi xe đưa ngay người bệnh đến bệnh viện gần nhất.
– Không để nằm chờ xem có khỏe lại không vì não người rất quan trọng và rất nhạy cảm. Do đó phải đưa người bệnh vào bệnh viện càng nhanh càng tốt để có thể cứu sống kịp thời các phần não chưa chết nhưng đang bị thiếu máu nuôi não hoặc đang bị chèn ép.

Phòng bệnh bằng cách nào?

Tai biến mạch máu não là một biến chứng nặng, cho dù điều trị tích cực cũng dễ để lại di chứng nặng nề. Vì vậy phải điều trị các nguyên nhân gây tai biến như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tránh căng thẳng thần kinh, không uống rượu bia, không hút thuốc lá; cần khám tại cơ sở y tế nếu thấy có triệu chứng đau đầu, chóng mặt, khó ở, mệt không có nguyên nhân để được phát hiện và điều trị kịp thời.
Điều cần nói là người đã bị tai biến mạch máu não sẽ có nhiều nguy cơ tái phát. Do đó phải chú ý điều trị tích cực để phòng ngừa tái phát. Cụ thể phải làm việc nhẹ nhàng vừa sức, không ăn nhiều mỡ béo, chất ngọt, đường, không ăn quá mặn, ăn nhiều rau củ quả. Điều trị tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch… Phải tăng cường tập vận động tại nhà hoặc tập vật lý trị liệu. Uống thuốc theo đơn và tái khám đúng hẹn.

Theo Giáo dục sức khỏe

]]>
Những lưu ý phòng ngừa tai biến https://omron-yte.com.vn/10195-nhung-luu-y-phong-ngua-tai-bien/ Wed, 14 Sep 2011 08:55:39 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=10195 Nguy cơ bị tai biến lại trong vòng 2-5 năm là 25-75%. Vì thế phòng ngừa nguy cơ này sẽ giúp thiểu tỉ lệ tử vong và tàn tật do tai biến.

Những lưu ý phòng ngừa tai biến 1

Kiểm soát huyết áp

Kiểm soát huyết áp là yếu tố then chốt để phòng tai biến. Người mắc bệnh cao huyết áp cần phải tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của bác sỹ uống thuốc giảm huyết áp đúng giờ. Tốt nhất mỗi ngày đo huyết áp một lần, cần duy trì tâm trạng ổn định, hạn chế làm những việc dễ làm cho tinh thần kích động ví dụ như đánh bài; ăn uống phải chú ý không có nhiều dầu mỡ,cai rượu, thuốc lá, duy trì đại tiện thông suốt và vận động thích hợp.

Phòng trị xơ cứng động mạch

Phòng chống và chữa trị xơ cứng động mạch chủ yếu ở việc phòng chữa chứng mỡ máu cao và béo phì. Chúng ta nên hình thành một thói quen ăn uống điều độ, ăn nhiều rau xanh và hoa quả, ít ăn các thực phẩm có nhiều chất béo như thịt mỡ và nội tạng động vật, đồng thời vận động thích hợp để gia tăng tiêu hao nhiệt lượng và uống thuốc giảm mỡ máu đúng giờ.

Khống chế bệnh tiểu đường

Tuân theo chỉ dẫn của bác sỹ uống thuốc giảm chất đường, định kỳ kiểm tra đường máu; ăn uống hợp lý (mỗi bữa cần ăn đúng giờ, đúng lượng,hạn chế ăn chất đường, ăn nhiều thực phẩm từ đậu và thực phẩm hàm chứa chất xơ cao ví dụ như gạo chưa xát hết cám), cấm uống rượu…

Chú ý các dấu hiệu của tai biến

Một số người trước khi bị tai biến thường có các dấu hiệu báo trước như bị cao huyết áp, đau đầu hoa mắt, chân tay tê liệt mất sức vv. Sau khi phát hiện cần sớm tìm biện pháp chữa trị để khống chế.

Khi người bệnh có biểu hiện thiếu máu não thì nên để cho người bệnh được nghỉ ngơi và tích cực chữa trị, phòng tụ máu ở não.

Chú ý ảnh hưởng của thời tiết

Người bị bệnh cao huyết áp nên chú ý thuận theo thời tiết biến đổi trong 4 mùa để ăn mặc, ăn uống và vận động thích hợp, phải luôn duy trì tâm trạng và tinh thần lạc quan, thoải mái.

Theo Dương Hằng
Theo Tin sức khỏe

Theo dõi huyết áp tại nhà với máy đo huyết áp OMRON

Máy đo huyết áp HEM-7080

Máy đo huyết áp HEM-7080

Máy đo huyết áp HEM-7080

Máy đo huyết áp bắp tay HEM-7080 với công nghệ Intellisense hiện đại và nhiều tính năng mới nổi bật, giúp bạn đo huyết áp hàng ngày thuận tiện và nhanh chóng.
Tính năng nổi bật:
– Tự động hoàn toàn, công nghệ Intellisense.
– Máy chạy êm, màn hình to, dễ đọc kết quả.
– Báo tăng huyết áp và tăng huyết áp buổi sáng.
– Phát hiện nhịp tim bất thường.
– Phát hiện cử động người trong quá trình đo, cho kết quả đo chính xác.
– Vòng bít tạo khuôn sẵn, tiện lợi cho việc sử dụng thường xuyên.
– Hiển thị kết quả đo trung bình của 3 lần đo trong vòng 10 phút kể từ lần đo cuối.
– Lưu kết quả của 2 người đo (mỗi người 84 bộ kết quả cùng ngày và thời gian đo).
– Tuổi thọ pin khoảng 1400 lần, với sử dụng 6 lần một ngày
]]>
Cách phòng ngừa tai biến mạch máu não https://omron-yte.com.vn/7779-cach-phong-ngua-tai-bien-mach-mau-nao/ Sun, 24 Apr 2011 13:15:02 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=7779 Tai biến mạch máu não là một thuật ngữ chung để chỉ các bệnh nhồi máu não (do tắc mạch não) và chảy máu não (do xuất huyết não). Bệnh hay gặp ở người lớn tuổi. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh là do vữa xơ động mạch và tăng huyết áp. Đôi khi do các cục huyết khối từ nơi khác gây thuyên tắc động mạch não như huyết khối trong tâm nhĩ, tâm thất hay gặp ở những bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim (rung nhĩ), nhồi máu cơ tim, suy tim nặng, bệnh van tim… Việc phòng ngừa bệnh phụ thuộc vào các yếu tố nguy cơ của mỗi người.

Cách phòng ngừa tai biến mạch máu não 1

Những ai có nguy cơ bị tai biến mạch máu não?

Chảy máu não.

Tai biến mạch máu não là tình trạng một phần não bị hư hại đột ngột do mất máu nuôi do tắc hoặc vỡ mạch máu não. Khi thiếu máu lên não, các tế bào não sẽ ngưng hoạt động và sẽ chết đi trong vài phút. Hậu quả là các vùng cơ thể do phần não đó điều khiển sẽ ngưng hoạt động, dẫn tới yếu liệt, tê, mất cảm giác nửa người, không nói được hoặc hôn mê, thậm chí là tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Nhiều trường hợp được cứu sống nhưng có thể bị tàn phế suốt đời, giảm tuổi thọ và không còn khả năng lao động, khó hoà nhập cuộc sống bình thường.

tai biến mạch máu não xuất hiện do lòng động mạch máu nuôi não bị tắc do mảng xơ mỡ đóng ở thành mạch dày lên dần, làm hẹp lòng mạch; Xuất hiện cục máu đông di chuyển từ tim do tim bị bệnh loạn nhịp hoặc bệnh hẹp – hở van tim khiến máu ứ lại, đóng thành cục máu đông trong tim, sau đó chảy lên não làm kẹt lại gây tắc mạch máu não; Xuất huyết não (mạch máu bị vỡ làm chảy máu, chèn ép não bộ) và xuất huyết khoang dưới nhện (mạch máu bị phình rồi vỡ ra làm máu chảy vào khoang trống bao quanh não).

Người có nguy cơ tai biến mạch máu não cao là người trên 55 tuổi, người bị tăng huyết áp, đái tháo đường, vữa xơ động mạch, rối loạn lipid máu, các bệnh mạch vành, van tim, loạn nhịp tim, hút thuốc lá, béo phì- thừa cân, lười vận động và bị stress nặng hay thường xuyên.

Phòng ngừa bệnh như thế nào?

Mặc dù tai biến mạch máu não là bệnh nguy hiểm song hoàn toàn có thể giảm được nguy cơ bệnh nếu biết cách phòng ngừa, đó là:

Liệu pháp thay đổi lối sống (thực hiện chế độ ăn kiêng và hoạt động thể lực) là biện pháp quan trọng làm giảm nguy cơ bị vữa xơ động mạch nói chung và tai biến mạch máu não nói riêng. Liệu pháp thay đổi lối sống bao gồm: Cai thuốc lá; có chế độ dinh dưỡng giàu vitamin, khoáng chất, hạn chế ăn quá nhiều chất béo và các thực phẩm giàu calo, liệu pháp dinh dưỡng còn nhằm làm giảm lượng lipid máu, giảm huyết áp và giảm đường máu nếu bệnh nhân bị đái tháo đường; Tăng hoạt động thể lực sẽ làm cải thiện tình trạng tim mạch và làm cải thiện các yếu tố nguy cơ tim mạch như rối loạn lipid máu, béo phì và tăng huyết áp.

Phòng ngừa tình trạng đông máu bằng thuốc: Tình trạng tăng đông có thể ảnh hưởng đến bệnh lý tim mạch. Điều trị bằng aspirin có lợi trong phòng ngừa tiên phát và thứ phát cho các bệnh nhân bị nhồi máu não. Liều điều trị nên lựa chọn là liều có hiệu quả cao nhất với tác dụng phụ ít nhất. Các bệnh nhân có nguy cơ cao hay những người có kèm theo tăng huyết áp, rối loạn lipid máu hoặc bệnh tim mạch (bệnh động mạch vành, đột quỵ hay bệnh mạch máu ngoại biên) nên được điều trị bằng aspirin 75-100 mg/ngày. Nếu bệnh nhân bị dị ứng với aspirin, các thuốc ức chế ngưng tập tiểu cầu khác như clopidogrel 75mg/ngày có thể được dùng thay thế ở các bệnh nhân có nguy cơ cao.

Điều trị rối loạn lipid máu: Những người trên 45 tuổi cần được kiểm tra lipid máu định kỳ, bao gồm cholesterol toàn phần, LDL-C, triglycerid và HDL-C sau khi nhịn đói 10-12 giờ. Nên kiểm tra định kỳ lượng lipid máu 6-12 tháng/lần. Mục tiêu điều trị rối loạn lipid máu là LDL-C dưới 2,6 mmol/l (100mg/dl), triglycerid dưới 2,3 mmol/l (200 mg/dl) và HDL-C bằng hoặc trên 1,0mmol/l (40mg/dl). Tuy nhiên, cần cân nhắc giữa lợi ích và giá thành, cũng như các tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc liều cao. Điều trị bằng thuốc phải kết hợp với liệu pháp thay đổi lối sống. Liều thuốc được tăng dần đến khi đạt được nồng độ LDL-C mục tiêu.

Kiểm soát trị số huyết áp: Tăng huyết áp rất hay gặp ở người có tuổi. Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ bị các biến chứng tim mạch (đột quỵ, bệnh động mạch vành và mạch máu ngoại biên). Mục tiêu điều trị nhằm đạt trị số huyết áp dưới 140/90mmHg. Thay đổi lối sống và dùng thuốc được áp dụng cho các bệnh nhân có huyết áp trên 140/90mmHg. Các nghiên cứu gần đây cho thấy việc quan trọng nhất trong điều trị tăng huyết áp là đạt được trị số huyết áp mục tiêu. Nguyên tắc sử dụng thuốc hạ áp là nên bắt đầu với một thuốc liều thấp hoặc phối hợp các nhóm thuốc với liều thấp để vừa đạt được hiệu quả điều trị vừa làm giảm tác dụng phụ.

Lưu ý: Trong mùa hè, thời tiết nắng nóng sẽ là yếu tố làm gia tăng các ca tai biến mạch máu não, vì vậy những bệnh nhân đã từng bị tai biến mạch máu não và những người có nguy cơ phải đặc biệt chú ý đến các biện pháp phòng bệnh, tránh hoạt động quá sức và có chế độ ăn uống, lao động, nghỉ ngơi… phù hợp với sức khỏe.

Theo sức khỏe 365

]]>