Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Sat, 20 Dec 2014 03:29:51 +0000 vi hourly 1 Béo bụng nguy hiểm hơn bạn tưởng https://omron-yte.com.vn/8751-beo-bung-nguy-hiem-hon-ban-tuong/ Wed, 08 Jun 2011 10:21:55 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=8751 Quá nhiều chất béo bụng có liên quan đến tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ, tiểu đường cũng như tăng lượng cholesterol xấu.

Béo bụng nguy hiểm hơn bạn tưởng 1
Nhiều mỡ ở vùng bụng không chỉ làm xấu vóc dáng của người phụ nữ mà còn gây nhiều vấn đề về sức khỏe. Quá nhiều chất béo bụng có liên quan đến tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ, tiểu đường cũng như tăng lượng cholesterol xấu.

Một nghiên cứu gần đây của Viện Y tế Quốc gia NIH (Mỹ) đã cho thấy chất béo dư thừa ở bụng làm tăng nguy cơ tử vong sau khi xem xét số lượng người béo phì bụng (trên 50 phần trăm người lớn ở Hoa Kỳ ).

Nghiên cứu của Viện trên hơn 44.000 phụ nữ trong16 năm với việc theo dõi lịch sử y tế và lối sống của họ. Các nhà nghiên cứu tại NIH thấy rằng phụ nữ có kích thước vòng eo 35 inch (khoảng 70cm) hoặc cao có khả năng chết vì bệnh tim cao hơn 2 lần hơn so với phụ nữ với kích thước vòng eo nhỏ hơn 28 inch( khoảng 56cm). Tương tự như vậy, phụ nữ với một kích thước vòng bụng lớn cũng có khả năng chết vì ung thư cao gấp 2 lần, bất kể chỉ số trọng lượng cơ thể.

Các tác giả của nghiên cứu viết: “Mặc dù duy trì một trọng lượng khỏe mạnh là nền tảng trong công tác phòng chống các bệnh mãn tính và chết sớm, nhưng duy trì một kích thước vòng bụng lành mạnh cũng nên là một mục tiêu quan trọng.”

Như vậy, bên cạnh việc giảm cân, quan trọng là bạn phải giữ cho vòng eo của mình ở chỉ số cho phép. Nó sẽ giúp bạn tránh được bệnh tật và có vóc dáng đẹp hơn.

Theo www.alobacsi.vn

]]>
Nguy cơ tử vong cao khi bà mẹ béo phì sinh con https://omron-yte.com.vn/8200-nguy-co-tu-vong-cao-khi-ba-me-beo-phi-sinh-con/ Sun, 08 May 2011 09:00:30 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=8200 Nguy cơ tử vong cao khi bà mẹ béo phì sinh con 1Những em bé sinh ra từ các bà mẹ bị béo phì khi mang thai sớm có nguy cơ tử vong lớn hơn trước, trong hoặc sau một tuổi, một nghiên cứu mới của Anh cho biết.
Như đã biết, phụ nữ tăng cân quá nhiều trong thời gian mang thai sẽ sinh ra những đứa trẻ nặng cân hơn, tuy nhiên chúng sẽ có nguy cơ béo phì khi trưởng thành. Không chỉ thế, nguy cơ sau này mắc các bệnh như ung thư, dị ứng và hen suyễn… ở những trẻ này là rất cao.

Nguy hiểm hơn, những em bé sinh ra từ các bà mẹ bị béo phì khi mang thai sớm có nguy cơ tử vong lớn hơn trước, trong hoặc sau một tuổi, một nghiên cứu mới của Anh cho biết.

Nguy cơ một em bé chết trong bụng mẹ (thai chết lưu) hoặc trẻ chết một năm sau khi sinh cao gấp hai lần ở phụ nữ béo phì khi mang thai (BMI từ 30 trở lên) so với những người có cân nặng bình thường (BMI từ18,5-24,5). BMI (Body Mass Index) chính là chỉ số cơ thể được các bác sĩ và các chuyên gia sức khỏe sử dụng để xác định tình trạng cơ thể của một người nào đó có bị béo phì, thừa cân hay quá gầy hay không. Thông thường, người ta dùng để tính toán mức độ béo phì .

Tổng số nguy cơ tử vong ở thai nhi hoặc trẻ sơ sinh là 16/1.000 ca sinh (1,6%) với những phụ nữ béo phì và gần 9/1.000 ca sinh (0,9%) với những phụ nữ trọng lượng bình thường.

Các rủi ro thấp nhất là ở phụ nữ có chỉ số BMI là 23. Chỉ số BMI từ 25-29,9 được xem là thừa cân và chỉ số BMI mức 30 hoặc cao hơn được xem là béo phì.

Theo nghiên cứu, điều quan trọng là phụ nữ cần được giúp đỡ để đạt được một trọng lượng khỏe mạnh, cân đối trước khi mang thai hoặc sau khi em bé được sinh ra. Điều này sẽ cung cấp cho các em bé sức khỏe tốt nhất sau khi chào đời.

Phụ nữ không nên cố gắng giảm cân trong khi mang thai, nhưng phải đảm bảo một chế độ ăn uống khoa học, cân đối.

Theo khuyến cáo, với những phụ nữ có cân nặng trung bình, mức tăng cân lý tưởng trong cả quá trình mang thai là từ 11-16kg, còn đối với những người thừa cân và béo phì, mức tăng hợp lý là từ 5-11kg.

Kết quả nghiên cứu này là một thông điệp hết sức quan trọng để những người phụ nữ phải thận trọng kiểm soát mức tăng cân của mình trong thời gian mang thai để sinh ra những đứa con khỏe mạnh.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Human Reproduction số ra đầu tháng 4.

Nguồn: Babycenter/Mang thai

]]>
Béo phì cũng nguy hiểm như hút thuốc https://omron-yte.com.vn/8194-beo-phi-cung-nguy-hiem-nhu-hut-thuoc/ Sun, 08 May 2011 08:52:01 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=8194 Béo phì cũng nguy hiểm như hút thuốc 1Béo phì cũng gây hại cho sức khỏe như hút thuốc lá, một nghiên cứu cảnh báo. Nghiên cứu này cho thấy những thanh niên không hút thuốc mà bị béo phì sẽ tử vong sớm như những người nghiện thuốc rất nặng.

Với thanh thiếu niên bị thừa cân, nguy cơ chết trẻ tương đương với những người nghiện thuốc ở mức độ nhẹ hơn, tức là hút dưới 10 điếu một ngày; cao gấp 2 lần so với những người cùng tuổi có thân hình gọn gàng. Nếu vừa béo phì vừa hút thuốc, nguy cơ này cao hơn tới 5 lần.

“Chúng tôi thấy rằng thừa cân và béo phì ở những người trung niên có liên quan đến hiện tượng chết trẻ. 2 hiện tượng này cũng nguy hiểm như hút thuốc lá vậy”, GS Martin Neovius, công tác tại bệnh viện ĐH Karolinska (Thụy Điển), trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết.

Ngược lại, thể trạng quá gầy, tức là chỉ số BMI dưới 17, cũng nguy hiểm không kém.

Nghiên cứu này được đăng tải trên tạp chí Y học Anh, dựa trên việc phân tích số liệu lấy từ 45.000 người từ 18 đến 38 tuổi, kiểm tra chỉ số BMI và hỏi xem họ có hút thuốc hay không.

Thanh thiếu niên bị coi là béo phì nếu chỉ số trọng lượng cơ thể (BMI) vượt quá 30, bị coi là thừa cân nếu chỉ số này trên 25 trong khi cân nặng của 1 cơ thể khỏe mạnh là BMI dao động từ 18,5 đến 25.

Nguồn: dantri

]]>
Béo phì có ảnh hưởng gì đến cơ thể? https://omron-yte.com.vn/6869-beo-phi-co-anh-huong-gi-den-co-the/ Fri, 18 Mar 2011 08:01:54 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=6869 Hiện nay cùng với mức sống ngày một nâng cao, số người béo phì cũng một gia tăng không ngừng. Tình trạng béo phì đã và đang trở thành một nguy cơ đối với sức khỏe khi béo phì là nguyên nhân làm tăng các bệnh lý về tim mạch, huyết áp, đáo tháo đường.

Béo phì có ảnh hưởng gì đến cơ thể? 1

Ảnh hưởng béo phì đến các hệ trong cơ thể

Chuyển hóa: rối loạn chuyển hóa lipid: dẫn đến béo phì, rối loạn chuyển hóa glucid: dễ dẫn đến bệnh đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa acid uric: có thể gây cơn gout cấp tính.

Tim mạch: cao huyết áp, suy mạch vành, suy tĩnh mạch, các biến chứng tim mạch khác…

Phổi: giảm chức năng hô hấp, hội chứng khó thở khi ngủ.

Xương khớp: khớp chịu lực cao như: đầu gối, khớp háng, cột sống thắt lưng dễ bị thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống gây đau lưng, đau thần kinh tọa, loãng xương.

Nội tiết: đái tháo đường không phụ thuộc insulin; sinh dục: giảm khả năng sinh sản; chu kỳ kinh kéo dài không phóng noãn, rậm lông, hội chứng buồng trứng đa nang.

Biến chứng khác:

– Da: nhiễm trùng, nhiễm nấm da ở các nếp gấp.

– Trong ngoại khoa: nguy cơ khi gây mê, hậu phẫu (viêm tĩnh mạch, bội nhiễm)…

– Trong nội khoa: nhiễm khuẩn nặng…

– Trong sản khoa: sinh khó…

– Ảnh hưởng tâm lý xã hội: béo phì làm cho thiếu tự tin, mặc cảm…

Chẩn đoán thừa cân béo phì

Dựa trên: cân nặng lý tưởng: là cân nặng phù hợp với lứa tuổi, giới, so với chiều cao. Cân nặng lý tưởng thay đổi tùy theo chủng tộc, địa lý và là một hằng số sinh lý chỉ phù hợp trong những điều kiện nhất định. Các phương pháp đánh giá cân nặng:

Cân nặng lý thuyết tính theo công thức Broca: cân nặng lý thuyết = chiều cao (cm) – 100. Thí dụ: một người cao 1,64m sẽ có cân nặng lý thuyết là: 164cm – 100 = 64kg.

Cân nặng lý tưởng = cân nặng lý thuyết X 0,9 (nam) hoặc 0,85 (nữ) và ± 2. Dư cân khi trọng lượng trên 10% cân nặng lý tưởng, mập > 20%. Chỉ số khối cơ thể: Body Mass Index (BMI): được tính bằng cân nặng (kg) chia cho bình phương chiều cao (m). BMI bình thường ở Nam là 23 – 25; nữ là 18,7 – 23,8. Theo WHO: BMI > 27 là béo phì, và BMI > 30 là béo phì bệnh lý. Phương pháp chung để giúp giảm cân là phải lâu dài, đạt được hiệu quả của sự giảm cân, không cần nhanh và nhiều mà phải đáp ứng được với sức khỏe và nhu cầu của bệnh nhân, mục tiêu là đạt được cân nặng hợp lý nhiều năm sau. Nên phối hợp nhiều phương pháp: giảm cung cấp calori, áp dụng các bài tập thể lực, tâm lý liệu pháp rất cần thiết, điều trị nội khoa, đôi khi cần phải điều trị bằng phẫu thuật đối với một số trường hợp đặc biệt. Khi chỉ định điều trị dùng thuốc bắt buộc phải thật thận trọng trước các bệnh nhân có béo phì đã lâu, ổn định, không biến chứng cũng không có yếu tố nguy cơ, không tiền sử gia đình về chuyển hóa. Chỉ định điều trị khẩn cấp khi có tăng huyết áp, suy tim, suy hô hấp, trầm cảm, hoặc khi có những xung đột cảm xúc cấp tính. Cần theo dõi đều đặn khi điều trị (thường là mỗi tháng) để có thể điều chỉnh điều trị.

BS.CKII. HUỲNH TẤN VŨ

]]>
Béo phì có gây vô sinh ở nữ giới? https://omron-yte.com.vn/6858-beo-phi-co-gay-vo-sinh-o-nu-gioi/ Fri, 18 Mar 2011 07:02:45 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=6858 Chứng béo phì luôn luôn là một bệnh lý gây khó chịu đối với phái đẹp chúng ta, phụ nữ không thích béo phì không chỉ vì góc độ thẩm mỹ và sự bất tiện trong sinh hoạt mà béo phì còn là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh tật, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe nữ giới.

Béo phì có gây vô sinh ở nữ giới? 1
Đặc biệt, ở góc độ khoa học, người ta còn nhìn nhận béo phì là một trong những chứng bệnh có quan hệ khá “gần” với vô sinh ở nữ giới.

1. Béo phì gây rối loạn kinh nguyệt, không rụng trứng, từ đó dẫn đến tình trạng khó thụ thai

Thực tế cho thấy chứng béo phì thường gây nên hiện tượng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt (hành kinh không đều, lượng máu ra quá nhiều hoặc quá ít…) và liên quan mật thiết với hội chứng buồng trứng đa nang, tăng đề kháng insuline cùng những rối loạn nội tiết khác. Điều này ảnh hưởng hết sức tiêu cực đến quá trình phát triển trứng và rụng trứng bình thường. Ngay cả khi trứng đã rụng thì tình trạng “thừa cân” của bạn cũng làm cho trứng khó có thể thụ tinh và làm tổ bình thường được. Cứ thế này thì khả năng vô sinh sẽ trở thành hiện thực nhanh thôi.

2. Béo phì tạo điều kiện cho viêm nhiễm “sinh sôi”, giảm khả năng sống của trứng và phôi thai

Hầu hết các nghiên cứu đều khẳng định rằng béo phì làm thay đổi thành phần mỡ trong máu, tăng khả năng viêm nhiễm ở phụ nữ, đồng thời làm giảm khả năng sống của trứng và phôi thai.

Nên nhớ sự phát triển của trứng chịu tác động trực tiếp của môi trường bên trong buồng trứng. Đối với cơ thể người có quá nhiều mỡ, môi trường xung quanh nuôi dưỡng cho trứng phát triển và môi trường noãn sào có sự thay đổi lớn so với người bình thường, đặc biệt hàm lượng các chất chuyển hóa và hoóc môn nam tăng rất cao. Điều đó kéo theo những chuyển hóa nhạy cảm của trứng, kết quả là sẽ gây nguy hại nghiêm trọng cho quá trình thụ thai. Thêm nữa, hiện tượng viêm nhiễm có thể làm hại các tế bào và nếu nó xảy ra với trứng thì sẽ tác động xấu đến sự “sống sót” của bào thai.

Không những vậy, chất lượng của phôi ở những phụ nữ mắc chứng béo phì cũng kém hơn bình thường. Quá trình thụ tinh và làm tổ trong tử cung cũng rất mong manh và dễ bị ảnh hưởng bởi những thay đổi chuyển hóa, dẫn đến nhiều triệu chứng bất thường của căn bệnh vô sinh.

3. Béo phì khiến cho việc đáp ứng các kỹ thuật trị liệu chứng hiếm muộn ở phụ nữ trở nên kém linh hoạt

Trường hợp bạn đang trong giai đoạn điều trị hiếm muộn theo sự chỉ định và hướng dẫn của các bác sỹ chuyên khoa mà cộng thêm chứng béo phì, cơ thể bạn chắc chắn sẽ có nhiều biến đổi ảnh hưởng không tốt tới việc điều trị, nhất là những biến đổi về nội tiết liên quan đến khả năng sinh sản của bạn. Theo đó, hiện tượng “thừa cân” quá mức khiến cho việc đáp ứng các kỹ thuật trị liệu chứng hiếm muộn ở phụ nữ trở nên kém linh hoạt. Nếu không tìm ra giải pháp khả thi thì rất có thể hiếm muộn sẽ nhanh chóng chuyển thành vô sinh.

4. Béo phì làm tăng các biến cố sản khoa, dẫn đến sẩy thai đối với phụ nữ mang thai

Bên cạnh tác động kích thích gia tăng các biến cố sản khoa, bao gồm nguy cơ xuất hiện dị tật bẩm sinh ở thai nhi, tiền sản giật, thai chết lưu…, sự “phát triển” của chứng béo phì còn tỷ lệ thuận với khả năng sẩy thai ở phụ nữ mang thai. Theo ý kiến của hầu hết các chuyên gia về lĩnh vực sức khỏe sinh sản, tỷ lệ sẩy thai của thai phụ béo phì cao có thể là do bản thân chất lượng phôi kém như đã nói ở trên cộng với những thay đổi bất lợi của lớp nội mạc tử cung do béo phì gây nên. Tất cả đều làm tăng nguy cơ vô sinh ở nữ giới.

Vì vậy, hãy can thiệp trước khi “quá muộn”!

Tất nhiên không phải bất kỳ thai phụ béo phì nào cũng đều bị hiếm muộn hoặc vô sinh. Có điều nguy cơ hiếm muộn, vô sinh ở người mắc chứng béo phì luôn cao hơn người bình thường. Vì thế, trước khi “quá muộn”, bạn cần phải sớm tiến hành các phương án can thiệp bằng cách:

– Với những người đang “nuôi” ý định mang thai: hãy cố gắng giảm cân bằng các phương pháp an toàn, hiệu quả như tập thể dục đều đặn, thiết lập chế độ dinh dưỡng cho khoa học, ăn nhiều hoa quả, rau xanh, sử dụng thuốc dành cho người béo phì…

– Với những người đang mang thai: can thiệp thường chỉ tập trung vào việc hạn chế tăng cân, kiểm soát cân nặng trong thai kỳ song song với việc bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi một cách hợp lý.

Nguồn: Mang thai

]]>
Béo phì tăng nguy cơ gặp biến chứng trong thai kỳ https://omron-yte.com.vn/6633-beo-phi-tang-nguy-co-gap-bien-chung-trong-thai-ky/ Sat, 05 Mar 2011 15:32:49 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=6633 Nghiên cứu mới cho thấy các bà mẹ bị béo phì được theo dõi có nhiều nguy cơ mắc các biến chứng nhẹ trong quá trình mang thai như là chứng ợ nóng hay viêm nhiễm vùng ngực trong suốt quá trình mang thai.

Béo phì tăng nguy cơ gặp biến chứng trong thai kỳ 1

Các nhà nghiên cứu từ Trường đại học Edinburgh phát hiện ra rằng những người phụ nữ mang thai bị béo phì có nguy cơ bị nhiễm trùng vùng ngực cao gấp 10 lần, nguy cơ bị chứng đau đầu và chứng ợ nóng tăng gấp 2 lần so với những phụ nữ mang thai có cân nặng bình thường.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu khảo sát trên 650 phụ nữ mang thai, một nửa trong số đó là những phụ nữ quá cân hay béo phì bắt đầu mang thai. Nghiên cứu này cũng đã tính đến các yếu tố khác ảnh hưởng đến quá trình mang thai như là tuổi tác, tình trạng hút thuốc lá.

Những thai phụ bị béo phì có nguy cơ bị “Hội chứng ống cổ tay” cao gấp 3 lần những người phụ nữ có cân nặng bình thường, điều này xuất hiện do gia tăng lượng dịch gây nên tình trạng căng tức trong cổ tay. Hội chứng ống cổ tay có thể gây ra cảm giác ngứa như kiến bò, đau, cảm giác tê hay khó khăn trong phối hợp các động tác ở tay.

Nghiên cứu này được công bố trên tuần báo Sản phụ khoa Anh Quốc. Nghiên cứu này cũng phát hiện ra rằng những phụ nữ béo phì có nguy cơ bị rối loạn vận động ở khớp mu gấp ba lần bình thường, bệnh này có thể ảnh hưởng lên khớp chậu và nếu nặng có thể khó khăn khi đi lại.

Chi phí điều trị các biến chứng nhẹ ở các thai phụ bị béo phì tăng gần gấp 3 lần so với các phụ nữ có cân nặng bình thường.

Khoảng 1/4 số phụ nữ mang thai bị béo phì. Trung tâm Tommy Nghiên Cứu Về Sức Khỏe Bà Mẹ Và Trẻ Em  thuộc Đại học Edinburgh hiện đang nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tình trạng béo phì trong quá trình mang thai và các phương pháp giúp cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em.

Tình trạng béo phì trong quá trình mang thai ngày càng gia tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý nghiêm trọng như đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật hoặc các trường hợp phải mổ lấy thai. Hơn 1/3 những trường hợp tử vong liên quan đến thai kỳ xảy ra ở những phụ nữ bị béo phì.

(Theo MedicalNewsToday)

]]>
Thừa cân dễ gây hiếm muộn https://omron-yte.com.vn/6587-thua-can-de-gay-hiem-muon/ Fri, 04 Mar 2011 07:45:50 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=6587 Béo phì gây rối loạn kinh nguyệt, không rụng trứng, hiếm muộn, đáp ứng kém với các kỹ thuật điều trị, tăng tỉ lệ sẩy thai, đề kháng insulin, tiểu đường…

Thừa cân dễ gây hiếm muộn 1
Hiện nay, béo phì là một vấn đề lớn về sức khỏe trên thế giới và gần đây bắt đầu xuất hiện ở VN. Nguyên nhân của béo phì được xem là sự phối hợp của yếu tố di truyền và môi trường sống. Lối sống với chế độ dinh dưỡng quá mức; thiếu thể dục, vận động trong đời sống hiện đại ngày càng làm tăng tỉ lệ béo phì.

Càng béo phì càng hiếm muộn

Béo phì có thể là yếu tố nguy cơ của nhiều loại bệnh tật: tiểu đường, bệnh tim mạch, ung thư vú, ung thư tử cung, rối loạn kinh nguyệt, hiếm muộn… Người ta không đánh giá béo phì đơn thuần dựa trên cân nặng mà vấn đề là tình trạng tích tụ mô mỡ.

Dư cân và béo phì có tác động rất lớn đến khả năng sinh sản thông qua các tác động như gây rối loạn kinh nguyệt, không rụng trứng, hiếm muộn, đáp ứng kém với các kỹ thuật điều trị, tăng tỉ lệ sẩy thai, đề kháng insulin, tiểu đường… Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy rằng tình trạng béo phì càng nặng thì khả năng sinh sản càng bị ảnh hưởng nhiều. Không phải tất cả phụ nữ béo phì đều bị hiếm muộn. Nhiều phụ nữ béo phì vẫn có thể sinh con bình thường. Tuy nhiên, nguy cơ hiếm muộn sẽ cao hơn nếu phụ nữ trở nên béo phì. Hội chứng buồng trứng đa nang rất thường gặp ở phụ nữ béo phì. Các triệu chứng thường gặp ở hội chứng này bao gồm hình ảnh buồng trứng có nhiều nang trên siêu âm, kinh nguyệt không đều hoặc không có kinh, mụn trứng cá, béo phì chủ yếu tập trung mỡ ở bụng…

Giảm cân, cách điều trị vô sinh tiết kiệm

Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy giảm cân có thể làm chu kỳ kinh nguyệt trở lại bình thường và có thể có thai tự nhiên, giảm tỉ lệ sẩy thai. Ngoài ra, người ta thấy rằng giảm cân nếu không thể giúp có thai lại cũng làm cho phụ nữ dễ có thai hơn khi điều trị vô sinh. Biện pháp giảm cân thường được áp dụng là tiết chế ăn uống và điều chỉnh lối sống, tăng cường vận động, tập thể dục. Tuy nhiên, giảm cân ở người béo phì là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kiên nhẫn và một ý chí mạnh. Trong trường hợp thất bại với các biện pháp tiết chế ăn uống và điều chỉnh lối sống, người ta thường phối hợp với việc sử dụng thuốc hay trong một số trường hợp phải thực hiện phẫu thuật để giảm béo. So với chi phí cho các kỹ thuật điều trị vô sinh hiện nay, biện pháp giảm cân rõ ràng là một phương pháp rẻ tiền hơn rất nhiều.

Béo phì thường đi kèm với tình trạng kháng insulin. Đây là một yếu tố liên quan chặt chẽ với bệnh tiểu đường. Kháng insulin liên quan đến khối lượng mỡ trong cơ thể, càng béo phì thì tình trạng kháng insulin càng nặng. Kháng insulin hiện nay được xem là nguyên nhân chính dẫn đến các rối loạn về nội tiết và khả năng sinh sản của phụ nữ bị béo phì. Khi phụ nữ có thể giảm cân, tình trạng kháng insulin sẽ được cải thiện.

Các chương trình sức khỏe nên chú trọng vào việc giảm cân và tăng vận động ở các phụ nữ bị dư cân, béo phì. Các biện pháp này sẽ giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, tăng khả năng sinh sản. Ngoài ra, giảm cân còn giúp ngăn ngừa các nguy cơ lâu dài về sức khỏe ở người béo phì như tiểu đường, bệnh tim mạch và một số bệnh ung thư.

Béo phì không chỉ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nữ giới. Trong một nghiên cứu ở Mỹ, nam giới thừa cân, béo phì cũng giảm khả năng sinh sản. Báo cáo này cho thấy nam giới có số BMI (chỉ số khối cơ thể) càng cao thì số lượng tinh trùng càng giảm.

Theo thế giới sức khỏe

]]>
Trẻ béo phì có nguy cơ ngừng thở khi ngủ https://omron-yte.com.vn/6365-tre-beo-phi-co-nguy-co-ngung-tho-khi-ngu/ Wed, 23 Feb 2011 07:45:33 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=6365 Trẻ thừa cân hay béo phì có nguy cơ ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn đường hô hấp. Đây là thông tin đáng để các bậc phụ huynh lưu ý về tình trạng sức khỏe con trẻ.

Trẻ béo phì có nguy cơ ngừng thở khi ngủ 1
S. Mark J Kohker, thuộc Trung tâm nghiên cứu tại Đại học Adelaide (Úc) cho biết: sau khi tiến hành theo dõi giấc ngủ của 234 em trong độ tuổi từ 2 – 18 thường xuyên ngủ ngáy ít nhất 1 đêm/ tuần kết quả cho thấy: tình trạng thừa cân, béo phì của trẻ nhỏ có nguy cơ ngưng thở khi ngủ cao gấp 3,5 lần so với những trẻ em khác.

Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như: trẻ có amydan quá to, sống trong gia đình có người mắc bệnh này.

Ngưng thở khi ngủ là hiện tượng rối loạn hô hấp trong khi ngủ do tắc nghẽn đường hô hấp, làm cản trở luồng khí lưu thông ra vào phổi.

Hơi thở trở nên ngắt mạch, đứt quãng và khó nhọc thường kèm theo biểu hiện ngủ ngáy to tiếng. Nguy cơ này ngày càng tăng cao là nguyên nhân dẫn đến rối loạn hành vi cá nhân, chậm phát triển, rối loạn ứng xử và nhân cách, ảnh hưởng đến việc học tập và các vấn đề sức khoẻ trẻ như tình trạng cao huyết áp.

Theo sức khỏe đời sống

]]>
Tác hại của thừa cân và béo phì như thế nào? https://omron-yte.com.vn/4957-tac-hai-cua-thua-can-va-beo-phi-nhu-the-nao/ Thu, 16 Dec 2010 03:46:22 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=4957 Hậu quả của thừa cân béo phì rất khôn lường, đó là nguyên nhân làm gia các bệnh lý nguy hiểm như bệnh tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp, và các bệnh về xương khớp. Dưới đây là các hậu quả khôn lường của béo phì.

 

Tác hại của thừa cân và béo phì như thế nào? 1

Khi nào béo trở thành béo phì.

Dựa vào chỉ số BMI tính bằng cân nặng cơ thể (kg) chia cho chiều cao bình phương (m)( chuẩn Tổ chức Y tế Thế giới người ra chia ra các mức độ sau

  • BMI dưới 18,5 kg/m2: gọi là thiếu cân, gầy;
  • BMI từ 18,5 – 24 kg/m2: là bình thường;
  • BMI từ 25 – 30: kg/m2: là thừa cân và BMI trên 30 kg/m2: gọi là béo phì.

Các chỉ số này thấp hơn một chút khi áp dụng cho người châu Á. Gần đây với các kỹ thuật đo thành phần cơ thể hiện đại như đo bằng máy hấp thụ năng lượng kép sử dụng tia X (DEXA) cho phép xác định chính xác khối mỡ, khối nạc, khối xương toàn thân, giúp ích nhiều cho chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh. Tuy nhiên, do giá thành còn cao nên chưa được phổ biến rộng rãi.

Thừa cân và béo phì gây hậu quả gì?

Béo phì là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh tật của nhiều cơ quan, bộ phận trong cơ thể như:

  • Hệ tim mạch: Tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não, hẹp tắc động mạch chi.
  • Hệ hô hấp: Giảm thông khí, ngừng thở khi ngủ là một biến chứng rất nguy hiểm.
  • Hệ nội tiết, chuyển hóa: Tình trạng kém dung nạp glucose, kháng insulin, nặng hơn là bệnh tiểu đường, rối loạn chuyển hóa mỡ máu, tăng acid uric gây bệnh gút.
  • Tác động về tâm sinh lý: Tự ti, trầm cảm, khó hòa nhập cộng đồng.
  • Một số bệnh ung thư như ung thư thực quản, trực tràng, vú…

Phòng, điều trị béo phì và các bệnh phối hợp như thế nào?

Mục đích của điều trị thừa cân và béo phì là giảm trọng lượng ở giai đoạn đầu rồi duy trì trọng lượng cơ thể ở mức độ hợp lý ở giai đoạn sau bằng các biện pháp sau:

Chế độ ăn giảm calo: Lượng calo cung cấp giảm từ 20 – 25 % so với tuổi và giới, loại trừ các loại đường hấp thu nhanh và mỡ bão hòa hoặc tương đương với 1.600 – 1.800 kcal/ngày. Mục đích là giảm cân từ từ, không quá nhanh, khoảng 2-3 kg/tháng.

Tăng cường hoạt động thể lực: Luyện tập thể dục, thể thao vừa sức sẽ giúp cơ bắp khỏe mạnh, thuận lợi cho lưu thông mạch máu, giúp cho dinh dưỡng khớp và sụn khớp tốt hơn. Cơ bắp khỏe mạnh sẽ giúp giảm lực đè ép lên các khớp xương trong khi vận động. Nên tập luyện tối thiểu 30 phút/ngày. Những hoạt động thể thao như bơi lội, đi bộ, thể dục nhịp điệu… và các môn thể thao tập thể như bóng đá, bóng chuyền… nên được khuyến khích…

Phẫu thuật: Một số trường hợp nặng, không đáp ứng với các biện pháp trên, phẫu thuật làm hẹp dạ dày sẽ được đặt ra.

Phối hợp với điều trị các bệnh lý đi kèm với béo phì như thuốc chống thoái hóa khớp, thuốc giảm đau, thuốc hạ huyết áp, thuốc hạ mỡ máu…

Theo TS.BS. Đào Hùng Hạnh

]]>
Nguy cơ và tác hại của bệnh béo phì https://omron-yte.com.vn/4946-nguy-co-va-tac-hai-cua-benh-beo-phi/ Thu, 16 Dec 2010 03:37:01 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=4946 Béo phì là một tình trạng sức khoẻ có nguyên nhân dinh dưỡng. Thường thường một người trưởng thành khoẻ mạnh, dinh dưỡng hợp lý, cân nặng của họ đứng yên hoặc giao động trong giới hạn nhất định. Sau đây là một số tác hại và nguy cơ bệnh mà bệnh béo phì mang lại

Nguy cơ và tác hại của bệnh béo phì 1

1. Mất thoải mái trong cuộc sống:

Người béo phì thường có cảm giác bửu bối khó chịu về mùa hè do lớp mỡ dày đã trở thành như một hệ thống cách nhiệt. Người béo phì cũng thường xuyên cảm thấy mệt mỏi chung toàn thân, hay nhức đầu tê buốt ở hai chân làm cho cuộc sống thiếu thoải mái.

2. Giảm hiệu suất lao động:

Người béo phì làm việc chóng mệt nhất là ở môi trường nóng. Mặt khác do khối lượng cơ thể quá nạng nề nên để hoàn thành một động tác, một công việc trong lao động, người béo phì mất nhiều thì giờ hơn và mất nhiều công sức hơn. Hậu quả là hiệu suất lao động giảm rõ rệt so với người thường.

3. Kém lanh lợi:

Người béo phì thường phản ứng chậm chạp hơn người bình thường trong sinh hoạt cũng như trong lao động. Hậu quả là rất dễ bị tai nạn xe cộ cũng như tai nạn lao động.

4. Hai nguy cơ rõ rệt ở người béo phì:

Tỷ lệ bệnh tật cao:

Béo phì là một trong các yếu tố nguy cơ chính của các bệnh mãn tính không lây như: Bệnh mạch vành, đái đường không phụ thuộc insulin, sỏi mật.  Ở phụ nữ mãn kinh, các nguy cơ ung thư túi mật, ung thư vú và tử cung tǎng lên ở những người béo phì, còn ở nam giới béo phì, bệnh ung thư thận và tuyến tiền liệt hay gặp hơn.

Tỷ lệ tử vong cũng cao hơn:

Nhất là trong các bệnh kể trên.
Thừa cân và béo phì còn làm giảm vẻ đẹp của mọi người.

Nguồn :  Khám chữa bệnh

]]>