Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Tue, 30 Dec 2014 04:01:43 +0000 vi hourly 1 Cách đơn giản phòng ngừa bệnh tiểu đường https://omron-yte.com.vn/18794-phong-ngua-benh-tieu-duong-2/ Thu, 29 Aug 2013 01:00:00 +0000 https://omron-yte.com.vn/18794-phong-ngua-benh-tieu-duong-2/ Theo kết quả thống kê, số ca bệnh nhân mắc tiểu đường đang tăng lên với tốc độ chóng mặt, và mang lại nhiều biến chứng nguy hiểm nhất là bệnh tiểu đường tuýp 2. Tiểu đường có liên quan nhiều đến yếu tố di truyền, và một số yếu tố nguy cơ như béo phì, ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều dầu mỡ, tinh bột, đường, thói quen lười vận động. Tiểu đường nguy hiểm như vậy nên việc kiểm soát ngăn ngừa bệnh là rất cần thiết. Bài viết dưới đây xin chia sẻ môt số phương pháp giúp bạn ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

1. Kiểm soát cân nặng

Giảm trọng lượng cơ thể là  cách đơn giản để đưa bạn ra khỏi vòng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Nhiều nghiên cứu đã đưa ra kết luận người bị béo phì, thừa cân có nguy cơ cao nhất mắc căn bệnh này, điều này đúng với cả tiểu đường tuýp 2. Điều quan trọng là bạn kiểm soát được lượng calo bổ sung vào cơ thể mỗi ngày và chăm chỉ tập luyện thể thao đều đặn.

1. Kiểm soát cân nặng 1

2. Chú ý chế độ dinh dưỡng

Chỉ cần hiểu rằng chế độ dinh dưỡng làm tăng nguy cơ thừa cân béo phì thì cũng tăng nguy cơ bị tiểu đường. Muốn kiểm soát bệnh, chúng ta cần kiểm soát chế độ dinh dưỡng hợp lý. Chú ý nguyên tắc đa dạng hóa các món ăn, bổ sung nhiều rau xanh, nhiều ngũ gốc nguyên hạt, bỏ qua các loại thức ăn nhanh, hạn chế rượu bia, ăn có chừng mực, hạn chế các chất béo, mỡ động vật.

3. Vận động đều đặn mỗi ngày

Nếu bạn làm công việc văn phòng phải ngồi nhiều hãy tranh thủ vận động mọi lúc mọi nơi. Bạn có thể đi bộ thay vì đi thang máy nếu vẫn còn nhiều thời gian, thường xuyên đứng lên hoặc làm các động tác thư giãn sau mỗi giờ làm việc. Tham gia các lớp tập luyện buổi tối  hoặc lên lịch cho các môn thể thao mà mình yêu thích. Tích cực đi bộ hàng ngày cũng là cách giúp bạn tăng cường miễn dịch cơ thể và kiểm soát bệnh tật.

3. Vận động đều đặn mỗi ngày 1

4. Thăm khám bệnh định kỳ

Thăm khám bệnh định kỳ sẽ giúp bạn theo dõi sức khỏe của bản thân và phát hiện bệnh tật nếu có. Với bệnh tiểu đường, bạn có thể tự sắm cho mình một chiếc máy đo đường huyết để theo dõi lượng đường trong máu của bạn như thế nào, đặc biệt là kiểm tra trong gia đình bạn có người bị tiểu đường hay không. Bạn cũng nên xét nghiệm máu định kỳ và làm theo lời khuyên của bác sỹ để phòng bệnh tốt nhất.

5. Uống nhiều nước mỗi ngày

Có lẽ đây là lời khuyên đã được rất nhiều tài liệu nói đến. Người uống nhiều nước sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh đường máu cao so với những người uống nước ít hơn. Bạn có thể uống nước và chia thành nhiều lần mỗi ngày, lượng nước trung bình mỗi ngày bạn nên nạp vào cơ thể là 8 ly nước/ngày.

5. Uống nhiều nước mỗi ngày 1

6. Sử dụng cafe mỗi ngày

Cái gì cũng vậy, nếu sử dụng quá nhiều cũng không tốt. Nếu bạn biết sử dụng hợp lý lượng cafe mỗi ngày nó sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Cafe hay đúng hơn là cafeine có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường, thế nên bạn nên uống đều đặn mỗi sáng 1 ly cafe phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.

Omron-yte.com.vn (Tổng hợp)

]]>
Làm thế nào để găn chặn biến chứng bệnh tiểu đường? https://omron-yte.com.vn/11524-lam-the-nao-de-gan-chan-bien-chung-benh-tieu-duong/ Sun, 25 Dec 2011 14:44:11 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=11524 Không cần nói đến chuyện xa xưa, nếu so sánh với thập niên trước thì thầy thuốc điều trị bệnh tiểu đường rõ ràng đang có kỹ thuật chẩn đoán chính xác và phương tiện điều trị hiệu quả hơn trước rất nhiều.

Làm thế nào để găn chặn biến chứng bệnh tiểu đường? 1

Thuốc hạ đường huyết đang lưu hành có tác dụng nhanh, kéo dài và ít phản ứng phụ. Nhưng nếu tưởng thầy thuốc nhờ đó đã “cầm chân” căn bệnh quái ác này thì lầm. Tỷ lệ di chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường vẫn không giảm, thậm chí tăng. Ngay cả ở những quốc gia đã có chương trình phòng chống bệnh tiểu đường từ nhiều chục năm.

Có thể hiểu được mức độ nguy hại của bệnh tiểu đường ở nước ta như thế nào khi cả nước chỉ có hơn 200 bác sĩ chuyên khoa, khi thông tin về căn bệnh này vẫn còn quá thiếu.

Thống kê liên tục trong 5 năm vừa qua của các hãng bảo hiểm y tế ở CHLB Đức cho thấy:

– Phía sau của không dưới 60 trường hợp tai biến mạch máu não là bàn tay phá hoại của bệnh tiểu đường.

– Tỷ lệ tử vong vì nhồi máu cơ tim cao gần gấp đôi ở nhóm bệnh nhân tiểu đường.

– Số bệnh nhân tuy được điều trị đúng bài bản nhưng mù mắt vì thoái hóa võng mạc tiếp tục tăng 5 -10%.

– Số nạn nhân phải đoạn chi vì hoại tử đầu chi do thuyên tắc mạch máu tăng 20%.

Thực trạng đó cho thấy viên thuốc hạ đường huyết dù hiệu quả thế nào, vẫn chỉ là giải pháp “chữa cháy”.

Bằng nhiều kinh nghiệm thực tiễn, các thầy thuốc đều biết rõ di chứng khó tránh trong bệnh tiểu đường như cao huyết áp, đục thủy tinh thể, suy thận, viêm da, hoại tử mô mềm… tùy thuộc vào mức độ dao động của lượng đường trong máu. Người tuy có đường huyết hơi cao hơn định mức bình thường nhưng nếu ổn định vẫn ít bị biến chứng hơn người có lượng đường trong máu tuy không thất cao nhưng trồi sụt quá thường trong ngày.

Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy người thiếu testosterone dễ bị biến chứng. Nhiều thầy thuốc vì thế tán dương việc bổ sung testosterone cho người bệnh tiểu đường như biện pháp dự phòng nhiều di chứng nghiêm trọng bên cạnh chuyện liệt dương.

Đúng là không nên thiếu testosterone nhưng không thể vì thế mà nhắm mắt tiếp sức để rồi trả giá bằng phản ứng phụ khó lường. Thay vì liệu pháp đau đâu chữa đó, thiếu gì bù nấy, việc áp dụng các phương tiện sinh học, như hoạt chất trong cây thuốc chọn lọc, để cung cấp cho cơ thể các chất có công năng hưng phấn tiến trình tổng hợp nội tiết tố, đồng thời giải quyết gút mắc trong khâu thần kinh – nội tiết – biến dưỡng, chính là đáp án để người bệnh tiểu đường vẫn có được cuộc sống chất lượng như mong muốn. Không lạ gì nếu thầy thuốc khắp nơi đang đánh giá cao những cây thuốc có công năng đa dạng như Eurycoma longifolia – một thảo dược quý đã được xác minh tác dụng ổn định đường huyết qua nghiên cứu thực nghiệm cũng như lâm sàng.

Từ nhận thức đó, nhiều thầy thuốc ở châu Âu đã từ lâu kết hợp dược thảo trong phác đồ điều trị để vừa hỗ trợ cho tác dụng của thuốc đặc hiệu, vừa bọc lót các nhược điểm trong bệnh tiểu đường như mạch máu, thận, mắt, não, da. Trở về với thiên nhiên rõ ràng là con đường an toàn nhất để bảo vệ sức khỏe.

(Theo Bác sĩ Lương Lễ Hoàng // Trung tâm Điều trị ôxy cao áp, TP.HCM)

]]>
Ăn gạo lứt có giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường? https://omron-yte.com.vn/11338-an-gao-lut-co-giup-phong-ngua-benh-tieu-duong/ Tue, 13 Dec 2011 09:02:52 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=11338 Theo nghiên cứu ở Mỹ thì gạo trắng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, vậy tôi có nên chuyển sang ăn gạo lứt?

Ăn gạo lứt có giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường? 1

Thưa BS Tuyết Hoa,

Tôi đọc thông tin trên mạng thấy nội dung sau:

“Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Harvard nói, gạo trắng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường vì làm tăng hàm lượng đường trong máu.

Nghiên cứu trên 200.000 người Mỹ cho thấy, những người ăn gạo trắng đều dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2.

Các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận: Những người ăn nhiều hơn 150g gạo trắng mỗi tuần sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nhiều hơn những người ăn gạo lứt trong một tháng khoảng 17%. Mặc dù chỉ 2% số người trong nghiên cứu sử dụng gạo trắng nhưng kết quả này rất quan trọng.

Nhưng nghiên cứu trên những người ăn gạo lứt lại cho ra kết quả ngược lại, họ không có dấu hiệu của bệnh tiểu đường loại 2.

Giống như nhiều loại ngũ cốc khác, gạo lứt có nhiều chất xơ và làm giảm năng lượng dần dần. Trong khi đó, cám và các vi khuẩn có lợi trong gạo trắng đã bị loại bỏ trong quá trình xay xát.

Điều này khiến cho gạo trắng có tỉ lệ Glycemic (GI) cao hơn, đây là nhân tố làm tăng hàm lượng đường trong máu”.

Tôi xin hỏi, nếu theo nghiên cứu trên thì người Việt Nam có nguy cơ mắc tiểu đường rất cao phải không BS, vì chúng ta ăn một ngày đến 2-3 bữa cơm? Vậy tôi có nên chuyển sang ăn gạo lứt không? Mong BS Tuyết Hoa cho ý kiến, tôi xin cảm ơn!

Thanh Hải – Bình Chánh, TPHCM

Chào anh,

Gạo trắng thuộc nhóm carbohydrate có chỉ số đường (GI >70), cao hơn so với gạo lứt (# 60). Do gạo lứt (lức) còn có lớp vỏ bên ngoài, đây chính là chất xơ giúp chậm hấp thu đường, do vậy đường huyết ngay sau ăn 1 chén gạo trắng  sẽ tăng cao hơn đường huyết sau ăn 1 chén gạo lứt.

Những nghiên cứu gần đây ghi nhận người có chế độ ăn với thức phẩm có GI thấp trong nhiều năm thì nguy cơ mắc ĐTĐ típ 2 và bệnh mạch vành thấp hơn nhiều so với ăn nhóm thực phẩm có GI cao.

Tuy nhiên, những vùng như châu Á và Peru, nơi người dân ăn cơm gạo và khoai tây (vốn có chỉ số GI cao) nhưng lại không béo phì hoặc ĐTĐ nhiều hơn các dân tộc khác, có lẽ do thói quen ăn nhiều trái cây và rau cải góp phần tích cực giảm tác động lên đường huyết ở họ.

Khi chọn thực phẩm ăn uống, giới y học luôn khuyến cáo chúng ta hãy quan tâm đến nhóm có chỉ số GI thấp nhưng chính tổng lượng carbohydrate trong khẩu phần hàng ngày mới là yếu tố quan trọng nhất và mạnh nhất có ảnh hưởng đến những bệnh mạn tính này (nghĩa là số gam carbohydrate ảnh hưởng lên mức đường huyết nhiều hơn là chỉ số GI).

Ngoài ra còn nhiều yếu tố chi phối sự ảnh hưởng của chỉ số GI trong thức ăn với đáp ứng đường huyết.

Ví dụ, GI thay đổi theo kiểu chế biến, thời gian lưu trữ, phương pháp nấu nướng, ngay cả cùng là khoai tây nhưng GI cũng khác nhau…, đáp ứng lên đường huyết rất thay đổi từ người này sang người khác, thay đổi trong cùng một người từ ngày này qua ngày khác vì tùy thuộc vào hàm lượng đường trong máu, mức độ kém nhạy cảm với insulin và nhiều yếu tố khác.

TS-BS Lê Tuyết Hoa
Theo alobacsi.vn

]]>
Tìm ra phân tử phòng bệnh đái tháo đường typ 1 https://omron-yte.com.vn/11266-tim-ra-phan-tu-phong-benh-dai-thao-duong-typ-1/ Sun, 11 Dec 2011 04:44:04 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=11266 Mới đây người tTìm ra phân tử phòng bệnh đái tháo đường typ 1 1a tìm ra được một tia hy vọng mới cho phòng đái tháo đường typ 1. Đó là việc tìm ra một phân tử có giá trị phòng được sự xuất hiện của bệnh đái tháo đường typ 1. PGS.TS. Aaron Michels ở Trường Đại học Y Colorado (Mỹ) đã công bố kết quả này khi ông cùng một nhóm các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm trên chuột bằng cách kiểm tra một loạt các phân tử kỳ vọng và thấy rằng chỉ có một phân tử có nhiều khả năng nhất. Đó là phân tử glyphosine.

Nhóm nghiên cứu thấy rằng nếu tiêm chất này vào chuột thì sự bắt giữ insulin của các tế bào là thấp hơn, nghĩa là sự tiếp xúc với các tế bào tuyến tụy và tiêu diệt các tế bào này được giảm hẳn. Trong khi đó, với các con chuột đã bị đái tháo đường thì điều này hoàn toàn vô nghĩa.Các nhà nghiên cứu cho biết, glyphosine có thể có chức năng phòng đái tháo đường typ 1 trên chuột và nhiều khả năng có tác dụng phòng đái tháo đường trên người.

Hồng Phong(Theo Immunology, 11/2011)

]]>
Phòng ngừa tiểu đường ở trẻ em như thế nào? https://omron-yte.com.vn/10953-phong-ngua-tieu-duong-o-tre-em-nhu-the-nao/ Fri, 18 Nov 2011 09:40:37 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=10953 Ths.BS Đào Thị Yến Phi – Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế TP.HCM đã nói : Tiểu đường có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Ở trẻ em độ tuổi thường gặp nhất là tuổi bắt đầu đi học (5-7) và tuổi dậy thì (11-13). Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp phát hiện tiểu đường ngay từ giai đoạn sơ sinh (0,3%) hoặc trẻ dưới 2 tuổi (8%). Khi bị bệnh tiểu đường thì trẻ em thường gầy mòn dù ăn uống được, tiểu nhiều; nếu bị nặng sẽ xuất hiện rối loạn tri giác, suy hô hấp, hôn mê, co giật, nhiễm trùng…

Phòng ngừa tiểu đường ở trẻ em như thế nào? 1

Trẻ bị tiểu đường do những nguyên nhân gì?

– Tiểu đường ở trẻ em đa phần là tiểu đường type 1. Các yếu tố thuận lợi của tiểu đường type 1 ở trẻ em là di truyền từ cha mẹ, stress làm gia tăng các nội tiết tố liên quan đến đường huyết, nhiễm vi sinh vật (vi trùng, siêu vi, ký sinh trùng – trong môi trường, trong thực phẩm, trong một thời kỳ mắc bệnh nào đó), một số kháng thể có trong thức ăn và thuốc. Các loại thuốc được xem là có liên quan đến tiểu đường bao gồm: Acid Nicotinic, Cortisone, Interferon, thuốc điều trị AIDS, ung thư, thuốc diệt chuột…

Một vài nghiên cứu còn đề cập đến yếu tố BSA (Bovin Serum Albumin) có trong sữa bò có thể tạo kháng thể chống lại tế bào beta của tuyến tụy gây thiếu insulin. Vì vậy cũng có khuyến cáo cho rằng ở trẻ dưới 12 tháng tuổi không nên cho dùng sữa tươi (sữa bò nguyên chất) mà cần dùng các sữa công thức đã được chế biến.

Bà mẹ đã mắc bệnh tiểu đường có nên mang thai?

– Vẫn mang thai bình thường. Ngay cả những bà mẹ không hề bị tiểu đường nhưng con cũng có thể bị tiểu đường. Tỉ lệ di truyền bệnh tiểu đường từ cha mẹ sang con chỉ khoảng 10-20%, thậm chí nếu bé có gen tiểu đường nhưng ăn uống và vận động hợp lý thì có khi cũng không hình thành tiểu đường.

Trẻ béo phì có dễ bị tiểu đường?

– Tiểu đường type 2 thường gặp ở người lớn trên 40 tuổi, ít gặp ở trẻ em, và thường xuất hiện trên cơ địa béo phì. Tuy nhiên, béo phì không phải là nguyên nhân gây tiểu đường, chỉ là yếu tố thúc đẩy đến tiểu đường trên một cá thể mang yếu tố di truyền mà thôi.

Quà vặt và thức ăn nhanh ngày càng phổ biến, cách nào để trẻ tự tuân thủ chế độ ăn của người tiểu đường?

– Ăn vặt, ăn ngọt không phải là nguyên nhân trực tiếp gây tiểu đường, mà chỉ làm gia tăng nguy cơ tiểu đường thông qua béo phì mà thôi. Do đó, cần có kế hoạch kiểm soát cân nặng, không để trẻ tăng cân quá nhanh. Qua khỏi giai đoạn dưới sáu tháng tuổi, cần để trẻ tăng cân chậm lại, 200-300g mỗi tháng là mức trung bình. Chế độ ăn cần đầy đủ các nhóm thực phẩm bột, đạm, rau, béo một cách cân đối. Ăn nhiều rau quả tươi, uống đủ nước, không ăn nhiều chất béo và chất bột.

Ở trẻ, các biến chứng tiểu đường có khác với người lớn tuổi?

– Tiểu đường chỉ được xác định bằng cách thử đường huyết. Vì vậy muốn tầm soát cần thử máu định kỳ (chứ không phải tìm đường trong nước tiểu, vì khi đã có đường trong nước tiểu thì thường là tổn thương đã nặng, khó điều trị để phục hồi). Dùng thuốc ngay khi phát hiện bệnh và duy trì điều trị lâu dài, có khi phải dùng insulin thay thế suốt đời. Kèm theo thuốc là chế độ dinh dưỡng phù hợp và vận động tích cực. Cần chú ý ngay từ khi tuổi còn rất nhỏ cũng phải tập cho trẻ thói quen vận động thường xuyên, tốt nhất là cho trẻ theo đuổi một môn thể thao nào đó ít nhất một giờ/ngày.

Biến chứng của tiểu đường không khác nhau giữa người trẻ và người lớn tuổi, tuy nhiên với trẻ em thường chỉ thấy xuất hiện biến chứng ở trẻ lớn (trên 10 tuổi) do tiểu đường đã tiến triển nhiều năm.

Các sai lầm thường thấy khi tự điều trị?

– Tiểu đường có khi phải dùng thuốc cả đời, vì vậy việc tự điều trị có thể làm gián đoạn việc điều trị đúng mức, làm bệnh tiến triển nhanh hơn, dễ có biến chứng hơn. Đến nay chưa có loại thuốc dân gian nào được xác định là thay thế được insulin trong điều trị tiểu đường type 1 ở trẻ em.

Nếu dùng thuốc đúng chỉ định và tuân thủ đúng việc theo dõi khi điều trị, người bệnh có thể chung sống lâu dài và hòa bình với căn bệnh mãn tính này.

Theo Tuổi Trẻ

]]>
Mẹo nhỏ đối phó với bệnh tiểu đường https://omron-yte.com.vn/9502-meo-nho-doi-pho-voi-benh-tieu-duong/ Tue, 26 Jul 2011 10:03:45 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=9502 Bệnh tiểu đường ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, với những biện pháp duy trì lối sống lành mạnh, bạn có thể hoàn toàn tránh xa nguy cơ mắc phải nó.
Mẹo nhỏ đối phó với bệnh tiểu đường 1

1. Quản lý trọng lượng

Béo phì là một trong các yếu tố nguy cơ cao nhất đối với bệnh tiểu đường loại 2. Vì vậy, bạn nên cố gắng duy trì một trọng lượng khỏe mạnh. Theo ước tính, mỗi 20% trọng lượng tăng lên vượt mức lành mạnh, nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường sẽ tăng gấp đôi. Các chuyên gia cho biết giảm 5% trọng lượng sẽ giúp phòng tránh nguy cơ bệnh tiểu đường tốt hơn. Do đó, bạn nên cố gắng duy trì trọng lượng cơ thể ở mức khỏe mạnh và ổn định.

2. Thường xuyên vận động

Lối sống ít vận động làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Vận động giúp cơ thể tăng cường sử dụng hormone insulin một cách hiệu quả hiệu quả. Hơn nữa, tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn giảm cân, làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.

3. Tập thể dục

Một nghiên cứu ở Phần Lan phát hiện ra rằng những người tập thể dục khoảng 35 phút mỗi ngày có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường ít hơn 80% so với người không tập thể dục. Nguyên nhân là do tập thể dục giúp tăng cường tiêu thụ insulin trong các tế bào và giúp di chuyển đường trong máu vào trong các tế bào. Theo một nghiên cứu khác cho phụ nữ tập thể dục nhiều hơn một lần một tuần giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đến 30%.

4. Ăn ít carbohydrate

Những người mắc bệnh tiểu đường vốn được chỉ định hạn chế ăn nhiều carbohydrate. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng lượng carbohydrate cao làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường. Để ngăn ngừa bệnh tiểu đường phát triển, bạn nên kiểm soát lượng thực phẩm chức carbohydrate một cách hợp lý.

5. Hạn chế thức ăn nhanh

Thức ăn nhanh có chứa tinh bột tinh chế, đường, muối và nhiều chất béo. Trong một nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà khoa học Minnesota (Mỹ), 3.000 người cân nặng bình thường, trong nhóm tuổi từ 18 đến 30 đã được theo dõi chặt chẽ. Những người ăn thức ăn nhanh nhiều hơn hai lần một tuần đã phát triển gấp đôi tỷ lệ kháng insulin và tăng thêm 4,5kg trọng lượng so với những người ăn thức ăn nhanh ít hơn một lần một tuần. Do đó, thay vì thức ăn nhanh, bạn nên chọn các loại hạt hoặc trái cây cho cơn thèm ăn.

6. Ăn nhiều chất xơ

Nên làm phong phú chế độ ăn uống của bạn với các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ. Tránh hoặc giảm thiểu những thức ăn có tinh bột tinh chế. Lượng chất xơ cao và các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt giúp làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2. Rau củ quả là thực phẩm nên có mặt hàng ngày trong thực đơn ăn uống của gia đình bạn.

7. Tránh thịt đỏ và thịt chế biến

Thịt đỏ như thịt bò chứa cholesterol khá cao,có thể đặt bạn vào nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường cao hơn. Do đó, không nên quá lạm dụng thịt đỏ. Một nghiên cứu cho biết phụ nữ ăn thịt đỏ hàng ngày có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường cao hơn 29% so với phụ nữ ăn ít hơn một lần một tuần. Tương tự như vậy, ăn thực phẩm chế biến như hotdog làm tăng nguy cơ tiểu đường lên 43%.

8. Dùng bột quế

Các nhà khoa học tin rằng các hợp chất có trong bột quế có thể kích hoạt các enzyme kích thích hấp thụ insulin. Quế cũng giúp làm giảm cholesterol, triglyceride và các chất béo hiện diện trong máu, do đó làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.

9. Uống cà phê

Uống khoảng 4 đến 5 tách cà phê thực sự giúp giảm nguy cơ của bệnh tiểu đường đến 29 %. Các nhà nghiên cứu tại Harvard cho biết con số này sau khi nghiên cứu 126.210 phụ nữ uống cà phê. Các nhà khoa học cho rằng caffeine có thể giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Ngoài ra, cà phê có chứa chất chống oxy hóa , kali và magiê giúp hấp thụ đường của các tế bào.

10. Tránh căng thẳng

Stress cũng có thể làm tăng lượng đường trong máu do nó làm tăng nhịp tim và tỷ lệ hô hấp của cơ thể. Vì thế, bạn nên thư giãn suốt cả ngày trong mọi hoạt động mà bạn tham gia. Bạn có thể áp dụng một số kỹ thuật quản lý căng thẳng như yoga hay thiền định để bắt đầu ngày mới. Hít thở sâu bất cứ khi nào bạn bắt đầu thấy căng thẳng. Khi điều này trở thành thói quen, bạn có thể ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh tiểu đường.

Tất cả những người trên 45 tuổi, người trẻ có tiền sử gia đình về bệnh tiểu đường cần kiểm tra lượng đường trong máu mỗi 2 năm 1 lần. Bằng cách này, bạn có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa tích cực nếu có nguy cơ mắc các loại tiền tiểu đường.

Theo Afamily

]]>
Ba điểm mấu chốt phòng và trị đái tháo đường https://omron-yte.com.vn/9121-ba-diem-mau-chot-phong-va-tri-dai-thao-duong/ Sat, 02 Jul 2011 03:41:23 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=9121 Những công trình nghiên cứu có giá trị đều chứng minh tiên lượng bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), kể cả týp 1 và týp 2 đã được cải thiện nhờ những can thiệp đa yếu tố. Kết quả sẽ càng cao nếu những tổn thương được phát hiện sớm, điều trị đúngvà kịp thời.

Ba điểm mấu chốt phòng và trị đái tháo đường 1

Điều trị người bệnh ĐTĐ ngày nay ngoài chỉ tiêu về glucose máu còn phải chú ý điều chỉnh lipid máu, quản lý số đo huyết áp, điều chỉnh các rối loạn đông máu, phát hiện sớm các biến chứng để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Bằng cách tiết chế, gia tăng hoạt động thể lực và không hút thuốc, cân nhắc khi uống rượu vì điều này có thể giúp cải thiện đường huyết (ĐH) cũng như những yếu tố nguy cơ ở bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) như tăng huyết áp (THA) và rối loạn mỡ máu.

Chế độ ăn

Nhu cầu năng lượng của mỗi người là khác nhau phụ thuộc vào cân nặng, mức độ lao động do đó chế độ ăn của mỗi bệnh nhân ĐTĐ cũng khác nhau. Điều quan trọng là cần ăn uống đầy đủ thành phần trong mỗi bữa ăn, nên phân bố các thành phần theo tỉ lệ: carbohydrates 50-60%, chất béo < 30%, protein 10-20%, chất xơ trong chế độ ăn: tối thiểu 20g/1.000Kcalo.

Cần bổ sung vitamin và khoáng chất, có thể không cần bổ sung nếu chế độ ăn cân đối.

Hạn chế bia rượu, tuy nhiên nếu dùng cần tính vào năng lượng tổng cộng (chỉ được dưới 10%).

Phân bố bữa ăn

Có thể dùng chế độ 3 bữa chia đều sáng – trưa – chiều. Ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 không cần ăn nhiều bữa, tuy nhiên bệnh nhân ĐTĐ đang tiêm insulin có thể chia làm 5 bữa (3 bữa chính và 2 bữa phụ). Việc phân bổ thức ăn dù nhiều hay ít vẫn nằm trong tổng số năng lượng đã tính toán.

Trong chế độ ăn cần hạn chế đường hấp thu chậm (các loại thực phẩm có chứa tinh bột, ngũ cốc, củ, hạt như: cơm gạo, bún, bánh mì, khoai… Những thực phẩm này cần ăn với lượng vừa phải và có thể thay thế cho nhau.

Tránh đường hấp thu nhanh: nước ngọt, sữa đặc có đường, chè ngọt, bánh mứt kẹo các loại…

Cần ăn nhiều rau vì rau chứa nhiều chất xơ giúp chậm hấp thu đường và mỡ, thịt cần tiết chế nếu mắc bệnh thận hay suy thận.

Bệnh nhân ĐTĐ cần thường xuyên gặp gỡ các chuyên gia dinh dưỡng để được điều chỉnh chế độ ăn hợp lý và kịp thời.

Họat động thể lực

Nên tập thể dục mỗi ngày 30 phút 5 ngày mỗi tuần. Trước khi tập cần kiểm tra tim mạch, mạch vành, thận huyết áp, võng mạc, bàn chân (kiểm tra xem có bị giảm hay mất mạch không, có triệu chứng đau cách hồi, biến dạng bàn chân không).

Cần uống nước đầy đủ, đi giày dép phù hợp để chân không bị chấn thương và khô, đeo thẻ bệnh nhân ĐTĐ, cần lưu ý bạn cùng tập dấu hiệu nhận biết tình huống hạ ĐH để xử trí kịp thời.

Phải đo ĐH trước khi tập, nếu đường huyết 14mmol/l (252mg/ dl), có nhiễm ceton thì không nên tập. Khi đường huyết < 6 mmol/l (108mg/dl), có thể ăn thêm 15g carbohydrate.

Luôn có sẵn nguồn đường để xử trí hạ ĐH như nước ngọt, kẹo.
Nếu luyện tập tích cực cần giảm liều insulin trước khi tập hay bổ sung nguồn carbohydrate. Bài tập được lên kế hoạch và qui định thời gian.
Đối với bệnh nhân ĐTĐ týp 2 béo phì hay quá cân có thể cân nhắc dùng thuốc giảm cân như là thuốc phụ trị.

Trong và sau khi tập cần ngăn ngừa nguy cơ hạ ĐH như:

– Bổ sung nguồn carbohydrate hay giảm liều insulin.

– Cân nhắc bữa phụ trước giờ đi ngủ.

– Nếu có tăng ĐH sau luyện tập cho thấy thiếu insulin lúc luyện tập, do đó cần theo dõi ĐH chặt chẽ để chỉnh liều insulin.

Cần xem xét những bệnh đi kèm hay biến chứng của bệnh ĐTĐ. Nếu có bệnh thần kinh ngoại biên thì nên thực hiện những bài tập ít gây chấn thương như bơi lội, đạp xe, chèo thuyền, các bài tập dùng ghế và cánh tay; không nên tập các bài tập nặng, dạo bộ kéo dài, chạy bộ.

Nếu có bệnh thận nên thực hiện các các hình thức tập luyện cường độ thấp đến vừa phải như đi bộ; không nên thực hiện các hình thức tập luyện cường độ cao như chạy bộ.

Nếu có bệnh võng mạc đái tháo đường nên luyện tập những động tác ít ảnh hưởng đến võng mạc như: bơi lội, dạo bộ, đạp xe tại chỗ; không nên thực hiện các hoạt động gắng sức như: chạy nhanh, cử tạ, chèo thuyền, quần vợt.

Tránh lối sống tĩnh tại

Không nên ngồi bất động xem tivi quá 2 giờ mỗi ngày.

Tăng cường các hoạt động đơn giản hằng ngày như đi bộ, làm việc nội trợ, làm vườn.

Bệnh nhân không nên hút thuốc lá vì nicotin trong thuốc lá thúc đẩy biến chứng mạch máu lớn và mạch máu nhỏ.

Cân nhắc khi uống rượu

Bệnh nhân ĐH không ổn định hay có những vấn đề y khoa khác như viêm tụy, rối loạn lipid máu, viêm thần kinh không nên uống rượu.

Dự án phòng chống bệnh Đái tháo đường Bệnh viện Nội tiết TW

]]>
Những kiêng kỵ cho người bệnh tiểu đường https://omron-yte.com.vn/9081-nhung-kieng-ky-cho-nguoi-benh-tieu-duong/ Mon, 27 Jun 2011 01:57:09 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=9081 Rượu, bia dứt khoát là thuốc độc đối với người bệnh tiểu đường không chỉ vì tác hại trực tiếp của độ cồn mà còn vì rượu, bia sẽ làm mất tác dụng của thuốc hạ đường huyết.

Những kiêng kỵ cho người bệnh tiểu đường 1Khói thuốc lá làm giảm 70% tác dụng của thuốc hạ đường huyết

Nhờ thống kê kéo dài mấy năm liền ở Phần Lan về yếu tố gây thất bại trong điều trị bệnh tiểu đường, chuyên gia ngành nội tiết bên đó đã đi đến một số kết luận lý do tại sao nhiều người bệnh tuy uống thuốc đầy đủ nhưng đường huyết vẫn không ổn định.

Các nhà nghiên cứu quả quyết là đường huyết của tối thiểu 2/3 số bệnh nhân tiểu đường tuy dùng thuốc theo đúng y lệnh nhưng vẫn cao là do ảnh hưởng của thuốc lá. Không có gì khó hiểu khi thuốc hạ đường huyết, theo kết quả nghiên cứu ở Anh, có thể mất đến 70% tác dụng khi gặp khói thuốc lá.

Không chỉ có thế, thời gian bắt đầu hiệu quả của thuốc kéo dài đến gấp đôi, nghĩa là thuốc tác dụng rất chậm, khi gặp cơ tạng tẩm thuốc… lá. Lượng đường trong máu của người nghiện thuốc lá vì thế khó ổn định với liều thuốc thông thường.

Cũng không lạ gì nếu tỉ lệ người bị nhồi máu cơ tim do vướng bệnh tiểu đường lại thêm tật hút thuốc cao gấp 4 lần số người tuy cũng mắc bệnh  này nhưng không lệ thuộc thuốc lá.

Các nhà nghiên cứu ở Phần Lan còn cho biết thuốc hạ đường huyết khó tránh không mất tác dụng do cơ thể người hút thuốc thường thiếu hụt nhiều loại sinh tố và khoáng chất cần thiết cho phản ứng chuyển hóa thuốc, ngoài ra còn do hỗn hợp chất độc từ 4.000 hóa chất trong khói thuốc lá làm tà mũi nhọn của thuốc hạ đường huyết.

Kế đến là rượu, bia. Ai cũng rõ bia, rượu hại hay không hại quanh đi quẩn lại chỉ là vấn đề liều lượng. Giới hạn đó càng mong manh bội phần ở người bị bệnh tiểu đường khi hệ thần kinh đằng nào cũng mỏi mệt vì ngày đêm bị dằn vặt đủ điều.

Biết là rượu, bia có tác dụng trấn an hệ thần kinh nhưng không thể vì thế mà chủ quan khi bị bệnh tiểu đường.
Rượu, bia dứt khoát là thuốc độc đối với người bệnh tiểu đường không chỉ vì tác hại trực tiếp của độ cồn mà còn vì rượu, bia sẽ làm mất tác dụng của thuốc hạ đường huyết. Bằng chứng là không thiếu bệnh nhân có lượng đường trong máu sẽ trở lại ổn định dễ dàng mà không cần tăng thuốc hay thay thuốc mới mạnh hơn mà chỉ cần có đủ can đảm nói không với rượu, bia.

Bệnh tiểu đường không có dạng nhẹ. Thầy thuốc chữa bệnh tiểu đường vì thế không những phải cứng tay nghề mà đồng thời phải cứng cựa với bệnh nhân mè nheo vì không thể cai thuốc lá hay bỏ rượu. Trị bệnh tiểu đường mà không nghiêm cấm nổi thuốc lá, rượu bia thì cho bao nhiêu thuốc cũng bằng không.

Theo Việt Báo

Những kiêng kỵ cho người bệnh tiểu đường
]]>
Cảnh giác với nguy cơ đái tháo đường ở phụ nữ mang thai https://omron-yte.com.vn/7912-canh-giac-voi-nguy-co-dai-thao-duong-o-phu-nu-mang-thai/ Thu, 28 Apr 2011 09:59:21 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=7912 Phụ nữ khi mang thai luôn có chế độ ăn uống đặc biệt, thêm vào đó khi mang thai, nội tiết của cơ thể người mẹ có sự thay đổi mạnh mẽ: Sự có mặt của nhau thai đã tiết ra nhiều hóc môn khác nhau để thai phát triển, hầu hết là các chất có thể gây tăng đường huyết. Vì vậy, người phụ nữ trước đây chưa bao giờ bị đái tháo đường, đến khi có thai có thể mắc bệnh đái tháo đường do thai nghén và bệnh đái tháo đường thường khỏi hẳn sau khi sinh con (tuy vậy vẫn còn 5-20% tiếp tục bị đái tháo đường và có thể nặng thêm).

Cảnh giác với nguy cơ đái tháo đường ở phụ nữ mang thai 1

Đái tháo đường ảnh hưởng sức khoẻ sinh sản

Đối với hầu hết phụ nữ, bệnh đái tháo đường thai kỳ không gây ra dấu hiệu hoặc triệu chứng đáng chú ý. Hiếm khi bệnh đái tháo đường thai kỳ có thể gây ra khát nước quá mức nhưng triệu chứng thường gặp là số lần đi tiểu tăng lên.

Đái tháo đường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai phụ và thai nhi. Đối với người mẹ, đái tháo đường có thể gây nhiễm độc thai nghén (tiền sản giật và sản giật với các dấu hiệu cao huyết áp, protein niệu và phù trong thời kỳ mang thai). Thai phụ cũng dễ bị nhiễm trùng nặng; có tỷ lệ sinh phải can thiệp nhiều hơn (mổ sinh, chịu các thủ thuật do sinh khó).

Thai nhi của các bà mẹ bị đái tháo đường có tỷ lệ tử vong cao hơn và thai nhi có thể bị dị tật hoặc chậm phát triển. Phần lớn các nghiên cứu chỉ ra rằng bất thường bẩm sinh tăng gấp 3 lần ở những thai nhi có mẹ mắc bệnh đái tháo đường. Thời gian bị ảnh hưởng (gây bất thường bẩm sinh) khi tuổi thai khoảng 3-6 tuần.

Biện pháp ngăn ngừa đái tháo đường?

Việc kiểm soát đường huyết chặt chẽ, sớm trong thời gian thai kỳ, thậm chí ngay cả trước khi có thai, sẽ giúp ngăn ngừa những bất thường của thai nhi.

Không có bảo đảm khi nói đến việc ngăn ngừa bệnh đái tháo đường thai kỳ, nhưng bạn có thể duy trì những thói quen tốt như tập thể dục nhẹ nhàng, ăn những thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Và nếu đã mắc bệnh hoặc có nguy cơ thì có giải pháp nào khả thi để phòng và trị bệnh đái tháo đường cho chị em phụ nữ chuẩn bị và đang mang thai một cách an toàn?

Nếu chế độ ăn uống và tập thể dục thay đổi kết quả điều trị, có thể cần tiêm insulin để giảm lượng đường trong máu. Khoảng 15 % phụ nữ có thai điều trị bệnh đái tháo đường cần insulin để đạt được một mức độ glucose trong máu liên tục an toàn. Đối với một số phụ nữ, thuốc uống như glyburide, cũng là một lựa chọn. Tuy nhiên, dùng thuốc tây đối với phụ nữ mang thai cũng sẽ có rất nhiều bất lợi cho sự phát triển của thai nhi. Do đó, phải hết sức cẩn trọng, tuyệt đối theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Có thể tìm kiếm những giải pháp an toàn hơn trong việc phòng chống đái tháo đường với việc dùng thảo dược. Trong số các thảo dược các thai phụ có thể lựa chọn, thảo dược Methi Ấn Độ cũng là một lựa chọn tốt bởi tính an toàn và tiện dụng.

Chị em phụ nữ trước và trong khi mang thai có thể dùng Methi như một loại trà rất tốt cho sức khỏe. Cách dùng nước trà Methi rất đơn giản: Lấy hạt Methi ngâm nước nóng uống mỗi ngày. Có thể dùng rang ăn hoặc sử dụng trong nấu ăn như một loại gia vị, bột làm bánh, rau mầm…

Tuy nhiên, trong những ngày gần sinh, thai phụ không nên uống quá nhiều trà Methi vì có thể dẫn đến việc chẩn đoán sai bệnh si rô niệu ở trẻ em sơ sinh do sự hiện diện của sotolone trong nước tiểu.

Thúy Hằng (TMDT-VN)

]]>
Cân bằng lượng đường trong máu với người bệnh tiểu đường https://omron-yte.com.vn/7195-can-bang-luong-duong-trong-mau-voi-nguoi-benh-tieu-duong/ Fri, 25 Mar 2011 07:35:43 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=7195 Cho dù bạn đã mắc bệnh tiểu đường, bị thừa cân hoặc muốn ngừa một số rắc rối về sức khỏe trong tương lai, hãy thực hiện theo một số gợi ý sau từ các chuyên gia Canada, qua đó giúp bạn duy trì lượng đường, insulin trong máu khỏe mạnh.

Uống sữa

Uống sữa 1

Uống ít nhất 2 ly sữa không béo mỗi ngày (1 ly chứa 250 ml). Một cuộc khảo sát trên 3.000 người cho thấy, những ai thừa cân nhưng ăn nhiều các chế phẩm từ sữa giảm được 70% nguy cơ bị kháng insulin so với những người không uống sữa. Đó là nhờ lactose, protein, chất béo có trong các chế phẩm từ sữa giúp cải thiện lượng đường trong máu.

Bổ sung chất xơ

Bổ sung chất xơ 1

Mua bánh mì với một khẩu phần gồm ít nhất 3g chất xơ và 3g protein. Loại carbohydrate phức hợp này giúp làm chậm quá trình hấp thụ glucose cũng như giảm khả năng kháng insulin. Ngoài ra, bổ sung chất xơ và protein giúp bao tử no lâu hơn.

Rau xanh

 1

Bạn nên ăn thêm cải bó xôi vào buổi tối. Cải bó xôi có hàm lượng ma-giê cao. Theo cuộc nghiên cứu mới đây, cải bó xôi có thể giúp ngừa phát bệnh tiểu đường típ 2. Một cuộc khảo sát ở phụ nữ cho thấy, hàm lượng cao ma-giê (còn có trong cá, quả bơ và rau xanh rậm lá) giảm 10-20% nguy cơ bị tiểu đường.

Ăn quế

Ăn quế 1

Các nhà nghiên cứu tại Pakistan (nơi thường ăn nhiều quế) đã yêu cầu các tình nguyện viên bị tiểu đường típ 2 dùng 1g, 3g hoặc 6g quế hoặc giả dược trong 40 ngày. Kết quả là những ai dùng một lượng quế đáng kể, hàm lượng glucose trong máu giảm từ 18-29% tùy lượng quế họ dùng.

Giảm chất béo

Giảm chất béo 1
Bạn nên giảm ăn lượng chất béo đã bão hòa. Vì theo các nhà khoa học Mỹ, vốn đã khảo sát ở 3.000 người, những ai có hàm lượng chất béo bão hòa cao nhất trong máu, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng gấp đôi.

Luôn vận động

Luôn vận động 1
Bạn chịu khó đi bộ khoảng 2 km mỗi ngày. Một cuộc khảo sát lớn tại Mỹ cho kết quả, đi bộ thường xuyên giúp giảm khoảng 30% nguy cơ tử vong vì bệnh tiểu đường. Nguyên do là đi bộ nhiều giúp tế bào trong cơ thể dễ tiếp nhận insulin, qua đó giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn. Đi bộ cũng giúp cải thiện hàm lượng cholesterol tốt HDL trong máu.

Uống sữa giúp phòng bệnh tiểu đường

Trong nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Y học quốc gia, hơn 3.700 tình nguyện viên đã được theo dõi các chỉ số về đường huyết, insulin và nồng độ axit béo trong vòng 20 năm với. Kết quả cho thấy nồng độ trans-palmitoleic càng cao thì chỉ số cholesterol máu và insulin càng tốt. Đặc biệt, ở những người có nồng độ axit trans-palmitoteic cao nhất, nguy cơ tiểu đường tuýp 2 giảm tới 60%.

Nghiên cứu này một lần nữa xác nhận cho nghiên cứu trước đó rằng một chế độ ăn giàu thực phẩm từ sữa sẽ giúp giảm nguy cơ tiểu đường tuýp 2 và sự chuyển hóa bất thường.

Xem xét 324 nghiên cứu về tiêu thụ sữa và những ảnh hưởng đối với sức khỏe trong năm qua cho thấy những lợi ích của sữa không gây ra bất kỳ nguy cơ nào, thậm chí còn giúp giảm tử vong do các bệnh tật là 15-20%.

Trưởng nhóm nghiên cứu Dariush Mozaflarian cho biết: “Các nghiên cứu trước đó chưa chỉ rõ nguyên nhân vì sao sữa giúp giảm nguy cơ tiểu đường. Và đây là nghiên cứu đầu tiên chúng tôi chỉ ra được 1 chất cụ thể có tác dụng phòng ngừa bệnh”.

Theo 24h

]]>