Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Thu, 16 Mar 2023 07:08:52 +0000 vi hourly 1 Cách ngăn ngừa đột quỵ trước khi “hiểm họa” ập đến https://omron-yte.com.vn/33588-cach-ngan-ngua-dot-quy/ https://omron-yte.com.vn/33588-cach-ngan-ngua-dot-quy/#respond Mon, 13 Mar 2023 07:04:37 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=33588 Đột quỵ xảy ra khi bị vỡ hoặc tắc nghẽn một mạch máu ở não. Nếu không chữa trị, những tế bào não sẽ nhanh chóng chết đi. Kết quả là người bệnh sẽ bị thương tật nặng hay tử vong.

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Washington DC, Hoa Kỳ, việc phòng ngừa đột quỵ cũng được thực hiện bằng các nguyên tắc tương tự việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ. Có đến 80% các ca đột quỵ có thể phòng ngừa được bằng cách thay đổi lối sống lành mạnh và trao đổi với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe để giúp kiểm soát các nguy cơ của bạn.

Dưới đây là những phương pháp giúp giảm thiểu nguy cơ đột quỵ:

Vận động nhiều hơn

Vì ít vận động có thể dẫn đến béo phì, cholestorol cao, tiểu đường và huyết áp cao, đây chính là những yếu tố nguy cơ gây đột quỵ. Thế nên, bạn cần cố gắng luyện tập thể thao cường độ nhẹ đến nặng ít nhất là 2 tiếng rưỡi mỗi tuần. Ngoài ra, một cách khác để vận động nhiều hơn là luyện tập thể dục thể thao 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày mỗi tuần. Hãy vận động để giảm nguy cơ bị đột quỵ.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Ăn uống lành mạnh có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ và giảm cân nếu bạn mong muốn. Hạn chế chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa, vì đây là những yếu tố có thể gây tắc nghẽn động mạch của bạn. Giảm lượng muối, vì những người tiêu thụ ít hơn 5 gram muối mỗi ngày thường có huyết áp thấp hơn, do đó nguy cơ đột quỵ, bệnh mạch vành và các bệnh tim mạch khác thấp hơn. Tránh các thực phẩm chế biến sẵn, vì những thực phẩm này thường chứa nhiều muối và có thể làm bạn tăng huyết áp cũng như lượng chất béo chuyển hóa.

Uống bia rượu vừa phải

Bia rượu có thể làm tăng huyết áp và rung nhĩ. Ngoài ra, rượu bia cũng có thể góp phần làm tăng cân không lành mạnh và tình trạng tiểu đường không thể kiểm soát. Và tất cả những điều này có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ của bạn.

Bỏ hút thuốc

Các nghiên cứu cho thấy nếu một người hút 5 điếu thuốc lá mỗi ngày thì nguy cơ bị đột quỵ của người đó tăng 12%. Bỏ thuốc lá sẽ giúp giảm nguy cơ đột quỵ.

Kiểm soát các tình trạng sức khỏe khác

Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc các bệnh về tim như bệnh động mạch vành hoặc rung nhĩ (nhịp tim không đều), hãy đảm bảo tình trạng của bạn được kiểm soát tốt. Điều này cũng góp phần quan trọng để giúp ngăn ngừa đột quỵ.

Kiểm soát Huyết áp cao

Cao huyết áp là một yếu tố chính gây ra đột quỵ do thiếu máu cục bộ và cả đột quỵ do xuất huyết. Cao huyết áp được xác định là nguyên nhân gây ra đến 90% các ca đột quỵ, trong đó, có đến 40% các ca đột quỵ có thể ngăn ngừa được nếu huyết áp được kiểm soát tốt.

Hiểu và giữ huyết áp của bạn trong tầm kiểm soát

Để kiểm soát huyết áp, bạn hãy thường xuyên kiểm tra huyết áp tại nhà. Ngoài ra, nếu bạn hiểu được ý nghĩa của các chỉ số này thì sẽ càng hữu ích hơn nữa. Có 2 chỉ số cần đọc khi đo huyết áp. Số đầu tiên (hoặc số cao hơn) được gọi là huyết áp tâm thu. Số này cho thấy áp lực khi tim đang đập. Số thứ hai (hoặc số thấp hơn) là huyết áp tâm trương, cho bạn biết áp lực của tim giữa những lần đập hoặc khi nghỉ ngơi. Áp lực này được đo bằng milimet thủy ngân (mm Hg).

Huyết áp bình thường của người trưởng thành là 120/80 mm Hg. Nếu huyết áp tâm thu của bạn trong khoảng từ 120 đến 139 mm Hg và huyết áp tâm trương của bạn trong khoảng từ 80 đến 89 mm Hg thì bạn có nguy cơ đột quỵ vừa phải. Nếu huyết áp tâm thu của bạn là ≥140 mm Hg và huyết áp tâm trương của bạn là ≥90 mm Hg thì bạn có nguy cơ cao bị đột quỵ.

Huyết áp luôn dao động suốt cả ngày. Đối với một số người, khi đo huyết áp tại phòng khám, chỉ số thường cao hơn do hiện tượng tăng huyết áp áo choàng trắng. Do đó, để có được một cái nhìn tổng quát về chỉ số trung bình huyết áp của bản thân, bạn nên thực hiện đo huyết áp tại nhà.

Thiết bị kiểm tra huyết áp cũng có thể phát hiện rung nhĩ. Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất và là nguy cơ chính gây ra đột quỵ. Kiểm tra thường xuyên tại nhà có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ hoặc đau tim.

Bây giờ bạn đã biết cách ngăn ngừa đột quỵ, hãy biến những điều này thành mục tiêu để thay đổi lối sống và bảo vệ sức khỏe – cuộc sống của chính bạn.

Tham khảo các máy đo HA của OMRON để theo dõi sức khỏe tim mạch của bạn.

Hiểu và giữ huyết áp của bạn trong tầm kiểm soát 1

Hiểu và giữ huyết áp của bạn trong tầm kiểm soát 2

Nguồn: Omronhealthcare-ap.com

]]>
https://omron-yte.com.vn/33588-cach-ngan-ngua-dot-quy/feed/ 0
Giảm nguy cơ đột quỵ với cam, bưởi https://omron-yte.com.vn/12379-giam-nguy-co-dot-quy-voi-cam-buoi/ Sun, 11 Mar 2012 01:52:06 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=12379 Theo Hãng tin ANI phụ nữ thường xuyên ăn các loại hoa quả như cam, bưởi có thể giảm nguy cơ bị đột quỵ do máu vón cục. Các nhà khoa học thuộc Đại học East Anglia (Mỹ) rút ra kết luận này sau khi khảo sát ở 69.622 phụ nữ.

Giảm nguy cơ đột quỵ với cam, bưởi 1

Giáo sư dinh dưỡng Aedin Cassidy, trưởng nhóm nghiên cứu, nói: Kết quả là những ai ăn nhiều cam và bưởi giảm 19% nguy cơ bị đột quỵ so với nhóm không ăn những loại hoa quả này. Các chuyên gia cho biết đó có thể là nhờ hợp chất flavonoid. “Flavonoid được xem có tác dụng bảo vệ thông qua nhiều cơ chế, trong đó có cải thiện chức năng mạch máu và đặc tính chống viêm”.  

Minh Thúy.CHITI

Theo Thanhnien

]]>
Cam quýt làm giảm nguy cơ đột quỵ ở phụ nữ https://omron-yte.com.vn/12262-cam-quyt-lam-giam-nguy-co-dot-quy-o-phu-nu/ Tue, 28 Feb 2012 01:22:02 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=12262 Ăn cam hoặc các loại trái cây họ cam quýt khác có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ.

Cam quýt làm giảm nguy cơ đột quỵ ở phụ nữ 1

Nghiên cứu mới cho thấy, ăn cam hoặc các loại trái cây họ cam quýt khác có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ.

Các nghiên cứu khác đã cho thấy rằng chế độ ăn nhiều hoa quả và rau xanh có liên quan tới giảm nguy cơ đột quỵ trong , nhưng các tác giả không chắc tại sao lại như vậy. Với nghiên cứu này, họ tập trung vào hợp chất gọi là flavanon có trong trái cây họ cam quýt.

Người đứng đầu nghiên cứu Aedin Cassidy, trưởng khoa Dinh dưỡng thuộc trường Y Norwich Đại học Đông Anglia ở Anh cho biết: “Những dữ liệu này ủng hộ việc tiêu thụ trái cây họ cam quýt nhiều hơn trong khẩu phần rau quả hàng ngày” để giảm nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ.

Các tác giả cho biết, có khả năng là hợp chất flavanon trong trái cây họ cam quýt tăng cường chức năng mạch máu hoặc giảm viêm nhiễm, có liên quan đến đột quỵ.

Cassidy cho biết, để đạt lợi ích tối đa, ăn cả quả tốt hơn là dùng nước ép vì chúng tập trung nhiều flavanon và không nên thêm đường.

Nghiên cứu được công bố trực tuyến vào 23/2/2012 trên tạp chí Stroke, được Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kì tài trợ.

Bùi Lam.CHITI

Theo Healthday

]]>
Phòng ngừa đột quỵ ở phụ nữ tuổi trung niên https://omron-yte.com.vn/11762-phong-ngua-dot-quy-o-phu-nu-tuoi-trung-nien/ Fri, 06 Jan 2012 08:03:15 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=11762 Thực tế là phụ nữ tuổi trung niên có nguy cơ đột quỵ cao gấp 2 lần so với nam giới. Nhưng điều đáng lo ở chỗ, trong khi bệnh ở nam giới có thể “đổ lỗi” cho hút thuốc, uống rượu và ít để ý đến sức khỏe hơn thì ở phụ nữ, những dấu hiệu báo động hầu như không có. Dưới đây là những bước đơn giản còn chưa nhiều người biết đến giúp phòng ngừa đột quỵ.

Phòng ngừa đột quỵ ở phụ nữ tuổi trung niên 1Tập đi bộ 20 phút mỗi ngày tốt cho tim mạch, ngăn ngừa đột quỵ

Đi bộ 20 phút mỗi ngày. Dù công việc bận đến đâu, chỉ cần dành 20 phút đi bộ (ngay cả khi chia thành 2 lần 10 phút) cũng quý. Giá trị của nó ở chỗ: Đi bộ tổng cộng 2 giờ một tuần có thể cắt giảm nguy cơ đột quỵ tới 30%, theo một nghiên cứu gần 40.000 phụ nữ Mỹ, được thực hiện trong khoảng thời gian 12 năm. Nếu đi bộ cường độ cao (tức vừa đi vừa có thể nói chuyện nhưng không hát được), cơ hội còn có thể giảm gần 40%.

Phân biệt buồn và trầm cảm. Một nghiên cứu mới với 80.000 phụ nữ chỉ ra rằng trầm cảm làm tăng khả năng bị đột quỵ tới 29%. Tại sao? Phụ nữ bị trầm cảm có xu hướng hút thuốc, tăng cân và ít tập thể dục hơn, cộng thêm họ dễ gặp các vấn đề y tế không kiểm soát được như huyết áp cao và bệnh tiểu đường – các bệnh liên quan đến tăng nguy cơ đột quỵ. Trong khi đó, các dấu hiệu của trầm cảm là một thời gian dài rơi vào các cảm giác buồn, lo sợ, “trống rỗng”, vô vọng, tội lỗi, cáu kỉnh, mệt mỏi, hết quan tâm đến những điều từng thích, không thể tập trung, mất ngủ, ăn quá nhiều hoặc mất cảm giác ngon miệng, có ý nghĩ tự tử, bị đau nhức kéo dài ngay cả khi đã điều trị…

Ngủ độ 7 tiếng mỗi đêm. Li bì hơn 10 tiếng một đêm có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ lên đến 63% so với kéo dài giấc ngủ khoảng 7 tiếng, các nhà khoa học Đại học Harvard cho biết như vậy. Và nếu ai đó gây tiếng ồn khi ngủ – tức chứng ngáy ngủ, nghiên cứu trên cũng chỉ ra người đó có khả năng phát triển hội chứng trao đổi chất, một trong các điều kiện làm tăng nguy cơ đột quỵ, cũng như bệnh tim và bệnh tiểu đường.

Thận trọng với bệnh đau nửa đầu. Những phụ nữ hay bị đau nửa đầu, đặc biệt đi kèm với hiện tượng thấy lóe lên những điểm sáng thường liên quan đến nguy cơ đột quỵ cao hơn. Nguyên nhân đau nửa đầu mà phụ nữ mắc phải nhiều hơn nam giới là do thay đổi nội tiết tố và thuốc men. Mặc dù không có bằng chứng rõ ràng cho thấy điều trị chứng đau nửa đầu có nghĩa là sẽ không xảy ra tai biến mạch máu não, các chuyên gia đồng ý nên cố gắng giảm chứng bệnh này bằng cách kiểm soát căng thẳng.

Chú ý đến đánh trống ngực, đặc biệt là nếu tim bị kích động cùng với triệu chứng khó thở, chóng mặt, đau ngực, đó là các dấu hiệu của rung tâm nhĩ -dạng nhịp tim bất thường làm tăng nguy cơ đột quỵ đến 5 lần. Hơn 2 triệu người Mỹ hiện sống cùng với chứng rung tâm nhĩ này, khi dùng thuốc chống cục nghẽn có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ.

Ăn khoai lang, nho khô, chuối và nước xốt cà chua. Không cần phải dùng tất cả các loại thực phẩm trên cùng một lúc nhưng mỗi loại đều chứa kali và một chế độ ăn nhiều chất dinh dưỡng này có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ 20%. Kali còn tìm thấy trong cá, gia cầm và các sản phẩm làm từ sữa.

Nhớ triệu chứng của đột quỵ. Theo khảo sát thì chưa đầy 30% số người được hỏi có thể kể được 2 triệu chứng của đột quỵ trở lên. Điều cần nhớ là: Về khuôn mặt, biểu hiện cười méo, tê cơ mặt, rối loạn tầm nhìn; Tay và chân có cảm giác yếu, tê liệt, mất cân bằng, khó đi lại; Đột nhiên bị nói lắp, từ ngữ lung tung, cấm khẩu… Lưu ý, thời điểm nhận ra bị đột quỵ là rất quan trọng. Nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng như trên, lập tức phải đưa đi cấp cứu. Với người bị đột quỵ, thời gian trôi đi, nguy cơ bị tổn thương não tăng lên.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

]]>
Những trái cây có thể chống lại cơn đột quỵ https://omron-yte.com.vn/10483-nhung-trai-cay-co-the-chong-lai-con-dot-quy/ Fri, 30 Sep 2011 18:51:08 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=10483 Theo nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Hà Lan công bố thì ăn táo, lê, chuối hoặc các loại trái cây và rau có phần “thịt” bên trong màu trắng có thể giúp chống lại đột quỵ.

Những trái cây có thể chống lại cơn đột quỵ 1

Theo tin được đăng trên tạp chí Hội tim mạch Mỹ vào thứ năm vừa rồi, sau cuộc nghiên cứu kéo dài 10 năm trên 20.000 người khoẻ mạnh các nhà khoa học đã cho thấy sự liên hệ giữa đột quỵ và màu sắc của rau quả mà chúng ta ăn hàng ngày.

Có 4 nhóm màu cho trái cây và rau quả như màu xanh lá cây, da cam-vàng, đỏ-tím, trắng. Trong đó việc ăn nhiều trái cây và rau quả có phần “thịt” màu trắng sẽ giúp làm giảm nguy cơ đột quỵ 52% so với các loại khác. Các nhà khoa học cho rằng trong thành phần của các loại trái cây và rau quả này có chứa carotenoid và flavonoid giúp chống oxy hoá, đặc biệt là táo và lê có tỉ lệ chất xơ và flavonoid cao làm giảm nguy cơ đột quỵ.

Theo đó nếu mỗi ngày tiêu thụ khoảng 25 gram trái cây và rau có ruột màu trắng thì nguy cơ đột quỵ đã giảm được 9%. Điều này càng chứng tỏ rằng việc ăn trái cây và rau quả hằng ngày rất có lợi cho sức khoẻ của chúng ta.

Nguồn: Afamily

]]>
Phòng ngừa đột qụy bằng cách nào? https://omron-yte.com.vn/9232-phong-ngua-dot-quy-bang-cach-nao/ Sat, 09 Jul 2011 00:13:56 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=9232 Đột  quỵ là nguyên nhân đứng hàng thứ ba dẫn đến tử vong và là nguyên nhân quan trọng  gây tàn tật ở Mỹ. Mỗi năm có khoảng 600.000 người mới mắc và tái phát đột quỵ, trong đó 160.000 người tử vong. Hiện nay việc tổ chức đơn vị chống đột qụy và điều trị cấp cứu ngày càng tốt đã giúp bệnh nhân sống sót nhiều hơn và sống lâu hơn, nhưng nếu mức độ tàn phế không giảm thì đó cũng là gánh nặng cho  gia đình và xã hội. Vậy làm thế nào để dự phòng đột  quỵ?

Phòng ngừa đột qụy bằng cách nào? 1

Dự phòng khi chưa xảy ra đột quỵ

Đôt quỵ biến thiên theo thời gian. Buổi sáng nguy cơ đột quỵ cao hơn trong ngày. Sự tăng huyết ápy đổi của huyết áp tương đồng theo thời gian đột quỵ cùng với tình trạng tăng  độ quánh máu vào buổi sáng nên dễ dẫn đến đột quỵ. Đột quỵ xảy ra theo mùa, nhiều vào cuối năm đặc biệt là mùa đông.

Đột quỵ thường xảy ra do bệnh tăng huyết áp (chiếm tỷ lệ 80%), xơ vữa động mạch (XVĐM) 18-25%, các bệnh khác (5%). Giữ huyết áp ở mức bình thường (dưới 140/90mmHg). Chế độ ăn giảm các chất mỡ bão hòa, nên ăn các loại thịt trắng, hạn chế thịt có màu đỏ, cai thuốc lá.

Dự phòng các đột quỵ

Cách tốt nhất để dự phòng các đột quỵ là chống các yếu tố nguy  cơ (YTNC) sau:

Chống tăng huyết áp

Điều trị tăng huyết áp là giảm biến chứng tim mạch, thận và giảm tỷ lệ tử vong. Áp dụng các biện pháp giảm trọng lượng cơ thể (chống béo phì), ăn nhạt, tập thể dục, dùng thuốc hạ HA đều đặn khi bị tăng huyết áp. Khi đột  quỵ đã xảy ra, nguyên tắc chung điều trị HA là không hạ nhanh, trừ phi tăng huyết áp ác tính (HA tâm thu >200mmHg và hoặc HA tâm trương > 110mmHg).

Cai thuốc lá triệt để

Hút thuốc lá là nguy cơ XVĐM, nguy cơ bệnh mạch vành tăng gấp đôi, nhất là những người hút trên 40 điếu mỗi ngày. Nguy cơ đột quỵ cũng dứt hẳn sau một vài năm ngừng hút thuốc lá.

Chống tăng cholesterol máu

Cơ chế sinh bệnh XVĐM chưa được hiểu biết hoàn toàn, nhưng tổn thương và hậu quả rối loạn chức năng của các tế bào nội mạc mạch máu là rất sớm. Sự giảm cholesterol bằng các thuốc nhóm statin. Có nhiều nghiên cứu lớn đã chỉ ra rằng tăng cholesterol là một YTNC độc lập của đột quỵ.

Chế độ ăn muối và kali hợp lý

Ăn mặn làm tăng huyết áp. Đối với các nước nhiệt đới, chỉ nên giảm muối vừa phải do mất muối qua mồ hôi. Chế độ ăn ít kali làm tăng nguy cơ đột quỵ do tăng huyết áp. Nên bổ sung kali bằng ăn thêm hoa quả và rau tươi. Mức độ ăn kiêng được khuyến cáo chung là không quá 2,4g natri mỗi ngày (tương đương 6g muối ăn natriclorua). Những bệnh nhân tăng huyết áp nếu giảm bớt lượng muối ăn khoảng 40mg/ngày sẽ giảm được nguy cơ tăng huyết áp hoặc biến chứng tim mạch.

Cai rượu

Người ta thấy việc sử dụng rượu mức trung bình có thể cải thiện sức khỏe một cách thật sự. Tuy nhiên một số người nghiện rượu gặp phải những biến chứng nặng là do lạm dụng rượu.

Nghiện rượu nặng (sử dụng nhiều hơn 60g/ngày) tăng nguy cơ đột quỵ. Sử dụng mức độ trung bình (12-24g/ngày) giảm nguy cơ đột quỵ. Sử dụng rượu ít hơn 12g/ngày thì nguy cơ thấp nhất. “10g rượu tương đương với 330ml bia hoặc 100ml rượu vang hoặc 30ml rượu mạnh”.

Tập thể dục

Tập thể dục làm giảm thấp các YTNC của bệnh tim mạch. Những người đàn ông thường xuyên hoạt động đủ mạnh để ướt đẫm mồ hôi là đã giảm 20% nguy cơ đột quỵ. Tập thể dục mức độ trung bình, chẳng hạn như đi bộ nhanh, đạp xe đạp hoặc bơi lội ít nhất 30 phút/lần/ngày, 5 ngày/tuần là hữu ích.

Tập thể dục đều đặn có thể  góp phần cải thiện đường máu, giảm tỷ lệ kháng insulin, giảm cân, cải thiện một số thông số lipid, hạn chế tiến triển tổn thương XVĐM và cải thiện HA. Tập thể dục có tác dụng làm giảm HA tâm thu, giảm béo phì. Thể dục làm giảm tỷ lệ nhồi máu cơ tim do đó cũng làm giảm tỷ lệ đột quỵ.

Chống béo phì

Ở bệnh nhân béo bụng là nguy cơ lớn nhất của đột quỵ. Về YTNC của đột quỵ, nghiên cứu sức khỏe dinh dưỡng đã xác định rằng gia tăng chỉ số khối cơ thể = [trọng lượng (kg] chia cho [chiều cao (m)]2, nếu  > 27kg/m2 và tăng cân nặng sau 18 tuổi làm tăng YTNC của nhồi máu não.

Chọn thuốc tránh tăng huyết ápi có estrogen

Dùng thuốc tránh tăng huyết ápi bằng đường uống với lượng estrogen lớn hơn 50mg tăng nguy cơ đột quỵ, với liều thấp dưới 50mg cho thấy không gia tăng nguy cơ đột quỵ.

Chống bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường và rối loạn dung nạp glucoza là YTNC của đột quỵ.

Nghiên cứu ở Framinham đã xác định rằng nguy cơ đột quỵ cao hơn trong những bệnh nhân đái tháo đường so với những bệnh nhân không đái tháo đường. Khi một bệnh nhân đái tháo đường bị đột quỵ thì hậu quả hiểm nghèo hơn nhiều so với bệnh nhân không bị đái tháo đường. Lý do của hậu quả này là do bệnh nhân bị đái tháo đường có vòng tuần hoàn nghèo nàn.

Phát hiện và điều trị sớm bệnh tim

Các bệnh tim là YTNC đứng hàng thứ hai của đột quỵ sau XVĐM bao gồm: Rối loạn nhịp (đặc biệt là rung nhĩ), tổn thương van tim, các tổn thương cơ tim đặc biệt nhồi máu mới, nhồi máu cũ và bệnh cơ tim.

Các bệnh viêm mạch

Phối hợp với các hiện tượng tự miễn cần phải tìm nhất là các bệnh gây ra các bất thường miễn dịch như bệnh xoắn khuẩn (Leptospirose), bệnh Lyme, bệnh do Aspergillose, viêm màng não – mạch máu não do giang mai, hoặc do nhiễm Chlamydia pneumoniae, Helicobacter pylori.

Homocysteine (Hcy)

Tăng Hcy máu là YTNC của XVĐM vành, não, và mạch máu ngoại vi. Các thiếu hụt dinh dưỡng về folat, vitamin B12 và vitamin B6 có thể đẩy mạnh tăng Hcy máu. Cung cấp folat 1 – 2mg/ngày là đủ để làm giảm Hcy máu.

Tăng Hcy máu toàn phần tương quan với nguy cơ nhồi máu cơ tim và nhồi máu não, đặc biệt những bệnh nhân ở tuổi trung niên.

Tóm lại: Phòng bệnh đột quỵ giữ vai trò quan trọng trong việc hạ thấp tỷ lệ tử vong và tình trạng di chứng. Cần phát hiện sớm, có biện pháp xử trí kịp thời các ca đột quy. Mặt khác phải chú ý đề phòng khả năng tái phát của những trường hợp đã mắc

Theo Sức Khỏe Đời Sống

]]>