Thiết bị y tế Omron – Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn https://omron-yte.com.vn Tue, 23 Jul 2019 06:39:24 +0000 vi hourly 1 Hạt muồng – Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp https://omron-yte.com.vn/13177-hat-muong-ho-tro-dieu-tri-tang-huyet-ap/ Sat, 12 May 2012 01:21:51 +0000 https://omron-yte.com.vn/13177-hat-muong-ho-tro-dieu-tri-tang-huyet-ap/ Hạt muồng còn có tên là hạt muồng ngủ là hạt của cây muồng.  Bài thuốc từ hạt  muồng có tác dụng chữa khó ngủ,  mất ngủ, hỗ trợ điều trị tăng huyết áp.

Hạt muồng - Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp 1

Hạt muồng

Muồng là loại cây nhỏ, lá mọc so le, gồm 2-4 đôi lá chét. Hoa mọc ở kẽ lá màu vàng tươi. Quả hình trụ dài, trong chứa 15-25 hạt. Hạt muồng hình trụ 2 đầu vát chéo màu nâu xỉn, bóng. Nếu không thu hoạch đến khi khô quả tự tách vỏ tung hạt. Quả muồng thường chín vào cuối mùa thu, khi thu hái lấy quả, phơi thật khô, đập lấy hạt, trước khi dùng phải qua sao chế cho vị thuốc là thảo quyết minh hay quyết minh tử.

Theo quan niệm của Y học cổ truyền, hạt muồng (sống, chưa sơ chế) có vị nhạt, tính bình vào các kinh can, thận. Có tác dụng nhuận tràng, ích thận, sáng mắt, mát gan, giáng hỏa. Thảo quyết minh (hạt muồng đã sơ chế) có vị ngọt đắng, mặn, tính hơi hàn vào các kinh can, đởm. Có tác dụng an thần, hạ huyết áp, mát gan, giáng hỏa.

Bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian

Chữa chứng khó ngủ, mất ngủ: Hạt muồng sao cháy 12g, hãm uống thay trà hàng ngày. Hoặc hạt muồng sao cháy 12g,  táo nhân sao đen (hắc táo nhân) 10g, dưới dạng hãm, uống hàng ngày vào buổi chiều và trước khi đi ngủ. Mỗi liệu trình 10-15 ngày.

Chữa táo bón, đại tiện khó khăn :   Với bệnh nhân trẻ tuổi hạt muồng sao vàng 16-20g dưới dạng hãm thay trà, uống nhiều lần trong ngày cho tới khi phân nhuận.

– Với bệnh nhân cao tuổi, mới ốm dậy:   Hạt muồng sao cháy 10-16g, dưới dạng hãm thay trà, uống nhiều lần trong ngày. Uống liền 10-15 ngày.

Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Hạt muồng sao cháy 12g, hòe hoa (sao vàng) 10g, cúc hoa 4g, cỏ ngọt 6g (có thể thêm câu đằng 12g) dùng dưới dạng hãm thay trà, uống nhiều lần trong ngày. Một liệu trình 3 tuần, sau nhắc lại.

Lưu ý: Trường hợp tiêu chảy không dùng. Ngoài ra cần chú ý tránh nhầm lẫn với một số loại hạt của một số cây: Hạt cây điền thanh có kích thước gần bằng hạt muồng, ngoài hạt cũng nhẵn bóng như hạt muồng, song màu của hạt lại hơi xám xanh và hai đầu hạt không vát. Hạt cây lục lạc lá tròn cùng họ đậu với muồng, cây cũng mọc hoang ngay ở những nơi mà muồng mọc được, do đó rất dễ gây nhầm lẫn. Nhưng hạt của cây lục lạc nhỏ hơn, lại có hình thận và màu nâu nhạt hay vàng da cam.

Minh Thúy.CHITI

Theo SKĐS

]]>
Huyết áp cao có nên uống nhiều trà? https://omron-yte.com.vn/10379-huyet-ap-cao-co-nen-uong-nhieu-tra/ Tue, 27 Sep 2011 04:15:26 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=10379 Với liều cao, nhất là với người hay căng thẳng, dễ bị kích thích, mất ngủ hoặc cao huyết áp, caffeine trong trà có thể làm tăng nội tiết tố stress, gây co mạch và tăng huyết áp.

Huyết áp cao có nên uống nhiều trà? 1

Nghiên cứu của hội đồng nghiên cứu trà Anh cho biết uống trà lúc bụng trống có thể làm tăng huyết áp tạm thời.

Các nhà khoa học đã đo lường mức độ nở mạch và huyết áp của những người có bệnh về mạch vành tham gia thí nghiệm trước và ba giờ sau khi uống trà. Kết quả cho biết, uống trà lúc bụng trống làm tăng huyết áp, uống trà kèm theo bữa ăn lại không xảy ra hệ quả này.

Ngoài những hợp chất chống oxy hoá, trà còn có những hoạt chất khác, bao gồm caffeine. Trung bình một cốc trà có khoảng 50mg chất này.

Caffeine là một chất kích thích thần kinh. Với liều cao, nhất là với người hay căng thẳng, dễ bị kích thích, mất ngủ hoặc cao huyết áp, caffeine trong trà có thể làm tăng nội tiết tố stress, gây co mạch và tăng huyết áp.

Một khuyến cáo của trung tâm y học thuộc trường đại học Maryland (Mỹ) cho biết, trà có thể làm tăng huyết áp nghiêm trọng ở những người đang dùng thuốc thuộc nhóm Beta blockers như propanolol, metaprolol (thuốc giúp hạ huyết áp), nhóm Monoamine Oxidase Inhibitors MAOIs như phenelzine, tranylcypromine (thuốc chống trầm cảm) và chất phenylpropanolamine, chất có tác dụng co mạch được dùng trong một số biệt dược chữa cảm, cúm hoặc thuốc làm giảm cân.

Nói chung, trà có nhiều chất chống oxy hoá, có lợi cho phòng chống các bệnh tim mạch, ung thư.

Tuy nhiên, do tính kích thích thần kinh của chất caffeine, những người có rối loạn nhịp tim, huyết áp cao nên cẩn thận khi dùng, nhất là lúc bụng trống. Những người dễ mất ngủ, hay đi tiểu đêm cũng không nên uống trà vào buổi tối.

Theo Afamily

]]>
6 thực phẩm chống cao huyết áp hiệu quả https://omron-yte.com.vn/10368-6-thuc-pham-chong-cao-huyet-ap-hieu-qua/ Mon, 26 Sep 2011 04:12:13 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=10368 Những loại thực phẩm phổ biến này rất đáng được chúng ta lưu ý để phòng ngừa cũng như hỗ trợ cho người bệnh cao huyết áp.
6 thực phẩm chống cao huyết áp hiệu quả 1

1. Cây atisô

Sử dụng của atisô giúp hạ thấp mức cholesterol trong máu. Tăng cholesterol trong máu là một trong những yếu tố nguy cơ cao huyết áp. Bạn có thể dùng atisô trong ăn uống, đặc biệt là dùng trà atisô. Atisô còn giàu kali, là một chất dinh dưỡng quan trọng trong “cuộc chiến” chống tăng huyết áp. Ngoài ra, atisô còn có chứa axit folic, có lợi cho tim của chúng ta. Atisô là thuốc lợi tiểu tự nhiên và nguồn cung cấp chất xơ có giá trị trong việc hỗ trợ điều trị cao huyết áp.

2. Chuối

Chuối rất giàu kali, chất này rất cần thiết cho hoạt động của tim và thận. Nó kết hợp hoạt động với natri để duy trì sự cân bằng chất lỏng của cơ thể, một yếu tố quan trọng trong quy định huyết áp.

3. Củ cải đường

Nước ép củ cải đường có tác dụng giảm mức huyết áp cao. Một nghiên cứu nghiên cứu cho biết việc tiêu thụ nitrate trong chế độ ăn uống có củ cải đường giúp hạ cao huyết áp trong vòng 24 giờ.

4. Ca cao

Flavonoid, đặc biệt procyanids có trong cacao rất tốt cho sức khỏe của tim. Cách tốt nhất để sử dụng lợi ích sức khỏe từ ca cao là dùng cacao tươi vì nó là tốt cho tim, não và gan, bên cạnh giúp đỡ trong việc duy trì huyết áp khỏe mạnh.

5. Tỏi

Tỏi đã được biết đến trên toàn thế giới như một loại thảo mộc rất quan trọng, đặc biệt là khả năng bảo vệ tim. Nó giúp hạ thấp cholesterol trong máu và ngăn ngừa máu đông, có thể dẫn đến đau tim và đột quỵ.

Kỷ yếu của Viện Hàn Lâm Khoa học Mỹ đã công bố kết quả của một thử nghiệm cho thấy nước ép tỏi có thể giúp giảm huyết áp. Trong thời hạn hai tháng dùng nước ép tỏi, người bệnh giảm đáng kể ở cả tâm thu và huyết áp tâm trương. Cholesterol và triglycerides trong máu cũng giảm đáng kể sau 8-10 tuần điều trị.

6. Hạt lanh

Hạt lanh là một nguồn axit Alpha Linolenic dồi dào. Một loại cây trồng có chứa omega 3 axit béo. Bên cạnh đó, hạt lanh còn chứa Lignan, một chất chống oxy hóa và chất xơ hòa tan có tác dụng làm giảm cholesterone xấu.

Theo Afamily

]]>
Vitamin C giúp giảm 22% nguy cơ cao huyếp áp https://omron-yte.com.vn/9887-vitamin-c-giup-giam-22-nguy-co-cao-huyep-ap/ Thu, 25 Aug 2011 10:29:05 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=9887 Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Hypertension cho thấy vitamin C có nhiều trong hoa quả và rau xanh giúp giảm nguy cơ cao huyết áp tới 22%.

Vitamin C giúp giảm 22% nguy cơ cao huyếp áp 1
Để làm sáng tỏ mối liên quan giữa tiêu thụ trái cây – rau xanh và nguy cơ cao huyết áp cao, các nhà khoa học Anh đã phân tích số liệu từ 20.926 người trong độ tuổi từ 40 – 79 đã tham gia vào nghiên cứu European Prospective Investigation Into Cancer-Norfolk. Hàm lượng vitamin C (chỉ dẫn cho lượng trái cây và rau xanh “nạp” vào cơ thể) cũng như áp lực động mạch huyết áp ở tất cả những người tham gia đều được đo cẩn thận và ghi chép lại chi tiết.

Kết quả cho thấy những người có tỉ lệ vitamin C cao nhất, nguy cơ cao huyết áp giảm 22% so với những người có tỉ lệ thấp nhất.

Các nhà khoa học cũng khuyên với những người huyếp áp cao, lượng vitamin C tối thiểu cần cung cấp cho cơ thể mỗi ngày là 2.500 miligrams.

Khiết Linh
Theo Lanutrition

]]>
Nho có tác dụng điều trị bệnh huyết áp cao https://omron-yte.com.vn/9398-nho-co-tac-dung-dieu-tri-benh-huyet-ap-cao/ Thu, 21 Jul 2011 06:11:28 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=9398 Các nhà nghiên cứu thuộc Viện tim mạch của trường Đại học Michigan, Mỹ cho biết ăn nho có thể giúp bảo vệ tim chống lại bệnh huyết áp cao – hậu quả của chế độ ăn quá mặn – và làm giảm các bệnh về tim mạch

Nho có tác dụng điều trị bệnh huyết áp cao 1
Việc thử nghiệm đã được tiến hành trên một số loài động vật gặm nhấm, tất cả đều được áp dụng một chế độ ăn nhiều muối để tạo điều kiện cho bệnh tim mạch xuất hiện. Tuy nhiên, chỉ một nhóm được cho ăn thêm bột tổng hợp các loại nho (xanh, đỏ và đen), còn nhóm còn lại được dùng thuốc chống huyết áp cao.

Kết quả thử nghiệm cho thấy, huyết áp của nhóm ăn bột nho giảm hơn so với nhóm kia, đồng thời tim cũng hoạt động tốt hơn và nhất là ít bị tổn thương hệ tim mạch.

Trong khi đó, nhóm còn lại dùng thuốc chống huyết áp cao cũng hạn chế được bệnh nhưng bị nhiều tổn thương hệ tim mạch hơn nhóm ăn bột nho.

Theo tiến sĩ Steve Bolling, chuyên gia về tim mạch của trường Đại học Michigan, kết quả này đã chứng minh rằng nho – giống như các loại rau và quả khác – có nhiều tác dụng, nhất là khả năng làm giảm nguy cơ huyết áp cao.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy trong tất cả các phần của quả nho (vỏ, phần thịt và hạt) đều có flavonoide, một chất chống oxy hóa và có khả năng giảm huyết áp.

Tiến sĩ Bolling cho biết: “Những động vật trong công trình nghiên cứu này, cũng giống như trường hợp của rất nhiều người, bị suy tim do bệnh huyết áp cao – hậu quả của chế độ ăn quá mặn”.

Ông khuyên rằng những người mắc bệnh huyết áp cao và các bệnh về tim mạch nên kết hợp việc ăn nhiều nho với các thuốc điều trị cũ.

Theo Dinh dưỡng

]]>
Thực đơn phòng bệnh cao huyết áp https://omron-yte.com.vn/9042-thuc-don-phong-benh-cao-huyet-ap/ Sun, 26 Jun 2011 01:20:10 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=9042 Cao huyết áp là tình trạng huyết áp động mạch cao hơn mức bình thường, kèm các triệu chứng choáng váng, đau đầu, ù tai, hoa mắt, hồi hộp, mất ngủ…Ngoài việc điều trị bằng thuốc, ăn uống khoa học sẽ trợ giúp rất lớn trong việc phòng trị căn bệnh này.

Thực đơn phòng bệnh cao huyết áp 1
Ngoài việc điều trị bằng thuốc, ăn uống khoa học sẽ trợ giúp rất lớn trong việc phòng trị căn bệnh này.

  • Nấm rơm thập cẩm: Nấm rơm tươi 30g, nấm hương 20g, củ năng 50g, cà rốt 100g, măng 50g, nấm mèo đen 50g, dưa chuột 30g, tàu hủ ki 50g, canh gà 0,5 lít. Nấm rơm tươi và nấm hương rửa sạch. Củ năng, măng, cà rốt, dưa chuột thái lát. Tàu hũ ki sau khi ngâm cắt đoạn, nấm mèo đen ngâm nước rửa sạch sử dụng sau. Đổ canh gà vào nồi, thêm vào tất cả vật liệu trên, sau khi dùng lửa lớn nấu sôi thì chuyển lửa nhỏ để hầm, khi thấm vị, bỏ hạt nêm, gừng, hành gia vị, rưới lên dầu mè thì hoàn tất. Dùng như món phụ kèm, ăn tùy ý. Công hiệu thanh can giáng hỏa, tư bổ can thận, hạ huyết áp.
  • Củ tỏi giấm đường: Củ tỏi 0,5 kg, đường đen 0,5 kg, giấm gạo 0,5 lít. Củ tỏi rửa sạch, để ráo, cho vào hũ miệng to, lót lên từng lớp đường đen, đổ vào giấm gạo, đậy nắp, lắc hũ cho đều, sau đó mỗi ngày lắc đều 1-2 lần, ngâm 10 ngày thì có thể dùng. Ngày 2 lần, mỗi lần nhai 6-7 tép. Công hiệu giải độc tiêu viêm, giảm áp tiêu mỡ.
  • Phổ tai xào tàu hũ ki: Tàu hũ ki 200g, phổ tai 50g. Phổ tai ngâm nước ấm trong 12 giờ, sau khi rửa sạch thái sợi. Tàu hũ ki thái sợi. Đổ dầu vào chảo chiên nóng, thêm gừng và hành phi thơm, cho vào tàu hũ ki và phổ tai, nước dùng, bột nêm, dùng lửa mạnh đảo đều trong giây lát, sau khi múc vào thau thì rưới dầu mè lên, trộn đều. Dùng làm món phụ. Công hiệu tu dưỡng can thận, tả trọc, giảm huyết áp.
  • Nấm rơm hầm bí đao: Bí đao 0,5 kg, nấm rơm 100g. Bí đao rửa sạch thái lát, cho vào chảo nóng có dầu đảo qua, sau đó thêm vào nấm rơm và nước dùng, nấu cho đến khi bí đao mềm nhừ, cho bột nêm, làm xốt, trang trí rau thơm. Dùng làm món phụ. Công hiệu ích khí giảm béo, hóa đàm tả trọc, giảm huyết áp.
  • Gỏi khổ qua: Khổ qua 250g, bỏ hạt, dùng nước sôi trụng trong 3 phút, thái sợi nhỏ, trộn với hành và gừng nhuyễn, muối, đường trắng, nước tương, dầu mè, bột nêm cho đều. Dùng làm món phụ, công hiệu thanh can tả hỏa, giảm huyết áp.
  • Cháo Hà thủ ô: Hà thủ ô (chế) 30g, gạo tẻ 100g, đại táo 5 quả. Hà thủ ô nướng khô tán bột mịn. Gạo nấu cháo thêm vào bột Hà thủ ô, đại táo, rồi dùng lửa nhỏ nấu thêm 40 phút thì hoàn tất. Mỗi ngày ăn cháo. Công hiệu bổ khí huyết, ích can thận, giảm huyết áp, chống lão hóa. Món ăn hiệu quả hơn vào mùa xuân.
  • Cháo Sơn tra – gạo lức: Gạo lức 100g, sau khi nấu cháo, thêm Sơn tra 10g, đẳng sâm 15g, dùng lửa nhỏ nấu thêm 5 phút thì hoàn tất. Dùng điểm tâm sáng. Công hiệu bổ khí huyết, giảm huyết áp.
  • Cháo hải sâm – đại táo: Hải sâm 50g, sò điệp khô 50g, đại táo 10 quả, gạo 100g. Tất cả vật liệu rửa sạch cùng nấu cháo, ngày 2 lần, mỗi lần 1 chén. Công hiệu tu bổ can thận, giảm huyết áp. Người bệnh tăng huyết áp dùng món này tốt nhất vào mùa thu.
  • Cháo cà chua – củ mài: Cà chua 100g, củ mài 20g, Sơn tra 10g, gạo 100g. Gạo, củ mài, sơn tra cùng nấu cháo, rồi thêm cà chua nấu trong 10 phút thì dùng. Mỗi ngày dùng 1 lần. Công hiệu bổ tỳ vị, ích khí huyết, giảm huyết áp.
  • Củ hành tây xào thịt bò: Củ hành 150g, thịt bò 100g. Cả hai cùng thái sợi, thịt bò nhúng qua tương bột năng. Đổ dầu vào chảo cho nóng, thêm gừng, hành phi thơm, thêm thịt bò, rượu đế, xào chín, thêm củ hành sợi, lại xào chung một lúc, bỏ bột nêm và nước tương. Dùng làm món phụ. Công hiệu giảm áp tiêu mỡ, ích khí tăng lực.
  • Nước rau cần – táo tây: Rau cần 0,5 kg, táo tây 300g. Táo tây rửa sạch, cắt nhuyễn với cả vỏ. Rau cần cả lá rửa sạch cắt nhuyễn, hai vật liệu này cho vào máy xay ra nước cốt, gạn lọc, dùng lửa nhỏ nấu sôi lại thì dùng. Ngày 2 lần. Công hiệu bình can giảm huyết áp, làm mềm mạch máu.
  • Củ hành tây xào: Củ hành tây 200g, rửa sạch thái sợi. Đổ dầu vào chảo cho nóng, cho vào củ hành sợi đảo đều, thêm gia vị nước tương, bột nêm, dùng làm món ăn phụ. Công hiệu giảm áp tiêu mỡ, trợ tiêu hóa.
  • Nước Cỏ Tâm giác – rễ Câu kỷ: Rau Tề thái tươi (cỏ Tâm giác) 250g, rễ Câu kỷ tươi 250g. Hai thứ rửa sạch, ngâm trong nước ấm 15 phút, vớt ra, băm nhuyễn, cho vào máy xay ra nước cốt, dùng vải gạn lọc bỏ bã, kế tiếp nấu sôi lại bằng lửa nhỏ thì uống. Chia uống 2 lần sáng và chiều. Công hiệu thanh nhiệt lợi thủy, lương huyết giảm áp.
  • Nước cà chua: Cà chua tươi 0,5 kg. Cà chua rửa sạch, mang cả vỏ thái nhuyễn, cho vào máy xay ra nước cốt, dùng vải gạn lọc bỏ bã, kế tiếp nấu sôi lại bằng lửa nhỏ thì uống. Chia uống 2 lần sáng và chiều. Công hiệu lương huyết bình can, thanh nhiệt giảm áp.

Lương y Bàng Cẩm

]]>
5 món sinh tố giúp phòng trị cao huyết áp, tiểu đường https://omron-yte.com.vn/6036-5-mon-sinh-to-giup-phong-tri-cao-huyet-ap-tieu-duong/ Sun, 30 Jan 2011 04:28:30 +0000 https://omron-yte.com.vn/?p=6036 Ít người biết rằng ớt xanh Đà Lạt có tác dụng tốt cho những người béo phì trong việc ngăn chặn nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa, chẳng hạn như tiểu đường. Nên thường xuyên dùng nó như một loại sinh tố.

5 món sinh tố giúp phòng trị cao huyết áp, tiểu đường 1

Ớt xanh Đà Lạt chứa khá nhiều protid, đường, canxi, phospho, sắt, beta-caroten, vitamin B1, B2, PP. Nó là loại rau quả chứa nhiều vitamin C nhất. Các chất trong loại quả này có tác dụng kích thích tuyến dịch vị, gia tăng sự bài tiết, vì thế tăng cường tác dụng tiêu hóa. Ngoài ra, còn kích thích tim đập nhanh, làm tăng tốc tuần hoàn, có tác dụng làm ấm, ức chế tích tụ mỡ, phòng ngừa béo phì. Ớt tính nóng, vị cay, có tác dụng tán hàn, kiện vị, tiêu thực, trị đau bụng do lạnh, nôn ói, tả lỵ.

Một số loại sinh tố khác cũng có ích cho bệnh nhân tiểu đường và cao huyết áp:

Táo: Có hàm lượng đường fruitose cao nhất trong các loại trái cây. Ngoài ra, nó còn có acid malic, acid tannic, chất xơ, canxi, phospho, sắt, pectin, kali, lipid, protid và nhiều loại vitamin rất tốt cho cơ thể. Theo Đông y, táo tính mát, vị ngọt chua, có công hiệu kiện tỳ, ích vị, trị các chứng buồn nôn, chán ăn, bổ dưỡng tâm khí, dùng trong chứng tinh thần uể oải. Nó còn có tác dụng sinh tân, nhuận táo, chỉ khát, dùng trị ho, tâm phiền miệng khát do nhiệt. D

Táo còn có tác dụng hấp thu vi khuẩn và độc tố, trị tiêu chảy. Bên cạnh đó, chất xơ, acid hữu cơ lại kích thích đường ruột, làm mềm phân nên giúp đại tiện thông. Táo chứa chất kali có lợi cho việc bài tiết natri, tốt cho người cao huyết áp. Acid hữu cơ trong táo còn kích thích bài tiết dịch vị, trợ giúp tiêu hóa.

Mướp đắng: Chứa nhiều chất xơ thô, canxi, phospho, sắt, beta-caroten, vitamin B1, B2, PP, C, nhiều loại acid amin, 5-HT…, đều là những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Mướp đắng tính hàn, vị đắng, có công dụng dưỡng huyết, bổ gan, thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc, dùng trị các chứng bệnh nhiệt phiền khát, trúng nắng phát sốt, kiết lỵ, ung nhọt, đau mắt đỏ do nhiệt… Các thử nghiệm đã chứng minh loại quả này chứa một chất tựa như insulin, làm giảm đường huyết rõ rệt, có thể dùng làm thuốc trị bệnh tiểu đường.

Cần tây Đà Lạt: Chứa canxi, sắt, phospho, giàu protid – gấp đôi so với các loại rau khác. Cần tây còn chứa nhiều acid amin tự do, tinh dầu, mannitol, inositol, nhiều loại vitamin, giúp tăng cảm giác thèm ăn, xúc tiến tuần hoàn máu và bổ não. Cần tây tính mát, vị ngọt, tác dụng thanh nhiệt, lợi thủy, trị đàm nhiều đầy ngực, lao hạch… Thử nghiệm đã chứng minh rau cần có tác dụng giảm áp rõ rệt, thời gian duy trì tùy theo liều lượng.

– Dưa leo: Chứa canxi, phospho, sắt, nhiều muối kali, chất nhầy, các acid amin, chất thơm, vitamin A, B1, B2, PP và C. Dưa leo tính mát, vị ngọt, tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, trừ thấp, tiêu sưng.

Các món sinh tố trên đều có thể giúp phòng trị bệnh cao huyết áp và tiểu đường. Tuy nhiên, nên cách 3 ngày dùng 1 lần vì hầu hết các loại trái cây đều mang tính mát (trừ ớt xanh). Việc dùng quá nhiều sẽ gây mất cân bằng hàn – nhiệt của cơ thể. Nên dùng cả phần vỏ của các loại trái cây trên để giữ được đầy đủ các hoạt chất.

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

]]>