Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Fri, 30 Jun 2023 06:28:43 +0000 vi hourly 1 Bệnh cao huyết áp nên ăn gì và không nên ăn gì? https://omron-yte.com.vn/1731-cao-huyet-ap-nen-an-gi/ Fri, 11 Jun 2021 01:11:10 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=1731 Để chữa bệnh cao huyết áp, ngoài các biện pháp dùng thuốc, tập luyện thì việc lựa chọn một chế độ ăn uống phù hợp không thể thiếu với bệnh này? Vậy người cao huyết áp nên ăn gì và không nên ăn gì? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây!

Bệnh cao huyết áp nên ăn gì và không nên ăn gì? 1

Bệnh cao huyết áp – Kẻ giết người thầm lặng

Cao huyết áp là căn bệnh gây tử vong xếp hàng thứ hai sau ung thư và là nguyên nhân tử vong cao nhất trong nhóm các bệnh về tim mạch. Theo thống kê gần đây, tỷ lệ người mắc cao huyết áp chiếm 30% dân số thế giới. Bệnh được coi là “kẻ giết người thầm lặng” vì việc phát hiện và kiểm soát bệnh còn rất hạn chế.

Nếu phát hiện và có biện pháp điều trị kèm theo việc bổ sung một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, kiểm soát tốt huyết áp, người bệnh vẫn có sức khỏe tốt và hầu như không ảnh hưởng đến tuổi thọ cũng như chất lượng cuộc sống. Khi được chẩn đoán bị cao huyết áp người bệnh nên tuân thủ chế độ điều trị nghiêm ngặt, theo dõi thường xuyên và giữ nhịp độ sinh hoạt, ăn uống thích hợp.

Nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh cao huyết áp

Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp. Do đó, người bệnh cần bổ sung một chế độ ăn hợp lý để sớm đưa huyết áp trở về mức bình thường.

Nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh cao huyết áp 1

Theo đó, người bệnh cần thực hiện các nguyên tắc chính của chế độ ăn như sau:

  • Giảm muối, giảm chất béo, giảm uống rượu bia.
  • Tăng cường sử dụng thực phẩm giàu canxi; giàu kali và giàu các chất bảo vệ.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, thường xuyên vận động, giảm căng thẳng và bỏ thuốc lá.

Cụ thể, chế độ ăn cần tăng và giảm tương ứng theo liều lượng như sau:

  • Mỗi ngày cần tiêu thụ khoảng 6g muối.
  • Hạn chế thực đơn có chứa nhiều calo, nhất là với những người thừa cân béo phì, chỉ nên tiêu thụ ở mức 35 – 40kcal/kg cân nặng.
  • Duy trì lượng lipid ở mức 25 – 40g/ngày. Nên dùng lipid thực vật, ví dụ như loại dầu và các hạt có dầu.
  • Giữ cân bằng lượng protein ở mức 60 – 70g/ngày, nên dùng protein thực vật, không nên ăn quá nhiều protein động vật.
  • Chế độ ăn low carb.
  • Bổ sung lượng Glucid khoảng 300 – 350g /ngày.
  • Cân bằng năng lượng cho cơ thể đảm bảo tỷ lệ %: 12 – 15% protein; lipid: 15 – 20% và glucid: 65 – 70% năng lượng khẩu phần.
Theo đó, chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho người huyết áp cao là tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu magiê, kali, và canxi. Bạn nên ăn những đồ ăn giàu protein chứa ít chất béo, các loại ngũ cốc, trái cây và rau xanh. Ngoài ra, cần hạn chế ăn mặn, ngọt cũng như tránh sử dụng rượu bia và chất kích thích.

Bệnh cao huyết áp nên ăn gì?

Bên cạnh việc dùng thuốc để duy trì huyết áp ở mức bình thường, theo các chuyên gia những người cao huyết áp nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm sau đây:

Các loại rau xanh

Các loại rau xanh 1

Rau xanh là nguồn thực phẩm tốt cho sức của tất cả mọi người. Các loại rau lá xanh không chỉ nổi tiếng với hàm lượng axit folic dồi dào mà còn cung cấp nguồn kali phong phú. Bổ sung kali cho cơ thể sẽ giúp thận đẩy nhanh quá trình đào thải muối trong nước tiểu, từ đó giúp huyết áp giảm.

Một số loại ra lá xanh có hàm lượng kali cao bao gồm: rau diếp, cải xoăn, rau chân vịt, cải cầu vồng, cải búp…

Một số loại quả

  • Táo: mỗi ngày nên ăn 3 quả hoặc ép lấy nước uống 3 lần, mỗi lần chừng 50ml.
  • Lê: mỗi ngày nên ăn đều đặn từ 1 – 2 quả hoặc ép lấy nước cốt uống.
  • Nho: rất tốt cho người bị cao huyết áp, kể cả nho tươi hoặc nho khô, vì trong thành phần có chứa nhiều muối kali nên có công dụng giảm áp, lợi niệu và bồi phụ lượng kali mất đi do dùng các thuốc lợi tiểu Tây y.
  • Việt quất: Việt quất rất giàu chất tự nhiên flavonoid. Một nghiên cứu về mối liên hệ giữa bổ sung flavonoid và huyết áp cho thấy, thường xuyên bổ sung flavonoid có thể giúp ngăn ngừa cao huyết áp hiệu quả.
  • Chuối tiêu: Giống như các loại rau lá xanh, chuối cũng rất giàu kali. Mỗi ngày bạn có thể ăn 1 – 2 quả chuối hoặc có thể kết hợp yến mạch để tạo thành 1 bữa sáng bổ sung kali cho cơ thể.
  • Dưa chuột: nên dùng dưới dạng ăn sống hoặc chế thành dưa góp, nhưng chú ý không quá nhiều muối.
  • Dưa hấu: rất thích hợp cho người cao huyết áp vào mùa hè vì có tác dụng thanh nhiệt.
  • Mã thầy: mỗi ngày dùng 60-120g rửa sạch, ép lấy nước, chia uống 3 lần trong ngày hoặc dùng 120g sắc uống cùng với hải tảo 60g, uống thay trà trong ngày.

Sữa tách béo và sữa chua

Sữa tách béo và sữa chua 1

2 nhân tố quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của người cao huyết áp là canxi và những thực phẩm ít chất béo. Vì thế, sữa chua và sữa tách béo chính là lựa chọn hoàn hảo cho người bệnh cao huyết áp. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, bổ sung một phần sữa chua mỗi ngày có thể giảm 20% nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp.

Các loại hạt

Các loại hạt không chỉ cung cấp kali cho cơ thể mà các loại hạt còn chứa magiê và nhiều khoáng chất khác cũng có tác dụng hạ huyết áp. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng các loại hạt tươi hoặc chưa được tẩm muối. Bạn có thể bổ sung một số loại hạt sau vào bữa ăn nhẹ: hạt hướng dương, hạt dẻ, quả óc chó, hạt bí…

Yến mạch

Yến mạch là món ăn giàu chất xơ và hàm lượng chất béo cũng như natri cũng thấp nên rất có lợi cho người bệnh cao huyết áp. Chính vì thế, người bệnh cao huyết áp có thể yên tâm sử dụng. Đây là thực phẩm giúp bổ sung nhiều năng lượng cho cơ thể, nên bạn có thể sử dụng chúng vào buổi sáng.

Cá béo

Cá béo 1

Các loại cá béo như: cá thu, cá hồi chứa nhiều axit béo omega-3 và là một nguồn protein nạc tuyệt vời. Các loại cá béo có thể hạ huyết áp, giảm viêm, giảm nồng độ triglyceride “xấu” trong máu. Ngoài omega-3, cá hồi cũng là một trong số ít những thực phẩm chứa vitamin D, dưỡng chất có tác dụng hạ huyết áp.

Tỏi và các loại gia vị thảo mộc

Tỏi chứa nitric oxide thúc đẩy giãn mạch, mở rộng các động mạch giúp giảm huyết áp. Sử dụng các loại gia vị thảo mộc khi chế biến thức ăn có thể giúp bạn cắt giảm bớt lượng muối không cần thiết.

Dầu ô liu

Dầu ô liu chứa polyphenol, là các hợp chất chống viêm có thể giúp làm giảm huyết áp. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học Mỹ cho thấy, khi kết hợp các loại chất béo chưa bão hòa chứa nhiều trong dầu ô liu và các loại rau tươi có thể tạo ra một loại axit béo giúp hạ huyết áp.

Chocolate đen

Chocolate đen chứa hơn 60% chất ca cao rắn và ít đường hơn chocolate thông thường. Một nghiên cứu vào năm 2015 cho thấy bổ sung 100g chocolate đen mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Bạn có thể thêm chocolate đen vào sữa chua hoặc ăn chocolate cùng với trái cây như dâu tây, quả việt quất hoặc quả mâm xôi như một món tráng miệng lành mạnh.

Ngoài ra, người bị cao huyết áp còn nên trọng dụng một số thực phẩm khác như: ngô (bắp) đặc biệt là râu ngô, vừng (mè), hạt sen, ngó sen, củ cải, đậu tương, cải xanh, bắp cải, dầu thực vật, trà tâm sen, trà hoa hòe, trà thảo quyết minh, trà cúc hoa, trà bạch cúc, trà kỷ tử, mật ong… và không nên hoặc hạn chế dùng một số thực phẩm như: lòng đỏ trứng, não động vật, gan dê, thịt chim sẻ, thịt dê, thịt chó, thận lợn, mỡ động vật, rượu trắng, dưa hoặc cà muối mặn, thuốc lá, cà phê, trà đặc, hạt tiêu, ớt, gừng…

Bệnh cao huyết áp không nên ăn gì?

Bệnh cao huyết áp không nên ăn gì? 1

Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, người bệnh cao huyết áp không nên dùng các chất sau:

Muối

Muối đứng đầu danh sách thực phẩm không nên bổ sung cho người bệnh cao huyết áp. Nguyên nhân là vì muối làm tăng tính thấm của màng tế bào và gây tăng nước trong thành tế bào, thành mạch tăng cương lực gây co mạch, sức cản ngoại vi tăng gây tăng huyết áp và không tốt cho tim mạch. Những người bị tăng huyết áp chỉ nên dùng tối đa 1.500mg muối mỗi ngày.

Theo cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) có đến 75% lượng muối được hấp thu vào cơ thể là từ nguồn thực phẩm đóng gói. Một số thực phẩm chế biến sẵn chứa rất nhiều muối bao gồm:

  • Thịt nguội
  • Bánh pizza đông lạnh
  • Nước ép rau củ
  • Súp đóng hộp
  • Sản phẩm cà chua đóng hộp hoặc đóng chai

Đường

Đường là nguyên nhân dẫn đến tình trạng béo phì. Khi bị béo phì, các dây thần kinh giao cảm bị căng thẳng, các hormone (adrenaline, noradrenaline,…) làm tăng huyết áp được tiết ra nhiều hơn và dẫn đến tình trạng huyết áp cao.

Hiện tại, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị phụ nữ nên bổ sung 24g đường mỗi ngày và đàn ông là 36g đường mỗi ngày.

Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ

Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ 1

Đồ ăn chiên, rán chứa nhiều dầu mỡ không tốt cho người cao huyết áp, đặc biệt là dầu mỡ từ động vật vì chúng là tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và huyết áp tăng cao.

Nội tạng động vật

Nội tạng động vật có chứa hàm lượng cholesterol và chất béo bão hòa cao hơn so với thịt. Ăn nhiều thực phẩm này có thể làm tăng mỡ máu, mắc các bệnh tim mạch và tăng huyết áp.

Rượu

Bởi vì rượu làm cho tim đập nhanh hơn, mạch máu co lại, huyết áp tăng cao và làm cho muối canxi đọng lại ở thành mạch, gây xơ cứng động mạch. Vì vậy người bệnh cao huyết áp cần phải tuyệt đối kiêng rượu.

Thuốc lá

Hút thuốc là một trong những yếu tố làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp và làm giảm lượng oxy cần thiết đến các tế bào và các cơ quan trong cơ thể, đồng thời hút thuốc làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.

Cafe

Trong cafe có chứa một chất gọi là caphein, nếu uống nhiều sẽ làm kích thích nhịp đập của tim làm tăng huyết áp.

Trà đặc

Trà đặc cũng là một nước uống mà bệnh nhân cao huyết áp cần phải kiêng, nhất là loại hồng trà đặc, vì nó có nhiều chất kiềm có thể gây hưng phấn đại não, gây bất an, mất ngủ, làm tim đập loạn nhịp, huyết áp tăng cao. Ngược lại bệnh nhân nên uống trà xanh sẽ rất có lợi cho việc điều trị cao huyết áp.

Trên đây là một số thực phẩm nên và không nên bổ sung cho người bệnh cao huyết áp mà bạn nên biết để phòng ngừa nếu có người thân hoặc chính bản thân bạn bị cao huyết áp. Ngoài ra để chữa cao huyết áp hiệu quả bệnh nhân cần kết hợp với dùng thuốc và các bài luyện tập hỗ trợ điều trị bệnh.

]]>
Những thực phẩm không tốt cho người cao huyết áp https://omron-yte.com.vn/18673-thuc-pham-khong-tot-cho-nguoi-cao-huyet-ap/ Wed, 14 Aug 2013 08:47:53 +0000 https://omron-yte.com.vn/18673-thuc-pham-khong-tot-cho-nguoi-cao-huyet-ap/ Cao huyết áp được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” bởi diễn biến âm thầm và có liên quan đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Khi phát hiện mình bị cao huyết áp, ngoài việc điều trị bằng thuốc, người bệnh cần chú ý khi ăn uống, đặc biệt cần tránh những thực phẩm dễ làm cho huyết áp tăng cao.

Những thực phẩm không tốt cho người cao huyết áp 1

Người bệnh cao huyết áp cần có chế độ ăn uống, luyện tập phù hợp

Tham khảo trước thông tin về: Bệnh cao huyết áp

Những thực phẩm không tốt cho người cao huyết áp

Rượu: Rượu khi đi vào cơ thể khiến tim đập nhanh hơn, mạch máu co lại, huyết áp tăng và làm cho muối canxi cholesterol đọng lại ở thành mạch, tạo ra xơ cứng động mạch. Người bị nghiện rượu có nguy cơ cao bị xơ cứng động mạch và huyết áp cao.

Trà đặc: Trà đặc, đặc biệt là hồng trà dặc có chứa nhiều chất kiềm, có thể làm cho đại não hưng phấn, bất an, mất ngủ, tim đập loạn nhịp, huyết áp tăng cao. Vậy nên người bị cao huyết áp không nên uống trà đặc. Nếu bạn không thể từ bỏ trà đặc có thể thay thế bằng trà xanh, nhiều tài liệu đã chỉ ra công dụng của trà xanh tốt trong quá trình điều trị bệnh cao huyết áp.

Thịt chó: Thịt chó được rất nhiều người ưa chuộng, thịt chó vừa giầu đạm lại vừa ăn ngon, là thứ mồi nhậu tuyệt vời cho nam giới. Nhưng theo Đông y, thịt chó ôn thận, trợ dương, làm tăng sự âm suy dương thịnh dẫn tới cao huyết áp. Vậy nên người bị cao huyết áp cũng không nên ăn nhiều loại thực phẩm này.

Muối: Đã có khá nhiều tài liệu nói người bệnh cao huyết áp không nên ăn mặn. Bởi trong muối ăn có natri làm tiết ra nhiều dịch tế bào, dẫn đến tim đập nhanh, huyết áp cao. Vậy nên người đã bị huyết áp cao thì nên giảm lượng muối ăn hàng ngày.

Những thực phẩm không tốt cho người cao huyết áp 1

Người bị cao huyết áp không nên ăn mặn

Thực phẩm cay và tinh : Thực phẩm cay và tinh không tốt cho người bị cao huyết áp. Vì chúng có thể khiến việc đi ngoài khó khăn hơn, dẫn đến táo bón. Người bệnh cao huyết áp lúc đi ngoài bị táo bón sẽ làm cho huyết áp tăng lên, có nguy cơ dẫn đến xuất huyết não.

Protein động vật : Đó là các phủ tạng động vật như gan, tim, bầu dục … vì các thực phẩm này dễ sinh ra độc tố khiến huyết áp bất ổn. Với người bị cao huyết áp,có thể bổ sung các loại tôm, cá, và các loại rau quả tươi.Thức ăn có nhiều năng lượng

Thức ăn nhiều năng lượng: Các loại thực phẩm như đường glucô, đường mía, chocolate và các loại thức ăn nhanh… làm tăng nguy cơ dẫn tới thừa cân, béo phì từ đó làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp.

Mỡ và cholesterol : Các loại thực phẩm chiên rán, thịt mỡ, phủ tạng động vật dễ dẫn tới máu nhiễm mỡ, khiến động mạch xơ cứng, làm tăng huyết áp.

Thịt gà : Thật sự thịt gà không tốt cho người bị cao huyết áp bởi nếu ăn nhiều thịt gà sẽ khiến cho cholesterol và huyết áp tăng cao. Vậy nên người bệnh nên hạn chế ăn thịt gà để tránh tình trạng bệnh nặng thêm.

Đó là danh sách các thực phẩm không tốt cho người bị cao huyết áp. Vậy người bị cao huyết áp nên ăn gì? Mời bạn đọc theo dõi tại : Người bệnh cao huyết áp nên ăn gì?

Vậy người bị cao huyết áp nên làm gì?

Đi bộ: Đi bộ là hình thức tập luyện rất tốt cho người bị cao huyết áp, giúp giảm áp lực trong máu và giúp tim sử dụng được nhiều oxy hơn gấp 4-5 lần so với bình thường. Các chuyên gia khuyên bạn nên đi bộ đều đặn mỗi ngày từ 15 đến 30 phút sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch và những biến chứng huyết áp cao gây ra.

Vậy người bị cao huyết áp nên làm gì? 1

Đi bộ 15 phút mỗi ngày rất tốt cho người bị cao huyết áp

Tập hít thở sâu: Tuy là một thao tác rất đơn giản nhưng hít thở sâu lại có tác dụng to lớn là bình ổn huyết áp. Hít thở sâu vừa có tác dụng giảm stress và cũng tạo cơ hội cho bạn kiểm soát huyết áp của chính mình. Để vận dụng hít thở sâu một cách tối đa, bạn có thể dành khoảng 10 phút vào mỗi tối hoặc sáng để hít thở, nên nhớ hít thở càng sâu càng tốt và nếu có điều kiện bạn có thể tham gia thêm lớp học yoga.

Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý: Các thực phẩm tốt cho người bệnh cao huyết áp có thể kể tới như cần tây, cải cúc, rau muống, măng lau, cà chua, cà tím, cà rốt, nấm hương, tỏi, mộc nhĩ…..Người bệnh nên ăn chậm nhai kỹ, ăn nhiều vào buổi sáng, hạn chế ăn muối và các thực phẩm không tốt như đã nêu ở trên.

Omron-yte.com.vn (Tổng hợp)

]]>
Lựa chọn thực phẩm tốt cho người cao huyết áp https://omron-yte.com.vn/10418-lua-chon-thuc-pham-tot-cho-nguoi-cao-huyet-ap/ Fri, 30 Sep 2011 07:20:55 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=10418 Lối sống lành mạnh cùng chế độ dinh dưỡng đúng đắn có thể giúp bạn kiểm soát chứng cao huyết áp.

Lựa chọn thực phẩm tốt cho người cao huyết áp 1
Huyết áp cao là một trong những bệnh phổ biến nhất. Một số người khi mới chớm bệnh có thể bị đau đầu, hoa mắt, chóng mặt hoặc chảy máu cam. Tuy nhiên, những dấu hiệu và triệu chứng thông thường không xuất hiện cho đến khi huyết áp đã tăng cao, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng.

Huyết áp bình thường là 120/80, chỉ số 120 là huyết áp tâm thu và 80 là huyết áp của tâm trương. Chỉ số của tâm thu cao hơn 140mm Hg và chỉ số tâm trương từ 90mm Hg trở lên được cho là cao.

Huyết áp cao có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân như: di truyền, do gen, do chế độ ăn uống có nhiều muối, không hoạt động, béo phì, sử dụng chất cồn quá mức, chế độ ăn thiếu kali.

Những lưu ý trong chế độ ăn

Lối sống lành mạnh cùng chế độ dinh dưỡng đúng đắn có thể giúp bạn kiểm soát chứng cao huyết áp. Hãy áp dụng một số bí quyết sau:

  • Chế độ ăn chay sẽ giúp giảm mức huyết áp đồng thời hạn chế nguy cơ mắc phải chứng cao huyết áp cũng như những căn bệnh về tim mạch khác. Các chuyên gia công nhận rằng chế độ ăn chay điển hình có chứa nhiều kali, hợp chất tinh bột, các chất béo đơn không no, chất xơ, canxi, magiê, viatmin C và A. Đây đều là những chất có ảnh hưởng tốt tới huyết áp.
  • Ăn nhiều rau tươi hoặc đông lạnh thay vì chọn những loại rau, củ đóng hộp. Nếu buộc phải dùng đồ hộp, bạn nên rửa chúng dưới vòi nước trong vòng 2-3 phút trước khi chế biến. Đây là cách nhằm loại bỏ bớt lượng muối trong thực phẩm đóng hộp (đôi khi lên tới 40%).
  • Một chế độ ăn giàu chất xơ cũng đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc ngăn ngừa và điều trị nhiều loại bệnh về tim mạch, trong đó có chứng cao huyết áp.
  • Đọc kỹ những thông tin trên bao bì của thực phẩm để tìm hiểu về hàm lượng muối trong những loại thực phẩm chế biến và đóng gói sẵn. Hãy chọn những sản phẩm ít muối hoặc có ít muối.
  • Khi đi ăn bên ngoài, bạn cũng có thể yêu cầu người bán đừng cho muối vào khẩu phần của mình.
  • Hãy giảm cân vì điều này sẽ giúp huyết áp hạ thấp xuống. Để giảm bớt lượng calo từ chất béo, bạn nên chọn những sản phẩm không béo hoặc ít béo.
  • Xây dựng một chế độ ăn với những thực phẩm giàu kali (bao gồm các loại rau xanh và trái cây) và những a-xít béo thiết yếu. Lượng kali cung cấp cho cơ thể mỗi ngày phải được khoảng 7g. Ngoài ra, cần hạn chế các chất béo bão hòa, đường và muối trong chế độ ăn uống. Thông thường, chế độ ăn với những thực phẩm thô, nhiều rau xanh và những thành viên của gia đình các loại rau củ có họ hành, tỏi luôn được khuyến khích đối với những người đang bị cao huyết áp.
  • Cung cấp đủ canxi cho cơ thể bằng cách tăng cường những sản phẩm từ sữa ít béo trong chế độ ăn với khoảng 3 lần mỗi ngày.

Ngoài ra, một số loại rau xanh và gia vị thường gặp dưới đây có những ảnh hưởng tích cực trong việc kiểm soát mức huyết áp.

1. Cần tây

Y học phương Đông đã sử dụng cần tây để điều trị chứng cao huyết áp. Các kết quả thí nghiệm cũng đã chứng minh công dụng hạ huyết áp của loại rau này. Ăn vài nhánh cần tây mỗi ngày cũng có lợi cho việc hạ huyết áp. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý cần tây chứa natri và những hợp chất khác có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực khi ăn quá nhiều.

2. Tỏi

Tỏi là một loại thuốc kỳ diệu dành cho trái tim. Loại gia vị nặng mùi này mang lại nhiều lợi ích cho hệ thống tim mạch, bao gồm cả huyết áp. Theo một nghiên cứu trước đây, những người bị cao huyết áp nếu ăn một nhánh tỏi mỗi ngày trong vòng 12 tuần, huyết áp tâm trương và mức cholesterol đã giảm đáng kể. Ăn một ít tỏi mỗi ngày (khoảng 1 nhánh) sẽ giúp kiểm soát huyết áp ổn định.

3. Hành

Hành cũng là một loại gia vị có ích đối với chứng cao huyết áp. Dùng 2-3 muỗng canh tinh dầu hành mỗi ngày sẽ giúp hạ huyết áp tâm thu xuống trung bình khoảng 25% và huyết áp tâm trương xuống 15% ở những bệnh nhân bị huyết áp cao. Điều này cũng không gây ngạc nhiên lớn bởi vì hành cũng là một loại gia vị có họ hàng với tỏi.

4. Cà chua

Trong quả cà chua có nhiều axít gamma-amino butyric (GABA). Đây là một hợp chất có thể giúp giảm huyết áp.

5. Bông cải xanh

Glucoraphanin, còn được biết đến với tên gọi là sulforaphane glucosinolate (SGS), một hợp chất tự nhiên có trong bông cải xanh, có khả năng hạn chế nguy cơ của chứng huyết áp cao, bệnh về tim mạch cũng như các cơn đột quỵ.

6. Cà rốt

Cà rốt giàu kali, chất có khả năng ngăn ngừa và kiểm soát huyết áp. Loại củ này còn có khá nhiều beta-carotene, dưỡng chất đã được chứng minh là có thể làm giảm nguy cơ của bệnh tim, vốn là nguyên nhân dẫn đến huyết áp tăng cao. Nước ép cà rốt còn giúp duy trì mức huyết áp bình thường và ổn định bằng cách điều chỉnh chức năng của tim và thận. Liều lượng tiêu chuẩn là 240 ml cho hỗn hợp gồm nước ép từ cần tây, cà rốt và một lượng nước tương đương. Uống loại nước này mỗi ngày 1 lần.

7. Nghệ tây

Nghệ tây có chứa một chất hóa học có tên là crocetin, có công dụng hạ huyết áp. Bạn có thể dùng nghệ tây trong quá trình nấu nướng, chế biến món ăn hoặc dùng làm trà. Ngoài ra, cũng có thể cho nghệ tây vào loại trà vẫn uống. Điều bất tiện duy nhất là loại gia vị này khá đắt tiền.

8. Gia vị

Trong một số loại gia vị như thì là, tiêu đen và húng quế có những thành phần được đánh giá là có ích cho những người đang bị cao huyết áp. Do đó, bạn hãy chú ý sử dụng thêm nhiều loại gia vị này trong quá trình nấu nướng, chế biến món ăn mỗi ngày.

Theo PNO

]]>
Chế độ ăn uống dành cho người cao huyết áp https://omron-yte.com.vn/10366-che-do-an-uong-danh-cho-nguoi-cao-huyet-ap/ Mon, 26 Sep 2011 03:50:30 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=10366 Cao huyết áp có thể dễ dàng kiểm soát được. Một cách đi đúng hướng là lựa chọn một chế độ ăn thông minh, làm theo một số chế độ ăn uống đơn giản nhưng hiệu quả.

Chế độ ăn uống dành cho người cao huyết áp 1

Những người bị huyết áp cao có nguy cơ rất cao mắc thêm các bệnh nghiêm trọng khác. Theo giáo sư Lawrence Appel, Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg: “Khi huyết áp tăng lên sẽ dẫn đến nguy cơ bị đau tim, đột quỵ và đau thận”.

Cao huyết áp có thể điều trị được, bằng cách làm theo một số chế độ ăn uống đơn giản, bạn có thể làm giảm bệnh cao huyết áp và có sức khỏe tốt hơn.

Vấn đề lớn như thế nào?

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kì ước tính rằng một phần ba số người trung niên mắc bệnh cao huyết áp và bệnh này nó không tự biến mất, tỉ lệ tử vong do cao huyết áp đã tăng 25% kể từ năm 1995. Nhưng may mắn là điều này có thể tránh được. Giáo sư Appel cho biết: “Theo một số ước tính, huyết áp là nguyên nhân xuất hiện nhiều nhất trong những cơn đột quỵ vì đau tim”.

Ba vấn đề cần phải tập trung

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc giảm huyết áp. Có rất nhiều cách và mỗi cách có vai trò riêng trong việc giảm cao huyết áp:

  • Giảm natri: Natri là một vấn đề lớn. Nó có vai trò quan trọng trong các chất bảo quản, vì vậy nó thường được thấy với số lượng dư thừa trong các sản phẩm đã qua chế biến. Các bạn hãy nhớ đọc nhãn hiệu trên mỗi sản phẩm một cách cẩn thận khi muốn mua bất cứ thực phẩm nào. Đối với mỗi cá nhân, Appel khuyến cáo bạn chỉ nên nạp vào cơ thể mình 200mg natri trong một bữa ăn, còn một bữa ăn đồ đông lạnh cung cấp cho bạn những 600mg. Bạn nên ăn nhiều thực phẩm tươi sống cũng như những món ăn ít muối.
  • Giảm cân: Giảm cân một cách tổng thể dường như có một tác động tích cực đến giảm huyết áp. Mặt khác, nhanh chóng giảm cân và lại tăng cân ngay sau đó có thể gây ra những tác động có hại đến cơ thể và tinh thần và góp phần vào việc làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp.
  • Rượu: Uống quá nhiều rượu sẽ có tác động tiêu cực đến huyết áp cao. Bạn nên hạn chế uống và hãy nhớ 2 ly cho đàn ông và một ly cho phụ nữ mỗi ngày.

Chế độ ăn DASH

Đây là một cách đã giúp nhiều trường hợp bệnh nhân bị cao huyết áp chữa bệnh thành công. DASH là một phương pháp về một chế độ ăn để làm ngừng bệnh cao huyết áp. DASH thay đổi cách ăn uống của bạn, các món ăn chủ yếu tập trung vào trái cây và rau củ tươi, ngũ cốc, sữa tươi ít béo và thịt nạc. Mặc dù chế độ ăn DASH đòi hỏi bạn phải thay đổi chế độ ăn của mình nhưng hãy bắt đầu bằng một thực đơn nhiều trái cây, rau và các sản phẩm làm từ sữa có hàm lượng chất béo thấp ở hầu hết các bữa ăn của mình.

Có rất nhiều bằng chứng về sự tin cậy của chế độ DASH. Giáo sư Appel cho biết: “Không giống như các chế độ ăn khác, nó có thể duy trì suốt cả cuộc đời. Huyết áp tăng lên từ từ theo thời gian, từ khi chúng ta còn là đứa trẻ sơ sinh”. Có thể một số người mắc bệnh cao huyết áp là không tránh khỏi nhưng DASH được chứng minh là giảm thiểu sự gia tăng tự nhiên của huyết áp. Ông cũng cho biết thêm: “Nếu bạn bắt đầu với thói quen này từ rất sớm thì bạn sẽ duy trì được huyết áp ổn định trong một thời gian dài và có thể trong suốt cuộc đời của bạn”.

Chế độ ăn, thuốc điều trị hoặc cả hai?

Trong khi thay đổi chế độ ăn uống là một giải pháp tuyệt vời cho một số người nhưng không phải ai cũng có thể quản lí huyết áp của mình thông qua một chế độ ăn uống. Một số người sẽ cần thuốc để giữ chi huyết áp của họ luôn được ổn định. Theo giáp sư Appel: “Thuốc điều trị và chế độ ăn uống phù hợp sẽ bổ dung cho nhau, chúng không loại trừ lẫn nhau. Vấn đề là làm thế nào để huyết áp thấp. Và đó là mục tiêu của chúng ta”.

Như vậy, các bạn hãy cố gắng xây dựng cho mình một chế độ ăn uống phù hợp để giảm bớt nguy cơ bị bệnh cao huyết áp cho bản thân và gia đình bạn.

Theo Afamily

]]>
Chữa bí tiểu, cao huyết áp với cần tây https://omron-yte.com.vn/9196-chua-bi-tieu-cao-huyet-ap-voi-can-tay/ Thu, 07 Jul 2011 04:46:59 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=9196 Mọi người vẫn biết đến rau cần tây là món ăn rất phù hợp với người cao huyết áp và người giảm béo. Ngoài ra, nó còn rất nhiều công dụng như chữa bí tiểu, lở loét do ngứa…

Chữa bí tiểu, cao huyết áp với cần tây 1

Cần tây có vị chát, mùi nồng, thường dùng trong chế biến thịt bò, làm nước ép. Trong 100g cần tây có chứa 341 miligam kali và 125 miligam natri. Rau cần tây chứa các vitamin A, B và C; Các chất khoáng và kim loại, các axit, amin và tinh dầu…

  • Chữa huyết áp cao: Trong cần tây có chứa chất hoá học tự nhiên apigenin giúp ngừa chứng huyết áp cao, giúp giãn nở mạch. Cần tây dùng cả thân 50g, thái khoảng đốt ngón tay, đổ 3 bát con nước, sắc lấy một bát, uống ngày 3 lần. Sau một thời gian ngắn, huyết áp sẽ ổn định.
  • Chữa viêm họng: Rau cần tây 30g  rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, thêm vài hạt muối tinh, súc miệng ngày 3 lần, hoặc có thể nuốt từ từ càng nhanh khỏi.
  • Chảy máu mũi, đi ngoài ra máu: 100g rau cần tây giã nát, lấy nước đã đun sôi để nguội vắt một bát nhỏ uống.
  • Chữa bí đái: Cần tây 50g, rửa sạch, vò nát hầm trong ấm như đun thuốc bắc, rồi uống dần trong ngày thay nước, vài ngày sẽ đỡ. Chú ý người bị huyết áp thấp kèm theo thì không nên dùng.
  • Chữa lở loét do ngứa: Dùng 30g cần tây rửa sạch, giã rồi đắp lên vết lở đó, khi vết lở khô, dùng nước cốt cần tây xoa lên để chóng liền sẹo, lên da non.
  • Vàng da: Xào 150g cần tây với 15g dạ dày lợn, ăn liên tục trong 1 tuần đến 10 ngày sẽ thấy hiệu quả.
  • Bạn có thể dùng cần tây vào chế biến một số món ăn để phòng và chữa một số bệnh sau:
  • Bổ thận, hạ huyết áp: Rau cần tây 100g, thịt lợn nạc 100g, nước luộc gà 300ml, nấm hương 30g, dâu 10g, hành 10g, gừng 5g, muối, dầu vừa đủ. Cho dầu vào chảo nóng, phi thơm gia vị rồi cho các vị còn lại cùng nước luộc gà, đun nhỏ  lửa 20 phút, chia làm 2 – 3 lần ăn trong ngày.

Các bạn cũng nên chú ý, trong rau cần tây có chứa furocoumarin, nếu để lâu trong tủ lạnh quá 3 tuần chất này sẽ tăng gấp 2,5 lần, khi ăn sẽ độc hại.

Lương y Phó Hữu Đức

]]>
Sữa đậu nành giúp phòng chống cao huyết áp https://omron-yte.com.vn/4751-sua-dau-nanh-giup-phong-chong-cao-huyet-ap/ Thu, 09 Dec 2010 02:56:54 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=4751 Theo các nghiên cứu mới nhất về tác dụng của đậu nành với sức khỏe, kết quả cho thấy sữa đậu nành không những bổ dưỡng, tăng cường sức khỏe mà còn giúp phòng chống được các bệnh về tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường.

 1

1. Tăng cường sức khỏe

Một trăm gam sữa đậu nành có chứa 4,5g Protein, 1,8g chất béo, 1,5g Carbohydrate, 2,5g Sắt, 2,5g Canxi, 2,5g Vitamin.

Với lượng chất dinh dưỡng như vậy chắc chắn sức khỏe chúng ta sẽ được tăng cường.

2. Phòng chống tiểu đường

Sữa có chứa lượng lớn cellulose thực phẩm, có hiệu quả trong việc ngăn ngừa sự hấp thụ đường vì vậy nó có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

Những người mắc tiểu đường nên thường xuyên sử dụng sữa đậu nành.

3. Chống cao huyết áp

Hợp chất muối Natri có trong sữa đậu nành như Stigasterol, Kali, Magiê có tác dụng hiệu quả trong việc điều chính huyết áp. Sodium chính là nguyên nhân dẫn đến cao huyết áp.

Nếu chúng ta có thể điều chỉnh Sodium một cách thích hợp, huyết áp cũng sẽ được điều chỉnh ổn định.

4. Phòng chống bệnh tim mạch vành

Đậu nành có chứa Steroid, Kali, Magiê, Canxi có thể tăng cường sự phấn khích của các mạch máu, cải thiện dinh dưỡng cho tim giảm lượng Cholesterol.

Nếu mỗi ngày bạn có thể uống một cốc sữa, tỷ lệ tái phát của bệnh tim mạch vành sẽ giảm 50%.

Lan Phương (Vietnam+)

]]>
Thức ăn kiêng kỵ cho người bệnh cao huyết áp https://omron-yte.com.vn/4518-thuc-an-kieng-ky-cho-nguoi-benh-cao-huyet-ap/ Thu, 25 Nov 2010 06:46:13 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=4518 Ngoài việc sử dụng thuốc thì chế độ ăn uống cũng rất quan trọng đối với người bệnh cao huyết áp. Để chữa cao huyết áp người bệnh cần tuân thủ một thực đơn ăn kiêng nghiêm ngặt. Dưới đây là những thức ăn cần tránh đối với người bệnh cao huyết áp

Thức ăn kiêng kỵ cho người bệnh cao huyết áp 1

Người bệnh cao huyết áp cần hạn chế ăn muối, đồ ăn mặn

Hạn chế uống rượu

Uống rượu khiến cho tim đập nhanh, mạch máu co lại, huyết áp tăng và làm cho muối canxi cholesterol đọng lại ở thành mạch, tạo ra xơ cứng động mạch. Nếu uống rượu lâu ngày càng dễ dẫn đến xơ cứng động mạch nhanh hơn và huyết áp tăng cao. Vì vậy, người bị cao huyết áp nên tránh uống rượu.

Không uống trà quá đặc

Người bị huyết áp cao nên tránh uống trà đặc, nhất là hồng trà đặc vì nó có nhiều chất kiềm, có thể làm cho đại não hưng phấn, bất an, mất ngủ, tim đập loạn nhịp, huyết áp tăng cao. Trái lại, uống chè xanh lại có lợi cho việc điều trị bệnh cao huyết áp.

Tránh ăn thịt chó

Thịt chó có lượng đạm cao, nhiều cholesterol, ky với người cao huyết áp. Theo Đông y, thịt chó ôn thận, trợ dương, làm tăng sự âm suy dương thịnh, dẫn tới cao huyết áp.

Hạn chế ăn mặn

Thức ăn mặn chứa nhiều muối. Và trong muối ăn có natri làm tiết ra nhiều dịch tế bào, dẫn đến tim đập nhanh, huyết áp cao. Do vậy, huyết áp cao nên kiêng ăn mặn.

Tránh ăn thực phẩm cay và tinh

Thực phẩm cay và tinh làm cho việc đi ngoài khó khăn, dẫn đến táo bón. Người bệnh huyết áp cao lúc đi ngoài bị táo bón sẽ làm cho huyết áp tăng thêm, có nguy cơ dẫn đến xuất huyết não. Vì vậy, cần tránh ăn thực phẩm cay và tinh.

Hạn chế ăn nhiều protein động vật

Người bị huyết áp cao kỵ dùng phủ tạng động vật (như gan, tim, bầu dục…) vì trong quá trình trao đổi, chất này sinh ra độc tố làm huyết áp bất ổn. Với người cao huyết áp, chế độ ăn hàng ngày nên chọn các loại tôm, cá và các loại rau quả tươi.

Không ăn thức ăn có nhiều năng lượng

Thức ăn nhiều năng lượng như đường glucô, đường mía, chocolate và các loại thức ăn nhanh… sẽ dẫn đến béo phì.

Theo thống kê, tỷ lệ người béo phì bị cao huyết áp nhiều hơn người có cân nặng bình thường. Do đó, người cao huyết áp nên hạn chế ăn những thức ăn nhiều năng lượng.

Không ăn nhiều mỡ và cholesterol

Ăn nhiều thực phẩm chiên rán, thịt mỡ, phủ tạng động vật có thể dẫn tới máu nhiễm mỡ, khiến động mạch xơ cứng, làm tăng huyết áp.

Hạn chế ăn nhiều thịt gà

Thịt gà chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, ăn nhiều sẽ khiến cho cholesterol và huyết áp tăng cao. Do đó, không nên cho rằng thịt gà là thứ bổ dưỡng cho mọi người bệnh, nhất là người cao huyết áp. Người cao huyết áp ăn nhiều thịt gà sẽ làm cho bệnh nặng hơn.

Một số loại thực phẩm có lợi cho việc phòng ngừa và điều trị bệnh cao huyết áp:

+ Cần tây: nước ép cần tây có tác dụng ngăn ngừa giãn mạch, lợi tiểu và hạ huyết áp rất hiệu quả. Bạn có thể sử dụng nước ép cần tây kết hợp với một ít mật ong.

+ Cải cúc: đây là loại rau thông dụng và dễ dàng tìm thấy ở rất nhiều nơi, trong cải cúc chứa nhiều acid amin và tinh dầu có tác dụng làm giảm huyết áp, đau, nặng đầu. Bạn có thê dùng cải cúc làm rau trong các bữa ăn hoặc ép lấy nước uống.

+ Cà chua: ngoài tác dụng thanh nhiệt và giải độc thì cà chua còn có tác dụng hạ huyết áp rất tốt. Mỗi ngày bạn nên ăn 1 hoặc 2 quả cà chua để ngăn ngừa hiện tượng cao huyết áp.

+ Hành tây: là thực phẩm không chứa hàm lượng chất béo, hành tây có tác dụng duy trì sự ổn định bài tiết muối trong cơ thể và ngăn ngừa bệnh cao huyết áp, xuất huyết não.

Ngoài những thực phẩm trên thì nấm rơm, nấm hương, cà rốt, mộc nhĩ, tỏi, măng lau, dưa hấu, dưa chuột, nho, chuối,…cũng là những thực phẩm rất tốt trong việc ngăn ngừa bệnh cao huyết áp.

Nhằm giúp bạn có thể kiểm tra huyết áp của mình bất cứ khi nào cần thiết, Công ty OMRON HEALTHCARE cung cấp cho các bạn một loại máy đo huyết áp HEM-7280T để bạn thuận tiện hơn. Đây sản phẩm có thiết kế nổi bật với tính năng kết nối đơn giản, đồng bộ dữ liệu dễ dàng, kết quả rõ ràng, dễ hiểu, có thể truy cập bất cứ lúc nào thông qua thiết bị thông minh của bạn thuận tiện cho việc theo dõi sức khỏe nên bạn hoàn toàn có thể kiểm tra, theo dõi huyết áp của mình qua từng ngày.

Theo Omron Healthcare

]]>
Món ăn cho người cao huyết áp https://omron-yte.com.vn/4292-mon-an-cho-nguoi-cao-huyet-ap/ Mon, 15 Nov 2010 11:14:23 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=4292 Để điều trị bệnh cao huyết áp người bệnh cần hết sức chú trọng đến chế độ ăn uống. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyên rằng: Khi bị cao huyết áp bệnh nhân không nên ăn các loại mỡ động vật, thịt gia súc gia cầm đông lạnh, nội tạng động vật và hạn chế dùng thức ăn chứa nhiều cholesterol.

Món ăn cho người cao huyết áp 1

Huyết áp cao là gì?

Huyết áp cao là khi chỉ số huyết áp tâm thu và tâm trương cao hơn mức bình thường. Có 3 trường hợp đều được coi là cao huyết áp, gồm: Chỉ số huyết áp của tâm thu và tâm trương đều cao hơn 135/85 mmHg; chỉ số huyết áp của tâm thu cao hơn 135 mmHg và chỉ số huyết áp của tâm trương bằng hoặc nhỏ hơn 85 mmHg; chỉ số huyết áp của tâm trương cao hơn 85 mmHg và chỉ số của huyết áp tâm thu bằng hoặc nhỏ hơn 135 mmHg.

Tuy nhiên, việc kết luận là có bị cao huyết áp hay không thì cần dựa vào kỹ thuật đo và ý kiến của thầy thuốc.

Huyết áp cao nên ăn gì?

Huyết áp cao nên ăn gì ?  và tỷ lệ như thế nào, dưới đây là một số lưu ý:

– Với chất đạm, chất béo:

  • Mỗi ngày chỉ cần 60 g – 70 g chất đạm;
  • 25 g – 30 g chất béo từ dầu thực vật (ngoại trừ dầu dừa, dầu cọ);
  • 300 g – 320 g chất bột đường; dưới 6 g muối ăn (kể cả bột ngọt, bột nêm, nước tương, nước mắm…);
  • 30 g – 40 g chất xơ từ rau, củ, quả… (tương đương 300 g – 500 g rau).

Một thực đơn an toàn với người bệnh cao huyết áp là: Thực đơn chế biến bởi thịt nạc (tốt nhất là cá), dầu thực vật (đậu nành, đậu phụng, mè, ôliu, hướng dương) và nhiều rau xanh, củ, quả, đậu, hạt.

Với cholesterol:

Tốt nhân bệnh nhân bị huyết áp cao nên hạn chế các thức ăn chứa nhiều cholesterol , nhiều muối, nhiều dầu mỡ. Mỗi ngày dùng tối đa là 250 mg cholesterol. Những thực phẩm thuộc nhóm có chứa hơn 50 mg cholesterol/100 g thực phẩm, gồm: Cá trích, thịt bò, thịt heo hộp, chân giò heo, thịt thỏ, sườn heo, heo xay hộp, cá chép, giăm bông heo, thịt bê béo, thịt ngựa, thịt vịt, thịt cừu, thịt ngỗng, thịt gà tây, thịt bò hộp, mỡ heo, dạ dày bò, sữa bột toàn phần chưa tách béo, thịt gà hộp, tim heo, bầu dục heo, phô mai, gan gà, lưỡi bò; đặc biệt cholesterol rất cao ở trong lòng đỏ trứng gà, não bò, não heo. Nên loại bỏ các loại thức ăn này ra khỏi thực đơn cho bệnh nhân cao huyết áp

– Với thực phẩm ngọt: Cần hạn chế các thức ăn quá ngọt, như: kẹo, bánh, mật, kem, chè, sô-cô-la, trái cây ngọt (sầu riêng, mít, xoài chín, nhãn, vải…). Mỗi ngày, lượng glucose sử dụng tối đa chỉ 10 g – 20 g.

– Với thực phẩm chứa nhiều natri: Hạn chế các thực phẩm có hàm lượng natri từ 100 mg – 1.000 mg (tương ứng với 250 mg – 2.500 mg muối ăn)/100 g thực phẩm.

Đó là: trứng, cá hộp, ốc, sò, bánh mì, xúc xích… Các thực phẩm có hàm lượng natri rất cao (tương đương với 2.500 mg – 240.000 mg muối ăn) gồm: thịt hộp, các loại dưa muối (cà, cải, giá đậu, dưa chuột…), mắm cá, mắm ruốc, giăm bông, thịt hoặc cá xông khói, thịt hoặc cá chà bông, các loại nước chấm (tương, chao, xì dầu, nước mắm…).

– Với các thức uống từ chè: Dù các thức uống này rất có ích cho sức khỏe nhưng khi uống nhiều và uống vào buổi chiều tối cũng không tốt cho người cao huyết áp. Một số thức uống có tính kích thích như cà phê, rượu, bia đều có thể làm tăng huyết áp nên lưu ý không uống vào buổi chiều tối. Vitamin C liều cao (hơn 1.000 mg/ngày) có trong các viên vitamin C sủi bọt cũng có thể tạo điều kiện tăng huyết áp.

Lưu ý Các loại thức ăn có nguyên liệu từ cam thảo, nhân sâm, huỳnh kỳ, nhục quế, đại hồi, đinh hương… cũng không có lợi cho người bệnh cao huyết áp. Trong trường hợp bệnh cao huyết áp có thêm biến chứng suy tim, suy chức năng thận, tai biến mạch máu não thì còn cần phải tuân thủ chế độ kiêng muối chặt chẽ (1 – 4 g/ngày) và có sự theo dõi của thầy thuốc.
]]>
“Thuốc mới” giảm cao huyết áp https://omron-yte.com.vn/4273-thuoc-moi-giam-cao-huyet-ap/ Fri, 12 Nov 2010 17:22:05 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=4273 Theo các nhà khoa học thuộc Đại học Linköping Thụy Điển: nếu bạn đang muốn kiểm soát bệnh cao huyết áp thì hãy bắt đầu ăn Socola đen ngay bây giờ.

“Thuốc mới” giảm cao huyết áp 1

Socola đen chứa ít nhất 70% bột ca cao ,chất có tác dụng “vô hiệu hóa” loại enzyme làm tăng huyết áp , chống oxi hóa. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y học Mỹ (JAMA), tiêu thụ khoảng 30 calo mỗi ngày (khoảng một thanh nhỏ hình vuông) chocolate đen sẽ giúp giảm huyết áp sau 18 tuần mà không tăng cân hoặc không gây tác dụng phụ khác.

Nghiên cứu được tiến hành trong 15 ngày đối với 10 cặp nam nữ bị cao huyết áp cho thấy những cặp ăn sôcôla trắng huyết áp không đổi, còn những cặp ăn sôcôla đen huyết áp giảm đi khá nhiều.

Các chuyên gia phát hiện trong sôcôla đen có chất được gọi là Flavonoids, vị hơi đắng, có thể làm giảm huyết áp, tăng hoạt huyết và ngăn chặn nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Các chuyên gia cho biết ăn sôcôla đen cũng có thể cải thiện khả năng hấp thụ insulin của cơ thể và giảm 10% lượng cholesterol trong máu. Và tất nhiên chỉ có socola đen mới có tác dụng với bệnh cao huyết áp, các loại socola khác không có tác dụng gì.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo những người bị cao huyết nên kết hợp điều trị bằng thuốc và tập thể dục, chế độ ăn uống chứ không nhất thiết phải ăn nhiều sôcôla đen vì trong sôcôla vẫn có nhiều chất béo, đường và calo.

Vì vậy bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý và không hút thuốc lá, ăn sô-cô-la đen là một cách lý tưởng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.

 

Huỳnh Thiềm

]]>
Món ăn từ lạc cho người bệnh tim mạch, cao huyết áp https://omron-yte.com.vn/3873-mon-an-tu-lac-cho-nguoi-benh-tim-mach-cao-huyet-ap/ Tue, 02 Nov 2010 03:52:29 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=3873 Lạc hay còn gọi là đậu phộng là loại lương thực phổ biến ở Việt Nam. Trong lạc có chứa nhiều protein, chất béo amino acid: lecithin, purin, alkaloid, calcium, phosphore, sắt có tác dụng phòng ngừa các bệnh như xơ cứng động mạch và bệnh tim mạch vành, ngăn ngừa lão hóa làm đẹp da

Món ăn từ lạc cho người bệnh tim mạch, cao huyết áp 1

Nhân lạc có các chất protein, chất dầu béo, amino acid: lecithin, purin, alkaloid, calcium, phosphore, sắt. Chất lysin trong hạt lạc có tác dụng phòng ngừa lão suy sớm và giúp phát triển trí tuệ của trẻ em. Acid glutamic và acid aspartic thúc đẩy sự phát triển tế bào não và tăng cường trí nhớ, ngoài ra chất catechin trong lạc cũng có tác dụng chống lão suy. Vitamin E, cephalin và lecithin có trong dầu lạc có thể phân giải cholesterol trong gan thành bile acid và tăng cường sự bài tiết chúng, giúp làm giảm cholesterol trong máu, phòng ngừa bệnh xơ cứng động mạch và bệnh ở mạch vành tim, thúc đẩy tế bào não phát triển; ngăn ngừa sự lão hóa của da, làm đẹp và khỏe da.

Màng bọc ngoài của nhân lạc có tác dụng chống sự hòa tan của fibrin, thúc đẩy công năng tạo tiểu cầu của tủy xương, rút ngắn thời gian chảy máu, do đó có tác dụng cầm máu tốt. Trong vỏ cứng của củ lạc có chất luteolin có tác dụng hạ huyết áp, chất beta – stosterol có tác dụng hạ mỡ máu.

Theo nghiên cứu, các chất trong hạt lạc có tác dụng phòng ngừa lão hoá phòng ngừa bệnh xơ cứng động mạch và bệnh ở mạch vành tim, thúc đẩy tế bào não phát triển, giúp phát triển trí tuệ của trẻ em, làm giảm cholesterol trong máu, Màng bọc ngoài (vỏ lụa) của nhân lạc có tác dụng cầm máu tốt. Trong vỏ cứng của củ lạc có chất luteolin có tác dụng hạ huyết áp, hạ mỡ máu.

Theo Đông y, nhân lạc có tính bình, vị ngọt béo, có tác dụng nhuận phế, trừ đàm, chỉ huyết, chủ yếu dùng chữa ho, thiếu máu, thiếu tiểu cầu, ít sữa, viêm dạ dày mạn tính,…

Một số món ăn, bài thuốc chữa bệnh từ lạc:

1.Thiếu máu do huyết hư:

– Hạt lạc cả vỏ lụa 15g nấu với nước, chia làm 2 lần, ăn trong ngày. ăn liên tục 1 tháng sẽ có kết quả tốt.

Bổ khí huyết, tăng tiết sữa (do khí huyết kém): Hạt lạc cả vỏ lụa 50g, nấm hương 20g, 1 cái chân giò nhỏ, thái miếng lấy phần nhiều thịt nạc, ít mỡ, hầm nhừ, cách ngày ăn một lần. ăn khoảng 7-10 lần

2.Chữa đau họng, khản tiếng:

– 100g lạc nhân cả vỏ lụa nấu cho nước vào nấu chín, thêm gia vị, ăn ngày 1 lần. ăn liên tục 10-15 ngày.

3.Hen suyễn:

– Lạc nhân cả vỏ lụa 15g, lá dâu15g, đường phèn 15g, sắc kỹ, chia làm 2-3 lần ăn trong ngày, khi ăn có thể ăn cả lá dâu hoặc bỏ lá dâu. Dùng 1 tháng.

4.Loét dạ dày và hành tá tràng:

– Lạc nhân 100g, nấu lẫn với thịt lợn hoặc trứng gà để ăn. Mỗi buổi sáng sau khi đánh răng, rửa mặt, ăn 2 thìa lạc đã nấu, nửa giờ sau bắt đầu ăn sáng, dùng liên tục như vậy 1-2 tuần là thấy rõ kết quả.

5.Tăng huyết áp:

– Vỏ cứng củ lạc, mỗi lần 00g, sắc uống thường xuyên có tác dụng hạ huyết áp.

6.Đi tiểu ra máu do vận động nhiều:

– Lạc nhân, hạt sen (bỏ vỏ cứng và tâm sen) mỗi thứ 30g; Nấu sôi xong cho lửa nhỏ hầm thật nhừ, sau đó 1 thìa đường vào đun tiếp, một lúc sau đem ăn, 2 ngày ăn 1 lần.

– Màng mỏng bọc ngoài nhân lạc khoảng nửa chén con, đem rang khô, nghiền vụn, hòa nước uống ngày 1-2 lần.

BS. Thu Vân

Chú ý:

    Những người có thể hàn thấp đình trệ và tiêu chảy kiêng ăn lạc. Tuyệt đối không ăn lạc đã bị nấm mốc, vì lạc mốc thường do một loại nấm có tên là aspergillus flavus có thể gây nhiễm độc gan và ung thư gan.
]]>