Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Thu, 05 Aug 2021 04:04:28 +0000 vi hourly 1 Chăm sóc như thế nào khi trẻ bị sốt? https://omron-yte.com.vn/8302-cham-soc-nhu-the-nao-khi-tre-bi-sot/ Thu, 05 Aug 2021 02:48:08 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=8302 Trẻ em rất hay bị sốt do nhiều nguyên nhân và có thể tùy đặc tính cơn sốt mà thể hiện một tình trạng bệnh lý khác nhau. Việc chăm sóc ban đầu khi bé bị sốt rất quan trọng nhưng không phải ông bố, bà mẹ nào cũng biết cách.

Chăm sóc như thế nào khi trẻ bị sốt? 1

Dấu hiệu nào cho thấy trẻ đang bị sốt?

Để biết được con mình có phải bị sốt hay không, phụ huynh cần hiểu rõ được các biểu hiện bị sốt ở trẻ. Sốt ở trẻ em là hiện tượng khá phổ biến bởi vì hệ miễn dịch của trẻ em chưa thực sự hoàn thiện. Chính vì vậy, vi khuẩn và virus dễ dàng xâm nhập gây hại cho sức khỏe. Khi bị tấn công bởi những tác nhân lạ thì sốt là phản ứng rất tự nhiên của cơ thể. Vì vậy, bạn đừng nhầm lẫn sốt là một bệnh lý, chúng chỉ là triệu chứng, dấu hiệu.

Nhiệt độ bình thường của cơ thể con người nằm trong khoảng từ 36,5 – 37,50C. Về mặt sinh học, trẻ em cũng có nhiệt độ như người lớn nhưng trẻ em dễ bị sốt và sốt cao hơn do trung tâm điều hòa thân nhiệt chưa hoàn chỉnh.

Khi trẻ bị sốt, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao hơn so với bình thường, nếu bạn đo nhiệt độ ở nách thì chúng từ 37,5 độ C trở lên. Tùy từng trường hợp, trẻ có thể bị sốt nhẹ hoặc sốt cao, trong đó bạn nên theo dõi sát sao nếu thân nhiệt của con cao hơn 38,5 độ C. Mẹ chỉ nên dùng thuốc hạ sốt cho con khi thân nhiệt tăng lên từ 38,5 – 39 độ C.

Bên cạnh biểu hiện thân nhiệt tăng cao, bé thường tỏ ra khá mệt mỏi, uể oải, hay quấy khóc, ăn uống kém hoặc thậm chí là bỏ ăn và không chơi đùa như bình thường.

Ngoài ra, khi trẻ bị sốt bạn sẽ thấy da dẻ của con trông nhợt nhạt hơn, nôn mửa liên tục và có một số bé còn bị khó thở. Cha mẹ cần theo dõi thật kỹ các biểu hiện của con thật cẩn thận và cho bé đi kiểm tra sớm, tránh những rủi ro xấu có thể xảy ra.

Nguyên nhân trẻ bị sốt là gì?

Nhìn chung, hiện tượng sốt xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, trong đó một số bệnh lý gây tình trạng trên đó là: viêm màng não, viêm não, sốt phát ban, viêm đường hô hấp,… Hiện tượng sốt cũng có thể xuất hiện khi cơ thể bị nhiễm virus, 1 số virus có thể hay gặp gây bệnh cảm cúm, sốt xuất huyết, tay chân miệng,…

Ngoài ra, các bé có triệu chứng sốt cao là do tác dụng phụ sau khi đi tiêm phòng vắc xin hoặc con bị sốt do mọc răng. Tuy nhiên, tình trạng trên thường kết thúc sau khoảng 1 – 2 ngày. Các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng về vấn đề trên.

Nguyên nhân trẻ bị sốt là gì? 1

Các cơn sốt ở trẻ có thể hình thành do nhiều nguyên nhân và phần lớn trẻ bị sốt do một số lý do chính sau:

  • Nhiễm trùng: Khi bị nhiễm trùng cách chiến đấu để phòng về tự nhiên của cơ thể là sốt. Đây là cơ chế xuất hiện để chống chọi với bệnh. Trẻ bị sốt do nhiễm trùng thường kèo dài từ 3-4 ngày.
  • Tiêm chủng: Đây là hiện tượng thường gặp và cơ chế phản ứng với thuốc. Vì vậy, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thỉnh thoảng bị sốt nhẹ sau khi tiêm phòng. Những cơn sốt này không đáng lo ngại và có thể sẽ hết sau khoảng 1-2 ngày
  • Mặc quá nhiều quần áo, ủ trẻ quá kỹ: Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, rất dễ bị sốt nếu được ủ quá kín hoặc ở trong một môi trường nóng do các bé chưa thể tự điều tiết thân nhiệt.
  • Mọc răng: Việc mọc răng cũng có thể làm tăng thân nhiệt, nhưng chỉ ở mức nhẹ. Nếu thân nhiệt của bé cao hơn 38oC, nhiều khả năng bé sốt không phải là do mọc răng. Ngoài ra, khi mọc răng bé còn có một số biểu hiện như: quấy khóc, biếng ăn…
  • Một số bệnh khác: Sốt có thể là một trong những dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm như: viêm phổi, sốt rét, sốt xuất huyết, viêm màng não, viêm não nhiễm khuẩn huyết,… Trẻ thường sốt cao và rất mệt mỏi kèm theo các triệu chứng khác như: rét run, xuất huyết, co giật, nôn, khó thở, tím tái, ngủ li bì, vật vã hay hôn mê. Những tình trạng này có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.

Tầm quan trọng của việc hạ sốt cho bé

Nhiều người quan niệm rằng sốt chỉ là phản ứng tự nhiên của cơ thể, cho nên họ muốn để cơn sốt tự qua đi. Tốt nhất, ngay khi phát hiện bé bị sốt, cha mẹ nên tìm cách hạ sốt cho con.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cơ thể của chúng ta sẽ hoạt động tốt nhất trong giới hạn thân nhiệt cho phép. Cụ thể, nếu nhiệt độ cơ thể trong khoảng 37 độ C thì bạn đang có tình trạng sức khỏe đảm bảo nhất. Để em bé sinh hoạt bình thường, chúng ta không thể bỏ qua việc hạ sốt cho con.

Không những vậy, khi trẻ nhỏ bị sốt, các em có nguy cơ đối mặt với những biểu hiện khá nghiêm trọng, ví dụ như: co giật, tay chân run hoặc là mất ý thức. Đây là hiện tượng cực kỳ nghiêm trọng, nếu không được xử lý đúng lúc, bé còn phải đối mặt với rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Sau khi nắm được những điều này, bạn nên nghiêm túc nghiên cứu các phương pháp giúp hạ sốt cho trẻ để bảo đảm sức khỏe ổn định nhất.

Chăm sóc khi trẻ bị sốt tại nhà an toàn

Chăm sóc khi trẻ bị sốt tại nhà an toàn 1

Nhiệt độ trung bình của người khỏe mạnh là khoảng 36,5 – 37,5 độ. Trẻ bị sốt chính là lúc nhiệt độ cơ thể cao hơn 37,5 độ. Nếu thân nhiệt của bé ở khoảng 37,6 – 38,4 độ là hiện tượng sốt nhẹ còn nếu nhiệt độ tăng lên 18,4 độ thì được gọi là sốt cao.

Khi bị sốt nhiệt độ cơ thể của trẻ có thể giảm vào buổi sáng và cao hơn vào buổi chiều và ban đêm. Trẻ bị sốt vào ban đêm có thể khiến trẻ bị run và ngủ không ngon giấc nên khiến cho phụ huynh lo lắng

Khi trẻ bị sốt, bạn có thể áp dụng những cách hạ sốt nhanh cho trẻ tại nhà và theo dõi tình trạng sức khỏe của con trước khi đưa bé đi bệnh viện. Bởi một số cơn sốt có thể chữa lành nếu bạn chăm sóc bé đúng cách. Mời bạn tham khảo những cách hạ sốt an toàn hiệu quả dưới đây:

1. Cho trẻ uống nước nhiều hơn bình thường

Nước và các loại chất lỏng đều có tác dụng giúp cho cơ thể thải nhiệt ra ngoài. Nếu bé vẫn đang trong giai đoạn ăn sữa thì mẹ nên tích cực cho con bú hoặc ăn sữa công thức. Còn nếu như bé ở độ tuổi lớn hơn thì mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước lọc, nước hoa quả, trà thảo dược (atiso, trà hoa cúc…)… sẽ giúp thanh lọc cơ thể và trẻ mau hạ sốt hơn. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể cho bé uống các chế phẩm bù nước và điện giải bằng đường uống như oresol, hydrite.

Khi bị sốt cha mẹ nên chế biến cho con những món ăn mềm, dễ nuốt để bé không bỏ bữa giúp cơ thể mau khỏe hơn.

2. Cho con mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát

Khi trẻ bị sốt những vẫn chơi đùa, ăn uống bình thường mẹ cần lưu ý nới lỏng quần áo cho con, mặc cho con những bộ quần áo thấm hút mồ hôi tốt, dọn phòng thông thoáng sạch sẽ để cơ thể có thể tỏa bớt nhiệt giúp trẻ giảm sốt.

3. Lau người cho bé bằng nước ấm

Nếu trẻ được lau người thường xuyên cơn sốt sẽ nhanh chóng hạ giúp phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm do sốt như hiện tượng co giật. Mẹ nên thực hiện theo các bước sau:

  • Chuẩn bị thau nước ấm. Lưu ý mẹ tuyệt đối không sử dụng nước lạnh vì có thể làm co mạch máu, nước ấm sẽ làm giãn mạch máu giúp làm mát cơ thể.
  • Cởi bỏ quần áo cho con
  • Dùng khoảng 4-5 chiếc khăn mềm nhúng nước và vắt hơi ráo và đặt ở 2 bên háng, nách và dùng 1 khăn lau vùng cổ, tay, chân cho bé. Mẹ nên lau ở những vùng có nếp gấp như nách, cổ, cánh tay, chân….
  • Thực hiện nhiều lần và mẹ cần chú ý thay nước ngay khi nước nguội và lau khô người cho bé bằng chiếc khăn bông to.

Thông thường, nhiệt độ cơ thể của bé sẽ hạ trong khoảng 30 – 45 phút. Sau khi lau xong mẹ nhớ kiểm tra nhiệt độ cho con một vài lần xem con đã đỡ chưa.

3. Lau người cho bé bằng nước ấm 1

4. Bổ sung vitamin C

Nước cam và các loại nước trái cây như quýt, bưởi… giàu vitamin C là những thức uống tốt giúp bé yêu tăng sức đề kháng để có thể chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Ngoài ra, các loại trái cây như: nho, dưa hấu, thanh long… ướp lạnh cũng cung cấp nước giúp làm dịu cơ thể.

5. Hạ sốt cho trẻ bằng cách dùng tinh dầu xoa bóp

Một cách hạ sốt khá hữu hiệu song ít người biết là sử dụng các loại tinh dầu xoa bóp. Đây là cách hạ sốt tự nhiên tuyệt vời thông qua việc làm giảm nhiệt độ cơ thể. Chất rubefacients có trong bạc hà, gừng và vỏ quế có khả năng làm ấm hệ tuần hoàn và gây ra hiện tượng đổ mồ hôi. Việc này phần nào giúp cơ thể giảm nhiệt.

Bạn cũng có thể sử dụng tinh dầu bạch đàn, tinh dầu bạc hà và tinh dầu cúc La Mã xoa bóp cho trẻ để hạ sốt. Pha 6 giọt dầu trong 1 muỗng dầu nền, dùng dung dịch đó xoa bóp khắp cơ thể của trẻ, nên chú trọng những khu vực đặc biệt như phía sau cổ và gót chân.

6. Dùng thuốc hạ sốt

Trong trường hợp nhiệt độ cơ thể của bé từ 38,5 độ trở lên, quấy khóc nhiều, khó chịu mẹ nên cho con sử dụng thuốc hạ sốt. Thường thì thuốc hạ sốt sẽ có tác dụng sau 30 phút sử dụng và kéo dài từ 4 – 6 giờ và ít tác dụng phụ. Paracetamol là loại thuốc được sử dụng phổ biến trong việc hạ sốt cho bé.

Khi sử dụng thuốc mẹ nên tuân thủ theo đúng chỉ dẫn và liều lượng thuốc phù hợp cho bé theo đúng độ tuổi và cân nặng. Bạn cần cho trẻ uống đúng liều theo chỉ định là 10 – 15mg/kg thể trọng/lần, lặp lại sau 4 giờ nếu vẫn còn sốt. Bạn nên cho trẻ dùng 3 – 4 lần/ngày, tổng liều tối đa không quá 60mg/kg thể trọng/ngày.

Cách tính lượng thuốc phù hợp cho bé như sau:

  • Lượng thuốc tối thiểu cho bé uống = cân nặng của bé x 10mg
  • Lượng thuốc tối đa mà bé có thể sử dụng = cân nặng của bé x 15mg

Giả sử bé nặng 10kg thì liều lượng thuốc hạ sốt được sử dụng cho bé từ 100mg – 150mg/lần

Thuốc hạ sốt chỉ có tác dụng hạ sốt chứ không có tác dụng chữa khỏi bệnh cho bé. Nghĩa là hết thời gian khoảng 4-6 giờ có thể con lại tiếp tục bị sốt nếu mẹ không tìm nguyên nhân gây ra cơn sốt và có biện pháp can thiệp phù hợp

Theo dõi các triệu chứng

Theo dõi kỹ các biểu hiện của trẻ sẽ giúp cha mẹ kể bệnh với bác sĩ rõ ràng hơn, giúp cho việc chẩn đoán tốt hơn và đưa ra phương hướng điều trị hiệu quả hơn. Những triệu chứng cần theo dõi là:

  • Trẻ sốt thế nào? Nhiệt độ có lên xuống thất thường không?
  • Trước khi sốt có biểu hiện gì khác thường không?
  • Trẻ có nôn không? Có ho không?
  • Trên người có nổi lên vết gì không?
  • Trẻ có kêu đau đầu, đau bụng không?
  • Trẻ ăn uống thế nào?
  • Phân trẻ có gì khác thường không?
  • Xung quanh có ai bị bệnh như trẻ không?

Những điều cần tránh khi chăm sóc trẻ bị sốt

Những điều cần tránh khi chăm sóc trẻ bị sốt 1

Khi chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà, bạn nên lưu ý những điều sau để giúp bé mau hạ sốt:

  • Không tự ý cho bé dùng thuốc hạ sốt và tránh lạm dụng thuốc hạ sốt mà chưa hỏi ý kiến của bác sĩ
  • Khi trẻ bị sốt không nên ủ ấm, cho trẻ mặc nhiều lớp quần áo. Nếu trẻ sốt và run, bạn cũng chỉ nên cho bé mặc đồ thoáng rộng, đắp chăn mỏng giúp cơ thể bé dễ tỏa nhiệt.
  • Không nên cho trẻ ở trong phòng quá kín, tù túng.
  • Không nên dùng khăn lạnh, nước đá để lau hạ sốt cho trẻ.
  • Không nên cho trẻ uống thuốc ngay khi trẻ vừa sốt. Chỉ dùng thuốc hạ sốt cho bé khi nhiệt độ cơ thể trên 38,5 độ để cơ thể con có thể hình thành khả năng tự bảo vệ bản thân trước bệnh tật.
  • Theo dõi sát sao các biểu hiện mà con gặp phải. Nếu sau 1 -2 ngày, tình trạng sốt của bé không giảm, bạn hãy đưa con đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán.
  • Không sử dụng các bài thuốc dân gian để hạ sốt cho trẻ. Vì những bài thuốc này chưa được kiểm chứng y khoa nên tác dụng phụ của chúng thế nào chưa ai đánh giá được.
  • Tuyệt đối không dùng aspirin để hạ sốt cho trẻ vì có thể gây tổn thương não của trẻ (hội chứng Reye).

Khi nào bạn nên đưa trẻ đi khám?

  • Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi mà sốt trên 37,5oC
  • Với trẻ lớn hơn thì khi thân nhiệt của bé từ 38,5oC trở lên
  • Sốt dưới 38,5oC nhưng kéo dài vài ngày.
  • Nhiệt độ lên xuống thất thường sáng, trưa, chiều, tối.
  • Đang bệnh mà nhiệt độ tăng lên bất thường
  • Đang sốt mà bị hạ nhiệt xuống dưới 36,5oC.
  • Đã dùng thuốc hạ nhiệt theo hướng dẫn của bác sĩ nhưng triệu chứng sốt không giảm.

Ngoài ra, không cần biết trẻ ở độ tuổi nào, nếu bạn nhận thấy trẻ có bất kỳ dấu hiệu khác thường hay triệu chứng nhiễm trùng nghiêm trọng như khó thở hay xuất hiện vết tím trên da, hãy đưa con đến bệnh viện ngay lập tức.

Theo sức khỏe 365

]]>
Thở khò khè không nên ăn gì? https://omron-yte.com.vn/19724-tho-kho-khe-khong-nen-an-gi/ Sun, 29 Dec 2013 14:44:10 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=19724 Chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày rất quan trọng với người khỏe mạnh bình thường và cả với những người đang bị bệnh. Thay vì được ăn các món mình thích thì người bệnh thường phải chú ý hơn trong chế độ ăn uống của mình. Với những trường hợp người bị thở khò khè cũng không ngoại lệ. Cần phải kiêng kị hạn chế một số thức ăn như sau:

Những thực phẩm không nên với người bị thở khò khè

Rượu vang: Các bác sỹ khuyên rằng, người đang bị thở khò khè đặc biệt là hen suyễn không nên uống rượu vang dù chỉ là một lượng nhỏ.

Bia: Cũng giống như rượu vang, bia hoàn toàn không có tác dụng tích cực với người đang bị thở khò khè và người bị hen suyễn. Vậy nên người bệnh nên tránh uống bia rượu trong thời gian này.

Thực phẩm chứa tinh bột: Một số thực phẩm chứa nhiều tinh bột như chuối, khoai tây chiên, đồ ăn nhẹ có phủ lớp bột bắp. Chuối có lượng tinh bột cao, khoai tây chiên cũng chứa nhiều tinh bột nên cần hạn chế. Nếu quá thích ăn khoai tây bạn có thể nghĩ đến món khoai tây luộc nhưng cũng nên ở mức độ vừa phải.

Những thực phẩm không nên với người bị thở khò khè 1

Khoai tây chiên không tốt cho người bị hen suyễn

Quả dứa: Người ta nói quả dứa không tốt cho người bị thở khò khè vì các axít có trong quả dứa được coi là nguy hiểm cho bệnh nhân hen suyễn .

Ớt, đồ chua: Ớt và các loại đồ chua như dưa chua khó mà có thể nói không trong các bữa ăn. Thế nhưng người bị thở khò khè lại rất cần hạn chế các thực phẩm này.

Các thực phẩm dễ gây dị ứng : Những thực phẩm dễ gây dị ứng có thể khiến bệnh bùng phát có khi làm co thắt thanh quản gây khó thở. Vậy nên khi bị thở khò khè, hãy chắc chắn rằng bạn không ăn bất kỳ thức ăn có thành phần dễ gây dị ứng nào.

Tôm đông lạnh: Người bị thở khò khè hoặc mắc bệnh xuyễn cũng không nên ăn các món ăn làm từ tôm đông lạnh, loại hải sản này chứa rất nhiều chất bảo quản không tốt cho phổi. Nếu bạn muốn ăn thì bạn nên ăn lúc tôm còn tươi.

Ngoài ra, người bị thở khò khè cũng nên hạn chế các chất béo omega 6 có trong thực phẩm được nấu chín với dầu thực vật hoặc dầu đậu nành.

Đọc tiếp: Cách nhận biết và xử lý khi trẻ bị thở khò khè

Theo Omron-yte (st)

]]>
Cách nhận biết và xử lý khi trẻ bị thở khò khè https://omron-yte.com.vn/19720-cach-nhan-biet-va-xu-ly-khi-tre-bi-tho-kho-khe/ Sat, 28 Dec 2013 02:05:36 +0000 https://omron-yte.com.vn/19720-cach-nhan-biet-va-xu-ly-khi-tre-bi-tho-kho-khe/ Thở khò khè là tình trạng tiếng thở của trẻ bất thường, thường xảy ra khi bé bị tắc nghẽn đường hô hấp. Thở khò khè thường xảy ra ở trẻ dưới 2-3 tuổi vì ở lứa tuổi này phế quản có kích thước còn nhỏ lại dễ bị co thắt, phù nề, tiết dịch và nghẽn tắc khi bị viêm nhiễm. Dưới đây là  một số dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi trẻ bị thở khò khè.

Cách nhận biết và xử lý khi trẻ bị thở khò khè 1

Cách nhận biết trẻ bị thở khò khè

Bạn có thể nhận biết trẻ có bị thở khò khè hay không bằng cách áp sát tai gần miệng của trẻ, khi đó trẻ bị thở khò khè có âm thanh phát ra gần giống như tiếng ngáy, tiếng nhạc…Khi nặng hơn, có thể thấy trẻ thở ra kéo dài, gắng sức.

Một số trường hợp bạn khó có thể nghe được bằng tai trần. Lúc này bạn cần phải nhờ bác sỹ can thiệp bằng cách dùng ống nghe để phát hiện trẻ có bị thở khò khè hay không.

Với trẻ sơ sinh dễ nhầm lẫn thở khò khè với tiếng thở do tắc mũi. Với các trường hợp trẻ bị tắc mũi thì bạn có thể làm thông thoáng mũi trẻ với 2-3 giọt nước muối nhỏ mũi, sau đó nghe lại. Trẻ bị nghẹt mũi sẽ thở êm hơn sau khi được làm thông thoáng mũi còn trẻ thở khò khè thì không như vậy.

Cách nhận biết trẻ bị thở khò khè 1

Các nguyên nhân khiến trẻ bị thở khò khè

Thường thì trẻ bị thở khò khè là do trẻ có bệnh lý tắc nghẽn đường hô hấp dưới, từ đoạn khí quản ngực đến các phế quản nhỏ. Trẻ bị triệu chứng này thường gặp nhất là bệnh suyễn, viêm tiểu phế quản, viêm phổi. Ở các trẻ dưới 6 tháng, nguyên nhân thường gặp nhất là viêm tiểu phế quản. Còn ở trẻ trên 18 tháng tuổi, nguyên nhân thường gặp nhất là suyễn.

Ngoài ra, trẻ bị thở khò khè cũng có thể do một số nguyên nhân hiếm gặp như dị vật đường thở, một số dị tật bẩm sinh của phế quản, phế quản bị chèn ép … Trong trường hợp này, trẻ có triệu chứng khò khè dai dẳng, kéo dài.

Cách xử lý khi trẻ bị thở khò khè

Thở khò khè là dấu hiệu bất thường nên bạn không thể bỏ qua khi trẻ có xuất hiện triệu chứng này. Bạn nên đưa trẻ tới thăm khám để xác định nguyên nhân và điều trị phù hợp, nhất là trong các trường hợp khò khè lần đầu tiên, thở khò khè kèm khó thở, tím tái, rối loạn tri giác, khò khè tái phát..

Trường hợp trẻ 3 tháng tuổi bị thở khò khè, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay vì đây là triệu chứng bệnh nặng ở lứa tuổi này.

Khi trẻ bị khò khè kéo dài, dai dẳng đặc biệt là những trẻ kéo dài 4 tuần,  cần cho trẻ đến khám bệnh viện chuyên khoa. Nhiều trường hợp cần phải làm xét nghiệm chuyên sâu để xác định chẩn đoán cho chính xác.

Bạn đặc biệt không nên tự ý dùng thuốc, kể cả các loại thuốc kháng sinh, long đàm, kháng viêm,… vì có thể sẽ không đạt hiệu quả tốt mà có khi còn làm trẻ khò khè nhiều hơn, bệnh nặng hơn

Vậy nên lời khuyết tốt nhất cho bạn trong trường hợp trẻ bị thở khò khè là nên đưa trẻ tới gặp bác sỹ. Bác sỹ sẽ giúp bạn chẩn đoán nguyên nhân và tình hình hiện tại của trẻ rồi đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Omron-yte.com.vn (Tổng hợp)

]]>
Những lưu ý khi dùng thuốc ho, thuốc cảm cho trẻ https://omron-yte.com.vn/8566-nhung-luu-y-khi-dung-thuoc-ho-thuoc-cam-cho-tre/ Sun, 22 May 2011 02:58:37 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=8566 Các bà mẹ trẻ thường rất lo lắng khi trẻ (nhất là trẻ dưới 4 tuổi) có biểu hiện ho, cảm sốt. Trong nhiều trường hợp, tình trạng của trẻ chưa đến mức phải dùng thuốc nhưng vẫn được các vị phụ huynh cho uống thuốc ho, cảm khiến một số trẻ bị dị ứng, ngộ độc với thuốc và có hại cho gan, thận.

Những lưu ý khi dùng thuốc ho, thuốc cảm cho trẻ 1
Thuốc trị cảm sốt, ho, dị ứng được bán rộng rãi tại các nhà thuốc. Một số loại thậm chí còn không cần đơn của thầy thuốc vẫn có thể mua được với số lượng không hạn chế. Chính vì vậy, đã có nhiều trường hợp dùng các loại thuốc ho, thuốc cảm sốt không đúng liều, lạm dụng thuốc, gây hậu quả nghiêm trọng như độc với gan, gây tăng huyết áp với bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch, nhiều trường hợp bị dị ứng, mẩn ngứa. Một số thuốc có paracetamol phối hợp với các chất kháng histamin chống dị ứng thường có nhiều tên biệt dược khác nhau khiến người dùng nhầm lẫn phối hợp dẫn đến quá liều. Đặc biệt, các trường hợp trẻ em dưới 4 tuổi nếu cho dùng thuốc ho, cảm không đúng quy định sẽ rất nguy hiểm.

Ngay tại Mỹ người ta cũng đã thống kê mỗi năm thuốc ho và thuốc cảm bán không cần đơn bác sĩ đã đưa 7.000 trẻ đến phòng cấp cứu bệnh viện, với các triệu chứng nổi mẩn ngứa, buồn ngủ và đi không vững. Nhiều em bé bị uống thuốc quá liều do cha mẹ không để ý.

Vì vậy, đối với trẻ em dưới 4 tuổi, để đề phòng tai nạn xảy ra do dùng các loại thuốc ho, cảm không đúng quy định, phải hết sức thận trọng, cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn loại thuốc ho, cảm.

Các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo không cho trẻ em dưới 6 tuổi dùng thuốc ho và cảm chứa thuốc kháng histamin. Một số bậc cha mẹ cho các em dùng thuốc của người lớn càng nguy hiểm hơn. Vì vậy, trong trường hợp cần thiết, phải chọn loại thuốc dành riêng cho trẻ em và nên chọn loại đơn chất có tác dụng giảm đau, hạ sốt như paracetamol hay ibuprofen. Không nên chọn các loại thuốc phối hợp nhiều thành phần như các biệt dược decolgen, tiffy, alaxan…

Tại một số nước tiên tiến, người ta đã quy định các nhà sản xuất thuốc ho, cảm phải in trên nhãn thuốc là không nên cho trẻ em dưới 4 tuổi dùng thuốc ho và thuốc cảm. Đồng thời họ cũng đưa ra chương trình giáo dục quần chúng yêu cầu cha mẹ cẩn thận hơn khi cho con em uống thuốc ho và thuốc cảm.

Không được cho trẻ em uống 2 hay nhiều thuốc có cùng hoạt chất trong cùng một lần. Đối với các loại thuốc cảm có phối hợp với các chất chống dị ứng phải hết sức thận trọng.

Cha mẹ phải cho trẻ dùng đúng với liều khuyên dùng, dùng các dụng cụ đo lường đi cùng với chai thuốc dạng bào chế cho trẻ. Cần chú ý giữ thuốc xa tầm với của trẻ em để tránh trường hợp trẻ tự lấy thuốc uống, nhất là với các lọ thuốc dạng lỏng như si-rô. Cần tham khảo bác sĩ khi có vấn đề về dùng thuốc cho trẻ nhỏ. Trong nhiều trường hợp, bệnh ho, cảm tự biến mất trong vài ngày mà không cần dùng bất cứ một loại thuốc nào. Nếu trẻ chỉ ho và hơi sốt nhẹ, cha mẹ nên theo dõi, tránh gió và quạt khiến trẻ bị cảm lạnh. Nhiều khi chỉ cần cho trẻ nghỉ ngơi và dinh dưỡng tốt là đủ…

ThS. Nga Anh
Theo Sức Khỏe Đời Sống

]]>
Chăm sóc trẻ bị viêm đường hô hấp tại nhà https://omron-yte.com.vn/8561-cham-soc-tre-bi-viem-duong-ho-hap-tai-nha/ Sat, 21 May 2011 19:56:15 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=8561 Chăm sóc trẻ bị viêm đường hô hấp tại nhà 1Viêm họng, viêm amiđan, viêm phế quản, viêm phổi là những bệnh lý của đường hô hấp thường gặp ở bé dưới 5 tuổi. Biết cách chăm sóc và theo dõi khi bé bệnh sẽ giúp cha mẹ tự tin hơn và che chở được nhiều hơn cho thiên thần nhỏ bé của mình.

Chăm sóc trẻ bị viêm đường hô hấp tại nhà

  • Bé sốt: thuốc hạ sốt trên thị trường rất đa dạng, nhưng nhìn chung dược chất chính đều là paracetamol, chỉ nên sử dụng khi bé sốt từ 38oC trở lên, nếu sốt dưới nhiệt độ này chỉ cần cho bé mặc quần áo thoáng và uống nhiều nước, liều dùng của paracetamol từ 10 – 15mg/1kg cân nặng của bé (ví dụ: bé nặng 10kg có thể uống 1 lần từ 100 – 150mg paracetamol khi bị sốt). Nếu dùng thuốc hạ sốt rồi mà bé vẫn sốt cao, nên cho bé tắm nước ấm (làm ướt cả đầu) để hạ nhiệt nhanh, tránh tình trạng co giật do sốt cao.
  • Bé sổ mũi: nên lau mũi cho bé bằng khăn mềm, khô (tốt nhất là dùng khăn giấy mềm), vì như vậy bé sẽ mau hết sổ mũi, lại không bị đau mũi, đỏ mũi do lau mũi quá nhiều. Giữ ấm cơ thể cũng là một cách giúp bé mau hết sổ mũi, tuy nhiên vì là mùa hè, thời tiết nóng bức, nên không cần phải cho bé mặc quần áo quá dày, sẽ gây cảm giác khó chịu, chỉ cần tránh cho bé nằm ngay luồng quạt máy, luồng gió máy lạnh đang phà ra. Nhiệt độ phòng có thể chấp nhận được là trên hoặc bằng 25oC.
  • Bé nghẹt mũi: sử dụng dung dịch nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) nhỏ mũi để làm loãng mũi cho bé, sau đó hút sạch và ngoáy khô mũi bằng tăm bông khô, sạch.
  • Bé ho: ho trong viêm đường hô hấp có thể do tình trạng tăng tiết đàm nhớt, tăng xuất tiết, hoặc do co thắt các cơ đường hô hấp. Vì vậy, tùy theo cơ chế gây ho mà bác sĩ quyết định sử dụng thuốc giảm ho loại nào cho bé. Tuy nhiên, dù ho do bất kỳ cơ chế nào thì việc uống nhiều nước và vỗ lưng thường xuyên cho bé cũng là quan trọng, điều này giúp loãng đàm, long đàm, giảm ho cho bé.
  • Bé ói: ói có thể do đặc đàm, cũng có thể do bệnh trở nặng. Vì vậy, nếu đang điều trị bệnh mà thấy bé ói nhiều, nên cho bé tái khám để xem là do đàm quá đặc gây ói hay do bệnh đang tiến triển nặng hơn.
  • Bé biếng ăn: biếng ăn khi bệnh viêm đường hô hấp có thể do nhiều nguyên nhân: ở giai đoạn ủ bệnh, bé có thể đã có tình trạng mệt mỏi biếng ăn. Khi bị bệnh, biếng ăn xảy ra do bé bị đau họng, nghẹt mũi, do sử dụng kháng sinh dài ngày làm rối loạn hệ khuẩn ruột.

Các nguyên tắc về chăm sóc dinh dưỡng

Chuẩn bị cho bé ăn

Làm sạch mũi bằng cách hút sạch mũi cho bé, sau đó ngoáy khô mũi bằng tăm bông, động tác này giúp mũi thông thoáng, khi ăn bé sẽ ít bị ói.

Chuẩn bị thức ăn cho bé: trong lúc bệnh, đa số bé sẽ có cảm giác biếng ăn và khó tiêu hóa hơn so với lúc bình thường, vì vậy, thức ăn cho bé phải được nấu mềm hơn và lỏng hơn một ít so với ngày thường, nhưng vẫn phải bảo đảm đủ 4 nhóm thực phẩm (bột, béo, đạm, rau).

Chuẩn bị khăn khô mềm để lau cho bé trong khi ăn, không dùng khăn ướt, vì hăn ướt khi chạm vào đầu mũi nhiều lần sẽ gây lạnh và kích thích chảy mũi liên tục.

Thực phẩm cần ăn kiêng: các món ăn, thức uống lạnh; những thực phẩm khi ăn vào bé bị nổi mề đay (bé dị ứng với thực phẩm này).

Cho bé ăn

Cho bé ăn thức ăn ấm tốt hơn thức ăn lạnh (ăn lạnh có thể sẽ làm tình trạng viêm họng tiến triển nhiều hơn).

Nếu bé biếng ăn, nên cho bé ăn lượng thức ăn ít hơn ngày thường, như vậy để bé không bị đói và không bị sụt cân thì phải cho bé ăn thường xuyên hơn (số bữa nhiều hơn) và tận dụng những món bé thích để giúp bé ăn được nhiều.

Trong lúc bệnh, bé rất dễ bị nhợn ói và có cảm giác ăn không ngon, vì vậy, cần đút cho bé chậm hơn so với lúc bình thường. Khi bé không chịu ăn nữa thì ngưng và bổ sung ngay sau bữa ăn những món ăn mà bé thích (sữa chua, các loại bánh, phô mai…).

Bé ói: đây là nỗi lo của các bậc cha mẹ khi trẻ bệnh. Nếu bé chỉ ói 1 – 2 lần mỗi ngày và vẫn vui vẻ, chơi tốt, thì chỉ cần cho bé ăn hoặc uống lại sữa ngay sau khi ói để bé không bị đói và sụt cân.

Khi bé có những triệu chứng sau là lúc bé phải đến khám tại bệnh viện: thở nhanh, sốt cao liên tục từ 3 – 5 ngày, ói nhiều làm bé không thể ăn hoặc uống được gì, có thể bác sĩ sẽ cho bé nhập viện.

Phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp

Bao gồm: tránh không để bé bị nhiễm lạnh, tránh cho bé tiếp xúc với người bệnh. Những thành viên trong gia đình thường xuyên tiếp xúc với bé nếu có bệnh phải được điều trị ngay. Hạn chế đưa bé đến nơi đông người trong mùa dịch, hạn chế cho bé đến các nơi nhiều bụi (khi ra đường nên cho bé mang khăn che mặt hoặc khẩu trang), hạn chế cho bé uống thức uống quá lạnh, khuyến khích bé uống nhiều nước, chăm sóc dinh dưỡng tốt để nâng cao sức đề kháng cho bé.

BS. NGUYỄN VĂN TÚ
Theo Khỏe 24

]]>
Vitamin D giúp bảo vệ thai nhi khỏi vi rút gây bệnh hô hấp https://omron-yte.com.vn/8259-vitamin-d-giup-bao-ve-thai-nhi-khoi-vi-rut-gay-benh-ho-hap/ Tue, 10 May 2011 10:49:46 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=8259 Những trẻ sơ sinh thiếu vitamin lúc sinh có nguy cơ bị nhiễm vi rút hợp bào gây bệnh hô hấp (RSV) gấp 6 lần trong năm đầu đời so với trẻ có lượng vitamin D cao, một nghiên cứu mới đăng tải trên tạp chí Nhi khoa chỉ rõ.

Vitamin D giúp bảo vệ thai nhi khỏi vi rút gây bệnh hô hấp 1

“Bổ sung vitamin D trong suốt giai đoạn mang thai sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm, dễ mắc trong thời thơ ấu”, BS. Louis Bont, một chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm ở trẻ nhỏ, bệnh viện Nhi Wilhelmina (Utrecht, Netherlands) cho biết.

RSV có biểu hiện giống như cảm lạnh ở cả người lớn và trẻ nhỏ. TT Kiểm soát và Ngăn ngừa dịch bệnh cho biết hầu hết tất cả trẻ em đều bị nhiễm vi rút này trước 2 tuổi nhưng chỉ có một số rất ít phát bệnh nặng.

Khoảng 75.000 – 125.000 trẻ dưới 1 tuổi tại Mỹ bị nhiễm RSV phát bệnh viêm tiểu phế quản, trong khi số khác bị viêm phổi. Cả 2 căn bệnh này đều làm ảnh hưởng đến chất lượng sống của trẻ.

Nguồn: Dân trí

]]>
Dùng thực phẩm nào khi bé bị ốm? https://omron-yte.com.vn/7923-dung-thuc-pham-nao-khi-be-bi-om/ Fri, 29 Apr 2011 03:05:16 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=7923 Khi bé nhà bạn ốm, việc chăm ăn cho bé cũng làm bạn vất vả hơn. Thói quen và khẩu vị của bé thay đổi khi bé không được khỏe (thường là kém hơn).

Dùng thực phẩm nào khi bé bị ốm? 1
Theo Mary Silva (một chuyên gia dinh dưỡng trẻ em), cách chăm con tốt nhất khi bị bệnh là cung cấp bữa ăn nhỏ, thường xuyên kèm theo khích lệ bé.

Một số thực phẩm sau được coi là hữu ích cho bé khi ốm vì nó có tính chất kháng viêm lại giàu dinh dưỡng, từ Sheknows:

Soup gà

Soup gà là món ăn cổ điển tốt cho bé mắc cảm lạnh và viêm họng. Nghiên cứu cho thấy, soup gà có đặc tính kháng viêm, giảm sự di chuyển của bạch cầu trung tính (các tế bào miễn dịch kích thích phát triển chất nhầy). Soup gà mẹ tự làm hoặc thậm chí chỉ là nước dùng cũng có hiệu quả với bé. Nếu con của bạn có cảm giác ngon miệng, hãy thử thêm món soup gà đổ lên bánh mì hoặc mì ống nấu chín.

Soup cà chua với sữa

Soup cà chua là một món ăn tuyệt vời khi bé yêu đang bị đau họng. Tuy cà chua chứa hàm lượng axit cao (không tốt cho cổ họng) nhưng khi nấu chung với sữa tươi lại khắc phục được điều này. Đơn giản chỉ cần pha loãng soup cà chua với sữa thay vì với nước.

Nước ép táo ấm

Khi bé bị lạnh và đau họng, không có gì giúp giữ ấm con bạn tốt hơn một cốc nước táo để âm ấm (không nóng quá vì làm cổ họng bé thêm đau rát nhưng cũng không được lạnh quá). Thêm vào cốc nước táo một chút tinh dầu quế sẽ khiến bé dễ chịu hơn rất nhanh.

Nước chanh tươi

Vắt chanh tươi, thêm vào đó một ít đường hay sirô, cho nước ấm và khuấy đều là bạn đã có một cốc nước chanh cho con. Nước chanh ấm phòng tránh mất nước cho cơ thể. Ngoài ra, đồ uống này cũng rất dồi dào vitamin C.

Nước cam gừng

Nước cam trộn thêm một lát gừng nhỏ vì gừng có tác dụng trung hòa axit có trong cam.

Việt Báo (Theo M&B)

]]>
Trẻ sốt có phát ban: Không nên quá lo https://omron-yte.com.vn/7917-tre-sot-co-phat-ban-khong-nen-qua-lo/ Fri, 29 Apr 2011 09:59:41 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=7917 Khoảng hai tuần trở lại đây, Hà Nội rộ lên thông tin bùng phát dịch phát ban ở trẻ. Dịch sốt này rất nguy hiểm với những biến chứng nặng nề có thể gây tổn thương não, để lại di chứng suốt đời.

Trẻ sốt có phát ban: Không nên quá lo 1

Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – trưởng khoa nhi Bệnh viện Bạch Mai – khẳng định: không phải mọi trẻ bị sốt và phát ban đều gây hậu quả nguy hiểm như đa số phụ huynh đang lo lắng. Tại Bệnh viện Bạch Mai, liên tục một tuần qua mỗi ngày khoa nhi tiếp nhận 30-50 trường hợp trẻ bị sốt và phát ban, tăng gấp 3-5 lần so với trước.

Trong đó, mỗi đêm đều có hàng chục bệnh nhi được cha mẹ chuyển đến dưới dạng cần… cấp cứu. Song thực tế phần lớn trường hợp là sốt siêu vi trùng có phát ban ngoài da chứ không phải sốt phát ban dạng sởi.

PGS Dũng khuyến cáo các bậc phụ huynh không nên lo lắng quá, cứ thấy nổi ban là cuống lên đưa con nhập viện bất kể đêm hôm không cần thiết. Nếu trẻ sốt, nổi ban kèm theo mệt mỏi, khó chịu, khó thở, đau đầu… thì cần chuyển cấp cứu, còn trẻ nổi ban mà vẫn ăn uống, sinh hoạt bình thường thì không đáng ngại.

Đặc biệt nguy hiểm khi bắt đầu xuất hiện một số bệnh nhi sốt siêu vi trùng, nhưng gia đình sợ hãi quá mức vội dùng kháng sinh làm cơ thể trẻ nổi ban do… thuốc khiến bác sĩ rất khó khăn trong chẩn đoán và điều trị.

Viet Bao (Theo_Eva)

]]>
Chăm sóc như thế nào khi trẻ bị cảm lạnh? https://omron-yte.com.vn/7659-cham-soc-nhu-the-nao-khi-tre-bi-cam-lanh/ Thu, 14 Apr 2011 21:45:01 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=7659 Cảm lạnh thông thường là bệnh viêm đường hô hấp trên do virus gây nên và rất dễ lây. Trẻ bị cảm lạnh sẽ đi từ các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi và ho liên tục cho đến viêm họng, viêm phổi và phế quản. Mỗi năm trẻ có thể bị cảm lạnh tới 8 lần, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi.

Chăm sóc như thế nào khi trẻ bị cảm lạnh? 1

Bé sẽ ra sao khi bị cảm lạnh?

Những triệu chứng đầu tiên của cảm lạnh thường là ngứa họng, sổ mũi, tịt mũi và hắt xì hơi, sau đó là sưng họng, ho, đau đầu, sốt nhẹ, mệt mỏi, đau nhức cơ và chán ăn. Nước mũi của bé sẽ chuyển từ dạng lỏng sang đặc quánh và có màu vàng hoặc xanh.

Cảm lạnh có lây lan?

Cảm lạnh có khả năng truyền nhiễm cao nhất trong 2 tới 4 ngày đầu tiên sau khi xuất hiện triệu chứng. Trẻ có thể mắc bệnh do hít phải virus trong không khí, hoặc bị lây từ một bệnh nhân ho và hắt hơi. Nếu bé chạm tay lên bề mặt bị nhiễm virus và sau đó đưa lên miệng hoặc mũi thì cũng sẽ bị cảm lạnh.

Có thể phòng ngừa cảmlạnh?

Cho đến nay con người chưa thể phát triển văcxin phòng cảm lạnh do có rất nhiều loại virus rhino gây bệnh. Tuy nhiên, có thể giúp trẻ ngừa bệnh bằng cách:

– Tránh xa người hút thuốc lá hoặc đang bị cảm lạnh. Virus rhino có thể di chuyển trong vòng 3,7 m qua không khí sau khi bị bắn ra từ một bệnh nhân ho hoặc hắt hơi. Trẻ cũng dễ bị cảm lạnh nếu hút thuốc lá thụ động.

– Thường xuyên rửa tay thật kỹ, đặc biệt là sau khi hỉ mũi

– Che mũi hoặc miệng khi co hoặc hắt hơi

– Không dùng chung khăn hoặc đồ đựng với người bị cảm lạnh.

– Không uống chung cốc, can, hoặc chai với bệnh nhân. Bạn sẽ không bao giờ biết ai sẽ bị cảm lạnh và sẵn sàng truyền virus.

– Không cầm vào khăn giấy mà người khác đã sử dụng

Các nhà khoa học hiện nay chưa biết chắc liệu bổ sung vitamin C hoặc kẽm có thể hạn chế các triệu chứng cảm lạnh trong bao lâu và làm giảm mức độ nghiêm trọng của chúng bao nhiêu, song rõ ràng là nếu dùng liều cao hằng ngày thì có nguy cơ bị phản ứng phụ.

Về thảo dược chữa cảm lạnh, ví dụ như hoa cúc, cho đến nay phần lớn các nghiên cứu đều phủ nhận hoặc không đi đến kết luận cuối cùng. Có rất ít nghiên cứu khoa học về liệu pháp trị cảm lạnh bằng thảo dược được tiến hành trên trẻ em. Tốt nhất là hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi quyết định điều trị cho trẻ.

Cảm lạnh kéo dài trong bao lâu?

Các triệu chứng cảm lạnh thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi trẻ tiếp xúc với nguồn lây nhiễm. Các em dễ truyền bệnh nhất trong 3-4 ngày đầu tiên sau khi có triệu chứng và tiếp tục truyền bệnh trong vòng 3 tuần sau đó với mức độ yếu dần. Tuy nhiên, phần lớn đều sạch bệnh chỉ trong 1 tuần.

Chăm sóc như thế nào khi trẻ bị cảm?

1. Điều chỉnh chế độ ăn

Thông thường, trẻ cần khoảng 7 ngày để hồi phục sau khi bị cảm lạnh. Lúc này nên cho trẻ ăn thức ăn nhạt, dễ tiêu hoá. Mẹ nên cho bé ăn các thực phẩm giàu protein như trứng gà, các chế phẩm từ đậu. Bé cần ăn nhiều rau xanh và hoa quả để bổ sung các vitamin cần thiết cho cơ thể.

Mẹ cũng nên cho bé uống nhiều nước, tạm thời không cho bé ăn các thực phẩm như thịt, cá, tôm và kị đồ lạnh.

2. Đặt thuốc ở rốn

Có thể đặt thuốc ở rốn trẻ để trị các chứng cảm nóng hoặc cảm lạnh.

Chứng cảm nóng: giã nát 30g hành trắng với 15g liên kiều, cho vào túi vải, đặt lên rốn bé. Chờ một lúc rồi cho bé uống nước ấm để nhanh ra mồ hôi.

Chứng cảm lạnh: giã nát 30g hành trắng, 1 lát gừng tươi, cùng 5-7 hạt hồ tiêu, cho vào túi vải, đặt lên rốn bé. Sau đó cho bé uống nước ấm để nhanh ra mồ hôi khử hàn.

Với cả 2 loại cảm trên, các mẹ nhớ bỏ túi vải ra khỏi rốn bé sau khi bé đã ra mồ hôi.

3. Nắm thuốc trong bàn tay

Khi trẻ sơ sinh bị cảm do trúng hàn: Dùng 15g bạc hà, 15g phòng phong, 2 lát gừng tươi. Giã nát bạc hà và phòng phong, sau đó giã dập gừng tươi, cho 1 thìa nhỏ nước, rồi bỏ tất cả vào 2 túi vải dài khoảng 7-10cm, đặt vào 2 lòng bàn tay bé. Bên ngoài dùng vải mềm để cố định. Sau 15-20 phút bỏ ra.

Khi trẻ bị cảm mạo, hơi sốt, hoặc ho: Giã nát 9g bạc hà, 9g liên kiều, 6g trần bì, cho 1 thìa nhỏ nước, sau đó cho vào 2 túi vải khác nhau, đặt vào tay bé giống như ở trên.

Các mẹ cần chú ý đặt đúng tâm lòng bàn tay bé để thuốc có hiệu quả.

4. Cải thiện hệ hô hấp

Trước khi ngủ, dùng khăn nóng lau 2 bên cánh mũi cho bé. Hơi nóng có thể tạm thời làm giảm tình trạng bị tắc mũi, giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Mẹ nên cho bé nằm nghiêng khi ngủ. Tư thế này có thể giúp giảm áp lực cho một bên lỗ mũi, giúp mũi của bé dần đỡ ngạt hơn. Đồng thời, mẹ nên vỗ nhẹ lưng bé để giúp long đờm.

Theo Dân trí

]]>
Trẻ bị sốt cao cần xử trí cho đúng cách https://omron-yte.com.vn/7654-tre-bi-sot-cao-can-xu-tri-cho-dung-cach/ Wed, 13 Apr 2011 21:44:48 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=7654 Ở trẻ em, thân Trẻ bị sốt cao cần xử trí cho đúng cách 1nhiệt bình thường nằm trong khoảng 37-37,5oC, khi lên đến 38oC là có sốt. Khi trẻ bị sốt có nghĩa là cơ thể bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn (vi khuẩn, virut, ký sinh trùng…) chủ yếu là các bệnh viêm amidan, viêm họng, viêm phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy… Với mức sốt vừa 38-38,5oC thì cơ thể trẻ có thể chịu đựng được nhưng khi trẻ bị sốt cao ở nhiệt độ 39-40oC, thậm chí trong thời gian dài sẽ gây mất nước, rối loạn điện giải, rối loạn thần kinh, co giật, thiếu ô xy não, tổn thương các tế bào thần kinh, có thể hôn mê hoặc tử vong…
Do đó cách xử trí đúng và kịp thời khi trẻ bị sốt cao trước khi đưa được trẻ đến cơ sở y tế để thầy thuốc khám xác định nguyên nhân và chỉ định dùng thuốc là quan trọng, tránh được những hậu quả nặng nề, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Cách xử trí đúng

Khi thấy trẻ có biểu hiện mệt mỏi, quấy khóc, dễ nổi cáu, ngủ lơ mơ, mặt đỏ hoặc tái mét, rùng mình, thân nhiệt tăng có nghĩa là trẻ đang lên cơn sốt. Cha mẹ hoặc người thân của trẻ cần làm như sau:

– Để trẻ nằm ở nơi thông thoáng khí, không có gió lùa, hạn chế nhiều người vây quanh trẻ.

– Cặp nhiệt độ: Có thể đặt nhiệt kế ở dưới nách hoặc ở hậu môn của trẻ. Nhiệt kế phải được giữ trong nách ít nhất 3 phút, cánh tay của trẻ áp sát vào ngực. Nhiệt độ của trẻ sẽ là số hiện trên nhiệt kế cộng thêm khoảng 0,3 – 0,4 độ. Ví dụ: nhiệt kế ghi 38oC thì thân nhiệt thực sự của bé khoảng 38,3 – 38,4oC.

– Nếu thân nhiệt của trẻ không quá 38oC: cởi bớt quần áo, không đắp chăn, chỉ mặc quần áo mỏng cho trẻ và theo dõi nhiệt độ của trẻ thường xuyên, cứ khoảng 1 giờ đo 1 lần.

– Nếu thân nhiệt của trẻ khoảng 38 – 38,5oC: Chườm mát để hạ sốt cho trẻ: Cách làm: Cho ít nước lạnh vào trong chậu. Cho thêm nước nóng vào, bằng 1/2 lượng nước lạnh. Kiểm tra nhiệt độ nước bằng cách nhúng khuỷu tay vào thau nước, cảm giác ấm giống như nước tắm em bé. Dùng khăn bông mềm, sạch, nhúng vào chậu nước, vắt hơi ráo rồi lau lên khắp mình trẻ, nhất là các vị trí như nách, bẹn, chờ bốc hơi thì lau tiếp cho tới khi thân nhiệt hạ xuống khoảng 37,5oC, mặc lại quần áo cho trẻ. Cần phải theo dõi nếu thân nhiệt lại tăng thì lại chườm tiếp.

– Nếu thân nhiệt của trẻ 38,5oC trở lên: Cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol theo đúng liều lượng, cân nặng và khoảng cách giữ hai lần uống thuốc ghi trong hướng dẫn sử dụng. Nếu trẻ buồn nôn không uống được thuốc thì có thể dùng viên đạn nhét hậu môn.

– Cho trẻ uống nhiều nước, nếu trẻ còn bú thì cho bú nhiều hơn. Bù nước và điện giải cho trẻ bằng Oresol theo đúng hướng dẫn sử dụng.

– Cho trẻ ăn uống bình thường bằng các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo, súp,… uống thêm các loại nước hoa quả như cam, chanh,…

– Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời.

Cần lưu ý không được làm như sau:

– Mặc nhiều quần áo ấm hoặc đắp chăn khi trẻ đang sốt vì sẽ càng làm tăng thân nhiệt, rất nguy hiểm nếu trẻ sẽ sốt cao hơn gây co giật, thiếu ô xy não, tổn thương các tế bào thần kinh, có thể hôn mê và tử vong.

– Tuyệt đối không dùng nước đá để chườm cho trẻ sẽ khiến trẻ bị sốt cao hơn do cơ chế co mạch ngoại vi.

– Không xát chanh hay đánh gió cho trẻ.

– Không dùng nhiều loại thuốc có chung một thành phần để hạ sốt sẽ dẫn đến quá liều có thể gây ngộ độc.

BS. Trọng Nghĩa
Theo sức khỏe đời sống

]]>