Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Tue, 13 Dec 2011 09:15:39 +0000 vi hourly 1 Món ăn, bài thuốc cho thai phụ bị tiểu đường https://omron-yte.com.vn/11348-mon-an-bai-thuoc-cho-thai-phu-bi-tieu-duong/ Fri, 16 Dec 2011 09:11:11 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=11348 Bệnh tiểu đường bình thường đã nguy hiểm đối với sức khỏe, khi người phụ nữ mang thai bị tiểu đường thì mức độ nguy hiểm lại tăng lên nhiều lần.

Món ăn, bài thuốc cho thai phụ bị tiểu đường 1

Người bệnh tiểu đường lúc mang thai cần ăn ít chất ngọt và các thức ăn tinh bột; nên ăn các thức ăn bổ âm giải nhiệt như mộc nhĩ trắng, bách hợp… Uống nhiều nước canh, ăn hoa quả để bớt háo khát như quýt, lê tươi, rau xanh

Bệnh tiểu đường khi mang thai phần nhiều phát sinh ở nửa giai đoạn đầu của thai nghén, chủ yếu liên quan tới việc thai nhi hấp thụ lấy đường glucoza và acid amin.

Ngoài ra, rau thai còn có tác dụng kháng insulin, khiến cho insulin tiết ra không đầy đủ mà dẫn tới. Loại bệnh này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ và quá trình thai nghén như dễ gây sảy thai, tăng huyết áp, thai nhi bị dị tật bẩm sinh.

Dấu hiệu nào nhận biết bệnh?

Đôi khi, những phụ nữ mang thai có các triệu chứng liên quan đến các dạng tiểu đường khác mà họ không biết, như thường xuyên khát nước, tiểu nhiều, gia tăng cảm giác đói, mắt mờ khi nhìn.

Trong lúc mang thai, hầu hết phụ nữ đều đi tiểu nhiều hơn bình thường và mau đói, vì vậy khi bạn có những dấu hiệu này không có nghĩa là bạn đã bị tiểu đường. Trao đổi với các bác sĩ trong trường hợp bạn có những biểu hiện này để tiến hành xét nghiệm tiểu đường vào bất cứ thời điểm nào trong quá trình mang thai.

Đông y cho rằng bệnh tiểu đường là bệnh tiêu khát, chủ yếu do cơ thể vốn âm hư, lại do ăn uống không điều độ, cuộc sống tinh thần hay căng thẳng, tình dục mệt mỏi quá độ.

Tiểu đường khi mang thai chia hai loại. Một loại có triệu chứng điển hình như ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, trọng lượng giảm, thị lực giảm, đường máu cao.

Loại khác là trường hợp không có triệu chứng, tức là tiểu đường dạng ẩn, trong gia đình có người bị tiểu đường hoặc tiền sử sinh nở con to, dị dạng.

Nguyên tắc ăn uống

– Người bệnh tiểu đường lúc mang thai cần ăn ít chất ngọt và các thức ăn tinh bột; lúc mang thai, đại đa số cơ thể âm hư nên ăn các thức ăn bổ âm giải nhiệt như mộc nhĩ trắng, bách hợp…

Ngoài ra, do tiểu nhiều nên mất nhiều thủy phần, phải bổ sung thể dịch và chất điện giải, nên uống nhiều nước canh, ăn hoa quả để bớt háo khát như quýt, lê tươi, rau xanh…

Giới thiệu một số món ăn bài thuốc:

Một số món ăn bài thuốc dành cho người tiểu đường lúc mang thai để bạn tham khảo và áp dụng:

Bài 1: Sinh sơn dược 120g, nấu với 1 lít nước, thay trà uống lúc ấm, uống hết thì ăn sơn dược.

Bài 2: Bột sinh sơn dược 80g, hạt sen bỏ lõi 20g, xích đậu giã nhừ 15g, bột gạo nếp 500g, trộn đều làm thành viên tròn nhỏ, nấu canh cùng ăn.

Hai bài trên dùng cho người tiểu đường lúc mang thai, ăn uống không điều độ.

Bài 3:
Râu ngô 50g, nước 1,5 lít, sắc còn 700ml, chia thành hai lần uống hết trong ngày, dùng chữa bệnh tiểu đường khi mang thai, khát nhiều.

Bài 4: Cám tiểu mạch, nấu cháo ăn, mỗi ngày ăn hai lần, mỗi lần một bát, dùng chữa bệnh tiểu đường khi mang thai có âm hư, người bức bối.

Bài 5: Rễ lau tươi 30g, gạo tẻ 50g, thêm nước 1,5 lít, sắc rễ lau, lấy 1 lít nước sắc, cho gạo vào, nấu cháo ăn. Dùng chữa bệnh tiểu đường khi mang thai, âm hư, miệng khát.

Bài 6:
Râu ngô 30-60g, thịt trai 50-200g, cùng nấu, thêm gia vị, uống cách ngày, dùng chữa bệnh tiểu đường, miệng khát.

Bài 7:
Mướp đắng 150g, bỏ hạt, ruột, rửa sạch, thái lát mỏng, cho dầu lạc vào chảo đun, sau cho mướp đắng, lửa to xào đến 10 phần chín 7, thêm 100g đậu phụ, chút muối, tiếp dùng lửa to xào đến chín, mỗi ngày ăn một lần, ăn chữa bệnh tiểu đường khi mang thai, đói, ăn nhiều.

Bài 8: Lá khoai lang 50g, bí xanh 100g, cùng thái vụn thêm nước vừa đủ nấu chín, ăn mỗi ngày một lần. Dùng chữa bệnh tiểu đường khi mang thai, ăn nhiều uống nhiều.

Bài 9:
Hành củ tươi 100g, rửa sạch, dùng nước sôi hãm, thêm xì dầu vừa đủ làm rau ăn cơm, mỗi ngày hai lần, dùng chữa bệnh tiểu đường khi mang thai, ăn nhiều.

Bệnh tiểu đường khi mang thai rất nguy hiểm, cần chẩn đoán, chữa trị sớm. Nhất là trường hợp trạng thái chứng bệnh không rõ, cần hỏi tỉ mỉ tiền sử bệnh để giúp chẩn đoán.

Mấu chốt của việc chữa trị là khống chế ăn uống để khống chế lượng đường huyết trong máu không cho tăng quá có thể dẫn đến sảy thai, hôn mê do tăng đường huyết.

Trường hợp nhẹ có thể chỉ cần dùng ăn uống để chữa trị. Trường hợp nặng cần dùng thêm thuốc để chữa. Chữa trị bằng món ăn chỉ là phụ trợ, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và con.

Theo Sức khỏe và đời sống

]]>
Lợi ích từ quế với bệnh tiểu đường https://omron-yte.com.vn/9967-loi-ich-tu-que-voi-benh-tieu-duong/ Sun, 28 Aug 2011 03:52:37 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=9967 Quế được biết đến như một gia vị không thể thiếu trong một số món ăn nhưng hơn nữa nó đem lại rất nhiều lợi ích sức khoẻ không ngờ mà bạn có thể dễ dàng kết hợp trong bữa ăn hàng ngày của mình.

Lợi ích từ quế với bệnh tiểu đường 1

Quế và các chất dinh dưỡng của nó

Quế có hương vị ngọt, cay và mùi thơm rất đặc trưng đồng thời là nguồn cung cấp tuyệt vời các khoáng chất như kali, canxi, sắt, mangan, kẽm và magiê. Nó cũng chứa một lượng cao vitamin A, niacin, axit pantothenic và pyridoxine. Quế còn chứa chất xơ và chất chống oxy hoá tuyệt vời cho cơ thể.

Lợi ích từ quế

  • Giúp giảm cholesterol: Các nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ cần thêm nửa thìa bột quế có thể giúp hạ thấp cholesterol xấu, hỗ trợ sức khoẻ tim mạch của bạn.
  • Điều trị nhiễm trùng: Quế được biết với đặc tính chống khuẩn và vi khuẩn giúp ngăn chặn nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm khuẩn nấm. Trong thực tế, thêm quế vào thức ăn để ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hư hỏng thực phẩm, nó như một chất bảo quản thực phẩm tự nhiên mà không gây hại cho sức khoẻ con người.
  • Kiểm soát bệnh tiểu đường: Một số nghiên cứu cho thấy quế có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, đặc biệt rất có lợi cho những người bị tiểu đường tuýp 2.
  • Quế có tác dụng chống đông máu cực tốt
  • Giảm viêm nhiễm với một thìa bột quế mỗi ngày có thể giúp giảm viêm khớp đau và sưng tấy.
  • Hỗ trợ tiêu hoá: Quế giúp làm giảm chứng khó tiêu, đầy hơi và buồn nôn. Lượng chất xơ cao trong quế có thể trợ giúp cho những người bị hội chứng ruột kích thích.
  • Làm ấm cơ thể: Vào mùa đông, khi thêm quế vào chế độ ăn uống giúp bạn tăng nhiệt độ cơ thể để chống lại cái giá lạnh của thời tiết.
  • Tăng trí nhớ: Quế giúp tăng trí nhớ và khả năng nhận thức của não bộ.
  • Đặc tính chống ung thư: Trong quế có cả canxi và chất xơ, giúp loại bỏ dịch mật ( một loại chất lỏng màu vàng xanh của gan) và có thể ngăn chặn nguy cơ ung thư ruột kết.

Lưu ý: Mặc dù quế đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ nhưng bạn cũng không nên lạm dụng, sử dụng quá nhiều quế có thể gây ra viêm các vị giác, sưng nướu răng và loét miệng do đặc tính có vị cay nóng của quế. Ngoài ra cần lưu ý với một số người có thể dị ứng với quế.

Nguồn: MSN/Dân trí

]]>
Trị tiểu đường với nước đậu bắp https://omron-yte.com.vn/9956-tri-tieu-duong-voi-nuoc-dau-bap/ Fri, 26 Aug 2011 03:48:55 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=9956 Trong những năm gần đây khi số người mắc bệnh tiểu đường tăng cao và phong trào sử dụng thảo dược để trị bệnh trở nên phổ biến, đã xuất hiện nhiều bài thuốc dùng đậu bắp, hoặc độc vị hoặc phối hợp với một số thảo dược khác, để ổn định đường huyết.

Trị tiểu đường với nước đậu bắp 1
Gần đây có một tài liệu phổ biến trên internet chỉ dẫn một bài thuốc như sau: lấy hai trái đậu bắp, cắt bỏ một tí đầu và đuôi, sau đó, cắt đôi theo chiều dọc rồi cho vào ngâm trong ly nước nguội, đậy lại qua đêm. Sáng hôm sau, trước khi ăn sáng, vớt bỏ hai trái đậu bắp ra rồi uống hết ly nước ngâm đó. Uống mỗi ngày, sau hai tuần sẽ thấy đường trong máu xuống một cách không ngờ.

Nghiên cứu khoa học về công dụng đậu bắp

Đậu bắp còn gọi là mướp tây, bắp chà, tên khoa học Abelmoschus esculentus, thuộc họ Malvaceae. Đậu bắp là một loại rau quả phổ biến có nhiều chất bổ dưỡng như: hợp chất polyphenol, chất chống ôxy hoá, các sinh tố C, A, B1, B2, B6, khoáng chất kẽm, sắt, canxi và nhiều chất xơ, chất nhầy.

Hạt đậu bắp cũng là nguồn cung cấp chất đạm và chất béo tốt. Từ lâu, dân gian nhiều nơi đã biết sử dụng thân, lá và quả non đậu bắp để trị các chứng tiểu khó, bệnh lậu; rễ và lá non chữa ho khan, viêm họng…

Gần đây, những thí nghiệm tại khoa y học cổ truyền, đại học Y dược TP.HCM đã cho thấy cao lỏng được chế từ thân và lá cây đậu bắp có tác dụng hạ đường huyết trên chuột thí nghiệm.

Các nhà khoa học đã xác định liều từ 10g đến 40g/kg thể trọng có tác dụng hạ đường huyết trên chuột thí nghiệm. Liều có tác dụng hạ đường huyết ổn định nhất là 30g/kg thể trọng. Ở liều này, cao lỏng đậu bắp hạ đường huyết có ý nghĩa thống kê từ thời điểm 40 phút và kéo dài đến 90 phút.

Sau 90 phút, đậu bắp làm hạ 47,34% nồng độ đường huyết so với nhóm đối chứng không điều trị. Qua so sánh với insulin, tác dụng của đậu bắp không mạnh bằng insulin, không gây hạ đột ngột như insulin nhưng ổn định hơn và không có nguy cơ gây tụt huyết áp xuống dưới mức bình thường.

Có thể uống nhưng phải thận trọng

Trong những năm gần đây khi số người mắc bệnh tiểu đường tăng cao và phong trào sử dụng thảo dược để trị bệnh trở nên phổ biến, đã xuất hiện nhiều bài thuốc dùng đậu bắp, hoặc độc vị hoặc phối hợp với một số thảo dược khác, để ổn định đường huyết.

Có người ăn nhiều đậu bắp hàng ngày hoặc dùng thân, lá hoặc quả đậu bắp phơi khô rồi phối hợp với một số thảo dược như mướp đắng, lá ổi, lá sakê… sắc uống để chữa tiểu đường. Chưa có nghiên cứu khoa học nào kết luận hiệu quả điều trị của những trường hợp này, nhưng nhiều bệnh nhân đã khẳng định có tác dụng ổn định đường huyết rất tốt.

Trở lại bài thuốc chỉ dẫn uống nước ngâm của hai trái đậu bắp, như đã nói ở trên, chất nhầy trong đậu bắp chứa thành phần chất xơ hoà tan và những hoạt chất quan trọng khác nên có thể đã cho tác dụng ổn định đường huyết. Một số tài liệu y khoa cũng đã kết luận chất xơ hoà tan có tác dụng tốt trong ổn định đường huyết.

Chất nhầy trong đậu bắp tiết ra thông qua những mặt cắt ngang, dọc thân trái và dễ hoà tan vào môi trường nước, kể cả nước ở nhiệt độ thường. Qua nhiều giờ ngâm, chất nhầy hoà tan vào nước biểu thị rõ bằng độ sánh trong nước tăng lên. Lượng chất nhầy trong trái non cao hơn nhiều so với thân hay lá.

Dù sao, đậu bắp vẫn là loại rau quả bổ dưỡng, dùng nhiều hơn số cần thiết vẫn không gây độc hại nên bà con có thể dùng thử bài thuốc đó.

Tuy nhiên, để bảo đảm vệ sinh, có thể ngâm bằng nước sôi rồi để nguội dần. Ngoài ra, cần theo dõi lượng đường huyết hàng ngày để đối chiếu kết quả và tìm ra liều lượng tối thiểu phù hợp với bản thân.

Riêng việc phối hợp và gia giảm với các loại thuốc tân dược hay đông dược khác, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị.

Lương y Võ Hà
Theo Dinh dưỡng

]]>
Chữa viêm phế quản, tiểu đường với cải xoong https://omron-yte.com.vn/8745-chua-viem-phe-quan-tieu-duong-voi-cai-xoong/ Tue, 07 Jun 2011 10:24:53 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=8745 Rau cải xoong là món ăn có tác dụng rất tốt giúp bảo vệ sức khoẻ, chống oxy hóa, chống độc, tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống hiện tượng lão hóa.

Chữa viêm phế quản, tiểu đường với cải xoong 1

Món rau cải xoong xào tỏi hay đem luộc chấm xì dầu rất tuyệt vời. Một ngày ăn khoảng 10 – 15g cải xoong là có thể đảm bảo đủ lượng i ốt trong cơ thể, chống được bệnh còi xương, bệnh béo phì, các bệnh ngoài da, xơ cứng động mạch ở người cao tuổi.

Trong 100g cải xoong, protein  chiếm 1,7 – 2g, chất béo 0,2 – 0,3g, gluxit 3 –  4g, chất xơ 0,8 – 1g, vitamin A, B1, B2, C và nhiều chất khoáng khác. Đặc biệt, lượng i ốt trong rau cải xoong rất cao, 20 – 30mg/100g…

Tác dụng thanh nhiệt: Vào mùa khô hanh, mùa hè nhiều người mắc bệnh nhiệt lợi, lưỡi, môi, trong khoang mũi có mụn nhọt chỉ cần nấu canh rau cải xoong ăn sẽ có tác dụng thanh nhiệt rất hiệu nghiệm.

Kết hợp chữa bệnh lao phổi: Ngoài việc uống thuốc có thể dùng thêm rau cải xoong 200g, một ít vỏ quýt phơi khô, nấu nước và uống khi còn ấm, có tác dụng giải độc trong phổi.

Trị chứng sạn mật, sạn thận: Dùng rau cải xoong 1kg, phơi khô chỗ thoáng mát, lấy khoảng 50g sắc ba bát nước, cô đặc còn một bát chia làm 2 lần sáng chiều, uống trong ngày.

Chữa chứng viêm phế quản: Lấy rau cải xoong 200g, tía tô 50g, vài lát gừng tươi sắc với 3 bát nước bằng ấm đất, cô đặc còn một bát chia làm 3 lần uống trong ngày.

Chữa chứng tiểu đường: Lấy cải xoong, củ cải, cần tây, cải bắp, cà rốt, tía tô, mỗi thứ khoảng 10g giã nát hoặc ép lấy nước cốt uống ngày 1 cốc.

Nguồn: Bee.net

]]>