Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Sat, 20 Aug 2022 03:39:12 +0000 vi hourly 1 Chế độ ăn uống phòng ngừa xơ vữa động mạch vành https://omron-yte.com.vn/14265-che-do-an-uong-phong-ngua-xo-vua-dong-mach-vanh/ Sat, 07 Jul 2012 10:55:31 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=14265 Xơ vữa động mạch gặp nhiều hơn ở người trưởng thành, và người cao tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất. Đây là hiện tượng thành của động mạch bị xơ cứng, hoặc bị xơ vữa bong ra gây tắc mạch cục bộ gây biến chứng nguy hiểm. Để dự phòng, ăn uống và chế độ dinh dưỡng chiếm vai trò quan trọng. Dưới đây là một số lưu ý ăn uống dự phòng cho người bị xơ vữa động mạch vành. 

Chế độ ăn uống phòng ngừa xơ vữa động mạch vành 1

Các loại cá hồi, cá chép… chứa nhiều chất béo omega-3. Chất này rất tốt cho thành động mạch

Để phòng bệnh, tốt nhất là không cung cấp quá nhiều năng lượng so với năng lượng tiêu hao, tránh béo phì.

Nên:

  • Ăn cá (hai – ba lần trong một tuần). Các loại cá hồi, cá chép… chứa nhiều chất béo omega-3. Chất này rất tốt cho thành động mạch, có khả năng chống lại sự tạo mảng xơ vữa và giảm cholesterol trong máu.
  • Sử dụng thức ăn đạm thực vật: đậu nành, đậu hũ.
  • Tăng cường lượng rau xanh, hoa quả tươi, uống nước chè xanh.
  • Thịt gà khi ăn nên bỏ da.
  • Thay đổi cách chế biến các món ăn: tăng cường hấp, luộc, hầm… Hạn chế dùng phương pháp chế biến hun, quay, nướng, chiên, xào… Nên sử dụng dầu thực vật như dầu mè, dầu lạc, nhưng không nên ăn nhiều.

Không nên:

  • Dùng các thức ăn giàu cholesterol như óc heo, thịt heo, tôm, gan heo, thận bò, bơ và trứng…
  • Không nên ăn loại dầu dừa vì dầu dừa có nhiều axít béo bão hòa, dễ gây nên hiện tượng xơ vữa động mạch.
  • Người bị đái tháo đường không ăn loại quả ngọt như mít, mãng cầu, xoài, sầu riêng…
  •  Không nên ăn quá mặn, bởi muối là một trong những nguyên nhân làm tăng huyết áp.
  • Không nên dùng sôcôla, bánh kem bơ.
  • Không hút thuốc lá, không uống nhiều rượu bia vì nó thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch và tăng cholesterol xấu.

Theo Đông y, để phòng chống xơ vữa động mạch, nên dùng các loại gia vị và thức ăn sau:

  • Tỏi: Ăn sống, mỗi ngày dùng khoảng hai-ba tép tỏi. Hiện nay đã có những công trình nghiên cứu và sản xuất ra các chế phẩm từ tỏi.
  • Hành tây: là loại thực phẩm có chứa prostaglandin A – một chất giúp giãn mạch, làm mềm các mạch máu, tăng lưu lượng máu mạch vành. Ngoài ra, thường xuyên ăn hành tây còn có thể làm giảm lượng cholesterol xấu, cải thiện xơ vữa động mạch, tăng lượng cholesterol có lợi cho cơ thể. Có thể xào hành tây với nấm, hoặc cắt hành tây thành khoanh mỏng để trộn gỏi.
  • Giá: Giá đỗ chính là một trong những loại thực phẩm có nhiều chất xơ, giúp cơ thể loại bỏ các chất cholesterol có hại cho cơ thể. Có thể ăn giá sống dưới hình thức gỏi cuốn, cuốn bánh tráng, giá xào với hẹ, hoặc ngâm chua giá với dưa cải, hẹ.
  • Nước sơn tra: Mỗi ngày dùng 10 – 15g sơn tra đã phơi khô, nấu nước uống thay trà, nhằm giảm lượng mỡ trong máu. Có thể phối hợp sơn tra với kim ngân hoa, cúc hoa, mỗi thứ 20g. Nấu nước uống thay trà.
  • Cháo cà rốt: Cà rốt tươi (nhớ gọt vỏ, nếu để vỏ khi ăn sẽ dễ bị táo bón) cắt khúc, chẻ nhỏ, nấu với cháo trắng, ăn trong ngày. Cháo cà rốt giúp giảm mỡ máu, tăng cường thể lực cho người cao tuổi.
  • Cháo lá sen: Dùng một lá sen to, rửa sạch, sắc kỹ bỏ bã lấy nước. Nấu cháo bằng nước lá sen, khi cháo nhừ, cho vào một ít đường phèn. Cháo lá sen có tác dụng thanh nhiệt, giảm mỡ.
]]>
Xơ vữa động mạch và các biện pháp phòng ngừa https://omron-yte.com.vn/14260-xo-vua-dong-mach-va-cac-bien-phap-phong-ngua/ Sat, 07 Jul 2012 10:49:08 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=14260 Xơ vữa động mạch là hiện tượng thành của động mạch (phía trong lòng động mạch) bị xơ cứng làm cho lòng động mạch hẹp lại gây nên hiện tượng thiếu máu cục bộ cho cơ quan, có nơi lòng động mạch bị xơ vữa bong ra gây tắc mạch cục bộ. Xơ vữa động mạch có thể gặp mọi nơi trong cơ thể nhưng nguy hiểm nhất là động mạch nuôi tim (động mạch vành), động mạch não.

Xơ vữa động mạch và các biện pháp phòng ngừa 1

Nguyên nhân chính gây nên xơ vữa động mạch là cholesterol trong máu tăng cao (bình thường cholesterrol trong máu <>0,9mmol/l, khi HDL-C dưới chỉ số này là có hiện tượng bị giảm).

Người ta nghiên cứu và tổng kết thấy rằng nguyên nhân của sự gia tăng cholesterol máu lệ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn, ví dụ như ăn quá nhiều mỡ động vật, ăn quá nhiều thức ăn có chứa cholesterol như phủ tạng động vật, thịt có màu đỏ, tôm, trứng, dầu dừa, mỡ các loại động vật như mỡ lợn, mỡ trâu bò, mỡ cừu, mỡ gà… trứng, bơ, sữa toàn phần (là những thực phẩm có dầu mang nhiều axit béo bão hoà) hoặc có thể hay gặp ở người có chế độ ăn dư thừa năng lượng gây béo phì.

Thống kê cũng cho thấy tăng cholesterol có thể có tính chất gia đình (di truyền) hoặc do mắc một số bệnh như suy giáp trạng, hội chứng thận hư, đái tháo đường, một số bệnh gây rối loạn protein máu (đau tuỷ xương…). Ở những người do thiếu vận động hoặc ít vận động như ngồi bàn giấy nhiều giờ, nhiều ngày, công việc lao động bắt buộc ngồi lâu như thợ may, người đánh máy… lại ăn chế độ nhiều đạm, nhiều mỡ khiến cho năng lượng tích tụ lại thành mỡ, tăng lượng cholesterol xấu và giảm lượng cholesterol tốt.

Xơ vữa động mạch vành dễ gây nhồi máu cơ tim.

Cách ngăn chặn xơ vữa động mạch

Chế độ ăn là hết sức quan trọng đối với việc phòng bệnh xơ vữa động mạch ở người cao tuổi. Cần hạn chế ăn mỡ động vật như mỡ lợn, mỡ bò, mỡ gà mà thay thế vào đó là dùng dầu thực vật như dầu lạc, dầu vừng. Không nên ăn loại dầu dừa vì dầu dừa có nhiều axít béo bão hoà dễ gây nên hiện tượng xơ vữa động mạch.

Nên ăn các thức ăn có nguồn gốc từ đậu nành như đậu phụ. Mỗi tuần nên có từ 2 – 3 ngày ăn cá, trong mỡ của cá có nhiều chất béo omega-3 mà chất này rất tốt cho thành động mạch. Không nên ăn các loại lòng như lòng lợn, lòng trâu, bò và hạn chế ăn tôm, trứng. Các bữa ăn hàng ngày nên tăng cường lượng rau xanh, hoa quả (riêng người bị đái tháo đường hạn chế ăn loại quả ngọt như mít, na, xoài, hồng xiêm…).

Cần vận động cơ thể như tập thể dục dưỡng sinh, đi bộ, chơi thể thao tuỳ theo sức mình. Người ta thấy nếu vận động đều, có bài bản và phù hợp với từng cá thể thì có thể làm tăng lượng cholesterol tốt, giảm cholesterol xấu và đồng thời làm giảm huyết áp đối với người đang bị tăng huyết áp mạn tính. Nếu đã áp dụng tất cả các biện pháp nhằm làm giảm cholesterol mà không đạt kết quả thì phải dùng thuốc. Tất nhiên dùng loại thuốc gì và liều lượng ra sao, trong thời gian bao lâu cần có ý kiến của bác sĩ khám bệnh cho mình, người bệnh không nên tụ động mua thuốc để dùng.

PGS.TS. Bùi Khắc Hậu
Theo Sức khỏe đời sống

]]>