Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Sat, 20 Aug 2022 03:37:52 +0000 vi hourly 1 Trẻ thở khò khè và các biện pháp khắc phục an toàn https://omron-yte.com.vn/20083-tre-tho-kho-khe/ Tue, 15 Apr 2014 04:22:25 +0000 https://omron-yte.com.vn/20083-tre-tho-kho-khe/ Thời tiết thay đổi thất thường từ nắng sang mưa khiến cho hệ hô hấp non yếu của trẻ nhạy cảm và dễ mắc bệnh hơn. Thở khò khè là một triệu chứng khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Điều trị cho trẻ thở khò khè có nhiều phương pháp, dưới đây là một số phương pháp tự nhiên an toàn các mẹ có thể tham khảo.

Trẻ thở khò khè và các biện pháp khắc phục an toàn 1

Vệ sinh mũi cho trẻ

Nếu trẻ thở khò khè do ngạt mũi thì mẹ có thể bế bé ở tư thế hơi ngửa đầu, nhỏ 2-3 giọt nước mũi sinh lý loại 5ml đã được ngâm ấm hay xịt 1-2 lần loại nước muối sinh lý dạng xịt vào mỗi bên mũi của bé. Sau đó dùng dụng cụ hút mũi mũi hút ra. Nếu không có dụng cụ hút mũi chuyên dụng, các mẹ có thể dùng miệng hút mũi cho bé.

Trường hợp trẻ ngạt mũi nhiều, khó chịu, quấy khóc, nước mũi xanh, mẹ có thể áp dụng phương pháp rửa mũi cho bé. Các mẹ có thể tự làm tại nhà. Để rửa mũi an toàn cho trẻ, mẹ cần thêm 1người hỗ trợ. Đặt bé ở tư thế nằm nghiêng, mặt hơi cúi, một người giữ nhẹ đầu và mông bé để bé không chống đối lại, đồng thời lót một khăn ở dưới má của trẻ.

Chuẩn bị nước muối sinh lý đã ngâm ấm và một hút mũi. Các mẹ nhỏ vào 1 bên mũi của trẻ khoảng 1/3 lọ nước muối sinh lý loại 5ml và nước muối sẽ tự chảy ra ngoài ở lỗ mũi bên đối diện (vì 2 mũi thông nhau). Bạn có thể hỗ trợ hút mũi cho bé để nước mũi đặc của bé ra dễ dàng hơn. Sau đó, bạn đặt bé nằm nghiêng theo chiều ngược lại và làm như vậy thêm một lần nữa.

Nên rửa mũi cho trẻ vào thời điểm sau khi trẻ mới ngủ dậy và trước khi đi ngủ để trẻ dễ thở và ngủ ngon hơn. Ngoài ra, nếu trẻ ngạt mũi nhiều thì có thể áp dụng thêm 1 lần nữa vào buổi trưa.

Vệ sinh mũi cho trẻ 1

Sau khi trẻ khỏi hẳn, nên duy trì việc nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý 1- 2 lần/ngày, nhất là trong những ngày thay đổi thời tiết, những ngày mùa thu…; làm như vậy vừa có tác dụng vệ sinh mũi, vừa duy trì độ ẩm cho mũi của bé. Khi thời tiết giao mùa, các mẹ cần giữ ấm vùng cổ ngực cho bé, chú ý lau khô mồ hôi lưng, trán kịp thời. Bạn cũng có thể lót một khăn xô vào lưng của con, khi nào sờ thấy ẩm thì thay, như vậy sẽ rất tốt cho bé.

Với các trẻ đang bú mẹ thì trẻ cần được bú mẹ đầy đủ để tăng sức đề kháng, trong sữa mẹ có rất nhiều kháng thể tự nhiên giúp bé chống lại các loại bệnh nhất là trong 6 tháng đầu.

Một số thảo dược an toàn cho trẻ

Các mẹ vẫn truyền tai nhau một số thảo dược an toàn mà hiệu quả đối với các trường hợp trẻ bị thở khò khè khi ngủ và có đờm trong cổ họng. Khi sử dụng các loại thảo dược này, các mẹ nên tham khảo thêm những người có kinh nghiệm để đạt hiệu quả cao.

Lá hẹ. Hẹ là một vị thuốc đã được lưu truyền trong dân gian. Theo tài liệu cổ, hẹ có tác dụng bổ can thận, làm ấm lưng gối, dùng làm thuốc chữa tiểu tiện nhiều lần, đái són, di mộng tinh, đặc biệt dùng lá hẹ để trị ho cho trẻ rất hiệu quả. Người ta tường cho lá hẹ và đường phèn vào bát, đem hấp cách thủy, sau đó chắt lấy nước co bé uống. Mỗi lần cho bé uống khoảng 2 – 3 thìa cà phê, uống 2 lần/ngày.

Quả quất. Quất có chứa nhiều pectin, tinh dầu, đường và cá vitamin, có tác dụng chống viêm, long đờm, giảm ho, bình suyễn, kháng khuẩn và kháng virus. Dùng quất ngâm với một chút muối để ngậm hoặc uống, hấp cách thủy quất với đường phèn, mật ong tạo thành siro dễ uống rất tốt cho chữa ho.

Lá húng chanh. Trong lá húng chanh có chứa tinh dầu mà thành phần chủ yếu là cavaron có tác dụng trừ đờm, tiêu độc rất tốt nên có thể dùng chữa ho, trị viêm họng cho bé. Để chữa trị ho, viêm họng, người ta giã dập lá húng, sau đó trộn với 10 ml nước sôi, để cho ngấm rôi gạn lấy nước cho trẻ uống, ngày 2 lần. Hoặc các mẹ cũng có thể rửa sạch lá húng chanh và quất xanh, cho vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn rồi thêm ít đường phèn, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cho bé uống 1-2 lần/ ngày cho đến khi hết ho.

Hạt chanh. Đem hạt chanh giã nhuyễn, trộn với đường phèn và nước lọc, rồi đem hấp cách thủy. Hấp cho đến khi nước sôi hoặc cơm chín là dùng được. Dùng hỗn hợp đã hấp nóng này cho bé uống 1-2 thìa cafe/lần, ngày uống 4-6 lần, bé sẽ rất nhanh giảm ho và tiêu đờm, giúp giảm chứng khò khè.

Củ cải. Chuẩn bị 1 củ cải, 4 hạt hồ tiêu, 3 lát gừng tươi, 1 miếng vỏ quýt khô. Rửa sạch củ cải, thái miếng nhỏ, sắc cùng với 2 thứ kia để uống. Bài này dùng để chữa ho do lạnh, chảy dãi.

Rau diếp cá. Rau diếp cá rửa sạch, cho vào cối giã thật nhuyễn. Cho nước gạo cùng rau diếp cá vào đun sôi, rồi giảm lửa nhỏ. Sau đó, đun tiếp trong khoảng 20 – 30 phút, thỉnh thoảng đảo cho rau nhừ đều. Bắc ra, để nguội, lọc lấy nước cho bé uống. Có thể cho thêm chút đường vào để bé dễ uống. Một ngày, các mẹ cho bé uống từ 2 – 3 lần, uống sau bữa ăn khoảng một giờ đồng hồ. Không nên uống trước hoặc sau bữa sữa của bé.

]]>
Trẻ thở khò khè kéo dài và có đờm trong họng https://omron-yte.com.vn/20080-tre-tho-kho-khe-keo-dai-va-co-dom-trong-hong/ Mon, 14 Apr 2014 09:53:30 +0000 https://omron-yte.com.vn/20080-tre-tho-kho-khe-keo-dai-va-co-dom-trong-hong/ Trẻ thở khò khè kéo dài và có đờm trong họng 1

Trẻ bị ho có đờm, thở khò khè kéo dài luôn làm các mẹ lo lắng vì đây là những triệu chứng có thể liên quan đến một số bệnh lý nghiêm trọng ở đường hô hấp. Vì vậy phụ huynh nên chú ý theo dõi những biểu hiện của con để phát hiện và điều trị kịp thời.

Cách nhận biết trẻ thở khò khè, có đờm

Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ rất yếu và một số cơ quan hô hấp còn chưa phát triển hoàn thiện nên rất dễ mắc các bệnh lý về hô hấp như ho, nghẹt mũi, sổ mũi, đau họng, sốt nhẹ,… Khi các biểu hiện này kéo dài và không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến những biến chứng nặng hơn là ho có đờm, thở khò khè hoặc khó thở. Phụ huynh có thể nhận biết triệu chứng này ở trẻ bằng cách quan sát các biểu hiện sau:

  • Tiếng ho khàn đục và có đờm xuất ra bên ngoài sau khi ho
  • Khò khè là tiếng thở của trẻ có âm sắc trầm nghe rõ nhất khi trẻ thở ra, thở rít và chủ yếu thở bằng miệng
  • Cha mẹ có thể tự nhận biết được khi nghe bằng cách áp sát tai gần miệng trẻ
  • Trẻ khó thở thường biểu hiện bằng tình trạng quấy khóc, khó chịu, nhăn mặt khi thở, cơ thể xanh xao, lạnh, bỏ bú, chán ăn,…

Nguyên nhân trẻ bị thở khò khè

Thở khò khè thường là tình trạng đường thở bị tắc nghẽn gây tiếng thở khò khè. Khoảng 30% trẻ dưới 2 tuổi ít nhất có 1 đợt thở khò khè, 40% trẻ 3 tuổi và 60% ở trẻ 6 tuổi.

Nguyên nhân trẻ bị thở khò khè 1

Những nguyên nhân chính gây tình trạng trẻ sơ sinh bị ho thở khò khè có đờm kèm theo đó là:

Hen suyễn (hen phế quản)

Hen suyễn là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị thở khò khè khi ngủ nếu trẻ dưới 5 tuổi. Hen suyễn (hay còn được gọi là hen phế quản) là tình trạng phế quản bị viêm và co thắt bất thường do một số yếu tố như dị ứng, nhiễm khuẩn, chấn động tinh thần mạnh, tập thể dục quá sức,… Triệu chứng đặc trưng của bệnh là ho có đờm, thở dốc, thở nhanh, thở khò khè, đau tức ngực và khó thở.

Viêm tiểu phế quản, viêm phế quản

Viêm tiểu phế quản thường xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi và khởi phát chủ yếu ở trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi. Đây là bệnh viêm nhiễm cấp tính, xảy ra ở các tiểu phế quản. Các tiểu phế quản là nơi đảm nhiệm vai trò dẫn lưu oxy vào phổi. Vì vậy, khi xảy ra viêm nhiễm ở tiểu phế quản, trẻ sẽ gặp phải một số triệu chứng như: ho, sốt nhẹ, sổ mũi, thở khò khè, khó thở và ho kèm theo đờm

Nếu phụ huynh không con thiệp kịp thời có thể bệnh sẽ tiến triển nặng khiến cho trẻ bị thiếu oxy, chán ăn, bỏ bú, tím tái và tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng như xẹp phổi, viêm phổi và suy hô hấp. Vì vậy, khi phụ huynh nhận thấy các dấu hiệu trên cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Viêm phế quản là tình trạng các ống phế quản bị viêm cấp hoặc mãn tính. Nguyên nhân là do nhiễm virus hoặc một số vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn và H. influenzae. Trẻ bị viêm phế quản có thể bị ho khan, ho có đờm, thở khó khè, khó thở, sốt nhẹ và mệt mỏi. Đây là bệnh lý hô hấp thường gặp và có thể thuyên giảm nhanh sau khi điều trị nhưng với những trường hợp  điều trị chậm trễ trẻ có thể bị viêm phế quản mãn tính và tăng nguy cơ bị viêm phổi.

Viêm phổi

Hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên rất dễ bị virus, vi khuẩn và nấm xâm nhập vào phế nang, gây tiết dịch hoặc mủ gây viêm phổi. Viêm phổi xuất hiện một số triệu chứng như: sốt, ho kèm đờm hoặc mủ, khó thở, đau ngực, nôn mửa, tiêu chảy và ớn lạnh. Viêm phổi là một trong những bệnh lý hô hấp nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nặng nề như tràn dịch màng phổi, áp xe phổi và nhiễm trùng máu.

Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng cũng là một trong những bệnh lý có thể khiến trẻ bị ho kèm đờm, thở khò khè và khó thở. Tuy nhiên viêm mũi dị ứng có mức độ nhẹ hơn so với các bệnh lý phía trên và dễ dàng thuyên giảm sau khi chăm sóc tại nhà.

Trẻ bị viêm mũi dị ứng thường có triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho khan hoặc ho có đờm, hắt hơi nhiều,… Bệnh kéo dài có thể khiến trẻ thở khò khè và khó thở do dịch tiết hô hấp ứ đọng ở lỗ mũi.

Viêm VA

VA là cơ quan miễn dịch nằm ở vòm mũi họng, có chức năng bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng. Tuy nhiên nếu virus và vi khuẩn xâm nhập ồ ạt, VA có thể bị sưng viêm.

Do nằm ở vị trí nối liền giữa vòm họng và mũi nên khi VA bị viêm, trẻ có thể bị sốt, chảy nước mũi, ho có đờm theo triệu chứng khó thở, thở khò khè và thường xuyên thở bằng miệng.

Các bệnh lý khác

Bên cạnh đó, trẻ bị ho có đờm, thở khò khè và khó thở có thể do một số bệnh lý khác như:

  • Phù phổi
  • Dị vật trong đường thở
  • Phế quản bị chèn ép
  • Bệnh lao
  • Dị tật bẩm sinh ở phế quản

Ngoài ra, thở khò khè còn gặp ở trẻ bị viêm phổi, viêm phế quản cấp tính, bệnh tim bẩm sinh, trẻ bị dị vật đường thở, viêm amidan cấp tính, xơ sợi bẩm ính, bất thường sọ hầu bẩm sinh, khối u ở phổi … nhưng những triệu chứng này thường ít gặp hơn.

Cách xử lý khi trẻ bị thở khò khè kéo dài và có đờm trong họng

Tìm gặp bác sĩ ngay để thăm khám

Tìm gặp bác sĩ ngay để thăm khám 1

Thờ khò khè, ho có đờm, khó thở ở trẻ em là triệu chứng có thể bắt nguồn từ những bệnh lý nghiêm trọng như viêm tiểu phế quản, hen suyễn, viêm phổi,… Nếu để chúng kéo dài có thể làm suy giảm chức năng hô hấp và tăng nguy cơ phát sinh các biến chứng nặng nề.

Vì vậy phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân và chỉ định phương pháp điều trị. Với những trẻ có tình trạng sức khỏe nặng, bác sĩ sẽ đề nghị trẻ điều trị nội trú để dễ dàng theo dõi và kịp thời phát hiện biến chứng.

Ngược lại với những trẻ bị ho có đờm, khó thở và thở khò khè do các bệnh hô hấp nhẹ như viêm mũi dị ứng, viêm VA,… bác sĩ có thể kê toa thuốc và hướng dẫn mẹ một số cách chăm sóc, điều trị tại nhà.

Chăm sóc trẻ bị ho đờm, thở khò khè

  • Trước hết, các mẹ cần hiểu được dấu hiệu thở khò khè của bé cũng như phân biệt được tiếng thở khò khè để kịp thời điều trị cho bé.
  • Nếu ở trẻ sơ sinh cần phân biệt tiếng thở khò khè với tiếng thở do tắc mũi do cảm, ho. Trường hợp cảm ho có thể làm thông thoáng mũi trẻ với 2-3 giọt nước muối sinh lý nhỏ mũi, sau đó nghe lại. Trẻ bị nghẹt mũi sẽ thở êm hơn sau khi được làm thông thoáng mũi.
  • Cần theo dõi sát sao biểu hiện bệnh của bé để nhận biết được trường hợp nặng hơn, còn đưa bé đi khám điều trị kịp thời.
  • Trẻ thở khò khè lần đầu tiên, khò khè kèm khó thở, tím tái, rối loạn tri giác, khò khè tái phát cần đưa trẻ đi thăm khám ngay.
  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi bị khò khè, cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay vì đây là triệu chứng bệnh nặng ở lứa tuổi này.
  • Khi trẻ bị khò khè kéo dài, dai dẳng trên 3-4 tuần, cần cho trẻ đến khám bệnh viện chuyên khoa vì nhiều trường hợp cần phải xét nghiệm chuyên sâu để xác định chẩn đoán.
  • Với các trẻ có tiển căn bị suyễn, đột ngột khó thở, khò khè nên đưa bé đi khám sớm.
  • Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc, kể cả thuốc kháng sinh, thuốc lòng đờm hay thuốc kháng viêm … vì có thể không đạt hiệu quả tốt mà có khi còn làm trẻ khò khè nhiều hơn, dẫn đến bệnh nặng hơn.

Mẹo trị ho, thở khò khè cho trẻ tại nhà

Mẹo trị ho, thở khò khè cho trẻ tại nhà 1

Bên cạnh việc uống thuốc điều trị, bố mẹ cũng nên thực hiện một số biện pháp đơn giản tại nhà để làm giảm tình trạng ho, thở khò khè, có đờm, khó thở ở trẻ nhỏ như sau:

  • Vệ sinh mũi, họng hàng ngày: Nên sử dụng nước muối sinh lý NaCI 0,9% để vệ sinh sạch sẽ mũi họng, giúp loại bỏ dịch nhầy, tiêu diệt vi khuẩn, làm thông thoáng đường thở và ngăn ngừa vi khuẩn trú ngụ.
  • Giữ ấm cơ thể: Giữ ấm đường thở đặc biệt là tai, mũi, họng, ngực. Không để gió quạt hay gió điều hòa thổi trực tiếp vào mặt bé.
  • Cho bé uống nhiều nước: Bổ sung nhiều nước cho cơ thể giúp tăng các hoạt động trao đổi chất, làm dịu và ẩm cổ họng, loãng dịch đờm tại họng. Đối với trẻ sơ sinh có thể cho bé tăng cường bú mẹ để nâng cao sức đề kháng cơ thể.
  • Vỗ long đờm: Khi trẻ còn nhỏ, bé không thể biết cách thực hiện đẩy đờm ra khỏi cổ họng một cách an toàn và ít gây tổn thương tới niêm mạc. Do đó mẹ có thể thực hiện vỗ long đờm cho trẻ ở sau lưng phần phổi nhằm làm thông thoáng đường thở tốt hơn.
  • Chườm khăn ấm: Phần lớn trẻ bị bệnh viêm nhiễm đường hô hấp sẽ bị sốt và mệt mỏi. Bố mẹ có thể sử dụng khăn sạch nhúng qua nước ấm rồi vắt khô để chườm vào trán, cổ, nách, bẹn nhằm hạ sốt và giảm ho.
  • Sử dụng tỏi: Tỏi có công dụng tiêu viêm, diệt khuẩn và nâng cao sức khỏe cực tốt. Có thể sử dụng kết hợp nước tỏi chắt pha với sữa ấm để cho bé uống hàng ngày.
  • Massage phần ngực và cổ: Mẹ có thể massage nhẹ nhàng vùng ngực và cổ cho bé trước khi đi ngủ để làm ấm đường thở, từ đó giúp bé bớt khó thở và khò khè hơn.

Phòng ngừa chứng ho có đờm, thở khò khè ở trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ có thể bị ho có đờm, khò khè và khó thở nhiều lần trong năm do hệ miễn dịch và cơ quan hô hấp của trẻ chưa phát triển toàn diện như người trưởng thành. Chính vì vậy phụ huynh nên chủ động thực hiện một số biện pháp phòng ngừa sau:

  • Có thể tiêm vaccine cho trẻ để ngăn ngừa một số bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.
  • Giữ ấm cơ thể cho trẻ khi thời chuyển lạnh, đồng thời tránh để trẻ tiếp xúc với người nhiễm bệnh.
  • Giữ vệ sinh răng miệng cho bé. Ngoài ra bạn nên hướng dẫn những trẻ lớn thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn hoặc sau khi chạm vào các thiết bị công cộng.
  • Nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ bằng cách khuyến khích trẻ chơi thể thao và ăn uống điều độ.
  • Tránh để trẻ tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng như phấn hoa, lông chó mèo, mạt bụi,… Đồng thời nên vệ sinh không gian sống thường xuyên, trồng nhiều cây xanh và sử dụng máy lọc không khí để giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp.
  • Khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột, bạn nên dùng máy tạo độ ẩm để giảm kích thích lên niêm mạc mũi của trẻ.
  • Điều trị dứt điểm các bệnh lý hô hấp thường gặp như cảm, cúm, viêm họng, viêm amidan,… để giảm thiểu các biến chứng như viêm phế quản và viêm phổi.

Bài viết đã tổng hợp một số bệnh lý có thể khiến trẻ bị ho có đờm, khò khè và khó thở, đồng thời hướng dẫn một số biện pháp khắc phục và phòng ngừa. Hy vọng qua những thông tin trên, phụ huynh có thể dễ dàng nhận biết bệnh lý, từ đó chủ động hơn trong việc thăm khám và điều trị cho trẻ.

Nguồn : Tổng hợp

]]>
Thở khò khè không nên ăn gì? https://omron-yte.com.vn/19724-tho-kho-khe-khong-nen-an-gi/ Sun, 29 Dec 2013 14:44:10 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=19724 Chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày rất quan trọng với người khỏe mạnh bình thường và cả với những người đang bị bệnh. Thay vì được ăn các món mình thích thì người bệnh thường phải chú ý hơn trong chế độ ăn uống của mình. Với những trường hợp người bị thở khò khè cũng không ngoại lệ. Cần phải kiêng kị hạn chế một số thức ăn như sau:

Những thực phẩm không nên với người bị thở khò khè

Rượu vang: Các bác sỹ khuyên rằng, người đang bị thở khò khè đặc biệt là hen suyễn không nên uống rượu vang dù chỉ là một lượng nhỏ.

Bia: Cũng giống như rượu vang, bia hoàn toàn không có tác dụng tích cực với người đang bị thở khò khè và người bị hen suyễn. Vậy nên người bệnh nên tránh uống bia rượu trong thời gian này.

Thực phẩm chứa tinh bột: Một số thực phẩm chứa nhiều tinh bột như chuối, khoai tây chiên, đồ ăn nhẹ có phủ lớp bột bắp. Chuối có lượng tinh bột cao, khoai tây chiên cũng chứa nhiều tinh bột nên cần hạn chế. Nếu quá thích ăn khoai tây bạn có thể nghĩ đến món khoai tây luộc nhưng cũng nên ở mức độ vừa phải.

Những thực phẩm không nên với người bị thở khò khè 1

Khoai tây chiên không tốt cho người bị hen suyễn

Quả dứa: Người ta nói quả dứa không tốt cho người bị thở khò khè vì các axít có trong quả dứa được coi là nguy hiểm cho bệnh nhân hen suyễn .

Ớt, đồ chua: Ớt và các loại đồ chua như dưa chua khó mà có thể nói không trong các bữa ăn. Thế nhưng người bị thở khò khè lại rất cần hạn chế các thực phẩm này.

Các thực phẩm dễ gây dị ứng : Những thực phẩm dễ gây dị ứng có thể khiến bệnh bùng phát có khi làm co thắt thanh quản gây khó thở. Vậy nên khi bị thở khò khè, hãy chắc chắn rằng bạn không ăn bất kỳ thức ăn có thành phần dễ gây dị ứng nào.

Tôm đông lạnh: Người bị thở khò khè hoặc mắc bệnh xuyễn cũng không nên ăn các món ăn làm từ tôm đông lạnh, loại hải sản này chứa rất nhiều chất bảo quản không tốt cho phổi. Nếu bạn muốn ăn thì bạn nên ăn lúc tôm còn tươi.

Ngoài ra, người bị thở khò khè cũng nên hạn chế các chất béo omega 6 có trong thực phẩm được nấu chín với dầu thực vật hoặc dầu đậu nành.

Đọc tiếp: Cách nhận biết và xử lý khi trẻ bị thở khò khè

Theo Omron-yte (st)

]]>
Cách nhận biết và xử lý khi trẻ bị thở khò khè https://omron-yte.com.vn/19720-cach-nhan-biet-va-xu-ly-khi-tre-bi-tho-kho-khe/ Sat, 28 Dec 2013 02:05:36 +0000 https://omron-yte.com.vn/19720-cach-nhan-biet-va-xu-ly-khi-tre-bi-tho-kho-khe/ Thở khò khè là tình trạng tiếng thở của trẻ bất thường, thường xảy ra khi bé bị tắc nghẽn đường hô hấp. Thở khò khè thường xảy ra ở trẻ dưới 2-3 tuổi vì ở lứa tuổi này phế quản có kích thước còn nhỏ lại dễ bị co thắt, phù nề, tiết dịch và nghẽn tắc khi bị viêm nhiễm. Dưới đây là  một số dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi trẻ bị thở khò khè.

Cách nhận biết và xử lý khi trẻ bị thở khò khè 1

Cách nhận biết trẻ bị thở khò khè

Bạn có thể nhận biết trẻ có bị thở khò khè hay không bằng cách áp sát tai gần miệng của trẻ, khi đó trẻ bị thở khò khè có âm thanh phát ra gần giống như tiếng ngáy, tiếng nhạc…Khi nặng hơn, có thể thấy trẻ thở ra kéo dài, gắng sức.

Một số trường hợp bạn khó có thể nghe được bằng tai trần. Lúc này bạn cần phải nhờ bác sỹ can thiệp bằng cách dùng ống nghe để phát hiện trẻ có bị thở khò khè hay không.

Với trẻ sơ sinh dễ nhầm lẫn thở khò khè với tiếng thở do tắc mũi. Với các trường hợp trẻ bị tắc mũi thì bạn có thể làm thông thoáng mũi trẻ với 2-3 giọt nước muối nhỏ mũi, sau đó nghe lại. Trẻ bị nghẹt mũi sẽ thở êm hơn sau khi được làm thông thoáng mũi còn trẻ thở khò khè thì không như vậy.

Cách nhận biết trẻ bị thở khò khè 1

Các nguyên nhân khiến trẻ bị thở khò khè

Thường thì trẻ bị thở khò khè là do trẻ có bệnh lý tắc nghẽn đường hô hấp dưới, từ đoạn khí quản ngực đến các phế quản nhỏ. Trẻ bị triệu chứng này thường gặp nhất là bệnh suyễn, viêm tiểu phế quản, viêm phổi. Ở các trẻ dưới 6 tháng, nguyên nhân thường gặp nhất là viêm tiểu phế quản. Còn ở trẻ trên 18 tháng tuổi, nguyên nhân thường gặp nhất là suyễn.

Ngoài ra, trẻ bị thở khò khè cũng có thể do một số nguyên nhân hiếm gặp như dị vật đường thở, một số dị tật bẩm sinh của phế quản, phế quản bị chèn ép … Trong trường hợp này, trẻ có triệu chứng khò khè dai dẳng, kéo dài.

Cách xử lý khi trẻ bị thở khò khè

Thở khò khè là dấu hiệu bất thường nên bạn không thể bỏ qua khi trẻ có xuất hiện triệu chứng này. Bạn nên đưa trẻ tới thăm khám để xác định nguyên nhân và điều trị phù hợp, nhất là trong các trường hợp khò khè lần đầu tiên, thở khò khè kèm khó thở, tím tái, rối loạn tri giác, khò khè tái phát..

Trường hợp trẻ 3 tháng tuổi bị thở khò khè, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay vì đây là triệu chứng bệnh nặng ở lứa tuổi này.

Khi trẻ bị khò khè kéo dài, dai dẳng đặc biệt là những trẻ kéo dài 4 tuần,  cần cho trẻ đến khám bệnh viện chuyên khoa. Nhiều trường hợp cần phải làm xét nghiệm chuyên sâu để xác định chẩn đoán cho chính xác.

Bạn đặc biệt không nên tự ý dùng thuốc, kể cả các loại thuốc kháng sinh, long đàm, kháng viêm,… vì có thể sẽ không đạt hiệu quả tốt mà có khi còn làm trẻ khò khè nhiều hơn, bệnh nặng hơn

Vậy nên lời khuyết tốt nhất cho bạn trong trường hợp trẻ bị thở khò khè là nên đưa trẻ tới gặp bác sỹ. Bác sỹ sẽ giúp bạn chẩn đoán nguyên nhân và tình hình hiện tại của trẻ rồi đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Omron-yte.com.vn (Tổng hợp)

]]>
Không thể chủ quan với hiện tượng thở khò khè ở trẻ https://omron-yte.com.vn/19366-khong-the-chu-quan-voi-hien-tuong-tho-kho-khe-o-tre/ Wed, 20 Nov 2013 23:53:17 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=19366 Khi trẻ có các triệu chứng bất thường ở đường hô hấp như thở khò khè, khó thở, thở nhanh, thở gấp …. đều là những dấu hiệu mà các mẹ không nên chủ quan bỏ qua đặc biệt là hiện tượng thở khò khè. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị thở khò khè, một số bị hen suyễn, một số bị viêm tiểu phế quản, khi bé nhà bạn rơi vào tình trạng này cần hiểu đúng và có cách xử trí khoa học.

Không thể chủ quan với hiện tượng thở khò khè ở trẻ 1

Thở khò khè có thể là dấu hiệu bệnh lý

Không quá khó để phát hiện ra trẻ bị thở khò khè, trẻ có tiếng thở bất thường, có âm sắc trầm nghe rõ nhất khi trẻ thở ra, có thể nghe rõ bằng cách áp sát tai gần miệng trẻ. Khi nặng hơn, có thể thấy trẻ thở ra kéo dài, gắng sức. Cũng có một số trường hợp không thể nghe rõ bằng tai, khi đó, cần tới bác sỹ qua các ống nghe.

Trẻ bị thở khò khè rất hay bị nhầm lẫn với trẻ bị nghẹt mũi. Trẻ nhỏ sức đề kháng kém, rất dễ bị ho cảm làm trẻ thở khụt khịt, với các trường hợp này các mẹ chỉ cần nhỏ vài giọt nước muối sinh lý, sau đó nghe lại sẽ thấy tiếng thở của trẻ dễ chịu hơn. Trẻ bị nghẹt mũi sẽ thở êm hơn sau khi được làm thông thoáng mũi. Còn trẻ bị thở khò khè thì không như vậy.

Thở khò khè có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Thường gặp nhất là hen phế quản (hay còn gọi là suyễn, thường gặp nhất ở trẻ trên 18 tháng tuổi), viêm tiểu phê quản, viêm phổi (thường gặp ở bé dưới 6 tháng tuổi). Ngoài ra còn có các nguyên nhân hiếm gặp khác như dị vật đường thở, một số dị tật bẩm sinh của phế quản, phế quản bị chèn ép …

Khi nào trẻ thở khò khè là trường hợp nguy hiểm?

Thở khò khè có thể là dấu hiệu báo trước của một số bệnh lý, vậy nên các mẹ không nên chủ quan. Hãy đưa trẻ đi khám bác sỹ nếu thấy trẻ rơi vào một trong số các trường hợp sau:

  • Trẻ thở khò khè lần đầu tiên, khò khè kèm theo khó thở, tím tái, rối loạn tri giác, vật vã, bứt rứt, hay li bì, và sau đó khò khè lại tiếp tục tái phát.
  • Với các trẻ dưới 3 tháng tuổi bị thở khò khè, cần đưa tới bệnh viện ngay vì đây là có thể là triệu chứng bệnh nặng.
  • Trẻ bị khò khè kéo dài, dai dẳng từ 3-4 tuần, lúc này trẻ cần được khám tại chuyên khoa vì nhiều trường hợp trẻ cần được làm xét nghiệm chuyên sâu để có xác định chuẩn xác.

Cũng nên lưu ý thêm rằng, không nên tự ý dùng thuốc kể cả các loại thuốc kháng sinh, thuốc long đờm, kháng viêm cho trẻ vì có thể những thuốc đó không những không đạt hiệu quả mà còn làm trẻ thở khò khè nhiều hơn, dẫn tới bệnh nặng hơn. Mọi lưu ý trong quá trình điều trị cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sỹ.

Omron-yte.com.vn (Tổng hơp)

]]>